Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ HUYỆN SƠN TỊNH TỈNH QUẢNG NGÃI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (734 KB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ HUYỆN SƠN TỊNH
TỈNH QUẢNG NGÃI

NGUYỄN BẢO YẾN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ HUYỆN SƠN TỊNH
TỈNH QUẢNG NGÃI

NGUYỄN BẢO YẾN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2007



Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phát Triển Kinh Tế Nông Hộ
Huyện Sơn Tịnh Tỉnh Quảng Ngãi” do Nguyễn Bảo Yến, sinh viên khóa 30 ngành
Kinh Tế Nông Lâm thực hiện, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___

Trần Đình Lý
Người hướng dẫn

____________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Tháng

Năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

________________________

_________________________

Ngày

Ngày

Tháng


Năm

Tháng

Năm


LỜI CẢM ƠN
Trải qua 4 năm phấn đấu học tập, hôm nay em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các
Thầy Cô trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt cho em
những kiến thức và kinh nghiệm quý báu của mình.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy giáo hướng dẫn Trần Đình
Lý đã tận tình giúp đỡ và chỉ dẫn cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Và cuối cùng xin được gởi lời cảm ơn đến UBND Huyện Sơn Tịnh cùng toàn
thể Cô Chú các phòng ban đã nhiệt tình chỉ dẫn trong thời gian thực tập cũng như tạo
điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt luận văn.
TP Hồ Chí Minh, Ngày 04/07/2007
Nguyễn Bảo Yến


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN BẢO YẾN. Tháng 07 năm 2007.“Phát Triển Kinh Tế Nông Hộ
Huyện Sơn Tịnh Tỉnh Quảng Ngãi”
Thời gian: từ 01/04/2008 đến 30/06/2008
Điều tra trên 3 nhóm nông hộ: hộ nghèo, hộ khá và hộ trung bình
Địa bàn nghiên cứu: 1 xã ven biển, 1 xã miền núi và 1 xã trung khu thuộc huyện
Sơn Tịnh.
Huyện Sơn Tịnh nằm giữa các trung tâm kinh tế lớn của tỉnh Quảng Ngãi, có hệ
thống giao thông thông suốt với tuyến đường sắt thống nhất Bắc Nam.Sơn Tịnh có 12
km bờ biển thuận lợi cho thông thương đường biển và đánh bắt hải sản. Nhìn chung, vị

trí địa lý của huyện có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá và phát
triển kinh tế - xã hội. Huyện Sơn Tịnh có tỷ lệ hộ tham gia sản xuất nông nghệp chiếm
73.58 % trên tổng số hộ của huyện.
Khóa luận tìm hiểu về kinh tế nông hộ với các yếu tố liên quan từ đó phân tích
những nhân tố có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn huyện Sơn
Tịnh tỉnh Quảng Ngãi. Từ những kết quả phân tích đó xây dựng những giải pháp phát
huy những nhân tố tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực đến kết quả và hiệu
quả sản xuất của các nông hộ, thúc đẩy phát triển kinh tế nông hộ huyện Sơn Tịnh.


MỤC LỤC

Trang
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Danh mục phụ lục
Chương1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2


1.4. Cấu trúc của khoá luận

3

Chương2: TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về kinh tế hộ - những vấn đề lý luận và thực tiễn
2.1.1. Một số khái niệm kinh tế hộ

5

2.1.2. Đặc điểm của kinh tế nông hộ

6

2.1.3. Vai trò, tính tất yếu khách quan của kinh tế hộ nông dân trong nền
kinh tế quốc dân

6

2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế nông hộ ở Việt Nam

8

2.2.2. Xu hướng phát triển kinh tế nông hộ ở Việt Nam

9

2.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu: huyện Sơn Tịnh_tỉnh Quảng Ngãi
2.3.1. Điều kiện tự nhiên


10

2.3.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội

15

2.4. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

22

Chương3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh tế

24

3.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

24

v


3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

25

3.2.2. Cơ sở tính toán trong chăn nuôi


25

3.3.3. Phương pháp thống kê

…………………………… 27

3.3.4. Phương pháp phân tích hồi qui

……..

27

Chương4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng phát triển kinh tế nông hộ huyện Sơn Tịnh
4.1.1. Năng lực sản xuất của các nông hộ

29

4.1.2. Tình hình nhân khẩu và lao động

29

4.1.3. Tình hình sử dụng đất đai của các nông hộ

32

4.1.4. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nông hộ

36


4.1.5. Vốn

37

4.2. Thực trạng sản xuất của các nông hộ
4.2.1. Quy mô cơ cấu sản xuất của các nông hộ

39

4.2.2. Hiệu quả sản xuất của các nông hộ

42

4.2.3. Tình hình đời sống của các nông hộ

46

4.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất của các nông
hộ huyện Sơn Tịnh
4.3.1. Ảnh hưởng của quy mô lao động

48

4.3.2. Ảnh hưởng của quy mô đất đai

50

4.3.3. Ảnh hưởng của chi phí trung gian


51

4.3.4. Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến giá trị gia tăng của các
nông hộ huyện Sơn Tịnh

52

4.4. Những khó khăn trong việc phát triển kinh tế nông hộ huyện Sơn Tịnh 55
4.5. Định hướng và mục tiêu phát triển

56

4.6. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế nông hộ huyện Sơn
Tịnh_tỉnh Quảng Ngãi
4.6.1. Giải pháp cơ bản nhằm phát triển kinh tế nông hộ huyện Sơn
Tịnh_tỉnh Quảng Ngãi

58

4.6.2. Giải pháp đối với từng nhóm hộ
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
vi

61


5.1. Kết luận

63


5.2. Kiến nghị
5.2.1. Đối với nhà nước

64

5.2.2. Đối với chính quyền địa phương

65

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NN: Nông nghiệp
UBND: Ủy ban nhân dân
HTX: Hợp tác xã
NH: Ngân hàng
GCNQSDĐ: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
SNA: System of National Account
NK: nhân khẩu
LĐ: lao động
DT: diện tích
SL: sản lượng
BQC: bình quân chung
ĐVT: đơn vị tính
TB: trung bình
GSTS: Giáo sư tiến sĩ

TS: Thạc sĩ
NXB: nhà xuất bản

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng2.1. Tình hình dân số và lao động của huyện năm 06-07

16

Bảng2.3. Quy mô_cơ cấu đất đai của huyện năm 06-07

18

Bảng4.1. Tình hình nhân khẩu và lao động của các nhóm hộ

30

Bảng4.2. Đa dạng các hoạt động tạo thu nhập

31

Bảng4.3. Tỷ lệ lao động dành cho các hoạt động ở hộ gia đình

32

Bảng4.4. Tình hình sử dụng đất đai của hộ


35

Bảng4.5. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ

36

Bảng4.6. Tình hình vay vốn bình quân một hộ

38

Bảng4.7. Cơ cấu tổng giá trị sản xuất của các nhóm hộ

41

Bảng4.8. Hiệu quả sản xuất của các nông hộ

42

Bảng4.10. Hiệu quả sản xuất lúa

44

Bảng4.12. Hiệu quả chăn nuôi

45

Bảng4.13. Cơ cấu giá trị gia tăng của các nhóm hộ

47


Bảng4.14. Ảnh hưởng của quy mô lao động đến kết quả và hiệu quả sản xuất của các
nhóm hộ

49

Bảng4.15. Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến kết quả và hiệu quả sản xuất của các
nhóm hộ

50

Bảng4.16. Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất của các
nhóm hộ

51

Bảng4.17. Kết quả mô hình hàm sản xuất đánh giá mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến
giá trị gia tăng

53

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình2.2. Biểu đồ so sánh tình hình dân số lao động của huyện Sơn Tịnh_tỉnh Quảng
Ngãi năm 06-07

16


Hình2.4. Biểu Đồ so sánh cơ cấu sử dụng đất của huyện Sơn Tịnh năm 06-07

19

Hình 4.9. Hình ảnh minh họa mùa gặt lúa

43

Hình 4.11. Hình ảnh minh họa chăn nuôi lợn

45

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Bảng tổng hợp số liệu điều tra nông hộ huyện Sơn TỊnh tỉnh Quảng Ngãi
Phụ lục 2 Bảng câu hỏi điều tra nông hộ

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề:
Trong lịch sử phát triển kinh tế quốc dân của hầu hết các quốc gia trên thế giới,
nông nghiệp luôn chiếm một vị trí quan trọng.
Đối với nước ta là nước nông nghiệp, có tới 80 % dân số sống bằng nghề nông ,
do vậy, nông nghiệp càng có vị trí đặc biệt hơn. Trong công cuộc đổi mới kinh tế do

Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã mang lại cho đất nước những biến đổi hết sức sâu
sắc trên nhiều lĩnh vực...trong đó, đổi mới nông nghiệp được coi là bước khởi đầu của
công cuộc đổi mới kinh tế ở nước ta: Từ một nước nông nghiệp quản lý theo cơ chế kế
hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp, qua quá trình đổi mới, đến nay chúng ta đã có
một cơ chế kinh tế bước đầu hình thành tương đối phù hợp, nền nông nghiệp phát triển
tương đối toàn diện.
Thành tựu lớn nhất mà sự nghiệp đổi mới đem lại cho người nông dân là trao
cho họ quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, được lựa chọn hình thức tổ chức sản
xuất, mua bán sản phẩm; nhưng bên cạnh đó thì nông nghiệp cũng là lĩnh vực chịu
nhiều tác động nhất đặc biệt là sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường
thế giới xuất phát từ những hạn chế trong năng lực sản xuất, chế biến, tạo dựng thương
hiệu và uy tín của từng mặt hàng nông sản...
Sơn Tịnh là một huyện nằm ở phía bắc tỉnh Quảng Ngãi với hơn 73% số hộ
tham gia sản xuất nông nghiệp. Dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện
Sơn Tịnh nhiệm kỳ 2005 - 2010 tình hình kinh tế xã hội của huyện đã có bước chuyển
biến tích cực. Sản xuất phát triển theo hướng toàn diện, đã tự giải quyết được lương
thực. Việc sản xuất hàng hoá đã chú ý đến chất lượng và đã bước đầu hình thành nền
kinh tế sản xuất hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà


nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng
được nâng lên rõ rệt.....đời sống của hộ nông dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn đã
có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, thực tế hiện nay đa số các hộ nông dân trong huyện trình
độ sản xuất vẫn còn ở mức độ thấp, thể hiện:
Giống cây trồng, vật nuôi vẫn chưa được kiểm dịch đầy đủ và kiểm soát nguồn
gốc;
Chưa kiểm soát tốt việc sử dụng phân hoá học, phân bón, thuốc trừ sâu và các
loại hoá chất kích thích sinh trưởng;
Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, bình quân diện tích đất còn rất thấp, khoảng 0.7 – 1.0
ha /hộ, vì vậy muốn sản xuất với quy mô lớn, chất lượng đồng đều là rất khó;

Giá thành sản xuất vẫn còn cao, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm chưa
được quan tâm đầy đủ khi đưa sản phẩm ra thị trường.
Xuất phát từ thực tế đó người thực hiện khóa luận đã chọn đề tài nghiên cứu:
"Phát triển kinh tế nông hộ huyện Sơn Tịnh - tỉnh Quảng Ngãi"
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
* Mục tiêu chung: phát triển kinh tế nông hộ huyện Sơn Tịnh–tỉnh Quảng Ngãi
* Mục tiêu cụ thể:
Hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò, vị trí, xu hướng phát
triển kinh tế hộ nông dân trong nền kinh tế thị trường.
Phân tích tình hình phát triển kinh tế hộ nhằm tìm ra các mặt đặc trưng và
những nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế nông hộ.
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế nông hộ ở huyện Sơn
Tịnh.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
* Đối tượng nghiên cứu: Một số nông hộ huyện Sơn Tịnh (điều tra trực tiếp)
* Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi thời gian: số liệu thu thập từ 2006-2007 (tính đến thời điểm thực hiện
khóa luận)
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 3 – tháng 7/2008
Phạm vi không gian: Tiến hành điều tra nông hộ tại 3/21 xã thuộc huyện Sơn
Tịnh bao gồm:
2


Xã miền núi: Tịnh Hiệp
Xã khu trung: Tịnh Ấn Đông
Xã ven biển: Tịnh Hòa
1.4. Cấu trúc khóa luận:
Chương I: Mở đầu
Chương II: Tổng quan

Chương III: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương IV: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương V: Kết luận và kiến nghị

3


Chương 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về kinh tế nông hộ - những vấn đề lý luận và thực tiễn:
2.1.1. Một số khái niệm về kinh tế hộ:
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về "hộ", tùy thuộc vào góc độ và nhìn nhận
của người nghiên cứu. Trong một số từ điển ngôn ngữ học cũng như một số từ điển
chuyên ngành kinh tế định nghĩa về "hộ" như sau: " Hộ là tất cả những người sống
chung trong một mái nhà.Nhóm người đó có cùng huyết tộc và có mối quan hệ với
nhau và làm chung ăn chung". Thống kê Liên Hiệp Quốc cũng có khái niệm về hộ: "
Hộ gồm những người sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung, làm chung và có
cùng chung một ngân quỹ".
Nhóm các học giả lý thuyết phát triển cho rằng: "Hộ là một hệ thống các nguồn
lực tạo thành một nhóm các chế độ kinh tế riêng nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ và
phục vụ hệ thống kinh tế lớn hơn".
Nhóm các nhà nhân chủng học, bao gồm các đại biểu: Waller (Áo - 1982),
Wood (Mỹ -1985) cho rằng: " Hộ là một đơn vị đảm bảo quá trình tái sản xuất lao
động tiếp theo thông qua tổ chức sản xuất nguồn thu nhập nhằm chi tiêu cho cá nhân
và đầu tư vào sản xuất".
Giáo sư Frank Ellis - Trường Đại học tổng hợp Cambridge (1988) đưa ra khái
niệm về nông hộ: " Nông dân là các nông hộ, sống bằng sản phẩm thu hoạch từ ruộng
đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ
thống kinh tế rộng lớn hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một

phần trong thị trường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao". Theo ông,


các đặc trưng của đơn vị kinh tế mà chúng ta phân biệt gia đình nông dân với những
người làm kinh tế thị trường là:
Thứ nhất là đất đai: Đối với người nông dân thì ruộng đất chính là một yếu tố
hơn hẳn các yếu tố sản xuất khác vì giá trị của nó. Có thể nói rằng đất đai là tư liệu sản
xuất đặc biệt đối với nông, lâm nghiệp; là nguồn lâu dài đảm bảo cho đời sống của gia
đình nông dân trước những thiên tai.
Thứ hai là lao động: Đó là hoạt động có mục đích của con người thông qua
công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi chúng thành của cải
vật chất cần thiết cho nhu cầu của mình. Sự tín nhiệm đối với lao động của gia đình là
đặc tính kinh tế nổi bật của người nông dân. Người "lao động của gia đình" là cơ sở
của các nông trại, là yếu tố phân biệt chúng với các xí nghiệp tư bản.
Thứ ba là tiền vốn và sự tiêu dùng: Woly - 1966 nói rằng: "Người nông dân làm
công việc của gia đình chứ không phải làm công việc kinh doanh thuần tuý", nó khác
với đặc điểm chủ yếu của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là làm chủ vốn đầu tư và tích
luỹ cũng như khái niệm hoàn vốn đầu tư dưới dạng lợi nhuận.
Nói tóm lại, từ những đặc trưng trên có thể xem kinh tế hộ gia đình nông dân là
một cơ sở kinh tế có đất đai, các tư liệu sản xuất thuộc sở hữu gia đình, sử dụng chủ
yếu sức sản xuất và thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu được
đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường có xu hướng hoạt động với mức
độ hoàn hảo không cao.
Như vậy, kinh tế hộ gia đình được quan niệm trên khía cạnh:
Nông hộ là đơn vị xã hội, làm cơ sở cho phân tích kinh tế.
Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ từ tự
cung tự cấp đến sản xuất hàng hoá.Trình độ này quyết định quan hệ giữa các nông hộ
và thị trường.
Các nguồn lực đất đai, tư liệu sản xuất, vốn sản xuất, sức lao động...được góp
thành vốn chung, cùng chung một ngân sách.

Cùng chung sống dưới một mái nhà, mọi người đều hưởng phần thu nhập và
mọi quyền quyết định đều dựa trên ý kiến chung của các thành viên trong gia đình.
5


2.1.2. Đặc điểm của kinh tế nông hộ:
Điểm đặc thù của nông nghiệp ở các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng là ngành kinh tế chịu sự tác động và chi phối mạnh của quy luật tự
nhiên và các điều kiện tự nhiên cụ thể của từng vùng, từng tiểu vùng như: đất đai, khí
hậu, thời tiết, sinh vật...
Khác hẳn với công nghiệp, trong sản xuất nông nghiệp, quá trình lao động của
con người lệ thuộc nhiều vào quá trình hoạt động của các sinh vật sống có quy luật vận
động và phát triển riêng, nhân tố này có vai trò quyết định đến sản phẩm cuối cùng của
nông nghiệp, chính vì lẽ đó trong quá trình sản xuất nông nghiệp luôn diễn ra sự gắn
bó chặt chẽ giữa người lao động với tư liệu và đối tượng sản xuất. Đối với nông
nghiệp, nông thôn Việt Nam, ngoài những đặc thù chung nêu trên, còn có những đặc
điểm cần quan tâm, đó là: Việt Nam là một nước có ít diện tích đất bằng phẳng để sản
xuất nông nghiệp, địa hình bị chia cắt mạnh do 2/3 diện tích là đồi núi dốc; mật độ dân
số ở vùng đồng bằng đông; sản xuất nông nghiệp mang nặng tính mùa vụ nên tình
trạng lao động ở nông thôn luôn thiếu việc làm, trình độ lạc hậu, sản xuất phân tán
theo phương pháp truyền thống là chủ yếu, hiệu quả sản xuất thấp ở nhiều vùng và
nhiều loại sản phẩm và đó cũng là sự thể hiện đặc điểm của kinh tế hộ nông dân Việt
Nam:
Kinh tế nông hộ vẫn mang tính tự cung tự cấp, vốn kỹ thuật hiếm, sản xuất chủ
yếu bằng thủ công, năng xuất thấp.
Cơ cấu sản xuất của nông hộ đa dạng nhiều ngành nghề, chủ yếu là trồng trọt và
chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn. Ngoài ra, nông hộ có thể phát triển thêm ngành nghề phụ
khác.
Quy mô kinh tế nông hộ ở nước ta nhỏ bé dễ bị chi phối bởi sức mạnh của thị
trường.

2.1.3. Vai trò, tính tất yếu khách quan của kinh tế hộ nông dân trong nền
kinh tế quốc dân:
Trong lịch sử phát triển kinh tế quốc dân, thời kỳ nào vai trò của hộ gia đình
cũng rất quan trọng, vì nó không những là "tế bào" của xã hội, là đơn vị sản xuất và
6


bảo đảm cuộc sống cho tất cả các thành viên trong gia đình, mà còn là chủ thể tiêu
dùng rất đa dạng của nền kinh tế.
Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích về xã hội nông thôn trong lịch sử, Nhà bác
học nổi tiếng người Nga Tchayanov (1939) đã bảo vệ quan điểm cho rằng "Hộ nông
dân là đơn vị sản xuất ổn định" và ông coi: "Hộ nông dân là một phương tiện tuyệt vời
để tăng trưởng và phát triển nông thôn". Vergo Poulos -1978 và Taussig - 1978 cho
thấy: "Nông trại nhỏ gia đình hiệu qủa hơn là nông trại tư bản chủ nghĩa, và chính hình
thức sản xuất này có lợi cho chủ nghĩa tư bản hơn vì khai thác được cao nhất giá trị
thặng dư lao động ở nông thôn và giữ được giá nông sản thấp".
Từ những quan điểm trên cho thấy rằng: Kinh tế hộ nông dân là đơn vị tổ chức
kinh tế cơ sở và tự chủ sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, được hình thành và tồn
tại khách quan trong mọi phương thức sản xuất trên cơ sở sử dụng sức lao động và có
sự phân công lao động chặt chẽ, làm chủ đất đai và tư liệu sản xuất và làm chủ được
việc phân phối sản phẩm làm ra. Đồng thời là nòng cốt trong sản xuất nông nghiệp,
góp phần đưa nông nghiệp phát triển lên một tầm cao mới.Trong một số ngành nghề
thủ công tinh xảo thì gia đình là một trường học và đó là điều kiện cho sự tiếp nối nghề
nghiệp thích hợp. Gia đình khắc phục nỗi lo sợ trong huy động vốn. Ngoài ra còn có
sự liên kết về lãnh thổ, liên kết về kinh tế, về quan hệ dòng họ, về hương uớc, về cộng
đồng văn hoá và tín ngưỡng....
Ở Việt Nam, vai trò của kinh tế hộ có nhiều thay đổi cả về phương thức quản lý
lẫn lao động sản xuất, nhất là kể từ khi phong trào hợp tác xã mất dần động lực phát
triển.Mốc quan trọng của sự thay đổi đó là sự ra đời của Chỉ thị 100, ngày 31/01/1981
của Ban Bí thư về "cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và

người lao động trong hợp tác xã". Tiếp theo đó là Nghị quyết 10 ngày 5/4/1988 của Bộ
Chính trị về " Đổi mới quản lý trong nông nghiệp" đã tạo cơ sở quan trọng để kinh tế
hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ trong nông nghiệp. Ngoài ra, đối với khu
vực nông, lâm trường, nhờ có Nghị định số 12/NĐ-CP, ngày 3/2/1993 về sắp xếp tổ
chức và đổi mới cơ chế quản lý các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước, các nông,
lâm trường đã từng bước tách chức năng quản lý nhà nước đối với quản lý sản xuất,
kinh doanh, các gia đình nông, lâm trường viên cũng được nhận đất khoán và hoạt
động dưới hình thức kinh tế hộ.
7


Tuy những đặc điểm truyền thống của kinh tế hộ vẫn không thay đổi, nhưng
việc được giao quyền sử dụng đất lâu dài đã làm cho hộ gia đình trở thành đơn vị sản
xuất, kinh doanh tự chủ, tự quản. Động lực mới cho sự phát triển kinh tế trong nông
nghiệp, nông thôn đã phát triển.
Trong tiến trình đổi mới, vai trò, vị trí của kinh tế hộ nông dân (nông hộ) từng
bước được khẳng định ngày càng rõ ràng và giữ một vai trò quan trọng trong việc phát
triển nông nghiệp, nông thôn. Trong cơ cấu kinh tế quốc dân của mỗi nước, nếu không
có một nền nông nghiệp phát triển, hiện đại và bền vững thì nền kinh tế - xã hội sẽ gặp
không ít khó khăn trở ngại trong việc phát triển với tốc độ cao mặc dù cả về mặt lý
thuyết cũng như thực tiễn lịch sử đã chứng minh rõ ràng rằng không thể có quốc gia
nào trở nên giàu mạnh từ nông nghiệp, song nếu thiếu một nền nông nghiệp phát triển
bền vững sẽ không thể tạo ra được nền tảng và sự ổn định cho quá trình tăng trưởng và
phát triển công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung của đất nước. Bác Hồ đã
từng chỉ rõ: " Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung, phải lấy việc
phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính. Nếu không phát triển nông nghiệp thì
không có cơ sở để phát triển công nghiệp, vì nông nghiệp cung cấp nguyên liệu, lương
thực cho công nghiệp và tiêu thụ hàng hoá của công nghiệp làm ra". Chính vì vậy,
trong chính sách kinh tế - xã hội của mình, mọi quốc gia trên thế giới đều phải tính đến
nông nghiệp. Chính sách kinh tế - xã hội đúng đắn sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế

nông hộ và ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển đó. Trong lịch sử phát triển kinh tế hộ
có lúc thừa nhận là đơn vị tổ chức cơ sở, tự chủ trong sản xuất nông nghiệp, có lúc lại
phủ nhận nó; nhưng nó vẫn tồn tại một cách tự nhiên trong lòng các chế độ xã hội và
nó sẽ tồn tại một cách bền vững và giữ vai trò quan trọng trong tiến trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
2.2. Cơ sở thực tiễn:
2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế nông hộ ở Việt Nam:
Sự tồn tại của kinh tế nông hộ Việt Nam gắn liền với sự phát triển kinh tế nông
nghiệp, nông thôn, gắn liền với bối cảnh và từng thời điểm lịch sử của dân tộc.
Cùng với tiến trình lịch sử của dân tộc kinh tế hộ nông dân nói riêng và kinh tế
nông nghiệp, nông thôn Việt Nam nói chung đã trải qua nhiều bước thăng trầm và biến
8


đổi sâu sắc.Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đến nay đã luôn quan tâm và coi
trọng phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và giai cấp nông dân; đường lối, chính
sách về nông nghiệp, nông thôn và nông dân là nhất quán và xuyên suốt các giai đoạn
cách mạng, đồng thời cũng thường xuyên, bổ sung, hoàn thiện nhằm thúc đẩy sự
nghiệp phát triển đi lên. Đặc biệt thời kỳ 15 năm đổi mới cuối thế kỷ XX đến nay, thực
hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và tổ chức thực hiện,
đã giành được những thành tựu to lớn, ghi dấu ấn rực rỡ nhất trong lịch sử phát triển
nông nghiệp, kinh tế nông thôn và giai cấp nông dân nước ta.
2.2.2. Xu hướng phát triển kinh tế nông hộ ở Việt Nam:
Trước yêu cầu cấp bách trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, kinh tế nông thôn-kinh tế nông hộ có thể phát triển theo một số xu hướng sau:
Một là: Sẽ có một bộ phận không lớn số hộ nông dân chuyển thành hộ trang trại
quy mô nhỏ và vừa sản xuất hàng hoá. Muốn vậy, Nhà nước phải tiếp tục hoàn thiện,
ban hành thêm các chính sách cởi mở, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân có
trí tuệ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu rủi ro, có vốn tích tụ sản xuất quy mô lớn hơn
dưới mọi hình thức như: được thuê đất, góp vốn cổ phần bằng đất, liên kết sản

xuất...được huy động vay vốn phục vụ sản xuất.
Hai là: Sự chuyển dịch lao động: Khi khu vực dịch vụ phát triển mà trong khi
đó lực lượng lao động ở nông thôn còn lớn, việc làm thiếu (mang tính thời vụ), sản
xuất còn manh mún tất yếu lực lượng lao động sẽ dôi ra, sẽ có một bộ phận người lao
động nông thôn đi làm công ăn lương cho các chủ trang trại, các doanh nghiệp dẫn đến
lực lượng lao động nông nghiệp sẽ giảm.
Ba là: Cuộc cách mạng khoa học, công nghệ sẽ tạo ra một cục diện mới vừa
thuận vừa nghịch đối với các nước trên thế giới và Việt Nam. Các ưu thế về tài nguyên
phong phú và lao động rẻ trong tương lai sẽ dần bị thay thế bởi các nguồn nguyên liệu
mới và kỹ thuật thay thế nhân lực (tự động hoá). Kỹ thuật và công nghệ đóng vai trò
quan trọng trong việc thâm canh, tăng năng suất, nâng cao chất lượng, sản lượng nông
nghiệp (Tạo ra các giống cây, giống con mới năng suất, chất lượng cao; Kỹ thuật canh
tác thâm canh tăng năng suất, kỹ thuật bảo quản, chế biến nông, lâm , thuỷ sản...).

9


Bốn là: Hình thành các loại tổ chức sản xuất: Năng lực sản xuất trong các hộ
nông thôn phát triển, các hình thức hợp tác xã rất đa dạng, phong phú (các loại hình
kinh tế tập thể thuộc các lĩnh vực tín dụng, cung ứng vật tư, xây dựng kết cấu hạ tầng,
chế biến sẽ phát triển). Quốc doanh được tăng cường và mở rộng ở các lĩnh vực quan
trọng. Kinh tế cá thể, tư nhân phát huy mạnh mẽ các mặt tích cực và gắn bó với kinh tế
xã hội chủ nghĩa trong các tổ chức liên doanh, liên kết kinh tế.
Từ những xu hướng trên, tất yếu dẫn đến sự phân hoá thu nhập của các hộ nông
dân và sự phát triển không đồng đều giữa các vùng, vì vậy cần phải tiếp tục nghiên
cứu, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế chính sách đổi mới kinh tế nông nghiệp, nông
thôn.
2.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu: Huyện Sơn Tịnh _ tỉnh Quảng Ngãi:
2.3.1. Điều kiện tự nhiên:
a. Vị trí địa lí:

Sơn Tịnh là một huyện đồng bằng ven biển thuộc tỉnh Quảng Ngãi, có toạ độ
địa lý:
15007 '33" đến 15016 '10" Vĩ độ Bắc
108034'32" đến 108055 '34" độ kinh đông
Phía đông giáp biển đông
Phía tây giáp huyện Sơn Hà và Trà Bồng
Phía nam giáp thành phố Quảng Ngãi
Phía bắc giáp huyện Bình Sơn
Diện tích tự nhiên toàn huyện là 34357.37 ha, chiếm 6.69 % tổng diện tích tự
nhiên toàn tỉnh.
Huyện Sơn Tịnh có 21 xã, thị trấn bao gồm 1 thị trấn (thị trấn Sơn Tịnh), 3 xã
miền núi (Tịnh Đông, Tịnh Giang, Tịnh Hiệp), 3 xã ven biển (Tịnh Khê, Tịnh Hoà và
Tịnh Kỳ) và 15 xã đồng bằng.
Sơn Tịnh nằm giữa các trung tâm kinh tế lớn của tỉnh đó là thành phố Quảng
Ngãi, và khu kinh tế Dung Quất (đây là khu kinh tế trọng điểm của miền Trung), có hệ
thống giao thông thông suốt với tuyến đường sắt thống nhất Bắc Nam, quốc lộ 1A đi
qua địa bàn huyện, quốc lộ 24 B và tỉnh lộ 623 (Sơn Tịnh - Sơn Hà).
10


Sơn Tịnh có 12 km bờ biển với cảng Sa Kỳ và cửa Cổ Luỹ, thuận lợi cho thông
thương đường biển và đánh bắt hải sản. Đồng thời bãi biển Mỹ Khê là một điểm du
lịch, nghỉ mát hấp dẫn nhiều khách du lịch. Ngoài ra Sơn Tịnh còn có khu công nghiệp
Tịnh phong, một trong ba khu vực công nghiệp tập trung của tỉnh Quảng Ngãi, là điều
kiện cho huyện phát triển các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, nguyên vật
liệu xây dựng và chế biến nông lâm sản...giải quyết việc làm cho số lao động nông
nghiệp dư thừa.
Nhìn chung, vị trí địa lý của huyện có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc lưu
thông hàng hoá và phát triển kinh tế - xã hội.
b. Địa hình:

Địa hình của huyện nghiêng dần từ tây sang đông, và chia làm 3 vùng:
Vùng núi cao: Có độ cao bình quân từ 130 - 325m, độ dốc bình quân từ 100 đến
200, diện tích 7154.54ha chiếm 20.82 % tổng diện tích tự nhiên, phân bổ ở phía tây và
tây bắc của huyện. Địa hình núi cao, lượn sóng gây trở ngại cho sản xuất nôngnghiệp
và giao thông, địa hình miền núi tạo thành vành đai ranh giới giữa các huyện Sơn Hà,
Trà Bồng và một phần của huyện Bình Sơn.
Vùng đồi gò: Đây là dạng địa hình chuyển tiếp giữa núi và đồng bằng, nằm xen
kẽ tất cả các vùng trong huyện, có diện tích 3904.37ha, chiếm 11.37% tổng diện tích
tự nhiên.Độ cao trung bình từ 60 - 130m, phân bổ rải rác chia cắt đồng bằng thành
nhiều vùng khác nhau ăn sâu ra biển, độ dốc không lớn, không thuận lợi cho việc khai
hoang mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp.
Vùng đồng bằng: Nằm ở trung tâm phia đông của huyện, diện tích vào khoảng
23298.46 ha, chiếm 67.81% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Đặc điểm vùng đồng
bằng của huyện Sơn Tịnh là không liên vùng mà bị phân cách bởi các sông, đồi núi
xen kẽ, thể hiện tính chất của đồng bằng phù sa và đồng bằng bán sơn địa.
c. Khí hậu:
Mang đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa duyên hải NamTrung bộ, nhiệt độ
cao và ít có biến động, chế độ ánh sáng, lượng mưa, độ ẩm, chế độ gió phong phú là

11


những nhân tố ảnh hưởng lớn đến các yếu tố khí hậu của huyện.(Theo số liệu theo dõi
10 năm của Đài khí trượng thuỷ văn Quảng Ngãi) cụ thể như sau:
* Nhiệt độ:
Nhiệt độ bình quân năm:

25.70C

Nhiệt độ trung bình lớn nhất: 28.90C

Nhiệt độ tối cao:

410C

Nhiệt độ tối thấp:

12.40C

Các tháng có nhiệt độ cao nhất từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm, các tháng có
nhiệt độ thấp nhất từ tháng 11 đến tháng 01 năm sau.
* Độ ẩm:
Độ ẩm trong năm có sự chênh lệch khá lớn, mùa khô độ ẩm rất nhỏ nhưng tăng
nhanh vào mùa mưa.Hàng năm độ ẩm lớn nhất bắt đầu từ tháng 9 và duy trì đến tháng
3 năm sau.
Độ ẩm tương đối bình quân năm: 75.5%
Độ ẩm tuyệt đối cao nhất:

85%

Độ ẩm tuyệt đối thấp nhất:

34%

* Nắng:
Tổng số giờ nắng trung bình khoảng 2135 giờ, các tháng có số giờ nắng cao
nhất từ tháng 3 đến tháng 8, trung bình từ 218.5 giờ - 253.5 giờ/tháng.Từ tháng 09 tháng 02 năm sau là thời kỳ ít nắng, trung bình có từ100 đến 125 giờ nắng.
Tổng lượng bức xạ bình quân hàng năm từ 140 - 150 kcal/cm2/năm.Lượng bức
xạ đạt cực đại vào tháng 04: 16 - 18 kcal/cm2/tháng, cực tiểu vào tháng 07: 6 7kcal/cm2/tháng.
* Gió, bão:
Gió: Hướng gió thịnh hành trong năm là các hướng Đông bắc và Tây bắc.Vận

tốc gió trung bình cả năm là 2.8 m/s, thời kỳ xuất hiện tốc độ gió lớn từ tháng 05 tháng 11 với vận tốc cực đại từ 20 - 40m/s.

12


Bão: bão thường tập trung vào các tháng 10, 11 hàng năm, hướng đi của bão
thường là hướng đông - tây, đông nam - tây bắc, sức gió cấp 9, cấp 10 gây ra những
trận mưa lớn kéo dài và sinh ra lũ lụt nghiêm trọng.
* Chế độ mưa:
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1800-2300 mm nhưng phân bổ không
đồng đều.Vùng phía Tây của huyện Sơn Tịnh có lượng mưa lớn từ 2300 2500mm/năm, càng xa núi, lượng mưa càng giảm còn khoảng từ 2000 - 2100
mm/năm.
Tóm lại: với nền nhiệt độ cao ít biến động, tổng tích ôn và tổng lượng mưa lớn
cho thấy điều kiện khí hậu ở Sơn tịnh thuận lợi cho việc đa dạng hoá cây trồng. Tuy
nhiên với lượng mưa phân bổ không đều, hàng năm thường có bão, lũ nên làm cho đất
đai thượng bị sa bồi, thuỷ phá, gây ngập úng ở các vùng đồng bằng ven biển và xói
mòn ở vùng núi, ảnh hưởng đến sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, ảnh hưởng không nhỏ
đến việc quản lý và sử dụng đất đai.
d. Thủy văn
Chế độ thuỷ văn của huyện Sơn Tịnh chịu ảnh hưởng chính của sông Trà Khúc.
Sông chảy theo hướng tây nam - đông bắc, sau đó chuyển theo hướng nam bắc ở phần
thượng nguồn và trung lưu, đến hạ lưu chảy theo hướng tây đông.
Với lưu lượng dòng chảy bình quân 176m3/s, lưu lượng mùa khô 52.3m3/s, mùa
lũ 480m3/s.Sự hình thành lũ và số lượng các cơn lũ trên sông quyết định bởi thời gian
và cường độ tâm mưa Trà khúc.
Việc bồi lắng ở của sông tương phản với xói lở dọc sông. Hiện tượng phân
dòng khá mãnh liệt đối với tất cả sông ở vùng hạ lưu, đồng thời vùng hạ lưu còn chịu
ảnh hưởng của thuỷ triều và bị nước mặn xâm nhập cũng ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp của huyện.
e. Các nguồn tài nguyên:

Tài nguyên đất: (nguồn số liệu niên giám thống kê huyện Sơn Tịnh năm
2007)
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Sơn tịnh là: 34357.37 ha trong đó:
13


×