Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

TÌM HIỂU ĐỜI SỐNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NGƯỜI DÂN TỘC ÊĐÊ VÀ CÁC GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TẠI XÃ DLIÊYA, HUYỆN KRÔNG NĂNG, TỈNH ĐĂKLĂK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (978.48 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

TÌM HIỂU ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA NGƯỜI
DÂN TỘC ÊĐÊ VÀ CÁC GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO
TẠI XÃ DLIÊYA, HUYỆN KRÔNG NĂNG,
TỈNH ĐĂKLĂK

NGUYỄN DUY SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN & KHUYẾN NÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Tìm Hiểu Đời Sống Kinh
Tế - Xã Hội Của Người Dân Tộc ÊDÊ Và Các Giải Pháp Giảm NghèoTại Xã Dliêya
Huyện Krông Năng Tỉnh Đălăk” do Nguyễn Duy Sử, sinh viên khoá 31, ngành Phát Triển
Nông Thôn & Khuyến Nông, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày______________________

NGUYỄN VĂN NĂM
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


(chữ ký, họ tên)

Ngày

tháng

năm 2009

tháng

năm 2009

Thư ký hội đồng chấm báo cáo
(chữ ký, họ tên)

Ngày

tháng

năm 2009


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin bày tỏ lòng biết ơn đến ba, mẹ, những người đã có công
sinh thành, dưỡng dục, đã động viên, cổ vũ và tạo những điều kiện tốt nhất để cho con
có được như ngày hôm nay.
Với lòng biết ơn chân thành, em xin bày tỏ lòng tri ân của mình đối với Ban
giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, cùng toàn thể quý thầy
cô khoa Kinh Tế đã tận tình truyền thụ, hướng dẫn, trang bị những kiến thức quý báu
cho em trong suốt thời gian học tập tại trường.

Thông qua khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý
báu của tập thể cán bộ UBND xã, chú Hà Xuân Mừng, Y Khơn, Y Mamưt, Y Mama
đã nhiệt tình giúp đỡ cháu trong quá trình điều tra thu thập số liệu.
Xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Năm đã tận tình hướng dẫn em để
hoàn thành khóa luận này.
Và cuối cùng tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn tới tất cả các bạn của tôi, những
người đã hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt thời gian sống và học tập tại trường Đại Học
Nông Lâm này.
Sinh viên
Nguyễn Duy Sử


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN DUY SỬ. Tháng 07 năm 2009. “Tìm Hiểu Đời Sống Kinh Tế - Xã
Hội Của Người Dân Tộc Êđê Và Các Giải Pháp Giảm Nghèo Tại Xã Dliêya
Huyện Krông Năng Tỉnh Đăk lăk”.
NGUYEN DUY SU. July 2009. “Searching for the social-economic lìe of Ede
ethnic minority and the solution to reduce poverty at Dlieya commune, Krong
Nang district, Dak Lak provine”.
Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số luôn là
mối quan tâm chung của Đảng và Nhà nước ta. Hiện nay, trên địa bàn xã Dliêya có 12
dân tộc anh em sinh sống, trong đó đồng bào Êđê chiếm tỷ lệ khá cao có 676 hộ, 3554
nhân khẩu và chiếm 29,59% dân số cả xã. Nhằm tìm hiểu thực trạng đời sống kinh tế
văn hóa của ĐBDT Êđê diễn ra như thế nào, vì thế khóa luận được thực hiện trên cơ sở
phân tích số liệu điều tra 60 hộ người Êđê trên địa bàn xã Dliêya huyện Krông Năng
tỉnh Đăklăk. Thông qua việc mô tả thực trạng và tìm hiểu các vấn đề:
Điều kiện sinh hoạt và sản xuất của nông hộ.
Tình hình tín dụng, công tác khuyến nông, tình hình thu nhập, tình hình chi tiêu
và vấn đề thực hiện KHHGĐ trong cộng đồng người Êđê.
Phong tục tập quán và lễ hội của người Êđê.

Từ đó đưa ra một số giải pháp phù hợp góp phần nâng cao thu nhập, từng bước
cải thiện đời sống cho ĐBDT Êđê, giúp họ hòa nhập vào sự phát triển chung của cộng
đồng và xã hội.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

xi

DANH MỤC PHỤ LỤC

xii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1


1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

2

1.4. Cấu trúc khóa luận

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan về xã Dliêya huyện Krông Năng tỉnh Đăklăk

4

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

4

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

5

2.1.3. Văn hóa thông tin – TDTT


13

2.1.4. Công tác thương binh xã hội – Xóa đói giảm nghèo

14

2.1.5. An ninh - Quốc phòng

15

2.2. Phương hướng nhiệm vụ năm 2009

17

2.2.1. Lĩnh vực nông nghiệp

17

2.2.2. Lĩnh vực văn hóa – xã hội

18

2.2.3. An ninh – Quốc phòng

19

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu


20
20

3.1.1. Định nghĩa, khái niệm nghèo đói

20

3.1.2. Chuẩn nghèo

21

3.1.3. Nghèo đói ở các dân tộc thiểu số

22

3.1.4. Lý thuyết phát triển

22

3.1.5. Định nghĩa phát triển cộng đồng

24

3.1.6. Văn hóa

24
v


3.2. Phương pháp nghiên cứu


25

3.2.1. Chọn địa bàn nghiên cứu

25

3.2.2. Cách tiến hành nghiên cứu

25

CHUƠNG 5. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

29

4.1. Giới thiệu sơ lược về các mẫu điều tra

29

4.2. Tình hình tổng quát của các hộ điều tra

30

4.3. Thực trạng đời sống của các hộ điều tra

34

4.3.1. Nhà ở của hộ điều tra

34


4.3.2. Điện sinh hoạt

36

4.3.3. Nước sinh hoạt và sản xuất

36

4.3.4. Đường xá nơi hộ điều tra sinh sống

38

4.3.5. Phương tiện sản xuất và sinh hoạt

38

4.3.6. Vệ sinh môi trường và ăn uống

40

4.3.8. Tình hình sản xuất của nông hộ qua điều tra

43

4.3.9. Tình hình thu nhập của nông hộ

47

4.3.10. Tình hình chi tiêu của nông hộ


48

4.4. Tình hình di cư lao động nơi khác

50

4.5. Công tác khuyến nông

50

4.6. Tình hình sử dụng đất

53

4.7. Tình hình tín dụng

54

4.8. Thông tin và chính sách áp dụng KHHGĐ

57

4.9. Một vài nét về văn hóa lễ hội truyền thống

58

4.10. Một số giải pháp về đời sống kinh tế - xã hội cho dân tộc Êđê tại địa
phương


60

4.10.1. Tăng cường công tác khuyến nông

60

4.10.2. Hỗ trợ vốn vay cho người dân với lãi suất thấp

61

4.10.3. Vận động người dân thực hiện tốt công tác KHHGĐ

62

4.10.4. Vận động trẻ em đến trường

63

4.10.5. Tạo công ăn việc làm cho cộng đồng dân tộc Êđê

63

4.10.6. Đầu tư cơ sở hạ tầng, y tế

64

4.10.7. Đề xuất mô hình

65
vi



CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

67

5.1. Kết luận

67

5.2. Kiến nghị

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

70

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐ

Ban chỉ đạo

BTQ

Ban tự quản


BVTV

Bảo vệ thực vật

CP

Chi phí

ĐBDT

Đồng bào dân tộc

DS - GĐ&TE

Dân số gia đình và trẻ em

ĐVT

Đơn vị tính

GCNSD

Giấy chứng nhận sử dụng

HĐND

Hội đồng nhân dân

KHHGĐ


Kế hoạch hóa gia đình

LĐTB&XH

Lao động thương binh và xã hội

NN

Nông nghiệp

QSD

Quyền sử dụng

SKSS

Sức khỏe sinh sản

TN

Thu nhập

UBMTTQ

Ủy ban mặt trận tổ quốc

UBNN

Ủy ban nhân dân


viii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Tình Hình Sản Xuất Một Số Loại Cây Trồng Chính Của Xã Dliêya
Bảng 2.2: Cơ Cấu Dân Tộc Xã Dliêya Năm 2008

Trang
6
8

Bảng 2.3. Tình Hình Phân Bố Hộ ĐBDT Êđê Theo Đơn Vị Hành Chính tại Xã
9

Dliêya Năm 2008
Bảng 4.1. Phân Bố Mẫu Điều Tra tại Xã Dliêya

30

Bảng 4.2. Quy Mô Nông Hộ của Các Hộ Điều Tra

30

Bảng 4.3. Trình Độ Học Vấn của Các Hộ Điều Tra

31

Bảng 4.4. Dân Số và Lao Động


33

Bảng 4.5. Cơ Cấu Tôn Giáo

33

Bảng 4.6. Nhà Ở của Các Hộ Điều Tra

34

Bảng 4.7. Tình Trạng Nhà Ở của Hộ Điều Tra

35

Bảng 4.7. Tình Trạng Nhà Ở của Hộ Điều Tra

35

Bảng 4.8. Tình Trạng Sử Dụng Điện của Các Hộ Điều Tra

36

Bảng 4.9. Nước Sinh Hoạt và Sản Xuất

37

Bảng 4.10. Phương Tiện Sinh Hoạt Và Sản Xuất của Các Hộ Dân

39


Bảng 4.11. Tình Hình Sử Dụng Nhà Vệ Sinh của Các Hộ Điều Tra

40

Bảng 4.12. Độ Tuổi Kết Hôn của Phụ Nữ Êđê

42

Bảng 4.13. Chi Phí Đầu Tư Và Sản Xuất cho 1 Ha Cà Phê

43

Bảng 4.14. Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả và Kết Quả Đầu Tư 1 Ha Cà Phê

44

Bảng 4.16. Các Ngành Nghề Sinh Kế của Hộ Điều Tra

47

Bảng 4.17. Tình Hình Thu Nhập của Các Hộ Điều Tra

47

Bảng 4.18. So Sánh Chi Tiêu Giữa Hộ Nghèo và Hộ Không Nghèo

49

Bảng 4.19. Tình Hình Tham Gia Khuyến Nông của Nông Hộ


51

Bảng 4.20. Tình Hình Áp Dụng Khuyến Nông của Các Hộ Điều Tra

52

Bảng 4.21. Tình Hình Sử Dụng Đất Nông Nghiệp của Các Hộ Điều Tra

53

Bảng 4.22. Tình Hình Vay Vốn của Các Hộ Dân

55

Bảng 4.23. Mục Đích Sử Dụng Vốn Vay của Nông Hộ

56

Bảng 4.24. Mức Độ hiểu Biết Về KHHGĐ của Hộ Điều Tra

57

ix


Bảng 4.26. Chi Phí và Hiệu Quả Đầu Tư cho Một Ha Cà Phê

x

65



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Nhà Ở của Đồng Bào Êđê

35

Hình 4.2. Biểu Đồ các Khoản Chi Tiêu của Nông Hộ

48

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Chi Phí, Kết Quả Và Hiệu Quả Cho 1 Ha Cà Phê
Phụ lục 2. Danh Sách Các Hộ Điều Tra
Phụ lục 3. Bảng Câu Hỏi

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Nghèo đói là vấn đề mang tính chất toàn cầu, là vấn nạn xã hội ảnh hưởng
mạnh mẽ tới công cuộc phát triển kinh tế xã hội của từng vùng, từng quốc gia. Đặc
biệt là với những nước đang phát triển như ở nước ta, bên cạnh sự tăng trưởng kinh tế

vẫn còn tồn tại một số bộ phận dân cư đời sống còn gặp nhiều khó khăn, nhất là các
dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa. Do vậy việc tạo điều kiện để đưa nông thôn các
vùng này thoát khỏi cảnh nghèo nàn, chậm phát triển, hòa nhập với sự phát triển chung
của cả nước, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết
dân tộc luôn là vấn đề được Đảng và Nhà Nước ta đặc biệt quan tâm.
Phát triển nông nghiệp là vấn đề khá phức tạp và rộng lớn, do đó để sự nghiệp
phát triển nông thôn có hiệu quả, cần phải có sự kết hợp chặt chẽ và nổ lực lớn giữa
Nhà nước và nhân dân nhằm giải quyết những vấn đề cấp thiết, đồng thời tạo điều kiện
cho những giai đoạn tiếp theo.
Đăklăk là một tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, trong nhiều năm qua Tỉnh đã có
nhiều thành tựu kinh tế, công tác xóa đói giảm nghèo cũng đạt được kết quả tích cực,
đời sống của đa số người dân phần nào được cải thiện. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo ở
Đăklăk vẫn còn cao so với cả nước, nghèo đói vẫn hiện hữu, vẫn tồn tại ở nhiều vùng,
nhiều địa phương trong Tỉnh.
Đặc biệt, có xã Dliêya thuộc huyện Krông Năng tỉnh Đăklăk là một trong
những xã nghèo, vùng sâu vùng xa, dân số thiểu số chiếm khá cao trong dân số của xã,
trình độ học vấn còn hạn chế, cơ sở hạ tầng…còn thiếu thốn. Do vậy thực trạng đời
sống dân cư của xã vẫn còn ở mức thấp, tình trạng đói nghèo còn khá phổ biến. Đặc
biệt trong đó có dân tộc thiểu số Êđê. Chính vì điều đó mà tôi đã lựa chọn đề tài:
“Tìm Hiểu Đời Sống Kinh Tế - Xã Hội Của Người Dân Tộc Êđê Và Các Giải
Pháp Giảm Nghèo Tại Xã Dliêya Huyện Krông Năng Tỉnh Đăk lăk”.


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: hiểu biết về thực trạng đời sống của người dân tộc Êđê cả
về đời sống vật chất và tinh thần của họ, từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm cải thiện
đời sống cho người dân ở địa phương.
Mục tiêu cụ thể nhằm tìm hiểu các vấn đề sau:
Tình hình đời sống vật chất của đồng bào Êđê.
Phong tục, tập quán và lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Êđê ra sao?

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
Phạm vi nội dung: tiến hành nghiên cứu các vấn đề sau
Trình độ văn hóa của nông hộ.
Mức sống dân cư và chi tiêu của các hộ.
Tình hình tham gia lễ hội truyền thống của các hộ.
Đối tượng nghiên cứu: các hộ người dân tộc Êđê gồm hộ nghèo và hộ ngoài
nghèo.
Phạm vi không gian: khóa luận tốt nghiệp được thực hiện tại xã Dkiêya huyện
Krông Năng tỉnh Đăklăk.
Phạm vi thời gian: khóa luận được thực hiện từ ngày 28/3/2009 đến ngày
15/6/2009.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Cấu trúc khóa luận gồm có 5 phần chính, bố cục theo các chương sau:
+ Chương 1: Mở đầu
Đặt vấn đề, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của khóa luận.
+ Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại xã Dliêya huyện
Krông Năng tỉnh Đăklăk.
+ Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nêu ra các khái niệm cơ bản liên quan đến nội dung của khóa luận và phương
pháp để thực hiện khóa luận.
+ Chương 4: Kết quả và thảo luận

2


Trình bày một số kết quả nghiên cứu về đời sống, điều kiện kinh tế xã hội, mức
thu nhập, chi tiêu và một số giải pháp nhằm cải thiện đời sống cho đồng bào dân tộc
Êđê ở địa bàn nghiên cứu.
+ Chương 5: Kết luận và đề nghị

Tổng kết đánh giá lại những vấn đề nghiên cứu. Nêu lên những kiến nghị, đề
xuất của tác giả sau quá trình nghiên cứu góp phần thực hiện tốt trong thời gian tới.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về xã Dliêya huyện Krông Năng tỉnh Đăklăk
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Dliêya là một trong những xã thuộc huyện Krông Năng tỉnh Đăklăk, cách trung
tâm huyện Krông năng khoảng 12 km, và cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 60
km về phía Tây.
Phạm vi ranh giới giáp với các xã như sau:
Phía Đông giáp với xã Chư Klong, xã Ea Tam
Phía Tây giáp với Ea Tóh
Phía Nam giáp với Phú Lộc
Phía Bắc giáp với Ea Tân
Với vị trí địa lý như trên xã Dliêya có nhiều thuận lợi mở rộng giao lưu, phát
triển kinh tế, văn hóa với các địa phương lân cận. Tuy nhiên, vì là một địa phương
thuộc vùng xâu vùng xa nên trình độ dân trí của người dân trong xã vẫn còn thấp và
không đồng nhất nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế, xã hội.
b) Khí hậu
Xã Dlêya nằm trong khu vực mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió
mùa cận xích đạo, nhưng vì có sự nâng lên của địa hình nên có đặc điểm rất đặc trưng
của khí hậu gió mùa cao nguyên. Hàng năm khu vực này chịu ảnh hưởng của hai hệ
thống gió mùa đó là chế độ gió mùa Tây Nam (từ tháng 5 đến tháng 10) và chế độ gió
mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau).

Nhiệt độ trung bình trong năm từ 230C đến 24,70C, nhiệt độ cao nhất xảy ra vào
tháng 3 và tháng 4 là 31,80C, nhiệt độ thấp nhất xảy ra trong năm là 19,70C vào tháng


12 và tháng giêng là 20,10C. Nhiệt độ bình quân là khoảng 250C xảy ra vào tháng 7.
Bình quân giờ chiếu sáng/năm 1700-2400 giờ.
c) Thủy văn sông ngòi
Trên địa bàn xã có hồ Ea dua và Bình an là 2 hồ chính cung cấp nguồn nước
mặt phục vụ cho sản xuất và đời sống người dân trong xã nói riêng và huyện Krông
Năng nói chung. Ngoài ra trên 2 hồ này còn được xã đầu tư xây dựng đập giữ nước để
cung cấp nước cho cây trồng nhằm khắc phục tình trạng thiếu nước vào mùa khô. Bên
cạnh đó xã còn có một vài sông suối nhỏ góp phần cung cấp một lượng nước dồi dào,
phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển hơn.
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Tình hình kinh tế
Năm 2008, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân cả nước nói chung, xã Dliêya nói
riêng quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đảm
bảo an ninh quốc phòng, thiết thực chào mừng các sự kiện trọng đại của đất nước. Đặc
biệt là lập thành tích thiết thực chào mừng kỷ niệm 21 năm ngày thành lập huyện
Krông Năng (09/11/1987 – 09/11/2008).
Trong năm vừa qua thời tiết không thuận lợi. Đặc biệt là dịch ve sầu xảy ra trên
diện rộng làm thiệt hại lớn về năng suất và sản lượng cà phê trên địa bàn toàn xã. Năng
suất, sản lượng cà phê cũng như các loại cây trồng khác đều thấp hơn so với năm
2007. Tuy nhiên dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy – HĐND và sự điều hành của UBND
xã, nhiệm vụ mục tiêu năm 2008 của toàn xã đạt được những kết quả trên các lĩnh vực
kinh tế - xã hội, bảo đảm An ninh - Quốc phòng cụ thể như sau:
a) Ngành nông nghiệp
- Về nông nghiệp: nông nghiệp là ngành nghề chính của xã Dliêya, thu hút
85% lao động xã hội, đóng góp cho kinh tế địa phương phát triển.
Với điều kiện đất đai phù hợp cho các loại cây công nghiệp đặc biệt là cây cà

phê chiếm tới 3.149 ha, mang lại việc làm và thu nhập lớn cho người dân trong xã.

5


Bảng 2.1. Tình Hình Sản Xuất Một Số Loại Cây Trồng Chính Của Xã Dliêya
2006
2007
2008
Năng
Loại cây
Diện tích Năng suất Diện tích Năng suất
Diện tích
suất
(ha)
(kg/ha)
(ha)
(kg/ha)
(ha)
(kg/ha)
Lương thực
1.343
2.954
1.467
3.126
1.554
2.842
Cà phê
2.983
1.806

3.017
2.064
3.149
1.956
Cao su
24
1.312
24
1.346
24
1.359
Tiêu
26
1.254
26
1.346
26
1.462
Ca cao
10
1.500
10
1.755
10
2.000
Ăn quả
182
190
192
Tổng

4.568
4.734
4.955
Nguồn tin: UBND xã Dliêya
- Chăn nuôi: tổng đàn gia súc trên toàn xã là 5.092 con (giảm 100 con so với
năm 2007); trong đó: đàn trâu 136 con, đàn bò 984 con, đàn dê 924 con, đàn heo 3.048
con.
Tổng đàn gia cầm và thủy cầm có khoảng 35.000 con.
- Công tác thú y: nhìn chung, trong năm 2008, công tác thú y đã kiểm soát tốt
tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm, không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn toàn xã.
Công tác tiêm phòng dịch bệnh; được UBND xã chỉ đạo cho ban thú y triển
khai đồng bộ trên các thôn buôn trong toàn xã theo đúng kế hoạch của BCĐ huyện với
số lượng gia súc, gia cầm và thủy cầm được tiêm phòng:
- Tiêm phòng dịch lỡ mồm long móng gia súc: 1000 con trâu, bò và 700 con
heo;
- Tiêm phòng dịch tụ huyết trùng cho gia súc: 500 con trâu, bò và 1000 con
heo;
- Tiêm phòng dịch phó thương hàn, dịch tả cho heo được 1.300 con;
- Tiêm phòng dịch cúm gia cầm (H5N1) được hơn 9.892 con.
Về công tác kiểm dịch và kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm, UBND xã đã phối
hợp cùng trung tâm y tế dự phòng và trạm thú y huện thường xuyên kiểm tra các điểm
giết mổ gia súc trên địa bàn toàn xã với số lượng được kiểm soát là: trâu, bò 93 con;
heo 1.238 con.
- Thủy lợi: với diện tích cà phê của toàn xã rất lớn nên công tác thủy lợi rất
quan trọng. Để đảm bảo việc tưới tiêu cho các loại cây trồng, đặc biệt là dự trữ nước
tưới cho cây cà phê trong mùa khô và cây trồng vụ đông xuân, cán bộ chuyên trách về
6


thủy lợi thường xuyên phối kết hợp cùng các ban ngành liên quan và BTQ các thôn

buôn kiểm tra các công trình thủy lợi, ao hồ và các nguồn nước đẻ kịp thời khắc phục
khi có sự cố xảy ra, đồng thời có kế hoạch dự trữ nước cho mùa khô. Riêng các công
trình thủy lợi lớn do nhà đầ tư như công trình đập Ea dua, đập Bình an hiện nay diện
tích mặt hồ bị thu hẹp, dung lượng chứa giảm nhiều so với trước đây do phù sa bồi lấp
nên năng lực tưới tiêu không đảm bảo phục vụ, hiện nay UBND xã đã có kế hoạch xin
hỗ trợ kinh phí nạo vét và nâng cấp.
b) Công tác lâm nghiệp và quản lý đất đai
- Công tác lâm nghiệp: thực hiện chỉ đạo của cấp trên, trong năm qua xã đã
làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện việc bảo vệ rừng, đặc biệt
là rừng phòng hộ đầu nguồn, tuần tra truy quyét và ngăn chặn các hành vi vi phạm lâm
luật như khai thác lâm sản trái phép và chặt phá rừng.
- Công tác quản lý đất đai: nhìn chung trong năm qua công tác quản lý đất đai
trên địa bàn xã đã có nhiều tiến bộ hơn so với năm 2007. Tuy nhiên việc quản lý vẫn
còn lõng lẻo và sơ xuất, dẫn đến một số nơi đã xảy ra tình trạng tranh chấp, lấn chiếm
đất đai (một số vụ năm trước chưa giải quyết dứt điểm chuyển sang) và một số trường
hợp tự ý mua, bán, sang nhượng đất đai trái phép.
Trong năm qua có 13 vụ tranh chấp đất đai; trong đó có 8 vụ lấn chiếm, đã giải
quyết được 03 vụ, chuyển lên cấp trên 02 vụ, đang giải quyết là 08 vụ; đề nghị UBND
huyện cấp GCNQSD đất được 54 bìa, tổng số hợp đồng chuyển nhượng là 148 hợp
đồng, tổng số hộ vay thế chấp QSD đất là 766 hộ.
Tình trạng lấn chiếm đất chuyên dùng tại khu vực chợ trung tâm xã và khu vực
ngã tư thôn Trung hòa diễn biến phức tạp, hiện UBND xã vẫn tiếp tục tìm biện pháp
giải quyết dứt điểm.
c) Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
Trong năm qua tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và dịch vụ tăng trưởng khá nhanh, ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và
tiêu dùng trên địa bàn. Đặc biệt là các đại lý thu mua nông sản và vật tư nông nghiệp
phát triển mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả và giá trị sản xuất nông nghiệp. Hiện
toàn xã có 08 đại lý mua nông sản và vật tư nông nghiệp, 02 cơ sở kinh doanh dịch vụ
khác.

7


Chợ trung tâm xã đã và đang đi vào hoạt động ngày càng hiệu quả. Tuy nhiên
công tác xây dựng các công trình phụ để đảm bảo vệ sinh môi trường còn chưa thực
hiện được, nguyên nhân là ban quản lý chợ hoạt động còn mang tính cầm chừng, ý
thức chấp hành nội quy, quy định của một số hộ kinh doanh còn thấp, việc thu nộp các
khoản ngân sách cho nhà nước và địa phương chưa đầy đủ và kịp thời dẫn đến thiếu
vốn đầu tư cho xây dựng.
Tình hình xã hội
a) Dân tộc
Là một xã trong đó có 12 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Êđê chiếm
phần lớn dân tộc thiểu số trong xã với 3.554 người chiếm 29,59% dân số của xã sống
tập trung ở các thôn, buôn (buôn Yun, buôn Yoh, B k Mang, Dliêya A…).
Bảng 2.2: Cơ Cấu Dân Tộc Xã Dliêya Năm 2008
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Dân tộc

Kinh
Êđê
Mường
Thái
Nùng
Tày
Khơ me
Sơ đăng
Gia rai
Sán rìu
Cao lan
Dt hoa

Tổng số
(hộ)
1.395
676
20
193
179
217
01
00
04
01
03
01

Tổng nhân khẩu
Tỷ lệ

(người)
(%)
5.407
45,03
3.554
29,59
95
0,79
916
7,63
901
7,51
1.087
9,05
02
0,02
01
0,01
28
0,23
04
0,03
10
0,08
04
0,03
Nguồn: UBND Xã Dliêya + TTTH

b) Các vấn đề kinh tế - xã hội của đồng bào Êđê
Các tên gọi khác của dân tộc Êđê đó là: Rađê, Đê, Kpa, A Dham, Krung, Ktul,

Blô, Epan, Bích…
Tiếng nói của người dân tộc Êđê thuộc hệ ngôn ngữ Mã Lai-Polynesia. Tiếng
Êđê là một ngôn ngữ có quan hệ gần gũi với tiếng Gia rai, Chăm, Malaysia, Indonêsia,
Philipin.
So với dân tộc ít người khác tại Việt Nam, người Êđê là sắc dân có chữ viết
theo bảng chữ cái La tinh khá sớm, người Êđê có chữ viết từ thập niên 1920.

8


Phần lớn dân tộc Êđê theo đạo Tin lành và Thiên chúa giáo, sống tập trung
nhiều ở Đăklăk, nam tỉnh Gia Lai và miền tây của hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên.
Bảng 2.3. Tình Hình Phân Bố Hộ ĐBDT Êđê Theo Đơn Vị Hành Chính tại Xã
Dliêya Năm 2008
STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

15
16
17
18
19
20
21
22
23

Hộ

Đơn vị
hành
Chính ấp

Tổng số
(hộ)

Tỷ lệ
(%)

Tổng số
Bình an
Eak Rái
B K Sơr
Đồng tâm
Buôn yun
B Ea Dua
Buôn yoh

Ea Ruế
Ea lê
Ea khanh
B dliêya b
Trung hòa
Bg T Léh
Tân hiệp
Ea đốc
Ea ngai
B dliêya a
Buôn yuk
Quyết tiến
B k mang
Ea bi
Nt Ea sim
Nt 49

666
0
0
65
0
57
46
125
0
0
0
50
05

40
01
0
05
96
46
0
125
05
0
0

100,00
0,00
0,00
9,76
0,00
8,56
6,91
18,77
0,00
0,00
0,00
7,51
0,75
6,01
0,15
0,00
0,75
14,40

6,91
0,00
18,77
0,75
0,00
0,00

Nhân khẩu
Tổng nhân
Tỷ lệ
khẩu
(%)
(người)
3572
100,00
0
0,00
0
0,00
371
10,39
0
0,00
346
9,69
237
6,63
697
19,52
0

0,00
0
0,00
01
0,03
198
5,54
23
0,65
200
5,60
03
0,08
0
0,00
21
0,59
486
13,61
288
8,06
0
0,00
684
19,15
17
0,46
0
0,00
0

0,00
Nguồn: UBND Xã Dliêya + TTTH

Với tổng số 666 hộ (3.572 nhân khẩu) trong toàn xã đến cuối năm 2008, chủ
yếu tập trung nhiều ở các thôn, buôn B k Mang, buôn Yun, buôn Yoh, B Dliêya A, B k
Sơr, B Dliêya B.
Đa số dân tộc Êđê ở đây chủ yếu sông bằng nghề làm rẩy và lao động thuê. Họ
chủ yếu trồng cây lâu năm là cây cà phê.

9


Trong chăn nuôi thì chủ yếu là chăn nuôi thả rong không buôn bán mà chỉ để
dùng trong gia đình trong các dịp lễ hội cúng bái. Không tập trung và chưa có quy mô
nên không đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình.
Hiện nay thì việc tiếp cận thông tin đã dễ dàng hơn, đã tích cực tham gia các
hoạt động phong trào văn hóa, thể dục thể thao.
c) Dân số
Đến cuối năm 2008 toàn xã có 12.023 người.
Bảng 2.4. Tình Hình Dân Số Xã Dliêya theo Đơn Vị Hành Chính năm 2008
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23

Đơn vị
hành
chính ấp
Tổng số
Bình an
Eak Rái
B K Sơr
Đồng tâm
Buôn yun
B Ea Dua
Buôn yoh
Ea Ruế
Ea lê
Ea khanh
B dliêya b

Trung hòa
Bg T Léh
Tân hiệp
Ea đốc
Ea ngai
B dliêya a
Buôn yuk
Quyết tiến
B k mang
Ea bi
Nt Ea sim
Nt 49

Hộ
Tổng số
(hộ)
2693
88
150
65
43
82
49
127
90
128
99
79
215
122

197
91
158
211
46
53
160
165
167
108

Nhân khẩu
Tổng nhân khẩu
Tỷ lệ (%)
Tỷ lệ (%)
(người)
100,00
12023
100,00
3,27
331
2,75
5,57
668
5,56
2,41
371
3,09
1,60
174

1,45
3,04
413
3,44
1,82
245
2,04
4,72
708
5,89
3,34
389
3,24
4,75
678
5,64
3,68
533
4,43
2,93
363
3,02
7,98
859
7,14
4,53
512
4,26
7,32
876

7,29
3,38
404
3,36
5,87
660
5,49
7,84
1042
8,67
1,71
288
2,40
1,97
235
1,95
5,94
821
6,83
6,13
612
5,09
6,20
487
4,05
4,01
354
2,94
Nguồn: UBND Xã Dliêya + TTTH


d) Xây dựng cơ bản

10


Trong năm vừa qua công tác xây dựng cơ bản của xã đã đạt được những kết quả
khả quan, các khỏa vốn huy đông trong dân được triển khai đảm bảo dân chủ và đạt
kết quả khá tốt. Đồng thời các chương trình hỗ trợ của nhà nước như 134, 135, 159,
168 cũng được triển khai đồng bộ và hiệu quả với những công trình trọng điểm như:
- Tuyến đường 135 từ buôn E Dua đi buôn Kmang với tổng số vốn đầu tư là
1.331.000.000đ đang được thi công, dự kiến đến năm 2009 sẽ hoàn thành và đưa vào
sử dụng.
- Nhà ở theo chương trình 134 với tổng số vốn đầu tư là 558.000.000đ ; trong
đó: làm mới 45 nhà là 450.000.000đ, sửa chữa 22 nhà là 108.000.000đ.
e) Giáo dục
Hiện nay trên đại bàn xã có 04 đơn vị trường học trong đó: 01 trường trung học
cơ sở và 03 trường tiểu học.
- Tổng số phòng học là 85 phòng; trong đó: phòng kiên cố 28 phòng, phòng cấp
4 là 50 phòng, tạm bợ là 07 phòng.
- Tổng số giáo viên là 176 giáo viên trong đó:
+ Giáo viên TH cơ sở là 50 giáo viên, đạt 90%
+ Giáo viên tiểu học là 106 giáo viên, đạt 93%
+ Giáo viên mầm non là 20 giáo viên, đạt 85%
- Tổng số học sinh là 3.000 em trong đó:
+ Học sinh TH cơ sở là 928 em.
+ Học sinh tiểu học là 1.554 em.
+ Học sinh mầm non là 512 cháu.
Hàng năm học sinh được lên lớp đạt 96%, học sinh theo học TH phổ thông đạt
75%, học sinh theo học các trường Cao Đẳng, Đại Học đạt 36%, tuy nhiên vẫn còn có
khó khăn, cơ sở vật chất xây dựng chưa kịp thời đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ hiện nay,

còn thiếu thốn một số phòng học, nhà ở cho giáo viên, hệ thống tường rào chưa được
khép kín, chất lượng học tập chưa được cao.
f) Chăm sóc sức khỏe cộng đồng – Bảo vệ và chăm sóc trẻ em – Chữ thập
đỏ
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng:

11


- Y tế: trong năm qua, công tác y tế tại trạm y tế xã cũng như cộng tác viên y tế
thôn buôn đã thực hiện khá tốt việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Trạm y tế trong năm đã khám và chữa bệnh cho 14.369 lượt người; trong đó:
khám chữa bệnh ại trạm là: 6.961 lượt người, khám lưu động là 7.408 lượt người.
+ Khám sức khỏe các cụ trên 70 tuổi là 210 lượt người.
+ Khám sức khỏe các cháu mẫu giáo là 795 cháu.
+ Khám nghĩa vụ quân sự là 246 người.
Chương trình tiêm chủng mở rộng được trạm y tế kết hợp với các ban ngành và
BTQ thôn buôn triển khai thường xuyên theo đúng kế hoạch, đảm bảo tất cả trẻ em
dưới 6 tuổi trên địa bàn toàn xã đều được tiêm chủng đầy đủ các loại vác xin phòng
bệnh.
- Công tác dân số - KHHGĐ: luôn duy trì tốt công tác tuyên truyền bằng nhiều
hình thức như: phát động chiến dịch truền thông chăm sóc SKSS và KHHGĐ, tọa đàm
sinh hoạt nhóm, phát tờ rời về DS - GĐ&TE.
Kết quả các chỉ tiêu dịch vụ đạt được trong năm 2008:
+ Đình sản nữ: 7/6 ca, đạt 116,6%.
+ Đặt vòng tránh thai: 40/40 ca, đạt 100% kế hoạch.
+ Dùng bao cao su: 130 trường hợp.
+ Uống thuốc tránh thai: 364 trường hợp.
Công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em: nhìn chung, trong năm qua công tác
chăm sóc và bảo vệ trẻ em đạt được những kết quả rất đáng khích lệ:

- Về công tác chăm sóc sức khỏe: trong năm qua đã khám thẻ khám chữa bệnh
miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi được 1.232 thẻ. Ngành y tế đã tổ chức khám và chữa
bệnh cho các cháu tại các trường mẫu giáo đạt kết quả tốt. Công tác tiêm chủng mở
rộng đạt trên 98%.
- Về công tác giáo dục trẻ em: thực hiện tốt cuộc vận động toàn dân đưa trẻ tới
trường, chính sách ưu tiên với các dân tộc thiểu số.
- Về chăm lo đời sống tinh thần cho trẻ em: các hoạt động vui chơi, giải trí cho
trẻ em trong năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Hầu hết các thôn buôn đã chủ
động tổ chức các hoạt động vui chơi, văn hóa, văn nghệ lành mạnh và bổ ích cho trẻ
em nhân các ngày lễ lớn như: ngày Quốc tế thiếu nhi, rằm trung thu. Hoạt động hè
12


cũng được triển khai rộng khắp trên toàn xã với những hoạt động chủ yếu như: giao
lưu văn hóa, văn nghệ, bóng đá.
- Về công tác chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: thăm hỏi và tặng quà cho
các cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhân dịp tết nguyên đán, ngày Quốc tế thiếu
nhi, rằm trung thu.
- Về công tác xây dựng quỹ bão trợ trẻ em: vẫn được duy trì thực hiện theo nghị
quyết số 03/2004/NQ-HĐND ngày 12/02/2004 của HĐND xã với mức thu 10.000đ/hộ
và được quản lý thu, chi theo đúng thông tư số 112/BTC của bộ tài chính.
Công tác chữ thập đỏ: được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của huyện và sự
hoạt động tich cực của Hội chữ thập đỏ xã, trong năm qua đã đạt được những kết quả
đáng khích lệ như:
- Hỗ trợ khắc phục hỏa hoạn, thiên tai được 700 ngàn đồng.
- Thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách nhân dịp tết nguyên đán 2008 là
120 xuất quà, mỗi xuất trị giá 100 ngàn đồng; 03 xuất quà hỗ trợ hộ nghèo đặc biệt
khó khăn, mỗi xuất trị giá 200 ngàn đồng.
- Tiếp nhận và cấp 03 xe lăn cho đối tượng bại liệt.
- Đưa đi phẩu thuật chỉnh hình tại bệnh viện đa khoa ĐăkLăk là 08 trường hợp.

- Gởi 03 cháu khuyết tật vào trường dạy nghề khuyết tật Đăklăk.
- Hiến máu nhân đạo được 06 người với 06 đợn vị máu.
2.1.3. Văn hóa thông tin – TDTT
a) Văn hóa thông tin: trong năm qua, công tác thông tin, tuyên truyền đã có
nhiều hoạt động khá tốt. Đài truyền thanh hiện có 08 cụm loa truyền thanh được phát
thanh thường xuyên đúng nội dung, thời lượng theo yêu cầu của ngành.
Hiện toàn xã có 09 thôn, buôn được công nhận thôn, buôn văn hóa và 105 gia đình
được công nhận là gia đình văn hóa.
Phong trào văn hóa văn nghệ được hưởng ứng và nhân rộng ở hầu hết các thôn,
buôn. Hiện toàn xã có 17 đội văn nghệ thôn, buôn, trong năm đã tổ chức được 05 buổi
giao lưu văn nghệ giữa các thôn, buôn.
b) Thể dục thể thao: phong trào thể dục, thể thao được triển khai và hưởng
ứng thường xuyên và rộng khắp từng thôn, buôn; hầu hết các thôn, buôn đều có đội
bóng chuyền nam, nữ. Trong đó đã tổ chức nhiều giải giao lưu bóng chuyền nhân các
13


×