Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆTẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN: TRƯỜNG HỢP DOANH NGHIỆP THẠCH CẢM ĐƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.55 KB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP
ĐỒNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆTẠI
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN: TRƯỜNG HỢP DOANH
NGHIỆP THẠCH CẢM ĐƯỜNG

LÊ THỊ NGỌC MAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Hoàn Thiện Công Tác Tổ
Chức Thực Hiện Hợp Đồng Xuất Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Tại Doanh
Nghiệp Tư Nhân: Trường Hợp Doanh Nghiệp Thạch Cảm Đường” do Lê Thị
Ngọc Mai, sinh viên khóa 31, ngành Quản trị Kinh Doanh Thương Mại, đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày ____________________

NGUYỄN VĂN NGÃI
Người hướng dẫn,

Ngày

tháng



Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

Ngày

năm

ii

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành được đề tài em xin chân thành cảm ơn các Thầy, các Cô khoa
kinh tế trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho em
những kiến thức bổ ích về kinh tế, xã hội và quan trọng hơn hết là các Thầy các Cô đã
tận tụy chỉ dạy những kinh nghiệm quý báu của mình cho sinh viên chúng em khi còn
ngồi trong lớp học.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Văn Ngãi đã nhiệt tình hướng dẫn
giúp em hoàn thành tốt luận văn.

Em xin chân thành cảm ơn chị Trần Mỹ Lệ giám đốc doanh nghiệp tư nhân
Thạch Cảm Đường đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp cho em những kinh nghiệm thực tế
trong thời gian em nghiên cứu làm đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn!

iii


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ THỊ NGỌC MAI. Tháng 07 năm 2009. Hoàn Thiện Công Tác Tổ Chức
Thực Hiện Hợp Đồng Xuất Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Tại Doanh Nghiệp
Tư Nhân: Trường Hợp Doanh Nghiệp Thạch Cảm Đường.

LE THI NGOC MAI. July 2009. “ Improving The Implementation Of
Export Contracts Of Handicrafts In Priavate Enterprises: The Case Of Thach
Cam Duong Enterprise”.

Khóa luận tìm hiểu về công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ trên cơ sở lý thuyết về hợp đồng, về quy trình thực hiện một hợp đồng xuất khẩu
và thực tế tại doanh nghiệp. Từ đó đưa ra những điểm tích cực và mặt hạn chế của quy
trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại doanh nghiệp, và đưa ra những giải pháp để
hoàn thiện hơn mặt hạn chế đó. Khóa luận cũng nêu lên tình hình xuất khẩu nói chung,
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng, những thuận lợi cũng như khó khăn của
việc kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam. Sau cùng dựa vào
những lý thuyết và kiến thức còn non trẻ của em em xin đưa ra một vài kiến nghị đối
với doanh nghiệp và nhà nước để góp phần làm phát triển việc xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ, đồng thời làm cho việc ký kết những hợp đồng xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ ngày càng gia tăng.

iv



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..........................................................................ix
DANH MỤC CÁC BẢNG ..........................................................................................x
DANH MỤC CÁC HÌNH...........................................................................................xi
DANH MỤC PHỤ LỤC............................................................................................xii
CHƯƠNG 1.................................................................................................................1
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................3
1.3 Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................3
1.4 Cấu trúc luận văn ...............................................................................................3
CHƯƠNG 2.................................................................................................................5
TỔNG QUAN .............................................................................................................5
2.1 Tổng quan về vấn đề hợp đồng và thực hiện hợp đồng xuất khẩu ở Việt Nam ....5
2.2 Giới thiệu về DNTN Thạch Cảm Đường ............................................................6
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp....................................6
2.2.2 Tình hình phân bố nhân sự của doanh nghiệp...............................................6
2.3 Mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp..............................................................7
2.4 Đặc điểm hàng thủ công mỹ nghệ.......................................................................7
2.5 Tình hình sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam từ 2000 - 2008 và mục
tiêu phát triển ngành thủ công mỹ nghệ đến năm 2010 .............................................9
2.5.1 Tình hình sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam từ năm 2000-2008..9
2.5.2 Mục tiêu phát triển ngành thủ công mỹ nghệ đến năm 2010.......................12
2.5.2.1 Tiềm năng phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ....................................12
2.5.2.2 Mục tiêu đến năm 2010 .....................................................................13
2.6 Những thuận lợi và khó khăn đối với ngành chế biến gỗ xuất khẩu nói chung và
sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam nói riêng...........................................14

2.6.1 Thuận lợi ..................................................................................................14
2.6.2 Khó Khăn ..................................................................................................17

v


2.7 Tổng quan tình hình xuất khẩu ở Việt Nam và những ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng kinh tế toàn cầu............................................................................................19
2.7.1 Tình hình xuất khẩu ở Việt Nam ................................................................19
2.7.2 Ảnh hưởng của sự khủng hoảng kinh tế đến xuất khẩu...............................22
2.8 Tình hình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của DNTN Thạch Cảm Đường
từ 2001 - 2008........................................................................................................23
2.8.1 Đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp .....................................................23
2.8.2 Đặc điểm của thị trường ở Đài Loan ..........................................................23
2.8.3 Tình hình kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của DNTN Thạch
Cảm Đường sang thị trường Đài Loan từ 2001 - 2008 ........................................24
2.9 Tổng quan về hợp đồng ở DNTN Thạch Cảm Đường.......................................25
CHƯƠNG 3...............................................................................................................27
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ...............................................................................................27
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................................................27
3.1 Cơ sở lý luận ...................................................................................................27
3.1.1 Khái niệm và đặc điểm của DNTN ............................................................27
3.1.2 Định nghĩa xuất khẩu ................................................................................27
3.1.3 Khái niệm hợp đồng..................................................................................27
3.1.4 Khái quát về hợp đồng ngoại thương nói chung và hợp đồng xuất khẩu nói
riêng. ..................................................................................................................28
3.1.4.1 Khái niệm hợp đồng ngoại thương......................................................28
3.1.4.2 Đặc điểm .............................................................................................28
3.1.4.3 Yêu cầu đối với hợp đồng ngoại thương ..............................................28
3.1.4.4 Phân loại hợp đồng ngoại thương ........................................................29

3.1.4.5 Bố cục một văn bản hợp đồng ngoại thương........................................30
3.1.4.6 Các điều khoản chính của một hợp đồng ngoại thương........................32
3.1.4.7 Những nguồn luật được sử dụng khi soạn thảo hợp đồng ngoại thương
........................................................................................................................36
3.1.5 Vai trò của ngoại thương nói chung và xuất khẩu nói riêng đối với sự phát
triển kinh tế Việt Nam ........................................................................................37
3.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu .................38
vi


3.1.7 Quy trình thực hiện hoạt động ngoại thương ..............................................39
3.1.8 Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu ....................................................40
3.1.9 Đánh giá việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu..............................................48
3.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................50
CHƯƠNG 4...............................................................................................................51
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..........................................................51
4.1 Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại DNTN Thạch Cảm Đường51
4.1.1 Chuẩn bị hàng xuất khẩu và kiểm tra hàng hóa ..........................................51
4.1.1.1 Chuẩn bị hàng .....................................................................................51
4.1.1.2 Kiểm tra hàng hóa ...............................................................................52
4.1.2 Thuê tàu lưu cước và mua bảo hiểm...........................................................52
4.1.3 Làm thủ tục thông quan và giao hàng cho người vận tải.............................52
4.1.3.1 Làm thủ tục thông quan .......................................................................52
4.1.3.2 Giao hàng cho người vận tải ................................................................53
4.1.4 Làm thủ tục thanh toán hợp đồng, giải quyết khiếu nại tranh chấp .............54
4.1.4.1 Làm thủ tục thanh toán ........................................................................54
4.1.4.2 Giải quyết khiếu nại tranh chấp ...........................................................54
4.2 Đánh giá việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu ....................................................55
4.2.1 Thực hiện hợp đồng từ 2001 – 2008...........................................................55
4.2.2 Những nguyên nhân không thực hiện đúng hợp đồng.................................57

4.2.3 Phương thức giải quyết vi phạm hợp đồng .................................................60
4.3 Một số giải pháp hoàn thiện việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng thủ công
mỹ nghệ tại DNTN Thạch Cảm Đường. .................................................................61
4.3.1 Chuẩn bị nguồn nguyên liệu, nguồn hàng ..................................................63
4.3.2 Nhân công..................................................................................................64
4.3.2.1 Công nhân sản xuất .............................................................................64
4.3.2.2 Nhân viên làm công tác xuất khẩu .......................................................65
4.3.3 Hoàn thiện công tác thuê phương tiện vận tải.............................................65
4.3.4 Khâu đàm phán, ký kết hợp đồng...............................................................65
CHƯƠNG 5...............................................................................................................67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................67
vii


5.1

Kết luận.......................................................................................................67

5.2 Kiến nghị..........................................................................................................68
5.2.1 Đối với doanh nghiệp.................................................................................68
5.2.2 Đối với nhà nước .......................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................71
PHỤ LỤC

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
XK


Xuất khẩu

NK

Nhập khẩu

XNK

Xuất nhập khẩu

TCMN

Thủ công mỹ nghệ

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân



Hợp đồng

NVL

Nguyên vật liệu

SX

Sản xuất


NVXK

Nhân viên xuất khẩu

CNSX

Công nhân sản xuất

XTTM

Xúc tiến thương mại

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình Hình Nhân Sự Tại DNTN Thạch Cảm Đường ...................... 6
Bảng 2.2 Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Tại DNTN Thạch Cảm
Đường, 2001 – 2008 ....................................................................................26
Bảng 4.1 Tình Hình Thực Hiện Hợp Đồng, 2001 – 2008 .............................65
Bảng 4.2 Nguyên Nhân Không Thực Hiện Đúng Hợp Đồng........................66
Bảng 4.3 Những Thiệt Hại Cho Doanh Nghiệp Do Thực Hiện Không Đúng
Hợp Đồng....................................................................................................69

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Giá Trị Xuất Khẩu Hàng TCMN, 2000 – 2008............................... 9
Hình 2.2 Ước Đoán Kim Ngạch XK Hàng TCMN, 2006 – 2010 .................12

Hình 2.3 Tổng Kim Ngạch XK, 1996 – 2008...............................................19
Hình 2.4 Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Tại DNTN Thạch Cảm
Đường, 2001 – 2008 ...................................................................................26
Hình 3.1 Quy Trình Hoạt Động Ngoại Thương............................................39
Hình 3.2 Quy Trình Thực Hiện Hợp Đồng Xuất Khẩu.................................40
Hình 3.3 Đánh Giá Hiệu Quả Thực Hiện Hợp Đồng ....................................49
Hình 4.1 Quy Trình Thực Hiện Hợp Đồng Xuất Khẩu Tại DNTN Thạch
Cảm Đường .................................................................................................60
Hình 4.3 Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Việc Thực Hiện Hợp Đồng ...........62

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Hợp Đồng Ngoại Thương Tại DNTN Thạch Cảm Đường
Phụ lục 2. Bộ Chứng Từ Xuất Khẩu Hàng TCMN Của DNTN Thạch Cảm Đường
Phụ lục 3. Quy Tắc Thống Nhất Về Bảo Đảm Hợp Đồng (Ấn Phẩm Số 325 Của Phòng
TMQT ICC)
Phụ lục 4. Incoterms 2000

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay, quốc tế hoá, toàn cầu hoá đang là xu thế chung của nhân loại, không
một quốc gia nào có thể thực hiện một chính sách đóng cửa mà có thể đem lại sự phát
triển cho đất nước mình. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Nền kinh tế Việt

Nam hiện nay, trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ
mô của Nhà nước, đó là một nền kinh tế mở cửa theo hướng hội nhập quốc tế.
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta đã xác định con đường phát
triển nền kinh tế đất nước nhanh nhất đó là việc thực hiện CNH-HĐH thông qua xu
hướng mở cửa và hội nhập quốc tế. Sau hơn 10 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có
những bước chuyển đổi rõ rệt trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội... Trong
quá trình phát triển đó có sự đóng góp đáng kể và quan trọng của hoạt động thương
mại quốc tế. Thương mại quốc tế là một lĩnh vực hoạt động đóng vai trò mũi nhọn
thúc đẩy nền kinh tế trong nước hội nhập với nền kinh tế thế giới, phát huy những lợi
thế so sánh của đất nước, tận dụng tiềm năng về vốn khoa học kỹ thuật, kỹ năng quản
lý tiên tiến từ nước ngoài.
Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế, là
phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc mở rộng xuất khẩu để tăng thu nhập
ngoại tệ cho tài chính, học tập kinh nghiệm quản lý, công nghệ, tạo điều kiện phát triển
cơ sở hạ tầng và phát huy nội lực là mục tiêu quan trọng nhất của chính sách thương
mại. Nhà nước đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng
theo xuất khẩu, khuyến khích tư nhân mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc
làm và tăng doanh thu cho đất nước.
Từ thế kỷ 11, hàng TCMN Việt Nam đã được xuất khẩu qua cảng Vân Đồn,
Vạn Ninh. Trải qua bao bước thăng trầm đến sau ngày đất nước thống nhất (1975),
1


xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của mình.
Bình quân trong 10 năm (1976-1985) hàng thủ công mỹ nghệ chiếm 40% giá trị tổng
kim ngạch cả nước, đỉnh cao năm 1979 chiếm 53,4%. Xuất khẩu đã thổi một luồng
sinh khí vào các làng nghề truyền thống như sơn mài Hạ Thái (Hà Tây), chạm khắc gỗ
Vân Hà, thêu ren Sơn Tây, thảm len Tràng Kênh (Hải Phòng), gốm Bát Tràng, Thổ Hà,
gốm sứ Bình Dương, Đồng Nai, chiếu cói Kim Sơn, đá mỹ nghệ Non Nước (Đà
Nẵng), tranh thêu Đà Lạt... Sau khi mất thị trường Đông Âu và Liên Xô năm 1991,

hàng thủ công mỹ nghệ đã trải qua bao gian truân vất vả trong cơ chế mới để tổ chức
lại sản xuất-kinh doanh, chuyển đổi thị trường, tìm kiếm và xây dựng lại quan hệ bạn
hàng. Nhờ sự đổi mới tích cực đó mà 4 năm trở lại đây, nhóm hàng này trở lại thời kỳ
hoàng kim. Liền 2 năm 1999-2000 được liệt vào danh sách 10 mặt hàng xuất khẩu
tăng trưởng cao nhất. Nếu năm 1998 hàng thủ công mỹ nghệ mới có mặt ở khoảng 50
nước thì năm 2000 đã lên tới gần 100 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có những thị
trường với sức mua lớn và ổn định như Nhật Bản, Tây Âu, Bắc Âu, Hoa Kỳ, Đài Loan,
Hồngkông, Hàn Quốc... Dẫn đầu kim ngạch là nhóm hàng gốm, sứ mỹ nghệ (100 triệu
USD), mây tre đan (70 triệu USD), đồ gỗ mỹ nghệ (20 triệu USD), thêu ren thổ cẩm
(20 triệu USD), thảm các loại (15 triệu USD)...
Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) sẽ mang lại
lợi ích to lớn không chỉ về kinh tế mà còn về văn hóa, xã hội. Hàng TCMN đem lại lợi
nhuận sau khi xuất khẩu rất cao so với nhiều nhóm hàng khác. Mở rộng xuất khẩu
hàng TCMN còn có ý nghĩa giới thiệu với bạn bè thế giới biết thêm về nền văn hóa
Việt Nam.
Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh quốc tế được thực hiện một cách thuận
lợi và an toàn, một nghiệp vụ quan trọng đối với mọi thương nhân là việc xây dựng và
thực hiện các hợp đồng. Như vậy, hợp đồng là cầu nối giữa người xuất khẩu và người
nhập khẩu trong hợp đồng mua bán hàng hoá và có ý nghĩa đặc biệt cả trong lợi ích
kinh tế lẫn trong quan hệ ngoại giao đối với những nhu cầu đó. Thực tế cho thấy, việc
thiếu những kiến thức pháp lý cần thiết trong việc thực hiện hợp đồng ngoại thương đã
mang lại nhiều hậu quả khôn lường mà nhiều nhà kinh doanh phải gánh chịu. Đó là
những thua thiệt về tài sản là tiền bạc mà còn cả những thiệt hại phi tài sản khác nữa
như sự mất uy tín trong quan hệ làm ăn... của các doanh nghiệp Việt Nam do rất nhiều
2


các nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng trong đó vấn đề chủ yếu là thiếu kiến
thức, kinh nghiệm và chưa chú trọng đúng mức đến quá trình thực hiện hợp đồng.
Ngày nay thông tin liên lạc, khoa học kỹ thuật đã phát triển một cách vượt bậc. Nó đã

tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho quy trình thực hiện hợp đồng ngoại thương diễn ra
nhanh chóng và kịp thời hơn. Để hoàn thiện hơn nữa về việc thực hiện hợp đồng ngoại
thương trong từng doanh nghiệp là một đòi hỏi mang tính cấp bách, cần thiết đối với
doanh nghiệp ngoại thương Việt Nam hiện nay.
Được sự chấp thuận của giám đốc doanh nghiệp tư nhân Thạch Cảm Đường
cùng với sự hướng dẫn tận tình của Thầy Nguyễn Văn Ngãi em xin chọn đề tài:
“Hoàn Thiện Công Tác Tổ Chức Thực Hiện Hợp Đồng Xuất Khẩu Hàng Thủ
Công Mỹ Nghệ Tại Doanh Nghiệp Tư Nhân: Trường Hợp Doanh Nghiệp Thạch
Cảm Đường”, trên tinh thần trau dồi kiến thức đã học qua thực tế và với kiến thức còn
hạn hẹp em xin đóng góp một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác thực hiện
hợp đồng xuất khẩu tại doanh nghiệp.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Từ đó tìm ra những nguyên
nhân thực hiện không đúng hợp đồng và phân tích những nguyên nhân thực hiện
không đúng hợp đồng đó. Sau cùng đề ra một số giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức
thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại DNTN Thạch Cảm Đường.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: Trong quy trình hoạt động ngoại thương bao gồm các khâu như: soạn thảo,
đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng. Đề tài chỉ đi sâu vào việc phân tích quy trình
thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
Địa bàn: DNTN Thạch Cảm Đường
Đối tượng: hợp đồng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của DNTN Thạch Cảm Đường
Thời gian nghiên cứu: 01/03/2009 đến 20/6/2009
1.4 Cấu trúc luận văn
Chương 1 nêu lên lý do và ý nghĩa của việc chọn đề tài
Chương 2 giới thiệu sơ lược về công ty, đặc điểm hàng thủ công mỹ nghệ đồng thời
nêu lên tình hình kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ ở nước ta, khái quát về hợp đồng
và tình hình thực hiện hợp đồng ở nước ta hiện nay.
3



Chương 3 đưa ra những cơ sở lý luận và những nội dung liên quan đến việc thực hiện
hợp đồng xuất khẩu, vai trò ngoại thương đối với nền kinh tế và phương pháp nghiên
cứu
Chương 4 dựa trên cơ sở lý luận ở chương 3 và thực tế tại doanh nghiệp, áp dụng vào
việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu, từ đó đưa ra nhận xét về tình hình tổ chức thực
hiện hợp đồng xuất khẩu đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình
thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Chương 5 rút ra kết luận từ những kết quả phân tích ở chương IV và đề xuất một số
kiến nghị.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về vấn đề hợp đồng và thực hiện hợp đồng xuất khẩu ở Việt Nam
Hiện nay tình hình xuất khẩu thế giới đang trở nên khó khăn do sự suy thoái
chung của nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó,
với mỗi doanh nghiệp hiện nay thì việc quan trọng nhất là tìm kiếm và dành được hợp
đồng càng nhanh càng tốt. Theo ông Đỗ Thắng Hải Cục trưởng Cục Xúc tiến thương
mại, Bộ Công Thương: “Xuất khẩu chiếm tới 70% GDP. Suy giảm xuất khẩu là ảnh
hưởng ngay tới tăng trưởng GDP. Muốn vậy, để có được hợp đồng thì các doanh
nghiệp phải ra nước ngoài, tiếp cận thị trường trực tiếp chứ không thể ngồi nhà, chờ
người ta đến đặt hàng mình được. Các DN đừng quan tâm 10 tháng tới thế nào mà hãy
quan tâm ngay trong 2-3 tháng tới, sẽ thế nào, có kiếm được hợp đồng hay không?
Điều đó rất quan trọng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay. Còn
trong 44 đề án XTTM vừa được duyệt, có 5 đề án XTTM nội địa, đó chính là các sự
kiện sẽ diễn ra như Hội chợ Thương mại quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo), Hội chợ

Thương mại quốc tế Điện Biên, Hội chợ Thương mại quốc tế Tịnh Biên tại An Giang...
Đây đơn giản chỉ là các hình thức hỗ trợ cho người bán, người mua gặp nhau để đi đến
ký kết được hợp đồng, khi tổ chức trong nước thì gọi là XTTM nội địa. Tại hội chợ nội
thất Las Vegas Market ở Mỹ vừa qua, Công ty gỗ Trường Thành đã ký ngay được hợp
đồng xuất khẩu lớn trị giá 5 triệu USD. Hay tại hội chợ thương mại ở Nam Ninh,
Trung Quốc, Công ty Bánh đậu xanh Quê Hương đã ký được hợp đồng trị giá tới 70 tỷ
đồng cung cấp cho thị trường Trung Quốc mặt hàng bánh đậu xanh từ nay đến năm
2010.
Tại Nhật Bản, chúng ta cũng đã tạo ra sự bùng nổ về thị hiếu đối với hàng thủ
công mỹ nghệ của Việt Nam... Tất nhiên, để có hiệu quả như vậy thì bản thân các DN
cũng phải làm tốt sản phẩm, có chiến dịch quảng bá sản phẩm lâu dài. Không thể kỳ
5


vọng ngay lập tức, đi một hội chợ ở nước ngoài là có nhiều hợp đồng. Các chương
trình này sẽ có tác động dần dần và thúc đẩy việc ký kết các hợp đồng thương mại.”
2.2 Giới thiệu về DNTN Thạch Cảm Đường
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Doanh nghiệp tư nhân Thạch Cảm Đường được hình thành vào tháng 6 năm 2000.
Trụ sở đặt tại 4/97 Nhị Tân II, Tân Thới Nhì, Hóc Môn, TPHCM.
Điện thoại: (08)37130028
Fax: (08) 37134725
DNTN Thạch Cảm Đường là một doanh nghiệp thuộc sở kế hoạch đầu tư và
phát triển, tính đến nay doanh nghiệp đã hoạt động được 9 năm. Nếu xét về quy mô thì
doanh nghiệp thuộc loại quy mô nhỏ, ra đời với chức năng sản xuất xuất khẩu đồ thủ
công mỹ nghệ truyền thống. Là nhà sản xuất xuất khẩu độc quyền cho công ty TNHH
Scandon ở Đài Loan.
2.2.2 Tình hình phân bố nhân sự của doanh nghiệp
Bảng 2.1 Tình hình nhân sự tại DNTN Thạch Cảm Đương
Bộ phận


Số người

Nhiệm vụ

Văn phòng

3

Quản lý hành chính nhân sự

Cưa

6

Cưa gỗ thành từng tấm và sấy

Kỹ thuật

5

Thợ mộc và chạm

39

Phun sơn và chà nhám

20

Kho thành phẩm


5

Tổng

78

Cưa gỗ thành những mảnh phù
hợp với sản phẩm
Sản xuất theo mẫu hàng
Phủ các lớp sơn lên sản phẩm và
làm nhẵn sản phẩm
Đánh bóng sản phẩm, hoàn tất
sản phẩm

Nguồn: Bộ Phận Kế Toán
Tình hình nhân sự của doanh nghiệp bao gồm 6 bộ phận:
Bộ phận văn phòng – gồm ban giám đốc, kế toán, kiểm phẩm – có chức năng
quản lý về hành chính nhân sự.

6


Bộ phận cưa – gồm 6 người – có nhiệm vụ cưa từ cây gỗ tròn, hoặc thanh gỗ to
ra thành từng tấm, từng mã hàng để chuẩn bị vào lò sấy, một lò sấy gỗ khoảng 10 đến
13 khối gỗ và được sấy trong vòng 12 – 14 ngày đêm.
Bộ phận kỹ thuật – gồm 5 người – có trách nhiệm ra hàng theo tầng mã hàng,
cưa nhỏ từ các miếng gỗ to ra quy cách nhỏ để chuyển sang tổ thợ mộc.
Bộ phận thợ mộc tất cả có 30 người và tổ thợ chạm gồm 9 người, có trách
nhiệm hỗ trợ tổ thợ mộc nhận hàng từ tổ kỹ thuật kèm theo bản vẽ hàng hóa có đính

kèm các thông số và bắt đầu sản xuất.
Sau khi bộ phận mộc và chạm hoàn tất một sản phẩm, thông qua kiểm định của
tổ kỹ thuật, hàng bán thành phẩm sẽ được chuyển sang bộ phận phun sơn và chà nhám
(gồm 20 người), chức năng của tổ nhám là dùng máy phun sơn (một dung dịch loãng)
phủ lên bề mặt cũng như toàn phần của sản phẩm chờ lúc dung dịch PU (tên loại sơn)
khô trong thời gian 4 tiếng; sau đó các tổ viên của tổ nhám dùng máy rung và tay kèm
với giấy nhám để chà lên sản phẩm, cách làm này có tác dụng cọ sát để phủ kín phần
tom gỗ làm cho bề mặt sản phẩm láng hơn, thao tác này được làm 6 lần, từ nhám có số
lớn hơn 80# đến số nhám mịn 600# ;(từ nhám to 80#, 150#, 240#, 320#, 400#, 600#).
Cứ một số nhám là phun 1 lần dung dịch lót PU.
Cuối cùng hàng hóa được chuyển sang kho thành phẩm để đánh bóng được sự
kiểm duyệt của bộ phận KCS. Cuối cùng sản phẩm hoàn tất được đóng gói bằng tấm
xốp màng nhựa PP và bìa carton.
2.3 Mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp
DNTN Thạch Cảm Đương chuyên sản xuất, gia công trang trí nội thất ngành gỗ
mỹ nghệ, điển hình như salon, bàn thờ, giường tủ, cửa sổ, cửa lớn, bàn, tủ ghế các loại.
2.4 Đặc điểm hàng thủ công mỹ nghệ
Không giống như những nhóm hàng hóa khác, hàng thủ công mỹ nghệ có
những đặc điểm riêng của mình đó là sự khác biệt trong mục đích tiêu dùng sản phẩm
thủ công mỹ nghệ:
Thứ nhất, hàng thủ công mỹ nghệ có xu hướng tạo ra sự kết hợp hài hòa giữa
nhu cầu vừa dùng lại vừa chơi. Nghĩa là, người tiêu dùng quan tâm cả đến mặt thẩm
mỹ lẫn lợi ích sử dụng của sản phẩm. Tính chất mỹ thuật của loại sản phẩm này được
tạo nên bởi hình dáng sản phẩm, những đường nét và họa tiết trên mặt sản phẩm. Còn
7


tính chất sử dụng được người tiêu dùng lựa chọn căn cứ vào công cụ, kích cỡ, hình
dáng của sản phẩm. Với đôi bàn tay khéo léo và óc sáng tạo của các thế hệ thợ thủ
công đã tạo nên những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đậm nét độc đáo, tinh xảo, hoàn

mỹ.
Thứ hai, hàng thủ công mỹ nghệ thiên về tính nghệ thuật, hơn nữa người tiêu
dùng coi trọng tính thẩm mỹ của sản phẩm này hơn: một chiếc giỏ tre treo trên tường
hay một pho tượng gốm Phật bày trong tủ…tất cả tăng vẻ sang trọng, lịch sự và nghệ
thuật của căn phòng, ngôi nhà, khách sạn. Vậy là, hàng thủ công mỹ nghệ trở thành vật
trang trí nội thất hay thú chơi sưu tập của một số người vốn yêu thích các sản phẩm
truyền thống của Việt Nam. Tại sao người tiêu dùng lại đề cao tính thẩm mỹ của
ngành hàng này vậy? Lí do là chính các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang đậm chất
văn hóa. Nó thường biểu đạt phong cảnh sinh hoạt, con người, cảnh quan thiên nhiên,
lễ hội truyền thống, quan niệm về tự nhiên…Nhưng nét chấm phá nghệ thuật trên
tranh sơn mài, khảm trai, tranh lụa….đã thể hiện đất nước con người và tâm hồn tình
cảm Việt Nam.
Thứ ba, hàng thủ công mỹ nghệ để dùng nhiều hơn chơi. Việc các sản phẩm
làm ra ngoài việc xuất khẩu ra thị trường nước ngoài còn để tiêu dùng trong nước. Bộ
ấm chén, bát đĩa, bình đựng rượu, rổ, bàn ghế, lụa….thể hiện rõ công dụng của nó
hàng ngày. Như vậy, hàng thủ công mỹ nghệ không phải chỉ để ngắm, thưởng thức mà
còn đi sâu vào đời thường. Với nguyên liệu như mây, tre…có ở trong nước, hàng thủ
công mỹ nghệ được tập trung ở các làng nghề, sản xuất theo lối truyền thống, quy trình
sản xuất đơn giản, chi phí sản xuất thấp, giá thành không quá cao so với thu nhập của
người tiêu dùng Việt Nam. Do vậy, các mặt hàng như gốm sứ, đồ gỗ, hàng mây tre đan,
hàng thổ cẩm….luôn song hành trong cuộc sống cùng con người.

8


2.5 Tình hình sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam từ 2000 - 2008 và mục
tiêu phát triển ngành thủ công mỹ nghệ đến năm 2010
2.5.1 Tình hình sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam từ năm 2000-2008

Hình 2.1 Giá trị xuất khẩu hàng TCMN qua các năm


Triệu USD

1200

997

1000
821

800
630.4
560

600
450
331

400
235

235

2000

2001

367

200

0
2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

năm

Nguồn: Vinanet, 2009, Kim Ngạch Xuất Khẩu Hàng TCMN,
Từ sau năm 2000, thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, EU, Nhật Bản, Nga và
nhiều nước ASEAN, do những nỗ lực tìm kiếm thị trường. Trong đó, EU chiếm 50%
giá trị xuất khẩu, Nhật Bản được xem là thị trường chính ở châu á, với 5% tỷ trọng.
Mỹ là thị trường đầy triển vọng. Số các nước nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, từ 50
năm 1996, tăng lên 133 nước vào năm 2005; và hiện nay, sản phẩm thủ công mỹ nghệ
của Việt Nam đã có mặt hầu khắp các quốc gia trên thế giới.
Theo một con số thống kê gần đây, giá trị xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ
nghệ chính yếu qua các năm từ 2000 đến 2006 như sau: 2000 đạt 235 (triệu USD),
2001 đạt 235, 2002 đạt 331, 2003 đạt 367, năm 2004 đạt 450, năm 2005 đạt 560 và
630,4 vào năm 2006. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này là 17,87%.Với
thị trường EU ta xuất khẩu mặt hàng chính là gỗ, trong đó, Đức, Pháp, Hà Lan đã
chiếm 10% tổng hàng hóa nhập khẩu.


9


Sau 2 năm gia nhập WTO, ngành chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ đạt nhiều
thành tựu đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu của ngành tăng lên, trở thành một trong số
những ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất của cả nước. Sản phẩm gỗ và thủ
công mỹ nghệ của Việt Nam dần khẳng định được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị
trường thế giới.
Chiến lược phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ phải đạt 1,5 tỷ USD là có khả năng thực hiện được. Tuy nhiên, để đạt được chỉ
tiêu này, nhất là trong bối cảnh khó khăn như hiện nay thì thời gian tới cần có sự liên
kết giữa các cơ quan quản lý nhằm kết hợp hài hoà và tối ưu hoá các nguồn lực cho
phát triển ngành hàng này.Trong đó, các doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ kịp thời từ các
bộ, ngành.
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là mặt hàng có truyền thống lâu đời của Việt Nam,
được xuất khẩu khá sớm so với các mặt hàng khác, đã đóng góp tích vào kim ngạch
xuất khẩu của cả nước, đồng thời có một vai trò quan trọng trong giai quyết một số
vấn đề kinh tế xã hội tại nông thôn. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ có mức độ tăng
trưởng khá cao trong những năm qua, bình quân khoảng 20%/năm, với kim ngạch xuất
khẩu 300 triệu USD trong năm 2004 và đạt hơn 750 triệu USD vào năm 2007, năm
2008 mặc dù bị tác động ít nhiều của suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng kim ngạch xuất
khẩu cũng đã đạt gần 1 tỷ USD. Thời gian qua, thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ
ở nước ta ngày càng được mở rộng, ngoài các nước chủ yếu như Mỹ, Nga, Nhật Bản,
Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Đài Loan..Hiện hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã có
mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đây cũng là mặt hàng có tiềm năng
tăng trưởng xuất khẩu rất lớn.
Với gần 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm 2008, hàng TCMN đã gắn
bó mật thiết với nền kinh tế ở một phạm vi rộng. Theo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam,
hiện nước ta có khoảng 2.017 làng nghề sản xuất trực tiếp và gián tiếp các sản phẩm

TCMN, với 1,4 triệu hộ gia đình (khoảng 13 triệu lao động) và hơn 1.000 doanh
nghiệp làm việc trong lĩnh vực này. Lao động của ngành này mặc dù chưa cao nhưng
vẫn gấp 3-4 lần so với làm nông nghiệp.
Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong những năm qua tuy không
lớn nhưng có vai trò quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, là ngành
10


nghề thu hút nhiều lao động tham gia làm hàng xuất khẩu, góp phần xoá đói giảm
nghèo ở nông thôn. Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này mang lại giá trị
gia tăng lớn có thể coi là ngành hàng mũi nhọn để tập trung phát triển xuất khẩu trong
các năm tới. Mặc dù ngành Thủ công mỹ nghệ có kim ngạch xuất khẩu không cao so
với nhiều mặt hàng xuất khẩu khác, nhưng hàng mỹ nghệ lại mang về cho đất nước
nguồn ngoại tệ có một tỷ trọng rất cao trong kim ngạch xuất khẩu của mình. So với
một số mặt hàng khác như may mặc, gỗ và giày da do nguyên liệu đều phải nhập khẩu
từ nước ngoài giá trị gia tăng của các ngành này chủ yếu là chi phí gia công và khấu
hao máy móc thiết bị, cho nên giá trị thực thu ngoại tệ mang về cho đất nước chỉ
chiếm một tỷ trọng từ 5-20% trong tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu. Nhưng đối với
nguyên vật liệu, được thu lượm từ phế liệu và thứ liệu của nông lâm sản, chẳng những
mang lại hiệu quả từ thực thu giá trị ngoại tệ rất cao, có những mặt hàng thủ công mỹ
nghệ hầu như đạt 100% giá trị xuất khẩu, còn lại cũng đạt trên 80% giá trị kim ngạch
xuất khẩu, đồng thời xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã giúp xã hội thu hồi một bộ
phận chất thải nông nghiệp sau chế biến và thu hoạch, đã biến phế liệu trở thành
những sản phẩm xuất khẩu, góp phần tích cực cho việc bảo vệ môi trường và phát triển
kinh tế đất nước.
Cứ 1 triệu USD xuất khẩu của ngành thủ công mỹ nghệ thì lãi gấp 5-10 lần so
với ngành khai thác; giải quyết việc làm từ 3 đến 5 ngàn lao động, nhóm hàng thủ
công mỹ nghệ được xếp vào nhóm sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu lớn và có tỉ suất
lợi nhuận cao. Ngoài ra,đây là mặt hàng được liệt vào danh sách 10 mặt hàng có mức
tăng trưởng cao nhất, vì đến nay hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã có mặt trên 100

nước và vùng lãnh thổ.
Giá trị thực thu từ việc xuất khẩu thủ công mỹ nghệ cũng rất cao. Theo tính
toán, hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất chủ yếu bằng nguồn nguyên liệu sẵn có trong
nước, nguyên phụ liệu nhập ước tính chỉ chiếm từ 3-3,5% giá trị xuất khẩu. Bên cạnh
đó, lực lượng lao động, có kỹ năng và khả năng tiếp thu công nghệ mới khá nhanh
chóng, mức lương của lao động Việt Nam thấp so với các nước trong khu vực đó cũng
là một ưu thế cho phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ một cách đa dạng và
nâng cao sức cạnh tranh.

11


Về lâu dài, nếu có chính sách khuyến khích phù hợp, sẽ giúp doanh nghiệp
ngành thủ công mỹ nghệ có điều kiện đầu tư phát triển, tăng cường khả năng sản xuất,
tạo ra các sản phẩm có mẫu mã riêng, kiểu dáng đẹp, chất lượng phù hợp, hữu ích với
giá cả hợp lý có khả năng tiếp nhân các đơn hàng lớn, mở rộng thị trường xuất khẩu
Ngành sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ là nhóm hàng sử dụng nhiều yếu tố đầu
vào sẵn có của nền kinh tế nặng tính nông nghiệp nông thôn như Việt Nam, cùng với
việc thu hút nhiều lao động nhàn rỗi ở nông thôn, vì thế ngành sản xuất hàng thủ công
mỹ nghệ có sự đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội rất là lớn. Đặc biệt trong bối
cảnh hiện nay, khi nền kinh tế có nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế
toàn cầu, thì những giải pháp để phát triển nhóm hàng này càng cần được quan tâm
đặc biệt.
2.5.2 Mục tiêu phát triển ngành thủ công mỹ nghệ đến năm 2010

2.5.2.1 Tiềm năng phát triển ngành thủ công mỹ nghệ
Đây là mặt hàng có khả năng phát triển sản xuất trong khoảng thời gian ngắn,
thị phần trên thế giới của Việt Nam còn thấp (chiếm 11% kim ngạch nhập khẩu các
sản phẩm từ mây tre lá, 11% kim ngạch gốm sứ và 2,6% sản phẩm kim loại của
EU, …). Sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam ở mức thấp trung bình và cấp thấp,

giá cả phải chăng được thị trường chấp nhận. Vòng đời sản phẩm ngắn. Việt Nam gia
nhập WTO, thuế nhập khẩu của các nước trong thành viên sẽ giảm đi đối với hàng
xuất khẩu của Việt Nam, đây là một thuận lợi cho hàng thủ công và mỹ nghệ xuất
khẩu của Việt Nam.
Nguồn nguyên liệu chủ yếu trong nước (mây, tre, nứa, cói, lá… ). Đây là
những nguyên liệu có dòng đời ngắn dễ trồng, dễ khai thác và thu hoạch theo mùa vụ
không gây tác hại cho môi trường và là nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho người
sản xuất hàng thủ công.Cơ sở sản xuất thường được bố trí gần nguồn nguyên liệu. Nhu
cầu nhập khẩu nguyên phụ liệu cho sản xuất không lớn, ngoại trừ các các sản phẩm
thêu ren, dệt thì các ngành khác tỷ trọng vật tư nhập khẩu trên 10%, đây là một thuận
lợi lớn trong việc phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và ngoại tệ thực thu trong
xuất khẩu chiếm tỷ lệ rất cao khoảng 90%.
Phát triển ngành hàng thủ công mỹ nghệ có thể thu hút một lực lượng lớn lao
động vào sản xuất, những lao động này được đào tạo tại cơ sở sản xuất, chỉ trong thời
12


gian ngắn họ có thể trở thành đội ngũ lao động lành nghề và có khả năng tiếp thu
những công nghệ mới một cách nhanh chóng và sản xuất ra các loại sản phẩm đa dạng
với sự kết hợp từ rất nhiều loại nguyên liệu, (trên thực tế đã hình thành cứ xuất khẩu 1
triệu USD thì thu hút khoảng 3,5-4.000 lao động chuyên nghiệp/năm).
Chi phí sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam thấp, có khả năng cạnh
tranh với một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Philippin, Thái Lan… Mức
lương của lao động Việt Nam thấp so với các nước trong khu vực.
Định hướng thị trường hàng thủ công mỹ nghệ vẫn là tập trung phát triển các
thị trường trọng điểm như: Mỹ, các nước EU, Nhật Bản, Đài Loan và tiếp cận tới các
thị trường khác tới Nam Phi, Canada….
2.5.2.2 Mục tiêu đến năm 2010
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, hàng thủ công mỹ nghệ tuy chưa mang lại
kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng đã có vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu

kinh tế nông thôn, thu hút một lượng lớn lao động và góp phần vào xóa đói giảm
nghèo ở các địa phương. Bởi vậy, đây cũng là một trong những ngành hàng được coi
là mũi nhọn để tập trung phát triển xuất khẩu trong giai đoạn 2008-2010 với mục tiêu
đạt kim ngạch 1,5 tỉ USD vào năm 2010.
Những năm trước đây, hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất chủ yếu bằng
nguyên liệu sẵn có ở trong nước dựa trên cơ sở nguồn nguyên liệu thô dồi dào, phù
hợp và đa dạng, tỷ trọng vật tư nhập khẩu thường ở mức dưới 10%. Đây là một thuận
lợi lớn trong việc phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, cho nên ngoại tệ thực thu
trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chiếm tỷ lệ rất cao, hơn 90%.
Kế hoạch năm 2006 hàng thủ công mỹ nghệ dự kiến là 660 triệu USD, nhưng
thực tế đạt được khoảng 630,4 triệu USD, tăng trưởng có 10,8% so với dự kiến là
16,3%, vì vậy những năm sau ngành hàng thủ công mỹ nghệ phải phấn đấu tăng
trưởng rất cao mới thực hiện được kế hoạch đề ra.

13


×