Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

LỢI ÍCH ĐA DẠNG HÓA SẢN XUẤT TRONG ĐIỀU KIỆN CẠNH TRANH NGUYÊN LIỆU THỦY SẢN TẠI XÍ NGHIỆP II CÔNG TY CỔ PHẦN BASEAFOOD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (965.41 KB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

LỢI ÍCH ĐA DẠNG HÓA SẢN XUẤT TRONG ĐIỀU KIỆN
CẠNH TRANH NGUYÊN LIỆU THỦY SẢN
TẠI XÍ NGHIỆP II CÔNG TY
CỔ PHẦN BASEAFOOD

NGUYỄN THỊ NGOAN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại
học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “PHÂN TÍCH LỢI ÍCH
CỦA ĐA DẠNG HOÁ SẢN XUẤT TRONG ĐIỀU KIỆN CẠNH TRANH
NGUYÊN LIỆU THUỶ SẢN Ở XÍ NGHIỆP II CÔNG TY CỔ PHẦN
BASEAFOOD – VŨNG TÀU” do Nguyễn Thị Ngoan, sinh viên khoá 31, ngành
Kinh Tế Nông Lâm đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

TS. LÊ QUANG THÔNG
Giáo viên hướng dẫn

_____________________
Ký tên, Ngày tháng năm


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

____________________

_____________________

Ký tên, Ngày tháng năm

Ký tên, Ngày tháng năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên, con xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến bố mẹ, người đã sinh ra con,
vất vả nuôi dạy con lớn thành người. Mặc dù có nhiều khó khăn nhưng vẫn luôn cố
gắng hết sức để con được học hành đầy đủ.
Xin được gửi lời cảm ơn đến các bác, chú và tất cả mọi người ở quê đã động
viên tôi về vật chất cũng như tinh thần. Những người đã lo lắng, chăm lo cho gia đình
tôi những lúc hoạn nạn để tôi yên tâm trở lại trường để hoàn thành ước mơ của mình.
Tôi xin được gửi lời cám ơn quý thầy cô Khoa Kinh Tế, đã truyền dạy cho tôi
những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Lê Quang Thông, người đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Tạo điều kiện tốt
nhất để tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này trong những lúc khó khăn nhất.
Tôi xin được cảm ơn bác Nguyễn Công Huyên, phó giám đốc công ty Cổ Phần
Baseafood. Các anh, chị phòng kế hoạch, phòng kế toàn tài chính của Xí nghiệp II và
của tổng công ty đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại Xí nghiệp
II.
Cho tôi gởi lời cảm ơn đến bạn bè tôi, những người đã động viên tôi về mặt tinh

thần, giúp đỡ vật chất, cũng như đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 07 năm 2009
Sinh viên

Nguyễn Thị Ngoan


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ NGOAN, Tháng 07 năm 2009. “Lợi Ích Của Đa Dạng Hoá Sản
Xuất Trong Điều Kiện Cạnh Tranh Nguyên Liệu tại Xí Nghiệp II Công Ty Cổ
Phần Baseafood – Vũng Tàu”.
NGUYEN THI NGOAN, July 2009. “Advantages of Product Diversification
under Input Supply Competion at Enterprise II, Baseafood Joint - Stockt
Company, Ba Ria – Vung Tau Province”.
Khoá luận tìm hiểu lợi ích từ việc thực hiện sản xuất đa dạng hóa tại Xí Nghiệp
sản xuất II, công ty Cổ Phần Baseafood trong năm 2008.
Dựa trên số liệu thứ cấp và thông tin thu thập được từ phòng kế toán tài chính,
phòng kế hoạch đầu tư của Xí Nghiệp II và tổng công ty Baseafood, đề tài phân tích,
đánh giá tình hình thu mua nguyên liệu, khả năng hoàn thành kế hoạch sản xuất hàng
tháng theo từng loại sản phẩm của Xí Nghiệp II. Sự phân tích này cho thấy năm 2008,
không chỉ riêng Xí nghiệp II, Công ty Baseafood gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu
thuỷ sản mà đây là khó khăn chung của toàn ngành chế biến thuỷ sản tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu.
Xí Nghiệp II là đơn vị sản xuất thuộc công ty Cổ Phần Baseafood, với điều kiện
và chiến lược sản xuất điển hình. Đề tài phân tích sự đa dạng hoá sản phẩm và thị
trường tiêu thụ sản phẩm của Xí Nghiệp II để khái quát lên chiến lược đa dạng hoá sản
xuất của công ty. Chiến lược này giúp công ty khắc phục được những khó khăn do
thiếu thốn nguyên liệu thuỷ sản trong năm 2008. Giúp công ty duy trì sản xuất và hoạt
động hiệu quả với thị trường ngày càng mở rộng, sản phẩm phong phú, đem lại mức

doanh thu cao, lợi nhuận tăng 30 % so với năm 2007.
Đề tài so sánh hiệu quả kinh doanh của công ty Baseafood với công ty sản xuất
chuyên môn hoá một vài sản phẩm - công ty TNHH Nên Giàu. Sản xuất đa dạng hoá
có nhiều ưu điểm giúp Baseafood hoạt động hiệu quả hơn sản xuất chuyên môn hoá.
Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất của năm 2008 của công ty Baseafood lại kém hơn của
công ty Coimex do Coimex cũng sản xuất đa dạng hoá sản phẩm, nhưng nguồn
nguyên liệu sử dụng là surimi.


Tuy nhiên, để thực hiện thành công sản xuất đa dạng hoá đòi hỏi đơn vị thực hiện
phải đáp ứng được những điệu kiện nhất định về vật chất, vốn, lao động và các yếu tố
chi phí khác. Đề tài đã phân tích điểm này trong mục 4.5.


MỤC LỤC
Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

DANH MỤC PHỤ LỤC


xi

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Cấu trúc đề tài

3
4

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu tổng quan về thị trường thủy sản hiện nay
tại Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

4


2.2. Giới thiệu về công ty

5

2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty BASEAFOOD

5

2.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty

6

2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty

8

2.2.5. Sự phát triển công ty trong những năm gần đây

8

2.2.5. Thị trường xuất khẩu

9

2.2.6. Khái Quát Kết Quả Kinh Doanh Toàn Công Ty

10

2.3. Tổng quan về Xí Nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu II


12

2.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của xí nghiệp II

12

2.3.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất

13

2.3.3. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

16

2.3.4. Sự đa dạng hóa sản phẩm và kết quả của đa dạng hóa

16

2.3.5. Vị Trí của xí nghiệp II trong Toàn công Ty

18

2.4. Giới thiệu về công ty Cổ Phần Chế Biến Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản
19

Coimex
v


CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


22
22

3.1. Cơ sở lí luận
3.1.1. Đa dạng hóa và chuyên môn hóa

22

3.1.3. Sản xuất kinh doanh thủy sản

25

3.1.4. Các chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu

26

3.2. Phương pháp nghiên cứu

30

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

31

4.1. Tình hình thu mua nguyên liệu thủy sản của Xí Nghiệp

31

4.1.1. Sự liên kết các nguồn nguyên liệu


31

4.1.2. Thu mua nguyên liệu năm 2008

31

4.1.3. Sự hoàn thành kế hoạch sản xuất theo mặt hàng

35

4.2. Tình hình xuất khẩu của Xí Nghiệp II trong năm 2008

39

4.2.1. Thị trường xuất khẩu

39

4.2.2. Mặt hàng kinh doanh xuất khẩu

41

4.2.3. Sự biến động kim ngạch xuất khẩu qua
43

các tháng trong năm 2008
4.3. Kết quả và hiệu quả kinh doanh năm 2008 của Xí Nghiệp II

44


4.3.1. Phân tích bảng tổng hợp kết quả kinh doanh năm 2008
44

của Xí nghiệp II
4.3.2. Các tỷ số phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

46

4.3.3. Kết quả kinh doanh theo nhóm mặt hàng
48

của Xí nghiệp năm 2008
4.3.4. So sánh kết quả kinh doanh của Xí nghiệp năm 2008 và 2007
4.4. Hiệu quả kinh doanh của công ty Cổ phần Baseafood năm 2008
4.4.1. Sự tăng trưởng so với năm 2007

53
54
54

4.4.2. So sánh hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Baseafood với
Công ty Cổ Phần Coimex và Công ty TNHH Nên Giàu.
4.5. Đầu tư cho sản xuất đa dạng hoá của công ty Cổ Phần Baseafood
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

57
61
64


5.1. Kết Luận

64

5.2. Kiến Nghị

65
vi


TÀI LIỆU THAM KHẢO

67

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TNHH

Trách Nhiệm Hữu Hạn

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

WTO


Tổ Chức Thương Mại Thế Giới

XNK

Xuất nhập khẩu

ĐVT

Đơn vị tính

TXBR

Thị Xã Bà Rịa

CODE EU DL

Giấy chứng nhận quyền xuất khẩu thực phẩm đi Châu Âu

HACCP

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm Quốc Tế

HALAL

Tiêu chuẩn thực phẩm Hồi Giáo

CMHSX

Chuyên mônn hoá sản xuất


KCS

Kiểm tra chất lượng sản phẩm

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Báo Cáo Hoạt Động Xuất Khẩu Công Ty Năm 2008

10

Bảng 2.2. Kết Quả Kinh Doanh Toàn Công Ty Năm 2008

11

Bảng 2.3. Thống Kê Loại Sản Phẩm Xuất Khẩu

17

Bảng 4.1. Hai Nhóm Nguyên Liệu Chính Thu Mua theo Quý trong Năm 2008

32

Bảng 4.2. Kế Hoạch và Thực Tế Sản Xuất theo Mặt Hàng các Tháng trong Năm 2008
36

Bảng 4.3. Loại Sản Phẩm Xuất Khẩu theo Từng Thị Trường

42

Bảng 4.4. Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Năm 2008 của Xí Nghiệp II

44

Bảng 4.5. Kết Quả Kinh Doanh theo Nhóm Mặt Hàng của XÍ Nghiệp Năm 2008

50

Bảng 4.6. Kết Quả Kinh Doanh Các mặt hàng tiêu thụ Xuất Khẩu của Xí Nghiệp II
Năm 2008

52

Bảng 4.7. So Sánh Kết Quả Kinh Doanh của XÍ Nghiệp Năm 2008 và 2007

53

Bảng 4.8. So Sánh Kim Ngạch Xuất Khẩu – Nhập Khẩu Giữa Năm 2007 và 2008

54

Bảng 4.9. So Sánh Kết Quả Kinh Doanh Toàn Công Ty Năm 2008 và 2007

56

Bảng 4.10. So Sánh Hiệu Quả Kinh Doanh giữa Công Ty Cổ Phần Baseafood và Công

57

Ty TNHH Nên Giàu

Bảng 4.11. Cơ Cấu Nguồn Vốn Năm 2007 và 2008 của Công Ty Cổ Phần Baseafood
62
Bảng 4.12. Cơ Cấu Tài Sản Năm 2007 và Năm 2008 của Công Ty Cổ Phần Baseafood
63

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Công Ty

7

Hình 2.2. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Xí Nghiệp II

13

Hình 2.3. Qui Trình Chế Biến Một Số Mặt Hàng Chủ Yếu

17

Hình 2.4. Biểu Đồ Doanh Thu của Xí Nghiệp II trong Toàn Công Ty Năm 2008

18

Hình 2.5. Biểu Đồ Lợi Nhuận của Xí Nghiệp II trong Toàn Công Ty Năm 2008 18

Hình 4.1. Sự Biến Động Lượng Nguyên Liệu Thu Mua theo các Tháng trong Năm
2008

33

Hình 4.2.Tỷ Lệ Hoàn Thành Kế Hoạch Sản Xuất theo Nhóm Mặt Hàng

38

Hình 4.3. Kim Ngạch của Từng Thị Trường Xuất Khẩu Năm 2008

40

Hình 4.4. Kim Ngạch Xuất Khẩu theo Nhóm Mặt Hàng của Xí Nghiệp Năm 2008

41

Hình 4.5. Biến Động Kim Ngạch Xuất Khẩu Năm 2008

43

x


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Một số loại sản phẩm của công ty Cổ Phần Baseafood
Phụ lục 2: Chứng nhận và bằng khen mà công ty đạt được

xi



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên của con người đang làm
cho nguồn tài nguyên trở nên cạn kiệt dần. Trong số nguồn tài nguyên đó, tài nguyên
thủy hải sản càng cho thấy sự suy thoái trầm trọng. Để đáp ứng nhu cầu của con, ngoài
việc đánh bắt còn phải nuôi thêm nhiều loại thủy sản khác. Tuy nhiên, việc khai thác
và nuôi thủy hải sản đang gặp phải những khó khăn nhất định. Đây là một trong những
nguyên nhân của sự thiếu thốn nguyên liệu trong các nghành chế biến thủy hải sản.
Các doanh nghiệp chế biến thủy hải sản đang cạnh tranh nhau để có được
nguồn nguyên liệu có chất lượng đảm bảo cho nhu cầu sản xuất của mình. Các công ty
phải phân bố nhân viên về miền Tây, ra miền Trung và miền Bắc để thu mua đủ lượng
nguyên liệu cần thiết. Trong đó, một số công ty lớn còn nhập khẩu nguồn nguyên liệu
từ nước ngoài.
Nguyên liệu thủy sản là nguồn đầu không thể thiếu, mang ý nghĩa quyết định
đối vớợn tồn tại và hiệu quả sản xuất của các công ty chế biến thuỷ sản. Sự thiếu hụt
nguồn nguyên liệu đang tạo nên khó khăn cho các công ty. Tuy nhiên, với điều kiện
như vậy vẫn có một số công ty đang hoạt động hiệu quả do sử dụng chính sách đa
dạng hóa sản phẩm của mình. Trong đó có công ty chế biên xuất - nhập khẩu thủy sản
Bà Rịa - Vũng Tàu ( Baseafood). Để làm rõ hơn vấn đề này, đề tài nghiên cứu: “Phân
Tích Lợi Ích Của Đa Dạng Hóa Sản Phẩm Trong Điều Kiện Cạnh Tranh Về
Nguyên Liệu Thủy Sản tại Xí Nghiệp II, công ty Cổ Phần Baseafood – Vũng Tàu”
được tiến hành.


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Tìm hiểu về lợi ích của việc đa dạng hóa sản phẩm trong điều
kiện cạnh tranh về nguyên liệu hải sản tại công ty cổ phần chế biến xuất – nhập khẩu

thủy sản Bà Rịa – Vũng Tàu.
Mục tiêu cụ thể:
1) Xác đinh tình hình khó khăn, thiếu thốn nguyên liệu chế biến phục vụ cho sản
xuất kinh doanh.
2) Tình hình sản xuất kinh doanh thuỷ của Xí Nghiệp II hiện nay.
3) Tìm hiểu về sự đa dạng hóa sản phẩm của Xí Nghiệp II: Các loại sản phẩm mà
Xí Nghiệp II sản xuất.
4) Phân tích mối liên hệ giữa hiệu quả và sự đa dạng hóa sản phẩm trọng điều
kiện cạnh tranh nguyên liệu.
5) Giải pháp tăng cường hiệu quả của đa dạng hóa.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian:
Thời gian thực hiện đề tài: Từ ngày 01/03/2009 đến ngày 20/06/2009
Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 01/01/2008 đến ngày 31/12/2008
Phạm vi không gian: Hoạt động đa dạng hóa của Xí Nghiệp II thuộc công ty cổ
phần Baseafood – Vũng Tàu .
Phạm vi nội dung thực hiện: Làm sáng tỏ những nội dung nghiên cứu được đề
cập trong phần mục tiêu cụ thể.
Trong khuôn khổ nội dung đề tài, công ty được chọn để thực hiện phải thỏa mãn
các điều kiện:
Công ty phải sản xuất nhiều loại sản phẩm, sản phẩm của công ty có xuất khẩu.
Công ty phải hoạt động có hiệu quả trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay.

2


1.4. Cấu trúc đề tài
Chương 1. Đặt vấn đề: Lý do nghiên cứu và ý nghĩa của nghiên cứu. Xác định
mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của đề tài. Giới hạn phạm vi nghiên cứu về nội
dung nghiên cứu, không gian và thời gian nghiên cứu. Giới thiệu sơ lược cấu trúc luận

văn.
Chương 2. Tổng quan: Chương này giới thiệu tổng quan về ngành thủy sản tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay, lịch sử hình thành và phát triển sản xuất kinh doanh của
công ty Cổ Phần Chế Biến Xuất Nhập Khẩu Thuỷ Sản Baseafood, Xí Nghiệp Chế
Biến Thủy Sản II.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu: Cơ sở lý luận nhằm trình
bày những khái niệm, thuật ngữ, chỉ tiêu, những nội dung có tính lý thuyết liên quan
đến vấn đề nghiên cứu là hiệu quả và đa dạng hóa. Phương pháp nghiên cứu nhằm
trình bày các phương pháp khoa học được sử dụng để nghiên cứu và cách thức tiến
hành các phương pháp đó như: phương pháp thu thập số liệu sơ thứ cấp, phương pháp
xử lý số liệu, các phương pháp phân tích, phương pháp mô tả…
Chương 4. Kết quả và thảo luận: : Trình bày nội dung nghiên cứu của luận văn
về vấn đề nghiên cứu. Phân tích các số liệu đã thu thập, tính toán, phân tích tổng hợp
tình hình thu mua nguyên vật liệu, thị trường xuất khẩu. Đánh giá kết quả, hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí Nghiệp II trong năm 2008. So sánh hiệu quả
kinh doanh của Công ty Cổ Phần Baseafood với Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản
Xuất Khẩu Coimex và Công ty TNHH Chế Biến Thủy Sản Nên Giàu để thấy rõ hơn
hiệu quả của việc đa dạng hóa sản phẩm tại Công ty Baseafood.
Chương 5. Kết luận và đề nghị:
Kết luận về vấn đề nghiên cứu và đưa ra các kiến nghị đối với Công ty, Xí
Nghiệp II.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu tổng quan về thị trường thủy sản hiện nay tại Tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu.

Sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, hoạt động chế biến xuất khẩu
thuỷ sản của Bà Rịa-Vũng Tàu đã đạt được những thành tựu khả quan. Trong 9 tháng
đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 150 triệu tấn USD, nhiều doanh nghiệp trong
lĩnh vực này đã tiến hành đăng ký thương hiệu, quảng cáo trên các phương tiện thông
tin đại chúng trong và ngoài nước. Nghành thủy sản Bà Rịa – Vũng Tàu đang khẳng
định vị thế bằng chất lượng và an toàn thực phẩm. Hiện tại xuất khẩu thủy sản Bà Rịa
– Vũng Tàu có mặt tại hơn 40 thị trường trên thế giới. Baseafood, Hải Việt, Coimex,
Tiến Đạt… là những thương hiệu hải sản của Bà Rịa-Vũng Tàu không chỉ cạnh tranh
hiệu quả tại nội địa mà còn là thương hiệu uy tín trên các thị trường lớn và đầy tiềm
năng như Mỹ, EU, Nhật Bản.v.v… Đây cũng là những doanh nghiệp cạnh tranh hiệu
quả trong “sân chơi” WTO sau khi Việt Nam gia nhập được 1 năm.
Tính đến năm 2008, toàn tỉnh có hơn 200 doanh nghiệp chế biến hải sản xuất khẩu và
20 nhà máy chế biến hải sản công suất cao, công nghệ hiện đại với tổng công suất đạt
gần 100.000 tấn thành phẩm/năm. Các sản phẩm xuất khẩu có tôm, mực, cá đông lạnh,
hàng khô và các loại surimi, mô phỏng surimi v.v… Bên cạnh đó, tỉnh vẫn còn nhiều
doanh nghiệp có trình độ công nghệ chế biến trung bình nhưng phải đối mặt với thị
trường khắt khe nên hoạt động không hiệu quả.
Năm 2008, Thủy sản Bà Rịa – Vũng Tàu gặp nhiều khó khăn trong đó phải kể
đến tình trạng thiếu nguyên liệu phục vụ sản xuất khiến nhiều doanh nghiệp phải
ngưng sản xuất.

4


2.2. Giới thiệu về công ty
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty BASEAFOOD
Tên gọi đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY
SẢN TỈNH BÀ RIA VŨNG TÀU.
Tên giao dịch: BÀ RỊA – VŨNG TÀU BASEAFOOD PROCESSING AND
IMPORT – EXPORT CORPORATION.

Tên viết tắt: BASEAFOOD
Công ty cổ phần chế biến XNK Thủy Sản Bà Rịa – Vũng Tàu được thành lập
theo quyết định số 2311/QĐUB ngày 07/05/2004 của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu. Tiền thân của công ty là doanh nghiệp nhà nước chế biến XNK Thủy Sản
Bà Rịa – Vũng Tàu được thành lập năm 1992. Công ty là doanh nghiệp nghiệp nhà
nước đầu tiên của ngành thủy sản tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu thực hiện cổ phần hóa. Ngày
20/08/2004 công ty đã được Sở Kế Hoạch và Đầu Tư cấp giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh số 4903000114 để công ty chính thức đi vào hoạt động với mô hình mới.
Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, tập thể cán bộ công nhân viên toàn công ty
luôn cố gắng, nổ lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh và luôn có những cải cách,
thay đổi kịp thời, phù hợp với từng thời kỳ. Do đó công ty luôn hoàn thành các chỉ tiêu
mà nhà nước giao, nguồn vốn đuợc bảo toàn, làm ăn có lãi và ngày càng phát triển.
Hiện nay công ty sở hữu một đội ngũ cán bộ quản lý có kinh nghiệm và trình độ
chuyên sâu về chế biến thủy sản, có đội ngũ công nhân lành nghề với trên 1500 người,
trong đó có một số được đào tạo từ nước ngoài. Ngoài ra công ty đã trang bị hệ thống
máy móc, thiết bị hiện đại để có thể chế biến những mặt hàng có chất lượng cao đáp
ứng nhu cầu của các thị trường khó tính nhất. Công ty hiện có 5 xí nghiệp sản xuất,
chế biến thủy sản xuất khẩu và một chi nhánh văn phòng công ty tại Thành phố Hồ
Chí Minh.
Xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu I, tại: phường Phước Trung, TX Bà Rịa.
Xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu II – số 460 Trương Công Định, phường 8,
TP Vũng Tàu.
Xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu III – Địa chỉ: Xã Phước Hải, huyện Đất
Đỏ.
5


Xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu IV–Địa chỉ: Phường Phước Trung,TX BR.
Xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu V – Địa chỉ : Phường Tân Định, Quận 1,
Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 30/07/2003, công ty đã chính thức nhận được chứng nhận có CODE EU
DL 34 do Ủy Ban Châu Âu cấp cho phép hàng thủy sản của công ty xuất khẩu trực
tiếp vào thị trường Châu Âu. Đây là kết quả của việc thực hiện mô hình HACCP mà
công ty áp dụng và tuân thủ một cách nghiêm túc. Số lượng hàng xuất khẩu hàng năm
đạt khoảng 9000 tấn trong đó 80% là xuất khẩu, 20% bán nội địa. KNXK hàng năm
của công ty đạt từ 12-15 triệu USD. Hiện nay công ty có trên 40 khách hàng nước
ngoài thường xuyên mua bán với công ty.
Hệ thống quản lý chất lượng: HACCP (tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
quốc tế); EU CODE DL.34, DL.20 (Code đi châu Âu: DL34); HALAL (tiêu chuẩn
thực phẩm Hồi giáo); ISO.9001-2000 (Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm Việt
Nam).
Giấy chứng nhận chất lượng: NAFIQACEN (HACCP); ISO.9001-2000; Cục Vệ
sinh An toàn thực phẩm Bộ Y tế; Trung Tâm Y Tế Dự Phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Mục tiêu kinh doanh của công ty là luôn chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm
với phương châm “ Năng suất – chất lượng – hiệu quả”, đầu tư, nâng cấp nhà xưởng,
đào tạo công nhân lành nghề có kinh nghiệm trong sản xuất và coi trọng những yêu
cầu về mẫu mã, bao bì.
Với những cố gắng và thành tích đạt được, nhân dịp 60 năm quốc khánh nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tập thể cán bộ công ty được Đảng và Nhà nước
phong tặng Huân chương lao động hạng 3. Đây là phần thưởng cao quý mà công ty
xứng đáng được nhận.
2.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty
a) Quyền hạn công ty
Công ty được quyền tham gia vào các cuộc họp của Sở, ban ngành đề bạt những
vấn đề liên quan đến hoạt động của đơn vị.
Công ty được quyền đàm phán, ký hợp đồng kinh doanh XNK, liên kết các thành
phần kinh tế trong và ngoài nước.

6



Công ty có quyền bình đẳng trước pháp luật và được vay vốn tại các ngân hàng
trong nước. Được quyền phát huy nguồn vốn trong nhân dân và các tổ chức nước
ngoài nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, Công ty được quyền thanh lý các tài sản không còn phù hợp với lao
động, sản xuất, được quyền mua sắm các trang thiết bị phù hợp với năng suất và tình
hình sản xuất kinh doanh của công ty.
b) Nguyên tắc hoạt động
Thực hiện hoạch toán kinh tế độc lập và tự chịu trách nhiệm về quan hệ sản xuất
kinh doanh, đảm bảo có lãi để tái sản xuất mở rộng, bảo toàn được nguồn vốn.
Thực hiện nguyên tắc tập trung, dân chủ, điều hành sản xuất kinh doanh trên cơ
sở quyền làm chủ của cán bộ công nhân viên chức, giám đốc quyết định cuối cùng.
c) Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty
Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Công Ty
Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc

Phó giám đốc

Phó giám đốc

Phòng Kế hoạch
- Kinh doanh


nghiệp
I


nghiệp
II


Phó giám đốc

Phòng kế hoạch


nghiệp
III


nghiệp
V


nghiệp
IV

Phó giám đốc

Phòng nhân
sự - TL

Phòng kinh
doanh nội
địa

Chi
nhánh
TPHCM


Nguồn tin: Phòng kế hoạch Công ty

7


2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
a) Chức năng của công ty
Công ty chuyên mua bán, sản xuất, chế biến và xuất khẩu các mặt hàng thủy sản
tươi, khô, đông lạnh, tẩm gia .v.v…
Công ty còn kinh doanh trong một số lĩnh vực như: Kinh doanh xe chuyên dùng
các loại, kinh doanh máy móc, thiết bị, phụ tùng động cơ các loại, kinh doanh bao bì,
dịch vụ ăn uống, dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ vận tải đường biển, môi giới hàng hải.
Công ty nhận sửa chữa, lắp ráp các thiết bị lạnh, kho lạnh, thiết bị sản xuất nước
đá.
Chức năng chế biến và xuất khẩu thủy sản là chức năng chính của công ty, các
chức năng còn lại bổ trợ, phục vụ cho chức năng chính. Đây cũng là một lợi thế của
công ty trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
b) Nhiệm vụ của công ty
Tổ chức kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, thực hiện việc thu mua, tiếp
nhận chế biến nguyên liệu thủy sản theo đúng quy trình hàng chế biến XK, đảm bảo số
lượng, chất lượng, thời hạn giao hàng.
Thực hiện tốt bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh chính trị và làm tròn nghĩa vụ an
ninh quốc phòng.
Tự tạo nguồn vốn sản xuất kinh doanh, quản lý, triển khai và sử dụng có hiệu quả
nguồn vốn đảm bảo đầu tư, mở rộng qui mô sản xuất.
Thực hiện pháp luật hạch toán kinh tế và báo cáo thường xuyên, trung thực theo
đúng quy định quản lý tài chính, chịu trách nhiệm nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính
khác của pháp luật.
Chăm lo đời sống cán bộ, công nhân viên trong công ty, từng bước cải thiện và
ổn định đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân viên công ty.

2.2.5. Sự phát triển công ty trong những năm gần đây
Qua hơn 4 năm hoạt động theo mô hình mới, công ty đã phát triển về sản xuất,
phát triển sản xuất và thị trường, tăng thu nhập của người lao động. Sau cổ phần hoá,
Công ty Baseafood đã bố trí, sắp xếp lại tổ chức cho phù hợp với từng năng lực cá
nhân và phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của đơn vị. Nhiều vị trí đã được
củng cố lại và tinh giản những công đoạn không cần thiết để nâng cao năng lực sản
8


xuất. Phương hướng sản xuất cũng thay đổi theo hướng mở rộng thị trường, chú trọng
các thị trường lớn với hợp đồng lâu dài và nâng cao chất lượng bằng cách tập trung
vào các mặt hàng tinh chế. Cùng với việc sắp xếp lại lao động, công ty cũng quan tâm
tuyên truyền đến người lao động hiểu rõ hơn quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong
công ty, cố gắng phấn đấu làm tốt hơn công việc, tiết kiệm nguyên vật liệu để mang lại
lợi nhuận cao nhất cho công ty và cũng là cho chính bản thân mình.
Cũng từ sau cổ phần hoá, việc sản xuất kinh doanh của Công ty Baseafood đã có
những bước chuyển lớn mạnh. Từ việc sản xuất nhỏ lẻ, không tập trung, đến nay,
Công ty đã có hơn 200 mặt hàng mới, phong phú, nhiều chủng loại được sản xuất theo
hướng tinh chế dạng hàng siêu thị ăn liền, đóng gói trong bao bì hợp vệ sinh, mẫu mã
bắt mắt. Các khách hàng cũng được phát triển nhanh chóng, từ 15 khách hàng năm
2004. Đến nay, công ty đã có hợp đồng dài hạn với hơn 40 khách hàng trong nước và
quốc tế.
2.2.5. Thị trường xuất khẩu
Theo báo cáo hoạt động xuất nhập khẩu năm 2008 của công ty, công ty đã xuất
khẩu sản phẩm sang gần 30 quốc gia trên toàn thế giới. Trong đó đứng đầu là thị
trường Nhật Bản (25,93%), tiếp theo là Nga (21,42%)và Hàn Quốc (18,82%) đây là
những thị trường nhu cầu khắt khe về chất lượng và mẩu mã sản phẩm. Các nước phát
triển Châu Âu như Ukraina, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italy v.v…cũng trở thành thị
trường xuất khẩu chính của công ty trong năm 2008. Công ty đã xuất khẩu sang thị
trường khó tính Mỹ với kim ngạch 251.000 USD và một số quốc gia châu Mỹ khác.

Bên cạnh đó công ty còn xuất khẩu sang thị trường Châu Phi và nhiều quốc gia Châu
Á. Ngoài ra năm 2008 công ty ủy thác cho công ty Foodtech Long An xuất khẩu hơn
621 tấn hàng thu được 383.000 USD.

9


Bảng 2.1. Báo Cáo Hoạt Động Xuất Khẩu Công Ty Năm 2008
Xuất khẩu
I. Kim ngạch xuất trực tiếp
Nhật Bản
Nga
Hàn Quốc
Ukraina
Belarus
Tây Ban Nha
Đài Loan
Hồng Kông
Malaysia
Trung Quốc
Mỹ
Ai Cập
Italy
Singapore
Israel
Hy Lạp
South Africa
Bồ Đào Nha
Đức
Dominica

Canada
Nam Phi
Thái Lan
Australia
Iuichersh
Cyprus
Philippines
Hà Lan
Mauritous
II. Kim ngạch xuất khẩu ủy thác
Foodtech Long An

Lượng ( Kg)
9.481.936,60
2.099.797,60
1.123.904,00
3.278.782,00
779.815,00
792.606,00
342.511,00
161.500,00
33.440,00
182.000,00
99.350,00
31.000,00
69.050,00
85.890,00
99.530,00
31.684,00
26.371,00

16.850,00
21.032,00
26.494,00
22.010,00
25.000,00
7.480,00
18.000,00
17.000,00
24.000,00
10.000,00
38.000,00
8.840,00
10.000,00
621.547,25
621.547,25

Giá trị (USD)
28.040.182,21
7.271.490,69
6.006.297,30
5.278.031,53
2.537.825,76
2.300.095,56
1.239.936,90
483.659,00
424.169,00
338.475,00
324.078,00
251.125,00
231.900,00

218.009,06
186.282,50
134.921,00
134.533,00
106.998,00
96.647,00
82.478,67
54.294,00
54.200,00
48.246,00
43.200,00
40.205,00
39.600,24
32.550,00
31.350,00
27.084,00
22.500,00
383.511,72
383.511,72

Tỷ lệ %
100
25,93
21,42
18,82
9,05
8,20
4,42
1,72
1,51

1,21
1,16
0,90
0,83
0,78
0,66
0,48
0,48
0,38
0,34
0,29
0,19
0,19
0,17
0,15
0,14
0,14
0,12
0,11
0,10
0,08

Nguồn tin:Phòng kế hoạch công ty
2.2.6. Khái Quát Kết Quả Kinh Doanh Toàn Công Ty
Công Ty Cổ Phần Chế Biến – Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Bà Rịa Vũng Tàu có 8
cơ sở tham gia chế biến, kinh doanh và xuất nhập khẩu thủy sản. Trong đó có 6 Xí
Nghiệp vừa sản xuất vừa kinh doanh và 2 cơ sở chỉ tham gia bán hàng nội địa và xuất
nhập khẩu là Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh và Văn Phòng Công Ty.
10



Bảng 2.2. Kết Quả Kinh Doanh Toàn Công Ty Năm 2008
Đơn vị: VNĐ
Tên Cơ Sở

Doanh thu bán
hàng

Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế

% DTBH trong
toàn công ty

% LNKTTT
trong toàn
công ty

Xí Nghiệp I

129.553.765.196

2.753.903.993

25,27

17,61

Xí Nghiệp II


77.857.191.770

467.090.364

15,19

2,99

Xí Nghiệp III

16.816.614.954

1.501.832.074

3,28

9,60

Xí Nghiệp IV

27.498.424.425

3.492.929.502

5,36

22,34

Xí Nghiệp V


17.802.398.241

504.016.679

3,47

3,22

XN CBKDDV

10.705.760.951

801.603.511

2,09

5,13

CN TPHCM

126.089.292.503

3.008.049.518

24,59

19,24

VP Công ty


106.389.583.184

3.107.339.521

20,75

19,87

Tổng Công ty

512.713.031.224

15.636.765.162

100,00

100,00

Nguồn tin: Phòng Kế toán Công ty
Ghi chú: Tỷ lệ % doanh thu và lợi nhuận lần lượt là tỷ lệ % doanh thu bán hàng
và lợi nhuận kế toán trước thuế của mỗi đơn vị trong toàn công ty.
Ba đơn vị dẫn đầu về doanh thu trong toàn công ty năm 2008 là Xí Nghiệp I
chiếm 25,27 %, Chi Nhánh TPHCM ( 24,59 % ), tiếp theo là Văn Phòng Công ty
chiếm 20,75%. Xí nghiệp II là một đơn vị trực thuộc công ty có tỷ lệ % doanh thu
tương đối khá với 15,19%.
Chi Nhánh TPHCM và Văn Phòng Công Ty là hai đơn vị chủ yếu từ việc bán
hàng hóa và cung cấp dịch vụ nên thu nhập tài chính cao, giá vốn hàng bán ra không
cao so với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của đơn vị. Tuy nhiên, hai đơn vị
này phải chi mức chi phí bán hàng cao, riêng Văn Phòng Công Ty phải chịu thêm chi
phí quản lý doanh nghiệp. Mức chi phí đó làm tổng lợi nhuận giảm nhưng vẫn chiếm

tỷ lệ cao trong toàn công ty: tỷ lệ lợi nhuận của Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh
trong công ty là 19,24%, Văn Phòng Công ty là 19,87%.
Năm 2008, Xí nghiệp I là đơn vị có phần trăm doanh thu từ bán hàng và cung cấp
dịch vụ cao nhất trong toàn công ty, đóng góp 25,27% thu nhập trong toàn công ty. Xí
Nghiệp I và Xí Nghiệp IV là hai Xí Nghiệp của Công Ty tại thị xã Bà Rịa, có vị trí
thuận lợi cho việc chế biến sản xuất sản phẩm ngay từ những khâu sơ chế nguyên liệu
đầu tiên của quá trình sản xuất. Bên cạnh đó , Công Ty có cơ sở bán hàng hóa tại trung
11


tâm thương mại lớn nhất của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, làm tăng khả năng bán sản
phẩm và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Những yếu tố đó làm doanh thu từ
bán hàng và lợi nhuận kết toán trước thuế thu được của hai đơn vị này đạt cao. Đặc
biệt, Xí nghiệp IV doanh thu từ bán hàng chỉ có 27.498.424.425 VNĐ chiếm 5,36%
nhưng lại thu được lợi nhuận là 3.492.929.502 VNĐ chiếm tới 22,34 %.
Xí Nghiệp III, Xí Nghiệp V và Xí Nghiệp chế biến kinh doanh dịch vụ chỉ đạt
8,84 % doanh thu toàn công ty nhưng cũng đóng góp 17,95% lợi nhuận trong toàn
công ty.
Hiện nay, với khó khăn của nền kinh tế và nhu cầu ngày càng khắt khe của thị
trường, Công ty đều quan tâm đến tất cả các đơn vị trực thuộc. Phân bố nhiều cơ sở
sản xuất, trung tâm bán hàng chất lượng cao ở những địa điểm khác nhau giúp tiếp cận
tốt hơn với thị trường nguyên liệu và nắm bắt kịp thời nhu cầu của khách hàng.
2.3. Tổng quan về Xí Nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu II
2.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của xí nghiệp II
Xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu II được hình thành cách nay 33 năm
( được thành lập vào năm 1970 ) với tên gọi là hãng tôm đông lạnh do tư nhân quản lý
với số lượng 50 lao động được trang bị 2 tủ cấp đông Mycom với diện tích 2600m2,
sản lượng 50 tấn tôm/năm. Sau ngày 30/4/1975, được nhà nước quản lý xí nghiệp và
trải qua các giai đoạn khác nhau.
Giai đoạn 1975 – 1983 là một phân xưởng đông lạnh thuộc Xí Nghiệp Chế Biến

Hải Sản Đặc Khu Vũng Tàu Côn Đảo.
Giai đoạn 1983 – 1989 là phân xưởng đông lạnh thuộc công ty thu mua và chế
biến hải sản.
Giai đoạn 1989 – 1993 là Xí Nghiệp Chế Biến Hải Sản thuộc liên hiệp Xí Nghiệp
Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản, giai đoạn này xí nghiệp lần đầu tiên được nâng cấp và mở
rộng.
Giai đoạn 1993 đến nay là Xí Nghiệp Chế Biến Xuất Khẩu II thuộc công ty Chế
Biến Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản đến tháng 1/2002 Xí Nghiệp được nâng cấp một lần
nữa và đạt tiêu chuẩn HACCP của Bộ Thủy Sản.
Địa chỉ giao dịch: 460 Trương Công Định, Phường 8, thành phố Vũng Tàu.
Tên giao dịch trong nước: Xí Nghiệp Chế Biến Thủy Sản Xuất Khẩu II
12


Tên giao dịch nước ngoài: FACTORY 20
Mã số thuế: 3500103150002-1
Số đăng ký kinh doanh: 10/685
2.3.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất
a) Tổ chức bộ máy
Hình 2.2. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Xí Nghiệp II
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY
Giám Đốc

Phó Giám Đốc
Tài Chính

Phòng Tổ Chức
Hành Chính

Phòng Kế Toán

Tài Vụ

Phòng Kế Hoạch
Thiết Kế

Phân Xưởng Cơ
Điện Lạnh

Tổ Kỹ Thuật KCS

Phân Xưởng Đông
Lạnh

Tổ
Sửa
Chữa

Tổ
TM

Phó Giám Đốc Kinh
Doanh

Tổ
TNBQ

Tổ
Vận
Hành


Tổ
SC1

Tổ Sản
Xuất

Tổ
SC2

Tổ
CB1

Tổ
CB2

Tổ
CR
M

Tổ
SSM

Tổ
PL

Tổ
VS

Nguồn tin: Phòng kế hoạch Xí nghiệp


13

Tổ
CD


×