Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

ĐỊNH GIÁ TRỊ KINH TẾ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÌNH CHÂU PHƯỚC BỬU, HUYỆN XUYÊN MỘC TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỊNH GIÁ TRỊ KINH TẾ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
BÌNH CHÂU- PHƯỚC BỬU, HUYỆN XUYÊN MỘC
TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

NGUYỄN THỊ LỆ THỦY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐỊNH GIÁ TRỊ KINH
TẾ

KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÌNH CHÂU- PHƯỚC BỬU, HUYỆN

XUYÊN MỘC, TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU” do NGUYỄN THỊ LỆ THỦY, sinh viên
khóa 2005-2009, ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày………………

TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM
Người hướng dẫn,

________________________


Ngày
tháng
năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên, con xin gởi những dòng tri ân đến Cha Mẹ và gia đình,
những người đã sinh thành, nuôi nấng và tạo mọi điều kiện cho con có được ngày
hôm nay.
Xin được cảm ơn toàn thể quý thầy cô trường ĐHNL TPHCM, đặc biệt
là quý thầy cô Khoa Kinh Tế, đã truyền dạy cho em những kiến thức quý báu trong
suốt thời gian qua.
Đặc biệt xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô PHAN THỊ GIÁC TÂM, đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tốt

nghiệp này.
Cảm ơn các Cô Chú, Anh Chị công tác tại Ban Quản lý Khu Bảo Tồn
Thiên Nhiên Bình Châu - Phước Bửu đã tạo điều kiện thuận lợi cũng như giúp đỡ em
trong suốt thời gian thực tập tại địa phương.
Cho tôi gởi lời cảm ơn đến bạn bè tôi, những người đã giúp đỡ tôi về
mặt tinh thần, cũng như đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

NGUYỄN THỊ LỆ THỦY


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ LỆ THỦY. Tháng 06 năm 2009. “Định Giá Trị Kinh
Tế Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Bình Châu-Phước Bửu, Huyện Xuyên Mộc, Tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu”.
NGUYEN THI LE THUY. June 2009. “Economic Valuation of Binh
Chau – Phuoc Buu protected area, Xuyen Moc District, Ba Ria – Vung Tau
Province”.
Với mục tiêu chính là xác định tổng giá trị kinh tế mà Khu BTTN Bình
Châu – Phước Bửu mang lại cho người dân tỉnh BR-VT, đề tài sử dụng phương pháp
đánh giá ngẫu nhiên để hỏi mức sẵn lòng đóng góp của người dân BR-VT cho việc
bảo tồn Khu BTTN BC-PB, qua đó xác định tổng giá trị kinh tế của rừng. Với số phiếu
phỏng vấn là 160, kết quả thu được tổng giá trị kinh tế mà khu BTTN BC-PB mang lại
cho người dân BR-VT là 84,574,677,360 đồng. Con số này sẽ cung cấp cho các nhà
làm chính sách những thông tin ban đầu về giá trị kinh tế mà khu BTTN BC-PB mang
lại. Trong tương lai, nếu các dự án bảo tồn và phát triển Khu BT được thực hiện nhưng
thiếu kinh phí thì đây sẽ là nguồn kinh phí quan trọng, góp phần làm giảm gánh nặng
cho ngân sách nhà nước.



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

DANH MỤC PHỤ LỤC

x

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1.Đặt vấn đề

1

1.2.Mục tiêu nghiên cứu

3


1.3.Phạm vi nghiên cứu

3

1.4.Bố cục luận văn

3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

4

2.1.Tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan

4

2.2.Tổng quan về phương pháp đánh giá ngẫu nhiên

5

2.2.1.Giới thiệu về phương pháp CVM:

5

2.2.2.Thuận lợi và hạn chế của phương pháp CVM:

6

2.2.2.Tình huống giả định trong nghiên cứu CV:


7

2.2.3.Các cách hỏi WTP/WTA:

8

2.3. Tổng quan Khu BTTN Bình Châu – Phước Bửu

12

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

16

3.1.Cơ sở lý luận

16
16

3.1.1.Một số khái niệm

3.1.2.Vai trò của định giá tài nguyên môi trường trong quá trình ra quyết định 22
3.1.3.Khuôn mẫu cho lượng giá khu bảo tồn thiên nhiên:

23
29

3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Mô tả hiện trạng sử dụng, công tác quản lý khu bảo tồn


29

3.2.2. Đánh giá nhận thức của người dân về khu bảo tồn

29

3.2.3. Xác định tổng giá trị kinh tế khu bảo tồn Bình Châu- Phước Bửu

29

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

34

4.1.Những khó khăn trong hoạt động quản lý rừng của khu bảo tồn

34

v


4.2.Đánh giá nhận thức của người dân về tầm quan trọng của KBTTN Bình Châu34

Phước Bửu
4.2.1.Các vấn đề người dân quan tâm

35

4.2.2.Nhận thức về sự thay đổi diện tích Khu BTTN BC-PB


36

4.2.3.Nhận thức về lợi ích và tầm quan trọng của khu bảo tồn

37

4.3.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả

40

4.3.1.Phản ứng của người được phỏng vấn với các mức giá đề nghị

40

4.3.2.Một số đặc điểm kinh tế - xã hội của người được phỏng vấn

41

4.4.Ước lượng mức sẵn lòng trả trung bình

43

4.4.1.Hồi quy mô hình logit

43

4.4.2. Kiểm định tính hiệu lực của 2 mô hình

46


4.4.3. Ước lượng mức WTP trung bình

48

4.5. Xác định tổng giá trị kinh tế của khu BTTN Bình Châu- Phước Bửu

50

4.6.Đề xuất một số phương hướng sử dụng bền vững tài nguyên của khu BTTN BCPB

51

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

53

5.1. Kết luận

53

5.2. Kiến nghị

54

TÀI LIỆU THAM KHẢO

56

vi



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BR – VT

Bà Rịa – Vũng Tàu

BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

BC-PB

Bình Châu – Phước Bửu

ĐDSH

Đa dạng sinh học

WTP

Mức sãn lòng trả

WTA

Mức sãn lòng nhận

Ramsar

Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế,

đặc biệt như nơi cư trú các loài chim nước

IUCN

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế

CVM

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên

DLST

Du lịch sinh thái

BQL

Ban quản lý

HST

Hệ sinh thái

PRA

Phương pháp nông thôn có sự tham gia của người nông dân

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 3.1Tổng Giá Trị Kinh Tế Của Khu BTTN

21

Bảng 3.2 Mối Quan Hệ Giữ Các Bước Lượng Giá Khu BTTN

24

Bảng 3.3Phương Pháp Tính Giá Trị Sản Phẩm Dịch Vụ Có Thị Trường

27

Bảng 4.1Các Vấn Đề Môi Trường Được Quan Tâm

35

Bảng 4.2 Nhận Thức Về Sự Thay Đổi Diện Tích Khu BT

36

Bảng 4.3 Nguyên Nhân Làm Giảm Diện Tích KBT

36

Bảng 4.4 Tầm Quan Trọng của KBT Đối Với Người Dân

37

Bảng 4.5Nguồn Tiếp Nhận Thông Tin Lợi Ích Của Khu BTTN


38

Bảng 4.6Lợi Ích của Khu BTTN Được Lựa Chọn Nhiều Nhất

38

Bảng 4.7Thống Kê Số Lượng Người Đồng Ý, Không Đồng Ý

40

Bảng 4.8Lý Do Sãn Lòng Đóng Góp

40

Bảng 4.9 Lý Do Không Đóng Góp

41

Bảng 4.10 Một Số Đặc Điểm Kinh Tế-Xã Hội Người Được Phỏng Vấn

42

Bảng 4.11Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Logit ( Mô Hình 1)

43

Bảng 4.12Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Logit ( Mô Hình 1)

44


Bảng 4.13Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Logit ( Mô Hình 2)

45

Bảng 4.14Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Logit ( Mô Hình 2)

45

Bảng 4.15Mức Độ Phù Hợp Mô Hình 1

47

Bảng 4.16Mức Độ Phù Hợp Mô Hình 2

47

Bảng 4.17 Thống Kê Đặc Điểm của Biến Mô Hình 1

48

Bảng 4.18 Thống Kê Đặc Điểm của Biến Mô Hình 2

49

viii


DANH MỤC HÌNH
Trang

Hình 4.1 Lợi Ích của Khu Bảo Tồn Được Lựa Chọn Nhiều Nhất

ix

39


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1

PRA tại Xã Bưng Riềng 22/4/09

Phụ luc 2

Phiếu Phỏng Vấn Người Dân

Phụ lục 3

Kết Quả Ước Lượng Mô Hình 1

Phụ lục 4

Kết Quả Ước Lượng Mô Hình 1

Phụ lục 5

Kết Quả Ước Lượng Mô Hình 2

Phụ lục 6


Kết Quả Ước Lượng Mô Hình 2

Phụ lục 7

Kiểm Định Mức Độ Phù Hợp Mô Hình 1

Phụ lục 8

Kiểm Định Mức Độ Phù Hợp Mô Hình 2

Phụ lục 9

Một Số Hình Ảnh Khu BTTN BC-PB

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.Đặt vấn đề
Trải qua hơn bốn thập kỉ hình thành và phát triển, đến nay hệ thống khu bảo tồn
thiên nhiên (BTTN) của Việt Nam gồm 164 khu rừng đặc dụng (bao gồm 30 Vườn
Quốc gia, 69 khu dự trữ thiên nhiên, 45 khu Bảo vệ cảnh quan, 20 khu nghiên cứu
thực nghiệm khoa học) và 03 khu bảo tồn biển chứa đưng hệ sinh thái cảnh quan đặc
trưng. Khu bảo tồn thiên nhiên mang nhiều giá trị đa dạng sinh học tiêu biểu cho hệ
sinh thái trên cạn, đất ngập nước và trên biển đã và đang được xây dưng trên khắp các
vùng miền cả nước. Đây là những tài sản thiên nhiên quý báu không chỉ có giá trị
trước mắt cho thế hệ hôm nay mà còn là di sản của nhân loại về sau.
Tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học đóng vai trò quan trọng trong sự

tiến hóa, duy trì hệ thống tự nhiên và phát triển kinh tế xã hội. Đa dạng sinh học ở
nhiều quốc gia trên thế giới đang bị suy giảm nghiêm trọng bởi các hoạt động của con
người. Các khu BTTN đóng vai trò chủ chốt trong bảo tồn đa dạng sinh học và đáp
ứng các mục tiêu đa dạng của cộng đồng. Định nghĩa của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên
quốc tế (IUCN) khẳng định bảo tồn đa dạng sinh học là mục tiêu cơ bản của khu
BTTN: “Khu bảo tồn thiên nhiên là một khu vực trên đất liền hoặc trên biển được
khoanh vùng để bảo vệ đa dạng sinh học, các tài nguyên thiên nhiên và văn hoá đi
kèm, được quản lý bằng các công cụ pháp luật hoặc các hình thức quản lý có hiệu quả
khác” (IUCN,1994).
Các khu BTTN cung cấp nhiều loại hàng hoá và dịch vụ (dịch vụ giải trí, du
lịch), bảo tồn nguồn gen, bảo tồn động thực vật, cung cấp nguồn nước, giảm nhẹ thiên
tai. Những hàng hoá, dịch vụ này rất có giá trị đối với con người. Tuy nhiên, nhiều loại
hàng hoá, dịch vụ này không được mua bán trên thị trường thương mại. Do vậy không


có cơ sở để định giá trên thị trường song chúng cần được tính toán thể hiện bằng giá trị
tiền để có thể so sánh với các hàng hoá, dịch vụ khác (IUCN,1994).
Khu BTTN Bình Châu Phước Bửu là khu rừng nguyên sinh ven biển duy nhất
còn lại tương đối nguyên vẹn của Việt Nam. Về cảnh quan thiên nhiên và vị trí địa lý,
khu BTTN Bình Châu Phước Bửu có cảnh quan khá đa dạng, các cảnh quan chính là
vùng đồi thấp, bình nguyên, cồn cát, hồ nước ngọt và bờ biển bằng phẳng, rừng nhiệt
đới có thành phần thực vật đa dạng phong phú, các đầm rừng tràm ngập phèn, lại có
suối nước nóng, bãi biển rất hấp dẫn đối với khách du lịch.
Khu BTTN Bình Châu Phước Bửu giữ chức năng hết sức quan trọng trong việc:
cung cấp nơi cư trú cho các loài sinh vật đặc biệt là các loài quý hiếm đang có nguy cơ
tuyệt chủng như: khỉ đuôi lợn, cu li nhỏ, gà lôi lông tía, yến núi…; phòng hộ môi
trường ven biển; bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục
bảo tồn, vui chơi giải trí, du lịch sinh thái; tạo vùng đệm xanh duy trì an ninh môi
trường cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam… Tuy nhiên, những năm gần đây tình
trạng những người dân cư nghèo ở các xã lân cận không ngừng vào rừng chặt cây lấy

gỗ, làm hầm than, lấn chiếm đất rừng, xây dựng các công trình du lịch một cách ồ ạt
làm phá vỡ cảnh quan và cấu trúc của khu rừng, làm cản trở quá trình tái sinh phục hồi
rừng, tạo nên những nguy cơ tiềm ẩn có thể làm tổn hại đến các giá trị và nguồn gien
quý hiếm của khu rừng. Ngòai ra việc chặt phá cây rừng làm cho thảm thực vật xung
quanh khu xuất lộ nước nóng đã bị thưa dần, khiến cho khả năng tiếp nhận, thẩm thấu
nước mưa bổ sung cho lượng nước khoáng nóng giảm đáng kể. Do đó, nâng cao việc
bảo vệ khu bảo tồn thiên nhiên là rất quan trọng và cực kì cần thiết, nên cần phải có
những nghiên cứu để thực hiện việc này. Tuy nhiên cũng như các chương trình xã hội
khác, thiếu nguồn vốn để thực hiện là trở ngại hàng đầu. Vì thế, vấn đề xác định giá tri
kinh tế cho khu BTTN Bình Châu Phước Bửu sẽ mở đường cho việc huy động vốn tạo
nguồn kinh phí để thực hiện các chương trình bảo tồn và phát triển khu Bảo tồn thiên
nhiên Bình Châu - Phước Bửu
Trên cơ sở đó, được sự chấp thuận của Bộ môn Kinh Tế tài Nguyên và Môi
Trường, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, tôi thực hiện đề tài
“ĐỊNH GIÁ TRỊ KINH TẾ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÌNH CHÂU PHƯỚC BỬU, HUYỆN XUYÊN MỘC, TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU”
2


1.2.Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1.Mục tiêu chung
Xác định tổng giá trị kinh tế của Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước
Bửu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu thông qua việc nghiên cứu mức sẵn
lòng trả của dân cho khu BTTN
1.2.2.Mục tiêu cụ thể
-Mô tả những khó khăn công tác quản lí Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu –
Phước Bửu
-Đánh giá nhận thức người dân về khu bảo tồn
-Ước lượng mức sẵn lòng trả trung bình của người dân để bảo tồn Khu bảo tồn
thiên nhiên
-Xác định tổng giá trị kinh tế

-Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao công tác quản lý và bảo tồn
1.3.Phạm vi nghiên cứu
1.3.1.Phạm vi không gian
Phạm vi của nghiên cứu này được giới hạn trong địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
1.3.2.Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ 2/3/2009 đến 20/6/2009
1.4.Bố cục luận văn
Luận văn gồm 5 chương. Chương 1: trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu
nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và trình bày tóm tắt bố cục luận văn. Chương 2: giới
thiệu về các tài liệu, thông tin, các ứng dụng có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, tổng
quan địa bàn nghiên cứu. Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu, trình
bày các khái niệm định nghĩa và phương pháp được sử dụng trong đề tài. Chương 4:
trình bày các kết quả đạt được của đề tài. Chương 5: dựa vào kết quả và thảo luận của
chương 4, chương này sẽ kết luận và đưa ra một số kiến nghị cho việc bảo tồn khu
BTTN Bình Châu- Phước Bửu.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1.Tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan
Nghiên cứu Xác định giá trị kinh tế của vườn quốc gia Borivli (Hadker, 1997)
bằng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
Nội dung của bài nghiên cứu là tìm hiểu mức sẵn lòng trả của một bộ phận dân
cư ở Bombay cho việc bảo tồn vườn Quốc gia Borivli. Bài nghiên cứu tiến hành phỏng
vấn 500 người dân sống xung quanh thành phố Bombay. Tài liệu phỏng vấn gồm:
phần giới thiệu cho người được phỏng vấn về Khu Bảo Tồn và phần cung cấp chi tiết
về giá trị của hệ động thực vật và những vấn đề khó khăn trong công tác quản lý mà

khu bảo tồn đang phải đối mặt. Những người được phỏng vấn được hỏi về việc sẽ
đóng góp một khoản tiền hàng tháng liên tục trong 5 năm.
Phần đầu của bảng phỏng vấn là thông tin kinh tế xã hội của người được
phỏng vấn: tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn, đia chỉ cư trú, số thành viên
trong gia đình và thu nhập trung bình. Phần thứ hai của bảng phỏng vấn phân loại
người trả lời đến việc bảo vệ, hay phát triển Khu bảo tồn hoặc cả hai. Phần thứ ba liên
quan đến thông tin về Khu Bảo Tồn. Người được phỏng vấn được cung cấp một kịch
bản, mô tả tình trạng tổn hại hiện đang xảy ra ở khu bảo tồn, và đưa ra một kế hoạch
quản lý để ngăn chặn tình trạng này. Trong phần thứ tư, người trả lời được nhận một
mức giá đề nghị, mức giá này thể hiện khả năng đóng góp của họ để thực hiện kế
hoạch.
Sau khi được nói về mức giá đề nghị, họ được hỏi là chấp nhận mức giá đó,
hay từ chối nó, hoặc không có câu trả lời. Nếu người trả lời chấp nhận với mức giá đề
nghị, thì sau đó họ được hỏi mức cao nhất mà họ có thể đóng ( phương pháp doublebounded dichotomous choice). Người trả lời cũng đã được hỏi liệu rằng họ sẵn lòng
đóng góp ngày công lao động tại các khu bảo tồn không. Câu hỏi này đã được dùng để


tìm hiểu mức WTP của những người không có khả năng đóng góp với mức giá đề
nghị.
Nghiên cứu cho thấy thu nhập, số lần đến KBT, thành viên của một tổ chức môi
trường và sự quan tâm đến những hoạt động liên quan đến môi trường là yếu tố quan
trọng trong việc xác định mức sẵn lòng đóng góp cho khu BT. Điều thú vị, những
người làm kinh doanh sẵn sàng trả nhiều hơn hẵn so với những người làm trong lĩnh
vực khác. Các tác giả cho rằng điều này có ảnh hưởng quan trọng vì nhóm này có thể
tài trợ nguồn tài chính cho việc cải thiện môi trường. Thật vậy, nó dường như hợp lý
để các Khu BT xem xét những nghiên cứu trongviệc tìm kiếm các nguồn tài trợ.Ngoài
ra, nghiên cứu này đưa ra mức WTP là 7,5 rupees/ tháng/ hộ gia đình. Điều này dẫn
đến tổng giá trị là 1033 triệu rupees (hoặc 31,6 triệu USD). Các tác giả cho rằng con số
này có thể được sử dụng trong việc hoạch định chính sách.
Mặc dù nghiên cứu này là dành phần lớn vào việc phát triển Phương pháp đánh

giá ngẫu nhiên cho các nước đang phát triển, nhưng nó mang đến một số điều thú vị
trong việc xây dưng kịch bản cho hoạch đinh chính sách và quản lý. Chẳng hạn như ý
tưởng tiếp cận các nhà kinh doanh cho nguồn tài trợ. Một khía cạnh của nghiên cứu là
ý tưởng đóng góp ngày công lao động trong trường hợp không có khả năng đóng góp
bằng tiền, nó cung cấp giải pháp thay thế cho vấn đề có khả năng xảy ra ở các nước
đang phát triển.
2.2.Tổng quan về phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
2.2.1.Giới thiệu về phương pháp CVM:
Theo Callan (2000) khi dữ liệu thị trường không có sẵn hoặc không đáng tin
cậy cho việc định giá một loại hàng hóa nào đó, các nhà kinh tế có thể áp dụng các
phương pháp thay thế khác dựa vào việc xây dựng một thị trường giả định. Thông qua
thị trường giả định đó các nhà nghiên cứu có thể thăm dò mức sẵn lòng trả (WTP) hay
sẵn lòng nhận đền bù (WTA) của các cá nhân cho một sự thay đổi trong chất lượng
môi trường. Cách tiếp cận dựa vào số liệu khảo sát để ước lượng các lợi ích hay thiệt
hại của một sự thay đổi chất lượng môi trường được gọi là phương pháp đánh giá ngẫu
nhiên (Contingent Valuation Method - CVM), gọi là “ngẫu nhiên” vì các kết quả sẽ
phụ thuộc hoặc thay đổi theo các điều kiện khác nhau được đưa ra trong thị trường giả
định.
5


Phương pháp CVM thường được sử dụng trong các lĩnh vực như: Chất lượng
nước, chất lượng không khí, những nơi có các hoạt động vui chơi giải trí (như câu cá,
săn bắn…) mà do một dự án nào đó sắp được triển khai gây ảnh hưởng đến chúng;
việc bảo tồn các khu rừng tự nhiên, các khu vực hoang dã, bảo tồn đa dạng sinh học;
bảo tồn loài. Bowker và Stoll (1988) đã ước lượng rằng các cá nhân có thể trả 22$/năm
để bảo tồn loài sếu châu Mỹ; Boyle và Bishop (1987) chỉ ra rằng các cá nhân sẽ trả
11$/năm để bảo tồn đại bàng trọc.
Phương pháp CVM sẽ thích hợp hơn khi vùng nghiên cứu có những đặc điểm
sau: những sự thay đổi chất lượng môi trường không gây ảnh hưởng trực tiếp lên năng

suất, sản lượng; khó theo dõi được một cách trực tiếp sở thích của người dân; khu vực
lấy mẫu là tiêu biểu; người được hỏi quan tâm, am hiểu tầm quan trọng của nghiên cứu
và có nhận thức cao về vấn đề đang được nghiên cứu.
2.2.2.Thuận lợi và hạn chế của phương pháp CVM:
a)Ưu điểm
Những người làm nghiên cứu thích phương pháp đánh giá ngẫu nhiên vì nó có
thể áp dụng được cho nhiều loại hàng hóa môi trường khác nhau. Bên cạnh việc ước
lượng được các giá trị sử dụng trực tiếp, gián tiếp nó có thể đánh giá được giá trị
không sử dụng mà cụ thể là giá trị tồn tại hay giá trị lưu truyền. Như vậy có thể thấy
rằng CVM là một phương pháp rất linh hoạt, áp dụng được cho hầu hết các loại giá trị
của một hàng hóa môi trường hay một loại tài nguyên.
CVM là một phương pháp quan trọng để ước lượng các sản phẩm, dịch vụ của
tài nguyên môi trường khi không có thị trường tồn tại cho chúng. Đây là một ưu điểm
nổi trội của phương pháp CVM. Thông thường, các phương pháp định giá cần một thị
trường cụ thể về giá cả của một loại hàng hóa nào đó, để biết được các yếu tố môi
trường tác động lên giá cả của hàng hóa đó như thế nào? Các nhà nghiên cứu sẽ thu
thập nhiều thông tin liên quan đến đặc điểm của hàng hóa đó cùng với yếu tố môi
trường. Sau quá trình xử lí số liệu sẽ xác định được mức độ ảnh hưởng của yếu tố môi
trường lên giá cả hàng hóa đó. Từ đó xác định được tổng lợi ích hay thiệt hại do yếu tố
môi trường mang lại. Các dạng phương pháp này có thể kể đến như là: Hedonic
Pricing Method, Replacement Cost Method, … Đối với các giá trị không sử dụng như
giá trị tồn tại, giá trị lưu truyền, bảo tồn đa dạng sinh học… không có một thị trường
6


nào quyết định giá cả cho nó, vì thế muốn định giá được nó không có phương pháp
nào ngoài việc sử dụng CVM. Một thị trường giả định sẽ được xây dưng nên để ước
lượng cho các loại giá trị đó. Các kết quả sẽ thay đổi tùy thuộc vào các điều kiện giả
thiết đặt ra trong thị trường giả định.
b)Nhược điểm

Chất lượng nghiên cứu khi sử dụng phương pháp CVM bị phụ thuộc vào các
điều kiện của thị trường giả định, cách lấy mẫu, cách thức điều tra phỏng vấn. Một số
sai lệch thường gặp trong việc ứng dụng phương pháp CVM. (1) Sai lệch do chiến
thuật (Strategic Bias): nếu người được điều tra cho là các giá trị mà họ đưa ra có thể có
một ảnh hưởng nào đó đến chính sách sẽ đề ra (ví dụ chính sách đền bù thiệt hại) và có
thể ảnh hưởng đến quyền lợi của họ thì họ có thể đưa ra (trả lời) các giá trị quá cao hay
quá thấp so với giá trị thực sự của họ. (2) Sai lệch xuất phát từ các giả định chúng ta sử
dụng khi xây dựng các hoạt cảnh (trường hợp) ban đầu. (3) Sai lệch tổng thể và bộ
phận: người được phỏng vấn cũng có thể hiểu nhầm vấn đề được hỏi trong quá trình
điều tra phỏng vấn và có thể đưa ra các giá trị đánh giá một bộ phận của vấn đề ta
quan tâm thành giá trị tổng thể và ngược lại. Ví dụ: Thay vì trả lời mức sẵn lòng trả
cho việc cải thiện chất lượng môi trường nước của một đoạn sông, người được điều tra
có thể đưa ra giá trị sẵn lòng trả cho việc cải thiện chất lượng môi trường nước của cả
dòng sông đó. (4) Sai lệch giữa mức sẵn lòng trả và sẵn lòng nhận đền bù. (5) Sai lệch
do điểm khởi đầu (Starting point bias) khi xây dựng các bảng điều tra mức sẵn lòng
trả. Bên cạnh đó cũng có thể có những sai lệch do thông tin cung cấp cho người được
điều tra, sai lệch do sự không hiểu giữa người điều tra và người được điều tra, sai lệch
do cách chọn phương thức đóng góp tiền khi hỏi về mức sẵn lòng trả( Đ.T. Hà, 2003).
Ngoài ra, để thực hiện được một nghiên cứu CVM đúng qui cách cần phải có nhiều
thời gian, tiền bạc và nguồn nhân lực.
2.2.2.Tình huống giả định trong nghiên cứu CV:
Tình huống giả định là nội dung then chốt đối với bảng câu hỏi CV. Tình huống
giả định càng cụ thể, càng thực tế sẽ giúp cho việc phỏng vấn trở nên dễ dàng hơn và
các câu trả lời có độ tin cậy cao hơn. Các nghiên cứu CV có kết quả cao thường là
những nghiên cứu xây dựng được tình huống giả định phù hợp và thực tế.

7


2.2.3.Các cách hỏi WTP/WTA:

Lựa chọn cách hỏi mức sẵn lòng trả trong các nghiên cứu sử dụng phương pháp
CVM cũng là một điều đáng quan tâm đối với các nhà nghiên cứu, vì với các cách hỏi
mức sẵn lòng trả khác nhau có những ưu, nhược điểm khác nhau, cách xử lý số liệu
cũng khác nhau và có những sai lệch nhất định. Vì thế, phải lựa chọn phương pháp hỏi
phù họp nhất. Có 4 phương pháp hỏi mức sẵn lòng trả:
a) Open - ended question (câu hỏi mở)
Người trả lời sẽ được hỏi câu “anh/chị sẵn lòng trả bao nhiêu tiền để…” và số
tiền bao nhiêu là do người trả lời suy nghĩ và nói ra, phỏng vấn viên không đưa ra
trước một mức giá nào cả. Ba trường hợp có thể xảy ra khi sử dụng phương pháp này:
(1) Tiết lộ mức WTP thật: người trả lời có thể phát biểu WTP cực đại thật của họ, mức
này phản ánh đúng giá trị thực tế tài nguyên đó mang lại cho họ. Đây là điều mà tất cả
những nhà nghiên cứu CVM đều mong muốn. (2) Đánh giá thấp: điều này có thể diễn
ra do những nguyên nhân khác nhau. Nếu người trả lời cảm thấy rằng mức trả của họ
có thể liên quan đến mức trả thực tế, nhưng thực tế thì họ muốn trả thấp hơn như vậy,
họ sẽ đưa ra một mức giá thấp (Samuelson, 1954), nhưng trên thực tế giá trị mà tài
nguyên đó mang lại cho họ cao hơn rất nhiều (Marwell và Amé,1981; Brubaker,1982).
Hơn nữa, tính không quen với câu hỏi mở có thể dẫn đến những người trả lời theo
chiến lược không thích rủi ro có xu hướng phát biểu mức sẵn lòng trả thấp, hoặc người
trả lời không biết mức sẵn lòng trả là bao nhiêu để trả lời. (3) Đánh giá quá cao: dẫn
đến những ưa thích tích cực hướng đến việc cung cấp những câu hỏi tốt, sau đó nếu
người trả lời nhận ra rằng sự cung cấp liên quan đến việc quyết định phụ thuộc vào
mức WTP, thì người trả lời có thể cường điệu mức WTP thật sự trong mỗ lực để gia
tăng mức WTP và cải thiệ sự cung cấp có thể tin được ( Bohm, 1972)
b) Payment Card
Một loạt các mức giá được viết lên thẻ và người trả lời được yêu cầu chọn một
mức giá. Cách hỏi này thường đem lại mức sẵn lòng trả thấp, vì trong một loạt mức
giá được ghi trên thẻ thì các mức giá thấp thường được người trả lời chú ý hơn.
c) Bidding Games
Phỏng vấn viên đưa ra mức giá đầu tiên và yêu cầu người được phỏng vấn trả
lời. Nếu được trả lời “Có”, phỏng vấn viên sẽ đưa giá ngày càng cao cho đến khi

8


người được phỏng vấn trả lời “Không” và ngược lại. Đây chính là mức sẵn lòng trả tối
đa của người trả lời. Với cách hỏi này, thông thường trong các nghiên cứu, người tổ
chức thường chia mẫu phỏng vấn thành nhiều nhóm và mỗi nhóm sẽ có một mức giá
khởi đầu khác nhau.Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là các sai lệch xảy ra
theo mức giá khởi đầu. Mức giá khởi đầu quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến kết
quả cuối cùng của nghiên cứu (Chales Griffin,1993).
d) Câu hỏi đóng (Dichotomous Choice hay Close- Ended Question)
Có hai cách hỏi sau đây
Single – bounded dichotomous choice: Tiến hành phân khoản từ mức WTP kì
vọng cao nhất đến WTP kì vọng thấp nhất. Tại mỗi mức giá này, sẽ tiến hành hỏi một
nhóm đối tượng phỏng vấn, người được phỏng vấn sẽ được trả lời “đồng ý” hay
“không đồng ý” với mức giá này.
Ưu điểm của cách hỏi này: giúp người trả lời dễ quyết định
Nhược điểm: cỡ mẫu phải lớn
Double – bounded dichotomous choice: Trong phương pháp này, người được
phỏng vấn được hỏi một câu hỏi “Có – Không” về việc họ sẵn lòng trả một khoản tiền
nhất định cho mục đích mà nó đã được mô tả. Nếu họ trả lời “có” thì câu hỏi này sẽ
được lặp lại với một số tiền lớn hơn, nếu họ trả lời “không” thì câu hỏi thứ hai sẽ hỏi
một khoản khoản tiền nhỏ hơn. Điều này được lặp lại cho đến khi WTP cuối cùng
được xác định.
Jack L Knestch (1983) cho rằng việc sử dụng cách hỏi về mức sẵn lòng trả
khác nhau thường dẫn đến những kết quả khác nhau (đặc biệt là cách hỏi “bidding
games”), hỏi theo hình thức trưng cầu dân ý (referendum) cho những ước lượng cao
gấp hai lần so với cách hỏi đóng (closed ended - tức là câu hỏi có những câu trả lời
nhất định để lựa chọn). Tác giả đã đưa ra một loạt các thử nghiệm đã thực hiện để
chứng minh các cách hỏi khác nhau dẫn đến những kết quả khác nhau. Và, kết luận
các mức WTP thu được từ những phương thức hỏi trong CVM không đúng với giá trị

kinh tế thực của loại hàng hóa đó. Mức WTP này phụ thuộc vào loại hàng hóa đó là
riêng lẻ hay kết hợp với một hàng hóa khác.
Kealy và Turner (1993) đã báo cáo kết quả sự khác nhau của hai cách hỏi
“referendum” và “closed ended”và nhận thấy rằng cách thứ nhất cung cấp những ước
9


lượng cao gấp hai lần so với cách thứ hai. Nghiên cứu tương tự trước đó cũng được
trình bày bởi Devuoges và những đồng sự ( 1992 ).
e)Xác định WTP/WTA khởi đầu hoặc WTP/WTA cao nhất
(Nếu sử dụng cách hỏi payment card, bidding game hay dichotomous choice)
Việc đưa ra mức sẵn lòng trả hay sẵn lòng nhận đền bù khởi đầu luôn khó và
đây cũng chính là một trong những nhược điểm của phương pháp CVM. Những sai
lệch do điểm khởi đầu ( Starting point bias) khi xây dựng các bảng điều tra về mức sẵn
lòng trả sẽ dẫn đến các kết quả khác nhau trong mức sẵn lòng trả của người dân.
Mức khởi đầu trong các bảng câu hỏi đánh giá ngẫu nhiên ảnh hưởng rất lớn
đến việc đo lường phúc lợi. Boyle et al. (1985), Desvousges et al. (1983), Samples
(1985 ), Rowe et al. (1980) và Thayer (1981) đã chỉ ra rằng các điểm khởi đầu ảnh
hưởng rất lớn đến quyết định cuối cùng của người trả lời trong phương pháp hỏi
Dichotomous – choice.
Để khắc phục nhược điểm này khi xác định mức sẵn lòng trả hay nhận đền bù
khởi đầu, các nhà nghiên cứu thường đi thu thập số liệu về các đặc điểm kinh tế xã hội,
mức thu nhập… của dân cư ở vùng nghiên cứu. Bên cạnh đó còn tham khảo ý kiến của
cán bộ địa phương, các chuyên gia và đặc biệt là tổ chức các buổi thảo luận với người
dân về chủ đề và mục tiêu của dự án. Thông qua đó người dân sẽ bày tỏ quan điểm của
mình về dự án, đồng thời tiết lộ mức sẵn lòng trả/nhận đền bù làm cơ sở để xác định
các mức khởi đầu (Churai Tapvong và Jittapatr Kruavan, 1999).
f) Xác định phương thức trả tiền hay nhận đền bù :
Khi mức sẵn lòng trả hay nhận đền bù đã được người dân chấp nhận. Việc xác
định phương thức để người dân trả tiền/nhận đền bù phù hợp sẽ giúp việc thực thi dự

án được dễ dàng hơn, khuyến khích mức sẵn lòng trả của người dân, tạo cơ sở cho các
nhà làm chính sách đưa ra những biện pháp quản lí nguồn ngân sách đóng góp một
cách hiệu quả nhất. Xác định phương thức trả tiền hay nhận đền bù phải đảm bảo 2
yếu tố (Churai Tapvong và Jittapatr Kruavan, 1999; Bateman I.J.1 và cs, 1995).
i)Trả tiền như thế nào?
Trả theo hàng tháng, hàng năm, hay chỉ trả 1 lần, trả theo từng hộ gia đình hay
từng thành viên trong gia đình, lượng tiền trả là cố định hay thay đổi phụ thuộc vào
một yếu tố nào đó có liên quan.
10


ii) Và, ai là người thu số tiền đó và số tiền đó sẽ làm gì?
Hơn ai hết, người dân muốn biết số tiền mà họ bỏ ra sẽ đi về đâu? Ai giữ? Và
họ sẽ làm gì với số tiền đó? Nên việc mô tả rõ cơ quan nào nhận trách nhiệm thu tiền
cũng như sẽ sử dụng chúng như thế nào sẽ giúp người được phỏng vấn yên tâm hơn và
sẵn sàng đưa ra mức sẵn lòng trả của mình.
Bateman I.J.1 và các cộng sự (1995) đưa ra một số phương thức trả tiền như
sau: (1) Quỹ từ thiện (DONATE), (2) Quỹ tài trợ chi trả để bảo vệ hệ thống bảo vệ lũ
lụt ở Broadland (FUND), (3) Trả trực tiếp bằng thuế (TAX). Và kết quả thu được từ 3
cách hỏi này là: Cách chi trả thông qua quĩ từ thiện có tới 46.5% người được phỏng
vấn đưa ra mức sẵn lòng trả bằng 0. Nó kết luận rằng cách định nghĩa phương thức chi
trả không rõ ràng dẫn đến người trả lời không chắc chắn rằng sự đóng góp của họ có
được sử dụng hiệu quả hay không. Tóm lại phương thức chi trả không đem lại sự đáng
tin cậy trong thị trường giả thiết bởi vậy nên loại bỏ. Phương thức chi trả bởi các quĩ
tài trợ cũng được thực hiện không hiệu quả bởi mức chi trả bằng 0 có tỉ lệ cao tới
23.1% và cũng tạo ra mức giá cải biến cao hơn nhiều so với các phương thức khác.
Cách chi trả của các quỹ tài trợ cũng nên loại bỏ. Cách trả bằng thuế tạo ra mức sẵn
lòng trả bằng 0 thấp nhất có tỉ lệ là 11.8% và thực hiện tốt hơn trong hệ thống giá cải
biến so với phương pháp FUND và cũng tốt hơn phương pháp DONATE. Nó cũng
được ủng hộ bởi trong thực tế nếu hệ thống bảo vệ lũ lụt được xây dựng thì công trình

xây dựng này ngoài khoản thuế phải trả thực tế còn được tài trợ bởi những tài sản
được ủy thác. Vì vậy phương thức trả bằng thuế có những thuận lợi và trực tiếp được
ứng dụng và được chấp nhận cho những nghiên cứu chính. Tất cả những người trả lời
được hỏi vì sao họ lại trả lời theo cách đó. Phương thức chi trả FUND và DONATE bị
chỉ trích rằng không có hiệu quả.
Như vậy, có thể thấy rằng các phương thức trả tiền sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
mức sẵn lòng trả vì nếu cách trả tiền không phù hợp và không đáng tin cậy sẽ làm hạn
chế mức sẵn lòng trả của người được hỏi.

11


2.3. Tổng quan Khu BTTN Bình Châu – Phước Bửu
a)Điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên
Khu BTTN BC-PB là một trong ít những khu vực duyên hải của Việt Nam còn
giữ lại được thảm rừng tự nhiên quan trọng. Tổng diện tích của Khu bảo tồn là 11,287
ha. Trong đó:
+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 3,995 ha
+ Phân khu phục hồi sinh thái:

5,802 ha

+ Phân khu bảo vệ biển:

730 ha ( diện tích này đã bị chuyển đổi cho

mục đích du lịch)
+Phân khu dịch vụ và hành chính: 760 ha
Khu BTTN BC – PB không chỉ là nơi bảo tồn nguồn gen cây lá rộng của rừng
nhiệt đới, nơi cung cấp giống cây họ dầu quý hiếm mà còn là một khu vực quan trọng

có tầm cỡ quốc tế trong việc bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ nguồn gen các loài thú quý
hiếm của thế giới
i)

Thực vật

Hệ thực vật rừng có các yếu tố đặc trưng của kiểu “ kiểu rừng kín lá ẩm nhiệt
đới”, đặc biệt có các tổ hợp thực vật thân thuộc với khu hệ thực vật MalaixiaIndonexia và khu hệ Ấn Độ- Miến Điện. Các tổ thực vật trong đó Tràm chiếm ưu thế
như: quần hợp tràm + cỏ Chanh lương + cỏ hoàng đầu dẹp + Dầu lông + cỏ cú trên đất
cát pha ngập nước theo mùa. Đây là những cảnh quan khá độc đáo thấy ít xuất hiện ở
các khu vực khác.
Về thành phần thực vật, kết quả nghiên cứu xác định được tên 732 loài mọc tự
nhiên thuộc 123 họ. Có 17 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam trong đó co 8 loài
thuộc nhóm nguy cấp ( có thể bị đe dọa tuyệt chủng) như: Bình linh nghệ, Cẩm lai Bà
Rịa, Cầy, Xiền trắng, Gõ đỏ, Hồng Quang, Thiết đinh lá bẹ.
ii)

Động vật

Khu BTTN Bình Châu – Phước Bửu hiện có 38 loài bò sát, 15 loài bò sát và
ếch nhái quý hiếm đã được ghi vào Sách đỏ của Việt Nam chiếm 30% tổng số loài.
Trong đó rắn hổ chúa là loài đặc hữu. Có 106 loài chim trong khu BT, trong đó có 5
loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam là những loài quý hiếm cần được bảo vệ ở nước
ta, chiếm 47% tổng số loài như Gà lôi vằn, Gà lôi hông tía, Bồ câu nâu, Cú lợn rừng,
12


Yến núi. Trong 5 loài kể trên có 2 loài nằm trong danh sách của 47 loài bị đe dọa của
thế giới là Gà lôi lông tía, Bồ câu nâu. Về thú đã thống kê được 49 loài, có 10 loài
được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, có 8 loài ghi trong Sách đỏ thế giới.

iii)

Tài nguyên hồ và biển

Khu BTTN BC-PB có khoảng 43km sông, suối lớn nhỏ, thường có nước quanh
năm. Có các bàu và hồ có nước quanh năm có thể sử dụng nuôi trồng thủy sản và phát
triển Du Lịch Sinh Thái. Đặc biệt có khu suối nước khoáng nóng Bình Châu với nhiệt
đô 60-80oC phun lên từ lòng đất
Biển và bờ biển: Chạy dọc theo phía Nam khu Bt, chiều dài 17km, bờ biển
thoải dần ra biển, mực nước nông, có bãi cát vàng bằng phẳng, những yếu tố trên đã
tạo thành khu vực bờ biên ven khu BT thành các bãi tắm biển tự nhiên rất đẹp
v)

Tài nguyên du lịch

Với sự đa dạng phong phú của tài nguyên rừng và biển Khu BTTN BC-PB đã
xác định cho mình một số loại hình du lịch, tuyến, điểm và các sản phẩm du lịch tiêu
biểu cho hướng Du lịch mới “ Du lịch sinh thái rừng và biển”
b)Công tác quản lý ở Khu BTTN BC-PB:
i)

Các giai đoạn phát triển của Khu BT

+Được thành lập từ năm 1978 với tên: khu rừng cấm Bình Châu Phước Bửu
thuộc Sở Lâm Nghiệp Đồng Nai.
+ Đến năm 1986 Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng ( nay là Thủ tướng Chính phủ)
công nhận khu rừng cấm Bình Châu – Phước Bửu nằm trong hệ thống các khu rừng
cấm ở nước ta.
+ Năm 1992 chính phủ có quyết đinh mở rộng thêm khu rừng cấm BC-PB gồm
khu vực suối nước nóng và một phần diện tích rừng sản xuất của Lâm trường Xuyên

Mộc. Được đổi tên thành : Khu rừng cấm Bình Châu – Đầm nước sôi thuộc UBND
tỉnh BR-VT quản lý
+Năm 1996 đến nay lấy tên là Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Bình Châu – Phước
Bưu thuộc Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn BR-VT mà trực tiếp là BQL
Khu BTTN BC-PB.

13


ii)

Mục tiêu của chính phủ đối với Khu BTTN BC-PB

Nằm trong mục tiêu tổng thể của việc hình thành một mạng lưới các rừng đặc
dụng có mức độ đa dạng sinh học cao được quản lý tốt trong các ranh giới bền vững về
mặt sinh thái, mục tiêu của chính phủ đối với Khu BTTN BC-PB là:
+ Bảo tồn và phục hồi giá trị di sản tự nhiên còn lưu giữ
+Bảo vệ hệ sinh thái rừng trên vùng đất cát ven biển để bảo tồn nguồn gen,
nghiên cứu khoa học và bảo vệ cảnh quan, môi trường phục vụ du lịch và đời sống xã
hội.
iii)

Nhiệm vụ của BQL Khu BTTN BC-PB

Nhiệm vụ chính là bảo vệ nguyên vẹn cảnh quan và đa dạng sinh học của khu
rừng thông qua:
+Giảm thiểu các hoạt động đe dọa đến việc hủy hoại, gây hại hoặc làm giảm đa
dạng sinh học và tài nguyên
+Phục hồi rừng nhằm đảm bảo chức năng hỗ trợ cuộc sống của rừng càng nhiều
càng tốt

c)Những hoạt động kinh tế xã hội liên quan đến sự hình thành và phát
triển của thảm thực vât khu BTTN BC-PB
i)

Giai đọan trước năm 1975:

Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khu vực Bình Châu Phước
Bửu cũng là một căn cứ địa cách mạng quan trọng của nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng
Tàu. Trong thời kỳ này họat động gây ảnh hưởntg lớn nhất đối với quá trình hình
thành và phát triển của hệ thực vật ở khu vực Bình Châu Phước Bửu là chất độc hóa
học và bom đạn trong chiến tranh, các họat động chặt phá của con người hầu như
không đáng kể. Theo tài liệu điều tra về chất độc hóa học của trung yâm Tài nguyênMôi trường Viện điều tra quy hoạch rừng thực hiện năm 1990 thì có tới 80% diện tích
rừng bị rải chất độc hóa học từ 1-4 lần trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ.
ii) Giai đọan sau năm 1975 đến năm 1992:
Sau năm 1975 có 2 lực lượng tham gia tác động vào khu bảo tồn thiên nhiên là:
- Lực lượng nhà nước: có hai đơn vị tham gia
+ Lâm trường Xuyên Mộc quản lý tòan bộ diện tích phân trường I ( các tiểu
khu 41,42,46 và 47) với nhiệm vụ là khai thác gỗ, củi và trồng rừng. Những tiểu khu
14


này trước khi bàn giao cho cho Ban quản lý khu BTTN Bình Châu Phước Bửu thì đã
được khai thác tận thu sản phẩm nên cấu trúc rừng đã thay đổi rất nhiều. Tổ thành
rừng còn lại chủ yếu là các lòai cây gỗ tạp họăc cây ưa sáng.
+Ban quản lý rừng cấm với nhiệm vụ làm công tác bảo vệ các tiểu khu
25,26,27,28,29,30 do đó tài nguyên rừng ở đây đã được quản lý khá chặt chẽ.
-Lực lượng địa phương: tuy không có các tổ chức hợp tác xã nghề rừng nhưng
với lực lượng lao động 4% làm nghề rừng chính và 52% lực lượng lao động không có
nghề nghiệp gì nên đã vào rừng đốt rẫy, lấy cũi gỗ, lấy dầu, lấy lâm sản, đốt than… để
sinh sống nuôi gia đình.

iii)

Từ năm 1993 đến nay:

Sau khi luận chứng kinh tế kỹ thuật của khu bảo tồn được Bộ nông nghiệp và
phát triển nông thôn phê duyệt và đầu tư, việc quản lý bảo vệ khu bảo tồn Bình Châu
Phước Bửu đã dần dần đi vào ổn định. Ban quản lý khu bảo tồn được thành lập và
cũng cố. Các họat động quản lý bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng, và trồng
rừng đã được thực hiện ngày càng có hiệu quả hơn.
Năm 2000 Ban quản lý khu bảo tồn đã tổ chức điều tra kiểm kê tài nguyên
rừng. Đóng cộc móc và xác định ranh giới các tiểu khu rừng trên thực địa. Hợp tác
chặt chẽ với UBND huyện và các xã lân cận tổ chúc công tác vận động tuyên truyền
về luật bảo vệ phát triển rừng, và các văn bản chỉ thị của các cấp về công tác quản lý
bảo vệ và phòng chóng cháy rừng. UBND tỉnh đã đầu tư trên 1 tỷ đồng để xây dựng
trên 50 ha rừng thành vườn thực vật nhằm gom tụ những lòai thực vật điển hình của
khu bảo tồn, làm cơ sở để phục vụ cho công tác giáo dục tuyên truyền về các giá trị
của khu bảo tồn và phục vụ cho họat động du lịch sinh thái.

15


×