Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN THƯƠNG MẠI GIAO NHẬN HÀNG HÓA HOÀNG LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1005.97 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNO&PTNT
HUYỆN CẦN GIỜ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QỦA HOẠT ĐỘNG.

NGUYỄN THỊ MINH HỒNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
LUẬN VĂN CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành Phố Hồ Chí Minh
7/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG NHNO&PTNT HUYỆN CẦN GIỜ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG” do NGUYỄN THỊ MINH
HỒNG, sinh viên khóa 31, ngành KINH TẾ NÔNG LÂM đã bảo vệ thành công vào
ngày -----------------

LÊ QUANG THÔNG
Người hướng dẫn,

Ngày

tháng


năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Ngày

tháng

năm

ii

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ

Sau thời gian thực tập tại NHNO&PTNT Huyện Cần Giờ, tôi đã hoàn thành đợt
thực tập với đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng NHNO&PTNT Huyện Cần Giờ
và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động”. Ngoài nỗ lực cố gắng
của bản thân, còn có sự giúp đỡ tận tâm và nhiệt tình của thầy cô, quý cơ quan thực
tập, bạn bè cùng với gia đình.
Với lòng biết ơn sâu sắc, con xin gởi đến Mẹ cùng những người thân với lời
cảm ơn chân thành đã nuôi dưỡng, chỉ bảo và động viên con trong suốt quá trình học

tập để con có được như ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn thầy LÊ QUANG THÔNG, thầy đã tận tình hướng dẫn
tôi trong suốt thời gian bắt đầu làm luận văn với những khó khăn, những khúc mắc ban
đầu đến khi hoàn thành khoá luận này.
Cám ơn tất cả các cô chú, anh chị lãnh đạo tại NHNO&PTNT và Phòng Thống
Kê Huyện Cần Giờ đã nhiệt tính giúp đỡ, cung cấp tài liệu, chỉ bảo nhiều kinh nghiệm
quý báu.
Xin gởi lời cám ơn đến tất cả những người bạn đã cùng trao đổi, chia sẽ với tôi
trong suốt quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Sau cùng, xin kính chúc các quý Thầy Cô, Ban Giám Đốc ngân hàng, các cô
chú và anh chị tại ngân hàng lời chúc sức khỏe!

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Minh Hồng

iii


NỘI DUNG TÓM TẮT

NGUYỄN THỊ MINH HỒNG. Tháng 7 năm 2009. “ Phân tích hoạt động tín
dụng NHNO&PTNT Huyện Cần Giờ và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động”.
NGUYEN THI MINH HONG. July 2009. “ Analyzing Credit Activities at
Agriculture and Rural Development Bank Can Gio District. Proposing Solutions
to Increase Efficiency”.
Khóa luận tập trung tìm hiểu hoạt động huy động vốn và cho vay của ngân hàng
NHNO&PTNT. Qua đó, đề xuất một số giải pháp để ngân hàng hoạt động ngày càng
hiểu quả hơn.
Huyện Cần Giờ có nhiều tiềm năng trong hoạt động nông – lâm –ngư nghiệp và

du lịch, nhu cầu vay vốn để phục vụ cho sản xuất kinh doanh rất cao. Qua hoạt động
kinh doanh của ngân hàng đã góp phần phát triển nguồn vốn cho người dân sản xuất
kinh doanh và đạt được những kết quả sản xuất nhất định.
Kết quả phân tích hoạt động tín dụng đã cho thấy ngân hàng kinh doanh đã có
hiệu quả, vòng quay vốn tín dụng tăng hàng năm và thủ tục vay vốn đơn giản khách
hàng đến với NHNO&PTNT huyện Cần Giờ ngày càng đông làm cho lợi nhuận liên
tục tăng lên và đáp ứng được nhu cầu về vốn của địa bàn.
Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế như hoạt động cho vay của ngân
hàng còn tập trung cao ở ngành nuôi trồng thủy sản rất cao dẫn đến rủi ro cao. Cần mở
rộng rộng sang những loại hình kinh doanh khác và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ để
thu hút khách hàng.

iv


MỤC LỤC
Danh mục chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

x

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU


1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1. Phạm vi thời gian

2

1.3.2. Phạm vi không gian

2


1.3.3. Nội dung nghiên cứu

2

1.4. Cấu trúc đề tài

2

CHƯƠNG II. TỔNG QUAN

4

2.1. Điều kiện tự nhiên huyện Cần Giờ

4

2.1.1. Vị trí địa lý

4

2.1.2. Địa hình

4

2.2. Tình hình kinh tế - xã hội Huyện Cần Giờ

5

2.2.1. Điều kiện kinh tế


5

2.2.2. Điều kiện xã hội

6

2.3. Đánh giá chung về tình hình kinh tế xã hội của Huyện
2.4. Sơ lược về NHNO&PTNT huyện Cần Giờ

9
10

2.4.1. Sự ra đời và phát triển của ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn chi nhánh Cần Giờ

10

2.4.2. Chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động chính của NHNO&PTNT
Huyện Cần Giờ

11

2.4.3. Cơ cấu bộ máy quản lý của NHNO&PTNT huyện Cần Giờ

12

v


2.4.4. Quy trình cho vay của NHNO&PTNT


16

CHƯƠNG III. CƠ SỞ LUẬN VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
U

3.1. Cơ sở lý luận

20
20

3.1.1. Lịch sử hình thành NHNO&PTNT Việt Nam

20

3.1.2. Ngân hàng là gì?

21

3.1.3. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng

21

3.1.4. Phân loại các nghiệp vụ của ngân hàng

23

3.1.5. Tín dụng ngân hàng là gì? Các loại tín dụng ngân hàng? Chức
năng của tín dụng?


24

3.1.6. Vai trò của tín dụng đối với hộ nông dân

25

3.1.7. Các chỉ tiêu đánh giá

26

3.2. Phương pháp nghiên cứu

29

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

29

3.2.2. Phương pháp phân tích

29

CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ THẢO LUẬN

30

4.1. Cơ cấu nguồn vốn hoạt động của ngân hàng.

30


4.1.1.Tình hình nguồn vốn huy động phân theo thành phần kinh tế

30

4.1.2. Tình hình nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn

33

4.2. Tình hình cho vay của ngân hàng

35

4.2.1. Doanh số cho vay phân theo ngành kinh tế

35

4.2.2. Lãi suất cho vay của ngân hàng

38

4.3. Tình hình thu nợ của ngân hàng

39

4.4. Tình hình dư nợ của ngân hàng

42

4.4.1. Dư nợ phân theo thành phần kinh tế


42

4.4.2. Dư nợ phân theo kỳ hạn

44

4.5. Tình hình nợ quá hạn của ngân hàng

45

4.6. Đánh giá chung về kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân
hàng

48
4.6.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng

48

4.6.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng

49

vi


4.7. Những thuận lợi và hạn chế của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh 53
4.7.1. Những thuận lợi của ngân hàng

53


4.7.2. Những khó khăn của ngân hàng

53

4.8- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng

54

4.8.1- Thực hiện tốt công tác phân loại khách hàng

54

4.8.2- Đơn giản hóa hồ sơ cho vay

55

4.8.3- Cải tiến quy trình nghiệp vụ

55

4.8.4- Sử dụng công cụ lãi suất để mở rộng tín dụng.

58

4.8.5- Hoàn thiện công tác kiểm soát, xử lý nợ xấu và nâng cao chất
lượng tín dụng

59

4.8.6- Công tác tổ chức quản lý nhân sự của ngân hàng


60

CHƯƠNG V. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ

62

5.1- Kết luận

62

5.2- Kiến nghị

62

5.2.1- Đối với NHNO&PTNT Huyện Cần Giờ.

63

5.2.2- Đối với chính quyền địa phương.

63

TÀI LIỆU THAM KHẢO

65

vii



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

NHNO&PTNT

Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

HĐBT

Hội Đồng Bộ Trưởng

TP

Thành Phố

CTHĐQT

Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

CBCNV

Cán Bộ Công Nhân Viên

TD

Tín Dụng


TTTH

Tính Toán Tổng Hợp

DSCV

Doanh Số Cho Vay

DSTN

Doanh Số Thu Nợ

NQH

Nợ Quá Hạn

TNV

Tổng Nguồn Vốn

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1.Tình Hình Dân Số Trung Bình của Huyện Cần Giờ từ Năm 2006 -2008



Bảng 2.2. Dân Số Phân Theo Giới Tính Qua Các Năm




Bảng 2.3. Số Lớp Học, Giáo Viên, Học Sinh Trên Địa bàn Huyện Cần Giờ



Bảng 4.1. Nguồn Vốn Huy Động Phân Theo Thành Phần Kinh Tế

30 

Bảng 4.2. Nguồn Vốn Huy Động Phân Theo Kỳ Hạn

33 

Bảng 4.3. Doanh Số Cho Vay Phân Theo Thành Phần Kinh Tế

35 

Bảng 4.4. Lãi Suất Cho Vay của Ngân Hàng Qua Các Năm

38 

Bảng 4.5. Tình Hình Thu Nợ của Ngân Hàng theo Ngành Kinh Tế

39 

Bảng 4.6 .Dư Nợ Phân theo Thành Phần Kinh Tế

42 


Bảng 4.7. Dư Nợ Phân theo Kỳ Hạn Qua Các Năm

44 

Bảng 4.8. Nợ Quá Hạn của Ngân Hàng

45 

Bảng 4.9. Kết Quả Hoạt Động Qua 3 Năm

48 

Bảng 4.10. Chỉ Tiêu Vốn Huy Động Trên Tổng Nguồn Vốn

49 

Bảng 4.11. Chỉ Tiêu DoanhSố Thu Nợ/ Doanh Số Cho Vay

50 

Bảng 4.12. Chỉ Tiêu Nợ Quá Hạn/Tổng Dư Nợ

50 

Bảng 4.13. Chỉ Tiêu Nợ Quá Hạn/ Doanh Số Cho Vay.

51 

Bảng 4.14. Chỉ Tiêu Tổng Dư Nợ/ Tổng Nguồn Vốn.


52 

Bảng 4.15. Chỉ Tiêu Vòng Quay Tín Dụng

52 

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
 

Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy của Chi Nhánh.

12 

Hình 2.2. Sơ Đồ Quy Trình Cho Vay của Ngân Hàng

16 

Hình 3.1. Sơ Đồ Các Chức Năng của NgânHàng

20 

Hình 4.1. Biểu Đồ NguồnVốnHuy Động Phân TheoThành Phần Kinh Tế

32 


Hình 4.2. Biểu Đồ Nguồn Vốn Huy Động Phân Theo Kỳ Hạn

33 

Hình 4.3. Doanh Số Cho Vay Phân Theo Thành Phần Kinh Tế

36 

Hình 4.5 Thu Nợ Phân Theo Ngành Kinh Tế

40 

Hình 4.6. Tình Hình Dư Nợ Phân Theo Thành Phần KinhTế

42 

Hình 4.7. Tình Hình Dư Nợ Phân Theo Kỳ Hạn

44 

Hình 4.8. Nợ Quá Hạn của ngân hàng qua Các Năm

46 

x


CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề
Trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế thị trường giai đoạn hiện
nay tín dụng có vai trò rất quan trọng đối với đời sống kinh tế xã hội. Xu thế này đang
bao trùm lên toàn bộ các lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực Tài chính ngân
hàng. Hiện nay, nước ta đã có những thay đổi lớn trong cơ cấu lao động nhưng tỉ trọng
trong nông nghiệp vẫn chiếm trên 70%. Nền nông nghiệp nước ta đang từng bước
chuyển sang nền nông nghiệp hàng hóa nên cần phải đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ
tầng để phát huy thế mạnh của nông nghiệp. Như vậy, để phát triển nông nghiệp thì
yếu tố vốn có vai trò đặc biệt cần thiết và quan trọng. Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn ra đời đã đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp, nguồn vốn
tín dụng của ngân hàng đã góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật
nuôi, giúp đời sống của người dân ngày càng được tốt hơn. Huyện Cần Giờ nằm ở địa
phận ngoại ô TPHCM, là nơi có điều kiện kinh tế khó khăn và đa số người dân có cuộc
sống nghèo. Do đó, việc cung cấp vốn cho sản xuất nông nghiệp là hết sức cần thiết
đối với các hộ sản xuất nông nghiệp. NHNO&PTNT chi nhánh huyện Cần Giờ là nơi
giúp cho các hộ nông dân tiếp cận với nguồn vốn tín dụng một cách dễ dàng, hạn chế
việc cho vay nặng lãi. Từ những lý do trên, được sự đồng ý của khoa kinh tế Trường
Đại học Nông Lâm và Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn huyện Cần
Giờ tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích hoạt động tín dụng của Ngân
Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Cần Giờ và đề xuất một số
giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng”.
1


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung: phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn huyện Cần Giờ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu tình hình huy động vốn và cho vay của NHNO&PTNT của Huyện.
- Tính toán và phân tích các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân

hàng.
- Phân tích tình hình nợ quá hạn của ngân hàng.
- Đề xuất ý kiến góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu đề từ tháng 3 đến tháng 6/2009.
1.3.2. Phạm vi không gian: phân tích hoạt động tín dụng và đề xuất một số giải pháp
để nâng cao hiệu quả hoạt động của NHNO&PTNT chi nhánh huyện Cần Giờ.
1.3.3. Nội dung nghiên cứu.
- Phân tích hoạt động huy động vốn để biết đựơc nguồn vốn ổn định cho việc
phát triển của ngân hàng trong ba năm 2006-2008.
- Tìm hiểu hoạt động cho vay của ngân hàng đối với các hộ nông dân. Đánh giá
tình hình nợ quá hạn của ngân hàng và những nguyên nhân của vấn đề nợ quá hạn và
đề xuất biện pháp giải quyết nợ quá hạn.
- Đề xuất ý kiến giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của NHNO&PTNT.
1.4. Cấu trúc đề tài
Chương I: Mở đầu
Giới thiệu khái quát về sự cần thiết của đề tài nghiên cứu.
Chương II: Tổng quan
Giới thiệu sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Cần Giờ và khái
quát về chi nhánh NHNO&PTNT huyện.
Chương III: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm và các chỉ tiêu để đánh giá trong quá trình phân tích
về hoạt động tín dụng của ngân hàng.
2


Chương IV: Kết quả và thảo luận
Từ số liệu thu thập được phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân
hàng.
Chương V: Kết luận và kiến nghị

Đưa ra một số kết luận và kiến nghị về vấn đề đã nghiên cứu.

3


CHƯƠNG II
TỔNG QUAN

2.1. Điều kiện tự nhiên huyện Cần Giờ
2.1.1. Vị trí địa lý
Cần Giờ là một trong 5 huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, cách
trung tâm thành phố 50 km theo đường chim bay và theo hướng Đông Nam. Cần Giờ
là huyện ven biển dài hơn 20 km theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, có các cửa sông
lớn của các con sông: Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh.
Huyện bao gồm 7 xã bao gồm: Bình Khánh, Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn, An Thới
Đông, Long Hòa, Cần Thạnh, Thạnh An.
Các địa phương giáp ranh bao gồm: phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Nhơn
Trạch, huyện Long Thành ( tỉnh Đồng Nai ), huyện Tân Thành ( Bà Rịa- Vũng Tàu ),
phía Tây giáp huyện Cần Đước, Cần Giuộc ( tỉnh Long An ), huyện Gò Công ( tỉnh
Tiền Giang ), phía Tây Bắc giáp huyện Nhà Bè, biển Đông nằm ở phía Nam.
Vị trí địa lý của Cần Giờ là từ 106 độ 46’12’’ đến 107 độ 00’50’’ kinh Đông và
từ 10 độ 22’14’’ đến 10 độ 40’00’’vĩ độ Bắc.
Tổng diện tích tự nhiên là 70.421 ha ( 1/3 diện tích thành phố ), có diện tích lớn
nhất so với các huyện ngoại thành.( Nguồn tin: Phòng thống kê Huyện Cần Giờ )
2.1.2. Địa hình
Trong tổng diện tích tự nhiên thì đất thổ cư, đất công cộng và đất chưa sử dụng
chiếm 6.036 ha. Hai đặc điểm lớn về thổ nhưỡng của Cần Giờ là phèn và mặn, trong
4



đó mặn là chủ yếu. Diện tích vùng ngập mặn chiếm tới 56,7% diện tích toàn huyện,
tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn độc đáo, trong đó chủ yếu là cây đước.
2.2. Tình hình kinh tế - xã hội Huyện Cần Giờ
2.2.1. Điều kiện kinh tế
Cần Giờ là một huyện ngoại thành có diện tích rộng bằng 1/3 diện tích thành
phố trong đó đất lâm nghiêp chiếm tới 32.109ha khoảng 47% và đất sông rạch chiếm
22.850ha khoảng 32% diện tích đất toàn huyện. Ngoài ra còn có trên 5000ha diện tích
đất dùng để trồng lúa, cây ăn trái, cói và làm muối. Trong cơ cấu phát triển kinh tế của
Huyện thì ngành thủy sản được xem là ngành kinh tế mũi nhọn như: nuôi tôm, nuôi
nghêu, làm muối…không những thế Cần Giờ còn là nơi có môi trường thiên nhiên
trong lành có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái.
Ngư nghiệp
Là một huyện ven biển nhưng trước đây kinh tế Cần Giờ lại gắn với nông
nghiệp. Đến năm 2000, Cần Giờ mới tìm ra mô hình kinh tế thích hợp là nuôi trồng
thủy hải sản. Trong năm 2008, giá trị tổng sản lượng ngành thủy sản đạt 29.986 tấn
tương đương 597.411 triệu đồng. Trong đó, sản lượng tôm các loại đạt 8.273 tấn,
nghêu sò đạt 9.009 tấn, hải sản đạt 12.704 tấn. Sản lượng đánh bắt ước tính năm 2008
đạt 13.552 tấn và sản lượng nuôi trồng đạt 16.434 tấn. Sau nhiều năm chuyển đổi cơ
cấu kinh tế Cần Giờ đã có những khởi sắc, giá trị bình quân mỗi hecta nuôi trồng thủy
hải sản cao gấp 20 lần trồng lúa và lợi nhuận từ nuôi trồng thủy hải sản mang lại gấp
80 lần. Thủy sản góp 32% vào phát triển kinh tế chung của huyện.
Nông nghiệp
Lúa được trồng chủ yếu ở các xã: Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn, Tam
Thôn Hiệp. Trong năm 2008, sản lượng thu hoạch lúa đạt 880 tấn, năng suất thu hoạch
bình quân đạt 2,5 tấn/ha.
Cây ăn trái: trên địa bàn Huyện có khoảng 273 ha cây ăn trái chủ yếu tập trung
ở xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, sản lượng thu hoạch đạt 1.290 tấn, năng suất
bình quân đạt 4,9 tấn/ha.
5



Chăn nuôi: chủ yếu là nuôi heo, huyện tăng cường công tác kiểm tra, tuyên
truyền phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và dịch heo tai xanh, hiện nay toàn
huyện có 2.319 con heo và trâu 77 con, dê 417 con, thỏ 172 con. Ngoài ra, huyện đang
phát triển nghề nuôi chim yến tại các xã Lý Nhơn, Long Hòa, Tam Thôn Hiệp…
Lâm nghiệp
Diện tích đất lâm nghiệp chiếm khoảng 47% diện tích đất toàn huyện, rừng
cũng tạo ra việc làm cho người giữ rừng, góp phần phát triển du lịch sinh thái. Huyện
thực hiện chủ trương tích cực tăng cường công tác bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn
Cần Giờ, tổ chức chăm sóc cây giống trong vườn ươm, tiếp tục thực hiện 6 đề tài
nghiên cứu khoa học trong rừng phòng hộ, làm việc với các sở, ngành thành phố về
phương án thống nhất tổ chức quản lý rừng ngập mặn Cần Giờ.
Công nghiệp – thương mại dịch vụ
Công nghiệp: giá trị tổng sản lượng công nghiệp đạt 90.531 triệu đồng ( trong
đó: kinh tế quốc doanh đạt 24.214 triệu đồng, kinh tế ngoài quốc doanh đạt 66.317
triệu đồng ); các sản phẩm công nghiệp khác đạt trong năm như: nước đá 49.503 tấn,
xay xát 944 tấn, cá philê và nghêu đạt 466 tấn, muối đạt 57.173 tấn…
Thương mại – dịch vụ: Trên địa bàn Huyện có 3.062 hộ kinh doanh cá thể có
tổng vốn đầu tư là 87,17 tỷ đồng. Lượng hàng hóa thiết yếu đảm bảo đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn huyện, công tác quản lý thị trường, giá cả hàng
hóa thường xuyên được kiểm tra. Về dịch vụ, du lich thì có khoảng 357.000 du khách
đến huyện, huyện cũng tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư được quan tâm
như tổ chức hội nghị, hội thảo, quảng bá tiềm năng du lịch sinh thái huyện Cần Giờ,
tập trung phát triển cơ sở hạ tầng du lịch đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án thành lập
khu du lịch sinh thái biển Cần Thạnh.
2.2.2. Điều kiện xã hội
Tình hình dân cư, lao động
Theo phòng thống kê Huyện, dân số toàn Huyện đến năm 2008 là 69.923 người
với 16.396 hộ. Tốc độ tăng dân số tự nhiên là 1,06%, dân số phân bố đều ở các xã
6



nhưng đông nhất là xã Bình Khánh với 18.032 người và thấp nhất ở xã Thạnh An với
4.649 người, vì đây là xã đảo có diện tích nhỏ nên dân cư sống ở đây tương đối ít.
Trong tổng dân số toàn Huyện thì tổng số lao động là 37.075 người và lao động đang
làm việc là 35.221 người.
Bảng 2.1 Tình Hình Dân Số Trung Bình của Huyện Cần Giờ từ Năm 2006 -2008
ĐVT: Người
Xã, thị trấn

2006

2007

2008

1. Cần Thạnh

10.990

11.207

11.374

2. Long Hòa

10.177

10.553


10.992

3. Thạnh An

4.637

4.651

4.650

4. Lý Nhơn

5.638

5.732

5.800

5. An T. Đông

12.826

13.065

13.219

6. Tam T. Hiệp

5.604


5.581

5.641

7. Bình Khánh

17.515

17.748

17.942

67.385

68.535

69.545

Tổng

Nguồn: Phòng thống kê huyện Cần Giờ
Theo đơn vị hành chính thì Huyện Cần Giờ chia làm 7 xã với dân số trung bình
tăng nhẹ qua các năm. Dân số trung bình cao nhất ở xã Bình Khánh vì đây là xã gần
trung tâm thành phố nên dân số tập trung đông. Ngoài ra, dân số trung bình còn tập
trung đông ở các xã như Cần Thạnh, Long Hòa, An Thới Đông.

7


Bảng 2.2 Dân số phân theo giới tính qua các năm

ĐVT: Người
Giới Tính

2006

2007

2008

Nam

33.897

34.536

34.948

Tỷ lệ %

49,92

49,93

49,98

Nữ

34.007

34.630


34.975

Tỷ lệ %

50,08

50,07

50,02

Tổng

67.904

69.166

69.923

Nguồn: Phòng thống kê Huyện Cần Giờ
Thu nhập và mức sống
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của Huyện thì mức sống của người dân
càng cao, thu nhập bình quân đầu người năm 2008 là 1.484.056 đồng/ người/tháng.
Những dân cư làm việc trong ngành công nghiệp - thương mại, dịch vụ - du lịch thì có
mức sống tương đối ổn định, dân cư lao động trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp
vẫn còn gặp nhiều bất ổn.
Giáo dục
Bảng 2.3 Số Lớp Học, Giáo Viên, Học Sinh Trên Địa Bàn Huyện Cần Giờ Năm
2008
Chỉ tiêu


Số học sinh

Số giáo viên

Số lớp học

Nhà trẻ, mẫu giáo

2.619

137

86

Tiểu học

5.565

250

203

Trung học cơ sở

4.779

264

133


Trung học phổ thông

2.445

102

55

Tổng

15.408

753

477

Nguồn: Phòng thống kê Huyện Cần Giờ

8


Hệ thống trường học, lớp học và giáo viên đã đáp ứng đủ nhu cầu về đào tạo và
cơ sở vật chất cho giáo dục của Huyện. Cụ thể là một xã có khoảng 3 trường mẫu giáo,
3 trường tiểu học và một trường trung học cơ sở, 2-3 xã thì có một trường trung học
phổ thông. Số xã ở địa bàn huyện là 7 nên số lớp học và giáo viên như vậy đã đáp ứng
tương đối đầy đủ về nhu cầu học của học sinh toàn huyện. Sỹ số trung bình của các
cấp là: nhà trẻ, mẫu giáo khoảng 30hs/lớp; tiểu học khoảng 27 hs/lớp; trung học cơ sở
là 35 hs/lớp; trung học phổ thông là 44 hs/lớp. Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi ra lớp là
100%, tỷ lệ tốt nghiệp cấp III đạt 92%.

Y tế:
Hiện nay trên toàn Huyện có khoảng 13 cơ sở y tế, 186 lao động trong ngành và
157 giường bệnh nhưng cơ sở vật chất về y tế tương đối kém chỉ tạm thời đáp ứng nhu
cầu khám chữa bệnh của người dân địa phương.
2.3. Đánh giá chung về tình hình kinh tế xã hội của Huyện
Năm 2008, kinh tế Huyện Cần Giờ được phát triển theo hướng tương đối ổn
định với các ngành chính như sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải
sản, làm muối, kinh doanh hộ cá thể…Nguồn lợi từ nuôi trồng và đánh bắt thủy hải
sản đã góp phần tương đối lớn vào việc phát triển kinh tế của Huyện nhà. Những năm
gần đây dịch vụ du lịch sinh thái cũng đang phát triển đóng góp nguồn lợi không nhỏ
vào kinh tế huyện.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì Huyện cũng còn nhiều hạn chế ảnh hưởng
đến nhu cầu phát triển kinh tế, nhiều công trình đầu tư triển khai chậm, dàn trải, manh
mún, kéo dài thời gian so với kế hoạch ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của huyện như
dự án đường Rừng Sác và dự án lấn biển Cần Thạnh đã kéo dài hơn so với dự kiến làm
ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái của Huyện. Dịch vụ du lịch sinh thái chưa
phát triển đồng bộ; giao thông đường sá còn cách trở. Chính sách kêu gọi đầu tư du
lịch sinh thái cho Cần Giờ chưa rõ ràng. Qui hoạch đã làm vài năm nay nhưng mới
triển khai vài dự án do TP chưa có nhiều chính sách ưu đãi về thuế, đất đai... Các đơn
9


vị tìm đến đây chỉ dừng lại ở mức thăm dò, nghiên cứu. Một khó khăn khác của Cần
Giờ là bộ máy, năng lực cán bộ thực hiện dự án còn yếu kém.
Đối với ngành ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản đã gặp nhiều khó khăn do vấn
đề ô nhiễm môi trường ngày càng nhiều. Đánh bắt hải sản chủ yếu là đánh bắt gần bờ
nên sản lượng đạt không cao.
Cần Giờ là huyện nghèo, còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng yếu kém, giao
thông điện, nước vẫn là trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế Huyện.
2.4. Sơ lược về NHNO&PTNT huyện Cần Giờ

2.4.1. Sự ra đời và phát triển của ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn chi nhánh Cần Giờ
Chi nhánh NHNO&PTNT huyện Cần Giờ là đơn vị hoạch toán kinh doanh phụ
thuộc là chi nhánh trực thuộc NHNO&PTNT Việt Nam, có quyền tự chủ kinh doanh
theo phân cấp của NHNO&PTNT Việt Nam. Chi nhánh ngân hàng huyện Cần Giờ. Chi
nhánh NHNO&PTNT Huyện Cần Giờ được thành lập vào ngày 26/3/1988 theo nghị
định 53/HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng. Địa chỉ trụ sở chính: Đường Lương Văn
Nho – khu phố Giòng Ao – Thị trấn Cần Thạnh – Huyện Cần Giờ - TPHCM. Chi
nhánh NHNO&PTNT Huyện Cần Giờ có một chi nhánh trực thuộc ấp Bình Phước, xã
Bình Khánh, huyện Cần Giờ ( mới sát nhập năm 2002 ).
Trong suốt quá trình hoạt động hòa nhập vào cơ chế mới, ngân hàng đã gặp
không ít khó khăn. Tuy nhiên, do sự cố gắng của đội ngũ nhân viên và đội ngũ ban
lãnh đạo của ngân hàng đã làm cho chi nhánh từng bước khẳng định vị trí của mình
trong quá trình đưa nền kinh tế nông nghiệp và nhất là nền kinh tế huyện ngày càng
phát triển mạnh hơn. Ngày nay chi nhánh NHNO&PTNT huyện Cần Giờ đã là người
bạn đáng tin cậy của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hộ sản xuất
kinh doanh cá thể, hộ nông dân trên địa bàn Huyện.

10


2.4.2. Chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động chính của NHNO&PTNT Huyện
Cần Giờ
a. Chức năng
Tổ chức huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn của mọi thành phần kinh tế
và dân cư dưới mọi hình thức tiền gửi.
Cho vay trung hạn để tăng cường cơ sở vật chất cho các cán bộ sản xuất và
phục vụ đời sống sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên ( cho vay tiêu dùng ).
Tiếp nhận ủy thác đầu tư phát triển của các tổ chức trong và ngoài nước.
Cho vay ngắn hạn đối với các hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ

thương mại, tạo điều kiện cho nông dân sản xuất mang lại hiệu quả, thúc đẩy kinh tế
phát triển nhưng đảm bảo nguyên tắc thu hồi vốn gốc và lãi đúng hạn.
Làm dịch vụ thanh toán giữa các cá nhân và tổ chức kinh tế có nhu cầu, làm
dịch vụ chuyển tiền cho các tổ chức tín dụng.
Là đơn vị nhận khoán tài chính theo qui chế tài chính của CTHĐQT
NHNO&PTNT Việt Nam được phân giao chỉ tiêu, tính toán, xét duyệt và hưởng lương
theo kết quả kinh doanh.
b. Nhiệm vụ
Tổ chức huy động và sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả.
Tổ chức cơ cấu thông tin, nghiên cứu và phân tích các hoạt động có liên quan
đến hoạt động tín dụng, tiền tệ để tham mưu cho các cấp ủy chính quyền địa phương
trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Luôn đảm bảo công việc kinh doanh của chi nhánh an toàn, hiệu quả và đảm
bảo phát triển vốn.
c. Các hoạt động chính của ngân hàng
Chi nhánh NHNO&PTNT huyện Cần Giờ thực hiện các hoạt động sau: nhận
tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của các tổ chức kinh
11


tế, cá nhân trong nước. Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam. Tư
vấn cho các dự án đầu tư bằng đồng Việt Nam.
Theo quyết định 67/1999/QĐ – TTG của thủ tướng chính phủ ban hành ngày
30/3/1999. Theo quyết định này chi nhánh NHNO&PTNT huyện Cần Giờ mở rộng đầu
tư cho các hộ gia đình có đất sản xuất và mở rộng thêm cho các ngành nghề sản xuất
chế biến dịch vụ nông, lâm, ngư, nghiệp nếu có nhu cầu vay vốn khoản 10 triệu đồng
trở xuống với thủ vay đơn giản là một giấy đề nghị vay vốn kèm theo là giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, nếu chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì chỉ
cần UBND xã xác nhận đất đang sử dụng không tranh chấp ( không cần hợp đồng thế
chấp ).

2.4.3. Cơ cấu bộ máy quản lý của NHNO&PTNT huyện Cần Giờ
Căn cứ điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam ban
hành kèm theo quyết định 390/1997/QĐ vào ngày 22/11/1997 của Thống Đốc Ngân
Hàng Nhà Nước Việt Nam, dựa vào tình hình thực hiện biên chế của chi nhánh
NHNO&PTNT huyện Cần Giờ thì cơ cấu quản lý được sắp xếp như sau:
Hình 2.1 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy của Chi Nhánh
GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÍNH

PHÒNG
NGHIỆP VỤ
KINH
DOANH

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG KẾ
TOÁN
NGÂN QUỸ

PHÒNG
THẨM
ĐỊNH


CHI
NHÁNH
CẤP 2

Nguồn tin: Sổ tay tín dụng
12


Chức năng quyền hạn của các phòng ban:
Ban giám đốc
Giám đốc: Trực tiếp điều hành và thực hiện các nhiệm vụ của chi nhánh
NHNO&PTNT Huyện Cần Giờ.
Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo phân cấp ủy quyền của tổng
giám đốc NHNO&PTNT cấp tỉnh xem xét và quyết định theo phân cấp ủy quyền của
tổng giám đốc Ngân Hàng Nông Nghiệp Việt Nam.
Thực hiện cơ chế lãi suất, tỷ lệ hoa hồng và lệ phí tiền thưởng, tiền phạt áp
dụng từng thời kỳ cho khách hàng trong giới hạn trần lãi suất do ngân hàng hướng dẫn
thực hiện trên địa bàn.
Tổ chức việc hạch toán kế toán phân phối tiền thưởng và phúc lợi khác đến
người lao động theo kết quả kinh doanh phù hợp với chế độ khoán tài chính và chế độ
khác của Ngân Hàng Nông Nghiệp Việt Nam.
Chấp hành chế độ giao ban thường xuyên tại chi nhánh và trên đại bàn hoạt
động, báo cáo định kỳ, đột xuất các hoạt động cảu chi nhánh lên cấp trên theo quy
định.
Phân công cho phó giám đốc tham dự các cuộc họp trong và ngoài ngành có
liên quan trực tiếp đến vấn đè hoạt động của chi nhánh ngân hàng. Khi giám đốc đi
vắng trên một ngày nhất thiết phải ủy quyền bằng văn bản cho Phó giám đốc chỉ đạo,
điều hành công việc chung.
Phó giám đốc: Giúp Giám đốc chỉ đạo điều hành một số nghiệp vụ khi Giám đốc
phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về quyết định của mình. Bàn

bạc và tham gia ý kiến với Giám đốc trong việc thực hiện các nghiệp vụ của Ngân
hàng theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng.
Phòng kế toán ngân quỹ
Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán với khách hàng, thanh toán liên Ngân hàng
nội, ngoại tỉnh. Tổ chức giao dịch với khách hàng có quan hệ thanh toán vay vốn, trả
13


nợ trên địa bàn huyện. Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán
theo quy định của Ngân Hàng Nông Nghiệp Việt Nam. Xây dựng chủ trương kế hoạch
tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính quỹ tiền lương trình ngân hàng cấp trên
duyệt. Tổng hợp lưu trữ tài liệu về hạch toán kế toán, quyết toán và các báo cáo theo
quy định. Thực hiện nộp các khoản nộp ngân sách Nhà nước, chấp hành quy định về
an toàn kho quỹ và mức tồn quỹ theo quy định. Quản lý sử dụng các thiết bị thông tin
điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của NHNO&PTNT. Chấp hành
chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.
Phòng tổ chức hành chính
Xây dựng quy chế, lề lối, giờ giấc làm việc, sắp xếp, bố trí lao động, học tập,
đào tạo, thường xuyên theo dõi, quản lý lao động để quyết toán lương, tăng ca hàng
tháng cho CB CNV.
Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến Ngân hàng và văn bản định chế
của Ngân Hàng Nông Nghiệp.
Trực tiếp quản lý con dấu của cơ quan thực hiện công tác hành chính, văn thư,
lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế.
Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm dụng
cụ, quản lý nhà tập thể, nhà nghỉ cơ quan.
Phòng thẩm định
Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền.
Thẩm định các dự án hoàn thiện hồ sơ trình cấp trên theo cấp ủy quyền.
Tiếp nhận và thực hiện các chương trình dự án thuộc nguồn vốn trong và ngoài

nước.
Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn tìm nguyên nhân và đề
xuất hướng khắc phục.

14


Phòng nghiệp vụ Kinh Doanh
Gồm 2 bộ phận :
Bộ phận Kế hoạch tổng hợp:
- Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền
tệ, loại tiền gửi…và quản lý các hệ số an toàn theo quy định.
- Tham mưu cho giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm
đề xuất các chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương và giải
pháp phát triển nguồn vốn.
- Tham mưu cho giám đốc chi nhánh xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn,
trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của ngân hàng Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Việt Nam.
- Quản lý thông tin về kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch, thông
tin kinh tế, thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng, thông tin về nguồn vốn và huy động
vốn, thông tin khách hàng theo quy định.
- Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh theo tháng, quý, năm. Dự thảo các
báo cáo sơ kết, tổng kết.
Bộ phận Tín dụng
- Tham mưu đề xuất giám đốc chi nhánh xây dựng chiến lược khách hàng tín
dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách
hàng.
- Phân tích kinh tế theo ngành nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng để
chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
- Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền;

thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp uỷ
quyền.

15


×