Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

XÁC ĐỊNH GIÁ CHI PHÍ CƠ HỘI BIÊN CHO NƯỚC SINH HOẠT TẠI THỊ XÃ BẾN TRE TỈNH BẾN TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (619.62 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

XÁC ĐỊNH GIÁ CHI PHÍ CƠ HỘI BIÊN CHO NƯỚC SINH
HOẠT TẠI THỊ XÃ BẾN TRE - TỈNH BẾN TRE

PHẠM VĂN HỮU PHƯỚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Xác định giá chi phí cơ
hội biên cho nước sinh hoạt tại thị xã Bến Tre – tỉnh Bến Tre” do Phạm Văn Hữu
Phước, sinh viên khóa 2005 – 2009, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo
vệ thành công trước hội đồng vào ngày _____________________________.

TS. Phan Thị Giác Tâm
Người hướng dẫn,

____________________________
Ngày
tháng
năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



Ngày

tháng năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng năm


LỜI CẢM TẠ
Đạt đựơc kết quả như ngày hôm nay, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ,
người đã sinh ra, nuôi nấng, dạy bảo tôi trưởng thành. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban
Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, đặc biệt các thầy cô
trong khoa Kinh tế là những người đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho
tôi trong suốt quá trình học ở trường.
Tôi xin chân thành biết ơn Cô Phan Thị Giác Tâm, người đã tận tình hướng dẫn
tôi trong suốt quá trình tôi nghiên cứu đề tài.
Nhân đây, cho tôi gởi lời cảm tạ đến Sở Tài Nguyên và Môi Trường Bến Tre,
Ủy Ban Nhân Dân thị xã Bến Tre, Phòng Tài Nguyên và Môi Trường thị xã Bến Tre,
Công ty Công Trình Đô Thị Bến Tre, đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực
tập luận văn vừa qua.
Cuối cùng, cho tôi gởi những tình cảm chân thành đến tất cả bạn bè đã cùng tôi
trao đổi học tập và hỗ trợ tôi trong suốt những năm tháng ở giảng đường.
.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 06 năm 2008
Sinh viên

Phạm Văn Hữu Phước



NỘI DUNG TÓM TẮT
PHẠM VĂN HỮU PHƯỚC. Tháng 06 năm 2009. “Xác định giá chi phí cơ
hội biên cho nước sinh hoạt tại thị xã Bến Tre – tỉnh Bến Tre”.
PHAM VAN HUU PHUOC. June 2009. “Marginal Opportunity Cost
Pricing For Domestic Water In Ben Tre Town - Ben Tre Province”.
Đề tài “Xác định giá chi phí cơ hội biên cho nước sinh hoạt tại thị xã Bến Tretỉnh Bến Tre” đã đạt được các mục tiêu đề ra. Kết quả cho thấy chất lượng dịch vụ
cung cấp nước tại địa bàn nghiên cứu là khá tốt, khoảng 82% dân số thị xã có nước
máy để sử dụng. Còn đối với việc thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt thì thực tế hiện
nay là chưa có trung tâm xử lý tập trung. Phần lớn nước thải sinh hoạt của các hộ dân
không được xử lý mà được đưa ra nguồn tiếp nhận là môi trường đất và sông rạch. Sau
từng bước xác định các nhân tố cấu thành nên chi phí cơ hội biên của nước sinh hoạt
thì được kết quả như sau: chi phí sản xuất biên MPC= 2.785 đồng/m3, chi phí sử dụng
biên MUC=348 đồng/m3, chi phí môi trường biên liên quan đến tụt giảm mực nước
ngầm MEC1 dao động từ 29,572-75,956 đồng/m3, chi phí môi trường biên liên quan
đến nước thải sinh hoạt MEC2=6.102 đồng/m3. Và kết quả nghiên cứu cũng cho thấy
thực tế giá nước sinh hoạt hiện nay thấp hơn rất nhiều so với giá nước vừa tính. Kết
quả ước tính MEC2= 6.102 đồng/m3 đã làm nổi bật lên một thực tế đó là phí nước thải
200 đồng/m3 không thể bù đắp được chi phí đầu tư và hoạt động của trung tâm xử lý
nước thải sinh hoạt. Ngoài ra, việc khai thác nước ngầm của nhà máy nước cũng gây
nên hiện tượng tụt giảm mực nước ngầm làm ảnh hưởng đến các hộ gia đình sử dụng
nước giếng trong khu vực lân cận. Từ các kết quả thu được đề ra cũng đưa ra một số
kiến nghị nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ngầm, hạn chế ô
nhiễm do nước thải sinh hoạt.


MỤC LỤC
Trang

Danh mục các chữ viết tắt


vii

Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình

ix

Danh mục các phụ lục

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

3

1.3.1. Phạm vi thời gian

3

1.3.2. Phạm vi không gian

3

1.3.3. Phạm vi nội dung

3

1.4. Cấu trúc của khóa luận

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

5

2.1. Tổng quan các nghiên cứu áp dụng phương pháp chi phí cơ hội biên MOC


5

2.1.1. Giá chi phí cơ hội biên cho nhà máy than nhiệt điện ở các thành phố ven
biển Trung Quốc: trường hợp nhà máy than nhiệt điện Mawan ở Shenzhen, tỉnh
Guangdong ( Zhang Shiqiu và Duan Yanxin, 1999)

5

2.1.2. Giá sử dụng nước ngầm cho công nghiệp tại thủ đô Manila, Philippines
9

(Ebarvia, 1997)
2.2. Tổng quan về địa bàn thị xã Bến Tre

11

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

11

2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội

13

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

16

3.1. Cơ sở lý luận


16

3.1.1. Một số khái niệm liên quan đến tài nguyên nước

16

3.1.2. Cơ sở lý luận chung về Giá Chi phí cơ hội biên (MOC)

17

v


3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

22

3.2.1. Tìm hiểu hiện trạng cung cấp và sử dụng nước sinh hoạt tại thị xã
Bến Tre

22

3.2.2. Mô tả hiện trạng thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt

23

3.2.3. Xác định giá nước sinh hoạt bằng phương pháp chi phí cơ
hội biên (MOC)


23

3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

29

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

30

4.1. Hiện trạng cung cấp và sử dụng nước sinh hoạt tại thị xã Bến Tre

30

4.1.1. Tình hình cung cấp nước sinh hoạt

30

4.1.2. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt của nhân dân thị xã Bến Tre

32

4.2. Hiện trạng thu gom và xử lý nước sinh hoạt

32

4.3. Xác định các nhân tố cấu thành nên chi phí cơ hội biên (MOC) cho nước
34

sinh hoạt

4.3.1. Chi phí sản xuất biên (MPC)

34

4.3.2. Chi phí sử dụng biên (MUC)

37

4.3.3. Chi phí môi trường biên (MEC)

41

4.3.3.1. Chi phí môi trường biên liên quan đến tụt mực nước ngầm (MEC1) 41
4.3.3.2. Chi phí môi trường biên liên quan đến nước thải sinh hoạt (MEC2) 50
4.4. Giá chi phí cơ hội biên cho nước sinh hoạt

53

4.5. So sánh giá nước sinh hoạt vừa tính với đơn giá nước hiện tại

54

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

56

5.1. Kết luận

56


5.2. Kiến nghị

57

5.2.1. Đối với các cơ quan chức năng

57

5.2.2. Đối với người dân

58

TÀI LIỆU THAM KHẢO

59

PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CP

Chi phí

GTGT

Giá trị gia tăng


MEC

Chi phí môi trường biên

MOC

Chi phí cơ hội biên

MUC

Chi phí sử dụng biên

PV

Hiện giá

SL

Sản lượng

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TNMT


Tài nguyên môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Chi Phí Sản Xuất Biên Của Nhà Máy Nước Ngầm

35

Bảng 4.2. Chi Phí Sản Xuất Biên Của Nhà Máy Nước Mặt Theo Công Thức AIC

39

Bảng 4.3. Một Số Đặc Điểm Kinh Tế - Xã Hội Của Người Được Phỏng Vấn

41

Bảng 4.4. Lý Do Duy Trì Sử Dụng Nước Giếng

42

Bảng 4.5. Nhận Thức Về Hiện Tượng Tụt Giảm Mực Nước Giếng

43


Bảng 4.6. Nhận Xét Của Người Dân Về Nước Giếng

43

Bảng 4.7. Đánh Giá Mức Độ Tụt Giảm Mực Nước Giếng

44

Bảng 4.8. Tóm Tắt Chi Phí Thiệt Hại Trong Năm

45

Bảng 4.9. Chi Phí Xử Lý Nước

45

Bảng 4.10. Chi Phí Mua Nước Bình

46

Bảng 4.11. Chi Phí Khoan Mới, Khoan Thêm, Đào Thêm

46

Bảng 4.12. Chi Phí Tiền Điện Gia Tăng Do Thời Gian Bơm Nước Lâu Hơn

47

Bảng 4.13. Chi Phí Môi Trường Biên MEC1 Qua Các Năm


49

Bảng 4.14. Chi Phí Sản Xuất Biên Của Nhà Máy Xử Lý Nước Thải Theo Công Thức
51

AIC

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Nguồn Nước Sinh Hoạt Của Nhân Dân Thị Xã Bến Tre

32

Hình 4.2. Sơ Đồ Quy Trình Xử Lý Sơ Bộ Nước Thải Sinh Hoạt Tại Thị Xã Bến Tre

33

Hình 4.3. Tỷ Lệ Chi Phí Đầu Tư Và Chi Phí Hoạt Động Trong Chi Phí Sản Xuất Biên
Của Nhà Máy Nước Ngầm

36

Hình 4.4. Sơ Đồ Dây Chuyền Công Nghệ Xử Lý Nước Của Nhà Máy Nước Mặt

38


Hình 4.5. Tỷ Lệ Chi Phí Đầu Tư Và Chi Phí Hoạt Động Trong Chi Phí Sản Xuất Biên
40

Của Nhà Máy Nước Mặt
Hình 4.6. Tỷ Lệ Chi Phí Đầu Tư Và Chi Phí Hoạt Động Trong Chi Phí Sản Xuất Biên
Của Nhà Máy Xử Lý Nước Thải

52

Hình 4.7. Giá MOC Dao Động Qua Các Năm

53

Hình 4.8 Tỷ Lệ Các Nhân Tố Cấu Thành Nên Giá Chi Phí Cơ Hội Biên Của Nước
54

Sinh Hoạt Năm 2013

ix


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Chỉ Tiêu Chất Lượng Nước Cấp Sinh Hoạt
Phụ lục 2: Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề
Nước là một yếu tố tự nhiên có liên quan trực tiếp đến sự sống trên trái đất.
60% 70% trọng lượng các sinh vật sống là nước. Hơn nữa, nước còn là tài nguyên
không thể thiếu trong sản xuất và tiêu thụ. Nước cần thiết đối với các nhu cầu thiết yếu
trong cuộc sống như ăn uống, tắm giặt, tưới tiêu,… Mặc dù Việt Nam được đánh giá là
quốc gia có trữ lượng nước dồi dào với hệ thống sông ngòi dày đặc nhưng gần đây
nguồn nước ngày càng suy thoái nghiêm trọng. Nguồn nước mặt đang phải đối diện
với ô nhiễm còn nước ngầm thì ngày càng cạn kiệt.
Sự suy thoái, cạn kiệt nguồn nước ngầm là tình trạng chung của cả nước hiện
nay. Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Mực
nước ngầm tại ĐBSCL tụt giảm rất mạnh do việc khai thác quá mức và gần như là
không thể kiểm soát được. Hậu quả là mực nước ngầm trong khu vực này đã tụt giảm
từ 12 – 15 m. Hầu hết các đô thị ở ĐBSCL đều sử dụng hoàn toàn nước ngầm cho sinh
hoạt. Không những thế người dân Đồng bằng sông Cửu Long còn sử dụng nước ngầm
tưới lúa, hoa màu và nuôi thủy sản. Ước tính tổng lượng nước ngầm hiện đang khai
thác sử dụng toàn vùng khoảng 1 triệu m3/ngày nhưng hầu hết các địa phương trong
vùng đều chưa có quy hoạch khai thác, sử dụng, bảo vệ nước ngầm. Nếu không có các
biện pháp cấp bách ngay từ bây giờ thì mực nước ngầm tại nhiều tỉnh Đồng bằng sông
Cửu Long sẽ xuống tới mực nước chết vào năm 2014 ().
Mấy năm gần đây, cùng với tốc độ gia tăng dân số, đô thị hóa nhanh chóng, nhu
cầu sử dụng nước của thị xã Bến Tre cũng ngày một gia tăng. Chính điều này đã góp
phần làm cho tài nguyên nước ngầm trở nên khan hiếm hơn. Nguồn nước mặt tại thị xã
chất lượng không tốt, thường nhiễm mặn vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4 do đó nước
ngầm được xem như là một nguồn tài nguyên tiềm năng cho sự cung cấp rẻ và an toàn


hơn. Thế nhưng một thực trạng dễ nhận thấy là nguồn nước ngầm bị khai thác bừa bãi
và sử dụng tràn lan. Vì vậy nếu không có biện pháp quản lý kịp thời thì có thể trong
tương lai Thị xã Bến Tre sẽ thiếu nước ngầm phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Do đó để sử

dụng nguồn nước ngầm hiệu quả, bền vững, tránh được nguy cơ cạn kiệt đòi hỏi phải
có chính sách quản lý kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả. Một trong những chính sách
quản lý đó là đưa ra mức giá tối ưu về mặt kinh tế và xã hội để tránh tình trạng sử
dụng lãng phí, góp phần bảo tồn nguồn nước ngầm.
Thực tế đó đòi hỏi phải xác định lại giá nước cho sinh hoạt tại Thị xã Bến
Tre.Vì hiện nay là giá nước ngầm chưa phản ánh được giá trị thật sự của tài nguyên.
Giá nước thường thấp hơn giá trị kinh tế của nó. Hiện tai, giá nước sinh hoạt tại Thị xã
Bến Tre là 4.100 đồng/m3. Việc định giá thấp không chỉ dẫn đến tình trạng lãng phí tài
nguyên, chất lượng nước không đảm bảo mà còn gây nên tình trạng phân phối dịch vụ
kém hiệu quả đến với người sử dụng. Giá cả đóng vai trò là công cụ để đạt được sự
phân phối có hiệu quả nhất là khi nước ngầm trở nên khan hiếm. Thế nhưng, một câu
hỏi được đặt ra là: Giá nước “tính đúng tính đủ” cho sinh hoạt tại Thị xã Bến Tre là
bao nhiêu?
Với mong muốn tìm lời đáp cho những câu hỏi trên, tôi tiến hành thực hiện đề
tài nghiên cứu “Xác định giá chi phí cơ hội biên cho nước sinh hoạt tại thị xã Bến
Tre, tỉnh Bến Tre”. Hy vọng kết quả của nghiên cứu này sẽ giúp ích cho công tác
quản lý tài nguyên nước, tránh được các nguy cơ liên quan đến tài nguyên nước trong
tương lai.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Xác định giá nước sinh hoạt tại thị xã Bến Tre bằng phương pháp chi phí cơ hội
biên (MOC).
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu hiện trạng cung cấp và sử dụng nước sinh hoạt tại thị xã Bến Tre.
- Tìm hiểu hiện trạng thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay.
- Tính giá nước sinh hoạt.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước
ngầm.
2



1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
1.3.1. Phạm vi thời gian
Đề tài thực hiện trong khoảng thời gian từ 2/03/2009 đến 20/06/2009, tiến độ
thực hiện cụ thể như sau:
- Từ 2/03/2009 - 2/04/2009: Tổng quan các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên
cứu. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm để khi tiến hành được thuận lợi, ít gặp
sai sai sót hơn.
- Từ 5/04/2009 – 15/04/2009: Thiết kế bảng câu hỏi và điều tra thử
- Từ 18/04/2009 – 08/05/2009: Tiến hành thu thập số liệu tại địa bàn nghiên
cứu: thu thập số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội, thực trạng
cung cấp và sử dụng nước, tình hình xử lí nước thải sinh hoạt... Sau đó tiến hành điều
tra phỏng vấn các hộ gia đình.
- Từ 11/05/2009 – 10/06/2009: Nhập số liệu, phân tích và xử lý số liệu. Sau đó
tiến hành viết nội dung hoàn chỉnh cho luận văn
- Từ 10/06/2009 – 20/06/2009: Xem xét, chỉnh sửa lại luận văn trước khi nộp.
1.3.2. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện trên địa bàn thị xã Bến Tre và xã Hữu Định huyện Châu
Thành. Số liệu thứ cấp được thu thập từ các phòng ban có liên quan. Số liệu sơ cấp
được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp người dân tại xã Hữu Định huyện Châu
Thành.
1.3.3. Phạm vi nội dung
Do hạn chế về mặt thời gian nên đề tài nghiên cứu chỉ tập trung vào một số nội
dung chính sau đây:
• Tìm hiểu hiện trạng cung cấp và sử dụng nước sinh hoạt.
• Tìm hiểu tình hình thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt.
• Tính toán giá nước sinh hoạt.
• So sánh giữa giá vừa tính với bảng biểu giá nước hiện tại.
• Đồng thời, đề tài cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm khai thác và sử
dụng hiệu quả hơn tài nguyên nước tại địa bàn thị xã Bến Tre.

1.4. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận gồm 5 phần:
3


Phần 1 khóa luận sẽ trình bày sự cần thiết của đề tài từ đó đặt ra các mục tiêu
nghiên cứu mà đề tài hướng đến. Do giới hạn về mặt thời gian nên đề tài chỉ hướng
đến những nội dung chính cũng như giới hạn lại phạm vi nghiên cứu.
Phần 2 khóa luận đi vào giới thiệu tổng quan về tài liệu tham khảo. Đó là những
nghiên cứu đã thực hiện trước đây liên quan đến đề tài mà tác giả đang nghiên cứu.
Bên cạnh đó phần tổng quan cũng trình bày về điều kiện tự nhiên kinh tế, kinh tế, xã
hội của thị xã Bến Tre.
Phần 3 sẽ đi vào trình bày cụ thể nội dung và phương pháp nghiên cứu. Nhằm
giúp người đọc hiểu khóa luận một cách dễ dàng tác giả sẽ trình bày một số khái niệm
về lĩnh vực nghiên cứu, các chỉ tiêu sử dụng và phương pháp để tiến hành nghiên cứu.
Phần 4 sẽ trình bày kết quả nghiên cứu đạt được bao gồm: tình hình cung cấp
và sử dụng nước sinh hoạt của người dân tại thị xã, tình hình xử lý nước thải sinh hoạt
và tính giá nước.
Phần cuối cùng là phần tổng hợp các kết quả nghiên cứu và đưa ra những kiến
nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguồn tài nguyên nước.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan các nghiên cứu áp dụng phương pháp chi phí cơ hội biên MOC
2.1.1. Giá chi phí cơ hội biên cho nhà máy than nhiệt điện ở các thành phố ven
biển Trung Quốc: trường hợp nhà máy than nhiệt điện Mawan ở Shenzhen, tỉnh

Guangdong ( Zhang Shiqiu và Duan Yanxin, 1999)
Giá đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối tài nguyên. Giá là một công
cụ đem lại sự phân phối tài nguyên hiệu quả hơn đồng thời nó cũng là một hình thức
phản ánh không những chi phí sản xuất mà còn chi phí sử dụng và chi phí môi trường.
Vì vậy giá điện (MOC) ở nhà máy than nhiệt điện Mawan nên bao gồm MPC ( chi phí
sản xuất biên), MUC (chi phí sử dụng biên) và MEC (chi phí môi trường biên).
MUC trong nghiên cứu này không có ý nghĩa vì trữ lượng than tại Trung Quốc
là vô cùng phong phú.
MEC là chi phí môi trường liên quan tới sản xuất và tiêu thụ điện . Nó bao gồm
chi phí thiệt hại môi trường trong quá trình sản xuất điện (MEC1) và chi phí môi
trường liên quan đến tiêu thụ điện (MEC2). Vì giá điện trong nghiên cứu này là giá tại
nhà máy, nên MEC chỉ bao gồm chi phí môi trường trong sản xuất (MEC1).
Vì vậy giá điện tại nhà máy trong nghiên cứu này được trình bày trong công
thức sau:
P = MOC = MPC + MEC = MPC + MEC1 [1]
Định giá thiệt hại môi trường
• Lựa chọn cách định giá thiệt hại môi trường:
Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã lựa chọn phương pháp ước lượng thiệt hại
từ mối quan hệ giữa nồng độ chất ô nhiễm và những tác động lên môi trường. Lý do
lựa chọn là:


+ Có sẵn đầy đủ dữ liệu và thông tin về nguồn ô nhiễm và mô hình khuếch tán
ô nhiễm từng được giới thiệu ở những nghiên cứu trước.
+ Có sẵn thông tin về mối quan hệ liều lượng ô nhiễm của những tác động môi
trường.
+ Những ảnh hưởng môi trường có thể được quy ra thành tiền.
• Các bước trong quy trình đánh giá MEC1:
Bước 1:Xác định các chất gây ô nhiễm và quá trình phát tán, phân biệt kiểu
và quy mô những tác động môi trường liên quan

Ở bước này, các nguồn ô nhiễm và cường độ phát tán được xác định dựa vào
thông tin nhiên liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất. Dùng những nghiên cứu có
sẵn, từ đó những tác động môi trường được phân biệt. Sau khi kết hợp những thông tin
này ta có thể xác định được các nhân tố và các tác động tiềm năng, chúng sẽ được định
lượng trong nghiên cứu này.
Bước 2: Phân biệt và đánh giá những thay đổi chất lượng môi trường
Dựa trên những tài liệu đã có cũng như những mô hình phân tán, những thay
đổi (incremental change) của từng chất ô nhiễm trong môi trường sẽ được tính toán.
Nồng độ chất ô nhiễm i trong mỗi vùng ảnh hưởng k được tính theo công thức :
ΔCik = Aik + Qi
Trong đó:
ΔCik – nồng độ tăng thêm của chất ô nhiễm i trong vùng ảnh hưởng k
Aik – hệ số vận chuyển chất ô nhiễm i trong vùng ảnh hưởng k
Qi – nồng độ chất ô nhiễm i
Aik là thông số được xác định bằng mô hình phân tán khí quyển. Giá trị
đó tùy thuộc vào loại chất ô nhiễm i cũng như vị trí, những đặc điểm địa
hình và điều kiện khí tượng của vùng ảnh hưởng k.
Bước 3: Tính toán những thiệt hại vật chất do các chất ô nhiễm gây ra bằng
cách thiết lập mối quan hệ liều ảnh hưởng.
Những nghiên cứu trước cho thấy rằng các mối quan hệ liều ảnh hưởng của các
chất ô nhiễm có dạng những đường cong khác nhau. Mặc dù hấu hết các hàm Dijk là
phi tuyến, để tính toán đơn giản, trong nghiên cứu này sử dụng hàm tuyến tính cho
việc mô phỏng Dijk ở các cấp nồng độ xác định.
6


Hàm liều lượng ảnh hưởng dạng tuyến tính được sử dụng trong nghiên cứu này
được trình bày ở công thức sau:
Dij = D(ΔCi)
Dijk = Bij x ΔCik x Tijk


Cik >= Ci0

Dijk = 0

Cik < Ci0

Trong đó,
Dij – thiệt hại j gây bởi chất ô nhiễm j
Dijk – thiệt hại j trong vùng ảnh hưởng k gây bởi chất ô nhiễm i
ΔCik – thay đổi nồng độ chất ô nhiễm i trong vùng ảnh hưởng k
Ci0 – ngưỡng thiệt hại gây bởi chất ô nhiễm i
Bij – hệ số liều lượng ảnh hưởng trong chất ô nhiễm i tác động j
Tijk – số lượng yếu tố cảm nhận trong vùng ảnh hưởng đối với tác độ j gây bởi
chất ô nhiễm i
Bước 4: Định giá trị thiệt hại trong vùng tối thiểu được định nghĩa trên
Phương pháp định giá trị cho các dạng thiệt hại khác nhau sẽ thay đổi tùy thuộc
vào những đặc điểm của thiệt hại. Có nhiều kỹ thuật định giá đã được phát triển từ lâu.
Tuy nhiên vì giới hạn của thông tin và dữ liệu hiện tại, nên phương pháp “chuyển lợi
ích’ (benefit transfer technology) được sử dụng trong nghiên cứu này. Đồng thời tác
giả sử dụng những kết quả nghiên cứu ở Trung Quốc cũng như các nước trên thế giới.
Công thức để tính toán thành tiền những thiệt hại:
Eijk = Pij x Dijk [5]
Trong đó,
Eijk – giá trị bằng tiền của tác động j trong vùng ảnh hưởng k gây bởi chất ô
nhiễm i
Pij – giá trị bằng tiền của tác động j gây bởi chất ô nhiễm i trong một năm
Dijk – thiệt hại j trong vùng ảnh hưởng k gây bởi chất ô nhiễm i
Bước 5: Kết luận và phân tích những kết quả tính toán
Công thức tính tổng những tổn phí ảnh hưởng :

E = ∑∑∑ [ Pij * ( Aik * Qi ) * Bij * Tijk ]
i

j

k

Trong đó:
7


E – tổng giá trị bẳng tiền thiệt hại môi trường hàng năm do quá trình sản
xuất điện
• Thiết kế mô hình GDMOD
Như được đề cập ở trên, MEC1 là tổn phí môi trường phát sinh trong quá trình
sản xuất điện. Để đánh giá được MEC1, tác giả thiết kế mô hình GDMOD.
Mô hình GDMOD là đơn giản giá trị những thiệt hại môi trường. Mô hình được
phát triển dựa trên những đặc điểm ô nhiễm sinh ra từ dự án than nhiệt điện. Quy trình
sản xuất và phân loại các chất ô nhiễm được đơn giản hóa cho các dự án điện khác
nhau và vì vậy nó dễ dàng xác định nồng độ khuyếch tán chất ô nhiễm. Bên cạnh đó,
sự vận chuyển và phát tán chất ô nhiễm được tiếp thu rất tốt và có nhiều mô hình số có
sẵn.
• Phân loại những thiệt hại ô nhiễm từ dự án điện
Dự án than nhiệt điện phát thải ra nhiều chất ô nhiễm khác nhau mà khi chúng
được phóng thích ra môi trường thì gây tác động đến sức khỏe, sự hưởng thụ của con
người và nhiều dạng khác trong cuộc sống. Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả chỉ
tính toán thiệt hại của các chất ô nhiễm đối với:
+ Sức khỏe con người.
+ Sự tiện nghi của con người
+ Tài nguyên môi trường

Các loại chất ô nhiễm đó gồm có: PM-10, Ozon, Thủy ngân và chì, bức xạ, một
số khí độc hại gây ung thư bao gồm: As, Be, Cd, Cr, Nickel, và POMs-BaP đặc biệt là
SO2
Ngoài ra, thiệt hại do ô nhiễm nước thải cũng được định giá. Nước thải từ nhà
máy điện Mawan chủ yếu gồm nước thảy sinh hoạt, nước rửa thải, nước thải từ công
đoạn dội rữa tro, nước thải nhiệt độ. Nước thải đã được xử lí cơ bản trước khi thải ra
môi trường. Tuy nhiên, một số kim loại nặng và độc chất trong nước rửa thải và từ ao
tro có thể có những tác động đến môi trường và rất khó để định lượng những tác động
này. Lượng lớn nước thải nhiệt được thải ra có thể có những tác động đến hệ sinh thái
biển. Trong nghiên cứu này, tác sử dụng chi phí xử lí (bên ngoài nhà máy) để đánh giá
cho phí môi trường của sự ô nhiễm nước thải. Đặc biệt, tc giả sử dụng chi phí xử lí thứ
cấp của nước thải đô thị để tính toán phí tổn của nước thải từ nhà máy điện Mawan.
8


Tính toán giá chi phí cơ hội biên (MOC)
• Tính toán chi phí sản xuất biên (MPC) bằng cách áp công thức AIC (average
incremental cost)
• Chi phí môi trường được tổng hợp từ tất cả các chi phí thiệt hại trên, và tương
ứng với sản lượng điện được sản xuất qua các năm, tác giả cũng tính được chi
phí môi trường biên (MEC1) theo công thức: PV chi phí tăng thêm/PV sản lượng
tăng thêm
Kết quả nghiên cứu
Phí tổn của những thiệt hại môi trường là nhân tố chính dẫn tới sự bóp méo giá
và ước tính 2.9-5.2% giá điện tại nhà máy hiện nay. Việc đưa những phí tổn này và chi
phí sản xuất điện hiện tại ở nhà máy Mawan, khoảng 0.31 yuan/kWh, được hợp thức
hóa thì gia điện nên tăng từ 0.325 yuan/kWh thành 0.337 yuan/kWh, điều này sẽ làm
gia tăng giá thành sản xuất điện 4.8-8.7%.
2.1.2. Giá sử dụng nước ngầm cho công nghiệp tại thủ đô Manila, Philippines
(Ebarvia, 1997)

Nguồn nước ngầm tại đây đang bị đe dọa bởi hiện tượng nhiễm mặn, ô nhiễm
và nhất là đang dần cạn kiệt do nhu cầu về nước ngày càng tăng và nhanh hơn khả
năng cung cấp nước của nhà máy và do tốc độ gia tăng dân sô, đô thị hóa và nhập cư
về thủ đô Manila, Philipines. Thêm vào đó khoảng 82% khu vực công nghiệp sử dụng
nguồn nước ngầm. Giá nước đưa ra dựa vào giá chi phí trung bình và giá chi phí biên
và chi phí cơ hội thường không được tính đến. Hơn nữa nhiều ngành công nghiệp tự
cung cấp nước. Do đó, họ cũng không phụ thuộc vào bảng biểu giá nước. Vì vậy số
lượng nước sử dụng quá mức dẫn đến ô nhiễm. Việc xác định một mức giá tối ưu về
mặt xã hội bằng với chi phí cơ hội biên (MOC) sẽ làm nổi bật lên mối quan hệ giữa sự
cạn kiệt của nguồn tài nguyên và các tác động lên nền kinh tế. Sự ước lượng chi phí cơ
hội biên (MOC) không chỉ giải quyết nhu cầu sử dụng nước của khu vực công nghiệp
mà còn xác định sự kết hợp đúng đắn giữa giá cả - tài chính - các công cụ qui định
nhằm đem lại hiệu quả sử dụng cho tài nguyên nước ngầm.
Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã tập trung vào một số nội dung chủ yếu đó
là: Ước tính nhu cầu sử dụng nước cho công nghiệp, tính giá chi phí cơ hội biên cho
nước ngầm, giá chi phí cơ hội biên cho nhà máy nước thủ đô.
9


• Hàm cầu nước của các nhà máy “tự cung cấp” đã được ước lượng:
Log W = -3.693 – 0.798* log Pw + 0.79* log Y – 1.613* S
Trong đó:
W là số lượng nước lấy vào
Pw là giá nước
Y là sản lượng
S là biến giả thể hiện loại nguồn nước (nước ngầm hay nguồn nước
khác)
• Ước tính MOC của nước ngầm
Chi phí cơ hội biên (MOC) bao gồm: chi phí sản xuất biên (MPC), chi phí sử
dụng biên (MUC), chi phí môi trường biên liên quan đến việc khai thác quá mức tài

nguyên (MEC1), chi phí môi trường biên liên quan đến nước thải (MEC2). Do đặc
điểm nguồn nước ngầm khác nhau theo từng khu vực nên tác giả đã chia địa bàn
nghiên cứu ra thành hai khu vực: Khu vực A với trữ lượng nước ngầm thấp, có hiện
tượng nhiễm mặn, công suất bơm cao; Khu vực B công suất máy bơm vừa phải, không
bị nhiễm mặn.
Tác giả tính toán MPC bằng cách áp dụng công thức AIC.
Đối với MEC1 lại phân chia ra làm hai loại: MEC1a là ảnh hưởng tụt mức nước
ngầm, MEC1b là ảnh hưởng của sự nhiễm mặn. Ảnh hưởng tụt giảm mực nước ngầm
thể hiện ở sự giảm sút hiệu suất của máy bơm, do đó áp dụng công thức AIC để ước
tính. Còn đối với ảnh hưởng nhiễm mặn, chi phí ngoại tác biên được ước lượng trong
giới hạn của vòng đời và hiệu suất của giếng.
Chi phí ngoại tác liên quan đến nước thải công nghiệp cũng được tính toán và
nó tương đương với chi phí giảm thải ô nhiễm. Hàm chi phí giảm thải dạng CobbDouglas có dạng:
C = ea Pb Dc
Trong đó C là tổng chi phí giảm thải, D và P lần lượt là số lượng nước thải và
nồng độ chất ô nhiễm. Chi phí biên của một đơn vị thay đổi trong chất lượng nước:
∂C
= e a bP b −1 D c
∂P

10


Chi phí sử dụng biên (MUC) cũng được tính toán theo hai trường hợp: trường
hợp thứ nhất , tài nguyên nước cạn kiệt khi giả định rằng tỉ lệ khai thác nước không
kiểm soát được. Trường hợp thứ hai giả sử rằng có một chính sách bảo tồn nguồn nước
được đưa ra buộc các nhà máy kiểm soát tỉ lệ lấy nước và thêm vào đó là sử dụng một
nguồn nước thay thế. Cách tính MUC cũng không quá phức tạp khi nguồn nước thay
thế có thể là: nước do nhà máy nước thủ đô cung cấp, nước mua từ xe bồn..
• Ước tính MOC của Nhà máy nước thủ đô

MOC cho nhà máy nước thủ đô cũng được tính tương tự như MOC nước ngầm.
Sau khi có các kết quả tính toán, MOC của nhà máy nước thủ đô được so sánh
với biểu giá nước hiện tại. Đồng thời nó cũng được so sánh với MOC của nước ngầm
để đánh giá chương trình tối thiểu hóa chi phí. Kết quả tính toán MOC cho những
trường hợp khác nhau cho thấy việc tiếp tục sử dụng nước ngầm như nguồn cung
chính tại mỗi khu vực là có nên hay không, sử dụng nguồn nước nào có thể đạt đến
mục tiêu tối thiểu hóa chi phí.
2.2. Tổng quan về địa bàn thị xã Bến Tre
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lí
Thị xã Bến Tre nằm ở tạo độ 10011’15” đến 10016’20” vĩ độ Bắc, từ
106019’30” đến 106026’20” kinh độ Đông. Phía bắc và tây bắc giáp huyện Châu
Thành, phía đông và đông nam giáp huyện Giồng Trôm, phía tây và tây nam giáp sông
Hàm Luông.
b) Tổ chức hành chính
Thị xã Bến Tre là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Bến Tre. Trước
năm 1975 có tên là Trúc Giang. Thị xã nằm ven sông Bến Tre, sông này đổ ra sông
Hàm Luông. Thị xã Bến Tre có diện tích 6.742,11 ha, dân số khoảng 143.312 người,
gồm 9 phường: phường 1, phường 2, phường 3, phường 4, phường 5, phường 6,
phường 7, phường 8, phường Phú Khương và 6 xã: Sơn Đông, Mỹ Thạnh An, Phú
Nhuận, Nhơn Thạnh, Bình Phú và Phú Hưng. Mật độ dân số là 1825 người/km².
Thị xã được Bộ xây dựng ký quyết định công nhận là Đô thị loại III vào ngày
09/08/2007.Thị xã đang phấn đấu để đến năm 2010 trở thành thành phố trực thuộc
tỉnh.
11


c) Địa hình
Vì nằm trong châu thổ bồi lắng phù sa mới của sông Cửu Long trên nền phù sa
cổ, địa hình nhìn chung tương đối bằng phẳng với hệ thống sông rạch chằng chịt,

khuynh hướng thấp dần từ hướng Tây Bắc - Đông Nam, cao độ từ (+1,6 m) đến (+1,7
m), là vùng đất nổi phù sa trên nền đất thấp.
d) Khí hậu:
Thị xã Bến Tre mang khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiệt độ trung bình tương
đối cao và ổn định, ánh sáng dồi dào, lượng mưa lớn, lượng mưa trung bình hằng năm
từ 1.210 mm – 1.500 mm. Khí hậu có hai mùa: mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 lượng
mưa từ 2% - 6% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 5 đến tháng 11, lượng
mưa từ 94 -98% tổng lượng mưa cả năm.
Nhiệt độ trung bình: 27,30C, nhiệt độ thấp nhất là 23,10C, nhiệt độ cao nhất là
35,80C.
Độ ẩm không khí:
Độ ẩm trung bình năm khoảng 84,33 %, cao nhất vào tháng 7 (88%), thấp nhất
vào tháng 4 (78%). Tổng số giờ nắng cao khoảng 2650 giờ, cao nhất vào mùa khô,
thấp nhất vào mùa mưa.
Chế độ gió
Thị xã Bến Tre chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ tháng 12 đến tháng 4
năm sau và gió mùa tây nam từ tháng 5 đến tháng 11, giữa 2 mùa gió tây nam và đông
bắc là 2 thời kỳ chuyển tiếp có hướng gió thay đổi vào các tháng 11 và tháng 4 tạo nên
2 mùa rõ rệt. Mùa gió đông bắc là thời kỳ khô hạn, mùa gió tây nam là thời kỳ mưa
ẩm.
e) Sông ngòi:
Thị xã Bến Tre là vùng đất nổi trên vùng thấp được bao bọc bởi sông Hàm
Luông về phía Tây, sông Bến Tre về phía Nam, kênh Chẹt Sậy về phía Đông. Khu vực
nội ô có rạch Cái Cá, rạch Cá Lóc, rạch Kiến Vàng, rạch Gò Đàng. Do vị trí nằm ở
khu vực hạ lưu của hệ thống sông Cửu Long, giáp với Biển Đông, thị xã chịu ảnh
hưởng bởi chế độ bán nhật triều, các con sông ở Bến Tre tiếp nhận nguồn nước từ Biển
Hồ đổ về và chịu tác động trực tiếp nguồn nước Biển Đông do thủy triều đẩy vào.

12



Địa bàn thị xã Bến Tre có 26 kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài trên 36
km. Riêng khu vực nội thị có 14 kênh rạch với tổng chiều dài 17 km.
f) Các nguồn tài nguyên:
- Tài nguyên đất: Ở thị xã Bến Tre gồm 2 nhóm đất chính: nhóm đất nông nghiệp và
nhóm đất phi nông nghiệp. Trong đó nhóm đất nông nghiệp có diện tích 4.819,8 ha
(chiếm tỷ lệ 71,49%), nhóm đất phi nông nghiệp có diện tích 1.992,31 ha (chiếm
28,5%).
- Tài nguyên nước:


Nước mặt:

Sông Hàm Luông chiều dài khoảng 72 km, chảy qua thị xã dài 6,1 km có lòng
sông rộng và sâu, lưu lượng mùa lũ là 3360 m3/ giây, mùa kiệt khoảng 828 m3/ giây.
Ngoài ra còn nhiều kênh rạch chính nối các sông lớn với nhau thành một mạng lưu
thông chằn chịt: kênh Chạt Sậy. rạch Cái Cá, rạch Cá Lóc, rạch Kiến Vàng, rạch Gò
Đàng.
Sông Bến Tre đoạn chảy qua thị xã dài 7,8 km, đây là nhán sông chính nối liền sông
Tiền và sông Hàm Luông và tác động phần lớn lên địa bàn thị xã.


Nước ngầm:

Nước giồng cát: được hình thành do quá trình thấm lọc nước mưa tích tụ
trong lòng đất cát. Ở thị xã nước giồng cát nhiều trong các khu vực Phú Hưng, Bình
Phú.
Nước tầng nông: không có khả năng phục vụ cho nhu cầu ăn uống và sinh
hoạt.
Nước tầng sâu: khu vực thị xã diễn biến khá phức tạp về diện tích và chiều

sâu.
2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
a) Tình hình kinh tế
Đây là nơi có nền kinh tế phát triển nhất tỉnh, các xí nghiệp may mặc, chế biến
thực phẩm tập trung chủ yếu tại Phường 8 và Phường Phú Khương. Đến năm 2010,
Thị xã Bến Tre sẽ chính thức trở thành thành phố trực thuộc tỉnh, song song đó, hiện
tại Siêu thị Coopmart Bến Tre đã hoàn thành và đáp ứng nhu cầu mua sắm người dân,
các khách sạn Hàm Luông 3 sao (đã hoàn thành), Việt Úc 5 sao, đang được xây dựng.
13


Dự đoán trong không xa, "thành phố Bến Tre" sẽ có thu nhập trên 1500 USD
người/năm.
Thực hiện chỉ tiêu kế họach của Ủy ban nhân dân tỉnh và Nghị quyết Hội đồng
nhân dân Thị xã về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2009, ngày từ đầu năm
Ủy ban nhân dân Thị xã đã triển khai giao chỉ tiêu nhiệm vụ cho các ngành và địa
phương. Kết quả đạt được trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội Thị xã như sau:
Họat động thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển; trong quí có 29 doanh
nghiệp và 134 hộ kinh doanh dịch vụ cá thể được cấp giấy chứng nhận kinh doanh, so
với cùng kỳ số hộ cá thể tăng 20,9%.
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển; giá trị sản xuất
khu vực doanh nghiệp tăng 14,3%, khu vực cá thể giảm 19,2%. Giá trị một số mặt
hàng tăng khá như: may mặc xuất khẩu tăng 14,4%, cát khai thác tăng 21,9%, thủy sản
chế biến tăng 16,2%... một số mặt hàng giảm như kẹo dừa giảm 15,8%, cơm dừa nạo
sấy giảm 15,8%...
Cơ cấu kinh tế của thị xã Bến Tre trong những năm qua có sự chuyển dịch
nhanh và mạnh theo hướng tăng tỷ trọng thương mai – dịch vụ và công nghiệp – xây
dựng. Năm 2007, GDP bình quân đầu người đạt trên 1.267 USD/năm, đời sống nhân
dân được cải thiện đáng kể cả về vật chất lẫn tinh thần. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
bình quân (2003-2007) là 14,6%.

b) Tình hình dân số - lao động – xã hội
Quy mô dân số tính đến 31/12/2007 là 143.312 người (dân số thường trú
117.407 người, dân số tạm trú quy đổi 25.905 người). Trong đó dân số nội thành:
93.810 người, dân số ngoại thành: 49.502 người. Tỷ lệ tăng dân số năm 2007 là 1,04
%, trong đó tăng cơ học 0,41%, tăng tự nhiên là 0, 63 %.
Mật độ dân số nội thị là 6.872 người/km2.
Lao động: lao động trong độ tuổi toàn thị xã là 49.187 người/km2 chiếm 71%.
c) Tình hình cơ sở hạ tầng kĩ thuật
Nằm ở vị trí gần như trung tâm của tỉnh, với hệ thống giao thông thủy, bộ đặc
biệt thuận lợi, thị xã Bến Tre có đầy đủ những ưu thế để phát triển thành một trung tâm
chính trị, kinh tế và văn hóa của vùng đất cù lao có số dân 1.300.000 người. Từ thị xã,
tàu thuyền có thể đi thẳng một mạch đến thành phố Hồ Chí Minh, sang thành phố Mỹ
14


Tho, Cần Thơ hoặc đến các trung tâm kinh tế khác ở đồng bằng Nam Bộ, và có thể
ngược dòng sông Cửu Long đến tận Phnôm Pênh, thủ đô của nước Campuchia.
Hệ thống giao thông đô thị: mật độ đường chính trong đô thị giao thông khu
vực có chất lượng với đường trải nhựa được nâng lên, hiện đạt 4,2 km/km2. Các hẻm
được bê tông hóa, vỉa hè được nâng cấp khang trang sạch đẹp. Tỷ lện vận tải hành
khách công cộng đến năm 2007 đạt 8,2%. Toàn Thị xã có 15 công viên, 4 bồn binh.
Toàn đô thị có 7.099 cây xanh. Diện tích cây xanh đường phố là 159.580 m2, tỷ lệ
diện tích cây xanh trên đầu người đạt 7,9 m2/người.
Hiện nay, cơ sở hạ tầng trên địa bàn thị xã đang được tập trung đầu tư xây dựng
và nhiều công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng đã bước đầu tạo nên diện mạo cho
thị xã như: Quốc lộ 60 - tuyến tránh thị xã Bến Tre, Đại lộ Đồng Khởi (đây là 02 tuyến
đường rộng và đẹp nhất của thị xã Bến Tre nói riêng và tỉnh Bến Tre nói chung với 3,
4 làn xe, có dải phân cách giữa, cây xanh, chiếu sáng, vỉa hè); Đường Hùng Vương,
Đường Nguyễn Văn Tư, Cầu Bến Tre 2, Hồ Trúc Giang.


15


×