Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ DUY TRÌ NGUỒN NHÂN LỰC THÔNG QUA CÔNG TÁC ĐỘNG VIÊN TRONG TY CỔ PHẦN ÁNH DƯƠNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (894.75 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

NGHIÊN CỨU CƠNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ DUY TRÌ NGUỒN
NHÂN LỰC THƠNG QUA CƠNG TÁC ĐỘNG VIÊN TRONG
TY CỔ PHẦN ÁNH DƯƠNG VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ MỸ NƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Nghiên Cứu Cơng Tác
Đào Tạo Và Duy Trì Nguồn Nhân Lực Thơng Qua Công Tác Động Viên Trong Công
Ty Cổ Phần Ánh Dương Việt Nam” do Nguyễn Thị Mỹ Nương, sinh viên khóa 31,
ngành Quản Trị Kinh Doanh đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày……………………………………………

NGUYỄN MINH QUANG
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

năm 2009

tháng

năm 2009

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng

năm 2009


LỜI CẢM TẠ
Để có thể hồn thành khóa luận này, ngồi sự nỗ lực của mình, tơi cịn nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ.
Trước hết, tôi vô cùng biết ơn cha mẹ, người đã sinh ra, chăm sóc và lo lắng
cho em từ khi còn thơ cho đến lúc trưởng thành. Cha mẹ đã hết lòng động viên và cổ
vũ cho tơi trong q trình học tập và cũng là người ln ln làm việc khơng ngại khó
khăn để tạo ra nguồn tài chính để ni em học tập cho đến ngày hôm nay và trong thời
gian thực hiện luận văn. Và anh, chị, em trong gia đình đã ủng hộ và động viên tôi, tạo
cho tôi một tinh thần thật thoải mái, vui vẻ khi học tập. Đó cũng chính là nguồn sức
mạnh tinh thần giúp tơi vượt qua những khó khăn để hồn thành tốt đề tài của mình.
Đặc biệt, tơi muốn gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Minh Quang, là
người đã hỗ trợ và giúp đỡ tơi rất nhiều trong suốt q trình làm luận văn. Thầy là một
người rất nhiệt tình với học trị, ln chỉ dẫn tận tình khi tơi gặp khó khăn. Nhờ sự chỉ

dẫn tận tình của thầy mà tơi có thể hồn thành tốt khóa luận của mình. Tơi chân thành
cảm ơn thầy với tất cả tình cảm của người học trị đối với người thầy kính u.
Tơi vơ cùng biết ơn các thầy cô bộ môn giảng dạy, bởi vì nhờ các thầy cơ mà
tơi có một nền kiến thức nền tảng làm cơ sở cho khóa luận của mình. Ngồi ra, sự tận
tình giúp đỡ của các thầy, cô, anh, chị trong thư viện trường Đại Học Nông Lâm đã tạo
điều kiện giúp tôi thuận tiện trong việc tìm kiếm tài liệu phục vụ cho đề tài.
Tơi cũng rất biết ơn Ban Giám Đốc Công Ty Cổ Phần Ánh Dương Việt Nam,
phịng tổ chức hành chính: chú Sỹ, chú Hiền, chú Ba, chị Kim Anh,…; phòng kinh
doanh: chú Ngọc, chị Tiên, chị Vân, chị Phương…; phòng đào tạo tuyển dụng: chú
Khải… Đã tận tình giúp đỡ tơi khi thực tập. Mỗi ngày thực tập trong Công ty là một
ngày tôi học được nhiều bài học kinh nghiệm q giá và kiến thức thực tế. Nó rất bổ
ích và có những điểm rất khác so với việc học lý thuyết đơn thuần trong trường. Tơi
xin kính chúc Ban Giám Đốc cùng tồn thể nhân viên trong Cơng ty dồi dào sức khỏe
và thành công trong cuộc sống.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các anh, chị, bạn bè đã đóng góp và
giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài cũng như hồn thành khóa luận này.


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ MỸ NƯƠNG. Tháng 06 năm 2009. “Nghiên Cứu Cơng Tác
Đào Tạo Và Duy Trì Nguồn Nhân Lực Thông Qua Công Tác Động Viên Trong
Công Ty Cổ Phần Ánh Dương Việt Nam”.
NGUYEN THI MY NUONG. June 2009. “Research On The Training And
Maintenance Human Resource Adopt Encourrage In Vinasun Corporation ”
Khóa luận tìm hiểu cơng tác đào tạo và duy trì nguồn nhân lực trong Cơng ty
Cổ Phần Ánh Dương Việt Nam. Trên cơ sở phân tích số liệu và điều tra 138 nhân viên
trong Công ty. Bước đầu tìm hiểu về tình hình cơ bản như: cơ cấu lao động, quá trình
thành lập, tổ chức bộ máy, cơng tác đào tạo và duy trì nguồn nhân lực. Từ những tìm
hiểu cơ bản trên đưa ra những nhận định chung về công tác đào tạo và duy trì nguồn
nhân lực tại Cơng ty và đưa ra một số giải pháp nhằm giúp Công ty quản lý tốt hơn

nguồn nhân lực trong Cơng ty. Sau đó là những kết luận và kiến nghị được tổng hợp
sau quá trình nghiên cứu. Những giải pháp để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm
còn hạn chế.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

x

Danh mục phụ lục

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

U

1.1.Đặt vấn đề


1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.4. Cấu trúc khóa luận

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

5

2.1 Tổng quan về đào tạo nhân sự thế giới và ở Việt Nam

5

2.2 Tổng quan về Cơng ty

6

2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam 6
2.2.2. Tổng quan về cơ cấu tổ chức quản lý trong Cơng ty


7

2.2.3. Chức năng nhiệm vụ của các phịng ban Công ty và các đơn vị kinh doanh
dịch vụ trực thuộc Công ty.

9

2.2.4. Tổng quan về nguồn nhân lực của Cơng ty

15

2.2.5. Những loại hình kinh doanh của cơng ty

16

2.2.6. Những giải thưởng và giấy chứng nhận mà Công ty đã đạt được.

18

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
U

3.1. Cơ sở lý luận

19
19

3.1.1. Khái niệm

19


3.1.2. Mục đích của đào tạo nguồn nhân lực.

19

3.1.3. Vai trò của đào tạo nguồn nhân lực.

20

3.1.4. Mơ hình hệ thống về chu trình đào tạo.

21

3.1.5. Giai đoạn đánh giá nhu cầu

21

3.1.6. Thực hiện quá trình đào tạo

23

3.1.7. Đánh giá kết quả đào tạo

25
v


3.2. Hoạt động duy trì nguồn nhân lực

26


3.2.1. Đánh giá nhân viên

26

3.2.2. Thù lao cho lao động

27

3.3 Phương pháp nghiên cứu

28

3.3.1. Thu thập dữ liệu và các thông tin thống kê có liên quan

28

3.3.2. Phương pháp chọn mẫu

29

3.3.3. Xử lý dữ liệu

29

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng tình hình nhân sự trong cơng ty

30
30


4.1.1. Đặc điểm NNL của Công ty

30

4.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm NNL

36

4.2. Quy trình tuyển dụng trong Cơng ty Cổ Phần Ánh Dương Việt Nam

37

4.3. Thực trạng về công tác đào tạo, phát triển NNL

39

4.3.1. Công tác xác định nhu cầu đào tạo

39

4.3.2. Những hình thức đào tạo mà cơng ty áp dụng

40

4.3.3. Các lớp đào tạo đã tổ chức trong năm 2008

42

4.3.4. Những hiệu quả mà công ty đạt được sau những khóa đào tạo


45

4.4. Các chính sách duy trì NNL trong công ty

45

4.4.1. Công tác đánh giá năng lực của các nhân viên hằng năm

45

4.4.2. Các chính sách thu hút NNL của công ty

46

4.5. Một số nhận xét về hoạt động động viên tài chính và phi tài chính

58

4.5.1. Nhận xét về hoạt động động viên tài chính

58

4.5.2. Nhận xét về hoạt động động viên phi tài chính

59

4.6 Một số biện pháp trong cơng tác đào tạo và duy trì NNL

59


4.6.1. Đào tạo Nguồn nhân lực

59

4.6.2. Duy trì Nguồn nhân lực

61

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

63

5.1. Kết luận

63

5.2. Kiến nghị đối với Công ty

64

5.2.1. Đối với công tác quản trị nhân sự

64

5.2.2. Đối với nhân viên

65
vi



5.3 Kiến nghi đối với nhà nước

65

TÀI LIỆU THAM KHẢO

67

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CN ĐN

Chi nhánh Đồng Nai

CN BD

Chi nhánh Bình Dương

ĐTV

Đơn vị tính

ĐHCĐ

Đại hội cổ đơng


HĐQT

Hội đồng quản trị

NC

Nghiên cứu

NNL

Nguồn nhân lực

P

Phòng

QTKD

Quản trị kinh doanh

TC-HC

Tổ chức hành chính

TĐ-KT

Thi đua khen thưởng

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

X TC

Xưởng Thành Cơng

X TD

Xưởng Thành Danh

X TĐ

Xưởng Thành Đạt

X TL

Xưởng Thành Lợi

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Diễn Biến Nhân Sự Qua Các Năm

15

Bảng 2.2. Số Đầu Xe Taxi Qua Các Năm 2007-2008


17

Bảng 2.3. Những Giải Thưởng Và Giấy Chứng Nhận Mà Công Ty Đã Đạt Được

18

Bảng 4.1. Cơ Cấu Lao Động Theo Giới Tính Của Nhân Viên Văn Phịng

30

Bảng 4.2. Cơ Cấu Lao Động Theo Giới Tính Đối Với Lái Xe Năm 2007- 2008

31

Bảng 4.3. Cơ Cấu Lao Động Theo Tính Chất Sản Xuất Kinh Doanh

31

Bảng 4.4. Số Lượng Nhân Viên Năm 2008

32

Bảng 4.5. Tuổi Trung Bình Của Lao Động Qua 2 Năm 2007-2008

33

Bảng 4.6. tỷ Lệ Nhân Viên Có Kinh Nghiệm Trong Công Việc

35


Bảng 4.7. Thời Gian Cần Thiết Để Nhân Viên Mới Thích Nghi Với Cơng Việc

36

Bảng 4.8. Quy Trình Đào Tạo Đối Với Lái Xe Theo Hai Tuần

41

Bảng 4.9. Các Lớp Đào Tạo Tổ Chức Trong Năm 2008

42

Bảng 4.10. Tổng Số Lượng Lớp Đào Tạo Riêng Cho Lái Xe

42

Bảng 4.11. Số Lượng Lớp Và Thời Gian Đào Tạo Năm 2007

43

Bảng 4.12. Số Lượng Lớp Và Thời Gian Đào Tạo Năm 2008

43

Bảng 4.13. Chi Phí Đào Tạo Trong Năm 2007 Và 2008

44

Bảng 4.14. Phụ Cấp Đối Với Từng Tài Xế Khi Tham Dự Khóa Học


44

Bảng 4.15. Chi Phí Đào Tạo Cán Bộ Quản Lý Năm 2008

44

Bảng 4.16. Phụ Cấp Cơm Và Gởi Xe

47

Bảng 4.17. Phụ Cấp Đối Với Xưởng Sửa Chữa

47

Bảng 4.18. Trợ Cấp Tiền Điện Thoại

48

Bảng 4.19. Mức Độ Hài Lòng Đối Với Tiền Lương Hiện Tại

49

Bảng 4.20. Khen Thưởng Cá Nhân Cho Lái Xe

52

Bảng 4.21. Cơ Cấu Giải Thưởng Cho Lái Xe Có Doanh Thu Cao

52


Bảng 4.22. Cơ Cấu Giải Thưởng Phong Trào Thi Đua “Lái Xe Bảo Quản Xe Tốt

53

Bảng 4.23. Cơ Hội Thăng Tiến Của Nhân Viên

54

Bảng 4.24. Những Lựa Chọn Của Nhân Viên Nếu Cơng Ty Áp Dụng Những Chính
Sách Mới

56

Bảng 4.25. Mức Độ Phù Hợp Giữa Trình Độ Và Cơng Việc.

56

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Cơ Cấu Bộ Máy Quản Lý Cơng Ty

8

Hình 2.2. Diễn Biến Tình Hình Nhân Sự Các Năm 2007-2008

16


Hình 2.3. Biểu Đồ Số Lượng Xe Qua Các Năm

17

Hình 3.1. Mơ Hình Hệ Thống Đào Tạo

21

Hình 4.1. Biểu Đồ Tỷ Lệ Nhân Viên Có Kinh Nghiệm Trong Cơng Ty

35

Hình 4.2. Thời Gian Cần Thiết Để Nhân Viên Mới Thích Nghi Với Cơng Việc

36

Hình 4.3. Quy Trình Tuyển Dụng

37

Hình 4.4. Mức Độ Hài Lịng Của Nhân Viên Đối Với Lương

50

Hình 4.5. Mức Cảm Nhận Về Cơ Hội Thăng Tiến Của Nhân Viên Trong Cơng Ty 55
Hình 4.6. Tỷ Lệ Hợp Giữa Trình Độ Và Cơng Việc

x

57



DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Phiếu Thăm Dò Về Đào Tạo Và Duy Trì Nguồn Nhân Lực
Phụ lục 2. Bảng Chấm Điểm Thi Đua
Phụ lục 3. Bảng Tổng Hợp
Phụ lục 4. Quy Định Về Bậc Khen Thưởng Và Tiền Thưởng Thi Đua
Phụ lục 5. Phiếu Chấm Điểm Bảo Quản Xe Tốt
Phụ lục 6. Giấy Chứng Nhận Các Giải Thưởng Mà Công Ty Đạt Được

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong thời kì nước ta đang hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay đã và đang
tạo ra sức ép lớn đến cung cách quản lý, đến nếp sống và suy nghĩ của mọi người trong
doanh nghiệp. Và địi hỏi phải có các quan điểm mới, lĩnh hội được những phương
pháp mới, kiến thức và kỹ năng mới để theo kịp với sự phát triển của thời đại. Nhu cầu
đào tạo và phát triển trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Nó đóng vai trị quan trọng
trong việc chuẩn bị đối phó với những thay đổi trong tương lai. Nhu cầu về đào tạo trở
nên khẩn trương để thích ứng với những thay đổi đang diễn ra từng ngày. Nhà quản trị
cần phải thấy trước những thay đổi trong tương lai để kịp phát triển lực lượng lao động
của mình theo kịp với thế giới ngày càng cạnh tranh gay gắt. Vậy làm thế nào để
doanh nghiệp có thể củng cố sức mạnh, nâng cao tinh thần, siết chặt đội ngũ để sẵn
sàng ứng phó với những biến đổi trong thời kì kinh tế khó khăn như hiện nay, làm thế
nào để khơng khí trong doanh nghiệp khơng những khơng lo âu mà cịn tích cực để
duy trì khả năng làm việc trong giai đoạn quan trọng này và làm thế nào để tiết giảm

chi phí, nhưng vẫn giữ được người giỏi, vẫn đầu tư để chờ đón tương lai và vẫn tiếp
tục hoạt động hiệu quả hơn. Một nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, nhà quản lý có sự nhạy
bén và tích cực sẽ khơng ngần ngại đầu tư cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Đào tạo nguồn nhân lực là hết sức cần thiết đối với công ty. Nhưng một tình
huống mà các doanh nghiệp thường gặp phải đó là hầu như các nhân viên, đặc biệt là
nhân viên giỏi chọn lựa doanh nghiệp hơn là doanh nghiệp chọn lựa họ, và tiền lương
không phải lúc nào cũng là yếu tố duy nhất để thu hút nhân viên giỏi hay khiến họ
quyết định ở lại làm việc lâu dài. Hiện nay các doanh nghiệp đang cố gắng đưa ra mức
lương cao và chế độ đãi ngộ hấp dẫn để lôi kéo và giữ chân các nhân viên giỏi. Hội
nhập kéo theo sự gia tăng các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh tế đã khiến cho


thị trường lao động đang hình thành một cách nhanh chóng. Một biểu hiện dễ nhận
thấy là sự di chuyển nhân lực giữa các công ty ngày càng nhiều. Điều này là tất yếu
của một thị trường lao động nhưng cũng kéo theo hậu quả là các doanh nghiệp liên tục
phải đối mặt với tình trạng “chảy máu chất xám” do sự ra đi của các nhân lực giỏi
trong công ty. Công ty thường cử các nhân viên ra nước ngồi đào tạo để nâng cao
trình độ và học tập kinh nghiệm của các đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, sau mỗi lần
được đào tạo ở nước ngoài về, rất nhiều nhân viên giỏi mà công ty ưu đãi cho đi học
lại bị các cơng ty khác có khi là đối tác hay đối thủ cạnh tranh lấy đi nhân viên bằng
những lời mời hấp dẫn. Nhân tố con người từ lâu vẫn được coi là nguồn lực quý giá
nhất của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực mạnh không những tạo cho doanh nghiệp lợi
thế cạnh tranh mà còn là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh
nghiệp Thu hút nhân tài là một việc khó, song giữ được nhân tài là công việc nhiều thử
thách hơn đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Thị trường lao động càng cạnh tranh
thì người lao động càng có nhiều cơ hội để lựa chọn chỗ làm. Điều này khiến các
doanh nghiệp ngày càng gặp khó khăn hơn trong việc duy trì nguồn nhân lực, nhất là
nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng cao. Vì vậy, doanh nghiệp phải xây dựng
được chế độ lương, thưởng, cùng các phúc lợi xã hội và các khoản đãi ngộ công bằng,
xứng đáng với công sức lao động của mỗi nhân viên. Doanh nghiệp phải coi nhân viên

là tài sản của cơng ty, và mọi chính sách đãi ngộ đều hướng tới việc nâng cao chất
lượng đời sống cho mỗi nhân viên. Con người là nguồn lực quyết định nhất, vì thế
phải thương yêu, tôn trọng nhân viên, làm sao để nhân viên cũng phải tơn trọng và
thương u mình.
Nhận thấy tầm quan trọng của các vấn đề trên và mong muốn vận dụng được
những kiến thức đã học tại trường vào thực tế nên Tôi quyết định chọn đề tài: “Nghiên
cứu Cơng tác Đào Tạo Và Duy Trì Nguồn Nhân Lực Thông Qua Công Tác Động
Viên Trong Công Ty Cổ Phần Ánh Dương Việt Nam”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích thực trạng về cơng tác đào tạo và duy trì nguồn nhân lực tại công ty.
-

Phạm vi áp dụng đào tạo

-

Phân tích nhu cầu đào tạo trong Cơng ty

-

Các hình thức đào tạo và quy trình đào tạo đối với nhân viên
2


-

Tìm hiểu những lớp đào tạo trong năm 2008

Phân tích các chế độ động viên về mặt tài chính và phi tài chính để duy trì, kích
thích và phát huy năng lực của nhân viên trong cơng việc.

-

Phân tích hình thức động viên tài chính: trả lương, khen thưởng, phụ cấp…

-

Phân tích hình thức động viên phi tài chính: cơ hội thăng tiến, mơi trường

làm việc…
Từ những phân tích trên để tìm ra một số giải pháp và kiến nghị giúp Cơng ty
củng cố được nguồn nhân lực hiện có và tăng thêm nguồn nhân lực mạnh, đủ năng lực,
trình độ chuyên môn phục vụ cho nhu cầu phát triển ngày càng mạnh của Công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2009.
Địa điểm nghiên cứu: tại Công Ty Cổ Phần Ánh Dương Việt Nam.
Địa chỉ: 306 Điện Biên Phủ, P.22, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
1.4. Cấu trúc khóa luận
Khóa luận gồm 5 chương:
Chương 1: Mở Đầu
Nêu lên những vấn đề liên quan đến nội dung cần nghiên cứu của đề tài để
nhằm thấy được lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu cũng như phạm vi nghiên cứu, mục
tiêu cần đạt được của đề tài, phần này sẽ là nền tảng cho các phần sau vì các vấn đề
nghiên cứu phải hướng đến mục tiêu nghiên cứu và nằm trong phạm vi nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan
Mô tả tổng quát về vấn đề liên quan đến đề tài như: nguồn tài liệu có liên quan
và mơ tả về tình hình chung ở cơng ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam.
Chương 3: Nội Dung Và Phương Pháp Nghiên Cứu
Dựa trên các cơ sở lý thuyết đã học để dùng làm cơ sở áp dụng cho các vấn đề
nghiên cứu như là các khái niệm có liên quan và những vấn đề lý luận liên quan đến đề
tài nghiên cứu. Trình bày một số phương pháp nghiên cứu như: thu thập, xử lý và phân

tích số liệu.
Chương 4: Kết Quả Nghiên Cứu và Thảo Luận
Từ những thông tin và số liệu đã thu thập được phân tích, tổng hợp theo các
hướng phản ánh được các hướng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong công ty.
3


Thấy được những ưu điểm, nhược điểm trong công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân
lực, và qua sự phân tích dữ liệu cũng cho thấy được những chế độ khuyến khích nhân
viên làm việc lâu dài cơng cơng ty có thật sự hiệu quả chưa? Để đưa ra một số biện
pháp kiến nghị phù hợp giúp công ty phát triển lâu bền.
Chương 5: Kết Luận Và Kiến Nghị
Từ kết quả nghiên cứu ở chương 4, đưa ra một số nhận xét và đề nghị giúp công
ty đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiệu quả. Đồng thời cũng nêu một số đề nghị
để khuyến khích nhân viên làm việc gắn bó với cơng ty. Đây là một số kiến nghị của
cá nhân tơi, q cơng ty có thể tham khảo.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về đào tạo nhân sự thế giới và ở Việt Nam
Trong thời kỳ kinh tế đang khó khăn như hiện nay, việc đào tạo nguồn nhân lực
đủ khả năng để làm việc tốt và giúp Cơng ty phát triển là hết sức cần thiết. Vì vậy mà
không chỉ một quốc gia riêng biệt nào mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều cần phải
có nguồn nhân lục mạnh để giúp Cơng ty vượt qua giai đoạn khó khăn. Mỗi quốc gia
các Cơng ty đều tăng cường đầu tư đào tạo nguồn nhân lực đủ mạnh để giúp Cơng ty
mình vượt qua khó khăn, mặt khác các Công ty cũng rất quan tâm đến vấn đề duy trì

được nguồn lực làm việc hiệu quả và chủ chốt trong Cơng ty. Vì họ là hạt giống gieo
mầm sự thành công của Công ty.
Khi Việt Nam hội nhập WTO, tức là chúng ta phải chuyển từ một nước từ một
nền kinh tế độc lập, đang hoạt động ở một tầm thấp về kinh tế, một nước chậm phát
triển, sang cạnh tranh với các nước có nền kinh tế phát triển. Chúng ta chấp nhận đọ
sức, một cuộc cạnh tranh hiện đại hay còn gọi là cạnh tranh toàn cầu với các nước
thành viên của WTO. Chúng ta cần có một số nhân lực cấp cao nhưng số lượng đó lại
rất thấp so với nhân lực cấp cao của thế giới. Trong khi chúng ta cạnh tranh bằng trí
tuệ chứ khơng phải bằng cạnh tranh bằng sức lực hay cơ bắp. Chúng ta thiếu những
người có năng lực cạnh tranh nên sẽ rất khó khăn, kể cả trong quản lý, trong kinh
doanh, trong hoạt động doanh nghiệp nói chung. Muốn lãnh đạo doanh nghiệp thì cần
phải có nhân sự có trình độ, kỹ năng nhất định thì mới lãnh đạo được doanh nghiệp để
có thể đủ tham gia cạnh tranh quốc tế. Nhà nước phải có một chiến lược rõ ràng và
nằm trong chiến lược về phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam, đào tạo nguồn nhân
lực là khó khăn và sẽ tốn kém hơn rất nhiều. Vì vậy mà nhà nước và các doanh nghiệp
cần xem xét chú trọng quản lý công tác đào tạo sao cho thật hiệu quả. Ngoài ra cần chú
trọng quan tâm đến vấn đề nghiêm trọng là “chảy máu chất xám”. Khi mà nhân lực có


2.2. Tổng quan về Cơng ty
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam
Tiền thân của công ty là công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Lữ Hành Tư Vấn
Đầu Tư Ánh Dương Việt Nam, được thành lập vào ngày 15/06/1995, với vốn điều lệ là
300 triệu đồng. Giấy phép kinh doanh số: 052184 do sở Kế hoạch và đầu tư cấp. Với
hoạt động kinh doanh chính là kinh doanh an uống và du lịch nội địa.
Ngày 27/01/2003, hoạt động kinh doanh taxi được chính thức đưa vào hoạt
động với thương hiệu TAXI VINASUN.
Ngày 17/7/2003, Công ty chuyển đổi thành Công ty Cổ Phần Ánh Dương Việt
Nam với vốn điều lệ là 8 tỷ đồng. Giấy phép đăng ký kinh doanh: 4103001723 do Sở
Kế hoạch và đầu tư cấp.

Thương hiệu đăng ký: VINASUN CORPORATION
Logo Công ty:

Ngày 25/5/2006, công ty tăng vốn điều lệ lên 16 tỷ đồng để đầu tư thêm xe mới
cho hoạt động dịch vụ taxi.
Tháng 2/2007, công ty phát hành thêm 84 tỷ đồng mệnh giá để tăng vốn điều lệ
lên 100 tỷ đồng nhằm tái cơ cấu lại nợ vay và đầu tư thêm xe trong năm 2007
Tháng 10/2007, công ty phát hành thêm 70 tỷ đồng mệnh giá cho các nhà đầu
tư lớn, tăng vốn điều lệ của công ty lên 170 tỷ đồng để:
- Đầu tư 600 đến 800 xe Toyota để kinh doanh Taxi
- Đầu tư dụ án cao ốc Vinasun Tower tại 26-28-30-32 Thủ Khoa Huân Quận I,
đầu tư chung cư 103 Trương Đình Hội Quận 8, đầu tư dự án Trung tâm Thương Mại
Tản Đà.

6


Công ty Cổ Phần Ánh Dương Việt Nam là doanh nghiệp đa chức năng, ngành
nghề với mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận và tập trung chính yếu là dịch vụ du lịch và vận
tải hành khách bằng Taxi. Từ Công ty cổ phần đã lên sàn giao dịch và hiện nay với 17
triệu cổ phiếu để trở thành Công ty đại chúng. Đây là doanh nghiệp vận tải Taxi đầu
tiên lên sàn giao dịch.
2.2.2 Tổng quan về cơ cấu tổ chức quản lý trong Công ty
a) Cơ cấu tổ chức
Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam được tổ chức và hoạt động tuân theo:
- Luật Doanh Nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam thông qua ngày 29/11/2005
- Điều lệ công ty được đại hội cổ đơng nhất trí thơng qua.
- Hiện cơng ty chỉ có trụ sở đặt tại:
Địa chỉ: 306 Điện Biên Phủ, Phường 22, Quận Bình Thạnh, Thành Phố Hồ Chí

Minh.
Điện thoại: (84.8) 3827 7178

Fax: (84.8)35129100

Chi nhánh taxi Bình Dương :
22/10 Quốc Lộ 13, Huyện Thuận An, Bình Dương
Chi nhánh taxi Đồng Nai:
9/2 Đồng Khởi, Biên Hòa, Đồng Nai
b) Cơ cấu bộ máy quản lý
Cơ cấu bộ máy quản lý của Cơng ty được tổ chức theo mơ hình cơng ty cổ
phần, chi tiết như sau:

7


Hình2.1. Cơ Cấu Bộ Máy Quản Lý Cơng Ty
Đại Hội Đồng Cổ Đơng

Ban Thư Ký

Hội Đồng Quản Trị

Ban Kiểm Sốt

Tổng Giám Đốc

Phó Tổng
Giám Đốc Tổ
Chức -Hành

Chánh
Phịng Tổ ChứcHành Chính
--------Bộ phận tổ chức
nhân sự
-Bộ phận hành
chánh văn phòng
-Bộ phận quản trị

P.
tổng
đài

P. điều
hành
điểm
tiếp thị

Phó Tổng Giám
Đốc Tài Chính

Phịng kế
tốn tài chính

Phịng
cung ứng
hàng hóa
nguyên
liệu vật tư

P.

thanh
tra

P.giải quyết
khiếu nại
khách hàng

P.
pháp
chế

Phó Tổng
Giám Đốc
Dịch Vụ
Taxi

Phó Tổng Giám
Đốc Dịch Vụ
Du Lịch

Khối Kinh
Doanh
Dịch vụ
Taxi
-----Ban giám
đốc Taxi

P.
điều
hành

taxi

Khối Dịch Vụ
Du Lịch
-----Ban giám đốc
dịch vụ du lịch

P.
bảo
hiểm

X


X
TC

Phó Tổng Giám Đốc
Marketing- Chiến
Lược Tiếp Thị

Phó Tổng Giám
Đốc Nghiên Cứu
Đầu Tư Phát triển

Phịng Marketing –Chiến Lược Thị
Trường
-------------Bộ phận kinh doanh
-Bộ phận PR- chiến lược thị trường
-Bộ phận chăm sóc khách hàng

-Bộ phận giao dịch điện tử website
-Nội san Vinasun

X
TD

X
TL

CN
BD

CN
ĐN

Phòng Dự Án & NC
Đầu Tư Phát Triển
-------Bộ phận xúc tiến dự án
-Bộ phận quản lý dự án
-Bộ phận đầu tư tài
chính và chứng khốn

Các phịng ban đơn
vị trực thuộc Ban
giám đốc

Nguồn: Phòng TC-HC
8



Đại hội đồng cổ đông.
Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đơng có quyền biểu quyết, là cơ quan
có quyền lực cao nhất cơng ty.
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cấp thẩm quyền cao nhất của cơng ty giữa hai kỳ Đại hội
cổ đơng, có tồn quyền nhân danh cơng ty quyết định những vấn đề liên quan đến mục
đích quyền lợi của Cơng ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHCĐ, hiện tại
HĐQT cơng ty có ba thành viên.
Chủ tịch HĐQT là người đại diện có thẩm quyền các vấn đề pháp lý liên quan
đến chủ sở hữu và quan hệ cổ đơng; có trách nhiệm và nghĩa vụ thực thi các quyền,
nhiệm vụ theo Luật Doanh Nghiệp.
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đơng bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp
lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh và báo cátài chính của Cơng ty.
Hiện tại Ban kiểm soát gồm ba thành viên.
Ban tổng giám đốc
Ban tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản
lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty theo những chiến lược
và những kế hoạch đã được HĐQT và ĐHCĐ thông qua.
2.2.3. Chức năng nhiệm vụ của các phịng ban Cơng ty và các đơn vị kinh doanh
dịch vụ trực thuộc Công ty
a) Ban giám đốc Taxi
Ban Giám đốc Taxi gồm Giám đốc và các Phó Giám đốc: Điều Hành và Bến
Bãi, Tổng Đài, Pháp Chế, Thanh Tra – Kiểm Sốt, Kỹ Thuật, Chăm sóc phát triển,
Kinh doanh, Bảo hiểm. Ban Giám đốc Taxi là người tham mưu và trợ giúp cho Phó
Tổng Giám đốc khối Taxi về lĩnh vực chun mơn do mình phụ trách. Tổ chức thực
hiện các quyết định của Ban Tổng Giám đốc, HĐQT. Lập kế hoạch công tác tuần,
tháng, quý. Tổ chức bộ máy, kiến nghị nhân sự, phân công lao động trong phịng ban
phụ trách. Điều hành và kiểm sốt q trình thực hiện cơng việc chun mơn hàng
ngày của phịng ban phụ trách. Các quyền và nhiệm vụ khác được ủy quyền, ủy nhiệm

của HĐQT và Tổng Giám đốc.
9



×