Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH NUÔI GÀ CHUỒNG LẠNH THEO HÌNH THỨC GIA CÔNG TẠI TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.46 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH NUÔI GÀ
CHUỒNG LẠNH THEO HÌNH THỨC GIA CÔNG
TẠI TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2008

NGUYỄN ĐÌNH HÙNG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh Giá Hiệu Quả Kinh
Tế Của Mô Hình Nuôi Gà Chuồng Lạnh Theo Hình Thức Gia Công Tại Tỉnh Sóc
Trăng Năm 2008” do Nguyễn Đình Hùng, sinh viên khóa 31, ngành Kinh Tế Nông Lâm,
đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

NGUYỄN VĂN NĂM
Người hướng dẫn,

Ngày

tháng


năm 2009

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Ngày

tháng

năm 2009

tháng

năm 2009


LỜI CẢM TẠ!
Lời chân thành đầu tiên tôi xin gửi lời biết ơn đến ba mẹ, là người luôn ở bên tôi
chăm lo, động viên, khuyến khích, giúp cho tôi từng bước trưởng thành và có được như
ngày nay.
Các thầy cô khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM đã truyền đạt cho
tôi những kiến thức vô cùng quý báu đó là hành trang hết sức cần thiết để tôi có thể bước
vào đời một cách vững chắc, không biết làm gì hơn ngoài lời cảm ơn và tôi sẽ cố gắng
phấn đấu phát huy những gì mà thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy. Và đặc biệt hơn nữa, xin
gửi lòng biết ơn đến thầy Nguyễn Văn Năm, người đã hướng dẫn tôi thật tận tình trong
suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Cảm ơn đến toàn thể công nhân viên huyện Châu Thành và huyện Kế Sách, đặc

biệt là các anh chị Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện đã cung cấp số
liệu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiến hành điều tra hoàn thành đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn đến các bạn bè của tôi, những người bạn thân thiết đã cùng tôi
học tập và vui chơi đó là khoảng thời gian để lại những dấu ấn tốt đẹp nhất thời sinh viên
dưới mái trường Đại Học Nông Lâm.
Cuối cùng, xin chúc các thầy cô sức khỏe thật dồi dào, bạn bè tôi luôn thành công.
Xin chân thành cảm ơn!

TP.Hồ Chí Minh, Tháng 07/2009
Nguyễn Đình Hùng


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN ĐÌNH HÙNG. Tháng 07 năm 2009. “Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế
Của Mô Hình Nuôi Gà Chuồng Lạnh Theo Hình Thức Gia Công Tại Tỉnh Sóc
Trăng Năm 2008”.

Trong khoá luận nghiên cứu những mục tiêu sau:
- Tìm hiểu tình hình chăn nuôi gà công nghiệp theo mô hình chuồng lạnh trên địa
bàn tỉnh Sóc Trăng như quy mô chăn nuôi, giống gà nuôi phổ biến mang lại hiệu quả cao
nhất, mục đích chăn nuôi…
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi gà công nghiệp khép kín trên địa bàn
tỉnh Sóc Trăng.
- So sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình nuôi khép kín gà thịt và gà đẻ trứng trong
năm 2008.
- Đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm mở rộng mô hình chăn nuôi này đến với bà
con nông dân trên cả nước.
Các mục tiêu chủ yếu sử dụng các phương pháp để nghiên cứu như: Phương pháp
thu thập thông tin, phương pháp xử lý số liệu, phương pháp phân tích số liệu và phương
pháp phân tích thống kê.

Trong quá trình điều tra tính toán tổng hợp và phân tích số liệu tôi đã nhân thấy
một số điểm yếu của mô hình chăn nuôi chuồng lạnh và đưa ra một số biện pháp nhằm
khắc phục những điểm yếu đó. Đồng thời cũng đưa ra một số kết luận và kiến nghị đối
với các trang trại và địa phương với mục đích giới thiệu, mở rộng và phát triển mô hình
trang trại nuôi gà chuồng lạnh này đến với bà con nông dân trong cả nước.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

v

Danh mục các bảng

vi

Danh mục phụ lục

vii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2


1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1. Về không gian

2

1.3.2. Về thời gian

2

1.3.3. Đối tượng nghiên cứu

3

1.4. Cấu trúc khoá luận

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1. Một số đặc điểm tổng quát về tỉnh Sóc Trăng


4

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

4

2.1.2. Về đơn vị hành chính

5

2.1.3. Về điều kiện kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng

6

2.2. Nhận định chung về tổng quan
a) Những thuận lợi
b) Hạn chế

9
9
10

CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

11

3.1.1. Khái niệm về kinh tế trang trại


11

3.1.2. Đặc điểm chủ yếu của kinh tế trang trại

11

3.1.3. Vai trò của kinh tế trang trại

12


3.1.4. Khái niệm về mô hình trang trại nuôi gà chuồng lạnh

12

3.1.5. Đặc điểm về trang trại nuôi gà chuồng lạnh

12

3.1.6. Mục đích chăn nuôi của trang trại nuôi gà chuồng lạnh

13

3.1.7. Ưu và nhược điểm của trang trại nuôi gà chuồng lạnh

13

3.1.8. Khái niệm về hiệu quả kinh tế

13


3.1.9. Các chỉ tiêu đo lường

14

3.2. Phương pháp nghiên cứu

15

3.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

15

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

15

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

16

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình chung của các trang trại nuôi gà công nghiệp theo mô hình nuôi gà khép
kín

17

4.1.1. Số trang trại điều tra theo huyện

17


4.1.2. Độ tuổi của chủ trang trại chăn nuôi

18

4.1.3. Trình độ văn hoá của chủ trang trại

19

4.1.4. Diện tích chăn nuôi các trang trại

19

4.1.5. Một số ngành nghề khác của chủ trang trại

20

4.2. Thực trạng chăn nuôi của các trang trại

22

4.2.1. Quy mô chăn nuôi

22

4.2.2. Kinh nghiệm chăn nuôi

23

4.2.3. Cơ cấu giống đàn gà


24

4.2.4. Nguồn thức ăn, nước uống cho gà

26

4.2.6. Nguồn vốn sử dụng cho chăn nuôi

27

4.2.7. Tình hình tham gia hoạt động khuyến nông

28

4.3. Các chính sách hỗ trợ của địa phương đối với các trang trại

29

4.4. Tình hình tiêu thụ sản phẩm

31

4.4.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm gà thịt

32

4.4.2. Tình hình tiêu thụ gà đẻ trứng

33



4.5. Kết quả, hiệu quả chăn nuôi của các trang trại nuôi gà thịt

34

4.5.1. Chi phí chăn nuôi gà thịt

34

4.5.2. Các khoản thu từ gà thịt

42

4.5.3. Kết quả và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi gà thịt chuồng lạnh

45

4.6. Kết quả - hiệu quả chăn nuôi gà đẻ trứng

46

4.6.1. Chi phí chăn nuôi gà đẻ trứng

46

4.6.2. Các khoản thu từ nuôi gà đẻ trứng

49


4.6.3. Kết quả, hiệu quả của trang trại nuôi gà đẻ trứng năm 2008

51

4.7. So sánh hiệu quả mô hình nuôi gà thịt và gà đẻ trứng trong chuồng lạnh

52

4.8. Phân tích ma trận SWOT của trang trại nuôi gà chuồng lạnh

53

4.8.1. Phân tích những điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội và nguy cơ

53

4.8.2. Một số định hướng cho ma trận SWOT

54

4.9. Những thuận lợi và khó khăn của trang trại nuôi gà công nghiệp khép kín

56

4.9.1. Những thuận lợi

56

4.9.2. Những khó khăn


57

4.10. Giải pháp nhằm khắc phục những điểm yếu và nguy cơ của mô hình

57

4.10.1. Giải pháp về nguồn vốn

57

4.10.2 Giải pháp về quy hoạch chăn nuôi

58

4.10.3. Giải pháp về huấn luyện kỹ thuật

58

4.10.4. Giải pháp về thị trường tiêu thụ

58

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận

59

5.1.1 Đối với các trang trại

59


5.1.2 Đối với địa phương

60

5.2. Kiến nghị

60

5.2.1. Đối với các trang trại

60

5.2.2. Đối với địa phương

61


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH – HĐH

Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

ATSH

An toàn sinh học

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội


CGC

Cúm gia cầm

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

HS

Học sinh

KTTT

Kinh tế thị trường

HĐK

Hồ Đắc Kiện

TTTH


Tính toán tổng hợp

VAC

Vườn ao chuồng

ĐVT

Đơn vị tính

Đ

Đồng

Ngđ

Ngàn đồng

TĂCN

Thức ăn chăn nuôi

HTX

Hợp tác xã

KH

Khấu hao


S

Điểm mạnh

W

Điểm yếu
v


O

Cơ hội

T

Nguy cơ

Ha

Hecta

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

Kg

Kilogam


Km

Kilomet

USD

Đô la Mỹ

LN

Lợi nhuận

DT

Doanh thu

CP

Chi phí

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1. Cơ Cấu Sử Dụng Đất Tỉnh Sóc Trăng

5


Bảng 2.2. Tình Hình Giáo Dục Tỉnh Sóc Trăng

9

Bảng 4.1. Số Trang Trại Điều Tra theo Huyện

17

Bảng 4.2. Độ Tuổi của Chủ Trang Trại

18

Bảng 4.3. Trình Độ Văn Hoá của Chủ Trang Trại

19

Bảng 4.4. Tổng Diện Tích Đất của Các Trang Trại

20

Bảng 4.5. Một Số Ngành Nghề Khác của Các Trang Trại Chăn Nuôi được Điều Tra

21

Bảng 4.6. Quy Mô Đàn Gà của Trang Trại Điều Tra

22

Bảng 4.7. Quy Mô Đàn của Trang Trại Nuôi Gà Thịt


23

Bảng 4.8. Quy Mô Đàn của Trang Trại Nuôi Gà Đẻ

23

Bảng 4.9. Kinh Nghiệm Chăn Nuôi Gà của Các Trang Trại

24

Bảng 4.10. Cơ Cấu Giống Đàn Gà Thịt

25

Bảng 4.11. Cơ Cấu Giống Đàn Gà Đẻ Trứng

25

Bảng 4.12. Tên Thức Ăn Theo Độ Tuổi Gà Của Công Ty Cổ Phần CP

26

Bảng 4.13. Tên Thức Ăn theo Độ Tuổi Gà của Công Ty Thức Ăn Jaffa

27

Bảng 4.14. Tình Hình Vay Vốn của Trang Trại

28


Bảng 4.15. Tình Hình Tham Gia Hoạt Động Khuyến Nông của Trang Trại

29

Bảng 4.16. Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm của Trang Trại

32

Bảng 4.17. Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Gà Thịt

32

Bảng 4.18. Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Gà Đẻ Trứng

33

Bảng 4.19. Chi Phí Thức Ăn cho Gà Thịt Bình Quân 1 Ngày/Con theo Độ Tuổi

35

Bảng 4.20. Chi Phí Thức Ăn cho Gà Thịt theo Quy Mô

35

Bảng 4.21. Chi Phí Con Giống Gà Thịt

36

Bảng 4.22. Chi Phí Xây Dựng Chuồng Trại


37
vii


Bảng 4.23. Chi Phí Thiết Bị Hỗ Trợ Chăn Nuôi

39

Bảng 4.24. Chi Phí Điện Nước của Trang Trại Nuôi Gà Thịt

39

Bảng 4.25. Chi Phí Gas Trong Tuần Đầu của Trang Trại

40

Bảng 4.26. Chi Phí Trấu Lót Chuồng của Trang Trại

41

Bảng 4.27. Chi Phí Lao Động của Trang Trại Nuôi Gà Thịt

42

Bảng 4.28. Khoản Thu từ Nuôi Gia Công của Trang Trại

43

Bảng 4.29. Khoản Thu từ Phân Gà


44

Bảng 4.30. Kết Quả và Hiệu Quả Kinh Tế của Mô Hình Nuôi Gà Thịt Chuồng Lạnh

45

Bảng 4.31. Chi Phí Thức Ăn Cho Gà Đẻ Trong Năm 2008

47

Bảng 4.32. Chi Phí Thiết Bị Hỗ Trợ Chăn Nuôi của Trang Trại Gà Đẻ Năm 2008

47

Bảng 4.33. Chi Phí Điện của Trang Trại Nuôi Gà Thịt Trong Năm 2008

48

Bảng 4.34. Chi Phí Lao Động của Trang Trại Nuôi Gà Đẻ Năm 2008

48

Bảng 4.35. Chi Phí Rơm của Trang Trại Nuôi Gà Đẻ Năm 2008

49

Bảng 4.36. Khoản Thu Từ Bán Trứng của Trang Trại

50


Bảng 4.37. Khoản Thu Từ Phân Gà của Trang Trại Nuôi Gà Đẻ Năm 2008

50

Bảng 4.38. Kết Quả và Hiệu Quả Kinh Tế của Mô Hình Nuôi Gà Đẻ Năm 2008

51

Bảng 4.39. So Sánh Kết Quả - Hiệu Quả Giữa Trang Trại Nuôi Gà Thịt và Gà Đẻ Trong
Chuồng Lạnh

52

Bảng 4.40. Ma trận Swot của trang trại nuôi gà khép kín

55

viii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay đất nước ta đang trên con đường CNH – HĐH, các ngành công nghiệp và
dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong GDP của nước ta. Định hướng phát triển kinh
tế của nước ta là giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng của ngành
công nghiệp, dịch vụ trong GDP của quốc gia. Điều đó không có nghĩa là chúng ta không
quan tâm đến việc phát triển ngành nông nghiệp. Nông nghiệp vẫn đang là mặt trận hàng

đầu trong quá trình phát triển kinh tế của nước ta hiện nay, nó vẫn đang chiếm vị trí quan
trọng trong cơ cấu kinh tế của quốc gia. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiệm vụ phát triển
nông nghiệp-nông thôn giai đoạn 2001 – 2010 là đẩy mạnh quá trình CNH-HĐH nông
nghiệp đồng thời với việc tăng cường đầu tư phát triển xây dựng nông thôn, chuyển dịch
cơ cấu cây trồng vật nuôi, trong đó việc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia cầm an toàn
sinh học phát triển theo hướng bền vững cũng đang được chú trọng, đặc biệt quan tâm.
Nhiều năm qua, dịch cúm gia cầm (CGC) đe dọa rất lớn đến sự phát triển bền vững
của ngành chăn nuôi gia cầm ở ĐBSCL và cả nước. Trước tình hình này, mô hình nuôi
gia cầm an toàn sinh học (ATSH) đã chứng tỏ hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng chăn
nuôi gia cầm bền vững trong nước nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng. Mô hình chăn
nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học có hiệu quả nhất hiện nay là mô hình nuôi gia
cầm khép kín. Đây là mô hình chăn nuôi cho năng suất rất cao, phòng chống và kiểm soát
được tình hình dịch bệnh, thân thiện với môi trường và sức khỏe con người. Hơn nữa đây
là mô hình có sự liên kết về kỹ thuật chăn nuôi giữa cong ty cổ phần CP, Jaffa với chủ
trang trại, đặt biệt là người nuôi không phải lo về thức ăn, đầu ra cho sản phẩm vì có sự


hợp tác và hỗ trợ của công ty cổ phần CP và Jaffa. Mô hình mang lại hiệu quả kính tế rất
cao, an toàn, thân thiện, tính rủi ro về dịch bệnh và đầu ra không xảy ra.
Ở Việt Nam hiện đang có 56 mô hình nuôi gia cầm khép kín, trong đó riêng địa
bàn Tỉnh Sóc Trăng chiếm đến 29 mô hình. Đây là mô hình có triển vọng cho hướng an
toàn sinh học, phát triển bền vững nhưng mô hình này chưa được nhân rộng và phổ biến
thực hiện trên cả nước. Chính vì vậy tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài : “Đánh Giá Hiệu
Quả Kinh Tế Của Mô Hình Nuôi Gà Chuồng Lạnh Theo Hình Thức Gia Công Tại
Tỉnh Sóc Trăng Năm 2008”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi gà công nghiệp chuồng lạnh trên địa
bàn tỉnh Sóc Trăng và đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm mở rộng mô hình chăn nuôi
này đến với bà con nông dân trên cả nước.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu tình hình chăn nuôi gà công nghiệp theo mô hình chuồng lạnh trên địa
bàn tỉnh Sóc Trăng như: quy mô chăn nuôi, giống gà nuôi phổ biến mang lại hiệu quả cao
nhất, mục đích chăn nuôi…
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi gà công nghiệp khép kín trên địa bàn
tỉnh Sóc Trăng.
- So sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình nuôi khép kín gà thịt và gà đẻ trứng trong
năm 2008.
- Đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm mở rộng mô hình chăn nuôi này đến với bà
con nông dân trên cả nước.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Về không gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng chủ yếu ở huyện
Châu Thành và huyện Kế Sách tập trung đến 27 trang trại.
1.3.2. Về thời gian
Đề tài được thực hiện từ ngày 27/02/2009 đến ngày 20/06/2009.
2


1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Các trang trại nuôi gà chuồng lạnh tại tỉnh Sóc Trăng
1.4. Cấu trúc khoá luận
Nội dung khoá luận thể hiện qua 5 chương được khái quát như sau:
Chương 1. Mở đầu: Chương này trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên
cứu, phạm vi nghiên cứu, cấu trúc của toàn bộ luận văn.
Chương 2. Tổng quan: Trình bày tổng quan về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế
xã hội, tình hình tín dụng tại xã, công tác khuyến nông; những thuận lợi, khó khăn ảnh
hưởng đến hoạt động chăn nuôi sản xuất mà người dân địa phương gặp phải.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu: Chương này nêu lên các khái
niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và trình bày phương pháp phân tích để có được

kết quả nghiên cứu.
Chương 4. Kết quả và thảo luận: Đánh giá hiệu quả kinh tế của các trang trại nuôi
gà tại tỉnh Sóc Trăng theo quy mô chăn nuôi của gà thịt và gà đẻ. So sánh kết quả hiệu
quả kinh tế giữa trang trại nuôi gà thịt với gà đẻ
Chương 5. Kết luận và đề nghị: Tóm tắt lại các kết quả đã đạt được của đề tài trong
quá trình nghiên cứu và kiến nghị một số giải pháp để chăn nuôi gà chuồng lạnh có hiệu
quả hơn tại địa phương

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Một số đặc điểm tổng quát về tỉnh Sóc Trăng
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Sóc Trăng là tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long, Miền
Nam Việt Nam. Sóc Trăng có phần đất liền nằm từ 9°14'-9°56' vĩ độ bắc và 105°34'106°18' kinh độ đông
-

Phía Bắc và Tây Bắc giáp Hậu Giang.

-

Phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu.

-

Phía Đông Bắc giáp Trà Vinh.


-

Phía Đông và Đông Nam giáp biển 72 km.

Đất đai: Sóc Trăng là vùng đất trẻ, được hình thành qua nhiều năm lấn biển nên
địa hình bao gồm phần đất bằng, xen kẽ là những vùng trũng và các giồng cát với cao
trình phổ biến ở mức 0,5 - 1,0 m so với mặt biển, nghiêng từ tây bắc xuống Đông Nam và
có hai tiểu vùng địa hình chính: vùng ven sông Hậu với độ cao 1,0 - 1,2 m, bao gồm vùng
đất bằng và những giồng cát hình cánh cung tiếp nối nhau chạy sâu vào giữa tỉnh; vùng
trũng phía Nam tỉnh với độ cao 0 - 0,5 m, thường bị ngập úng dài ngày trong mùa lũ.
Ngoài ra, Sóc Trăng còn có những khu vực nằm giữa các giồng cát, không hình thành
vùng tập trung với độ cao trung bình 0,5 - 1,0 m.
Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Sóc Trăng nhiều nhất là đất nông nghiệp với diện tích là
263.831 ha chiếm 81,86% trong tổng số diện tích đất. Diện tích đất chưa sử dụng ở tỉnh
Sóc Trăng còn chiếm tỷ lệ khá cao khoảng 24.876 ha tương ứng với 7,72%. Đất nhà ở
chiếm tỷ lệ thấp nhất với tổng diện tích khoảng 4.725 ha chiếm 1,46%, diện tích đất lâm
nghiệp và chuyên dùng chiếm 8,96% với diện tích là 28,898 ha.


Bảng 2.1. Cơ Cấu Sử Dụng Đất Tỉnh Sóc Trăng
Khoản mục

Diện tích (ha)

Đất ở

Tỷ lệ (%)

4.725


1,46

Đất nông nghiệp

263.831

81,86

Đất lâm nghiệp

9.287

2,88

Đất chuyên dùng

19.611

6,08

Đất chưa sử dụng

24.876

7,72

Tổng

322.330


100,00

Nguồn tin: Phòng thống kê Nông Nghiệp tỉnh Sóc Trăng

Hệ thống thủy lợi: Trên địa bàn Sóc Trăng có hai sông lớn là sông Hậu và sông
Mỹ Thanh, đổ ra biển qua cửa Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh. Thủy lợi là biện pháp
hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp với nhiệm vụ tưới - tiêu - chống úng lũ, hiện nay
toàn tỉnh có hơn 700 km đê ngăn mặn, 2.798 cống dưới đê, 300 đập thời vụ, 250 km kênh
mương dẫn nước ngọt... Các công trình thủy lợi đã phục vụ cho 152.000 ha trong đó có
40.000 ha tương đối hoàn chỉnh.
Khí hậu: Sóc Trăng thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có 2 mùa
rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5-11 với gió mùa Tây - Nam và mùa khô từ tháng 12 đến tháng
4 với gió mùa Đông - Bắc.
-

Nhiệt độ trung bình hàng năm 26,60C, cao nhất 28,50C.

-

Lương mưa bình quân hàng năm 1.489,7 mm.

-

Số giờ nắng bình quân hàng năm: 2.585 giờ.

-

Độ ẩm tương đối trung bình: 84%

Điều kiện khí hậu thuận lợi cho sự phát triển thực vật do nhiệt lượng dồi dào,

không có bão và hạn hán kéo dài.
2.1.2. Về đơn vị hành chính
Tỉnh Sóc Trăng được tái lập từ tỉnh Hậu Giang. Sóc Trăng có 9 đơn vị hành chính
cấp huyện, bao gồm: Thành phố Sóc Trăng, huyện Châu Thành, Long Phú, Cù Lao Dung,
5


Mỹ Tú, Thạnh Trị, Vĩnh Châu, Ngã Năm, Kế Sách, Mỹ Xuyên. Bao gồm 105 xã, phường,
thị trấn. Thành phố Sóc Trăng là trung tâm hành chính của tỉnh.
2.1.3. Về điều kiện kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng
Về dân số và lao động: Hiện nay dân số toàn tỉnh là 1.302.562 người (năm 2007),
trong đó thành thị chiếm 18,44%, nông thôn 81,56%, trong đó nữ chiếm 51,29%. Mật độ
dân số trung bình hiện nay của tỉnh là 394 ngưởi/km2, thấp hơn mức trung bình ở Đồng
bằng sông Cửu Long (434 người/km2). Dân số phân bổ không đều, tập trung đông ở vùng
ven sông Hậu và các giồng đất cao, nơi có điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế. Cơ
cấu này sẽ thay đổi theo quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chiến lược phát triển của
tỉnh trong tương lai. Ở Sóc Trăng, ngoài người Kinh chiếm tỷ lệ khoảng 65,2% dân số
còn có nhiều dân tộc khác cùng chung sống, trong đó người Khmer chiếm 28,9%, người
Hoa chiếm 5,9%. Thêm vào đó còn có người Nùng, Thái, Chăm... nên đời sống và sinh
hoạt văn hóa của người dân Sóc Trăng rất đa dạng và phong phú. Khu vực nông thôn
chiếm 84%, chủ yếu sống bằng nghề là ruộng, rẫy, vườn, chăn nuôi và đánh bắt thuỷ hải
sản. Lực lượng lao động có trên 625.000 người, trong đó lao động nông nghiệp chiếm
khoảng 83%. Với nguồn lao động dồi dào, cần cù, siêng năng, chịu khó, thích học hỏi,
tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật nhanh là một trong những yếu tố quan trọng trong quá
trình phát triển kinh tế.
Về giao thông: Sóc Trăng hiện có 277 km đường bộ bao gồm: 56,3 km đường
bêtông nhựa; 31,5 km đường tráng nhựa, 178 km đường trải đá; 69 cây cầu. Hệ thống
giao thông chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, cần được đầu tư bằng nhiều
nguồn vốn để mở rộng mạng lưới đường bộ đi đôi với hệ thống cầu, cống. Dự án Ngư
Cảng Trần đề và Thương cảng Đại Ngãi là 2 dự án lớn của tỉnh đang cần vốn đầu tư.

Thông tin liên lạc: Sóc Trăng đã lắp đặt tổng đài điện thoại hiện đại mới có 6.000
số đáp ứng nhu cầu thông tin dễ dàng trong nước và ngoài nước. Hệ thống thông tin liên
lạc tại các huyện, xã từng bước được cải thiện đáp ứng được nhu cầu ngày càng nhiều của
khách hàng.
Về cấp điện: Đến cuối năm 1993 toàn tỉnh Sóc Trăng có 152 km đường dây tải 35
KV, 116 km đường dây tải 15 KV, có 7/7 huyện, thị và 42/94 xã, phường, thị trấn có điện.
6


Mức tiêu thụ điện bình quân đầu người còn thấp, 29 Kwh/người/năm. Đến năm 1995 đưa
điện đến 80% số xã và đến năm 2000 có 100% xã nông thôn có điện. Do vậy, việc cần
nhiều vốn đầu tư là yêu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay.
Về cấp nước: Thị xã có nhà máy nước với công suất 8.000 m3/ngày-đêm, công
suất hiện nay quá nhỏ và hệ thống chuyển tải đã hư hỏng nên gây hao hụt lớn, không đủ
phục vụ cho thị xã với dân số 100.000 người. Chỉ có 3 trong 6 thị trấn có trạm cung cấp
nước với tổng công suất 1.400m3/ngày. Để đáp ứng yêu cầu sản xuất và sinh hoạt, tỉnh đã
hình thành các dự án kêu gọi đầu tư: dự án xây dựng nhà máy nước ngầm và hệ thống
chuyển tải, dự án nước sạch nông thôn, dự án nước sạch ở các trường phổ thông.
Về sản xuất nông nghiệp: Do đặc điểm vị trí thuộc vùng đồng bằng châu thổ với
đất đai phì nhiêu, khí hậu ôn hòa, nên thế mạnh của tỉnh hiện nay là nông nghiệp và thủy
sản. Với 249.088 ha đất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là đất trồng lúa với diện tích
188.067 ha, đất trồng cây lâu năm 40.206 ha, diện tích cây ăn trái đặc sản chiếm
5.000ha/17.000 ha cây ăn trái. Các năm qua, sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển khá
nhanh theo hướng thâm canh tăng vụ, tăng năng suất sản phẩm. Sản lượng lúa năm 2006
đạt 1,6 triệu tấn.
Tỉnh có khả năng phát triển sản xuất nông ghiệp với quy mô lớn, tập trung các loại
nông sản có lợi thế cạnh tranh cao như: Thủy sản, Lúa gạo, mía đường, rau quả, thịt heo
và gia cầm, kế đến là các sản phẩm cho nhu càu nội địa như: bắp, đậu, bò thịt, bò sữa..
Ngành nông nghiệp Sóc Trăng có các nhà Lãnh đạo cởi mở và một đội ngũ cán bộ quản
lý, cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn sẵn sàng hợp tác và tạo điều kiện, để các nhà

đầu tư, các nhà khoa học, các Viện, Trường, Trung tâm đến đầu tư, nghiên cứu khoa học
góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp của tỉnh phát triển có hiệu quả và bền vững trong thời
kỳ công nghiệp, hóa hiên đại hóa.
Công nghiệp: Ngành Công nghiệp tỉnh Sóc Trăng rất đa dạng, được hình thành và
phát triển dựa trên nguồn nguyên liệu và lao động địa phương. Tuy có xuất phát điểm
thấp, song công nghiệp Tỉnh đã có nhiều cố gắng vươn lên. Nếu giá trị sản xuất công
nghiệp năm 1992 đạt 467,188 tỷ đồng thì đến năm 1995 đạt 766,627 tỷ đồng, tốc độ phát
triển bình quân giai đoạn 1992-1995 tăng 17,20 %. Từ đầu năm 1996, do chủ động đầu tư
7


một số nhà máy chủ lực như: Nhà máy Chế biến đậu nành, rau xuất khẩu; Nhà máy
Đường; mở rộng sản xuất Nhà máy Bia Sóc Trăng. Giai đoạn 1996-2000, ngành Công
nghiệp Tỉnh có những bước khởi sắc, tốc độ phát triển bình quân tăng 20,4 %, trong đó
doanh nghiệp Nhà nước tăng 47,4 % và công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 9,35 %. Cuối
năm 1999, Sóc Trăng có 10 doanh nghiệp nhà nước với khoảng 2.600 lao động, từng
bước thích nghi và phát triển trong cơ chế thị trường, dưới sự chỉ đạo của Sở Công
nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng được quan tâm đầu tư và mở
rộng như phát triển các thành phần kinh tế, có các chế độ vay vốn ưu đãi, chính sách miễn
giảm thuế. Hiện có 3.861 cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh với 16.462 lao động. So
với năm 1996, số cơ sở tăng 2,4 % và số lao động tăng 6,9 %. Trong đó, hợp tác xã tăng 1
cơ sở, doanh nghiệp tư nhân tăng 31 cơ sở, hộ cá thể và tổ sản xuất tăng lên 63 và 1 doanh
nghiệp có vốn 100 % nước ngoài với 59 lao động.
Công nghiệp chế biến được Sóc Trăng ưu tiên hàng đầu, năm 1992 khi mới tái lập
tỉnh, Sóc Trăng chỉ có một nhà máy chế biến tôm đông lạnh và vài ba nhà máy xay xát
gạo công suất thấp. 14 năm qua, Sóc Trăng vừa làm vừa tích lũy xây dựng hiện đã có 5
tổng công ty chế biến thủy sản mỗi nơi có từ 4.000 đến 5.000 công nhân, nhà máy đường
công suất 2300 tấn mía cây/ ngày. Tỉnh đang xây dựng một khu công nghiệp rộng hàng
trăm héc ta tại thị xã Sóc Trăng và các khu, cụm công nghiệp khác ở Ngã Năm, Kế Sách,
Trần Đề giá trị sản xuất công nghiệp Sóc Trăng tăng bình quân gần 20%/năm. Các doanh

nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản như: Fimex.VN, Kim Anh thuộc vào loại hàng đầu
của ngành thủy sản Việt Nam. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu Sóc Trăng đạt 365 triệu
USD, trong đó xuất khẩu thủy sản đạt 360 triệu USD với mức tăng bình quân 17,56 %.
Kết quả này là một thành công ngoài mong đợi.
Tình hình giáo dục: Trên địa bàn tỉnh năm 2007 đã có 16 trường mầm non với
1.146 trẻ, 75 trường mẫu giáo với 31.741 trẻ. 288 trường tiểu học với 117.615 học sinh,
98 trường THCS với 68.126 học sinh, 27 trường THPT có 29.865 học sinh và 2 trường
cao đẳng đó là Cao Đẳng Sư Phạm và Cao Đẳng Cộng Đồng.

8


Bảng 2.2. Tình Hình Giáo Dục Tỉnh Sóc Trăng
Tiểu học

Số HS

THCS

Số HS

THPT

Số HS

Sóc Trăng

15

10.537


4

6.990

4

5.484

Kế Sách

36

13.495

15

9.495

4

5.161

Mỹ Tú

50

19.157

15


10.186

5

4.209

Mỹ Xuyên

46

18.497

16

10.342

4

3.587

Long Phú

43

16.005

18

9.608


3

3.510

Lao Dung

19

5.036

6

3.448

2

1.308

Thạnh Trị

16

8.912

9

5.278

1


2.180

Vĩnh Châu

45

17.549

10

7.672

2

2.213

Ngã Năm

18

8.427

5

5.107

2

2.213


Tổng

288

117.615

98

68.126

27

29.865

Cơ sở

Nguồn tin: Sở giáo dục tỉnh Sóc Trăng tháng 10 năm 2007

2.2. Nhận định chung về tổng quan
a) Những thuận lợi
Sóc Trăng là tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL nằm cuối hạ lưu sông Hậu. Do đặc điểm
vị trí thuộc vùng đồng bằng châu thổ với đất đai phì nhiêu, khí hậu ôn hòa, nên thế mạnh
của tỉnh hiện nay là nông nghiệp và thủy sản.
Với bờ biển tự nhiên dài 72km, sản phẩm khai thác từ biển và ven biển là tiềm
năng và nguồn lợi to lớn tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư. Phát triển thủy hải sản là
mũi nhọn kinh tế chủ lực của tỉnh, hiện nay diện tích nuôi tôm đạt trên 50.000 ha, trong
đó có gần 20.000 ha nuôi theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp.
Với nguồn lao động dồi dào, cần cù, siêng năng, chịu khó, thích học hỏi, tiếp thu
tiến bộ khoa học kỹ thuật nhanh là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình

phát triển kinh tế

9


Được sự quan tâm của các cấp các nghành nhằm tăng đầu tư, phát triển mạnh kinh
tế theo hướng bền vững toàn diện.
b) Hạn chế
Tuy có nhiều thuận lợi nhưng tỉnh Sóc Trăng cũng còn có một số hạn chế như: cơ
sở hạ tầng, điểm xuất phát của nền kinh tế thấp nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình
phát triển kinh tế.
Có thế mạnh về kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, hạn chế về công nghiệp do tài
nguyên hạn chế. Khó khăn trong việc phát triển đồng bộ, toàn diện về kinh tế nông
nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

10


CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm về kinh tế trang trại
Đây là một trong những loại hình kinh tế và tổ chức sản xuất cơ sở trong nông
nghiệp mang tính tập trung với quy mô nhất định dựa trên cơ sở của các nguồn lực của
chủ trang trại là chủ yếu, thực hiện cách thức tổ chức sản xuất và quản lí tiến bộ theo
hướng chuyên môn hoá sản xuất, thâm canh, ứng dụng tiến bộ kĩ thuật với mục đích chủ
yếu là sản xuất nông sản phẩm hàng hoá, có năng suất và hiệu quả cao. Là một hình thức
tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp về cơ bản mang bản chất của kinh tế hộ
chỉ khác ở chỗ quy mô sản xuất lớn hơn và sản xuất ra nhiều nông sản hàng hóa hơn (Lê

Minh Tùng, 2002).
Các đối tượng và ngành sản xuất được xem xét để xác định là kinh tế trang trại: Hộ
nông dân, hộ công nhân viên Nhà nước và lực lượng vũ trang đã nghỉ hưu, các loại hộ
thành thị và cá nhân chuyên sản xuất (bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ
sản) hoặc sản xuất nông nghiệp là chính, có kiêm các hoạt động dịch vụ phi nông nghiệp
ở nông thôn.
3.1.2. Đặc điểm chủ yếu của kinh tế trang trại
- Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất nông, lâm, thuỷ sản hàng hoá với qui
mô lớn.
- Mức độ tập trung hoá và chuyên môn hoá các điều kiện và yếu tố sản xuất cao
hơn hẳn so với sản xuất của nông hộ, thể hiện ở qui mô sản xuất như diện tích đất đai, số
lượng con giống đầu con gia súc, lao động, giá trị sản phẩm.


- Chủ trang trại có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản xuất, biết áp
dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất; sử
dụng lao động gia đình và thuê lao động bên ngoài sản xuất hiệu quả cao, có thu nhập
vượt trội so với kinh tế hộ.
3.1.3. Vai trò của kinh tế trang trại
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
- Thúc đẩy nông nghiệp chuyển sang sản xuất hàng hoá.
- Tạo việc làm, thu hút lao động, tăng thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo
trong nông thôn. Hàng năm, 115 nghìn trang trại hiện có đã làm ra giá trị tổng sản lượng
gần 10 nghìn tỉ đồng với 87% là sản phẩm hàng hoá.
- KTTT là hình thức phát triển cao hơn của kinh tế hộ nói chung, có khả năng đi
đầu, đi trước của hàng triệu nông hộ ở nông thôn trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, góp phần hỗ trợ các hộ khác vươn lên bởi vì 71,2% chủ trang trại là nông dân; đó
là những nông dân tiên tiến đã tích luỹ kinh nghiệm và say mê với nghề nông.
3.1.4. Khái niệm về mô hình trang trại nuôi gà chuồng lạnh
Đây là mô hình nuôi gà công nghiệp trong chuồng kín, nhiệt độ ổn định theo từng

độ tuổi. Chuồng được thiết kế kín, cách ly với bên ngoài hoàn toàn, một đầu có hệ thống
nhiều quạt hút lớn đường kính 1,4 - 1,5m, một đầu hệ thống làm mát từ nước. Khi hệ
thống quạt hút giảm nhiệt độ bên trong không theo yêu cầu, bộ cảm ứng bên trong tự
động bật hệ thống làm mát cho gà sẽ hoạt động. Nhiệt độ trong chuồng nuôi được điều
chỉnh giảm dần theo độ tuổi của gà. Lúc gà mới thả vào chuồng thì nhiệt độ 34 - 350C, khi
gà lớn dần thì nhiệt độ cũng được điều chỉnh giảm dần còn 25 - 260C.
3.1.5. Đặc điểm về trang trại nuôi gà chuồng lạnh
- Là một mô hình trang trại nuôi gà công nghiệp có vòng quay khép kín
- Tất cả những hộ tham gia mô hình chăn nuôi này đều được Công ty cổ phần C.P
đầu tư con giống, thức ăn, kỹ thuật và có bác sĩ thú y theo dõi, tư vấn quá trình nuôi. Sau
khoảng 45 ngày nuôi, khi gà đạt trọng lượng 2,7kg sẽ được Công ty thu sản phẩm. Người
nuôi được Công ty trả khoảng 5.500 đồng/con.

12


- Người chăn nuôi theo mô hình này không phải lo ngại về đầu ra vì công ty sẽ thu
mua toàn bộ sản phẩm trong quá trình sản xuất chăn nuôi.
3.1.6. Mục đích chăn nuôi của trang trại nuôi gà chuồng lạnh
Chăn nuôi với mục đích chính đó là nuôi gia công cho công ty cổ phần CP và Jaffa
lấy thịt, lấy trứng nhằm cung cấp cho thị trường những sản phẩm chất lượng cao, an toàn
và bổ dưỡng cho khu vực ĐBSCL và TP.HCM
3.1.7. Ưu và nhược điểm của trang trại nuôi gà chuồng lạnh
a) Ưu điểm
- Người nuôi theo mô hình này không phải lo lắng đầu vào đầu ra, bởi vì hầu hết
gà nuôi của các trại này sẽ được Công ty C.P thu mua và đưa vào dây chuyền giết mổ
hiện đại của Cơ sở Năm Thắng ở Thanh Đức (Vĩnh Long) để cung cấp cho khu vực
ĐBSCL.
- Phương thức kết hợp bền vững giữa người nuôi và doanh nghiệp trong mô hình
liên kết chăn nuôi khép kín (chuồng lạnh) từ đầu vào đến đầu ra như trên, sẽ hạn chế được

tình trạng ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh...
- Sản phẩm thu được có chất lượng, an toàn vệ sinh, điều mà người tiêu dùng rất
quan tâm.
- Mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho cả trang trại và công ty.
- Tiết kiệm được diện tích chăn nuôi vì có thể nuôi gà với mật độ cao hơn.
b) Nhược điểm
- Vốn đầu tư xây dựng chuồng trại cao.
- Chi phí thức ăn cao, chưa tận dụng tối đa nguồn thức ăn sẵn có.
3.1.8. Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một đại lượng quan trọng trong lĩnh vực kinh tế, nó dùng để
xác định kết quả hoạt động sản xuất thu được với toàn bộ chi phí sản xuất bỏ ra để đạt kết
quả đó.
Kết quả
Hiệu quả =
Chi phí
13


Hiệu quả kinh tế thể hiện trong mối tương quan giữa thu và chi, có các trường hợp
sau:
- Thu tăng nhưng chi không đổi.
- Tăng thu, tăng chi nhưng tốc độ tăng thu nhanh hơn tốc độ tăng chi.
- Thu không đổi nhưng chi giảm.
3.1.9. Các chỉ tiêu đo lường
Chỉ tiêu kết quả
- Doanh thu (DT) = Khoản thu gia công + khoản thu bán phân
- Chi phí (CP): chi phí là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ khoản chi phí bỏ ra đầu tư vào
quá trình sản xuất kể cả chi phí vật chất để dành từ chu kì trước (giống, phân
chuồng ...) và phần lao động gia đình, trong đó có cả thuế nông nghiệp. Chỉ tiêu
này nhiều hay ít cũng phụ thuộc vào quy mô canh tác, trình độ kỹ thuật canh tác

từng hộ.
CP = Chi phí xây dựng chuồng trại + chi phí lao động + chi phí khác
- Lợi nhuận (LN): Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng trong sản xuất. Đây là khoản
chênh lệch giữa giá trị tổng sản lượng và chi phí bỏ ra.
LN = Doanh thu – tổng chi phí sản xuất (CP)
Chỉ tiêu hiệu quả
- Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí (LN/CP): chỉ tiêu này chỉ ra rằng cứ một đồng chi
phí bỏ ra trong quá trình sản xuất sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận
Tỷ suất LN/CP =
Chi phí
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT): chỉ tiêu này chỉ ra rằng cứ một đồng
doanh thu đạt được thì trong đó lợi nhuận chiếm bao nhiêu đồng.

Lợi nhuận
Tỷ suất LN/DT =
Doanh thu
14


×