Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO PHƯỚC SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (732.79 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH
QUẢNG CÁO PHƯỚC SƠN

NGUYỄN THỊ CẨM PHI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, Trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Kế Toán Chi Phí Sản Xuất và
Tính Giá Thành Sản Phẩm tại Công Ty TNHH Quảng Cáo Phước Sơn” do Nguyễn Thị
Cẩm Phi, sinh viên khoá 31, ngành Kế toán, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
__________________

HUỲNH VŨ BẢO TRÂM
Giáo viên hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

`Ngày



tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Trước tiên con xin cảm ơn Cha Mẹ đã sinh thành dưỡng dục Con nên người.Và Con
xin gởi lời biết ơn đến những người thân đã luôn ủng hộ, động viên con trong suốt thời gian
qua.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, các Thầy Cô Trường Đại Học Nông
Lâm TP. Hồ Chí Minh, cùng toàn thể Thầy Cô khoa Kinh Tế đã truyền đạt cho em những
kiến thức quý báu, giúp em vững tin trên con đường học vấn và cả sự nghiệp trong tương lai.
Đặc biệt em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc Cô Huỳnh Vũ Bảo Trâm đã tận tình hướng dẫn em
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin trân trọng cảm ơn Giám Đốc Công Ty TNHH Quảng Cáo Phước Sơn đã tạo
điều kiện cho em được thực tập tại công ty. Em xin cảm ơn sự giúp đỡ của các Anh Chị trong
Phòng Kế Toán, Phòng Kinh Doanh cùng toàn thể nhân viên trong công ty. Và đặc biệt, em

xin chân thành cảm ơn Chị Võ Thị Thanh Quý – Kế Toán Tổng hợp của công ty đã tận tình
hướng dẫn và tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài của mình và đặc biệt là giúp em có được
những kiến thức bổ ích, kinh nghiệm quý báu phục vụ cho công việc trong tương lai của
mình.
Và cuối cùng, Tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người bạn đã sát cánh bên Tôi
trong suốt thời gian học tập tại Trường.
Xin chân thành cảm ơn!

TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 6 năm 2009.
Sinh viên
NGUYỄN THỊ CẨM PHI


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ CẨM PHI. Tháng 07 năm 2009. “Kế Toán Chi Phí Sản Xuất và
Tính Giá Thành Sản Phẩm tại Công Ty TNHH Quảng Cáo Phước Sơn”.
NGUYEN THI CAM PHI. July 2009. “Accounting Production Cost and

Unit Cost at Phuoc Son Advertising Company Limited”.
Trước hết, đề tài mô tả một cách khá rõ nét về tình hình thực tế của Công Ty TNHH
Quảng Cáo Phước Sơn và dựa trên việc trình bày có hệ thống các lý thuyết để làm cơ sở cho
việc phân tích, so sánh, hoàn thiện công tác kế toán thực tế tại Công ty.
Nội dung chính của đề tài là nghiên cứu, tìm hiểu tình hình thực tế về công tác
kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty TNHH Quảng Cáo

Phước Sơn trên cơ sở quan sát, tìm hiểu, mô tả, phân tích các quá trình tập hợp chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quy trình lưu chuyển chứng
từ, ghi sổ liên quan đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Bên
cạnh đó, đề tài đưa ra nhận xét và kiến nghị một số biện pháp hoàn thiện công tác kế toán
thực tế tại đơn vị, đồng thời đưa ra phương hướng nâng cao chất lượng công tác kế toán tại

đơn vị.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

x

Danh mục phụ lục

xi

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về công ty TNHH Quảng Cáo Phước Sơn

2.1.1. Hoàn cảnh ra đời
2.1.2.Đôi nét sơ lượt về công ty TNHH Quảng Cáo Phước Sơn:
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty
2.2. Tổ chức của bộ máy kế toán trong công ty
2.2.1.Nhiệm vụ cụ thể của từng nhân viên kế toán trong công ty:
2.2.2.Chế độ kế toán áp dụng tại công ty
2.3. Thuận lợi và khó khăn
2.3.1. Thuận lợi
2.3.2. Khó Khăn
CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1.Khái niệm và phân loại
3.1.2. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
3.1.3. Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
3.1.4.Tầm quan trọng của xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
3.2. Kế toán chi phí sản xuất
3.2.1. Kế toán chi phí NVL trực tiếp
3.2.3. Kế toán CP SX chung
3.2.4. Kế toán thiệt hại sản phẩm hỏng
3.2.5. Kế toán thiệt hại ngừng sản xuất
3.2.6. Kế toán tập hợp CP SX
3.2.7. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
3.3. Kế toán giá thành sản phẩm
3.3.1. Phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn)
3.3.2. Phương pháp hệ số
3.3.3. Phương pháp tỷ lệ
3.3.4. Phương pháp loại trừ chi phí
3.3.5. Phương pháp đơn đặt hàng
3.3.6. Phương pháp tổng cộng chi phí


1
1
1
2
2
2
4
4
4
4
4
5
7
7
8
10
10
10
11
11
11
11
12
12
13
13
13
18
24

25
25
29
30
30
30
30
30
31
31

v


3.3.7. Phương pháp phân bước
3.3.8. Phương pháp liên hợp
3.4. Phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Những vấn đề chung về tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
4.1.1. Những vấn đề chung
4.1.2. Lựa chọn sản phẩm tính giá thành:
4.2. Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
4.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
4.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
4.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung
4.2.4. Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất
4.2.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
4.2.6. Kế toán giá thành
4.3. Nhận xét chung

4.3.1. Công tác xây dựng định mức
4.3.2. Công tác kế toán
4.3.3. Quy trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
5.2. Đề nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

vi

31
32
33
34
34
34
34
34
37
37
44
49
55
55
59
61
61
62
62

63
63
63
63
65


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BH

Bảng hiệu

CC-DC

Công cụ- dụng cụ

CP

Chi phí

CPSXC


Chi phí sản xuất chung

GTGT

Gía trị gia tăng



Hộp đèn

KPCĐ

Kinh phí công đoàn

MMTB

Máy móc thiết bị

NVL

Nguyên vật liệu

PP

Phương pháp

SP

Sản phẩm


SPDD

Sản phẩm dở dang

SX

Sản xuất

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

Tài sản cố định

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 4.1. Định Mức NVL cho Từng Loại SP của Hợp Đồng Số 19/2008/HĐQC

35

Bảng 4.2. Định Mức CP cho Từng Loại SP của Hợp Đồng Số 19/2008/HĐQC

35


Bảng 4.3. Định Mức NVL cho Từng Loại SP của Hợp Đồng Số 50/HĐKT-2008

36

Bảng 4.4. Định Mức CP cho Từng Loại SP của Hợp Đồng Số 50/HĐKT-2008

37

Bảng 4.5. Bảng Phân Bố CP NVL Trực Tiếp cho Đơn Hàng của
Hợp Đồng Số 19/2008/HĐQC

43

Bảng 4.6. Bảng Tổng Hợp Thanh Toán Lương Tháng 12/2008 và
Thưởng năm 2008

46

Bảng 4.7. Bảng Phân Bố CP Nhân Công Trực Tiếp cho Đơn Hàng của
Hợp Đồng Số 19/2008/HĐQC

49

Bảng 4.8. Bảng Phân Bố CPSXC cho Đơn Hàng của Hợp Đồng Số 19/2008/HĐQC

54

Bảng 4.9.Bảng Tổng Hợp CP SX của SP Bảng Hiệu cho
Đơn Hàng Của Hợp Đồng Số:19/2008/HĐQC
Bảng 4.10. Bảng Tổng Hợp CP SX của SP Hộp Đèn


56
57

Bảng 4.11. Bảng Tổng Hợp Giá Thành Đơn Vị cho
Đơn Hàng của hợp đồng số:19/2008/HĐQC

60

Bảng 4.12. Bảng Báo Cáo Giá Thành – Đơn Vị cho
Đơn Hàng của Hợp Đồng Số:19/2008/HĐQC là

viii

61


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
5

Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức trong Công Ty
Hình 2.2. Sơ Đồ Phân Bố-Quan Hệ trong Công Việc

7

Hình 2.3. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán trong Công Ty

9


Hình 2.4. Sơ Đồ Ghi Sổ Kế Toán theo Hình Thức Nhật Ký Chung

16

Hình 3.1. Sơ Đồ HT CPNVL Trực Tiếp theo PP KKTX

18

Hình 3.2. Sơ Đồ HT CP Nhân Công Trực Tiếp theo PP KKTX

23

Hình 3.3. Sơ Đồ HT CPSXC theo PP KKTX

28

Hình 3.4. Sơ Đồ HT Tổng Hợp CP SX

39

Hình 4.1. Lưu Đồ Trình Tự Luân Chuyển Chứng Từ

41

Hình 4.2. Sơ Đồ HT CP NVL Trực Tiếp

48

Hình 4.3. Sơ Đồ HT CP Nhân Công Trực Tiếp


52

Hình 4.4. Sơ Đồ HT CPSXC

56

Hình 4.5. Sơ Đồ Tổng Hợp Chi Phí Sản Xuất SP bảng hiệu cho Đơn Hàng
Của Hợp Đồng Số:19/2008/HĐQC

57

Hình 4.6. Sơ Đồ Tổng Hợp Chi Phí Sản Xuất SP bảng hiệu
cho Đơn Hàng Của Hợp Đồng Số:19/2008/HĐQC

58

Hình 4.7. Sơ Đồ Tổng Hợp CP SX của Hợp Đồng Số 50/HĐKT-2008

59

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Phiếu đề nghị mua vật tư ngày 25/12/2008
Phụ lục 2. Giấy đề nghị, Phiếu Chi và Hóa Đơn chi công nợ công ty Gia Phát
Phụ lục 3. Hóa Đơn mua NVL của DNTN SX-TM Tín Đức
Phụ lục 4. Giấy đề nghị và Phiếu Chi chi tạm ứng lương đợt 1 tháng 12 năm 2008
Phụ lục 5. Hóa Đơn xuất cho Trung Tâm Thông Tin Di Động Khu Vực II
Phụ lục 6. Giấy đề nghị, Phiếu Chi và Hóa Đơn dịch vụ mua ngoài phục vụ cho SXC

Phụ lục 7. Tờ Khai Thuế GTGT tháng 12/2008

Phụ lục 8. Sổ cái tài khoản 621

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái hiện nay của thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng thì làm sao để DN vẫn có mức tăng trưởng phù hợp đảm bảo cho DN
phát triển bền vững là vấn đề đang được các DN quan tâm.
Cùng với các yếu tố: chất lượng, mẫu mã, bao bì, tiếp thị,… thì giá cả cũng
đóng một vai trò quyết định đối với doanh số bán cũng như doanh thu của DN. Làm
thế nào để SP vẫn đạt chất lượng cao nhưng giá cả lại thấp để cạnh tranh với các DN
khác luôn là một bài toán mà bất kỳ một DN nào cũng muốn tìm được một đáp án tối
ưu. Để giải quyết tốt vấn đề này, các DN cần phải tìm biện pháp để giảm chi phí SX
và hạ giá thành SP nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cho SP cũng như mang lại lợi
nhuận cho DN và giúp cho DN có thể đứng vững trên thị trường hiện nay.
Giá thành là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, có khả năng phản ánh chất lượng
hoạt động của DN và phản ánh một cách tổng quát các mặt kinh tế kỹ thuật, tổ chức
quản lý của DN. Muốn hạ thấp giá thành SP: DNphải tăng cường công tác quản lý giá
thành, xem công tác quản lý chi phí và tính giá thành SP là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm của công tác quản lý ở DN. Gía thành phải được tính chính xác để làm cơ sở
xác định cơ cấu SP, xác định giá bán một cách hợp lý để không những cạnh tranh trên
thị trường mà còn đảm bảo thu được lợi nhuận và phát triển. Vì thế, công tác kế toán
chi phí SX, tính giá thành SP là khâu trọng yếu trong toàn bộ công tác kế toán của
DN.

Nhận thức ý nghĩa quan trọng của công tác kế toán chi phí SX và tính giá thành
SP là khâu quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán của DN, đồng thời được sự đồng
ý của Khoa Kinh Tế Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, cùng sự
hướng dẫn tận tình của Cô Huỳnh Vũ Bảo Trâm, em xin chọn đề tài “Kế toán chi phí


sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty TNHH Quảng Cáo Phước Sơn” làm
đề tài cho khóa luận tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
Mô tả các hạch toán về chi phí, tính giá thành SP tại công ty TNHH Quảng Cáo
Phước Sơn. Qua đó nhận xét, đánh giá việc áp dụng chế độ kế toán trong điều kiện
thực tiễn thông qua trình tự, thủ tục và phương pháp hạch toán về do CP, tính giá
thành SP tại công ty, nhằm kiến nghị những giải pháp hoàn thiện hơn trong việc áp
dụng chế độ kế toán hiện hành. Đây cũng là cơ hội để gắn kết kiến thức đã học với
thực tiễn nhằm củng cố nâng cao kiến thức và học hỏi kinh nghiệm để áp dụng cho
công việc sau này.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận.
Phạm vi không gian: Nghiên cứu quá trình hạch toán kế toán về CP và tính giá
thành SP tại công ty TNHH Quảng Cáo Phước Sơn, địa chỉ 388G Bùi Đình Túy, P24,
Quận Bình Thạnh.
Phạm vi thời gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ 03/2009 đến 05/2009.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Bài tiểu luận bao gồm 5 chương
Chương 1: Mở đầu
Nêu lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Chương 2 : Tổng quan
Giới thiệu về Công ty TNHH Quảng Cáo Phước Sơn, bao gồm quá trình hình
thành, phát triển, cơ cấu tổ chức, đặc điểm kinh doanh của Công Ty.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm, phương pháp hạch toán của quá trình kế toán tập

hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Quảng Cáo Phước Sơn và
phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Mô tả công tác kế toán CP, tính giá thành SP tại công ty, từ đó rút ra những
nhận xét, phân tích, đánh giá.
Chương 5: Kết luận và đề nghị

2


Qua những vấn đề nghiên cứu đưa ra ưu nhược điểm, trên cơ sở đó đề xuất ý
kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Công Ty.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về công ty TNHH Quảng Cáo Phước Sơn
2.1.1. Hoàn cảnh ra đời
Ngành quảng cáo ở Việt Nam là một ngành công nghiệp còn non trẻ so với các
nước tiên tiến trên thế giới, và chính thức ra đời vào năm 1989 và thực sự phát triển
trong nhưng năm gần đây.
Lĩnh vực quảng cáo ngoài trời có thị trường còn rất lớn. Với nhu cầu ngày càng
tăng của thị trường quảng cáo một số anh chị có lòng yêu nghề đã quyết định thành lập
công ty TNHH Quảng Cáo Phước Sơn.
Với đội ngũ nhân viên trẻ, trình độ chuyên môn cao cùng với sự quyết tâm cao
nên công ty đã đạt được nhiều thành tựu và ngày càng có vị trí cao trong ngành quảng
cáo, góp phần vào sự phát triển của ngành quảng cáo nói riêng và kinh tế nước nhà nói

chung.
2.1.2.Đôi nét sơ lượt về công ty TNHH Quảng Cáo Phước Sơn:
™

Tên công ty viết bằng tiếng Việt:

CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO PHƯỚC SƠN
Tên công ty bằng tiếng nước ngoài:
PHUOC SON ADVERTISING CO.LMT
™

Địa chỉ: 388G Bùi Đình Túy, Phường 24, Quận Bình Thạnh, Thành phố

Hồ Chí Minh.


Số điện thoại:08.38991493-35114715



Fax: 08.5114735



Email:



Website: www.phuocsonad.com


™

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:4102001788.


™

Ngành, nghề kinh doanh: dịch vụ quảng cáo, tổ chức hội chợ, triển lãm, trang

trí nội thất, sản xuất pano, hộp đèn, băng rôn, bàn, ghế, tủ, kệ, xây dựng dân dụng, tư
vấn xây dựng, xây dựng công trình thi công thủy lợi.
™

Vốn điều lệ: 10.000.000.000 (mười tỉ đồng)

™

Danh sách thành viên góp vốn:



Ông Đặng Văn Sơn: 6.000.000.000 (sáu tỉ đồng)



Bà Nguyễn Thị Phước Nhân: 4.000.000.000 (bốn tỉ đồng)

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty
Cơ cấu tổ chức của các phòng ban trong công ty được phân chia theo chức năng
hoạt động của công ty, mỗi bộ phận có từng chức năng riêng nhưng giữa các bộ phân

có sự phối hợp chặt chẽ với nhau để hoàn thành tốt công việc cũng như thỏa mãn nhu
cầu của khách hàng.
Hình 2.1 Sơ Đồ Tổ Chức trong Công Ty

GIÁM ĐỐC

PHÒNG
KINH DOANH

PHÒNG
THIẾT KẾ

PHÒNG
NHÂN SỰ

PHÒNG
KẾ TOÁN

XƯỞNG
SẢN XUẤT

Nguồn tin: Phòng Hành Chính – Nhân Sự

5


Hình 2.2 Sơ Đồ Phân Bố - Quan Hệ trong Công Việc.
BAN
GIÁM ĐỐC


PHÒNG
NHÂN SỰ

PHÒNG
KINH DOANH

PHÒNG
THIẾT KẾ

PHÒNG
KẾ TOÁN

XƯỞNG
SẢN XUẤT

Trực tiếp
Gián tiếp
Nguồn tin: Phòng Hành
Chính – Nhân Sự

Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
™

Giám đốc: đưa ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, cách thức hoạt động của

công ty, phân bố công việc cho các phòng ban trực thuộc, đồng thời kiểm tra đánh giá
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, và thực hiện các chính sách của toàn thể công
ty hàng tháng, quý, năm; quyết định các vấn đề liên quan đến HĐSXKD của công ty;
bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức các chức danh quản lý của công ty.
™


Phòng nhân sự: theo dõi quản lý hồ sơ, lý lịch cán bộ công nhân viên của công

ty; tuyển dụng lao động, đào tạo và sắp xếp nhân sự, tính lương; biên soạn dự thảo các
văn bản chỉ đạo của ban Giám đốc; thực hiện các chính sách thanh tra.
™

Phòng kinh doanh: thiết lập các phương thức kinh doanh, mở rộng thị trường.

Từ đó đưa ra các quyết định chiến lược để thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh
và thực hiện các chính sách của công ty để hoàn thành mục tiêu chung.
™

Phòng kế toán: tập hợp kiểm tra các chứng từ, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

liên quan đến thương mại và các khoản thu, chi thanh toán; trích khấu hao tài sản cố
định; tính giá thành sản phẩm theo từng đơn đặt hàng; phân tích tình hình hoạt động

6


tháng, quý, năm và lập BCTC; tổ chức quản lý tài sản, kho hàng, hàng hóa của công ty
và bảo quản hồ sơ tài sản theo quy định nhà nước.
™

Phòng thiết kế: chịu trách nhiệm về chất lượng và tiến độ trong thiết kế các

công trình. Tìm đối tác để in bạt phục vụ cho nhu cầu sản xuất.
™


Xưởng sản xuất: lập dự toán, lập tiến độ SX, thi công, sản xuất và lắp đặt các

bảng hiệu, hộp đèn theo kế hoạch của phòng kinh doanh, và bảo hành các sản phẩm
cho khách hàng, theo dõi và chấm công cho nhân viên ở xưởng.
2.2. Tổ chức của bộ máy kế toán trong công ty
Hình 2.3: Sơ Đồ Tổ Chức bộ máy kế toán trong công ty.
Kế toán
Trưởng

Kế toán
tổng hợp

Thủ quỹ

Kế toán
kho

Nhân viên
thu mua
Nguồn tin: Phòng Kế Toán

2.2.1.Nhiệm vụ cụ thể của từng nhân viên kế toán trong công ty:
™

Nhiệm vụ cụ thể của kế toán trưởng:
¾ Giúp giám đốc tổ chức chỉ đạo, thực hiện toàn bộ công việc kế toán, thông

tin kinh tế và có trách nhiệm trong công việc tổ chức - kiểm tra công tác kế toán – tài
chính tại công ty
¾ Kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, các chuẩn mực kế toán, chế độ

chứng từ kế toán, việc ghi sổ, chế độ báo cáo cũng như các quy định về tài chính.
¾ Kế toán trưởng có quyền ký vào các văn bản có liên quan đến kinh tế tài
chính tại công ty, cũng như có quyền từ chối không phê duyệt không ký vào các văn
bản nếu xét thấy có những dấu hiệu vi phạm về chế độ quản lý kinh tế tài chính đồng

7


thời phải báo cáo với cấp trên hay cán bộ thanh tra có trách nhiệm đối với doanh
nghiệp.
¾ Được quyền tham gia vào việc tuyển chọn nhân viên, khen thưởng hoặc kỉ
luật nhân viên cấp dưới.
™

Nhiệm vụ của kế toán tổng hợp:
¾ Chịu sự phân công của kế toán trưởng
¾ Ghi chép, tính toán và phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh và phân tích

kết quả hoạt động kinh doanh.
¾ Tính toán và trích nộp đầy đủ các khoản phải nộp cho nhà nước. Cũng như
thanh toán và thu hồi đúng kịp thời các khoản phải thu, phải trả. Đồng thời phản ánh
chính xác và kịp thời kết quả kiểm kê định kỳ, lập các khoản dự phòng, xử lý các
khoản hao hụt mất mát…lập và gửi các báo cáo kế toán lên cấp trên đầy đủ và đúng
hạn.
¾ Tổ chức bảo quản các, lưu trũ các tài liệu kế toán.
™

Nhiệm vụ của kế toán kho:
¾ Báo cáo tình hình nhập-xuất-tồn nguyên vật liệu.
¾ Theo dõi các công trình đã, đang hoàn thành.


™

Nhiệm vụ của thủ quỹ:
¾ Chịu sự điều hành trực tiếp của kế toán tổng hợp.
¾ Có trách nhiệm quản lý tiền mặt tại công ty.
¾ Có nhiệm vụ thu chi tiền tệ theo lệnh của kế toán trưởng.
¾ Có nhiệm vụ lập báo cáo và kiểm kê quỹ hàng ngày.

™

Nhiệm vụ của nhân viên thu mua:
¾ Mua NVL phục vụ cho công việc SX các sản phẩm.
¾ Tìm nhà cung cấp NVL với giá cả phù hợp nhất cho công ty.

2.2.2.Chế độ kế toán áp dụng tại công ty
™

Niên độ kế toán: bắt đầu từ 01/01 và kết thúc ngày 31/12.

™

Chế độ kế toán áp dụng tại công ty theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC.

™

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: VND.

™


Nguyên tắc quy đổi giữa các loại tiền tệ theo: tỷ giá thực tế.

™

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.
8


™

Xuất kho nguyên vật liệu theo phương pháp bình quân gia quyền.

™

Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định:giá thực tế.

™

Khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng.

™

Hình thức sổ kế toán: Nhật Ký Chung.
Trình Tự ghi sổ kế toán theo hình thức ghi sổ Nhật ký Chung.
Hiện tại công ty sử dụng phần mềm UNESCO để hỗ trợ cho công tác kế toán.

• Hằng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra tính hợp lệ, các nhân
viên kế toán phụ trách từng phần hành sẽ làm căn cứ vào nội dung nghiệp vụ kinh tế
phát sinh, xác định Tài Khoản ghi Nợ, Tài Khoản ghi Có sau đó nhập liệu vào các giao
diện kế toán từng phần hành theo phần mềm UNESCO đã được thiết kế sẵn.

• Cuối ngày kế toán tổng hợp kiểm tra các chứng từ gốc và đối chiếu với các dữ liệu
trên máy
™

Hình thức kế toán này gồm các loại sổ kế toán sau:
-

Sổ Nhật Ký Chung và sổ Nhật Ký Đặc Biệt.

-

Sổ Cái.

-

Các sổ, thẻ kế toán chi tiết

Hình 2.4. Sơ Đồ Ghi Sổ Kế Toán theo Hình Thức Nhật Ký Chung
Chứng từ kế toán

Sổ Nhật Ký đặc biệt

Sổ Nhật Ký Chung

Sổ cái

Bản cân đối số
phát sinh

Ghi chú:


Báo cáo tài chính
:Ghi hằng ngày
:Ghi cuối tháng, hoặc định kì

:Đối chiếu, kiểm tra

9

Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Bảng tổng hợp
số liệu chi tiết


2.3. Thuận lợi và khó khăn
2.3.1. Thuận lợi
-

Công ty có đội ngủ cán bộ, công nhân viên dày dặn kinh nghiệm trong

lĩnh vực sản xuất và trong công tác quản lý.
-

Lực lượng lao động có cơ cấu hợp lí trong tổng số lao động của công ty, công

nhân kỹ thuật, công nhân sản xuất có tay nghề lâu năm trong ngành.
2.3.2. Khó Khăn
-


Ngày càng có nhiều công ty thành lập và phát triển cạnh tranh gay gắt.

-

Áp lực cạnh tranh về giá cả, chất lượng ngày càng trở nên gay gắt hơn vì càng

ngày càng có nhiều công ty khác cùng ngành xuất hiện.

10


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1.Khái niệm và phân loại
3.1.1.1.Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất
™

Khái niệm chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là toàn bộ lao động vật hóa (tư liệu sản xuất: tư liệu lao động

và đối tượng lao động) và lao động sống (sức lao động) đã chi ra để sản xuất sản phẩm
trong một kỳ kế toán.
™

Phân loại chi phí sản xuất
¾ Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố: là những chi phí có liên quan trực

tiếp tạo ra sản phẩm bao gồm:

• Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là yếu tố vật chất tạo nên thành phần
chính của sản phẩm được sản xuất ra.
• Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương chính, tiền lương phụ, các
khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của người lao
động trực tiếp.
• Chi phí sản xuất chung: là những CP cần thiết còn lại cho việc chế tạo SP
như: điện, nước, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nhiệp…
¾ Phân loại chi phí theo hoạt động sản xuất kinh doanh: được chia làm hai
loại
• Chi phí sản xuất: là chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất.
• Chi phí ngoài sản xuất: là chi phí không làm gia tăng giá trị sản phẩm sản
xuất nhưng cần thiết để hoàn thành quá trình sản xuất, kinh doanh, gồm: chi phí bán
hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
¾ Phân loại chi phí theo mối quan hệ với việc lập kế hoạch và kiểm tra:
• Chi phí khả biến


• Chi phí bất biến
• Chi phí hỗn hợp
¾ Phân loại chi phí theo yêu cầu sử dụng chi phí trong việc lựa chọn dự
án đầu tư, chi phí của một dự án được phân loại như sau:
• Chi phí chênh lệch
• Chi phí chìm
• Chi phí thích hợp
• Chi phí cơ hội
3.1.1.2. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm
™

Khái niệm giá thành sản phẩm
Gía thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của tổng số các hao phí về lao động


sống và lao động vật hóa thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất gắn liền với khối
lượng công việc, sản phẩm hoàn thành.
™

Phân loại giá thành sản phẩm
- Giá thành kế hoạch: Là biểu hiện bằng tiền của tổng số các chi phí cần thiết

theo định mức và dự toán sản xuất ra đơn vị sản phẩm, dịch vụ trong kỳ kế hoạch.
- Giá thành định mức: Là giá thành được tính trên cơ sở định mức tại một thời
điểm nhất định trong kỳ kế hoạch vì vậy nó luôn luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi
các định mức chi phí trong quá trình thực hiện kế hoạch.
- Giá thành thực tế: Là giá thành được xác định sau khi đã hoàn thành việc sản
xuất sản phẩm và căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh gồm chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
3.1.2. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
- Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Về
bản chất đều thể hiện các chi phí nhưng khác nhau về số lượng đã tiêu hao do đặc
điểm của quá trình sản xuất và kỳ kế toán khác nhau.
- Chi phí sản xuất gắn liền với kỳ phát sinh chi phí.
- Giá thành sản phẩm gắn liền với số lượng sản phẩm đã hoàn thành.
3.1.3. Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
- Phản ánh đầy đủ chính xác và kịp thời toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong
quá trình sản xuất sản phẩm.
12


- Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí, các dự toán chi phí nhằm
thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, nhiên liệu, thiết bị, lao động
và các chi phí khác.

- Tính toán chính xác, kịp thời từng loại giá thành sản phẩm.
3.1.4.Tầm quan trọng của xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Xuất phát từ mục đích sản xuất và nguyên tắc kinh doanh trong nền kinh tế thị
trường thị mọi SP khi được tạo ra luôn được các doanh nghiệp quan tâm đến hiệu quả
do SP mang lại. Để sản xuất và tiêu thụ một SP thì doanh nghiệp phải tốn hết bao
nhiêu chi phí, các loại chi phí và tỉ trọng của từng loại chi phí cấu thành trong SP như
thế nào, khả năng để hạ thấp chi phí này ra sao? Cuối cùng mục tiêu chính là hạ giá
thành SP.
- Gía thành SP là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp có thể phản ánh được hiệu quả
của quá trình sản xuất, khả năng phát triển và sử dụng các yếu tố sản xuất. Đồng thời,
cũng đánh giá được toàn bộ các biện pháp kinh tế, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã áp
dụng trong quá trình sản xuất.
- Gía thành cũng là thước đo bù đắp chi phí, là cơ sở để xác định giá bán thích
hợp giúp cho bộ máy quản lý của doanh nghiệp nắm bắt kịp thời tình hình thực hiện
định mức chi phí, phát hiện khả năng tiềm tàng để hạ thấp giá thành một cách có hiệu
quả.
- Ngoài sự ảnh hưởng khách quan bởi các các yếu tố đầu vào của sản xuất thì
giá thành SP còn chịu sự tác động chủ quan của nhân tố con người thông qua năng lực
và trình độ quản lý của họ.
3.2. Kế toán chi phí sản xuất
3.2.1. Kế toán chi phí NVL trực tiếp
Chi phí NVL trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí về vật liệu chính,
vật liệu phụ và nhiên liệu được sử dụng để trực tiếp sản xuất sản phẩm.
Tài khoản kế toán sử dụng: Kế toán tổng hợp sử dụng TK 621 “Chi phí
nguyên liệu, vật liệu trực tiếp” để phản ánh chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp
cho sản xuất sản phẩm trong kỳ.

13



Bên Nợ

Bên Có

TK 621

Trị giá thực tế nguyên liệu,

Kết chuyển trị giá nguyên

vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt

liệu, vật liệu thực tế sử dụng cho sản

động sản xuất sản phẩm, hoặc thực

xuất, kinh doanh trong kỳ vào TK

hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán.

154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh
dở dang” hoặc TK 631 “Giá thành
sản xuất” và chi tiết cho các đối
tượng để tính giá thành sản phẩm,
dịch vụ.
Kết chuyển chi phí nguyên
liệu, vật liệu trực tiếp vượt trên mức
bình thường vào TK 632 “Giá vốn
hàng bán”.
Trị giá nguyên liệu, vật liệu

sử dụng không hết được nhập lại
kho

Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ
Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
™
(1)

Theo phương pháp kê khai thường xuyên

Khi xuất NVL dùng trực tiếp cho SX SP hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ.
Nợ TK 621
Có TK 152



Trường hợp mua NVL về dùng ngay cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc

thực hiện dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 621
Nợ TK 133
Có TK 111,112,141,331

14




Trường hợp mua NVL về dùng ngay cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc


thực hiện dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp,
ghi
Nợ TK 621 ( giá mua có thuế GTGT)
Có TK 111,112,141,331
(2)

TH NVL xuất dùng cuối kỳ còn lại tại phân xưởng



TH1: Để lại tiếp tục sử dụng cho kỳ sau( dùng bút toán đỏ ghi)
Nợ TK 621
Có TK 152
Sang kỳ sau thì ghi lại bút toán trên thành bút toán thường



TH2: Trả về kho
Nợ TK 152
Có TK 621
™

Theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Cuối kỳ kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê xác định giá trị NVL xuất kho sử
dụng trực tiếp cho sản xuất.
Nợ TK 621
Có TK 611
(3)


Cuối kỳ kế toán căn cứ vào Bảng phân bổ vật liệu tính cho từng đối tượng sử

dụng nguyên liệu, vật liệu (Phân xưởng sản xuất sản phẩm, loại sản phẩm, hạng mục
công trình của hoạt động xây lắp, loại dịch vụ,…) theo phương pháp trực tiếp hoặc
phân bổ, ghi:
Nợ TK 154 (PP kê khai thường xuyên)
Nợ TK 631 (PP kiểm kê định kỳ)
Nợ TK 632 (Phần CP NVL trực tiếp vượt trên mức bình thường)
Có TK 621
Hình 3.1. Sơ Đồ Hạch Toán CP NVL Trực Tiếp theo Phương Pháp Kê
Khai Thường Xuyên

15


×