Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG TẠI CÔNG TY AN PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.34 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG
TẠI CÔNG TY AN PHƯỚC

MAN KHẢ ĐẮC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa kinh tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “PHÂN TÍCH
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ MỘT SỐ GIẢI
PHÁP ĐỊNH HƯỚNG TẠI CÔNG TY AN PHƯỚC” do MAN KHẢ ĐẮC,
sinh viên khoá 31 ngành Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại đã bảo vệ thành
công trước hội đồng ngày

MAI HOÀNG GIANG
Người hướng dẫn

Ngày

tháng


năm 2009

Chủ tịch Hội Đồng chấm báo cáo

Thư ký Hội Đồng chấm báo cáo

Ngày

Ngày

tháng

năm 2009

Tháng

Năm 2009


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn này tôi xin:
Chân thành cảm ơn cha mẹ đã nuôi dưỡng, lo lắng, giúp đỡ, tạo điều kiện và
động viên cho tôi trong suốt thời gian học tập.
Sau 4 năm học ở Trường Đại Học Nông Lâm – TP Hồ Chí Minh, các thầy,
cô đã tận tâm giảng dạy truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi. Tôi xin gửi lòng
biết ơn chân thành đến tất cả thầy, cô đã dẫn dắt tôi trên con đường học vấn, nhất là
thầy, cô trong Khoa Kinh Tế - QTKD đã truyền đạt kiến thức chuyên môn, đặc biệt là
thầy Mai Hoàng Giang đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tiếp đến, tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám đốc công ty TNHH
May - Thêu - Giày An Phước, cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty;

đặc biệt là cô Huỳnh Thị Ánh trưởng phòng Kế Toán Tài Vụ, anh Đông, chị Xuân
phòng Kế Hoạch Kinh Doanh đã tận tình hướng dẫn, cung cấp số liệu và tạo mọi điều
kiện cho tôi tìm hiểu và tiếp xúc được quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng, cho tôi gởi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên đã đóng góp và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập tại trường cũng như trong thời gian thực hiện và hoàn
thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin nhận nơi tôi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc!
Sinh viên
Man Khả Đắc


NỘI DUNG TÓM TẮT
MAN KHẢ ĐẮC. Tháng 6 năm 2009. “Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Sản Xuất
Kinh Doanh Và Một Số Giải Pháp Định Hướng Tại Công Ty An Phước”.
MAN KHA DAC. June 2009.”Analyse The Effect Of Operation Ofbusiness
Production And Some Solutions And Orientations At An Phuoc Company”.
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty An Phước, chủ yếu dựa vào số liệu qua 2 năm 2007-2008, để tìm ra các mặt mạnh
hay yếu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời tìm ra các phương
hướng khắc phục cũng như phát triển trong thời gian tới.
Đề tài phân tích tập trung vào một số vấn đề sau: kết quả và hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng lao động, tình hình tài sản, tình hình thu mua
tiêu thụ, tình hình chi phí lợi nhuận và tài chính dựa trên các số liệu có sẵn qua 2 năm
2007 - 2008. Trong quá trình thực tập và tìm hiểu tại công ty tôi thu thập số liệu ở:
Phòng Tổ Chức Hành Chính, Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh, Phòng Kế Toán, Phòng
Xuất Nhập Khẩu, các cửa hàng của công ty.
Đề xuất một số giải pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh tại công ty An Phước trong thời gian tới.
Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về số liệu, về kiến thức

thực tiễn. Vì lý do đó rất mong sự góp ý, sửa đổi từ những ai có quan tâm đến luận văn
để ngày càng được hoàn thiện hơn.


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG1 MỞ ĐẦU.....................................................................................................1
1.1.Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
1.2.Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................2
1.3.Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................2
1.4.Cấu trúc đề tài ........................................................................................................3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................5
2.1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty An Phước........................................5
2.2.Đặc điểm vị trí của công ty....................................................................................7
2.3.Mục tiêu kinh tế và xã hội của công ty..................................................................8
2.4.Cơ cấu tổ chức quản lý và quy trình sản xuất của công ty ....................................8
2.5.Tình hình nhân sự của công ty.............................................................................12
2.5.1.Kết cấu giới tính năm 2008...........................................................................13
2.5.2.Độ tuổi lao động hiện tại...............................................................................13
2.5.3.Trình độ lao động tại công ty ........................................................................14
2.6.Tình hình máy móc trang thiết bị tại công ty.......................................................15
2.7.Tình hình sử dụng nguyên vật liệu ......................................................................15
2.8.Mặt hàng sản xuất chính và thị trường tiêu thụ ...................................................15
2.8.1.Mặt hàng sản xuất chính ...............................................................................15
2.8.2.Tình hình tiêu thụ ..........................................................................................16
2.9.Những thuận lợi và khó khăn của công ty ...........................................................16
2.9.1.Thuận lợi .......................................................................................................16
2.9.2.Khó khăn .......................................................................................................17
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGUYÊN CỨU ..............................19
3.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................19

3.1.1.Khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh ...............................................19
3.1.2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty..................21
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................28
4.1.Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.......................28
4.2.Phân tích tình hình lao động của công ty.............................................................30
v


4.2.1.Tình hình lao động của công ty qua 2 năm 2007 – 2008..............................30
4.2.2.Phân tích chỉ tiêu sử dụng lao động ..............................................................32
4.2.3.Tình hình sử dụng thời gian lao động ...........................................................33
4.3.Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty......................................33
4.3.1.Các biện pháp cần thiết để tăng cường hiệu quả sử dụng TSCĐ..................33
4.3.2.Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ tại công ty .............................................34
4.4.Phân tích tình hình thu mua NVL và các sản phẩm chính công ty sản xuất .......38
4.4.1.Tình hình thu mua NVL................................................................................38
4.4.2.Tình hình sử dụng NVL qua 2 năm 2007 – 2008 .........................................40
4.4.3.Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu.................................................................41
4.4.4.Các sản phẩm chủ yếu mà công ty đang sản xuất trong giai đoạn hiện nay.42
4.5.Phân tích tình hình tiêu thụ và đối thủ cạnh tranh ...............................................43
4.5.1.Phân tích tình hình tiêu thụ ...........................................................................43
4.5.2.Đối thủ cạnh tranh chính ...............................................................................45
4.6.Phân tích tình hình doanh thu của công ty...........................................................51
4.7.Phân tích tình hình chi phí của công ty qua các năm...........................................53
4.7.1. Tình hình chi phí của công ty qua các năm..................................................53
4.7.2.Tình hình chi phí của công ty trên đơn vị sản phẩm qua các năm................54
4.8.Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty ...........................................................54
4.8.1.Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 2 năm 2007 – 2008...............55
4.8.2.Tình hình lợi nhuận của công ty qua 2 năm 2007 – 2008.............................57
4.9.Phân tích tình hình tài chính của công ty.............................................................57

4.9.1.Đánh giá tình hình biến động vốn và nguồn vốn ..........................................57
4.9.2.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn ....................................................................59
4.9.3.Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán ................................60
4.9.4.Vòng quay hàng tồn kho ...............................................................................62
4.10.Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty ..........63
4.10.1.Giải pháp 1: Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh .............................64
4.10.2.Giải pháp 2: Thành lập phòng Marketting ..................................................68
4.10.3.Giải pháp 3: Tăng khả năng cạnh tranh của vải An Phước so với vải Trung
Quốc .......................................................................................................................70
vi


CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................71
5.1.Kết luận................................................................................................................71
5.1.1.Tình hình lao động ........................................................................................71
5.1.2.Tình hình sản xuất và tiêu thụ.......................................................................72
5.1.3.Tình hình tái chính ........................................................................................72
5.2.Kiến nghị..............................................................................................................72
5.2.1.Đối với công ty..............................................................................................72
5.2.2. Đối với nhà nước..........................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................74

vii


DOANH MỤC CHỮ VIẾT TẮC
bq:

bình quân


CBCNV:

Cán bộ công nhân viên

CĐ:

Cố định

CN:

Công nhân

CNSX:

Công nhân sản xuất

CSH:

Chủ sở hữu

HĐ:

Hoạt động

HĐSXKD:

Hoạt động sản xuất kinh doanh

NM:


Nhà máy

NPT:

Nợ phải trả

NSLĐ:

Năng suất lao động

NVCSH:

Nguồn vốn chủ sở hữu

NVL:

Nguyên vật liệu

LĐ:

Lưu động

SL:

Sản lượng

SXKD:

Sản xuất kinh doanh


SXTM:

Sản xuất thương mại

SX:

Sản xuất

TB:

Trung bình

TBV:

Toàn bộ vốn

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ:

Tài sản cố định

TSL:

Tổng sản lượng

TSLĐ:


Tài sản lưu động

VCĐ:

Vốn cố định

VLĐ:

Vốn lưu động

XNK:

Xuất nhập khẩu

viii


DOANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1.Kết Cấu Giới Tính..........................................................................................13
Bảng 2.2.Độ Tuổi Lao Động Tại Công Ty....................................................................13
Bảng 2.3. Trình Độ Lao Động.......................................................................................14
Bảng 3.1.Ma Trận SWOT .............................................................................................26
Bảng 4.1.Kết Quả và Hiệu Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Qua 2 Năm 2007 2008: ..............................................................................................................................28
Bảng 4.2.Tình Hình Lao Động Của Công Ty Qua 2 Năm 2007 – 2008:......................30
Bảng 4.3.Phân Tích Chỉ Tiêu Sử Dụng Lao Động........................................................32
Bảng 4.4.Phân Tích Biến Động Kết Cấu TSCĐ ...........................................................34
Bảng 4.5.Phân Tích Hệ Số Trang Bị Tài Sản Cố Định:................................................36
Bảng 4.6.Phân Tích Hệ Số Hao Mòn Của TSCĐ: ........................................................37
Bảng 4.7.Phân Tích Vòng Luân Chuyển TSCĐ ...........................................................37

Bảng 4.8.Phân Tích Khả Năng Sinh Lời Của TSCĐ: ...................................................38
Bảng 4.9.Tình Hình Thu Mua NVL Của Công Ty Qua 2 Năm 2007 - 2008: ..............39
Bảng 4.10.Tình Hình Sử Dụng NVL Qua 2 Năm 2007 – 2008:...................................40
Bảng 4.11.Hiệu Quả Sử Dụng Nguyên Vật Liệu ..........................................................42
Bảng 4.12.Tình Hình Tiêu Thụ Hàng Hóa Của Công Ty Qua 2 Năm 2007 – 2008:....44
Bảng 4.13.So Sánh Về Chất Lượng, Mẫu Mã, Giá Cả Của Một Số Mặt Hàng Của
Công Ty An Phước So Với Hàng Dệt May Trung Quốc ..............................................46
Bảng 4.14.Tình Hình Doanh Thu Của Công Ty Qua 2 Năm 2007 – 2008:..................52
Bảng 4.15.Tình Hình Chi Phí Của Công Ty Qua Các Năm..........................................53
Bảng 4.16.Tình Hình Chi Phí Của Công Ty Trên Đơn Vị Sản Phẩm...........................54
Bảng 4.17.Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Qua 2 Năm 2007 – 2008: ...55
Bảng 4.18.Tình Hình Lợi Nhuận Của Công Ty Qua 2 Năm 2007 – 2008....................57
Bảng 4.19.Cơ Cấu Vốn Của Công Ty Qua 2 Năm 2007 – 2008 ..................................57
Bảng 4.20.Cơ Cấu Nguồn Vốn Của Công Ty Qua 2 Năm 2007 – 2008 ......................58
Bảng 4.21.Phân Tích Vòng Quay Vốn Lưu Động Qua 2 Năm 2007 – 2008................59
Bảng 4.22.Phân Tích Hiệu Quả Dụng Vốn Cố Định Năm 2007 – 2008 ......................59
ix


Bảng 4.23.Phân Tích Vòng Quay Toàn Bộ Vốn Qua 2 Năm 2007 – 2008 ..................60
Bảng 4.24.Phân Tích Các Khoản Thu ..........................................................................60
Bảng 4.25. Tỷ Lệ Các Khoản Thu So Với Tổng Nguồn Vốn Của Công Ty Qua 2 Năm
2006 – 2007 ...................................................................................................................61
Bảng 4.26.Phân Tích Tình Hình Nợ Phải Trả Qua 2 Năm 2007 – 2008 ......................61
Bảng 4.27.Bảng Tỷ Lệ Các Khoản Nợ So Với Tổng Nguồn Vốn Của Công Ty Qua 2
Năm 2007 – 2008 ..........................................................................................................62
Bảng 4.28.Vòng Quay Hàng Tồn Kho Qua 2 Năm 2007 – 2008 .................................63
Bảng 4.29.Ma trận SWOT.............................................................................................66

x



DOANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Của Công Ty ............................................9
Hình 2.2. Sơ Đồ Quy Trình Sản Xuất Của Công Ty.....................................................11
Hình 4.1.Sơ Đồ Mô Hình Phòng Marketting Theo Dự Kiến ........................................69

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.Đặt vấn đề
Trong hoạt động nền kinh tế nhất là cơ chế thị trường có rất nhiều doanh nghiệp
thành công cũng không ít doanh nghiệp thất bại, dẫn đến phá sản. Có thể nói những
tháng đầu năm 2008 chứng kiến rất nhiều biến động không chỉ đối với ngành dệt may
Việt Nam nói riêng mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung. Với việc trở thành
thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam đã bước vào
sân chơi của nền kinh tế toàn cầu. Việc hội nhập với nền kinh tế thế giới không chỉ
mang lại những cơ hội to lớn đối với nghành dệt may Việt Nam mà còn đặt các doanh
nghiệp may mặc trong nước trước những thách thức to lớn khi phải cạnh tranh với
hàng hóa nước ngoài.
Bên cạnh đó với tình hình thị trường cạnh tranh ngày càng đa dạng với nhiều
hình thức hoạt động ngày càng khác nhau, người tiêu dùng có nhiều sự chọn lựa hơn
thông qua sự đa dạng về hàng hóa, mẫu mã, kiểu cỡ, giá cả, …. Cùng với sự nhập
khẩu, nhập lậu của một số hàng dệt may vào Việt Nam với giá cả rẻ, mẫu mã đẹp,
người tiêu dùng có sở thích ưa chuộng hàng ngoại, làm cho các doanh nghiệp trong
nước rất khó cạnh tranh hơn. Mặt khác, đất nước ta đang còn trong giai đoạn phát triển

kinh tế còn nghèo nên cơ sở hạ tầng yếu kém, luật pháp còn nhiều kẽ hở, trình độ tay
nghề còn thấp, máy móc cũ kỹ lạc hậu … rất khó khăn; trong bối cảnh vấn đề đặt ra là
làm sao cho các doanh nghiệp và nhất là các doanh nghiệp trong nước làm thế nào có
thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài ở cả thị trường nội địa và thị trường
quốc tế, với các hàng nhập lậu trốn thuế khi mà nước không thể kiểm soát hết.
Do đó, các doanh nghiệp sản xuất trong nước muốn hoạt động kinh doanh của
mình đạt kết quả tốt hơn và có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong nước và


nước ngoài, cần phải xem xét và phân tích lại tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình từ bên trong cho đến bên ngoài doanh nghiệp để tìm ra phương pháp thích
hợp cho doanh nghiệp của mình.
Từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài luận văn tốt nghiệp của tôi là: “Phân Tích
Hiệu Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Và Một Số Giài Pháp Định Hướng Tại
Công Ty An Phước”, với mong muốn phần nào phản ánh tình hình hoạt động kinh
doanh của công ty và đồng thời tìm ra những giải pháp phù hợp để khắc phục những
khó khăn của công ty, phát huy những thế mạnh của công ty nhằm gốp phần tăng lợi
nhuận cho công ty, làm giàu đất nước. Tuy nhiên trong thời gian thực tập tại công ty
và sự hiểu biết có hạn nên đề tài không tránh khỏi những sai sót nhất định. Tôi rất
mong sự đóng gốp của thầy cô, các anh chị, cô chú tại công ty và các bạn sinh viên, để
đề tài của tôi hoàn thiện hơn và có giá trị thực tiễn hơn.
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
Vấn đề đặt ra là hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, phân tích hoạt
động sản xuất kinh doanh là công việc quan trọng cấp bách của doanh nghiệp. Trên cơ
sở phân tích đó nhằm có những phương pháp để khai thác triệt để nguồn năng lực có
sẵn của công ty và tìm ra những mặt hạn chế của công ty để tìm phương pháp khắc
phục để công ty ngày càng hoạt động có hiệu quả mang lại lợi nhuận cao hơn. Mặt
khác, từ đó có những kế hoạch định hướng, giải quyết hợp lý cho sự tồn tại của công
ty trên thương trường.
1.3.Phạm vi nghiên cứu

Đề tài này được thực hiện và nghiên cứu tại công ty An Phước trên cơ sở tìm
hiểu tình hình sản xuất kinh doanh thực tế tại công ty và sử dụng tất cả các số liệu có
liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong hai năm 2007 – 2008.
Các số liệu sử dụng trong đề tài này được thu thập từ các phòng ban trong công
ty như:
Phòng kế toán – tài chính
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế hoạch kinh doanh
Phòng kỹ thuật
Cửa hàng kinh doanh của công ty
2


1.4.Cấu trúc đề tài
Chương I: Mở đầu
Chương này giới thiệu lý do nghiên cứu đề tài, đó là tiềm hiểu hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty An Phước. Từ đó, đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn kinh tế Việt Nam có rất
nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau, cùng với sự thâm nhập của một số mặt hàng
nước ngoài vào Việt Nam.
Chương II: Tổng quan
Giới thiệu sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của công ty An Phước và
nói lên những thuận lợi, khó khăn của công ty qua 2 năm 2007 – 2008 cũng như trong
giai đoạn hiện nay.
Chương III: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương này trình bày tổng quát các phương pháp nghiên cứu, các khái niệm về
phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh và sự cần thiết của sự phân tích hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh đối với công ty, trình bày các chỉ tiêu ảnh hưởng đến hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Chương IV: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương này tập trung vào các nội dung chính của đề tài:
- Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
- Phân tích tình hình lao động của công ty
- Phân tích tình hình tài sản cố định
- Phân tích tình hình thu mua
- Phân tích tình hình tiêu thụ
- Phân tích tình hình doanh thu
- Phân tích tình hình chi phí
- Phân tích tình hình lợi nhuận
- Phân tích tình hình tài chính
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại
công ty An Phước

3


Chương V: Kết luận và đề nghị
Chương này tóm tắt các nội dung đã nghiên cứu ở các chương trên, đưa ra nhận
xét về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong hai năm qua, từ đó đưa
ra những kiến nghị và những phương pháp áp dụng cùng với những hướng đi trong
những năm tới. Giúp cho công ty hoàn thiện hơn trong các quy trình sản xuất kinh
doanh của mình, giúp cho công ty ngày càng phát triển hơn trong tương lai, làm giàu
cho đất nước.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN


2.1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty An Phước
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH May – Thêu – Giày An Phước
Tên gọi tắt: Công ty An Phước
Tên quốc tế: An Phuoc Garment – Embroidery – Shoes Company Limited
Thuộc loại hình: Công ty TNHH
Mã số thuế: 03 – 01445891 – 1
Tài khoản Việt Nam: 01.0005813 tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi
nhánh TP.HCM
Địa chỉ: 100/11 – 12 – 13, An Dương Vương, P.9, Q.5, Tp.HCM
Điện thoại: (08)38.350 059 – 350 730
Fax: (84-8)38.350.058
Email:
Website:
Chủ tịch hội đồng quản trị: Giang Văn Thịnh
Tổng giám đốc: Nguyễn Thị Điền
Phó giám đốc: Nguyễn Thị Thu Thảo
Lĩnh vực hoạt động: May thêu công nghiệp, may thêu dân dụng. Sản xuất các sản
phẩm bằng da và vải, giả da, in lụa, môi giới thương mại, cho thuê kho, bến bãi. Mua
bán giày dép, sản phẩm bằng da và giả da.
Các sản phẩm thời trang mang nhãn hiệu Pierre Cardin – An Phước


Lịch sử hình thành
Thành lập cơ sở May An Phước năm 1992, với số lượng 50 công nhân, 40 máy
may công nghiệp, chuyên may gia công cho các công ty xuất khẩu.
Sau khi có luật công ty ra đời, ngày 26/04/1993. An Phước tăng vốn, tăng thiết
bị sản xuất lên 300 máy với công nhân là 400 người và xin được XNK trực tiếp , đổi
tên thành Công ty May Thêu Giày XNK An Phước (TNHH) cho tới nay. Chuyên làm
hàng gia công xuất khẩu cho NISHOIWAI, ITOCHU, MINOYA - đây là các công ty
hàng đầu của Nhật. Đến năm 1995, Công Ty ký hợp đồng gia công Giày thể thao cho

công ty Hope Victor, FILA (Đài loan), xuất khẩu 100% sang thị trường EU cho đến
nay.
Các mặt hàng công Ty gia công : Jacket, Quần Tây, Khaki, mặt hàng trẻ em, đồ
lót, giày thể thao, …
Từ kinh nghiệm quản lý chất lượng, thị trường và qui trình sản xuất may, Giày
xuất khẩu, Công ty An Phước quyết định đưa ra thị trường sản phẩm mang thương
hiệu An Phước, logo

, nhãn hiệu và phát triển hệ thống cửa hàng trên cả nước

(60 cửa hàng).
Năm 1997, Công ty mua bản quyền Pierre Cardin gồm Chemise, Vest, Quần
tây, đồ lót nam.
Hiện tại, công ty có 2700 CNV làm việc chính thức và bán thời gian.
Thành tựu đạt được
- Huy chương vàng Chemise tay dài mã số 99006/SD
- Huy chương vàng quần tây nam mã số 98008/QD
Huy chương vàng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam do Tổng Cục Tiêu Chuẩn
Đo Lường Chất Lượng Việt Nam và Trung Tâm UNESCO – Phát triển nhân văn tại
TPHCM, Hiệp hội UNESCO Việt Nam và Trung Tâm Triển Lãm Hội Chợ Quốc Tế
tại TP.HCM cấp ngày 27/12/1999
- Cúp vàng quần tây Nam
- Cúp vàng quần Kaki Nam
- Cúp vàng áo Chemise ngắn tay
Do Tổng cục đo lường chất lượng Việt Nam cấp ngày 22/08/2000

6


Năm 2001 đạt danh hiệu hàng Việt Nam Chất Lượng Cao do người tiêu dùng

bình chọn.
- Chứng nhập “Top Ten Thương Hiệu” do bạn đọc mạng Thương Hiệu Việt
bình chọn năm 2004
- Chứng nhận thương hiệu nổi tiếng năm 2004
Thông qua những hoạt động của công ty. Hiện nay An Phước đã trở thành một
trong những công ty hàng đầu về may mặc. Ngoài việc sản xuất các mặt hàng may
thêu phục vụ trong nước, công ty còn có các thị trường xuất khẩu rộng lớn tại Châu
Âu,Trung Quốc và Nhật Bản.
Trụ sở chính và các phân xưởng của An Phước đều đặt tại Thành phố Hồ Chí
Minh. Những hoạt động chính của công ty bao gồm cung cấp các loại sản phẩm may
mặc cho thị trường trong nước và quốc tế:
- Quần áo trẻ em
- Quần áo thời trang phụ nữ
- Quần tây, quần Jean và quần short
- Sơ mi, áo thun nam
- Veston, Jacket và Jacket trẻ em
- Áo lót nữ
- Thêu trên áo, giày cho xuất khẩu
- Giày thể thao
Ngoài ra, công ty còn là nhà cung cấp chính thức và độc quyền các sản phẩm
của tập đoàn thời trang Pierre Cardin tại Việt Nam và Ðông Dương.
2.2.Đặc điểm vị trí của công ty
Nằm trong địa phận Phường 9, Quận 5, Tp – Hồ Chí Minh trên mặt bằng có
tổng diện tích là 130.000m2, trong đó:
Nhà xưởng: 48.000 m2
Đường xá, công viên, sân thể thao,…: 52.600 m2
Đất trống: 28.800 m2
Vị trí công ty rất thuận lợi cho việc vận chuyển và trao đổi hàng hóa. Vì công ty
nằm gần quốc lộ, gần các khu công nghiệp, cảng và sân bay nên rất thuận lợi trong
việc phát triển sản xuất kinh doanh.

7


2.3.Mục tiêu kinh tế và xã hội của công ty
Với năng lực sản xuất:
May: 4.500.000 sản phẩm/năm
Đồ lót: 500.000 sản phẩn/năm
Giày: 2.000.000 sản phẩm/năm
Công ty đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước ngày càng tăng nhanh và xuất
khẩu ra nước ngoài.
Với số vốn cố định hiện tại năm 2008 là 86.965.981.421 đồng và vốn lưu động
năm 2008 là 90.298.358.502 đồng, công ty luôn phấn đấu với mục tiêu nâng cao chất
lượng và cải tiến mẫu mã của sản phẩm, hạ giá thành, để có khả năng cạnh tranh với
thị trường trong nước và quốc tế, tạo công ăn việc làm ổn định cho 2700 cán bộ công
nhân viên lao động trực tiếp và gián tiếp tại công ty.
Tăng nguồn thu cho công ty, ổn định đời sống cho cán bộ công nhân viên và
đóng gốp vào ngân sách nhà nước ngày càng tăng, làm giàu cho đất nước.
2.4.Cơ cấu tổ chức quản lý và quy trình sản xuất của công ty
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo cấu trúc trực tuyến chức năng,
có chức năng điều phối hoạt động sản xuất kinh doanh.

8


2.4.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Của Công Ty

TỔNG GIÁM
ĐỐC


NHÀ MÁY MAY

NHÀ MÁY DỆT

PHONG XNK

PHÒNG KCS

P.KỸ THUẬT

PHÓ TỔNG GĐ
SẢN XUẤT KD

P.KẾ HOẠCH KD

PHÓ TỔNG
GĐ NHUỘM

NM. NHUỘM

BẢO VỆ

VĂN PHÒNG

PHÒNG KẾ TOÁN

PHÓ TỔNG GĐ
NỘI CHÍNH

Nguồn tin: Phòng Tổ Chức Hành Chính

Qua hình 2.1: ta thấy rõ hơn về mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty, cụ
thể như:
Ban giám đốc là ban điều hành cao nhất trong công ty, trong đó:
Tổng giám đốc: là người có trách nhiệm cao nhất cũng như có quyền quyết
định cao nhất trong công ty, tổng giám đốc có tư cách pháp nhân đại diện cho công ty,
chịu mọi trách nhiệm trước nhà nước và tất cả các hoạt động của công ty.
Phó tổng giám đốc nội chính: chịu trách nhiệm về văn phòng và bảo vệ phòng cháy
chữa cháy.
Phó tổng giám đốc kinh doanh: có trách nhiệm điều phối về nhân lực trong
công ty, an toàn lao động, làm chủ tịch hội đồng sán kiến, cải tiến kỹ thuật, làm giám
đốc trực tiếp của các xưởng….
Phó tổng giám đốc nhuộm: là người có trách nhiệm cao nhất trong phân
xưởng nhuộm và chịu mọi trách nhiệm khi có sự cố cũng như các vấn đề xảy ra trong
phân xưởng.
9


Các phòng ban gồm:
Phòng KCS: có trách nhiệm kiểm tra các loại sản phẩm, hàng hóa công ty sản
xuất ra có đạt hiệu quả chất lượng hay chưa.
Phòng xuất nhập khẩu: đây là bộ phận chuyên về khâu xuất nhập hàng hóa,
nguyên vật liệu mà công ty nhập hoặc xuất khẩu.
Phòng kỹ thuật: nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, tạo sản phẩm mới, tính được tiêu
hao các loại nguyên vật liệu, nhiên liệu, bảo trì, sửa chữa kịp thời máy móc thiết bị
gián đoạn và nâng cao sản phẩm, kiểm tra thành phẩm từ khâu sản xuất đến khâu nhập
kho để kịp thời phát hiện những hư hỏng trong sản phẩm.
Phòng kế hoạch kinh doanh: là nơi tiếp nhận các đơn đặt hàng, lập ra các kế
hoạch sản xuất phù hợp cho các nhà máy sản xuất và chịu trách nhiệm về sản xuất
kinh doanh.
Phòng kế toán – tài chình: tập hợp các chứng từ của phòng vật tư đưa lên tính

toán và phân bổ theo chỉ tiêu, thành lập bảng lương của công ty. Tính khấu hao máy
móc, tính giá thành lợi nhuận, phân phối thu nhập của công ty.
Văn phòng: quản lý về mặt nhân sự của toàn công ty, tuyển dụng lao động và
tính lương của công nhân.
Bảo vệ: chịu trách nhiệm bảo vệ toàn bộ tài sản trang thiết bị trong công ty,
canh gác cổng, phòng cháy chữa cháy, cấp giấy phép ra vào công ty….

10


2.4.2.Sơ đồ quy trình sản xuất của công ty
Hình 2.2. Sơ Đồ Quy Trình Sản Xuất Của Công Ty
CÔNG TY

Tổ vận chuyển

Bảo vệ

Phục vụ đời sống

NM Giày

BỘ PHẬN
PHỤC

NM May

NM Đan

NM Nhuộm


NM Dệt thoi

BỘ PHẬN
SẢN XUẤT

P.Xưởng cơ khí

P.Xưởng điện

Nhà máy nước

BỘ PHẬN
PHỤ TRỢ

Nguồn tin: Phòng Tổ Chức Hành Chính
Nhà máy nước: cung cấp nước phục vụ cho sản xuất (lò hơi, nhuộm, giặt, …)
và cho công nhân viên toàn công ty (nước uống vệ sinh…).
Phân xưởng điện: cung cấp điện cho toàn nhà máy trong công ty, chịu trách
nhiệm bảo trì các máy móc có liên quan đến điện. Chạy máy phát điện.
Phân xưởng cơ khí: chuyên cung cấp các loại phụ tùng phục vụ cho may, thêu,
giày và phụ tùng cơ khí khác.
Nhà máy dệt thoi: chuyên sản xuất các sản phẩm chính sau:
Soie: siucs, Pt, Bóng, Mouss (khổ 0.6m đến 1.6m)
Kate: sô, Ff, Pc, (khổ 1.2m đến 1.6m)
Vải quần: Axford, Gabadrdin (khổ 1.2m đến 1.6m)
Nhà máy nhuộm: đây là nhà máy chuyên nhuộm và tạo màu cho các sản phẩm
của công ty.
Nhà máy đan: sản phẩm của nhà máy là vải thưa và vải mùng.
Nhà máy may: sản phẩm chính là áo thun, áo Jacket, áo sơ mi, quần tây, quần

Kaki, mùng,…
11


Quy trình sản xuất:
Vải

Cắt

Vắt sổ

Hoàn tất

Kiểm, đóng, xuất

Nhà máy giày: chuyên sản xuất giày cho công ty và đưa ra những sản phẩm
mới.
Bảo vệ: bảo vệ tài sản của công ty và phục vụ tốt cho công tác phòng cháy chữa
cháy toàn công ty.
Tổ vận chuyển: chuyên vận chuyển vật tư và hàng hóa trong và ngoài công ty,
đưa đoán công nhân viên.
Phục vụ đời sống: bao gồm hội trường, phòng y tế, căn tin, đáp ứng nhu cầu về
văn hóa, tinh thần và dinh dưỡng cho cán bộ công nhân viên trong công ty để tạo cho
họ yên tâm hơn, thoải mái hơn, … để mang lại kết quả tốt trong sản xuất.
2.5.Tình hình nhân sự của công ty
Số lượng công nhân viên hiện may là 2.700 người kể cả chính thức và bán thời
gian, trong đó có 1.950 lao động nữ chiếm 72%. Nhìn chung tình hình nhân sự tương
đối ổn định, hầu hết đã gắn bó nhiều với công ty, do đó đã tích lũy nhiều kinh nghiệm
trong sản xuất kinh doanh và quản lý.
Tỷ lệ công nhân có cấp bậc tay nghề bình quân từ bậc 4 đến bậc 5 chiếm đa số,

tỷ lệ cán bộ quản lý đa số có trình độ đại học, cao đẳng.
Tiền lương trung bình hiện nay khoản 1.500.000 đồng/người/tháng, đảm bảo
được đời sống của người lao động, nhìn chung mức thu nhập có chiều hướng tăng qua
các năm, do công ty đầu tư mở rộng sản xuất, thay đổi một số máy móc thiết bị mới
làm năng suất lao động tăng lên.

12


2.5.1.Kết cấu giới tính năm 2008
Bảng 2.1.Kết Cấu Giới Tính
Chỉ tiêu

Nữ
Nam
Tổng cộng

Số lượng

HĐ không xác

%

(người)

%

định thời hạn

HĐ xác định


%

thời hạn

1.950

72,2

330

12.2

1.610

59,6

750

27,8

120

4

640

23,7

2.700


100

450

16,7

2.250

83,3

Nguồn tin: Phòng Tổ Chức Hành Chính
Qua bảng 2.1 ta thấy, nữ chiếm 72% lực lượng lao động trong toàn công ty, còn
lao động nam chỉ chiếm 28%. Dù hợp đồng có thời hạn hay không có thời hạn thì lao
động nữ chiếm nhiều hơn lao động nam, vì công ty là một công ty chuyên sản xuất các
sản phẩm dệt may nên cần lao động nữ nhiều hơn. Qua bảng cũng cho ta thấy lao động
có hợp đồng xác định thời hạn nhiều hơn lao động không có hợp đồng.
2.5.2.Độ tuổi lao động hiện tại
Bảng 2.2.Độ Tuổi Lao Động Tại Công Ty
Nam
Độ tuổi

Nữ

Toàn công ty

Số lượng

%


Số lượng

%

Số lượng

%

Dưới 30 tuổi

425

56,7

1280

65,6

1.705

63,1

Từ 30-40 tuổi

2115

28,7

525


26,9

740

27,4

Từ 41-50 tuổi

80

10,7

130

6,7

210

7,8

Trên 50 tuổi

30

4

15

0,8


45

1,7

Tổng cộng

750

100

1.950

100

2.700

100

Nguồn tin: Phòng Tổ Chức Hành Chính
Qua bảng 2.2 ta thấy:
Lao động dưới 30 tuổi chiếm một lượng rất lớn so với tổng lao động trong toàn
công ty, chiếm 63.1%.

13


Lao động từ 30 – 40 tuổi cũng chiếm một lực lượng tương đối nhiều, chiếm
27.4%.
Còn lại lực lượng lao động từ 41 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ tương đối thấp 7.8% lao
động từ 41 – 50 tuổi, 1.7% lao động ngoài 50 tuổi.

Vậy ta thấy độ tuổi lao động của công nhân trong công ty tương đối trẻ, đây là
bộ phận lao động rất có triển vọng cho công ty trong thời gian tới, họ sẽ là lao động
thành thạo trong sản xuất và có nhiều kinh nghiệm.
2.5.3.Trình độ lao động tại công ty
Để công ty làm ăn ngày càng có nhiều hiệu quả thì trình độ của công nhân trong
công ty là một vấn đề rất cần thiết.
Bảng 2.3. Trình Độ Lao Động
Chỉ tiêu

Số lượng (người)

Tỷ trọng (%)

Đại học

190

7

Cao đẳng, trung cấp

390

14,4

Trung học phổ thông

650

24,1


1.400

51,9

70

2,6

2.700

100

Trung học cơ sở
Tiểu học
Tổng cộng

Nguồn tin: Phòng Tổ Chức Hành Chính
Ta thấy: trình độ lao động của công ty được thể hiện qua bảng 2.3. Cụ thể:
Lao động có trình độ đại học có 190 người chiếm 7%
Cao đẳng, trung cấp chiếm 14,2%
Trung học phổ thông chiếm 24,1%
Trung học cơ sở chiếm 51,9%. Đây là lực lượng lao động chiếm tỉ lệ nhiều nhất
trong toàn công ty, chủ yếu bộ phận này tập trung ở các nhà máy may, nhà máy thêu,
nhuộm, giày.
Còn lại là công nhân có trình độ tiểu học chiếm 2,6% đây là lượng lao động chủ
yếu tập trung ở khâu bốc vác hàng hóa.

14



×