Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ ĐIỀM HY, HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (888.57 KB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT LÚA
TẠI XÃ ĐIỀM HY, HUYỆN CHÂU THÀNH,
TỈNH TIỀN GIANG

LƯƠNG THỊ TUYẾT TRINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Hiệu Quả
Kỹ Thuật trong Sản Xuất Lúa tại Xã Điềm Hy, Huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền
Giang” do Lương Thị Tuyết Trinh, sinh viên khóa 31, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã
bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

Người hướng dẫn
ThS. Trần Hoài Nam

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


Ngày

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ!

Lời đầu tiên tôi xin cảm ơn ba, mẹ và gia đình đã nuôi nấng, dạy bảo và giúp tôi
có được như ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, đặc
biệt là quý thầy cô Khoa Kinh Tế đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quí báu
và vô giá suốt bốn năm học tại trường. Ngoài những kiến thức mà thầy cô đã
chỉ bảo còn cho tôi thêm những kinh nghiệm, thực tiễn từ cuộc sống bên ngoài.
Thầy cô đã giúp đỡ tôi rất nhiều và đó cũng là hành trang vững chắc cho tôi
bước vào đời.
Đặc biệt tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Trần Hoài Nam đã tận tình

hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện khoá luận tốt
nghiệp.
Tôi cũng xin cảm ơn các cô chú, anh chị công tác tại Uỷ Ban Nhân Dân xã
Điềm Hy, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang cùng bà con nông dân ở xã đã
nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi có thể hoàn thành tốt đề tài của
mình.
Cuối cùng, xin cảm ơn các bạn của tôi, những người đã ủng hộ, khuyến khích
và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường cũng như trong thời gian làm
đề tài.
Xin chân thành cảm ơn tất cả!
TP.HCM, tháng 06 năm 2009
Sinh viên thực hiện
LƯƠNG THỊ TUYẾT TRINH


NỘI DUNG TÓM TẮT

LƯƠNG THỊ TUYẾT TRINH. tháng 07 năm 2009. “Phân Tích Hiệu Quả Kỹ
Thuật trong Sản Xuất Lúa tại Xã Điềm Hy, Huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền
Giang”

LUONG THI TUYET TRINH. July 2009. “The Analysis Technical
Efficiency in The Production of Rice in Diem Hy Commune, Chau Thanh
District, Tien Giang Province”

Trên cơ sở điều tra và thu thập thông tin từ 150 hộ tại xã Điềm Hy, huyện Châu
Thành, tỉnh Tiền Giang, khoá luận tìm hiểu về thực trạng sản xuất lúa sau đó đánh giá
hiệu quả kinh tế của cây lúa trên cơ sở phân tích số liệu điều tra tại xã. Tiếp theo, đề
tài xây dựng hàm hồi quy năng suất lúa dạng Coubb – Doubglass như sau
α1


α2

α3

α4

α5

α6

Y = e α 0 X 1 X 2 X 3 X 4 X 5 X 6 e α 7 DumD

Trong đó biến phụ thuộc là năng suất lúa Y. Các biến độc lập bao gồm phân
bón, thuốc BVTV, diện tích, lao động, lượng giống, trình độ học vấn. Sau khi ước
lượng mô hình hồi quy đề tài tiến hành các kiểm định T, Fisher và các vi phạm giả
thuyết của phương pháp OLS. Sau đó giải thích ý nghĩa của các hệ số ước lượng.
Đồng thời, khoá luận tìm ra phương pháp tối thiểu hoá chi phí trong quá trình sản xuất
lúa tại đây. Và phân tích hiệu quả kỹ thuật mà hộ nông dân mang lại. Cuối cùng đề
xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý các yếu tố đầu vào trong quá
trình sản xuất lúa tại địa phương.


MỤC LỤC

Trang
Danh mục các chữ viết tắt

v


Danh mục các bảng

vii

Danh mục các hình

viii

Danh mục phụ lục

ix

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề

1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3.

1.4.

1.2.1. Mục tiêu chính


2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

2

1.3.1.

Phạm vi không gian

2

1.3.2.

Phạm vi thời gian

2

1.3.3.

Đối tượng nghiên cứu

2

Cấu trúc của khoá luận


3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan

4

2.2. Đặc điểm tổng quát của địa bàn nghiên cứu

5

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

5

a) Vị trí địa lý

5

b) Đất đai

6

c) Địa hình và thổ nhưỡng

6

d) Thời tiết và khí hậu


6

2.2.2. Điều kiện kinh tế

6

a) Trồng trọt

6

b) Chăn nuôi

7

c) Giao thông nông thôn

7


d) Thuỷ lợi

7

2.2.3. Điều kiện văn hoá, xã hội

8

a) Dân số và lao động

8


b) Giáo dục

8

c) Y tế dân số KHHGĐ

9

2.2.4. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và tiêu
thụ lúa tại địa bàn xã

9

a)Thuận lợi

9

b) Khó khăn

9

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

11

3.1.1. Khái niệm nông hộ

11


3.1.2. Đặc điểm của kinh tế nông hộ

11

3.1.3. Vai trò của kinh tế nông hộ

11

3.1.4. Khái niệm hàm sản xuất

11

3.1.5. Khái niệm về hiệu quả kỹ thuật

12

3.1.6. Khái niệm về phi hiệu quả kỹ thuật

14

3.1.7. Khái niệm hiệu quả kinh tế

14

3.1.8. Các nhân tố làm tăng hiệu quả kỹ thuật

16

3.2. Phương pháp nghiên cứu


17

3.2.1. Phương pháp điều tra và thu thập số liệu

17

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

17

3.2.3. Phương pháp thống kê mô tả

18

3.2.4. Phương pháp phân tích tổng hợp

18

3.2.5. Phương pháp phân tích hồi quy

18

3.2.6. Phân tích sự ảnh hưởng của giá đến các yếu tố đầu vào

25

3.2.7. Cách đo lường hiệu quả kỹ thuật

25


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm của nông hộ điều tra thực tế tại xã Điềm Hy, huyện Châu Thành, tỉnh
Tiền Giang
4.1.1. Tình hình nhân khẩu và lao động

30
30


a) Cơ cấu giới tính của chủ hộ

30

b) Độ tuổi của chủ hộ

31

c) Lao động

31

4.1.2. Trình độ học vấn

32

a) Trình độ học vấn của chủ hộ

32


b) Trình độ học vấn của các thành viên khác trong gia đình

33

4.1.3. Quy mô canh tác

34

4.1.4. Tình hình tham gia khuyến nông

35

4.1.5. Tình hình sử dụng vốn của nông hộ

36

4.1.6. Thực trạng sản xuất lúa tại địa phương

36

4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa

40

a) Phân bón (X1)

43

b) Thuốc BVTV (X2)


43

c) Diện tích (X3)

43

d) Lao động (X4)

44

e) Lượng giống (X5)

44

f) Trình độ học vấn (X6)

44

g) Khuyến nông (DUMD)

44

4.3. Định mức các yếu tố đầu vào để tối thiểu hoá chi phí sản xuất

45

4.5. Phân tích hiệu quả kỹ thuật của các hộ nông dân trồng lúa

49


4.6. Đề xuất các giải pháp nhằm giảm rủi ro và tăng cường hiệu quả quản lý các yếu
tố đầu vào trong sản xuất lúa

54

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận

57

5.2. Kiến nghị

58

5.2.1. Đối với chính quyền địa phương

58

5.2.2. Đối với người dân địa phương

58


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AE: Hiệu Quả Phân Bổ
BVTV : Bảo Vệ Thực Vật
CNH – HDH: Công Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa
CP: Chi Phí
DumD: Biến Giả Khuyến Nông

ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
ĐVT: Đơn Vị Tính
EE: Hiệu Quả Kinh Tế
GDP: Tổng Sản Phẩm Quốc Nội
GV: Giáo Viên
Ha: Hécta
HS: Học Sinh
HTPSKDD : Hiện Tượng Phương Sai Không Đồng Đều
HV: Học Viên
I: Đường Đẳng Lượng
KHHGD: Kế Hoạch Hóa Gia Đình
KHKT: Khoa Học Kỹ Thuật
LMLM: Lở Mồm Long Móng
MLE: Hàm Năng Suất Tối Đa
NH: Ngân Hàng
NHNN&PTNT: Ngân Hàng Nhà Nước và Phát Triển Nông Thôn
NN: Nông Nghiệp
v


OLS : Phương Pháp Bình Phương Bé Nhất
PPF: Đường Giới Hạn Khả Năng Sản Xuất
SFPF: Hàm Sản Xuất Biên Ngẫu Nhiên
TC: Đường Tổng Chi Phí
TE: Hiệu Quả Kỹ Thuật
TPHCM: Thành Phố Hồ Chí Minh
TTTH: Tính Toán Tổng Hợp
UBND : Uỷ Ban Nhân Dân
XDGN: Xóa Đói Giảm Nghèo
WTO: Tổ Chức Thương Mại Thế Giới


vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tình Hình Phân Bố Dân Cư giữa Các Ấp trong Xã

8

Bảng 4.1. Cơ Cấu Giới Tính của Chủ Hộ

30

Bảng 4.2. Độ Tuổi của Chủ Hộ

31

Bảng 4.3. Tình Hình Sử Dụng Lao Động Bình Quân ở Các Hộ Trồng Lúa

32

Bảng 4.4. Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ

32

Bảng 4.5. Trình Độ Học Vấn của Các Thành Viên Khác Trong Gia Đình

33


Bảng 4.6. Quy Mô Canh Tác của Các Hộ Trồng Lúa

34

Bảng 4.7. Tình Hình Tham Gia Tập Huấn Khuyến Nông của Các Nông Hộ

35

Bảng 4.8. Các Hình Thức Vay Vốn tại Xã

36

Bảng 4.9. Phân Loại Đất Đai theo Mục Đích Sử Dụng

36

Bảng 4.10. Tình Hình Sử Dụng Giống của Nông Hộ

37

Bảng 4.11: Loại Giống

38

Bảng 4.12. Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất Lúa qua 2 Vụ

39

Bảng 4.13. Cách Thức Bán Lúa của Nông Hộ trong Vùng


40

Bảng 4.14. Kết Quả Các Hệ Số Ước Lượng Hồi Quy của Hàm Năng Suất Vụ 1

41

Bảng 4.15. Kết Quả Hàm Năng Suất Trung Bình (OLS) và Hàm Năng Suất Tối Đa
(MLE) của Các Hộ Nông Dân Trồng Lúa có Tham Gia Khuyến Nông tại Xã Điềm Hy,
50

Huyện Châu Thành, Tiền Giang.
Bảng 4.16. Kết Quả So Sánh giữa Các Hộ Nông Dân Trồng Lúa Khi Có Tham Gia
Khuyến Nông và Khi Không Tham Gia Khuyến Nông tại Xã Điềm Hy, huyện Châu

52

Thành, tỉnh Tiền Giang

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản Đồ Địa Lý Xã Điềm Hy, Huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền Giang

5

Hình 3.1. Hiệu Quả trong Sản Xuất

15


Hình 3.2. Các Nhân Tố làm Gia Tăng Năng Suất

26

Hình 4.1. Quy Mô Canh Tác của Các Hộ Trồng Lúa

34

Hình 4.2. Cơ Cấu Sử Dụng Đất tại Xã Điềm Hy

37

viii


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Hàm Năng Suất Ban Đầu
Phụ lục 2. Kiểm Định Sự Vi Phạm Giả Thiết trong Mô Hình
Phụ lục 3. Tổng Chi Phí Bình Quân trên 1 Công Đất
Phụ lục 4. Bảng Hiệu Quả Kỹ Thuật của Các Hộ Nông Dân
Phụ lục 5. Một Số Hình Ảnh về Các Giai Đoạn trong Sản Xuất Lúa
Phụ lục 6. Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Nông Hộ

ix


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU


1.1.

Đặt vấn đề
Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, khoảng 80% dân số sinh sống ở vùng

nông thôn và hơn 74% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp đóng vai trò chủ lực trong xuất khẩu và tiêu thụ trong
nước cũng như giữ vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế. Đồng bằng
sông Cửu Long (ĐBSCL) là một vựa lúa quan trọng với tổng diện tích khoảng 4 triệu
hecta, chiếm khoảng 12% tổng diện tích lãnh thổ Việt Nam. ĐBSCL là khu vực có
tiềm năng rất lớn để phát triển nền nông nghiệp hiện đại của đất nước. Hơn thế nữa,
ĐBSCL đóng góp khoảng 55% đến 60% trong tổng sản xuất nông nghiệp và khoảng
65% tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp quốc gia. Trong đó, sản xuất gạo đạt 60%
trong tổng sản lượng và khoảng 65% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của quốc gia
(Niên Giám Thống Kê, 2005).
Trong đó, huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang được sự bồi đắp phù sa màu mỡ
của vùng ĐBSCL đã sản xuất ra một khối lượng lúa tương đối lớn cho thị trường trong
và ngoài nước. Tuy nhiên, người dân nơi đây phải đối mặt với một số khó khăn mà nó
có thể tác động tiêu cực đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp, làm giảm năng suất nông
nghiệp như sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thói quen sử dụng kinh nghiệm, kỹ thuật sản
xuất lạc hậu, hiệu quả kỹ thuật thấp... Với phương thức sản xuất nhỏ lẻ, manh mún
như hiện nay là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất lúa, thu nhập người
dân giảm đáng kể. Ngoài các nguyên nhân làm giảm năng suất lúa như ảnh hưởng của
các yếu tố đầu vào (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), công lao
động…), kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất… thì các yếu tố khách quan như yếu tố thời


tiết, khí hậu cũng ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất lúa. Mà điển hình là xã Điềm Hy,
một xã hầu hết đều có sự có mặt của cây lúa nhưng hiệu quả lại tương đối thấp, người
dân ở đây còn nghèo nàn, đời sống thiếu thốn và thu nhập bình quân trên đầu người

khá thấp.
Chính vì lẽ đó, tôi đã chọn đề tài “Phân Tích Hiệu Quả Kỹ Thuật trong Sản
Xuất Lúa tại Xã Điềm Hy, Huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền Giang” để thấy được thực
trạng sản xuất nơi đây, phân tích các yếu tố tác động đến năng suất lúa, đồng thời tối
ưu hoá các yếu tố đầu vào giúp cho người nông dân có thể lựa chọn cho mình giải
pháp đúng đắn.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chính
Mục tiêu chính của khoá luận là “Phân tích hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa
tại xã Điềm Hy, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang”.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Thực trạng sản xuất lúa tại xã Điềm Hy, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
- Phân tích tối ưu hoá các yếu tố đầu vào trong sản xuất lúa tại địa phương.
- Phân tích hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa tại xã Điềm Hy, huyện Châu
Thành, tỉnh Tiền Giang.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý các yếu tố đầu
vào trong sản xuất lúa.
1.3.

Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

1.3.1. Phạm vi không gian: Tiến hành điều tra và nghiên cứu tại 150 hộ gia đình tại
xã Điềm Hy, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
1.3.2. Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu đề tài từ ngày 23/02/2009 đến ngày
20/06/2009.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu: Các hộ trồng lúa trên địa bàn xã Điềm Hy, huyện Châu
Thành, tỉnh Tiền Giang.

2


1.4.

Cấu trúc của khoá luận
Nội dung khoá luận thể hiện qua 5 chương được khái quát như sau:
Chương 1. Mở đầu: Chương này trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu

nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, cấu trúc của toàn bộ luận văn.
Chương 2. Tổng quan: Trình bày tổng quan về điều kiện tự nhiên, điều kiện
kinh tế xã hội, tình hình tín dụng tại xã, công tác khuyến nông; những thuận lợi, khó
khăn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất mà người dân địa phương gặp phải.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu: Chương này nêu lên các khái
niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và trình bày phương pháp phân tích để có
được kết quả nghiên cứu.
Chương 4. Kết quả và thảo luận: Đánh giá thực trạng sản xuất lúa tại xã Điềm
Hy, phân tích các yếu tố tác động đến năng suất cây lúa, tính hiệu quả kỹ thuật của các
hộ nông dân trồng lúa tại xã đồng thời tìm ra mức tối ưu hoá các yếu tố đầu vào của
cây lúa tại đây.
Chương 5. Kết luận và đề nghị: Tóm tắt lại các kết quả đã đạt được của đề tài
trong quá trình nghiên cứu và kiến nghị một số giải pháp để sản xuất lúa có hiệu quả
hơn tại địa phương

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN


2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan
Với đặc thù là nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nông nghiệp, trong
những năm qua sinh viên trường Đại Học Nông Lâm TPHCM đã tiến hành rất nhiều
đề tài nghiên cứu về nông nghiệp. Trong đó nghiên cứu về ngành trồng lúa cũng khá
nhiều, vì Việt Nam là một nước nông nghiệp nên nguồn thu nhập chính của người
nông dân là từ cây lúa. Việt Nam là nước sản xuất lúa đứng thứ 2 trên thế giới sau
Thái Lan và đó cũng là thế mạnh của nước ta. Tuy nhiên, hiện nay trong thời đại CNH
– HĐH đất nước, chúng ta không thể chỉ là một nước nông nghiệp đơn thuần, mà phải
cố gắng phấn đấu đưa nước ta phát triển hơn nữa. Ứng dụng các KHKT và công nghệ
vào trong nông nghiệp, làm cho sản phẩm ngày càng phong phú, đa dạng hơn. Kết hợp
sự thay đổi công nghệ với hiệu quả kỹ thuật cùng hiệu quả phân phối sẽ giúp cho nền
kinh tế ngày càng phát triển hơn. Nếu xét trên sự không đổi của thay đổi công nghệ và
hiệu quả phân phối, thì hiệu quả kinh tế đạt được khi đạt được hiệu quả kỹ thuật. Khoá
luận dựa trên sự quản lý các yếu tố đầu vào để tăng hiệu quả kỹ thuật, định mức cho
các yếu tố đầu vào để đạt được sản lượng tối ưu (hay còn gọi là năng suất tối ưu).
Tuy có nhiều đề tài nghiên cứu về ngành trồng lúa, nhưng ở Khoa Kinh Tế
Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM, chưa có một đề tài nào nghiên cứu về hiệu quả
kỹ thuật trong sản xuất lúa. Chính lẽ đó mà tôi đã quyết định chọn đề tài này. Vì đây là
lần đầu tiên tôi làm đề tài nghiên cứu lại chưa có một đề tài nghiên cứu nào đi trước
nên tôi cũng gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện đề tài của mình. Mong thầy cô
bỏ qua những sai sót và góp ý cho tôi được tiến bộ hơn.
Được sự giúp đỡ của thầy Trần Hoài Nam, khoá luận đã được tiến hành cùng
với những tài liệu tham khảo như “Hiệu quả kỹ thuật và mối quan hệ với nguồn lực
con người trong sản xuất lúa của nông dân ngoại thành Hà Nội” (Nguyễn Văn Song,


2005), “Phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình độc canh ba vụ lúa và luân canh hai
lúa một màu tại Chợ Mới – An Giang năm 2004 – 2005” (Quan minh Nhựt, 2006),
“Đánh giá hiệu quả kỹ thuật sử dụng phương pháp phân tích vỏ bọc dữ liệu trong sản
xuất vải thiều ở tỉnh Bắc Giang” (Đỗ Minh Giám, 2002), “Tối ưu hoá quá trình sản

xuất cà phê ở huyện Phước Long tỉnh Bình Phước” (Nguyễn Công Danh, 2000),
“Phân tích hiệu quả kinh tế và tối ưu hoá trong quá trình nuôi tôm sú ở các xã vùng
hạ thuộc huyện Cần Đước, tỉnh Long An” (Phạm Thị Kim Thanh, 2004).
2.2. Đặc điểm tổng quát của địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Điềm Hy là một xã nông nghiệp có gần 78% dân số sống chủ yếu bằng nghề
nông, với vị trí địa lý nằm sát Quốc lộ 1A, phía Bắc Huyện Châu Thành cách thị trấn
Tam Hiệp 26,5 Km và cách Trung Lương 18 km về hướng Đông, phía Đông giáp xã
Nhị Bình, phía Tây giáp xã Tân Hội, phía Nam giáp xã Dưỡng Điềm, Phía Bắc giáp xã
Tân Phú.
Hình 2.1. Bản Đồ Địa Lý Xã Điềm Hy, Huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền Giang

5


b) Đất đai
Xã Điềm Hy có 4 ấp: ấp Thới, ấp Hưng, ấp Bắc A và ấp Bắc B. Diện tích tự
nhiên: 1.429,48 ha trong đó:
- Diện tích trồng lúa: 991 ha.
- Diện tích trồng màu: 43 ha.
- Diện tích vườn: 235,61 ( chuyên cây ăn trái: 141,8 ha).
- Diện tích nuôi thủy sản: 17,1 ha
Còn lại là diện tích đất phi nông nghiệp như đất ở, đất chuyên dùng, đất sản
xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất có mục đích công cộng, đất nghĩa trang, đất sông
và mặt nước chuyên dùng.
c) Địa hình và thổ nhưỡng
Địa hình bằng phẳng, phù xa màu mỡ thích hợp cho việc trồng lúa, (3 vụ trong
năm), trồng màu, trồng cây ăn trái, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thuỷ sản cho năng
suất cao.

d) Thời tiết và khí hậu
Xã Điềm Hy chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa mưa
và nắng, hàng năm còn chịu nhiều thiên tai lốc xoáy, lũ lụt từ thượng nguồn đổ về vào
tháng 9 tháng 10 âm lịch.
2.2.2. Điều kiện kinh tế
a) Trồng trọt
Uỷ ban nhân dân xã tập trung lãnh đạo nhân dân xuống giống đúng theo lịch
thời vụ, né rầy sâu, hạn chế bệnh vàng lùn xoắn lá, đạt năng suất cao.
Diện tích xuống giống 991 ha, đạt 100% kế hoạch, năng suất đạt 17 tấn/ ha/
năm. Mô hình sản xuất luân canh lúa, màu, thuỷ sản chỉ tiêu 20 ha thực hiện được 25
ha đạt 126% kế hoạch.
Diện tích vườn của địa bàn xã ổn định, nhân dân chuyển đổi những vườn cây ăn
trái kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn trái chất lượng cao. Tuy nhiên, ở xã sản

6


xuất cây ăn trái trong tình trạng phân tán, nhỏ lẻ, chưa có quy hoạch cụ thể nên lợi
nhuận không cao.
b) Chăn nuôi
Về công tác chăn nuôi – tiêm phòng gia súc, gia cầm, UBND cùng các đoàn thể
lãnh đạo tập trung tuyên truyền, tiêm phòng, sát trùng, vệ sinh chuồng trại trên đại bàn
xã.
Tổng đàn heo chỉ tiêu là 4.200 con, thực hiện 4.920 con, đạt 117% kế hoạch.
Tổng đàn gia cầm trên địa bàn xã qua điều tra là 26.023 con. Tổ chức tiêm
phòng 2 đợt được 23.002 con đạt 88% kế hoạch.
c) Giao thông nông thôn
Thực hiện chủ trương Nhà Nước và nhân dân cùng làm và sự quan tâm hỗ trợ
của cấp trên trong những năm vừa qua, xã Điềm Hy đã nâng cấp và bê tông hoá
16.437m ở các tuyên đường: kinh ngang một, kinh ngang hai, cầu Móng, cầu Sao và

đường lộ 24.
Theo danh mục có 11 công trình đến nay đã thi công 10 công trình, tổng chiều
dài 4.500m với kinh phí 820.942.846 đồng. Trong đó, sử dụng vốn Ngân sách tỉnh
450.000.000 đồng, vốn Ngân sách xã 80.000.000 đồng đạt 91% kế hoạch. Còn 01 công
trình chưa thi công là Đường đan vành đai ấp Thới, trong thời gian tới công trình này
cũng sẽ hoàn thành.
d) Thuỷ lợi
Đã hoàn chỉnh các tuyến kênh trên địa bàn xã bằng cơ giới công tác thủy lợi nội
đồng và đê bao chống lũ hàng năm từ đó đảm bảo đủ nước tưới tiêu phục vụ sản xuất
nông nghiệp. Hệ thống đê bao chống lũ và cống, đập cũng được đầu tư để phòng
chống lụt, bão hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất tài sản vật chất của nhân dân và hạ
tầng cơ sở khi có lũ về.
Danh mục 06 công trình gồm 03 công trình cống hợp, 03 công trình nạo vét
kênh nội đồng, thực hiện 05 công trình đạt 83% kế hoạch với tổng kinh phí là
371.095.503 đồng. Trong đó, sử dụng vốn ngân sách tỉnh hổ trợ 184.016.475 đồng,
7


ngân sách huyện 104.206.725 đồng, nhân dân đóng góp 82.572.303 đồng. Còn 01
công trình đang thi công là bờ bao kênh ranh Điềm Hy - Nhị Bình đang thi công
chuyển sang quyết toán năm 2009.
2.2.3. Điều kiện văn hoá, xã hội
a) Dân số và lao động
Mật độ dân số đông, với số dân: 8.872 người, 2134 hộ, trong đó: 4.872 nam,
4010 nữ. Số người trong độ tuổi lao động: 6.919 người.
Bảng 2.1. Tình Hình Phân Bố Dân Cư giữa Các Ấp trong Xã
Ấp

Số hộ


Nhân khẩu

Lao động

(hộ)

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Ấp Hưng

535

1.228

124

686

731

Ấp Thới

518


1.221

1.279

721

796

Ấp Bắc A

501

1.080

1.105

704

695

Ấp Bắc B

580

1.343

1.502

798


913

Tổng

2.134

4.872

4.010

2.909

3.135

Nguồn tin: Phòng Thống Kê UBNDX
Dân cư được phân bố đều qua các ấp, không tạo sự chênh lệch quá lớn đối với
các ấp trong xã. Đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi nhằm phân bổ nguồn
lực lao động mà đó cũng chính là lượng lao động được sử dụng trong canh tác lúa nơi
đây.
b) Giáo dục
Với sự tập trung và tăng cường cơ sở vật chất cho trường học bằng nhiều nguồn
vốn đầu tư, sự hỗ trợ của nguồn vốn cấp trên và sự hỗ trợ đã xây dựng hệ thống phòng
học và nhà vệ sinh cho các điểm trường. Đáp ứng ngày càng tốt đẹp cho nhu cầu dạy
và học của giáo viên và học sinh tạo thuận lợi để nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện cho học sinh. Tổng số giáo viên (GV) toàn trường 40 GV, nữ 24, trong đó mẫu
giáo 05 GV, tiểu học 24 GV. Tổng số học sinh cuối năm học 2007-2008: 693 học sinh
(HS), nữ 336 trong đó mẫu giáo 133 HS, nữ 70. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học,
trung học cơ sở cũng được quan tâm. Trong đó, chống mù chữ chỉ tiêu 5 học viên
8



(HV), thực hiện 6 HV đạt 120%. Sau chống mù chữ chỉ tiêu 10 HV thực hiện 10 HV
đạt 100%. Phổ cập trung học cơ sở chỉ tiêu 10 HV thực hiện 10 HV đạt 100%. Huy
động trẻ vào lớp 1 152/ 152 trẻ đạt 100%.
c) Y tế dân số KHHGĐ
Mạng lưới y tế cũng không ngừng được củng cố và tăng cường cả về vật chất
kỹ thuật cũng như đội ngũ cán bộ y tế hiện tại có 02 Bác sĩ và 05 y sĩ, dược sĩ trung
học cùng với 04 tổ y tế ở 04 ấp với 03 cửa hàng dược phẩm trên đại bàn xã đã đáp ứng
yêu cầu ngày càng cao trong việc khám chữa bệnh tại chỗ và chăm sóc sức khỏe ban
đầu cho nhân dân và thực hiện tốt chương trình y tế quốc gia, tăng cường công tác
phòng chống bệnh lây lan, bệnh sốt xuất huyết, sốt rét… thực hiện tốt an toàn vệ sinh
thực phẩm, vệ sinh môi trường.
2.2.4. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và tiêu
thụ lúa tại địa bàn xã
a)Thuận lợi
Điện lưới quốc gia đã được phủ kín toàn xã và phục vụ cho 2.037 hộ chiếm
98%, trong đó hộ vào điện kế chính là 1.683 hộ chiếm 77.49%.
Địa hình bằng phẳng, điều kiện tự nhiên, đất đai phù sa màu mỡ đã tạo điều
kiện thuận lợi cho việc phát triển trồng lúa (3 vụ 1 năm), trồng màu, cây ăn trái, nuôi
gia cầm, gia súc, và thuỷ sản đạt năng suất cao. Ngoài ra nơi đây còn có nguồn lực dồi
dào, người dân chủ yếu sống bằng nghề làm vườn, do đó, họ thường chịu khó làm lụng
và nâng cao thêm thu nhập của mình.
Mạng lưới giao thông được mở rộng, tạo điều kiện cho người nông dân có thể
vận chuyển dễ dàng hơn.
Đặc biệt, khi nước ta gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), đã mở
ra một nền kinh tế thị trường mới, mở rộng xuất khẩu sang các nước khác.
b) Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi, người nông dân còn gặp phải những khó khăn như
thiếu vốn, trình độ học vấn thấp, kỹ thuật chăm sóc còn lạc hậu, sản xuất nhỏ lẻ manh
mún, chưa có hợp tác xã, điểm thu mua lớn, giá cả bấp bênh…


9


Vốn vay từ các ngân hàng của người nông dân thường không sử dụng đúng
mục đích, sử dụng cho các việc khác như chi tiêu, học hành, khám chữa bệnh,… mà ít
đầu tư vào sản xuất lúa.
Sản xuất lúa chịu ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên còn quá lớn nên chưa chủ
động được trong quá trình chăm sóc và thu hoạch.
Đặc biệt trong những năm gần đây, xuất hiện bệnh lở mồm long móng
(LMLM), tai xanh ở heo, cúm gia cầm, dịch rầy nâu, bệnh lùn xoắn lá trên lúa làm cho
người nông dân gặp nhiều khó khăn và không dám đẩy mạnh quy mô sản xuất nông
nghiệp ở địa phương.
Một khi gia nhập WTO bắt buộc hạt gạo (sản phẩm chính từ cây lúa) phải đạt
tiêu chuẩn để có thể chiếm lĩnh thị trường ở các nước bạn và có thể cạnh tranh với các
mặt hàng nông sản khác.

10


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm nông hộ
Hộ nông dân vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng với qui mô sản
xuất nhỏ, phân tán. Sử dụng lao động nhiều, trang thiết bị kĩ thuật thô sơ, qui mô vốn
sản xuất thấp.
3.1.2. Đặc điểm của kinh tế nông hộ
Kinh tế nông hộ là một tổ chức kinh tế nông nghiệp. Trong sản xuất, kinh tế


nông hộ có khả năng thích ứng cao nên có sức cạnh tranh với các tổ chức kinh tế khác.
Tuy nhiên, do nằm trong khuôn khổ gia đình nên có nhiều hạn chế về thiếu vốn, kĩ
thuật thô sơ, sản phẩm làm ra tự tìm nơi tiêu thụ, thương lái ép giá, không có công lao
động,… Những hạn chế của kinh tế nông hộ nếu được các cấp chính quyền địa phương
tác động và tổ chức một cách hợp lý thì nó sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
3.1.3. Vai trò của kinh tế nông hộ
Quá trình phát triển kinh tế ở nước ta đã xác định kinh tế nông hộ là đơn vị kinh
tế đóng vai trò quan trọng chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp nông thôn. Dân cư khu
vực nông thôn chiếm 80% tổng dân số cả nước; 72% lao động sản xuất nông nghiệp và
sản phẩm thu được từ nông nghiệp chiếm khoảng 28.7% trong tổng GDP của nền kinh
tế quốc dân.
3.1.4. Khái niệm hàm sản xuất
Hàm số sản xuất là hàm số thể hiện mối tương quan giữa đầu ra và đầu vào. Nó
mô tả hệ số tương quan của các yếu tố sản xuất chuyển vào sản phẩm. Theo Colman,


1997 định nghĩa rằng sản xuất là một quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào trong sự tạo
thành một loại hàng hoá hay dịch vụ nào đó.
Từ đó hàm số sản xuất được viết tổng quát như sau:
Y = f(X1, X2, X3,…, Xn-1, Xn)
Trong đó:
Y: năng suất
X1,…,Xn: đại diện cho n các yếu tố đầu vào được sử dụng trong quá trình
sản xuất.
3.1.5. Khái niệm về hiệu quả kỹ thuật
Hiệu quả kỹ thuật gồm có 2 loại là hiệu quả kỹ thuật định hướng đầu vào và
hiệu quả kỹ thuật định hướng đầu ra (FARE & CS, 1994)
Hiệu quả kỹ thuật định hướng đầu vào là sử dụng các loại đầu vào ở mức tối
thiểu để sản xuất ra một mức đầu ra cố định.

Hiệu quả kỹ thuật định hướng đầu ra là tối đa hoá mức đầu ra với mức đầu vào
cố định cho trước.
Khái niệm hiệu quả kỹ thuật được dựa trên mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra.
Hiệu quả kỹ thuật đạt được khi nó là giao điểm giữa đường giới hạn khả năng sản xuất
với đường thẳng thể hiện công nghệ sản xuất hiệu quả không đổi theo quy mô.
Theo Koopman, 1995: “Một nhà sản xuất được xem là có hiệu quả kỹ thuật nếu
một sự gia tăng trong bất kì đầu ra đòi hỏi một sự giảm xuống của ít nhất một đầu ra
khác hoặc một sự gia tăng của ít nhất một đầu vào”.
Ngoài ra, hiệu quả kỹ thuật còn bằng tỷ số giữa năng suất thực tế và năng suất
tối đa mà nông hộ có thể đạt được trong điều kiện kỹ thuật và đầu vào hiện tại
(JONDROW, 1982, KALIRAJAN và FLINN, 1983)
Theo Farrell (1957), việc đo lường hiệu quả kỹ thuật có thể được bằng cách sử
dụng đầu vào và đầu ra mà không cần quan tâm đến giá của đầu vào và đầu ra. Với giả
định một hàm sản xuất dạng Cobb- Douglas, Aigner và cộng sự (1968) đã sử dụng
phương pháp tiếp cận tham số để xác định sự đóng góp của từng nhân tố đầu vào trong
12


quá trình sản xuất. Tuy vậy một điều hết sức quan trọng là phải xác định được cách
phân phối của sai số trong cách tiếp cận này.
Một trong những hạn chế của cách tiếp cận biên là giả định rằng ngành sản xuất
sử dụng cùng một loại công nghệ và cùng đường biên sản xuất. Vì thế, sự khác biệt
trong sản xuất có thể là do con người trong quản lý hoặc do sự khác biệt về công nghệ.
Aigner và cộng sự (1977) và Meeusen và cộng sự (1977) đã lập luận rằng, có
thể có một số nhân tố phi kỹ thuật mang tính ngẫu nhiên tác động đến mức sản lượng,
ví dụ như chính sách của chính quyền trung ương và địa phương, và yếu tố thời tiết.
Do vậy, cần phải có hai bộ phận của sai số ngẫu nhiên, đó là một bộ phận đại diện cho
phân phối ngẫu nhiên đối xứng là sai số thống kê v, bộ phận kia là sai số ngẫu nhiên
do sự phi hiệu quả kỹ thuật là u. Trong cách tiếp cận sản xuất biên ngẫu nhiên, Aigner
và cộng sự (1977) và Steveson (1980) giả định rằng u tuân theo quy luật phân phối

chuẩn cụt, trong khi v tuân theo quy luật phân phối chuẩn đối xứng. Trong bài viết của
Meeusen và cộng sự (1977), u được coi là tuân theo phân phối mũ. Afriat (1972) coi
sai số được phân phối dưới dạng beta hai tham số, trong khi Richmond (1974) lại áp
dụng phân phối gamma một tham số. Greene (1990) gợi ý áp dụng phân phối gamma
hai tham số cho u.
Như vậy có rất nhiều giả định về nhiễu ngẫu nhiên. Lee (1983) đề xuất cách
kiểm định sự phù hợp của nhiễu ngẫu nhiên bằng phương pháp số nhân Lagrange. Tác
giả xem xét các kiểm định về phân phối bán chuẩn của các nhiễu ngẫu nhiên như đã
được thực hiện trong nghiên cứu của Stevenson (1980). Để kiểm định thống kê với các
phân phối bán chuẩn hoặc chuẩn cụt, ông đã sử dụng cách kiểm định điểm hiệu quả
như Rao (1973) đã làm.
Bauer (1990) cho rằng, cách tiếp cận tham số có thể phân tích được hiệu quả,
nhưng nó có một số hạn chế nhất định như cần biết dạng hàm số. Điều này khiến việc
ước lượng hiệu quả bị chệch dù rằng mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên (SFPF) có
thể phân rã phần chênh lệch với đường biên sản xuất thành hai bộ phận là hiệu quả kỹ
thuật và nhiễu ngẫu nhiên. Dù có những hạn chế đó, nhưng SFPF vẫn được sử dụng
rộng rãi vì các tính chất thống kê có các hệ số được ước lượng có thể kiểm định được.

13


×