Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG VIỆC LẮP ĐẶT BIOGAS CỦA CÁC NÔNG HỘ TẠI TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG VIỆC
LẮP ĐẶT BIOGAS CỦA CÁC NÔNG HỘ
TẠI TỈNH ĐỒNG NAI

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh giá hiệu quả kinh
tế và môi trường trong việc lắp đặt biogas của các nông hộ tại tỉnh Đồng Nai” do Nguyễn
Thị Thu Hương, sinh viên khóa 2005 – 2009, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường,
đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _____________________________.

Nguyễn Ngọc Thùy
Người hướng dẫn,

____________________________
Ngày
tháng
năm


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

____________________________
Ngày
tháng
năm

____________________________
Ngày
tháng
năm


LỜI CẢM TẠ
Để được hoàn thành đề tài tốt nghiệp này không chỉ là sự nổ lực cố gắng của
bản thân mà còn là công sức của những người đã dạy dỗ, nuôi nấng, động viên và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Những người đã cho tôi những hành trang quý giá
bước vào cuộc sống. Để có được kết quả như ngày hôm nay tôi xin:
Lời đầu tiên con xin gởi đến ba mẹ với sự biết ơn sâu sắc đã sinh thành, dưỡng
dục, không ngại vất vả, hy sinh trong suốt thời gian qua để con được bước tiếp con
đường mà mình đã chọn. Xin cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình đã luôn
động viên và ủng hộ cho tôi.
Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường ĐH. Nông Lâm TP.HCM, Ban Chủ Nhiệm
Khoa Kinh Tế, các Thầy Cô giảng dạy, cùng các bạn lớp Kinh Tế Tài Nguyên Môi
Trường khóa 31, đặc biệt các bạn trong nhóm đã gắn bó với giúp đỡ tôi trong suốt 4
năm học vừa qua.
Xin cảm ơn thầy Nguyễn Ngọc Thùy đã hướng dẫn tôi tận tình trong suốt thời
gian tôi hoàn thành khóa luận văn tốt nghiệp.

Cảm ơn các anh chị, cô chú thuộc Sở Nông Nghiệp& Phát Triển Nông Thôn
tỉnh Đồng Nai, Trung Tâm Nước Sinh Hoạt và Vệ Sinh Môi Trường Nông Thôn tỉnh
Đồng Nai, Chú Ái (Sở NN&PTNT) đã nhiệt tình cung cấp số liệu và hướng dẫn tận
tình cho tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của các hộ gia đình trên địa bàn huyện phường Trảng Dài
thuộc thành phố Biên Hòa và huyện Trảng Bom.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 06 năm 2009
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Hương


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG. Tháng 06 năm 2009. “Đánh Giá Hiệu Quả
Kinh Tế và Môi Trường trong Việc Lắp Đặt Biogas của Các Nông Hộ tại tỉnh Đồng
Nai”
NGUYEN THI THU HƯƠNG. June 2009. “Evaluating Economic and
Evironmental Efficiency of Fixing Biogas of Household at Dong Nai Province”
Khóa luận nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường trong việc lắp đặt
biogas của các nông hộ tại tỉnh Đồng Nai trên dựa trên cơ sở phân tích số liệu chi phí
xây dựng, sửa chữa/ bảo dưỡng hầm/túi, chi phí sửa chữa các thiết bị sau khi sử dụng
biogas cùng với những lợi ích sau khi sử dụng biogas như: tiết kiệm chất đốt, tiết kiệm
thời gian đi kiếm củi, tiền chi cho phân bón, cho điện, cho dầu diezel, cũng như lợi ích
về môi trường như giảm được mùi hôi thối, không có nơi cho ruồi nhặng phát triển,
ruồi nhặng rất ít. Khóa luận đã xác định tổng chi phí là 3.586 triệu/ năm, lợi ích thu
được khi xây mô hình biogas là 97.1919 triệu/ năm, trong đó lợi ích thực sự mà người
dân có được 93,6059 triệu/ năm.


MỤC LỤC

Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

x

Danh mục phụ lục

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung


2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Các giả thiết của vấn đề nghiên cứu

2

1.4. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

2

1.4.1. Phạm vi thời gian

2

1.4.2. Phạm vi không gian

3

1.4.3. Về nội dung

3

1.5. Cấu trúc của khóa luận

3


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

5

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

5

2.2. Tổng quan về tỉnh Đồng Nai

8

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

8

2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

10

2.3. Đánh giá khái quát chung

13

2.3.1. Thuận lợi

13

2.3.2. Khó khăn


14

2.4. Tổng quan tình hình phát triển biogas tại Đồng Nai
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu

14
15
15

3.1.1. Một số khái niệm và cơ sở lý luận liên quan đến
biogas sinh học

15

3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển biogas

18

v


3.1.3. Một số loại hầm phổ biến ở Việt Nam

18

3.1.4. Khả năng gây ô nhiễm của chất thải chăn nuôi

22


3.1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh khí sinh học

25

3.1.6. Vị trí, vai trò của biogas đối với phát triển kinh tế và môi trường

27

3.2. Phương pháp nghiên cứu

30

3.2.1. Thu thập số liệu

30

3.2.2. Tổng hợp và xử lý số liệu

31

3.2.3. Nhận dạng các chi phí & lợi ích của việc lắp đặt và vận hành biogas

31

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

33

4.1. Kết quả nghiên cứu thông qua cuộc điều tra chọn mẫu


33

4.1.1. Quy mô và kích cỡ nhân khẩu của hộ

33

4.1.2. Nhóm tuổi và trình độ học vấn

34

4.1.3. Lao động và các ngành nghề chính

36

4.1.4. Thu nhập của người dân

37

4.2. Tình hình chăn nuôi heo của các hộ gia đình

38

4.3. Quá trình người dân xây dựng và sử dụng biogas

40

4.3.1. Nguyên nhân người dân lắp đặt hệ thống biogas

40


4.3.2. Thời gian ủ phân

41

4.3.3. Những nguyên nhân làm cho hầm/ túi ít gas trong
quá trình sử dụng

42

4.3.4. Mục đích sử dụng biogas

43

4.3.5. Hỗ trợ của tổ chức phi chính phủ

44

4.3.6. Xây biogas tác động đến môi trường

45

4.4. Chi phí xây hầm và chi phí bảo dưỡng, vận hành

46

4.4.1. Chi phí xây hầm/ túi

46


4.4.2. Chi phí vận hành, bảo dưởng hầm/ túi

46

4.5. Lợi ích khi xây dựng hệ thống biogas

49

4.5.1. Lợi ích về kinh tế

49

4.5.2. Lợi ích về môi trường

57

4.5.3.Giải phóng phụ nữ,trẻ em, nâng cao trình độ văn minh

57

4.5.4 .Các lợi ích khác

57

vi


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

58


5.1. Kết luận

58

5.2. Kiến nghị

59

5.2.1. Đối với các cơ quan chức năng

59

5.2.2. Đối với người dân sử dụng biogas

61

TÀI LIỆU THAM KHẢO

62

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐT & TTTH

Điều tra và tính toán tổng hợp


ĐVT

Đơn vị tính

TP

Thành phố

KSH

Khí sinh học

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TĐHV

Trình độ học vấn

CPVC

Chi phí trung bình

TCTB

Tiền công trung bình

NCĐ


Nắp cố định

NCĐĐN

Nắp cố định Đồng Nai

NCĐHC

Nắp cố định hình cầu

GS.TSKH

Giáo sư- Tiến sĩ khoa học

HĐND

Hội đồng nhân dân

ĐHNL

- TP.HCM

Đại học Nông Lâm – TP. Hồ Chí Minh

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1. Tình Hình Dân Số Lao Động của tỉnh Đồng Nai Năm 2007

11

Bảng 2.2. Số Lượng Heo Phân Theo Huyện/ Thị Xã/ Thành Phố

13

Bảng 3.1.Thành Phần Chủ Yếu của KSH

17

Bảng 3.2. Nồng Độ NH3 và H2S Cho Phép

24

Bảng 3.3. Nồng Độ Các Chất Gây Ức Chế Quá Trình Lên Men của Vi Khuẩn Kỵ Khí

27

Bảng 3.4. Thành Phần Hóa Học của Các Loại Phân Hữu Cơ

29

Bảng 4.1. Quy Mô Hộ và Kích Cỡ Nhân Khẩu của Hộ Qua Cuộc Điều Tra

34

Bảng 4.2. Sự Phân Bố Lao Động trong Các Nghành Nghề Qua Cuộc Điều Tra


37

Bảng 4.3. Thu Nhập Bình Quân/ Năm của Hộ Gia Đình

37

Bảng 4.4. Quy Mô Nuôi Heo

39

Bảng 4.5. Tỷ Lệ Phân Nước

40

Bảng 4.6. Mô Hình Biogas

41

Bảng 4.7. Thời Gian Ủ Phân Để Sinh Ra Gas

42

Bảng 4.8. Thời Gian Nấu Ăn Bằng Biogas Của 60 Hộ Gia Đình

44

Bảng 4.9. Tình Hình Vệ Sinh Sau Khi Xây Hầm/ Túi

45


Bảng 4.10. Chi Phí Xây Dựng và Bảo Dưỡng 1 Hầm/ Túi cho 1 Năm

47

Bảng 4.11. Chi Phí Sửa Chữa Các Thiết Bị Sau Khi Sử Dụng Biogas

48

Bảng 4.12. Chi Phí Của Các Hầm về Chất Đốt Trước Khi Có Biogas trong 1 Năm 50
Bảng 4.13. Chi Phí Của Các Hầm về Chất Đốt Sau Khi Có Biogas trong 1 Năm

51

Bảng 4.14. Lợi Ích Ròng của Các Hầm về Tiết Kiệm Chất Đốt Sau Khi Có Biogas
trong 1 Năm/ 1 Hộ

52

Bảng 4.15. Chi Phí về Thời Gian Kiếm Củi Trước Khi Có Biogas

52

Bảng 4.16. Chi Phí về Thời Gian Kiếm Củi Sau Khi Có Biogas

53

Bảng 4.17. Lợi Ích Ròng về Chi Phí Cơ Hội của Việc Kiếm Củi

54


Bảng 4.18. Số Tiền Mua Phân Trước Khi Có Biogas

55

Bảng 4.19. Tiền Mua Phân Sau Khi Có Biogas

55

Bảng 4.20. Tổng Lợi Ích Sau Khi Xây Hầm/ Túi Biogas
Bảng 4. 21. Lợi Ích Ròng của Từng Loại Hầm

56
56

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
9

Hình 2.1. Bản Đồ Tỉnh Đồng Nai
Hình 3.1. Sơ Đồ Hình Nắp Nổi

19

Hình 3.2. Sơ Đồ Loại Hầm Nắp Cố Định Hình Cầu

20


Hình 3.3 Sơ Đồ Loại Túi Chất Dẻo

21

Hình 3.4: Sơ Đồ Hầm Nắp Cố Định Đồng Nai

22

Hình 4.1. Biểu Đồ Cơ Cấu Nhóm Tuổi qua Cuộc Điều Tra

35

Hình 4.2. Biểu đồ cơ Cấu TĐHV Người Dân Huyện Trảng Bom và Phường
Trảng Dài qua Cuộc Điều Tra

36

Hình 4.3. Thu Nhập Bình Quân/Người/Tháng của Hộ

38

Hình 4.4. Biểu Đồ Hầm/Túi Bị Hư và Không Bị Hư

43

x


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn

Phụ lục 1: Họ Tên và Địa Chỉ Người Phỏng Vấn

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, giá dầu thô không ngừng gia tăng do sự mất cân đối
giữa cung và cầu. Bên cạnh đó, việc sử dụng năng lượng hóa thạch trong những thế kỷ
qua đã gây ra những vấn nạn đối với bầu khí quyển. Do sự gia tăng chất khí gây hiệu
ứng nhà kính, chủ yếu là CO2, làm quả đất nóng dần lên đã đặt nhân loại trước những
thách thức hết sức to lớn: mực nước biển dâng cao, sa mạc mở rộng, thiên tai hạn hán
bất thường…mà nguyên nhân chính của những thảm họa mà loài người phải gánh
chịu trong tương lai là do sự phá vỡ cân bằng vốn có của Carbon trong tự nhiên.
Trước thực tế đó, nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu trong lĩnh vực năng lượng
tìm ra nguyên liệu thay thế và biogas hiện nay đã được ứng dụng rộng rãi trên thế giới,
đặc biệt ở các nước đang phát triển có khí hậu nhiệt đới (Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil,
Nepal, Kenya, Thái Lan, Việt Nam...) thích hợp cho quá trình lên men kỵ khí các chất
thải hữu cơ để tạo khí sinh học.
Biogas là một nguồn năng lượng tái sinh. Nó được dùng để chỉ khí sinh học
được sản xuất từ sự phân hủy kỵ khí hay lên men của chất hữu cơ bao gồm chất thải
gia súc, rác thành phố, các chất thải phân rã sinh học khác trong điều kiện thiếu không
khí.
Không chỉ xử lý chất thải hữu cơ, làm sạch môi trường, phát triển Biogas còn
cung cấp bã thải là phân bón có giá trị cao cho nông nghiệp, tăng độ phì cho đất. Với
vai trò năng lượng, việc sản xuất khí mêtan sinh học có thể tự đáp ứng đủ nhu cầu chất
đốt, kể cả điện khí hóa ở các vùng nông thôn. Biogas cũng góp phần làm giảm nạn
phá rừng ở các nước đang phát triển, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Ở Việt Nam dân số ở nông thôn chiếm tới 80%, việc nghiên cứu phát triển công
nghệ Biogas là việc làm thiết thực góp phần cải thiện môi trường sống, thay đổi tập tục sinh


Ở Đồng Nai lại có khí hậu nhiệt đới rất phù hợp cho sự tăng trưởng và phát triển
của nhóm vi khuẩn yếm khí, đồng thời cũng là môi trường thuận lợi cho chúng hoạt động.
Tuy nhiên nó còn nhiều trở ngại về nhân tố xã hội cũng như khiếm khuyết một số thông số
kỹ thuật làm giảm tính thuyết phục. Xuất phát từ thực tế đó tôi quyết định nghiên cứu đề tài
“Đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường trong việc lắp đặt biogas của các nông hộ
tại tỉnh Đồng Nai” để trả lời câu hỏi rằng biogas có thực sự mang lại lợi ích cho người sử
dụng không?
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường trong việc lắp đặt biogas của các nông
hộ tại tỉnh Đồng Nai.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Xuất phát từ mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể với các mục tiêu như sau:
- Tìm hiểu tình hình sử dụng biogas sinh học tại Đồng Nai
- Chi phí của việc lắp đặt hầm/ túi biogas
- Lợi ích của việc lắp đặt hầm/ túi biogas
- Đề xuất các biện pháp xây dựng và sử dụng biogas sinh học
1.3. Các giả thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong thời gian sử dụng hầm biogas không xảy ra dịch bệnh lớn gây ra việc
ngừng chăn nuôi tại các hộ dân.
1.4. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
1.4.1. Phạm vi thời gian
Đề tài thực hiện trong khoảng thời gian từ 30/03/2009 đến 26/06/2009. Trong
đó khoảng thời gian từ 30/03 đến 30/04 tiến hành thu thập số liệu thứ cấp, từ ngày
1/05 đến ngày 02/05 điều tra thử và điều tra chính thức thông tin về tình hình xây


2


1.4.2. Phạm vi không gian
Đề tài tiến hành trên địa bàn phường Trảng Dài thuộc thành phố Biên Hòa, và
huyện Trảng Bom. Số liệu sơ cấp được điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên tại địa bàn trên,
số liệu thứ cấp đựơc thu thập từ Sở NN& PTNT, Phòng Nước sinh hoạt và vệ sinh
môi trường nông thôn tỉnh Đồng Nai.
1.4.3. Về nội dung
Do hạn chế về số liệu thứ cấp có sẵn và thời gian nghiên cứu tương đối ngắn
nên đề tài chỉ nhằm vào các nội dung chính là:
- Tìm hiểu tình hình sử dụng biogas sinh học tại Phường Trảng Dài thuộc thành
phố Biên Hòa và huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai.
- Chi phí lắp đặt hầm/ túi biogas
- Lợi ích về kinh tế
- Lợi ích về môi trường
1.5. Cấu trúc của khóa luận
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương:
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
Giới thiệu về sự cần thiết phải thực hiện đề tài, lí do chọn đề tài và địa điểm để
thực hiện đề tài. Nêu lên các mục tiêu chính và phạm vi nghiên cứu của khóa luận.
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
Giới thiệu tổng quan về các điều kiện tự nhiên, điều kiện về kinh tế - xã hội của
khu vực nghiên cứu, từ đó có thể thấy được những thuận lợi và khó khăn chính của
việc xây dựng và phát triển biogas.
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nêu lên một số khái niệm cơ bản về biogas, lịch sử hình thành và phát triển
biogas, tính cần thiết phải xây dựng và sử dụng biogas, các đặc điểm của việc xây
dựng biogas, đồng thời nêu lên các phương pháp nghiên cứu tác động của việc xây
dựng biogas đến kinh tế, xã hội, môi trường.


3


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong chương này sẽ trình bày những kết quả nghiên cứu chính bao gồm: tình
trạng chăn nuôi của các hộ gia đình; chi phí xây dựng bảo hành hầm/túi; những hư
hỏng thường xảy ra trong quá trình sử dụng hầm/ túi; sự trợ giúp của tổ chức phi chính
phủ; lợi ích thu được khi xây dựng biogas và cuối cùng là một số đề xuất để cũng cố
và phát triển biogas trong tương lai.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trình bày những kết luận qua quá trình nghiên cứu, trên cơ sở kết quả nghiên
cứu đã đạt được và các ý nghĩa rút ra từ kết quả nghiên cứu đề ra các kiến nghị với các
cơ quan chức năng để biogas có thể phát triển hiệu quả hơn.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Trên thế giới biogas sử dụng nguyên liệu rất đa dạng, thường là tận dụng các
chất thải, phế phẩm trong nông lâm ngư nghiệp. Quy mô gia đình thường sử dụng
phân gia súc, quy mô lớn có thể phát triển sử dụng các loại rác đô thị và rác công
nghiệp làm nguyên liệu như nhà máy biogas ở Tiburg (Ấn Độ) khai thác nguyên liệu
từ rác thải ở các thành phố lớn. Sản xuất mêtan sinh học từ chất thải lưu giữ cơ chất
trong thời gian dài (ủ nhiều tuần lễ) ở điều kiện kỵ khí nên giảm đến 90% ký sinh
trùng gây bệnh, khử được mùi khó chụi. Do đó vấn đề vệ sinh môi trường được cải
thiện.

Sau đây là vài số liệu về mức sản xuất khí biogas, 22 quốc gia trong Liên Hiệp
Châu Âu (EU) trong năm 2006 đã sản xuất 62.000 Gwh, trong đó 32.000 GWh đến từ
khí bải rác và 11.000 đến từ khí ẩm ướt từ bùn trong hệ thống cống rảnh, có 11 Gwh
được hoạch toán chuyển thành điện năng. Đức là quốc gia sản xuất khí biogas nhiều
nhất với 22.000 Gwh. Tại Hoa Kỳ, lượng biogas sản xuất chiếm 6% khí đốt thiên
nhiên sử dụng cho toàn quốc vào năm 2006, tương đương với 10 tỷ Gallons xăng.
Trong khi đó Thụy Điển là quốc gia đầu tiên ở Châu Âu triển khai dự án thí điểm
“thành phố biogas”. Hiện nay, nước này có khoảng 4.000 phương tiện công cộng chạy
bằng biogas. Tại đây, cứ 10 trạm bơm nhiên liệu thông thường sẽ có một trạm biogas.
Những phương tiện công cộng như xe bus, taxi hoạt động trong thành phố sử dụng
hoàn toàn biogas từ năm 2008. Trên thế giới, Citroen, Daimler Chrysler, Fiat, Ford,
GM, Opel, Peugeot, Renault và Volkswagen (VW) là những hãng xe đi tiên phong
trong quá trình hiện thực hoá biogas đang rất kỳ vọng vào sự ủng hộ của chính quyền
các nước để biogas, pin nhiên liệu sẽ là nguồn năng lượng mới thay thế cho dầu mỏ
trong tương lai. (Nguồn: Báo giao thông vận tải điện tử 13/08/2005). Tại châu Á,


Tại Việt Nam, việc tìm kiếm những nguồn nhiên liệu sạch với môi trường cũng
đã được quan tâm. Triển lãm Auto Petro 2003 đã trình làng các mẫu xe chuyển đổi
sang chạy bằng gas khí dầu mỏ hóa lỏng LPG và khí thiên nhiên nén CNG. Năm
ngoái, Đà Nẵng đã thử nghiệm các mẫu xe bus sử dụng gas (LPG). Dự kiến tới đây
thành phố này, những chiếc xe máy chạy gas đầu tiên sẽ được tung ra thị trường.
Ngoài ra, cả Hà Nội và TP HCM đều đã đưa vào kinh doanh các mẫu xe taxi chạy gas.
Trong tương lai, rất có thể biogas cũng sẽ là một sự lựa chọn thực sự thân thiện với
môi trường. (Nguồn: Báo giao thông vận tải điện tử 13/08/2005).
Thông qua sự hợp tác giữa Việt Nam và Hà Lan, đã có khoảng 27.000 công
trình biogas được xây dựng ở 24 tỉnh, thành. Dự kiến, năm 2010 sẽ tăng lên 167.000
công trình tại 50 tỉnh thành, thay thế khoảng 200.000 tấn củi hoặc phế thải nông
nghiệp/năm. Theo GS.TSKH Bùi Văn Ga, Giám đốc Trường Đại học Đà Nẵng tính
toán: “Một hầm biogas tiết kiệm được khoảng 2,3 tấn củi đun, tương đương 0,03ha

rừng/năm. Các công trình biogas đã góp phần giảm thiểu 107.000 tấn CO2, tiết kiệm
13.000 tấn than, gần 3.300 tấn dầu, 208.022 bình gas,...”. (Nguồn: Kinh tế nông thôn
01/12/2008)
Huyện Đan Phượng cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 20km về phía tây, năm
2005 tổng số đàn heo là 88.084 con, đàn bò 5.520 con. Tỷ trọng thu nhập chăn nuôi
chiếm 52,6% giá trị sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên sự phát triển càng tăng thì chất
thải ra trong quá trình sản xuất ngày càng nhiều. Phần lớn chất thải trong sản xuất
nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống và rác thải sinh hoạt mọi
người xả cống, rãnh ven đường hoặc xuống ao, hồ; trong khi hệ thống cống rãnh tiêu
thoát nước thải chưa hoàn thiện làm nước sinh hoạt có hàm lượng Coliform đo vượt
quá giới hạn cho phép, lượng trứng giun có trong đất rất cao, môi trường không khí bị
ô nhiễm nặng. Sau dự án: "xử lý chất thải bằng hầm biogas” được triển khai, không
những cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường: mà còn tạo ra khí đốt dùng cho sinh

6


Tỉnh Hoà Bình đã xây dựng được 110 hầm khí sinh học biogas, trong đó, xã
Yên Mông có trên 30 hầm; xã Dân Chủ hơn 20 hầm; phường Hữu Nghị và Tân Hoà
xây dựng được 30 hầm. Số hầm còn lại ở các phường Phương Lâm, Đồng Tiến... Từ
nay đến cuối năm, Trung tâm Khuyến khích phát triển kinh tế thành phố sẽ hỗ trợ xây
dựng thêm 12 công trình. Tuỳ theo kinh tế và quy mô từng nhà, hầm được xây dựng
từ 9,5 m3 - 13,5 m3. Mỗi bể có giá thấp nhất khoảng 3,5 triệu đồng, theo thời giá hiện
nay. Theo Trung tâm Khuyến khích phát triển TP. Hòa Bình, khi dự án xây dựng
biogas triển khai, mỗi gia đình tiết kiệm được gần 100 ngàn đồng thay vì phải dùng
khoảng 450 kg củi mỗi tháng. Ngoài thúc đẩy phát triển kinh tế, tiết kiệm năng lượng,
việc xây hầm biogas đã cải thiện môi trường, nhất là ở khu vực các xã ven đô. (Nguồn
theo Bộ CN VN, 27/7/2007)).
Trong cả nước, có rất nhiều hộ nông dân tự nghiên cứu và chế tạo thành công
máy phát điện chạy bằng khí biogas như kỹ sư trẻ Bùi Hoàng Lang ở ấp Long Thạnh,

xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. “Với công suất của chiếc máy này,
người sử dụng có thể thắp sáng gần 100 chiếc bóng đèn tuýp cho các trang trại chăn
nuôi. Để chạy máy 5Kw liên tục 24/24 giờ, cần lượng biogas sinh ra từ khoảng 30 đến
40 con heo thịt”. Hay ông Lê Nguyên Long ở thôn 8, xã Thiệu Dương, Thiệu Hóa,
Thanh Hóa tìm hiểu việc lấy khí biogas phát điện. Trước khi áp dụng công nghệ này
thì chi phí sử dụng điện từ máy phát điện chạy bằng dầu của trang trại ông Long là
khoảng 50.000 đồng/giờ; chi phí sử dụng điện lưới kinh doanh là 12.000 đồng/giờ.
Trong khi đó sử dụng khí biogas để chạy máy phát điện chỉ hết khoảng gần 8.000
đồng/giờ. Khí biogas vào chạy máy phát điện thay thế dầu diezel đã đảm bảo vệ sinh
môi trường, tiết kiệm chi phí điện, lợi nhuận kinh tế tăng. Hiện nay, trang trại nuôi lợn
của ông Long có 7 bể biogas (70m3/bể), đủ khí biogas cho máy phát điện vận hành
khoảng 10 giờ/ngày.

7


Theo đánh giá của Viện Khoa học năng lượng (Viện Khoa học và Công nghệ
Việt Nam) hàm lượng BOD, COD (các chỉ tiêu ô nhiễm nước) giảm gần 30 lần, lượng
oxy hòa tan tăng hơn 10 lần so với đầu vào, điều này cho thấy nước thải chăn nuôi sau
khi qua hầm biogas được cải thiện đáng kể, lượng trứng giun sán ký sinh trùng giảm
trên 60% so với hầm biogas thông thường. (Nguồn: Bùi Văn Dũng; Văn phòng Viện
KH&CN Việt Nam 24/10/ 2008).. Do đó, vấn đề vệ sinh môi trường được cải thiện.
Không chỉ xử lý chất thải hữu cơ, làm sạch môi trường, phát triển Biogas còn cung
cấp bã thải là phân bón có giá trị cao cho nông nghiệp, tăng độ phì cho đất.
Trở lại với vai trò năng lượng, việc sản xuất khí mêtan sinh học có thể tự đáp
ứng đủ nhu cầu chất đốt, kể cả điện khí hóa ở các vùng nông thôn. Biogas cũng góp
phần làm giảm nạn phá rừng ở các nước đang phát triển, giảm sự phụ thuộc vào nhiên
liệu hóa thạch.
Các hầm ủ Biogas có thể xây dựng với công suất bất kỳ, vốn đầu tư nhỏ,
nguyên liệu sẵn có nên nó khá phù hợp với nền kinh tế các nước đang phát triển.

Người ta sử dụng năng lượng Biogas để đun nấu, thắp sáng, chạy máy...Biogas thực
sự đem lại cuộc sống văn minh, tiện nghi hơn cho nông thôn. Với nhiều lợi ích cả về
kinh tế và môi trường ở nhiều nước trên thế giới và các tỉnh trong nước như vậy,
chương trình biogas có mang lại lợi ích cho những hộ chăn nuôi ở huyện Trảng Bom
và phường Trảng Dài nói riêng và cả Tỉnh Đồng Nai nói chung? Và với nhiều lợi ích
từ biogas mang lại như trên, nước ta có nên nghiên cứu, học hỏi các nước khác tạo khí
biogas từ nhiều nguồn khác như rác, nước thải sinh hoạt, rơm rác để chế tạo xăng, dầu
cho xe lửa chạy như ở Trung Quốc, Thụy Điển khi nguồn tạo ra khí biogas ở Việt
Nam rất dồi dào theo số liệu của Dự án Năng lượng tái tạo của Ngân hàng Thế giới
năm 2001, Việt Nam mới chỉ sử dụng khoảng 11% tiềm năng năng lượng tái tạo hiện
có.
2.2. Tổng quan về tỉnh Đồng Nai
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, cách trung tâm
TP.HCM 30 km hướng về phía Đông Bắc. Nằm ở tọa độ 100 30’ đến 110 34’57’’ Vĩ
Bắc và 106 0 45’30’’ đến 1070 35’00 ’’ ở Kinh Đông. Đồng Nai tiếp giáp với 5 tỉnh,

8


Hình 2.1. Bản Đồ Tỉnh Đồng Nai

Nguồn: Cổng thông tin du lịch Việt Nam
b) Tổ chức hành chính
Diện tích tự nhiên của Đồng Nai là 5.894,7 km2, được chia thành 11 đơn vị
hành chính gồm: TP Biên Hòa là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh, thị xã
Long Khánh và 9 huyện: Vĩnh Cửu, Tân Phú, Định Quán, Thống Nhất, Trảng Bom,
Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Long Thành, Nhơn Trạch.


9


c) Địa hình
Đồng Nai có địa hình trung du chuyển tiếp từ vùng cao nguyên Nam Trung Bộ
đến đồng bằng Nam Bộ, tương đối bằng phẳng có độ cao trung bình dưới 100m so với
mặt nước biển, giảm dần từ Đông Bắc sang Tây Nam, hội tụ gần đầy đủ các loại đất
của Việt Nam, bao gồm 10 loại đất chính, trong đó đất xám chiếm 22,44 %, đất đỏ
chiếm 19,27%.
d) Khí tượng - thủy văn
Đồng Nai là 1 tỉnh nằm trong nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hằng năm
từ 23.9 - 290C. Số giờ nắng trung bình 4 – 9.5 giờ/ ngày, số giờ nắng cao nhất trong
mùa khô không vượt quá 11.5 giờ/ ngày.
Tổng số giờ mưa trong năm từ 120 – 170, với lượng mưa trong năm từ 1500
mm – 2750 mm, lớn nhất vùng Đông Nam Bộ, phân bổ lượng mưa giảm từ Bắc xuống
Nam và từ Đông sang Tây.
Độ ẩm trung bình hằng năm từ 80- 82%, trong mùa khô, độ ẩm thấp hơn mùa
mưa từ 10 – 12 %, độ ẩm giữa các vùng khác nhau nhưng chênh lệch không đáng kể.
e) Tài nguyên khoáng sản
Có nhiều loại và nhiều trữ lượng khai thác đáng kể nhất là khoáng sản vật liệu xây
dựng.
Có nguồn nước mặt dồi dào (sông Đồng Nai) và nước ngầm đủ cung cấp phục
vụ cho sinh hoạt & sản xuất cho cả vùng.
Diện tích rừng của cả tỉnh khá lớn, hiện nay còn cả gần 180000 ha, trong đó
vườn Nam Cát Tiên là 38.800 ha.
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a) Tình hình kinh tế
Năm 2008: Kinh tế Đồng Nai có tốc độ tăng trưởng khá cao, GDP bình quân
đầu người đạt mức cao hơn gấp 1,3 lần so với bình quân chung của cả nước. Tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) ước tăng 15,5% so với năm 2007, đạt mục tiêu Nghị quyết Tỉnh

ủy và HĐND tỉnh đề ra (mục tiêu Nghị quyết năm 2008 tăng 15,5%). Trong đó: ngành
công nghiệp-xây dựng tăng 16,8%; ngành dịch vụ tăng 17,3%; ngành nông, lâm
nghiệp và thủy sản tăng 5,6%. GDP bình quân đầu người theo giá thực tế là 21,716
triệu đồng, tương đương 1.316 USD, tăng 19,1% so với năm 2007, đạt cao hơn so với

10


mục tiêu Nghị quyết. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: công nghiệpxây dựng chiếm 57,9%; dịch vụ chiếm 31,5%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm
10,6%.
b) Tình hình dân số - lao động – xã hội
Các chỉ tiêu xã hội cũng đạt và cao hơn mục tiêu nghị quyết đã đề ra, như:
giảm tỷ suất sinh thô 0,3%; giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống còn 1,16%; 85% xã,
phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tỷ lệ giường bệnh trên 1 vạn dân đạt 15
giường bệnh. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn 15,5%, trẻ em dưới
2 tuổi còn 9,5%. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng đầy đủ vaccin đạt 98%.
Tạo được việc làm mới cho 85 ngàn lao động; Tuyển mới và đào tạo nghề cho 55.300
người, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 49,5%; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt
37,5%, hạ tỷ lệ hộ nghèo từ 6,15% cuối năm 2007 xuống còn 4,14% cuối năm 2008.
Toàn tỉnh đạt 85% ấp, khu phố và 93% hộ gia đình đạt danh hiệu ấp, khu phố văn hóa,
hộ gia đình văn hóa, trên 96% cơ quan đơn vị có đời sống văn hoá tốt. Tỷ lệ hộ dùng
điện đạt 98%.
Về chỉ tiêu môi trường cũng đạt so với nghị quyết HĐND, như: Tỷ lệ hộ dùng
nước sạch: Khu vực đô thị đạt 96%, khu vực nông thôn đạt 82%; tỷ lệ che phủ rừng đạt
27,5%; thu gom và xử lý chất thải y tế đạt 85%, thu gom xử lý chất thải nguy hại đạt
40%, thu gom xử lý rác thải sinh hoạt đạt 75%.
Bảng 2.1. Tình Hình Dân Số Lao Động của Tỉnh Đồng Nai Năm 2007
ĐVT: Người
Chỉ tiêu


Số lượng
2.281.705

Tổng dân số
Phân theo giới tính
Nam

1.131.372

Nữ

1.150.333

Phân theo thành thị nông thôn
Thành thị

716.954

Nông thôn

1.564.751
Nguồn: Niên giám thống kê Đồng Nai, 2007
11


c) Tình hình cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Thông tin liên lạc: Mạng lưới điện thoại, viễn thông của tỉnh Đồng Nai đã trực
tiếp liên lạc được với các tỉnh trong nước và các nước trên thế giới, kể cả các dịch vụ
Internet tốc độ cao (ADSL), truyền số liệu (DDN, xDSL, Frame relay, Leased line...),
Video Conference … Thực hiện tốt việc chuyển phát nhanh Fedex, DHL, EMS,

CPN… Mật độ sử dụng điện thoại đạt 66,9 thuê bao/100 dân.
Cấp nước: Năm 2007 công suất cấp nước của Đồng Nai đạt 350.000m3/ ngày,
và đến năm 2010 đạt 485.000 m3/ngày, đủ cung cấp nước cho dân cư đô thị và các dự
án công nghiệp trong khu công nghiệp.
Cấp điện: Sử dụng nguồn điện chung của lưới điện quốc gia, gồm các cấp điện
áp: 110 KV, 35 KV, 22 KV, 15 KV. Hệ thống phân phối 15-22 KV với các trạm biến
áp 1.350.000 KVA đã phủ kín 171 phường, xã thị trấn trong toàn tỉnh, đáp ứng đủ nhu
cầu cấp điện cho các nhà đầu tư.
d) Tình hình chăn nuôi
Tình hình chăn nuôi gia súc – gia cầm cả tỉnh Đồng Nai tương đối ổn định
trong từ năm 2004 đến năm 2007, số lượng bò, dê, heo, tăng mạnh đặc biệt từ năm
2004 đến năm 2006; bò 72.062 ngàn con đến năm 2006 tăng lên 107.744; heo từ
996.740 lên tới 1.273.003 ngàn con, tuy nhiên đến năm 2007 lại giảm xuống 167.853
ngàn con; dê trong 3 năm tăng thêm 26003 ngàn con. Gia cầm cả tỉnh năm 2004 có
6.263 triệu con giảm dần qua 2 năm 2005, 2006 chỉ còn có 4.659 triệu con, và sau 1
năm, năm 2007 thì tăng lên 316 triệu con.

12


Bảng 2.2. Số Lượng Heo Phân Theo Huyện/ Thị Xã / Thành Phố
ĐVT: Ngàn con
Khoản mục

2004

2005

2006


2007

Tổng số

996.740

1.140.092

1.273.003

1.105.150

Tp Biên Hòa

158.928

160.864

148.097

89.276

Tx. Long Khánh

52.568

58.025

76.84


86.555

h. Vỉnh Cửu

73.187

70.687

89.702

85.217

H. Tân Phú

49.96

53.876

69.023

48.678

H.Đinh Quán

66.993

76.099

99.102


73.158

H. Xuân Lộc

116.886

146.579

144.398

136.553

H. Trảng Bom

163.959

204.086

194.507

175.266

H. Thống Nhất

94.739

144.558

207.766


168.993

H. Long Thành

78.253

76.653

97.784

88.983

H.Nhơn Trạch

33.981

36.774

30.166

31.072

H. Cẩm Mỹ

77.286

111.891

115.618


121.399

Nguồn: Niên giám thống kê Đồng Nai, 2007
2.3. Đánh giá khái quát chung
Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội như trên đem đến cho Đồng Nai nhiều
thuận lợi và khó khăn.
2.3.1. Thuận lợi
- Với điều kiện khí hậu ôn hòa, ít bị ảnh hưởng của bảo lụt, đất đai màu mỡ,
khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là các vùng chuyên canh cây công
nghiệp ngắn ngày và dài ngày, các loại cây ăn trái.
- Có tiềm năng khá lớn để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái như:
du lịch miệt vườn, du lịch trên sông, du lịch leo núi... thêm nữa Đồng Nai là vùng đất
có nhiều di tích văn hóa lịch sử có giá trị.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng, kinh tế tương đối phát triển như có hệ thống quốc lộ
gắn với đường xuyên Á, hệ thống đường liên tỉnh khá phát triển, có tuyến đường sắt
Bắc Nam ngang qua, có sân bay quân sự Biên Hòa, có hệ thống cảng sông, cảng biển
phát triển và hoạt động khá lớn, ngoài ra còn có sân bay quốc tế Long Thành sẽ tạo
thuận lợi rất lớn trong phát triển kinh tế- xã hội của Tỉnh.
13


- Có nguồn nhân lực khá dồi dào, phần lớn lực lượng lao động trẻ với trình độ
khá cao từ nhiều miền đất nước về lập nghiệp đáp ứng nguồn nhân lực cho yêu cầu
quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa.
- Địa hình, địa chất thuận lợi cho việc phát triển khu, cụm công nghiệp tập
trung và nhiều công trình xây dựng. Hiện nay Đồng Nai là địa phương có nhiều khu
công nghiệp tập trung lớn, trong đó có 1 số khu công nghiệp khá hoàn chỉnh về cơ sở
hạ tầng.
2.3.2. Khó khăn
- Cơ sở hạ tầng của huyện nhìn chung còn yếu kém, các tuyến giao thông đặc

biệt là mạng lưới giao thông nông thôn chưa được đầu tư xây dựng.
- Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ học vấn chưa cao.
- Tình hình hộ gia đình nuôi heo với số lượng nhiều mà hầm xây nhỏ, không đủ
để xử lý đây cũng là một vấn đề nhức nhối cho môi trường.
2.4. Tổng quan tình hình phát triển biogas Đồng Nai
Do thấy được hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường bên vững cho chính mình:
vừa xử lý phân rác, không gây ô nhiễm, vừa có khí đốt, điện thắp sáng cho các trang
trại. Nên hiện nay, phong trào xây hầm KSH đang phát triển nhanh trong các cộng
đồng dân cư ở tỉnh Đồng Nai. Các hộ chăn nuôi ở Đồng Nai đã xây dựng được gần
10.000 hầm và túi ủ Biogas, trong đó phần lớn là các hộ dân tự làm với sự hướng dẫn
kỹ thuật của Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Tỉnh. Đặc biệt từ
năm 2003 đến nay, được sự tài trợ của Chính phủ Hà Lan, tỉnh Đồng Nai đã xây dựng
được 400 hầm khí sinh học bền vững theo thiết kế mới, trong đó có 30 hộ dân ứng
dụng thành công việc dùng khí để chạy máy phát điện, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Riêng xã Sông Trầu đã có hơn 200 hộ xây dựng hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi
bằng phương pháp biogas, trong đó có hơn 20 hộ nghèo được hỗ trợ vốn.
Hầm khí sinh học bền vững là một loại thiết bị Biogas kiểu mới được xây dựng
bằng gạch có dạng cuốn vòm có thể tích chứa 5m3 phân gia súc gồm bể phân hủy
phân và nước thải, bộ phận tích khí và điều khí, bể điều áp. Hầm có khả năng cung
cấp lượng khí liên tục cho 2 bếp đun nấu và 3 đèn đốt bằng khí gas từ chất thải của gia
súc với quy mô chăn nuôi từ 10 đến 50 con lợn và có tuổi thọ hơn 20 năm. Chi phí
xây dựng mỗi hầm khoảng hơn 3 triệu đồng, trong đó dự án của Tổ chức phát triển

14


×