Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO XÃ TIẾN HƯNG, THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI, TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (739.98 KB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÓA
ĐÓI GIẢM NGHÈO XÃ TIẾN HƯNG, THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI,
TỈNH BÌNH PHƯỚC

NGUYỄN CÔNG QUẾ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGHÀNH PTNT & KN

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 04/2009


Hội đồng chấm thi luận văn tốt ngiệp hệ cử nhân, khoa Kinh Tế - trường Đại Học
Nông Lâm TP Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO XÃ TIẾN HƯNG, THỊ XÃ
ĐỒNG XOÀI, TỈNH BÌNH PHƯỚC”, tác giả NGUYỄN CÔNG QUẾ sinh viên
khóa TC04PTBX, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
……../……/………… tổ chức tại ……………………… Hội đồng chấm thi tốt
nghiệp khoa Kinh Tế – trường Đại Học Nông Lâm PH Hồ Chí Minh.
TRANG THỊ HUY NHẤT
Người hướng dẫn

(ký tên, ngày /tháng

/năm



)

Chủ tịch Hội đồng chấm thi

(ký tên, ngày / tháng

/năm

Thư ký Hội đồng chấm thi

)

(ký tên, ngày

/ tháng /năm

)


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………
………………………………………………………………………………………
……
Chữ ký giáo viên phản biện


LỜI CẢM TẠ
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, em xin chân thành cảm ơn
Toàn thể quý thầy cô khoa kinh tế, Trường Đại học nông lâm TP Hồ chí
Minh đã giảng dạy trang bị cho em những kiến thức, nhận thức, lý luận về vấn đề
phát triển nông thôn .
Xin cảm ơn cô : Trang Thị Huy Nhất người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ bản thân em trong thời gian làm khoá luận tốt nghiệp.
Cảm UBND và cán bộ nhân viên uỷ ban xả đã taọ điều kiện giúp đỡ cung
cấp thông tin trong quá trình điều tra thu thập số liệu để hoàn thành đề tài này.
Bình phước, ngày 24 tháng 4 năm 2004
Sinh viên
Nguyễn Công Quế



NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN CÔNG QUẾ , tháng 4/2009. “Đánh giá tinh2 hình thực hiện
chương trình xoá đói giảm nghèo xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài, tinh3 Bình
Phước”
NGUYEN CONG QUE, april 2009 . “ Assessment on Conducting Hunger
Eradication & Poverty Rduction Programs at Tien Hung Village, Dong Xoai
Distrist, Binh Phuoc province”
Khoá luận “Đánh giá tình hình thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo
xã Tiến Hưng, Thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước” được thực hiện nhằm nghiên
cưú tình hình thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo cuả địa phương đối với các
hộ ngèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn .
Bằng phương pháp điều tra hộ ( 20 hộ nghèo và 10 hộ ngoài nghèo), phỏng vấn
các thành viên BCĐ kết hợp với các nguồn thông tin thứ cấp và kết quả thực hiện cuả
BCĐ-XD0GN xã để mô tả tình hình thực thi chương trình XĐGN với đánh giá những
mặt làm được và chưa làm được và những hạn chế cuả chương trình, đưa ra các kiến
nghị cho chương trình thực hiện tốt hơn giai đoạn sau .


MỤC LỤC
Danh mục chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

xi


Danh mục phụ lục

xii

Chương 1:MỞ ĐẦU

1

1.1 Lý do chọn đề tài

1

1.2 Mục tiêu của đề tài

2

1.3 Phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1 Về không gian

3

1.3.2 Thời gian nghiên cứu

3

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu


3

1.4 Cấu trúc của luận văn

3

Chương 2: TỔNG QUAN

5

2.1. Điều kiện tự nhiên

5

2.1.1 Vị trí địa lý.

5

2.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng

6

2.1.3. Khí hậu

6

2.1.4 Nguồn nước thủy văn

7


2.2. Điều Kiện kinh tế

8

2.2.1 Tỉnh hình quản lý và sử dụng đất đai

8

2.2.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp

10

2.2.3 Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

11

2.2.4 Ngành dịch vụ thương mại

11

2.3 Xã hội

12

2.3.1 Dân số

12

2.3.2 Tôn giáo


12

2.3.3 Tình hình nhập cư và xuất cư

13

v


2.3.4 Lao động

13

2.4 cơ sở hạ tầng

14

2.4.1 giao thông

14

2.4.2 Thủy lợi.

14

2.4.3 Điện

14


2.4.4 Hệ thống thông tinh liên lạc

15

2.4.5 Giáo dục

15

2.4.6 Y tế

15

2.5 Các chương trình chính sách phát triển nông thôn

15

2.5.1 Xây dựng đường giao thông nông thôn.

15

2.5.2 chương trình giải quyết việc làm

16

2.5.3 chính sách dân số kê hoạch hóa gia đình

17

2.5.4 Chương trình 3 công trình vệ sinh


17

2.5.5 Chính sách giáo dục

18

2.5.6 Chính sách Y tế

18

2.6 Tổng quan về chương trình xóa đói giảm nghèo của xã

18

2.6.1 Sự ra đời của chương trình

18

2.6.2 Mục tiêu hoạt động của chương trình

23

2.7 Tình nghèo đói của địa phương

25

2.8 Đánh gía chung về hiện trạng tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương

25


2.8.1 Thuận lợi

25

2.8.2 Khó khăn

26

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

27

3.1 Tình hình nghèo đói ở Việt Nam

27

3.1.1 Quan niệm chung về nghèo đói

28

3.1.2 Khái niệm về nghèo đói

30

3.1.3 Quan niệm về nghèo đói ở Việt Nam

30

3.1.4 Chuẩn nghèo đói


32

3.1.5 nguyên nhân nghèo đói của Việt Nam

33

vi


3.2 Phương pháp nghiên cứu

34

3.2.1 Lựa chọn địa bàn nghiên cứu

34

3.2.2 Trình tự thu thập dữ liệu

34

3.2.3 Sử lý dự liệu

35

3.3 Các tiêu chí dánh giá

35

3.3.1 Các tiêu chuẩn đánh giá


35

3.3.2 Các tiêu chí đánh giá

36

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN`

38

4.1 Thông tin về cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo

38

4.1.1 trình độ văn hóa

38

4.1.2 Thời gian tham gia chương trình xóa đói giảm nghèo

38

4.1.3 lập danh sách phân loại hộ nghèo

39

4.1.4 Tham gia phân phối các hỗ trợ cho người nghèo

39


4.1.5 Xét cho đối tượng nghèo vay vốn

40

4.2 Tố chức thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo của địa phương

40

4.2.1 Điều tra khảo sát, phân loại, lập danh sach

40

4.2.2 Theo dõi biến động danh sách họ nghèo

42

4.3 Nội dung thực hiện chương trình

46

4.4 Đặc trưng của các hộ nghèo điều tra

49

4.4.1 Tình trang thiếu ăn

49

4.4.2 Chi tiêu


50

4.4.3 Có người mắc bệnh thường xuyên

52

4.4.4 Giới tính chủ hộ

52

4.4.5 Thành viên lớn tuổi

53

4.4.6 Trình độ văn hóa của lao động chính

54

4.4.7 Tình trạng bỏ học của con cái

55

4.4.8 Hoạt động sản xuất, kinh doanh

55

4.4.9 Diện tích sản xuất

55


4.4.10 nhà ở điều kiện sinh hoạt

56

vii


4.5 Đánh giá kết quả thực hiện

57

4.5.1 Cứu tế lương thực

57

4.5.2 Hỗ trợ vay vốn

58

4.5.3 Tập huấn khuyến nông

59

4.5.4 Giới thiệu việc làm

60

4.5.5 Hỗ trợ về y tế


60

4.5.6 Miễn giảm học phí

61

4.5.7 Miễn giảm đóng góp cho chính quyền địa phương

62

4.5.8 Hỗ trợ về nhà ở

63

4.5.9 Hỗ trợ công trình về sinh

63

Chương 5: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

66

5.1 Kết luận

66

5.2 Kiến nghị đề xuất

68


viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ANTT

An ninh trậ tự

BCĐ

Ban chỉ đạo

BHYT

Bảo hiểm y tế

CCB

Cựu chiến binh

CNQSDĐ

Chứng nhận quyền sử dụng đất

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa –hiện đại hóa

KHHGĐ& TE


Kế hoạch hóa gia đình và trẻ em

ĐT-TH

Điều tra –tổng hợp

GTNT

Giao thông nông thôn

KTXH

Kinh tế xã hội

LĐTB & XH

Lao động thương binh và xã hội

LHPN

Liên hiệp phụ nữ

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

NCT

Người cao tuổi


ND

Nông dân

NHNN&PTNT

Ngân hang nông nghiệp và phát triển nông thôn

NHCSXH

`

Ngân hang chính sách xã hội

TBXH

Thương binh xã hội

THPT

Trung học phổ thong

THCS

Trung học cơ sở

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp


TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

USD

Đô la mỹ

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1 : Phân bố thổ nhưỡng xã Tiến Hưng
Bảng 2 : Tình hình sử dụng đất đai
Bảng 3 : Cơ cấu diện tích cây trồng các loại qua các năm
Bảng 4 : Năng suất các loại cây trồng
Bảng 5 : Số lượng gia súc gia cầm trên địa bàn xã năm 2008
Bảng 6 : Tình hình nhập cư-xuất cư
Bảng 7 : Cơ cấu BCĐ xã
Bảng 8 : Tình hình nghèo đói qua các năm
Bảng 9 : Trình độ văn hoá cuả cán bộ BCĐ thực hiện công tác XĐGN
Bảng 10 : Thời giam tham gia công tác XĐGN cuả cán bộ -XĐGN

Bảng 11: Bảng nhận dạng nhanh hộ nghèo
Bảng 12 : Nhận dạng nhanh hộ trung bình khá trở lên
Bảng 13: Nhận dạng sơ bộ hộ có khả năng thoát nghèo
Bảng 14: Nhận dạng sơ bộ hộ có nguy cơ tái nghèo
Bảng 15: Tình hình xây tặng nhà ở cho hộ nghèo
Bảng 16 : Tình Hình chi tiêu hộ nghèo
Bảng 17 : Số hộ gia đình có thành viên lớn tuổi
Bảng 18: Trình độ văn hoá lao động chính cuả hộ nghèo
Bảng 19: Tình trạng bỏ học con em hộ nghèo
Bảng 20: Tình trạng hoạt động kinh tế cuả hộ nghèo
Bảng 21: Diện tích đất sản xuất cuả hộ nghèo
Bảng 22: Tình hình nhà ở và điều kiện sinh hoạt cuả hộ nghèo
Bảng 23: Tình hình vay vốn cuả các hộ
Bảng 24: Lý do không đi tập huấn khuyến nông
Bảng 25: Tình hình xét miễn giảm học phí cho con em hộ nghèo
Bảng 26: Tình hình sử dụng nguồn nước sinh hoạt

x


Chương I

PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài:
Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế phát triển chậm so với các nước trong
khu vực và trên thế giới. Để có thể nhanh chóng hòa nhập kinh tế quốc tế , chúng ta
cần phải giải quyết những vấn đề tồn tại, trong đó XĐGN là một trong những nhiệm
vụ trọng tâm phải làm .
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã nhấn mạnh:” Cùng với quá trình đổi mới
và tăng trưởng kinh tế, Việt Nam phải thực hiện nhiệm vụ XĐGN, công bằng xã hội

và kiểm soát khoảng cách giàu nghèo ” . (Đảng cộng sản Việt Nam, nghị quyết đại
hội VI, VII,VIII,IX ,NXB chính trị quốc gia 2006)
Để tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác XĐGN đối với nhiệm vụ
phát triển kinh tế của đất nước, Đại hội X của Đảng đã xác định những phương
hướng để triển khai nhiệm vụ XĐGN thông qua các biện pháp cụ thể , phù hợp
theo từng địa phương với phương châm “ Không có hộ đói , giảm mạnh hộ nghèo”
và” thực hiện tiến bộ công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách
phát triển, thực hiện tốt các chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế gắn quyền
lợi nghĩa vụ, cống hiến với hưởng thụ, tạo động lực mạnh mẽ hơn cho phát triển
kinh tế-xã hội”.
Nguồn : ( Trang 32 –Văn kiện Đại hội X của Đảng. Nhà xuất bản chính trị quốc
gia 2006)
“Công tác XĐGN được đẩy

mạnh bằng

nhiều hình thức, biện

pháp;………….Đã kết hợp tốt các nguồn lực của nhà nước và nhân dân , xây dựng
nhiều công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, văn hoá, xã hội cho các vùng nông thôn,
miền núi, vùng dân tộc. ”

1


.

Nguồn : (Văn kiện Đại hội X, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội 2006 .trang 58

.

Như vậy XĐGN là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu trong quá
trình phát triển kinh tế – xã hội.
Từ định hướng trên Đảng và nhà nước đã chỉ đạo thành lập và triển khai một
số chương trình, dự án nhằm đạt được mục tiêu XĐGN và hàng ngàn tỷ đồng đã
được đầu tư để xây dựng CSHT , tín dụng , giải quyết việc làm , các chương trình
hỗ trợ như CT 135 , CT 134 ….của chính phủ .
Chương trình XĐGN đã bắt đầu thực hiện ở tỉnh Bình Phước từ năm 2000 và
được triển khai thực hiện xuống cơ sở, trong đó có địa bàn xã Tiến Hưng. Để tìm
hiểu vấn đề này, tc giả tiến hành thực hiện đề tài:” Đánh giá tình hình thực hiện
chương trình xoá đói giảm nghèo xã Tiến Hưng Đồng Xoài tỉnh Bình Phước”
1.2 Mục tiêu của đề tài
Mô tả những đặc trưng của hộ nghèo để nhận diện rõ đối tượng.
Tìm hiểu và đánh giá tình hình thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo của
chính quyền địa phương đối với hộ nghèo.
Đề xuất một số giải pháp để cải thiện việc thực thi chính sách đối với người
nghèo của BCĐ chương trình XĐGN địa phương.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Về không gian:
Tiến hành nghiên cứu trên địa bàn 2 ấp: ấp 1 và ấp 2 đề thấy được động lưc của
thóat nghèo

2


1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Thu thập thông tin thứ cấp: từ 22/12/2008 đến 7/3/2009
Thông tin sớ cấp từ: Từ ngày 9/3/2009 đến 31/3/2009
1.3.3 Đối tưọng nghiên cứu
Chương trình xoá đói giảm nghèo của xã Tiến Hưng - thị xã Đồng Xoài – tỉnh
Bình Phước;

Đối tượng hưởng từ chương trình XĐGN là hộ nghèo trong xã;
Đối tượng điều tra phụ là hộ thoát nghèo, thành viên BCĐ XĐGN
1.4 Cấu trúc của luận văn
Chương 1 : Nêu lí do chọn đề tài , mục tiêu của đề tài, phạm vi nghiên cứu, đối
tượng nghiên cứu.
Chương 2: Ttrình bày tổng quan về địa bàn nghiên cứu, khai quát những điều
kiện kinh tế – xã hội cũng như chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương
tác động đến đời sống người dân và nhận xét về những thuận lợi, khó khăn của địa
phương.
Chương 3: Nêu cơ sở lí luận và các cơ sở thực tiễn cho nội dung nghiên cứu ,
những phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu.
Chương 4: Trình bày các kết quả nghiên cứu và thảo luận, cụ thể như việc thực
hiện chương trình xoá đói giảm nghèo của địa phương, so sánh hộ nghèo điều tra
thực tế với danh sách của BCĐ XĐGN xã, mô tả về đặc trưng của hộ nghèo và đánh
giá kết quả thực chất của chương trình XĐGN của địa phương.
Chương 5: Nêu lên những kết luận và kiến nghị chung của quá trình nghiên
cứu.

3


Chương 2
TỔNG QUAN

2.1.Điều kiện tự nhiên
2.1.1.Vị trí địa lí
Xã Tiến Hưng là một xã đồng bằng nằm ở phía nam thị xã Đồng xoài , tỉnh
Bình Phước . Tính từ Đông sang Tây dài khoảng 12 km , từ Bắc sang nam khoảng
5 km với tổng diện tích là : 4.980,8 ha có vị trí địa lý như sau :
-Phía bắc giáp phường Tân Xuân , phường Tân Bình , xã Tiến Thành và xã Tân

thành của thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước .
-Phía nam giáp Thị trấn Tân phú , Huyện Đồng phú , tỉnh bình Phước
-Phía tây giáp Xã An thái , huyện phú giáo , tỉnh Bình Dương
-Phía Đông giáp xã Tân Hưng huyện Dồng phú tỉnh Bình phước
Xã Tiến Hưng nằm trên quốc lộ ĐT 741 trục giao thông chính từ thành phố
HCM, tỉnh Bình dương đi lên tỉnh Bình phước và các tỉnh tây nguyên tạo điều kiện
thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hoá của nhân dân . Tiến Hưng là một
xã có thế mạnh về đất đai thuận cho các loại cây nông, công và lâm nghiệp dài ngày
cũng là địa bàn đang xây dựng hai khu công nghiệp lớn đó là khu công nghiệp
Đồng Xoài II, Đồng Xoài III của tỉnh, trong tương lai sẽ là cơ sở thuận lợi cho việc
phát triển kinh te.

4


Hình 1. Bản đồ hành chính xã Tiến Hưng, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước

5


2.1.2.Địa hình, thổ nhưỡng
a, Địa hình
Địa hình tương đối bằng phẳng , một vài vùng có triền đồi thấp, có độ cao so
với mặt nước biển từ 120 – 150 m , có hai con suối nhỏ chảy qua là suối Rạc và
suối Rin
b, Thổ nhưỡng
Bảng 1: Phân bố thổ nhưỡng xã Tiến Hưng
Loại thổ nhưỡng
Đất xám
Đất đỏ ba zan

Đất đỏ pha đất màu có đá sỏi
Ao, hồ
Đất ở

Diện tích (ha)
3.146
234
1.344,8
36
120

Cơ cấu (%)
63,17
4,69
28,98
0,72
2,4

Nguồn : Địa chính xã, năm 2008
Đất xám và đất đỏ bazan phân bổ phía tây chiếm phần lớn DT đất của xã, đây
là loại đất tốt độ mùn và ẩm cao phù hợp cho trồng cây công nghiệp dài ngày như
Cao su , Điều , Tiêu và cây ăn trái .
2.1.3.Khí hậu
Tiến Hưng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với tính chất chung nóng
ẩm, mưa nhiều và nhiệt độ cao .
a, Nhiệt độ :
Nhiệt độ trung bình trong năm là: 27 0C , nhiệt dộ cao nhất là : 39oC thấp
nhất là : 15oC. Trong một ngày đêm nhiệt độ chênh lệch khoảng3-4oc, nhiệt độ cao

6



nhất trong năm vào khoảng thời gian chuyễn tiếp từ mùa khô sang mùa mưa, nhiệt
độ thấp nhất là vào khoảng tháng 12.
b, Lượng mưa
Lượng mưa hàng năm tương đối lớn , nhưng phân bố không đều, trong năm
chia ra 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ thàng 5 đến tháng 11. Mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau. Lượng mưa tập trung chu yếu vào 6 tháng mùa mưa (chiếm
khoặng -90%), lượng mưa trung bình năm 1834mm, năm có mưa cao nhất là
2313mm, năm có lượng mưa thấp nhất là 1347mm, số ngày mưa trong năm là
khoảng hơn 100 ngày.
c, Độ ẩm
Độ ẩm không khí bình quân năm là 82,7%, thấp nhất là 66%, cao nhất là 87,7%
d, Lượng bốc hơi
Lượng bốc hơi trung bình năm là 1423mm, mùa khô khoảng 940mm và mùa
mưa 480mmLượng bốc hơi lại cao là nguyên nhân chính gây ra nạn hạn hán trong
vụ đông xuân.
2.1.4.Nguồn nước thuỷ văn:
Chế độ thuỷ văn của xã Tiến Hưng không dồi dào, nước phục vụ sinh hoạt và
đời sống đựoc lấy từ nguồn nước ngầm, nguồn nước ngầm này cũng đảm bảo vệ
sinh và chất lượng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt và đời sống nhân dân, song vào
thời điểm cuối mùa khô có những vùng cao thiếu nước tuy thời gian không dài
nhưng vẫn ảnh hưởng đến cuộc sống .

7


2.2.Điều kiện kinh tế:
2.2.1.Tình hình quản lí và sử dụng đất đai:
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc

biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các
khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội và an ninh quốc phòng.
a, Tình hình quản lí đất đai
Trong những năm qua, công tác quản lí đất đai trên địa bàn xã đạt được những
kết quả nhất định, góp phần ổn định trong quản lý và sử dụng đất, cụ thể như sau:
Ranh giới hành chính xã được phân định cụ thể theo Chỉ thị 364/CT của Chính
phủ. Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, bộ hồ sơ địa chính đã được tỉnh đầu tư
đo đạc mới khu dân cư theo lưới toạ độ quốc gia.
Công tác cấp sổ CQSDĐ được thực hiện khi người dân có yêu cầu , đúng thủ
tục khi có đầy đủ hồ sơ . Tính đến nay còn 115 hộ/2347 hộ chưa được cấp sỗ
(Nằm trong khu đất xâm canh lâm phần )
Công tác thống kê, kiểm kê đất đai; lập quy hoạch sử dụng đất đựơc thực hiện
thường xuyên hằng năm theo quy định;
Nguồn : Ban địa chính xã tháng 12 năm 2008
b, Tình hình sử dụng đất đai
Bàng 2: Tình hình sử dụng đất đai
Hiện trạng sử dụng
1.Đất nông nghiệp
2.Đất phi nông nghiệp
3.Đất chưa sử dụng
Tổng cộng

diện tích
4.423,06
512,79
45,03
4.980,8

cơ cấu(%)
88,8

10,3
0,9
100,00

Nguồn : địa chính xã, năm 2008

8


Qua bảng trên nhận thấy diện tích đất nông nghiệp chiếm 88,8 % cơ cấu DT
toàn xã trong đó mục đích cụ thể như sau :
Bảng 3:Cơ cấu DT trồng các loại cây qua các năm:
Khoản mục
Đất trồng cây cao su
Đất trồng cây điều
Đất trồng tiêu
Đất trồng cây ăn trái
Đất trồng rau màu
Tổng cộng

Diện tích (ha)
2016,5
2277,06
7,5
50,7
71,30
4423,06

Tỉ lệ(%)
45,59

51,48
0,16
1,14
1,61
100
Nguồn : Thống kê xã, năm 2008

Hình 1: cơ cấu cây trồng các loại cây các năm

2500
2000

đ?t tr?ng cây cao su
đ?t tr?ng cây
đi?u

1500

đ?t tr?ng tiêu

1000

đ?ttrá
ăn
tr?ng
i
cây
đ?t tr?ng rau màu

500

0
di?n tích (ha)

Nguồn : Thống kê xã, năm 2008

9


2.2.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp
a) Trồng trọt
Bảng 4 : Năng suất các loại cây trồng
Loại Cây trồng
Cao Su
Điều
Tiêu
Củ mỳ

ĐVT
Tấn/ha
Tấn/ha
Tấn/ha
Tấn/ha

Năm 2006
6
1,5
2
20

2007

7,5
2,1
3
18

2008
7,2
1
2,8
15

Nguồn : Thống kê xã, năm 2008
b) Chăn nuôi
Trên địa bàn xã chăn nuôi chủ yếu là theo mô hình gia đình , không có hộ chăn
nuôi theo trang trại , đa số người nông dân chăn nuôi tận dụng thời gian nhàn rỗiđể
tăng thêm thu nhập .
Bảng 5 : Số lượng gia súc gia cầm trên địa bàn xã :Năm 2008
STT
01
02
03
04
05
06

Loại gia súc
Trâu

Heo


Vịt
Ngan, ngỗng

Số con
0
312
2217
19807
618
451
Nguồn : Ban thú y xã, năm 2008

10


2.2.3.Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Tiểu thủ công nghiệp còn phát triển manh mún, chủ yếu là các nghề mộc, chế
biến đậu và làm bánh tráng..Đặc biệt chế biến hạt điều .
Công nghiệp chế biến nông sản đã phát triển bước đầu giải quyết việc làm
hàng năm cho hơn 200 lao động ở đia phương và các xã lân cận, hiện nay đang
đăng ký mở rộng diện tích tiểu cụm công nghiệp Đồng Xoài III (123 ha) nằm trên
địa bàn xã trở thành khu công nghiệp góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lao
động nơi đây.
2.2.4 Ngành dịch vụ thương mại
Ở xã hiện chưa có chợ , nhân dân buôn bán thương mại băng các quán nhỏ , tạp
hoá trên các trục lộ giao thông …cung cấp hàng tiêu dùng cho nhân dân .
2.3.Xã hội
2.3.1.Dân số
Tổng dân số đến tháng 3/2009 theo báo cáo của ban công an xã là : 2.347 hộ =
10.107 nhân khẩu , trong đó

+ Thường trú gồm : 2242 hộ = 9992 nhân khẩu .
+ Tạm trú : 105 hộ = 415 nhân khẩu
2.3.2.Tôn giáo – Dân tộc
Trên địa bàn xã có: 1 chùa Thanh Quang tại ấp 2 , Nhà thờ giáo xứ tại ấp 3
Trong đó, tỉ lệ người theo đạo:
-Phật giáo: 92 hộ =433 NK
-Thiên chúa giáo :374 hộ = 1757 NK

11


-cao đài: 01 hộ = 07 NK
-Tin lành: 01 hộ = 05 NK
+Dân tộc
- Khơme : 13 hộ = 71 NK
-Tày : 11 hộ = 51 NK
-Hoa : 12 hộ = 55 NK
-Stiêng : 04 hộ = 16 NK
-Mường : 03 hộ = 08 NK
-Nùng : 01 hộ = 05 NK
-Sán chỉ : 01 hộ = 04 NK
2.3.3 Tình hình nhập cư – xuất cư
Xã Tiến Hưng nói riêng và tỉnh Bình phước nói chung hiện nay tình hình nhập
cư tương đối phức tạp , trên địa bàn có đủ người dân mọi miền vế đây sinh sống ,
làm ăn từ miền bắc , miền trung , miền tây … đến lập nghiệp . Còn xuất cư thì
không nhiều chủ yếu một số hộ chuyển đi nơi khác làm ăn hoặc lập gia đình .
Bảng 6:Tình hình nhập cư - xuất cư
Diễn giải

ĐVT Năm 2006

(người)
Nhập cư
Người
146
Xuất cư
Người
21
Dân số
9780
Tỉ lệ nhập cư/ dân số
14 %
Tỉ lệ xuất cư/ dân số
2%

năm 2007
(người)
187
16
9.951
18%
1,6%

Năm 2008
(người)
212
56
10.107
20%
0,55%


Nguồn : Công an xã, năm 2008
Qua đó ta thấy lượng người đến xã hàng năm đều tăng , lượng người xuất cư lại
giảm. Điều đó chưng tỏ nơi đy cuộc sống và điều kiện làm ăn đang là thuận lợi.

12


2.3.4.Lao động
Dân số của xã là 10.107 người, trong đó số người đang trong độ tuổi lao động
là : 6.832.người, chiếm tỉ lệ 67,5 % dân số, trong đó nữ là : 3225 người .
Hiện trong số lao động này có việc làm ổn định: trong cc xí nghiệp, công ty ,
nông trường trên địa bàn xã Tiến Hưng l879 người , còn lại chủ yếu hoạt động trong
lĩnh vực nông nghiệp và phụ giúp gia đình . (Ban TBXH xã, năm 2008)
2.4.Cơ sở hạ tầng
2.4.1 Giao thông
Xã có trục đường ĐT 174 chạy qua là đường giao thông chính nối với trung
tâm lớn của tỉnh, Thành phó HCM, Bình Dương và các tỉnh Tây nguyên. Ngoài ra
xã còn có hệ thống đường liên huyện, xã khá dày tạo điều kiện thuận lợi trong việc
đi lại, giao lưu và vận chuyển hàng hoá của người dân.
2.4.2 Thuỷ lợi
Trên địa bàn chưa có hệ thông thuỷ lợi , mọi việc tưới tiêu cho cây trông chủ
yếu phụ thuộc vào thiên nhiên, vì vậy cây trông ở đây chủ yếu là cây công, nông,
công nghiệp lâu năm .
2.4.3.Điện
Từ năm 1995 mạng lưới điện hạ thế đựơc đưa về nông thôn, qua đó đã góp
phần mang lại ánh sáng nguồn điện về địa phương. Tính đến nay trong toàn xã số
hộ sử dụng điện là 97,85 trên tổng số hộ của xã. Hiện nay xã đang phấn đấu đến
cuối năm 2010 toàn bộ số hộ trên địa bàn có điện sử dụng.

13



2.4.4 Hệ thống thông tin liên lạc
Ơ xã có 01 trạm bưu điện văn hoá, 03 trạm truyền thanh , 03 trạm điện thoại
công cộng, 4 điểm dịch vụ internet, hiện nay số thuê bao điện thoại cố định là :
67,8 máy/100dân (Ban Văn Hóa Thông Tin xã, năm 2008)
2.4.5 Giáo dục
Trên toàn xã có 1 trường THCS, 02 trường Tiều học ,03 trường mẫu giáo đảm
bảo cơ sở vật chất và trang thiệt bị dạy học, chất lượng đội ngũ giao viên đạt chuẩn,
trong đó có nhiều giáo viên là giáo viên giỏi cấp tỉnh đã góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học ở địa phương
Hiện nay tổng số học sinh theo học ở tất cả các lớp là: 1838 /HS, Học sinh
THCS : 614 em ,Học sinh tiểu học : 903 em , các cháu mầm non : 321 cháu . Ngoài
ra còn huy động 04 lớp phổ cập chống mù chữ bậc THCS năm 2008 xã đã được
công nhận hoàn thành công tác CMC-PCTH và THCS.
2.4.6 Y tế
Xã có 1 trạm y tế đạt chỉ tiêu chuẩn quốc gia đặt ngay tại vị trí trung tâm của xã
đã góp phần giải quyết việc điều trị bệnh ở tuyến 1.
Ngoài ra còn có hệ thống cộng tác viên y tế trên địa bàn xã, có phòng điều trị y
học dân tộc, góp phần bổ sung cho hệ thống điều trị bệnh cấp cơ sở của địa phương.
2.5.Các chư ơng trình, chính sách phát triển nông thơn:
2.5.1.Xây dựng đường GTNT:
Công tác làm đường giao thông nông thôn được chú trọng, thực hiện phương
chân nhà nước và nhân dân cùng làm. Hàng năm nâng cấp, làm mới khoảng 5-6km
đường GTNT, góp phần tạo điều kiện cho bà con nông dân trong địa bàn các khu
dân cư ở xa đường lộ dễ dàng giao lưu, vận chuyển sản phẩm nông nghiệp của mình

14



×