ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN TPHCM
KHOA MÔI TRƯỜNG
BÁO CÁO MÔN HỌC: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Đề tài:
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN
NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN PHÚ MỸ 1, HUYỆN TÂN
THÀNH, TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
Danh sách nhóm 6:
1. Chu Thế Dũng 1022053
2. Nguyễn Thuỳ Linh 1022156
3. Lương Thái Hoà 1022112
4. Kim Châu Long 1022161
5. Nguyễn Tấn Thành 1022267
6. Lưu Đức Tân 1022255
7. Lê Hoàng Thuỷ Tiên 1022300
8. Trần Thị Anh Thư 1022298
9. Nguyễn Hoàng Tiến 1022302
10.Trần Quốc Tuấn 1022335
11. Đỗ Quốc Việt 1022348
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thanh Huệ
MỤC LỤC
2
Báo cáo DTM nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ I - nhóm 6- 10CMT
Chương 1. MỞ ĐẦU
1.1. Xuất xứ của dự án
Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ (tên cũ: Nhà máy điện Phú Mỹ) là doanh nghiệp Nhà
nước được thành lập theo Quyết định thành lập số 48/ĐVN/HĐQT ngày 15/02/1997
của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam), nhiệm vụ
chính là sản xuất điện theo phương thức huy động của Tập đoàn nhằm phục vụ cho
nền kinh tế và đời sống nhân dân, với nguồn nhiên liệu chính là khí đốt, nguồn nhiên
liệu dự phòng là dầu DO.
Ngày 07 tháng 04 năm 1996, Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt phát lệnh khởi công
xây dựng Nhà máy điện chu trình đơn Phú Mỹ 2.1 với công suất 288MW, Nhà máy
gồm 2 tổ máy tuabin khí GT21 và GT22, lần đầu tiên hoà lưới điện quốc gia vào ngày
12 tháng 02 năm 1997.
Ngày 15 tháng 02 năm 1997, Nhà máy điện Phú Mỹ chính thức được thành lập
theo quyết định số 48/ĐVN/HĐQT của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN).
Ngày 15 tháng 05 năm 1999, Công trình Nhà máy điện lớn nhất Trung tâm điện lực
Phú Mỹ - Nhà máy điện chu trình hỗn hợp Phú Mỹ 1 công suất 1100MW, bao gồm 03
tổ máy tuabin khí, 03 lò thu hồi nhiệt và 01 tổ máy tuabin hơi được bắt đầu xây dựng.
Thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hoà
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và theo Nghị định số
80/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật Bảo vệ môi trường, trong đó quy định dự án nhà máy nhiệt điện có
công suất 50MW trở lên phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và
UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM của
dự án.
1.1.1. Cơ sở pháp lý để thực hiện đánh giá tác động môi trường nhà máy
nhiệt điện
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2006
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định
Báo cáo DTM nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ I - nhóm 6- 10CMT
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về Xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/07/2004 của Chính phủ quy định việc cấp
phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
- Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/05/2007 v/v thoát nước đô thị và Khu công
nghiệp;
- Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính phủ v/v sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ
về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về Quản lý Chất thải
rắn;
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 129/2001/QĐ-Ttg ngày 29/8/2001 v/v
phê duyệt kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu giai đọan 2001 - 2010;
- Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và cam kết bảo vệ môi trường;
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi
trường;
- Quyết định số 07/2005/QĐ - BTNMT ngày 20/9/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7440
- 2005 - Tiêu chuẩn thải ngành Công nghiệp nhiệt điện;
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục Chất thải nguy hại;
- Thông tư số 12/23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi
Trường về việc hướng dẫn điều kiện ngành nghề và thủ tập lập hồ sơ, đăng ký, cấp
phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại;
1.1.2. Các tiêu chuẩn môi trường VN được áp dụng
- Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn tại khu vực lao động (TCVN 3985 - 1985);
- Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong
nước mặt (TCVN 5942 - 1995);
Báo cáo DTM nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ I - nhóm 6- 10CMT
- Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong
nước ngầm (TCVN 5944 - 1995);
- Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư (TCVN 5949
-1998);
- Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt - Giới hạn ô nhiễm cho phép (TCVN
6772 : 2000);
- Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh (TCVN
5937 - 2005);
- Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong
không khí xung quanh (TCVN 5938 - 2005);
- Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp bụi và các chất vô cơ
(TCVN 5939 - 2005);
- Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với một số chất
hữu cơ (TCVN 5940 - 2005);
- Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải (TCVN 5945 - 2005);
- Tiêu chuẩn thải ngành công nghiệp nhiệt điện (TCVN 7440 - 2005).
Báo cáo DTM nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ I - nhóm 6- 10CMT
Chương 2. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN
2.1. Tên dự án
NHÀ MÁY ĐIỆN CHU TRÌNH HỖN HỢP PHÚ MỸ 1 CÔNG SUẤT 1100MW TẠI
THỊ TRẤN PHÚ MỸ HUYỆN TÂN THÀNH TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
2.2. Chủ dự án
Đáp ứng đề nghị của Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Nhật Bản đã chọn Phú Mỹ 1
là một trong số dự án đầu tiên thực hiện thông qua JBIC kể từ khi nối lại viện trợ ODA
cho Việt Nam năm 1992. Trong đó, gói thầu chính là xây dựng Nhà máy điện do Tập
đoàn Mitsubishi Heavy Industries (Nhật Bản) đảm nhận. Bên tư vấn bao gồm Liên doanh
Newjec, Ewbank Preece và thầu phụ là Công ty CPTV Xây dựng Điện 2.
2.3. Vị trí địa lý của dự án
Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 1 nằm tại Thị trấn Phú Mỹ, Huyện Tân Thành, tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu. Vị trí của dự án được xác định cụ thể như sau:
- Toạ độ:
• 10
0
44’0,44” vĩ độ Bắc;
• 106
0
56’1,6” kinh độ Đông.
- Đánh giá vị trí dự án
• Nằm cạnh quốc lộ 51
• Cách Tp.HCM 75 km về hướng Đông Nam theo quốc lộ 51.
• Cách trung tâm thành phố Vũng Tàu 40 km về hướng đông theo quốc lộ 51.
Dự án nhiệt điện Phú Mỹ 1
Báo cáo DTM nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ I - nhóm 6- 10CMT
Hình 1.1. Vị trí dự án nhiện điện Phú Mỹ 1 trên bản đồ
2.4. Nội dung chủ yếu của dự án
2.4.1. Công suất của dự án
Dự án Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 1 bao gồm một Nhà máy điện Chu trình hỗn
hợp (CTHH) có tổng công suất lắp đặt 1.090MW được thiết kế theo tiêu chuẩn ASME,
trong đó có 3 tổ máy tuabin khí loại M701F, có khả năng vận hành bằng nhiên liệu khí
hoặc dầu DO; 3 lò thu hồi nhiệt với 3 cấp áp suất tuần hoàn cưỡng bức và 1 tổ máy
Báo cáo DTM nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ I - nhóm 6- 10CMT
tuabin hơi loại TC2F40; 2 trạm phân phối và truyền tải với 10 xuất tuyết đường dây
220kV và 06 xuất tuyến 110kV; ngoài ra còn có các công trình phụ trợ như nhà xưởng,
văn phòng điều hành, kho vật tư và kênh nước làm mát…
2.4.2. Quy trình công nghệ
Khí thiên nhiên
Nhiệt độ
Lò hơi
Điện năng (220KV)
Tua bin máy phát điện
Hơi trung áp, thấp áp
ung áp, thấp áp
Lượng hơi còn lại
Thiết bị ngưng tụ
Nước ngưng tụ
Nước châm thêm
Hơi nước áp suất cao
Báo cáo DTM nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ I - nhóm 6- 10CMT
2.4.3. Thuyết mình sơ đồ công nghệ
Nhiên liệu chính để sản xuất điện và hơi là khí thiên nhiên, nước đã khử khoáng
và một số phụ gia cần thiết khác như Hygen (chất tẩy ôxy) và chất tẩy gỉ. Khi nước khử
khoáng được đốt nóng ở nhiệt độ cao trở thành hơi nước áp suất cao, sau đó hơi nóng
chuyển động sẽ đẩy tua bin hoặc máy phát điện quay đạt vận tốc xác định. Các bộ tua
bin/máy phát sẽ sản sinh ra điện năng và hơi nước ở các mức áp suất thấp hơn. Điện năng
sẽ được cấp vào lưới điện nội bộ 110KV nối với trạm biến thế sau đó tải vào đường dây
22KV để cung cấp năng lượng cho các nhà máy. Điện năng dư thừa sẽ được tải lên mạng
lưới điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam qua đường biến thế 220KV. Các loại hơi với
áp suất thấp hơn sẽ được truyền đến các nhà máy trong khu vực để phục vụ sản xuất.
Các máy phát điện được điều khiển tự động bằng hệ thống kiểm soát kỹ thuật số
do hệ thống máy tính hiện đại điều khiển.
2.4.4. Thiết bị
Các thông số chính
Cấu hình nhà máy 3 – 3 - 1
Tổng công suất lắp đặt 1090 MW
Sản lượng thiết kế 8 tỷ KWh/năm
Chi tiết số lượng, chủng loại máy, công suất
Tuabin khí (Gas turbine)
Tua bin hơi (Steam turbine)
Lò thu hồi nhiệt (Heat recovery steam generator)
3 GT – M701F – 240 MW
1 ST – TC2F40 – 390 MW
3 HRSG
Nhiên liệu
Báo cáo DTM nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ I - nhóm 6- 10CMT
Chính
Dự phòng
Khí nam Côn Sơn
Dầu DO
Nước làm mát
Nguồn
Lưu lượng
Sông Thị vải
83.600 m
3
/h
Bảng . Các thiết bị chính dùng trong nhà máy điện PM 1
Tuabin khí (gas turbine - gt)
3 GTs loại M701F do Hãng MHI Takasago thiết kế, chế tạo và lắp đặt. Là loại đơn
trục (Single-shaft), có công suất 240MW/ tổ máy, điện áp đầu ra MBT là 220kV, khởi
động bằng Starting Motor. Với máy nén (Compressor) là loại hướng trục gồm 17 tầng
cánh, buồng đốt (Combustor) với 20 bộ vòi đốt bố trí hình vành khuyên và tuabin loại
phản lực với 4 tầng cánh. Riêng máy phát điện do Hãng MHI Melco thiết kế và chế tạo,
là loại làm mát bằng khí Hydro. Ngoài ra, GTs còn có các hệ thống và thiết bị khác
như:
- Hệ thống lọc gió
- Hệ thống khói thoát
- Hệ thống nhớt bôi trơn, điều khiển, chèn trục
- Hệ thống khởi động
- Hệ thống nước làm mát
- Hệ thống nhiên liệu gas, nhiên liệu dầu
- Hệ thống điều khiển và bảo vệ GTs
- Hệ thống chữa cháy …
Các tổ máy TBK sử dụng nhiên liệu chính là khí Nam Côn Sơn, cung cấp bởi
Công ty khí VN (PV Gas) và nhiên liệu dự phòng là dầu DO được chứa trong 03 bồn với
dung tích 10.000m
3
/1 bồn. Nhiên liệu được tính toán và điều chỉnh tự động với lưu lượng
phù hợp với mức tải huy động trước khi đưa vào buồng đốt để trộn với gió sau máy nén ở
một tỷ lệ nhất định, nhằm tạo ra hỗn hợp cháy tối ưu bên trong tuabin. Nhiệt năng sinh ra
Báo cáo DTM nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ I - nhóm 6- 10CMT
từ quá trình đốt tác dụng lên các tầng cánh tuabin thiết kế ở dạng phản lực sinh công làm
quay tuabin đồng trục với máy phát, sinh ra điện năng. Nhiệt lượng thải ra từ tuabin khí
được đưa trực tiếp sang Lò thông qua hệ thống Byapss để tiếp tục sử dụng cho chu trình
hơi nước.
Lò thu hồi nhiệt (heat recovery steam generator - hrsg)
3 HRSGs của hãng MHI Nagasaki, là loại nằm ngang (Vertical) tuần hoàn cưỡng
bức (Forced Circulation Type), có ba cấp áp suất gồm cao áp (High Pressure_HP), trung
áp (Intermediate Pressure_IP), hạ áp (Low Pressure_LP) và hệ thống gia nhiệt
(ReHeater). Với chức năng tận dụng nguồn khí thải từ TBK để gia nhiệt nước khử
khoáng thành hơi siêu nhiệt với lưu lượng, áp suất, nhiệt độ thích hợp đưa vào sinh công
tại TBH.
Lò thu hồi nhiệt gồm các hệ thống, thiết bị như:
- Bình khử khí; bao hơi cao, trung và hạ áp
- Hệ thống nước cấp cao, trung, hạ áp
- Hệ thống đường ống hơi cao, trung, hạ áp
- Hệ thống gia nhiệt Preheater
- Hệ thống bơm tuần hoàn cao, trung, hạ áp
- Hệ thống điều khiển và bảo vệ Lò
Khí thải ra từ tổ máy tuabin khí được đưa trực tiếp sang lò (khi vận hành chu trình
hỗn hợp) hoặc thải ra môi trường (khi vận hành chu trình đơn), dòng khí nóng lần lượt đi
qua các bộ Superheater, Evaporator, Cconomizer và Preheater (chỉ có ở LP) trước khi thải
ra môi trường bên ngoài thông qua ống khói lò. Nước khử khoáng với độ tinh khiết cao
(Silica <0.02, Conductivity <0.5ms/cm) được các bơm nước cấp (Feed Water Pump) bơm
cấp vào các bộ gia nhiệt trong lò, các bộ này nhận nhiệt năng từ dòng khí nóng thoát ra từ
GTs để chuyển hóa thành hơi siêu nhiệt cao, trung và hạ áp đưa sang Tuabin hơi.
Tuabin hơi (steam turbine - st)
1 ST loại TC2F40 do hãng MHI Nagasaki thiết kế, chế tạo và lắp đặt, là loại tái
sấy ngưng hơi đơn (Single Reheat Condensing), hai xylanh hàng dọc (Tandem Two
Báo cáo DTM nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ I - nhóm 6- 10CMT
Cylinders) và thoát hơi theo hai hướng (Double Flow Exhaust). Tuabin hơi cũng có ba
cấp hơi là cao áp, trung áp và hạ áp. Hơi thoát từ tuabin cao áp được tuần hoàn trở lại lò
để tái sấy và nhập cùng hơi trung áp đưa trở lại tuabin trung áp. Hơi thoát từ tuabin hạ áp
được xả trực tiếp về bình ngưng để ngưng tụ lại thành nước và được bơm tuần hoàn trở
lại lò thu hồi nhiệt.
Tuabin cao áp và trung áp là loại tích hợp trong một khối đồng trục, tuabin hạ áp thiết kế
đối áp. Thiết kế này giúp nhiệt được phân bố đều trên tuabin khi máy khởi động và thay
đổi tải. Các thiết bị chính của tổ máy bao gồm:
- Tuabin cao/ trung và hạ áp
- Bình ngưng
- Hệ thống nhớt bôi trơn, điều khiển
- Hệ thống hơi chèn, hơi phụ
- Hệ thống cung cấp nước bổ sung, nước làm mát
- Hệ thống điều khiển và bảo vệ ST
- Hệ thống chữa cháy …
Máy phát điện (generator)
Điện năng được biến đổi từ cơ năng sinh ra trong quá trình tổ máy tuabin khí và
tuabin hơi hoạt động. Máy phát điện tuabin khí và tuabin hơi là loại đơn trục nằm ngang,
kết nối đồng trục với rotor tuabin do hãng MHI Melco thiết kế, chế tạo và lắp đặt. Chi tiết
đặc tính kỹ thuật của máy phát điện được trình bày như bảng dưới đây:
Thông số kỹ thuật máy phát điện
Thông số Tổ máy tuabin khí Tổ máy tuabin hơi
Số lượng 03 máy/03 tổ máy GT 01 máy/01 tổ máy St
Công suất định mức 292 MVA (ở t = 32
0
C) 466 MVA (ở t = 32
0
C)
Số pha 3 3
Hệ số công suất 0,85 0,85
Điện áp định mức 15 kv ± 5% 23 kw ± 5%
Dòng điện định mức 11818 A 11698 A
Tốc độ 3000 rpm 3000 rpm
Frequency 50 Hz 50 Hz
Công nghệ làm mát rotor/stator Khí hydro Khí hydro
Báo cáo DTM nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ I - nhóm 6- 10CMT
Toàn bộ 04 tổ máy được kết nối trực tiếp đến lưới 220kV thông qua máy biến thế
chính, điện áp đầu ra máy biến thế được điều chỉnh tự động giữ ổn định mở mức yêu cầu
của Điều độ Hệ thống điện Quốc Gia (A0). Một phần điện năng tạo ra từ các máy phát
được cấp trở lại cho hệ thống điện tự dùng của chính tổ máy và điện tự dùng chung của
toàn nhà máy với nhiều cấp điện áp khác nhau.
Ngoài ra, Phú Mỹ 1 được trang bị ba máy phát diesel dự phòng dùng để cung cấp
điện trong trường hợp khẩn cấp như mất điện toàn nhà máy. Khi đó, các Diesel sẽ tự
động khởi động và cấp điện xuống máy an toàn (Safety Shutdown), khởi động đen (Black
Start) nhằm đảm tính khả dụng cao nhất cho nhà máy trong mọi trường hợp.
Hệ thống điều khiển (control & instrumentation systems)
Hệ thống điều khiển chính của Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 1 là loại DIASYS-UP
do hãng MHI thiết kế, chế tạo và lắp đặt, là hệ thống vi xử lý DCS (Distributed Control
System), có nhiệm vụ giám sát và điều khiển các tổ máy tuabin khí, các lò thu hồi nhiệt,
các tuabin hơi và các hệ thống thiết bị phụ liên quan thực thi tiến trình khởi động, tăng
giảm tải, điều khiển start/ stop và điều khiển dừng máy.
Hệ thống bao gồm các chức năng chính như điều khiển, giám sát, xuất nhập dữ
liệu, bảo vệ và khóa liên động.
Hệ thống DIASYS-UP bao gồm các hệ thống, thiết bị như:
- Trạm vận hành OPS (Operator Station)
- Hệ thống tiếp nhận dữ liệu DAS (Data Acquisition System)
- Hệ thống điều khiển Tuabin hơi STC (Steam Turbine Control System)
- Hệ thống điều khiển Tuabin khí GTC (Gas Turbine Control System)
- Hệ thống điều khiển thiết bị phụ chung (Gas Turbine Common Control System)
- Hệ thống điều khiển nhà máy PCS (Plant Control System)
- Hệ thống điều khiển Lò thu hồi nhiệt HRSGC (HRSG Control System)
- Hệ thống điều khiển phối hợp khối BCC (Block Co-ordination Control System)
- Hệ thống điều khiển thiết bị điện nhà máy (Station Electrical Control System)
- Hệ thống kiểm soát sân trạm (Switchyard Control System)
- Hệ thống kiểm soát phân phối điện EDCS (Electrical Distribution Control System)
Báo cáo DTM nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ I - nhóm 6- 10CMT
- Hệ thống kiểm soát các hệ thống phụ chung (Common Services Control System)
Đối với các hệ thống hoạt động độc lập như hệ thống sản xuất nước Demin, hệ
thống xử lý khí Clo , hệ thống sản xuất khí Hydro … sử dụng các bộ điều khiển phụ hoạt
động độc lập là PLC (Programmable Logic Controller) và có thêm chức năng truyền tải
và tiếp nhận thông tin và với hệ thống DCS chính. Các hệ thống PLC này được bố trí tại
các phòng kiểm soát tại chỗ gần thiết bị.
2.5. Tổng mức đầu tư dự án
Tổng giá trị thực hiện dự án là hơn 550 triệu USD.
2.6. Tiến độ thực hiện dự án
- Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 1 được khởi công vào ngày 15 tháng 5 năm 1999.
- Năm 2001, tổ máy tuabin khí đầu tiên hoạt động.
- Tiếp theo vào các ngày 25/10 và 28/11/2001 lần lượt các tổ máy GT13 và
GT11 được bàn giao chính thức cho A0 khai thác.
2.7. Hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án
- Đáp ứng kịp thời tình trạng thiếu hụt nguồn của Hệ thống điện Quốc gia.
- Phú Mỹ 1 là Nhà máy nhiệt điện chu trình hỗn hợp lớn nhất tại Việt Nam, áp
dụng công nghệ tiến tiến nhất của Nhật Bản bằng việc kết hợp sử dụng khí tự
nhiên, dầu tinh, đảm bảo hiệu quả cao trong hoạt động và bảo vệ môi trường.
Sau khi hoàn tất công tác vận hành thử nghiệm, việc đưa Phú Mỹ 1 vào hoạt
động đã đáp ứng kịp thời nhu cầu thiếu điện ở phía nam.
- Nhà máy điện CTHH Phú Mỹ 1 luôn vận hành với độ tin cậy cao, hiệu suất
tinh đạt vào khoảng 55.9%, góp phần không nhỏ vào tính an toàn của lưới
điện. Về sản lượng, tính đến ngày 31 tháng 10 năm 2012, Nhà máy điện Phú
Mỹ 1 đã phát được 40,123 tỷ kWh, chiếm 47,08% so với tổng sản lượng của
toàn Công ty. Với những thành quả đã đạt được, Chu trình hỗn hợp Phú Mỹ 1
được đánh giá là một trong những dự án sử dụng nguồn vốn ODA hiệu quả
nhất, đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế của đất nước.
Báo cáo DTM nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ I - nhóm 6- 10CMT
Báo cáo DTM nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ I - nhóm 6- 10CMT
Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
3.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường
3.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất
3.1.1.1. Địa hình
Khu đất dự án nằm trong KCN Phú mỹ có cấu trúc đồi dốc từ độ cao 8m thấp dần ra
phía bờ sông Thị Vải với độ cao 2m.
3.1.1.2. Địa chất công trình
Khu đất dự án có cấu tạo chủ yếu là sỏi đá. Địa chất công trình ổn định, có khả năng
chịu tải cao với cường độ bình quân là 2 kg/cm
2
, thuận lợi cho xây dựng. Cấu trúc địa
tầng tại khu vực dự án có các đặc điểm sau đây:
- Từ 0 - 3m là lớp đất có thành phần cơ bản là đất sét pha cát màu xám;
- Từ 3 - 6m là lớp đất có đá cuội, khả năng chịu tải tốt, thuận lợi cho xây dựng;
- Dưới 45m là đá nền;
3.1.2. Điều kiện về khí tượng - thuỷ văn
3.1.2.1. Đặc điểm khí hậu, thời tiết
- Nhiệt độ không khí
• Nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 27
0
C;
• Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng IV: 38
0
C;
• Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng I: 22
0
C;
• Nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 38
0
C và tối thấp tuyệt đối là 17
0
C;
• Biên độ nhiệt trong mùa mưa đạt 5,5 - 8
0
C, trong mùa khô là 5 - 12
0
C.
- Độ ẩm tương đối
• Độ ẩm không khí trung bình hàng năm: 76,6%;
• Các tháng mùa mưa có độ ẩm tương đối cao: 82 - 83%;
• Các tháng mùa khô có độ ẩm tương đối thấp: 70 - 72%;
• Độ ẩm cực đại tuyệt đối là 83% và cực tiểu tuyệt đối là 65,2%.
- Số giờ nắng trong năm
• Tổng giờ nắng trong năm 2.350 - 2.600 giờ, trung bình 220 giờ nắng/tháng;
• Các tháng mùa khô có tổng giờ nắng khá cao, chiếm trên 60% giờ
nắng/năm;
• Tháng III có số giờ nắng cao nhất, khoảng 300 giờ;
• Tháng VIII có số giờ nắng thấp nhất, khoảng 140 giờ
- Lượng mưa
Báo cáo DTM nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ I - nhóm 6- 10CMT
• Lượng mưa trung bình khoảng 1.800 mm/năm;
• Lượng mưa nhỏ nhất là 1.661mm và lượng mưa cao nhất là 2.238mm;
• Mưa phân bố không đều tạo nên 2 mùa mưa và khô;
• Mùa mưa từ tháng V đến tháng X chiếm trên 90% lượng mưa hàng năm;
• Mùa khô từ tháng XI đến tháng IV năm sau.
- Tốc độ gió
• Mỗi năm có 2 mùa gió đi theo 2 mùa mưa và mùa khô. Về mùa mưa từ tháng V
đến tháng X, gió thịnh hành theo hướng Tây Nam. Về mùa khô từ tháng XI đến
tháng IV năm sau, gió thịnh hành theo hướng Đông Nam.
• Tốc độ gió trung bình tại khu vực đạt 1,4 - 1,7 m/s, lớn nhất là 10 - 15 m/s. Khu
vực ít chịu ảnh hưởng của gió bão, song có thể xảy ra dông giật và lũ quét.
3.1.2.2. Điều kiện thuỷ văn
Sông Thị Vải
Sông Thị Vải có chiều dài 76km, bắt nguồn từ huyện Long Thành (Đồng Nai)
chảy qua huyện Tân Thành (Bà Rịa - Vũng Tàu) và đổ ra Biển Đông tại Vịnh Gành Rái.
Tại hạ lưu sông có một số nhánh nối với hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai. Mặc dù,
diện tích lưu vực sông hẹp (khoảng 77km
2
), chiều dài sông nhỏ, nhưng do gần biển có
biên độ thuỷ triều lớn, vịnh sâu, nên sông có chiều rộng lớn và sâu. Chiều rộng trung bình
400 - 650m, độ sâu trung bình 22m, nơi sâu nhất 60m.
Lưu lượng sông cực đại pha triều rút là 3.400m
3
/s, lưu lượng sông cực đại pha
triều lên là 2.300m
3
/s. Lưu lượng sông mùa mưa là 350 - 400m
3
/s, lưu lượng sông mùa
khô là 200m
3
/s, thấp nhất 40 - 50m
3
/s. Tốc độ dòng chảy lớn nhất có thể đạt tới 1,5m/s.
Lưu lượng dòng chảy trung bình của sông là 243m
3
/s.
Chế độ thuỷ triều: Triều lên lúc 4 - 9 giờ sáng và 16 - 23 giờ đêm, triều xuống lúc
9 - 16 giờ và 23 - 4 giờ sáng hôm sau. Sông Thị Vải chịu tác động lớn của thuỷ triều từ
biển và và đang có dấu hiệu bị ô nhiễm nặng do các nguồn nước thải khác nhau. Vị trí dự
án nằm ở độ cao trung bình > 22m so với mực nước sông Thị Vải, nên không chịu ảnh
hưởng của hiện tượng ngập lụt do thuỷ triều.
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội
3.2.1. Điều kiện kinh tế
Báo cáo DTM nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ I - nhóm 6- 10CMT
Tại huyện này tập trung các khu công nghiệp nặng và năng lượng lớn, đặc biệt là
tại thị trấn Phú Mỹ (huyện lỵ). Khu công nghiệp khí-điện-đạm Phú Mỹ có tổng mức đầu
tư hơn 6 tỷ USD với các nhà máy điện có tổng công suất lên đến 3900 MW, chiếm gần
40% tổng công suất điện năng của cả nước, nhà máy đạm Phú Mỹ có công suất 800.000
tấn phân đạm urê và 20.000 tấn amoniac/năm. Ngoài ra, còn nhiều dự án nhà máy thép,
nhà máy tổng hợp PVC khác tập trung tại đây. Cảng Sài Gòn và xưởng Ba Son đã chuyển
cơ sở về đặt tại đây, bên sông Thị Vải.
3.2.2. Đặc điểm xã hội
Dân số tính đến năm 2003 có 92.923 người, mật độ trên 268 người/km
2
.
3.2.2.1.Văn hoá
Đài truyền thanh xã thường xuyên tổ chức tuyên truyền về các chính sách của
Đảng và Nhà nước với số lượng phát là 540 buổi và 855 giờ. Vận động được
2.762hộ/2.762 hộ đăng ký thực hiện gia đình văn hóa (GĐVH) và 5 ấp đăng ký xây dựng
ấp văn hoá.
3.2.2.2.Giáo dục
Thực hiện tốt các chương trình cải cách giáo dục, duy trì 100% số học sinh đi học.
Tỷ lệ học sinh bậc tiểu học lên lớp đạt 98,2%,… thường xuyên giáo dục học sinh sinh
hoạt dưới cờ hàng tuần, Luật Giao thông, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm (ATTP),
phòng chống cháy nổ.
3.2.2.3.Y tế
Xã đã đảm bảo đủ cơ số thuốc khám chữa bệnh cho nhân dân, tình hình thực hiện
công tác khám chữa bệnh cho nhân dân như sau:
- Tổng số lần khám chữa bệnh là 9.137/7431 lần, đạt 122%;
- Khám bằng y học cổ truyền là 1.731/1.857 lần, đạt 93,2%;
- Trẻ em dưới 1 tuổi tiêm đủ 6 loại vắc xin là 358/224 cháu, đạt 159,3%;
- Trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi uống Vitamin A là 792/654 cháu, đạt 121%.
3.2.2.4.Hoạt động từ thiện xã hội
Tổ chức thực hiện vận động cứu trợ, chăm lo đời sống các hộ nghèo, các đối tượng
Báo cáo DTM nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ I - nhóm 6- 10CMT
tàn tật, già cả, neo đơn. Vận động các mạnh thường quân tại địa phương và ngoài địa
phương tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng gặp khó khăn của xã. Tổng
giá trị vận động là 106,1 triệu đồng đạt 151,59% chỉ tiêu năm.
Như vậy, kết quả điều tra về hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội tại thị trấn Phú
Mỹ cho thấy rằng, xã cơ bản là thuần nông, đang tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo
hướng phát triển công nghiệp, có kết quả phát triển kinh tế - xã hội khá, đời sống nhân
dân đang từng bước được cải thiện đáng kể. Việc xây dựng nhà máy tại địa bàn xã sẽ góp
phần giải quyết lao động và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế công nghiệp và dịch vụ
tại xã này.
Chương 4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN NHÀ MÁY
NHIỆT ĐIỆN PHÚ MỸ 1
4.1. Phân tích các nguồn tác động
4.1.1. Trong thời gian xây dựng
Các hoạt động và nguồn chất thải trong giai đoạn xây dựng được trình bày trong
bảng 4.1:
Bảng 4.1: Các hoạt động và nguồn chất thải trong giai đoạn xây dựng.
STT Hoạt động Nguồn tác động Loại tác động
1 Giải tỏa Bụi, khí thải từ xe ủi
Nước mưa chảy tràn cuốn đất cát, rác,
dầu mỡ rơi vãi xuống nguồn nước
Tức thời
Không đáng kể
Báo cáo DTM nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ I - nhóm 6- 10CMT
2 San lấp Bụi, khí thải từ việc san lấp
Nước mưa chảy tràn cuốn đất cát, rác,
dầu mỡ rơi vãi xuống nguồn nước
Tức thời
Không đáng kể
3 Đào móng Bụi, khí thải từ máy đào đất
Nước mưa chảy tràn cuốn đất cát, rác,
dầu mỡ rơi vãi xuống nguồn nước
Tức thời
Không đáng kể
4 Xây dựng
nhà máy
Bụi khí thải từ xe tải vận chuyển vật liệu
xây dựng, cát, đá, sắt thép, thiết bị máy
móc, nồi hơi
Bụi, khí thải từ các máy móc phục vụ thi
công xây dựng: búa máy, cần cẩu
Bụi, khí thải từ các quá trình thi công có
gia nhiệt: cắt, hàn, đốt nóng chảy
Chất thải rắn xây dựng (Xà bần, cốp pha,
bao bì …)
Tức thời
Không đáng kể
5 Hoạt động
lưu trữ
nguyên,
nhiên liệu
Bụi, khí thải từ các xe tải vận chuyển
nhiên, nguyên vật liệu như: vật liệu xây
dựng, cát, đá, sơn, xăng dầu.
Hơi xăng dầu, dung môi hữu cơ từ các
kho chứa xăng dầu, sơn
Bụi phát sinh từ các bãi tập kết nguyên
vật liệu
Chất thải rắn và chất thải nguy hại (bao
bì, rẻ lau dính dầu, sơn …)
Tức thời
Tiềm tàng
6 Hoạt đông
lưu trú của
công nhân
Bụi, khí thải do đun nấu, sinh hoạt của
công nhân tại công trường
Nước thải sinh hoạt của công nhân
Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân
Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong quá trình xây dựng và lắp đặt
thiết bị được đưa ra trong bảng 4.2
Bảng 4.2: Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải.
STT Hoạt động Nguồn tác động Loại tác động
Giải tỏa,
san lấp,
đào móng
Xói mòn, bồi lắng sông
Phá hủy cấu trúc đất
Tiếng ồn
Tác động xã hội do giải phóng mặt bằng, đền
bù
Tức thời
Không đáng kể
Báo cáo DTM nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ I - nhóm 6- 10CMT
Xây dựng
nhà máy
Tiếng ồn
Sự tập trung lượng lớn công nhân xây dựng
gây ra xáo trộn đời sống xã hội tại địa phương
Tức thời
Không đáng kể
Hoạt động
lưu trữ
nguyên,
nhiên liệu
Tiếng ồn Tức thời
Không đáng kể
Hoạt đông
lưu trú của
công nhân
Sự tập trung lượng lớn công nhân xây dựng
gây ra xáo trộn đời sống xã hội tại địa phương
Tức thời
Không đáng kể
4.1.2. Các nguồn chất thải trong giai đoạn vận hành.
Khi nhà máy nhiệt điện được đưa vào vận hành, các nguồn gây tác động đến môi
trường được trình bày trong bảng 4.3.
Bảng 4.3: Các hoạt động và nguồn gây tác động liên quan đến chất thải trong giai
đoạn vận hành.
STT Hoạt động Nguồn tác động Loại tác động
1 Vận chuyển
nguyên,
nhiên, vật
liệu vào, ra
nhà máy
Khí thải từ các xe tải vận chuyển nguyên
vật liệu, sản phẩm
Lâu dài
Tích lũy
Không đáng kể
2 Quá trình đốt
than, dầu và
nhiên liệu
khác để cung
cấp nhiệt cho
nồi hơi
Khí thải lò đốt nhiên liệu
Tro khô sinh ra trong quá trình đốt than
Bitum, dầu và các nhiên liệu khác
Trực tiếp
Đáng kể
Tích lũy
Lâu dài
3 Quá trình
xếp dỡ
nguyên vật
liệu từ nơi
sản xuất tới
nhà máy
Bụi, khí thải giao thông từ quá trình xếp
dở, quá trình vận chuyển
Lâu dài
Tích lũy
Không đáng kể
4 Quá trình
bốc dỡ xỉ
than, bốc dỡ
bùn thải từ
hệ thống xử
lý khí thải
Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình xếp dỡ
và vận chuyển xỉ than, bùn thải
Tức thời
Định kỳ
Tích lũy
Không đáng kể
Báo cáo DTM nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ I - nhóm 6- 10CMT
5 Hoạt động
của các tua
bin
Khí thải từ tua bin, mô tơ
Dầu máy rò rỉ từ thiết bị
Tức thời
Không đáng kể
Tích lũy
6 Quá trình
phân hủy
chất thải
Mùi hôi từ các hố ga, khu vệ sinh, khu
chứa chất thải rắn
Tích lũy
Tiềm tàng
Không đáng kể
7 Hoạt động
làm mát và
tuần hoàn
nước
Nước thải từ hệ thống làm mát, dây
chuyền ngưng tụ hơi nước
Đáng kể
Lâu dài
Trực tiếp
8 Hoạt động vệ
sinh nhà máy
nhiệt điện
Nước thải từ đáy bồn chứa dầu
Nước thải từ hoạt động vệ sinh nồi hơi,
thiết bị
Nước thải từ hệ thống tái sinh nhựa làm
mềm nước cấp cho nồi hơi
Nước thải từ quá trình xử lý khí thải
Định kỳ
Tích lũy
Gián tiếp
9 Sinh hoạt
của công
nhân
Nước thải từ hoạt động sinh hoạt của cán
bộ, công nhân
Chất thải rắn: bao bì, túi ni lông, giấy
cac-tông
Tích lũy
Lâu dài
10 Nước mưa
chảy tràn
trên khu vực
nhà máy
Nước mưa chảy tràn trên toàn bộ bề mặt
dự án
Không đáng kể
Tích lũy
Định kỳ
Tức thời
11 Lọc bụi tĩnh
điện
Tro sinh ra từ hệ thống lọc bụi tĩnh điện Định kỳ
Tích lũy
Lâu dài
Xử lý nước
thải phát sinh
từ nhà máy
Bùn thải từ nhà máy xử lý nước thải Tích lũy
Lâu dài
Đáng kể
4.2. Phân tích đối tượng bị tác động
4.2.1. Tác động đến môi trường nước
Báo cáo DTM nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ I - nhóm 6- 10CMT
Giai đoạn thi công:
Nguồn gây ô nhiễm nước trong giai đoạn này chủ yếu là nước thải sinh hoạt của
công nhân và nước mưa chẩy tràn trên bề mặt công trường xây dựng.
Do tập trung nhiều công nhân xây dựng nên lượng nước thải sinh hoạt (bình quân
60 - 80 lít/người/ngày đêm) thường lớn, song cũng thay đổi theo thời gian và mùa trong
năm. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất cặn bã, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, các chất
dinh dưỡng và vi sinh vật.
Nước mưa chẩy tràn có lưu lượng phụ thuộc vào chế độ khí hậu khu vực và
thường có hàm lượng chất lơ lửng là bùn đất cao, ngoài ra còn có nhiều tạp chất khác.
Giai đoạn hoạt động của nhà máy
Nước thải sinh ra trong giai đoạn này của dự án chủ yếu là nước thải công nghiệp
và nước thải sinh hoạt.
Nước thải công nghiệp gồm nước làm nguội, nước từ các thiết bị lọc bụi, từ bãi
thải xỉ, từ các xưởng cơ khí, các khu vực sản xuất khác và nước thải từ việc làm vệ sinh
thiết bị máy móc.
Nước thải từ quá trình làm nguội thiết bị có lưu lượng lớn. Loại nước thải này ít bị
ô nhiễm và thường chỉ được làm nguội và cho chẩy thẳng ra nguồn nước mặt khu vực.
Tuy nhiên nước xả từ lò hơi lại có nhiệt độ, độ pH cao và có chứa một lượng nhỏ dầu mỡ,
cặn lò không hoà tan, chất vô cơ. Do vậy cần phải tách ra khỏi loại nước làm nguội khác
để xử lý.
Nước thải từ các thiết bị lọc bụi và bãi thải xỉ có lưu lượng và hàm lượng cặn lơ
lửng (bụi than) rất lớn.
Nước thải từ các khu vực sản xuất, xưởng cơ khí có mức độ nhiễm dầu thay đổi
tuỳ thuộc vào mức độ và khả năng vận hành, quản lý. Lượng nước này thường không lớn
và không thường xuyên.
Báo cáo DTM nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ I - nhóm 6- 10CMT
Nước thải từ quá trình rửa thiết bị thường có chứa dầu, mỡ, cặn và trong trường
hợp rửa lò hơi có thể chứa cả axit, kiềm. Do vậy nhìn chung nước thải từ công đoạn này
có giá trị pH rất khác nhau (axit hoặc kiềm) và chứa các chất rắn lơ lửng, một số ion kim
loại với tổng lượng lên tới vài trăm m
3
/ngày.
Ðặc điểm, tính chất nêu trên của nước thải Nhà máy Nhiệt điện sẽ làm ô nhiễm
nước mặt ở những ao, hồ, sông cũng như nước ngầm trong khu vực. Do vậy trên cơ sở
lấy mẫu phân tích hoặc thực hiện theo phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) phần nội dung này cần thiết phải làm rõ, xác định và tính được:
- Tổng lượng nước thải sinh hoạt, sản xuất (các loại) sinh ra trong ngày, tháng,
năm.
- Thành phần, nồng độ chất ô nhiễm, tải lượng ô nhiễm trong nước thải.
- Vị trí và khả năng tiếp nhận nước thải của các điểm nước mặt trong khu vực.
- Ðánh giá khả năng lan truyền và mức độ gây ô nhiễm môi trường nước (nhiệt
độ cao, chất ô nhiễm) có thể xẩy ra.
4.2.2. Tác động đến môi trường không khí
Giai đoạn thi công
Trong giai đoạn thi công công trình, chất gây ô nhiễm không khí chủ yếu là bụi
sinh ra từ quá trình san ủi đất, bốc dỡ vật liệu xây dựng và khói hàn có chứa bụi, CO,
SOx, NOx, hydrocacrbon, khí thải của các phương tiện vận chuyển. Tác động lên môi
trường không khí ở giai đoạn này có mức độ không lớn và chỉ mang tính tạm thời, nhưng
cũng cần phải đánh giá để có biện pháp giảm thiểu thích hợp.
Tiếng ồn phát sinh ở giai đoạn này chủ yếu là từ các máy móc san ủi và các
phương tiện vận chuyển.
Giai đoạn vận hành
Như đã nêu ở bảng 4.1, khí thải của Nhà máy Nhiệt điện chủ yếu từ khu vực lò hơi
có chứa nhiều chất ô nhiễm đặc biệt là khí SO
2
, CO, NO
x
và bụi. Lượng khí thải này là rất
Báo cáo DTM nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ I - nhóm 6- 10CMT
lớn lên tới hàng nghìn m
3
/phút. Ngoài ra còn có các khí độc khác (NO, THC, hơi Pb) hợp
chất hữu cơ do rò rỉ.
Tiếng ồn: đặc trưng của ngành nhiệt điện là sử dụng các máy móc, thiết bị có công
suất lớn nên thường phát sinh tiếng ồn có cường độ cao: như tuabin hơi nước, máy phát
điện, từ các van xả hơi nước, băng tải chuyền than, máy nghiền than xỉ
- Do vậy trong phần đánh giá về tác động của khí thải đến môi trường không
khí khu vực cần làm rõ các nội dung sau:
• Các nguồn thải khí, lưu lượng khí thải của từng nguồn thải,
• Thành phần, nồng độ chất ô nhiễm, tải lượng ô nhiễm trong khí thải.
• Nguồn phát sinh tiếng ồn và cường độ tiếng ồn của nhà máy.
• Tính toán mức độ lan truyền ảnh hưởng môi trường không khí khu vực theo
thời gian và không gian trên cơ sở sử dụng các mô hình lan truyền khí
(Sutton, Gausse, Screen 3, IGM ).
4.2.3. Tác động đến môi trường đất
Việc xây dựng Nhà máy Nhiệt điện sẽ tác động tới môi trường đất trong khu vực.
Ðất bị tác động chính do công việc đào lắp và bị xói mòn. Việc đào đắp ảnh hưởng trực
tiếp đến sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp, cảnh quan môi trường. Xói mòn sẽ tạo ra
độ lắng sông ngòi, cống rãnh thoát nước và có thể gây úng ngập, giảm chất lượng nước
mặt, ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới nước. Ngoài ra do ảnh hưởng của khí thải, nước
thải của nhà máy cũng gây nên ô nhiễm đất và cây trồng.
Vì vậy, cần phải đánh giá chính xác mức độ tác động của việc đào đất, đắp đất và
xói mòn đối với tài nguyên và hệ sinh thái nhất là trong giai đoạn thi công của Dự án.
Cần đề xuất các giải pháp phòng ngừa và kiểm soát các tác động xấu này.
4.2.4. Chất thải rắn
Giai đoạn xây dựng