Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

XÁC ĐỊNH GIÁ CHI PHÍ CƠ HỘI BIÊN CHO NƯỚC SINH HOẠT TẠI HUYỆN TÂN THÀNH, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

XÁC ĐỊNH GIÁ CHI PHÍ CƠ HỘI BIÊN CHO NƯỚC
SINH HOẠT TẠI HUYỆN TÂN THÀNH,
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Xác định giá chi phí cơ
hội biên cho nước sinh hoạt tại huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu” do Nguyễn
Thị Phương Thanh, sinh viên khóa 31, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã
bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM
Người hướng dẫn,

Ngày tháng năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày



tháng năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng năm


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên cho tôi gởi lời biết ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình,
đặc biệt là Ba mẹ. Cảm ơn Ba mẹ đã luôn là điểm tựa vững chắc nâng đỡ con trong
cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn cô Phan Thị Giác Tâm, người đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Đồng thời cảm ơn đến toàn thể
thầy cô trường Đại học Nông Lâm đã truyền dạy cho tôi những kiến thức quý báu.
Trong quá trình thực tập tại huyện Tân Thành- BRVT, tôi nhận được rất nhiều
sự giúp đỡ của cô chú, anh chị ở UBND, phòng Tài nguyên môi trường, Công ty cổ
phần cấp nước Phú Mỹ. Tôi xin cảm ơn mọi người.
Sau cùng, tôi muốn cảm ơn các bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ và cổ vũ tôi trong
bốn năm học vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Phương Thanh


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THANH. Tháng 06 năm 2009. “Xác Định Giá Chi
Phí Cơ Hội Biên Cho Nước Sinh Hoạt Tại Huyện Tân Thành, Tỉnh Bà Rịa– Vũng
Tàu”.
NGUYEN THI PHUONG THANH, June 2009. “Marginal Opportunity Cost

Pricing For Domestic Water In Tan Thanh District, Ba Ria – Vung Tau
Province”.
Với mục tiêu chính là xác định giá nước sinh hoạt tại huyện Tân Thành, tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu, đề tài đã ứng dụng phương pháp chi phí cơ hội biên (MOC). Các
nhân tố cấu thành nên chi phí cơ hội biên của nước sinh hoạt được xác định lần lượt và
kết quả tính toán cho thấy giá chi phí cơ hội biên của nước sinh hoạt năm 2013 (đã
hiện giá về năm 2009) là 11.495 đồng/m3. Trong đó, chi phí sản xuất biên (MPC) là
2.661 đồng/m3, chi phí sử dụng biên (MUC) là 319 đồng/m3, chi phí môi trường biên liên
quan đến hiện tượng tụt giảm mực nước ngầm (MEC1) là 196 đồng/m3, chi phí môi trường
biên liên quan đến nước thải sinh hoạt (MEC2) là 8.319 đồng. Giá nước của các năm khác
cũng tính toán tương tự theo công thức: MOC= MPC+ MUC+ MEC1+ MEC2. Ngoài ra,
kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chi phí môi trường biên liên quan đến nước thải sinh
hoạt (MEC2) chiếm hơn 70% chi phí cơ hội biên của nước sinh hoạt. Như vậy khi so sánh
với phí nước thải do UBND tỉnh ban hành thì rõ ràng nó lớn hơn rất nhiều lần. Từ các kết
quả đạt được, đề tài cũng đưa ra một số kiến nghị đối với cơ quan chức năng và nhân dân
huyện Tân Thành nhằm bảo tồn, khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ngầm và
góp phần bảo vệ môi trường.

iv


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng

viii


Danh mục các hình

ix

Danh mục các phụ lục

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

3

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận


3

1.3.1. Phạm vi thời gian

3

1.3.2. Phạm vi không gian

3

1.3.3. Phạm vi nội dung

3

1.4. Cấu trúc của khóa luận

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

5

2.1. Tổng quan tài liệu

5

2.1.1 Xác định giá điện cho miền Bắc Việt Nam (Nguyến Văn Song và Nguyễn
6


Văn Hanh, 2001)
2.1.2. Giá Chi phí cơ hội biên đối với nước thải: trường hợp ở Vũ Tây, Trung

9

Quốc (Zhang, 1999)
2.1.3. Giá sử dụng nước ngầm cho công nghiệp tại thủ đô Manila, Philippines

10

(Ebarvia, 1997)
2.2. Tổng quan địa bàn huyện Tân Thành

13

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

13

2.2.2. Tài nguyên thiên nhiên

15

2.2.3. Tình hình kinh tế- xã hội

16

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

18


3.1. Cơ sở lý luận

18
v


3.1.1. Một số khái niệm

18

3.1.2 Cơ sở lý luận chung về Giá chi phí cơ hội biên (MOC)

20

3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

25

3.2.1. Mô tả hiện trạng cung cấp và sử dụng nước sinh hoạt tại huyện Tân
Thành

26

3.2.2. Mô tả hiện trạng thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt

26

3.2.3 Xác định giá nước sinh hoạt bằng phương pháp chi phí cơ hội biên (MOC)
26

33

3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

34

4.1. Hiện trạng cung cấp và sử dụng nước sinh hoạt tại huyện Tân Thành

34

4.1.1. Tình hình cung cấp nước sinh hoạt

34

4.1.2. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt của nhân dân huyện Tân Thành

37

4.2. Hiện trạng thu gom và xử lý nước sinh hoạt

38

4.3. Xác định các nhân tố cấu thành nên MOC

40

4.3.1. Chi phí sản xuất biên (MPC)

40


4.3.2. Chi phí sử dụng biên (MUC)

45

4.3.3. Chi phí môi trường biên (MEC)

48

4.3.3.1. Chi phí môi trường biên liên quan đến tụt mực nước ngầm (MEC1) 48
4.3.3.2. Chi phí môi trường biên liên quan đến nước thải sinh hoạt (MEC2) 61
4.4. Giá chi phí cơ hội biên (MOC) cho nước sinh hoạt

64

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

67

5.1. Kết luận

67

5.2. Kiến nghị

68

5.2.1. Đối với các cơ quan chức năng

69


5.2.2. Đối với người dân

70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

71

PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CP

Chi phí

GTGT

Giá trị gia tăng

LKKT

Lỗ khoan khai thác

MEC

Chi phí môi trường biên


MOC

Chi phí cơ hội biên

MPC

Chi phí sản xuất biên

MUC

Chi phí sử dụng biên

PV

Giá trị hiện tại

UBND

Ủy ban nhân dân

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Đơn Giá Nước Cho Đối Tượng Sử Dụng Nước Sinh Hoạt

36


Bảng 4.2. Dự Báo Quy Mô Dân Số Huyện Tân Thành Năm 2010, 2015 và 2020

40

Bảng 4.3. Công Suất Khai Thác Dự Kiến Của Nhà Máy Nước Phú Mỹ Giai Đoạn
41

2005- 2035

Bảng 4.4. Sản Lượng Nước Và Chi Phí Hoạt Động Hàng Năm Của Nhà Máy Nước
42

Ngầm

Bảng 4.5. Chi Phí Sản Xuất Biên Của Nhà Máy Nước Ngầm Theo Công Thức AIC 43
Bảng 4.6. Chi Phí Sản Xuất Biên Của Nhà Máy Nước Mặt Theo Công Thức AIC

46

Bảng 4.7. Một Số Đặc Điểm Kinh Tế - Xã Hội Của Người Được Phỏng Vấn

51

Bảng 4.9. Lý Do Duy Trì Sử Dụng Nước Giếng

52

Bảng 4.10. Nhận Thức Của Người Dân Về Sự Thay Đổi Mực Nước Giếng

53


Bảng 4.11. Đánh Giá Mức Độ Tụt Giảm Mực Nước Giếng

53

Bảng 4.12. Đặc Điểm Nguồn Nước Giếng

54

Bảng 4.13. Chi Phí Khoan Giếng Mới, Khoan Thêm, Đào Thêm

55

Bảng 4.14. Nhận Thức Về Sự Thay Đổi Trong Thời Gian Bơm Nước

56

Bảng 4.15. Chi Phí Xử Lý Nước

57

Bảng 4.16. Tóm Tắt Chi Phí Thiệt Hại

58

Bảng 4.17. Kết Quả Tính Toán MEC1 Của Nhà Máy Nước Ngầm

60

Bảng 4.18. Chi Phí Sản Xuất Biên Của Trung Tâm Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Theo

63

Công Thức AIC

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Huyện Tân Thành

14

Hình 4.1. Công Ty Cổ Phần Cấp Nước Phú Mỹ

35

Hình 4.2. Nguồn Nước Sinh Hoạt Của Các Hộ Dân Huyện Tân Thành

38

Hình 4.3. Quy Trình Xả Nước Thải Của Một Số Ít Hộ Gia Đình Có Bể Tự Hoại

40

Hình 4.4. Tỷ Lệ Chi Phí Đầu Tư Và Chi Phí Hoạt Động Trong Chi Phí Sản Xuất Biên
44

Của Nhà Máy Nước Ngầm


Hình 4.5. Tỷ Lệ Chi Phí Đầu Tư Và Chi Phí Hoạt Động Trong Chi Phí Sản Xuất Biên
47

Của Nhà Máy Nước Mặt

Hình 4.6. Dự Báo Mực Nước Hạ Thấp Tầng Chứa Nước Pliocen Trên Khi Tăng Công
49

Suất Khai Thác
Hình 4.7. Diện Tích Vùng Bị Ảnh Hưởng Dưới Tác Động Khai Thác Của Nhà Máy

50

Nước Ngầm Giai Đoạn 2013-2039

Hình 4.8. Tỷ Lệ Chi Phí Đầu Tư Và Chi Phí Hoạt Động Trong Chi Phí Sản Xuất Biên
Của Trung Tâm Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt

64

Hình 4.9 Giá MOC Dao Động Qua Các Năm

65

Hình 4.10. Tỷ Lệ Các Nhân Tố Cấu Thành Nên Chi Phí Cơ Hội Biên Của Nước Sinh
66

Hoạt Năm 2013

ix



DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn
Phụ lục 2. Một Số Hình Ảnh Về Nhà Máy Nước Ngầm Phú Mỹ

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Từ xa xưa, con người đã biết đến nước như một tài nguyên có vai trò to lớn
trong quá trình hình thành và phát triển loài người, nước gắn liền với các nền văn minh
lớn của nhân loại: nền văn minh Ai Cập ở hạ lưu sông Nil, nền văn minh sông Hằng ở
Ấn Ðộ; nền văn minh Hoàng hà ở Trung Quốc.Và ở Việt Nam, nước gắn liền với nền
văn minh sông Hồng, với nền văn minh lúa nước.
Người Việt Nam luôn đề cao vai trò của tài nguyên nước trong công cuộc phát
triển đất nước.Thế nhưng, trong những năm qua, cùng với tốc độ công nghiệp hoá diễn
ra mạnh mẽ, Việt Nam cũng đang đứng trước nguy cơ khan hiếm nước sạch. Tình hình
càng trở nên khó khăn hơn khi đầu năm 2007, nước ta bị xếp vào một trong những
quốc gia nghèo tài nguyên nước trên thế giới. Điều này cho thấy nước ta còn tồn tại rất
nhiều vấn đề bất cập trong khai thác và sử dụng tài nguyên nước.
Là trung tâm công nghiệp của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, huyện Tân Thành cũng
đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước nhất là vào mùa khô. Sự hình thành hệ
sinh thái bán khô cằn trong nhiều năm đã chứng tỏ tài nguyên nước không phải là vô
tận tại địa phương này. Nguồn nước mặt tại huyện không những bị thu hẹp, mà thêm
vào đó là việc xả chất thải vào nguồn nước gây ô nhiễm nước mặt. Địa bàn huyện vốn
đã ít sông ngòi, ao hồ tự nhiên, nguồn nước mặt chủ yếu có thể cung cấp cho sản xuất

và sinh hoạt cho nhân dân là hệ thống sông Dinh và sông Thị Vải. Tuy nhiên, chất
lượng nước mặt của sông Thị Vải không thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng cho mục
đích sinh hoạt, còn sông Dinh thì trữ lượng nước lại có phần hạn chế. Khi nước mặt
trở nên ngày càng ô nhiễm và khó làm sạch, thì người sử dụng nước chuyển sang sử
dụng nước ngầm như một nguồn tài nguyên tiềm năng cho sự cung cấp rẻ và an toàn
hơn. Thế nhưng một thực trạng dễ nhận thấy là nguồn nước ngầm vẫn bị xem như một


đầu vào miễn phí nên được khai thác và sử dụng tràn lan. Nếu tình trạng khai thác, sử
dụng nước ngầm lãng phí không được cải thiện thì việc thiếu nước ngầm phục vụ sản
xuất, sinh hoạt là điều tất yếu xảy ra. Do đó, địa phương cần giám sát chặt chẽ các hoạt
động khai thác nước ngầm của cá nhân, tổ chức và hộ gia đình. Tuy nhiên điều đó vẫn
chưa đủ, còn có một yêu cầu cấp thiết khác được đặt ra là phải định lại giá nước sinh
hoạt tại huyện Tân Thành. Vì thực tế giá nước sinh hoạt đô thị khởi điểm chỉ có 4.600
đồng/m3 ( đã bao gồm 10% phí nước thải sinh hoạt và 5% thuế GTGT) còn đối với
khu vực nông thôn là 3.850 đồng/m3 (bao gồm 5% thuế GTGT, không có phí nước
thải). Rõ ràng giá nước này là quá thấp. Trung bình một người sử dụng khoảng 4 m3
nước/tháng thì với mức giá như trên chỉ phải bỏ ra từ 15.400 - 18.400 đồng/người.
Như vậy chi phí tiêu dùng nước của của người dân huyện Tân Thành chỉ chiếm
khoảng 1,6% so với thu nhập thực tế trong khi đó tại hầu hết các nước đang phát triển
tỉ lệ này là 3% ().
Điều đó có nghĩa là giá nước sinh hoạt hiện nay chưa phản ánh được giá trị thật
sự của tài nguyên. Việc định giá thấp không chỉ dẫn đến tình trạng lãng phí tài nguyên,
chất lượng nước không đảm bảo mà còn gây nên tình trạng phân phối dịch vụ kém
hiệu quả đến với người sử dụng. Ngoài ra, phí nước thải thấp cũng không thể đem lại
hiệu quả bảo vệ môi trường. Giá cả luôn là một công cụ quan trọng để đạt được sự
phân phối có hiệu quả. Một mức giá phù hợp không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả sử
dụng, tránh được sự lãng phí mà còn nâng cao nguồn thu để tu bổ, nâng cấp hệ thống
cung cấp nước và góp phần bảo vệ môi trường. Đó cũng chính là mức giá nước tối ưu
về mặt kinh tế và xã hội.

Trước thực tế đó, một câu hỏi được đặt là: Giá nước “tính đúng tính đủ” cho
sinh hoạt tại huyện Tân Thành là bao nhiêu?
Với mong muốn tìm lời đáp cho những câu hỏi trên, tôi tiến hành thực hiện đề
tài nghiên cứu “Xác định giá nước sinh hoạt tại huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu”. Hy vọng kết quả của nghiên cứu này sẽ giúp ích cho công tác quản lý tài nguyên
nước, tránh được các nguy cơ liên quan đến tài nguyên nước trong tương lai.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung

2


Ước tính giá kinh tế đầy đủ cho nước sinh hoạt huyện Tân Thành- tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Mô tả hiện trạng cung cấp và sử dụng nước sinh hoạt tại huyện Tân Thành
- Mô tả hiện trạng thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt
- Xác định giá nước sinh hoạt bằng phương pháp chi phí cơ hội biên (MOC)
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm bảo tồn, khai thác và sử dụng hiệu quả tài
nguyên nước.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
1.3.1. Phạm vi thời gian
Đề tài thực hiện trong khoảng thời gian từ 2/03/2009 đến 20/06/2009, tiến độ
thực hiện cụ thể như sau:
Từ 2/03/2009 - 10/04/2009: Tổng quan các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên
cứu. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm để khi tiến hành được thuận lợi, ít gặp
sai sót hơn.
Từ 11/04/2009 – 10/05/2009: Tiến hành thu thập số liệu tại địa bàn nghiên cứu:
Từ 11/05/2009 – 10/06/2009: Nhập số liệu, phân tích và xử lý số liệu. Sau đó
tiến hành viết nội dung hoàn chỉnh cho luận văn

Từ 10/06/2009 – 20/06/2009: Xem xét, chỉnh sửa lại luận văn trước khi nộp.
1.3.2. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Số liệu thứ cấp chủ yếu được thu thập tại các phòng ban, nhà máy nước Phú Mỹ, Tóc
Tiên.
1.3.3. Phạm vi nội dung
Do hạn chế về mặt thời gian nên đề tài nghiên cứu chỉ tập trung vào một số nội
dung chính sau đây: Mô tả hiện trạng cung cấp và sử dụng nước sinh hoạt, mô tả tình
hình thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt, tính toán giá nước sinh hoạt tại huyện Tân
Thành. Đồng thời, đề tài cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm bảo tồn, khai thác và sử
dụng hiệu quả hơn tài nguyên nước tại địa bàn huyện Tân Thành.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận gồm 5 phần chính với các nội dung như sau:
3


Ở phần 1, tác giả sẽ nêu bật lên lý do, ý nghĩa của việc lựa chọn đề tài nghiên
cứu. Đồng thời cũng đề ra mục tiêu chính và mục tiêu cụ thể mà khóa luận cần phải
đạt đến. Do giới hạn về mặt thời gian nên đề tài chỉ hướng đến những nội dung chính
cũng như giới hạn lại phạm vi nghiên cứu. Phần 2 là phần tổng quan về tài liệu tham
khảo, giới thiệu về địa bàn nghiên cứu. Đây là một nội dung quan trọng của khóa luận,
nó cho biết có những nghiên cứu nào được thực hiện trước đây liên quan đến đề tài mà
tác giả đang tiến hành. Hơn nữa nó cũng khẳng định cái mới của khóa luận. Đối với
từng mục tiêu cụ thể đã đặt ra đòi hỏi phải có phương pháp để thực hiện. Do đó, ở
phần 3, khóa luận sẽ đi vào trình bày một cách chi tiết về phương pháp nghiên cứu.
Nhằm giúp người đọc hiểu khóa luận một cách dễ dàng, tác giả sẽ trình bày một số
khái niệm về lĩnh vực nghiên cứu, các chỉ tiêu sử dụng và phương pháp để tiến hành
nghiên cứu. Phần 4 sẽ là phần trình bày nội dung quan trọng nhất, đó là các kết quả đạt
được trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Phần này sẽ cho người đọc thấy một cái
nhìn toàn diện về tình hình cung cấp, sử dụng nước sinh hoạt và hiện trạng xử lý nước

thải tại địa phương. Đồng thời xác định được giá nước sinh hoạt tại huyện Tân Thành.
Phần cuối cùng, tác giả sẽ đề xuất một số kiến nghị nhằm bảo tồn, khai thác và sử
dụng có hiệu quả tài nguyên nước. Bên cạnh đó, khóa luận cũng nêu lên một số mặt
hạn chế, những vấn đề mới được đặt ra để những nghiên cứu sau này có thể tiếp tục
giải quyết.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu
Đối với việc xác định giá nước có nhiều phương pháp khác nhau: định giá theo
chi phí cơ hội biên (MOC) hoặc định giá nước bằng cách ước lượng mức sẵn lòng trả
(WTP) của người dân. Để ước lượng mức sẵn lòng trả của người dân lại có nhiều
phương pháp như : đánh giá ngẫu nhiên (CVM), tiện ích tài sản (HPM), chi phí du
hành (TCM).
Tuy nhiên, có một số vấn đề xuất hiện khi định giá nước bằng cách ước lượng
mức sẵn lòng trả. Nếu sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) thì kết quả
nghiên cứu thường bị phụ thuộc vào các điều kiện của thị trường giả định. Bên cạnh
đó, việc ứng dụng thường gặp một số sai lệch như: sai lệch do chiến thuật, sai lệch do
điểm khởi đầu, sai lệch tổng thể- bộ phận…Ngoài ra, để thực hiện được một nghiên
cứu CVM đúng quy cách cần phải đầu tư nhiều cho thời gian, tiền bạc và nguồn nhân
lực. Nếu ứng dụng phương pháp chi phí du hành (TCM) thì cần thiết phải tách riêng
chi phí sử dụng nước với tổng chi phí vì nước có khả năng chỉ là một trong số những
đặc tính hấp dẫn của khu vực. Và đôi khi người ta đi du lịch vì một lý do nào đó mà
không quan tâm tới tình hình cung cấp nước và chất lượng nước ở nơi đó. Còn ước
lượng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường bằng phương pháp tiện ích tài sản
(HPM) thì trong thực tế là rất phức tạp và kỹ thuật này cũng tùy thuộc vào nhiều yếu

tố. Nếu giá trị những thuộc tính môi trường, tình trạng và tác động tương lai của nó
không được lĩnh hội hoàn hảo bởi những người tham gia thị trường thì kết quả nghiên
cứu có thể sẽ bị sai lệch.
Tóm lại, định giá nước theo cách ước lượng mức sẵn lòng trả thường khó phản
ánh được giá trị thật sự của tài nguyên. Chính vì vậy mà việc ứng dụng phương pháp
chi phí cơ hội biên (MOC) thường được các nhà nghiên cứu ưa chuộng hơn, nhất là đối


với các nguồn tài nguyên có nguy cơ cạn kiệt như than đá, nước ngầm. Đó cũng là một
trong những lý do để tác giả lựa chọn phương pháp này. Ngoài ra, để xác định giá nước
bằng phương pháp chi phí cơ hội biên đòi hỏi phải có những thông tin phân tích về nhu
cầu trong tương lai, công nghệ thay thế, cân nhắc trong đầu tư và sự thiệt hại môi
trường … Nguồn số liệu này gần như là sẵn có tại địa bàn huyện Tân Thành nên việc
tác giả áp dụng phương pháp chi phí cơ hội biên trong nghiên cứu này chắn chắn sẽ
thuận lợi hơn so với các phương pháp khác. Và trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả
cũng có tham khảo một số nghiên cứu sử dụng phương pháp chi phí cơ hội biên sau
đây:
2.1.1 Xác định giá điện cho miền Bắc Việt Nam (Nguyến Văn Song và Nguyễn
Văn Hanh, 2001)
Quá trình phát triển kinh tế một cách nhanh chóng tại Việt Nam đã làm gia tăng
nhu cầu sử dụng điện năng. Chính điều này tạo nên một tỉ lệ khai thác than nhiều hơn
và bên cạnh đó cũng tạo ra nhiều ô nhiễm hơn. Mục tiêu của bài nghiên cứu này là tính
toán chi phí cơ hội biên của việc sản xuất điện tại miền Bắc dựa trên sử dụng nguồn
nhiên liệu là than. Đồng thời cung cấp thông tin dựa vào chi phí sử dụng biên và chi
phí môi trường biên của việc sản xuất điện cho cải thiện hệ thống giá điện tại miền
Bắc. Bên cạnh đó tác giả cũng kiến nghị đối với công nghệ kiểm soát ô nhiễm bằng sự
kết hợp có thể chấp nhận được giữa chi phí kiểm soát và lợi ích môi trường.
Trong giới hạn bài này, điện được sản xuất dựa trên nguồn nhiên liệu là than.
Do đó chi phí môi trường liên quan đến sản xuất điện cũng chính là chi phí môi trường
liên quan đến việc khai khoáng và đốt cháy than.

Chi phí môi trường liên quan đến khai thác than (EC1) gồm có chi phí bệnh tật
(nhóm A), chi phí xử lý ô nhiễm nước và tiếng ồn (nhóm B), chi phí thiệt hại gây ra
cho ngành du lịch (nhóm C), chi phí thiệt hại đối lâm nghiệp - thủy sản - nông nghiệp
(nhóm D), chi phí thiệt hại cho cơ sỏ hạ tầng như đường sá, nhà cửa, công trình (nhóm
E).
Chi phí môi trường liên quan đến quá trình đốt cháy than cho sản xuất điện
(EC2) cũng gồm các loại chi phí sau: chi phí bảo vệ môi trường, chi phí thiệt hại đối
với sức khỏe con người, chi phí thiệt hại đối với các tài sản (di tích lịch sử, di tích văn
hóa, du lịch).
6


Đối với các loại chi phí trên đều có phương pháp đo lường thiệt hại thích hợp,
cụ thể như sau:
™ Nhóm A (chi phí bệnh tật)
Chi phí khám chữa bệnh:
n

A1 = ∑ N i Pi (trong đó: Ni là số người bị bệnh/năm, Pi là chi phí chữa bệnh của
i =1

một người/năm)
Chi phí bị thương trong lao động:
m

A2 = ∑ N j Pj (trong đó: j là loại tai nạn, m số loại tai nạn, Nj số người bị tai
j =1

nạn/năm, Pj chi phí bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn)
Chi phí tử vong trong lao động:

A3 = N*Q (trong đó: N là số người tử vong, Q là số tiền đưa cho gia đình người
bị nạn)
Chi phí nghỉ việc:
A4 = W*L (trong đó: W là số ngày nghỉ việc/năm, L lương của một ngày công)
Chi phí thiệt hại đối với sức khỏe người dân sống gần khu vực khai khoáng:
A5 = G*M (trong đó G là số bệnh nhân, M chi phí chữa bệnh của một
người/năm)
™ Nhóm B (chi phí xử lý ô nhiễm nước và tiếng ồn)
Chi phí xử lý ô nhiễm của các công ty khai khoáng:
B1 = n*P (trong đó: n là số công ty khai thác than, P chi phí xử lý ô nhiễm trung
bình của mỗi công ty)
Chi phí xử lý ô nhiễm của người dân:
B2 = n*Q’ (trong đó: n là số hộ dân trong khu vực, Q’ là chi phí xử lý nước của
mỗi hộ dân/năm)
™ Nhóm C (chi phí thiệt hại cho ngành du lịch)
Thiệt hại do mất lượng khách du lịch:
C1 = f*P*30% (trong đó: P số lượng khách du lịch bị mất đi, f chi phí mỗi lần
đi du lịch của khách, 30% là tỉ lệ giảm khách du lịch)
Thiệt hại đối với hoạt động giải trí của người dân địa phương
7


C2 =∑ C 2i * W (trong đó: C2i thời gian giải trí bị mất, W tỉ lệ tiền lương trung
bình của dân địa phương, I là loại hình giải trí)
™ Nhóm D (thiệt hại đối với lâm nghiệp, thủy sản, nông nghiệp)
Thiệt hại đối với lâm nghiệp: D1 = D1’ + D1”
• D1’ = Si*A (trong đó: Si diện tích rừng bị mất đi do hoạt động khai
khoáng, A là thu nhập trên 1 ha đất rừng)
• D1” = S*r*T (trong đó S là diện tích rừng mất đi, r số lượng củi/ ha đất
rừng (m3), T là giá của 1m3 củi

Thiệt hại cho ngành thủy sản:

⎡ n

D2 = k ⎢ ∑ ( Pi + Qi ⎥ / n
⎣ i =1


Trong đó: Pi là chi phí gia tăng khi đánh bắt xa bờ, Qi là chi phí gia tăng khi
đánh bắt gần bờ, n là số năm (1994-1997), k mức độ ảnh hưởng của công nghiệp than.
Thiệt hại cho nông nghiệp: D3 = D3’ + D3”
• D3’ = Tổng diện tích đất* thu nhập TB trên 1 đơn vị diện tích đất
• D3” = Giá trị năng suất lúa bị giảm trên 1 đơn vị diện tích* Diện tích đất
bị ảnh hưởng bởi hoạt động khai khoáng
™ Nhóm E (thiệt hại cho cơ sở hạ tầng như nhà cửa, đường sá, công trình…)
m

E = n ∑ Pi
i =1

Trong đó: n là số người dân khu vực lân cận, i công trình được sửa chửa, m
tổng công trình, Pi chi phí sửa chữa trung bình cho công trình/năm.
Các nhóm chi phí thiệt hại này được tổng hợp lại cho ra chi phí môi trường liên
quan đến khai thác than (EC1) qua các năm từ 1998-2010. Tiếp theo, tác giả tính toán
MEC1 cụ thể như sau:
MEC1=

(Chi phí môi trường năm t – Chi phí môi trường năm cơ sở)/ (1+ r)t
(Sản lượng năm t – Sản lượng năm cơ sở)/ (1+ r)t


Số liệu về chi phí và sản lượng được thống kê từ năm 1998 đến 2010, năm
1998 được chọn là năm cơ sở, suất chiết khấu 10%
Tương tự tác giả cũng tính toán được MEC2 cho một tấn than bị đốt cháy trong
quá trình sản xuất điện. Sau khi tính được chi phí môi trường biên MEC1 và MEC2 đối
với 1 tấn than, tác giả tiến hành xác định MEC1 và MEC2 đối với mỗi KWh điện. Việc
8


tính toán MEC1, MEC2 dựa trên chuỗi dữ liệu từ 1998-2010. Còn MPC tính toán theo
công thức AIC. Giá điện được xác định bằng cách cộng MPC, MEC1, MEC2 lại với
nhau. Trong bài nghiên cứu này MUC coi như bằng 0 vì thực tế trữ lượng than có thể
cung cấp đầy đủ cho công nghiệp điện trong nhiều thập kỉ sau.
2.1.2. Giá Chi phí cơ hội biên đối với nước thải: trường hợp ở Vũ Tây, Trung
Quốc (Zhang, 1999)
Quá trình công nghiệp hóa đã làm nảy sinh một vấn đề môi trường mới đó là
thu gom, loại bỏ và xử lý nước thải. Nước thải không qua xử lý là một trong những
nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại các khu vực thành thị. Vũ
Tây là một địa phương của tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) đang phát triển với tốc độ
nhanh chóng, hàng ngày thải ra môi trường 8,080 km3 nước thải trong đó nước thải
công nghiệp chiếm khoảng 70%. Chi phí của việc thu gom và xử lý nước thải là một
thành phần quan trọng của chi phí cung cấp nước ở các khu vực thành thị nói chung,
Vũ Tây nói riêng. Chính vì nhận thấy sự cần thiết của vấn đề trên mà tác giả đã tiến
hành nghiên cứu này.
Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian 18 tháng, bắt đầu từ đầu năm 1997.
Tác giả áp dụng phương pháp tiếp cận giá Chi phí cơ hội biên (MOC) để ước tính giá
cung cấp nước. Theo lý thuyết MOC, giá kinh tế đầy đủ bởi người sử dụng tài nguyên
sẽ bằng với MOC. Tài nguyên nước được phân phối có hiệu quả và chi phí sử dụng
nước được tối thiểu hóa theo giá chi phí cơ hội biên. Chi phí tăng thêm trung bình
(AIC) của việc cung cấp nước được sử dụng như một đại diện của MOC và được tính
theo công thức có sẵn. Tác giả đã áp dụng phương pháp tiếp cận giá chi phí cơ hội

biên (MOC) cho giá nước ở Vũ Tây. Việc ước tính chi phí môi trường của nước thải là
khó khăn do đó Zhang sử dụng chi phí đầu tư và hoạt động của dự án thu gom và xử lý
nước thải như là một đại diện cho chi phí môi trường. Theo đó, chi phí biên của việc
thu gom và xử lý nước thải được bao gồm trong chi phí môi trường biên (MEC).
Trong nghiên cứu này, tác giả đặc biệt nhấn mạnh chi phí của việc thu gom, xử
lý nước thải và những tác động môi trường của chúng. Trước tiên, tác giả đưa ra một
cái nhìn toàn diện về tình trạng ô nhiễm nguồn nước, thực trạng cung cấp sạch và cả
vấn đề nước thải ở Trung Quốc nói chung và Vũ Tây nói riêng. Sau đó, trình bày chi
tiết về chương trình xử lý nước thải Lucun, đây là một dự án xử lý nước thải chính ở
9


Vũ Tây. Qua đó tác giả cũng phân tích lợi ích- chi phí của dự án thu gom và xử lý
nước thải. Đó là lợi ích và chi phí đối với ngành công nghiệp, nuôi trồng thủy sản và
dân cư thành thị. Đồng thời tác giả từng bước phát triển phương pháp đo lường chi phí
cơ hội của việc thu gom và xử lý nước thải.
Số liệu về chi phí đầu tư (Inv C), chi phí hoạt động (Chg op C) và lượng nước
xử lý (Q) được thống kê và dự đoán từ năm 1987 đến 2021. Năm 1986 được chọn làm
năm cơ sở, tỉ lệ chiết khấu 10%. Chi phí biên của việc thu gom, xử lý nước thải được
tính toán bằng cách sử dụng công thức AIC (Average Incremental Cost), cụ thể như
sau:
35



PV Inv C + PV Chg op C

t =1

AICnước thải =


35



PV Q

t =1

Tác giả đã xác định được giá chi phí cơ hội biên (MOC) của nước cho thành
phố công nghiệp Vũ Tây bằng cách cộng AIC của nước thường với AIC của nước thải.
Ngoài ra, tác giả cũng đề xuất phí nước thải cho các đối tượng khác nhau: hộ gia đình,
nhà máy qui mô nhỏ và nhà máy qui mô lớn. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá nước và
phí nước thải sau khi tính lại cao hơn rất nhiều so với giá nước hiện tại.
2.1.3. Giá sử dụng nước ngầm cho công nghiệp tại thủ đô Manila, Philippines
(Ebarvia, 1997)
Khoảng 82% khu vực công nghiệp tại thủ đô Manila, Philippines sử dụng
nguồn nước ngầm cho sản xuất. Giá nước được xác định dựa trên giá chi phí trung
bình chứ không phải dựa trên chi phí biên và chi phí cơ hội thường không được tính
đến. Trong khi đó nguồn nước ngầm không chỉ bị đe dọa bởi tình trạng ô nhiễm, sự
nhiễm mặn và nguy cơ cạn kiệt. Hơn thế nữa nhiều ngành công nghiệp tự khai thác
nước. Do đó, họ cũng không phụ thuộc vào bảng biểu giá nước. Một kết quả tất yếu
xảy ra là số lượng nước sử dụng quá mức và ngày càng có nhiều ô nhiễm được tạo ra.
Việc xác định một mức giá tối ưu về mặt xã hội bằng với chi phí cơ hội biên (MOC) sẽ
làm nổi bật lên mối quan hệ giữa sự cạn kiệt của nguồn tài nguyên và các tác động lên
nền kinh tế. Sự ước lượng chi phí cơ hội biên (MOC) không chỉ bao gồm việc giải
10


quyết nhu cầu sử dụng nước của khu vực công nghiệp mà còn để xác định sự kết hợp

đúng đắn giữa giá cả- tài chính- các công cụ qui định nhằm đem lại hiệu quả sử dụng
cho tài nguyên nước ngầm.
Bài nghiên cứu này tập trung vào một số nội dung chính sau đây: (1) Ước lượng
hàm cầu nước ngầm của các nhà máy tự khai thác, (2) Tính toán chi phí cơ hội biên
(MOC) của nước ngầm, (3) Ước tính MOC của nhà máy nước thủ đô.
Để ước lượng hàm cầu nước ngầm của các nhà máy tự khai thác nước, tác giả
tiến hành thu thập số liệu thứ cấp tại các ban ngành có liên quan. Còn số liệu sơ cấp
được thu thập từ các ngành công nghiệp có sử dụng giếng cá nhân, đối tượng điều tra
tập trung chủ yếu ở Paranaque, Las Pinas, Muntinlupa, Pasig, Quezon, Caloocan và
Valenzuela. Kết quả cho thấy, hàm cầu nước ngầm của các nhà máy tự khai thác có
dạng như sau:
Log W = -3.693 – 0.798* log Pw + 0.79* log Y – 1.613* S
Trong đó:
W là số lượng nước lấy vào
Pw là giá nước
Y là sản lượng
S biến giả thể hiện loại nguồn nước (nước ngầm hay nguồn nước khác)
Việc ước tính chi phí cơ hội biên của nước ngầm (MOC) được tiến hành như
sau : Do đặc điểm nguồn nước ngầm khác nhau theo từng khu vực nên tác giả đã chia
địa bàn nghiên cứu ra thành hai khu vực: Khu vực A với trữ lượng nước ngầm thấp, có
hiện tượng nhiễm mặn, công suất bơm cao; Khu vực B công suất máy bơm vừa phải,
không bị nhiễm mặn. Chi phí cơ hội biên (MOC) bao gồm: chi phí sản xuất biên
(MPC), chi phí sử dụng biên (MUC), chi phí môi trường biên liên quan đến việc khai
thác quá mức tài nguyên (MEC1), chi phí môi trường biên liên quan đến nước thải
(MEC2). Đối với MEC1 lại phân chia ra làm hai loại: MEC1a là ảnh hưởng tụt mức
nước ngầm, MEC1b là ảnh hưởng của sự nhiễm mặn. Ảnh hưởng tụt giảm mực nước
ngầm thể hiện rõ ở sự giảm sút hiệu suất của máy bơm. Còn đối với ảnh hưởng nhiễm
mặn, chi phí ngoại tác biên được ước lượng trong giới hạn của vòng đời và hiệu suất
của giếng.


11


Chi phí sản xuất biên (MPC) và chi phí môi trường biên liên quan đến việc khai
thác quá mức tài nguyên (MEC1) được tính toán theo công thức AIC (Average
Incremental Cost). Chi phí ngoại tác liên quan đến nước thải công nghiệp cũng được
tính toán và nó tương đương với chi phí giảm thải ô nhiễm. Hàm chi phí giảm thải
dạng Cobb- Douglas như sau:
C = ea Pb Dc
Trong đó C là tổng chi phí giảm thải, D và P lần lượt là số lượng nước thải và
nồng độ chất ô nhiễm. Chi phí biên của một đơn vị thay đổi trong chất lượng nước:
∂C
= e a bP b −1 D c
∂P

Chi phí sử dụng biên (MUC) cũng được tính toán theo hai trường hợp: Một là,
tài nguyên nước cạn kiệt khi giả định rằng tỉ lệ khai thác nước không kiểm soát được.
Trường hợp thứ 2 giả sử rằng có một chính sách bảo tồn nguồn nước được đưa ra buộc
các nhà máy kiểm soát tỉ lệ lấy nước và thêm vào đó là sử dụng một nguồn nước thay
thế. MUC chính là chênh lệch giữa chi phí sản xuất biên của nguồn nước ngầm tự khai
thác và chi phí sản xuất biên của các nguồn nước thay thế như: nước do nhà máy nước
thủ đô cung cấp, nước mua từ xe bồn..
Đối với MOC của Nhà máy nước thủ đô, tác giả cũng tính toán tương tự. Sau
khi có các kết quả tính toán, MOC của nhà máy nước thủ đô được so sánh với biểu giá
nước hiện tại. Đồng thời nó cũng được so sánh với MOC của nước ngầm để đánh giá
phương trình tối thiểu hóa chi phí. Kết quả tính toán MOC cho những trường hợp khác
nhau cho thấy việc tiếp tục sử dụng nước ngầm như nguồn cung chính tại mỗi khu vực
là có nên hay không, sử dụng nguồn nước nào có thể đạt đến mục tiêu tối thiểu hóa chi
phí.
Tóm lại, các nghiên cứu trên không những trang bị những cơ sở lý luận quan

trọng mà còn đưa ra bài học kinh nghiệm về cách ước tính giá chi phí cơ hội biên
(MOC). Tuy cùng sử dụng phương pháp giá chi phí cơ hội biên nhưng đề tài này có
khác biệt so với các nghiên cứu trước đây. Xét về đối tượng nghiên cứu, đề tài chỉ tập
trung vào việc xác định giá cho nước sinh hoạt. Đây là một sự khác biệt rõ ràng nhất vì
các nghiên cứu trước quan tâm đến đối tượng là điện năng, nước thải, nước sử dụng

12


cho công nghiệp. Mặt khác, huyện Tân Thành – tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là một địa điểm
nghiên cứu mới, chưa từng có nghiên cứu xác định giá nước nào được thực hiện ở đây.
2.2. Tổng quan địa bàn huyện Tân Thành
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Huyện Tân Thành là một huyện cửa ngỏ của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, được
thành lập theo Nghị định 45/CP ngày 2-6-1994 của Chính phủ và chính thức đi vào
hoạt động ngày 15/8/94. Huyện có 10 đơn vị hành chánh bao gồm: thị trấn Phú Mỹ và
9 xã (Châu Pha, Hắc Dịch, Mỹ Xuân, Phước Hòa, Sông Xoài, Tân Hải, Tân Hòa, Tân
Phước, Tóc Tiên), là một trong những điểm “động lực” của vùng kinh tế trọng điểm
phía nam.
Về ranh giới hành chính huyện Tân Thành: Phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía
Nam giáp thị xã Bà Rịa, phía Đông giáp huyện Châu Đức, phía Tây giáp huyện Cần
Giờ (TP.HCM) và thành phố Vũng Tàu. Huyện có tổng diện tích tự nhiên là: 337,94
Km2. Dân số tại thời điểm ngày 31/12/2007 có 117.285 người, mật độ dân số: 371
người/ Km2.
Với đặc điểm vị trí địa lý như trên, huyện Tân Thành có nhiều thuận lợi trong
quan hệ đối ngoại và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với các tỉnh lân cận như Đồng
Nai, Thành phố Hồ Chí Minh…

13



Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Huyện Tân Thành

Nguồn: UBND huyện Tân Thành
b) Khí hậu
Tân Thành nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chung của vùng Đông
Nam Bộ với nền nhiệt độ cao và ổn định, nhiệt độ trung bình 26 – 270C, biên độ nhiệt
ngày đêm nhỏ, số ngày nắng trung bình trong năm là 261 ngày, độ ẩm không khí trung
bình đạt 85%, lượng mưa trung bình năm thấp- khoảng 1.350 mm và phân bố rất
không đều theo thời gian, tạo thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Gần 90%
lượng mưa cả năm tập trung vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô kéo dài
từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

14


c) Thủy văn
Địa bàn huyện chịu ảnh hưởng sông rạch và bãi bồi ven sông Thị Vải, chế độ
thủy văn thuận hòa tạo môi trường thuận lợi cho phát triển nông- lâm- ngư nghiệp. Các
dòng sông cung cấp nước cho huyện chủ yếu là những sông nội địa, ngắn và có lưu
vực nhỏ.
Do phát triển hệ thống cảng và các khu công nghiệp tập trung nhưng công tác
xử lý chất thải chưa tốt nên gần đây nước trên sông Thị Vải bị ô nhiễm nặng ảnh
hưởng đến môi trường và cuộc sống của dân cư trong vùng.
d) Địa hình, địa mạo
Vì nằm trong vùng Đông Nam Bộ nên đất đai huyện Tân Thành có địa hình
bằng phẳng rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp, nông nghiệp.
2.2.2. Tài nguyên thiên nhiên
a) Tài nguyên đất

Huyện Tân Thành có tổng diện tích đất tự nhiên là 33.854 ha. Trong đó đã điều
tra thổ nhưỡng 32.070 ha, có 8 nhóm chính: nhóm đất cát (263 ha), nhóm đất mặn
(196 ha), nhóm đất phèn (7.007 ha), nhóm đất phù sa (800 ha), nhóm đất xám (8.673
ha), nhóm đất đỏ-vàng (7.831 ha), đất xói mòn trơ sỏi đá (3.534 ha), đất dốc tụ (265
ha).
b) Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Trên địa bàn huyện ít sông ngòi, ao hồ tự nhiên. Nguồn nước
mặt chủ yếu có thể cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân là hệ thống sông
Xoài (sông Dinh). Toàn bộ hệ sông Dinh dài 35 km, lưu vực rộng 300 km2, là nguồn
nước ngọt quan trọng trong chiến lược sử dụng nước của toàn huyện. Trên sông này có
thể xây dựng được hồ, đập chứa nước như hồ Đá Đen, hồ Châu Pha. Dọc theo ranh
giới phía Tây huyện Tân Thành là hệ thống sông Thị Vải và một số sông rạch nhỏ
khác đổ ra vịnh Gành Rái thuộc biển Đông. Sông Thị Vải rộng trung bình 600-800 m,
có giá trị lớn về phát triển cảng, giao thông thủy, không có giá trị về cung cấp nước
cho sản xuất và sinh hoạt.
Nguồn nước ngầm: Mực nước ở tầng sâu từ 60-90 m, có dung lượng trung bình
từ 10-20 m3/s, có thể khai thác cung cấp nước sinh hoạt cho các điểm dân cư, trước
mắt là Mỹ Xuân, Phú Mỹ khoảng 20.000 m3/ ngày đêm.
15


×