Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

TÌM HIỂU VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THỰC HIỆN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THUẬN LỢI HUYỆN ĐỒNG PHÚ TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

TÌM HIỂU VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THỰC HIỆN XÓA ĐÓI
GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THUẬN LỢI
HUYỆN ĐỒNG PHÚ - TỈNH BÌNH PHƯỚC

NGUYỄN VĂN DANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 04/2009

i


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Tìm hiểu và đánh giá công tác thực
hiện Xoá đói giảm nghèo trên địa bàn xã Thuận Lợi - huyện Đồng Phú - Tỉnh Bình Phước ”
do Nguyên Văn Danh, sinh viên khóa 2004-2009, ngành Khuyến Nông và Phát Triển Nông
Thôn, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày: ………...........................

Thạc sỹ: Võ Ngàn Thơ
Người hướng dẫn,
(Chữ ký)

________________________
Ngày


tháng
năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký,Họ tên)

(Chữ ký,Họ tên)

Ngày

tháng

năm

Ngày

ii

tháng

năm


LỜI CẢM ƠN
Em trân trọng biết ơn:
-


Ban giám hiệu nhà trường Đại Học Nông Lâm, cùng Thầy – Cô Khoa Kinh tế đã dạy
và truyền đạt những kiến thức của ngành cũng như các kiến thức khác trong suốt quá
trình học tập.

-

Cô Võ Ngàn Thơ - Thạc sỹ khoa Kinh tế trường Đại Học Nông Lâm – TP Hồ Chí
Minh đã tận tìn hướng dẫn và trao dồi kiến thức, truyền đạt kinh nghiệm quý báu, giúp
em hoàn thành luận văn một cách nhanh nhất, tốt nhất.

-

Chú Mai Văn Hiếu – Phó chủ tịch xã, anh Đặng Dương Thiện – Cán bộ Văn phòng
thống kê, chị Nguyễn Thị Hải – Cán bộ Văn phòng thống kê, cùng các cô chú, anh chị
Ban chỉ đạo Xoá Đói Giảm Nghèo đã tạo cho em có môi trường thực tập tốt và cung
cấp đầy đủ số liệu cần thiết để có thể hoàn thành luận văn.

-

Các anh chị em, bạn bè trong và ngoài lớp đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt quá
trình học tập và thực tập vừa qua.
* Tuy đã cố gắng hết sức, nhưng thời gian và vốn kiến thức còn có hạn, khó có
thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô và bạn bè để
có thể hoàn thiện hơn.
Sinh viên
Nguyễn Văn Danh

iii



NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN VĂN DANH. Tháng 04 năm 2009. "Tìm hiểu và đánh giá công tác thực
hiện Xoá đói giảm nghèo trên địa bàn xã Thuận Lợi - huyện Đồng Phú - Tỉnh Bình Phước ".
NGUYEN VAN DANH. April 2009. "Study on Current Poverty Situation and
Appraise Activities of The Povery Alleviation Program at Thuan Loi Commune, Dong
Phu District, Binh Phuoc Province ".
Khóa luận tìm hiểu về tình hình nghèo đói trên cơ sở phân tích số liệu điều tra của 50
hộ trong đó 40 hộ nghèo và 10 hộ thoát nghèo, thuộc 8 ấp xã Thuận Lợi, huyện Đồng Phú,
tỉnh Bình Phước. Bên cạnh đó kết hợp số liệu thư cấp thu thập được từ UBND, Ban xoá đói
giảm nghèo xã để làm cơ sở cho việc tìm hiểu các nguyên nhân và những nhân tố ảnh hưởng
đến nghèo cuả người dân xã Thuận Lợi.
Qua tìm hiểu bằng phương pháp thu thập số liệu và điều tra chọn mẩu, ta có thể tìm
hiểu đời sống, hoạt động sản xuất của người dân để biết họ nghèo như thế nào và nguyên
nhân nào làm cho họ nghèo và cách khắc phục.
Từ số liệu thống kê cho thấy, số hộ nghèo của xã Thuận Lợi năm 2008 là 101 hộ,
chiếm tỷ lệ 3,82% trong tổng số hộ. Đời sống vật chất tinh thần của người dân còn nhiều thiếu
thốn mà nguyên nhân chính do họ thiếu vốn, thiếu KHKT, không có đất để canh tác, làm ăn…
Vì thế muốn giải quyết vấn đề này thì cần phải thực hiên một số giải pháp như: tạo công ăn
việc làm, hổ trợ vốn, khoa học kỹ thuật… để cho bà con nông dân có cơ hội thoát nghèo.

iv


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng


ix

Danh mục các hình

x

Danh mục phụ lục

xi

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

2

1.1.1. Lý do chọn đề tài

3

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

3

1.2.1. Mục tiêu chung

3


1.2.2. Mục tiêu cụ thể

3

1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

3

1.4. Cấu trúc của khoá luận

4

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

5

2.1. Sơ lược về chương trình XĐGN của NHCS - XH

5

2.2. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu

6

2.2.1. Sơ lược về Tỉnh Bình Phước

6

2.2.2. Sơ lược về xã Thuận Lợi


6

2.3. Điều kiện tự nhiên

7

2.3.1. Vi trí địa lý

7

2.3.2. Khí hậu thời tiết

9

2.3.3. Nguồn nước - thuỷ văn

9

2.3.4. Địa hình thổ nhưỡng

9

2.4. Điều kịên kinh tế xã hội

10

2.4.1. Sản xuất nông nghiệp

10


2.4.2. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

12

2.4.3. Dân số và lao động việc làm

13

2.4.4. Trình độ văn hoá

16

2.4.5. Cơ sở hạ tầng

17

2.4.6. Thuận lơi và khó khăn về kinh tế xã hội

18

v


CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

20
20

3.1. Cơ sở lý luận

3.1.1. Khái niệm về kinh tế gia đình

20

3.1.2. Quan niệm về nghèo đói

20

3.1.3. Nghèo đói ở Việt Nam

23

3.1.4 Ngưỡng đánh giá nghèo đói

24

3.1.5 Tính cần thiết phải thực hiện chương trình XĐGN

25

3.1.6 Chương trình XĐGN ở Việt Nam

26
33

3.2. Các chỉ tiêu đáng giá
3.2.1. Chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất

33


3.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất

33
34

3.3 Phương pháp nghiên cứu

34

3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
3.3.1.1 Số liệu thứ cấp

34

3.3.1.2 Số liệu sơ cấp

34

3.3.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

35
36

4.1. Đánh giá thực trạng đời sống của những hộ nghèo xã Thuận Lợi

36

4.2. Kết qủa chương trình XĐGN của địa phương


38

4.2.1. Phương hướng - mục tiêu của chương trình XĐGN

38

4.2.2. Nguồn nhân lực

40

4.2.3 Lao động

40

4.2.4. Trình độ học vấn của người nghèo

41

4.2.5 Điều kiện sinh hoạt của người nghèo

44

4.2.6. Chỉ tiêu cho sinh hoạt của hộ nghèo

46

4.3. Các hoạt động sản xuất và tìm kiếm thu nhập của hộ nghèo

49


4.3.1. Tình hình chung

49

4.3.2. Tài sản sản xuất của hộ nghèo

49

4.3.3. Hoạt động trồng trọt và chăn nuôi

50

4.4. Thu nhập của nông hộ nghèo xã Thuận Lợi

51

4.4.1. Thu nhập từ nông nghiệp của hộ nghèo

51

4.4.2. Thu nhập từ làm thuê trong nông nghiệp của hộ nghèo

55

vi


4.4.3. Thu nhập từ phi nông nghiệp của hộ nghèo

56


4.4.4. Tổng thu nhập của hộ nghèo

58

4.4.5. Tình hình tín dụng của hộ nghèo

60

4.5. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói của xã Thuận Lợi

62

4.5.1. Thiếu đất sản xuất

62

4.5.2. Thiếu vốn

63

4.5.3. Trình độ học vấn thấp

63

4.5.4. Đông con

63

4.5.5. Chăn nuôi kém phát triển


64

4.6. Đánh giá của Ban chỉ đạo chương trình XĐGN

66

4.6.1. Những mặt mạnh

66

4.6.2. Những mặt còn hạn chế

66

4.7. Một số giải pháp đề xuất cho Chương trình XĐGN ở địa phương

67

4.8. Giải pháp góp phần giảm nghèo cho từng đối tượng

69
72

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận

72

5.2. Kiến nghị


74

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
XĐGN

Xoá đói giảm nghèo

NHCS-XH

Ngân hàng chính sách xã hội

FAO

Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (Food and Agricultural
Organization)

NHNN&PTNT

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

UBND

Ủy Ban Nhân Dân


NN

Nông nghiệp

LMLM

Lở mồm long móng

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

ĐVT

Đơn vị tính

CĐ –ĐH

Cao đẳng Đại học

THCS

Trung học cơ sở

KHKT

Khoa học kỹ thuật

==>


Dẫn đến

SGGP

Sài gòn giải phóng

UNDP

Chương trình hổ trợ phát triển liên hiệp cuốc (United Nations Develop

Progam)
BVTV

Bảo vệ thực vật

BCĐ

Ban chỉ đạo

LN/CP

Lợi nhuận/chi phí

TN/CP

Thu nhập/chi phí

KHHGĐ


Kế hoạch hoá gia đình

SHCĐ

Sinh hoạt cộng đồng

DNSX

Doanh nghiệp sản xuất

KHKT

Khoa học kỹ thuật

BHYT

Bảo hiểm y tế

NN

Nông nghiệp

SX

Sản xuất

HP

Hạnh Phúc


XN

Xí nghiệp
viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Diện Tích Sử Dụng Đất Tự Nhiên của Xã Thuân Lợi

6

Bảng 2.2. Tình Hình Trồng Trọt của Xã Thuận Lợi Biến Động Qua 5 năm (2004-2008) 10
Bảng 2.3. Tổng Đàn Gia Súc, Gia Cầm Qua 5 Năm 2004 – 2008

11

Bảng 2.4. Cơ Cấu Dân Số Xã Thuận Lợi Năm 2008

13

Bảng 2.5. Thành phần dân tộc trong xã thuận lợi năm 2008

15

Bảng 2.6 Trình Độ Văn Hoá của Người Dân Xã Thuận Lợi Năm 2008

18

Bảng 4.1 Số Hộ Đói Nghèo của Xã Biến Động Qua 5 Năm 2004-2008


37

Bảng 4.2 Trình Độ Học Vấn của Những Hộ Nghèo

42

Bảng 4.3 Loại Nhà Ở của Hộ Nghèo

44

Bảng 4.4 Khái Niêm Về Các Loại Nhà Ở

45

Bảng 4.5 Giá Trị Tài Sản của Hộ Điều Tra

46

Bảng 4.6 Chi Tiêu Cho Sinh Hoạt Trong Năm của Các Hộ Nghèo

47

Bảng 4.7 Giá Trị Tài Sản Sản Xuất Ước Tính Của Các Hộ Điều Tra

49

Bảng 4.8 Diện Tích Đất Sản Xuất Của Các Hộ Điều Tra

50


Bảng 4.9. Thu Nhập Từ Việc Trồng 1ha Mỳ / Vu Của Hộ Nghèo

52

Bảng 4.10. Thu Nhập Từ Việc Trồng 1ha Điều/Năm Của Hộ Nghèo

53

Bảng 4.11. Thu Nhập Từ Nghề Chăn Nuôi Của Hộ Nghèo Trong 1 Năm

54

Bảng 4.12. Thu Nhập Từ Làm Thuê Trong Nông Nghiệp Của Hộ Nghèo Năm 2008

55

Bảng 4.13 Thu Nhập Từ Phi Nông Nghiệp Của Hộ Nghèo Trong Năm

56

Bảng 4.14. Thu Nhập Của Các Hộ Đỉều Tra

58

Bảng 4.15. Tình Hình Vay Vốn Của Các Hộ Điều Tra

60

Bảng 4.16. Số Tiền Vay Trung Bình Của Hộ Điều Tra


61

Bảng 4.17 Mục Đích Sử Dụng Vốn Vay Của Hộ Nghèo

62

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH & BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 3.1. Vòng Luẩn Quẩn Nghèo Đói

22

Hình 3.2. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Hoạt Động Chương Trình XĐGN Xã Thuận Lợi

32

Hình 4.1 Nhà Của Hộ Nghèo

45

Hình 4.2 Nhà Của Hộ Ngoài Nghèo

45

Hình 4.3. Sơ Đồ Về Cây Vấn Đề Về Nguyên Nhân Nghèo Đói


65

Hình 4.4. Cây Giải Quyết Vấn Đề

69

Biểu Đồ 2.1. Tình Hình Dân Số Của Xã Thuân Lợi Qua 5 Năm

13

Biểu Đồ 4.1 Cơ Cấu Dân Số Và Lao Động Của Xã Thuận Lợi Năm 2008

41

Biểu Đồ 4.2 So Sánh Tỷ Lệ % ở Các Cấp Giữa 2 Nhóm Hộ Nghèo Và Ngoài Nghèo

43

Biểu Đồ 4.3. Cơ Cấu Thu Nhập (%) Của Hộ Nghèo Và Ngoài Nghèo

59

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Tài liệu tham khảo
Phụ lục 2. Bản Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ

xi



CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong khoảng thời gian từ 1990-1995, nạn nghèo đói giảm mạnh trên toàn thế
giới. Nhưng từ nửa sau thập niên 90, tình hình lại diễn biến theo chiều hướng ngược
lại. Các nguyên nhân chính được đưa ra là chiến tranh, thiên tai và nạn dịch HIVAIDS. Một nguyên nhân quan trọng khác được đề cập là một số nước không chú trọng
đầu tư, phát triển ngành nông nghiệp trong nước.Vấn đề an ninh lương thực trên thế
giới cũng được FAO quan tâm. Theo đó, thế giới đang đối mặt với nạn thiếu lương
thực. Việc dân số toàn cầu tăng nhanh, tình trạng mất mùa trong vòng 4-5 năm qua tại
một số nước sản xuất lương thực chính đã làm cho tình hình về lương thực sẽ xấu đi
trong những năm tới.
Tuy nhiên, bảng báo cáo cũng cho thấy, việc chống đói nghèo đang có những
kết quả khả quan tại một số khu vực, đáng kể nhất là tại châu Á. Danh sách 19 nước
như: Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam…, ở các nước này, tình trạng đói nghèo đã
giảm nhanh, đời sống người dân được cải thiện đáng kể. Đây cũng là những nước có
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thành công trong việc kìm hảm tốc độ tăng dân số.
Ngày nay khi nhân loại đang đứng bên thềm thiên niên kỷ mới cùng với tiến
trình hội nhập quốc tế. Vấn đề nghèo đói và phát triển xã hội không còn là vấn đề nội
bộ của mỗi quốc gia, mà trở thành mối quan tâm của hầu hết quốc gia trên Thế Giới.
Hội nghị cấp cao liên hiệp quốc đã tuyên bố vạch đường lối và phương hướng cho
nhân loại bước vào Thế kỷ 21 khẳng định và quyết tâm giải quyết những vấn đề chung
đang xảy ra như: Nghèo đói, bệnh tật, tai nạn xã hội và giữ gìn hoà bình. Tại Hội nghị
này Việt Nam đã đề nghị lấy thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 là thiên kỷ ưu tiên cho
XĐGN trên phạm vi toàn quốc.

1



Việt Nam vốn là nước nghèo có điểm xuất phát rất thấp, lại trải qua nhiều cuộc
chiến tranh xâm lược kéo dài thường xuyên, bị thiên tai, lũ lụt, nên gặp rất nhiều khó
khăn trong việc giải quyết các vấn đề xã hội nhất là vấn đề XĐGN. Nhưng nhờ những
chính sách mới của Đảng và Nhà Nước ta, đời sống của đại bộ phận người dân có
những thay đổi rõ rệt, bộ mặt nông thôn có những bước phát triển mới bên những
thành quả đạt đươc, trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng đã
tạo được lòng tin của nhân dân và sự lãnh đạo của nhà nước.
Tuy nhiên bên cạnh đó những thành quả đạt được vẫn còn một bộ phận dân cư
vùng sâu, vùng xa, miền núi… vẫn đang chịu cảnh nghèo đói phải đối diện hàng ngày
với sự thiếu thốn về vật chất và tinh thần, các điều kiện tối thiểu như: Ăn, măc,
ở…cũng chưa đáp ứng một cách đầy đủ và hiện nay XĐGN là một vấn đề kinh tế xã
hội đang cần được sự quan tâm đặc biệt của các ngành, các cấp các nhà lãnh đạo.
Những vấn đề đặt ra trong công tác XĐGN hiện nay của Đảng và nhà nước ta
quan tâm đó là: Trước mắt là xóa đói, giảm hộ nghèo, giảm dần khoảng cách giàu
nghèo, tiến tới xây dựng một xã hội giàu mạnh, công bằng, văn minh.
Xóa đói giảm nghèo cần phải được đánh giá đúng trong tâm, trên tất cả góc độ
xã hội, kinh tế chính trị, xem XĐGN vẫn là mục tiêu tăng trưởng. Chính vì vậy bất kỳ
quốc gia nào trên Thế Giới từ những nước giàu cho đến quốc gia chậm phát triển đều
xem công tác XĐGN là quốc sách là nhiệm vụ hàng đầu nhầm tạo sự phát triển bền
vững.
1.1.1. Lý do chọn đề tài
Bình Phước là tỉnh tách từ tỉnh Bình Dương vào năm 1997 vì thế tình hình kinh
tế mới phát triển và hội nhập. Tuy nhiên do địa hình đồi núi dân cư thưa thớt, tập trung
chủ yếu ở thị xã và các huyện nên các vùng sâu, vùng xa dân cư thưa thớt chủ yếu là
đồng bào dân tôc thiểu số, thường sống theo tập quán du canh du cư, phát rừng làm
rẫy, kiếm sống qua ngày, dân trí thấp, sinh con lại đông. Vì vậy nghèo đói vẫn xảy ra
hàng ngày.
Thuận Lợi là xã thuộc vùng sâu vùng xa của tỉnh. Sản xuất nông nghiệp là chủ
yếu nên đời sông người dân còn nhiều mặt thiếu thốn. Nguyên nhân là do điều kiện tự

nhiên khắc nghiệt, thiếu đất để sản xuất, thiếu nhân lực, vốn, tiếp nhận thông tin chậm,

2


trình độ dân trí thấp kém, do quan niệm lạc hậu, do nghèo đói ngại giao tiếp, trường
học xa, bệnh viện ít… khoa học kỹ thuật chưa vận dụng được nhiều…
Đề tài này mang tính kinh tế xã hội, góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn, cải
thiện đời sống các hộ nghèo. Tìm hiểu tình hình XĐGN tại xã Thuận Lợi có ý nghĩa
rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương và giảm tỉ lệ nghèo
đói của người dân, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn ngày càng hoàn thiện hơn.
Ngoài ra nhằm giảm khoảng cách giàu nghèo trên địa bàn xã, góp phần xây dựng cuộc
sống người dân nơi đây ngày càng phồn vinh và hạnh phúc.
Cụ thể hơn, đề tài là một tài liệu tham khảo để đóng góp vào việc cải thiện hiệu
quả của công tác XĐGN tại địa phương. Nhằm chỉ ra những điểm yếu và điểm mạnh
để cho công tác XĐGN tại địa phương khắc phục và phát huy, để tạo lòng tin cho nhân
dân.
Với mong muốn góp phần vào công cuộc XĐGN và chỉ rõ trang thái nghèo đói
của địa phương, tôi tiến hành đề tài “Tìm hiểu và đánh giá công tác thực hiện xóa
đói giảm nghèo tại xã Thuận Lợi - Huyện Đồng Phú - Tỉnh Bình Phước”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.3. Mục tiêu chung
Đề tài tập trung tìm hiểu những vấn đề tồn tại đối với đời sống của người nghèo
ở nông thôn. Xác định nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng đến nghèo và đề xuất những
biện pháp nâng cao thu nhập cho nông hộ thông qua sản xuất nông nghiệp và địa bàn
nghiên cứu.
1.2.4. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu và phân tích kết quả thực hiện chương trình XĐGN tại xã Thuận
Lợi.
- Tìm hiểu đặc điểm về nguồn thu và khoản chi tiêu của hộ nghèo.

- Xác định và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nghèo.
- Đưa ra một số giải pháp phù hợp để góp phần vào công cuộc XĐGN tại xã.
1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi xã Thuận Lợi - huyện
Đồng Phú - tỉnh Bình Phước.
3


- Thời gian: thời gian thực hiện đề tài từ ngày 14/01/2009 đến ngày 14/04/2009.
- Số liệu được sử dụng thu thập từ năm 2004 đến năm 2008.
Đối tượng nghiên cứu:
Chủ yếu là các hộ nghèo, bao gồm 50 hộ trong đó 40 hộ nghèo, ngoài ra hộ
thuộc diện ngoài nghèo là 10 hộ cũng được tìm hiểu với tính chất tham khảo nhằm
thấy được sự khác biệt giữa hai nhóm này tại đia bàn xã Thuận Lợi.
1.4. Cấu trúc của khoá luận
Cuốn khoá luận có 5 chương:
- Chương I: Nêu lên sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài, mục đích nghiên
cứu, ý nghĩa đề tài, phạm vi nghiên cứu
- Chương II: Trình bày tổng quát về địa bàn nghiên cứu, đánh giá chung về điều
kiện tự nhiên kinh tế - xã hội, tình hình nghèo đói của địa bàn và quá trình thực hiên
chương trình XĐGN.
- Chương III: Nêu lên các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiển cho nội dung nghiên
cứu và sử dụng phương pháp thống kê mô tả.
- Chương IV: Trình bày các kết quả nghiên cứu và đánh giá, thảo luận cụ thể
bao gồm các nội dung như mô tả mẫu điều tra, nhận diện hộ nghèo, sinh kế hộ nghèo,
đánh giá tình hình thực thi chương trình XĐGN. Những hạn chế của chương trình, ý
nghĩa và giải pháp.
- Chương V: Nêu lên các kết luận và kiến nghị chung trong quá trình nghiên
cứu


4


CHƯƠNG II
TỔNG QUAN

2.1. Sơ lược về chương trình XĐGN của NHCS - XH
Năm 2008, kinh tế đất nước ta gặp nhiều khó khăn vì chịu sự khủng hoảng của
nền kinh tế toàn cầu, vì thế đã ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, nhất là hộ nghèo,
hộ có thu nhập thấp và các đối tượng chính sách khác. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ
đạo kịp thời của lãnh đạo tỉnh. Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCS-XH đã tham
mưu tháo gỡ khó khăn, nêu các chỉ tiêu cho vay vốn ưu đãi theo 7 Chương trình Chính
Phủ quy định của NHCS-XH ở Bình Phước đều hoàn thành vượt mức kế hoạch. Theo
NHCS-XH Tỉnh Bình Phước cho biết tổng nguồn vốn đến ngày 31-12-2008 là 621,811
triệu đồng, tăng 167,661 triệu đồng so với đầu năm, đạt 99% kế hoạch, trong đó vốn
Trung Ương chiếm 94%/vốn ngân sách địa phương và nguồn vốn huy động lãi suất
thấp chiếm 6%/tổng nguồn vốn. Tổng dư nợ đạt 630,938 triệu đồng, đạt 99% kế
hoạch. Toàn tỉnh có trên 65,000 hộ dân được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi thuộc 7
chương trình Chính phủ quy định, trong đó cơ cấu tỷ trọng vốn cho vay hộ nghèo
chiếm 54% tổng nguồn vốn; cho vay học sinh sinh viên chiếm 11,5%; hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn 17,12%... các chương trình giao cho ngân sách địa phương
đầu tư hầu như không triển khai được như chương trình cho vay sau cai nghiện ma túy,
người tàn tật. Nợ quá hạn 8,939 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 1,42%/ tổng dư nợ. Kế hoạch
năm 2009, ngân hàng sẽ thực hiện tổng nguồn vốn là 861,553 triệu đồng, tăng 200,974
triệu đồng so với năm 2008. Tổng dư nợ là 847,720 triệu đồng, tăng 202,544 triệu
đồng. Nợ quá hạn chiếm tỷ lệ 1,2%/ tổng dư nợ; tỷ lệ thu lãi đạt 95% trở lên.
Tuy nhiên ngoài những ưu điểm thì chương trình XĐGN còn những khuyết
điểm đang tồn tại như: Nguồn vốn vay cho bà con còn giới hạn, quá ít và thời gian vay
quá ngắn, chưa tập huấn khoa học kỹ thuật cho người dân đầy đủ, chưa thực sự tạo
được công ăn việc làm cho người lao đông trong lúc nhàn rổi.

5


2.2. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Sơ lược về Tỉnh Bình Phước
Bình Phước là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Nam bộ. Ở vào vị trí tiếp giáp
giữa đồng bằng và cao nguyên, phía Bắc và Tây Bắc giáp Cam-pu-chia, phía Đông
giáp các tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng. Phía Nam giáp các tỉnh Đồng Nai và Bình
Dương, phía tây giáp Tây Ninh. Đây là tỉnh có nhiều rừng, ở Đông Bắc có ngọn núi Bà
Rá cao 733m và dãy núi thấp quanh Lộc Ninh, còn lại là rừng bạt ngàn. Rừng rậm
nhưng đất khá bằng phẳng. Phần lớn là đất đỏ nên trồng cây công nghiệp rất tốt. Bình
Phước là nơi có nhiều rừng cao su lớn, vườn cây cà phê, điều, tiêu...
Tỉnh có hai con sông chảy từ Bắc xuống Nam: phía Tây là sông Sài Gòn, phân
giới giữa tỉnh Bình Phước và Tây Ninh; giữa tỉnh là Sông Bé, có các nguồn từ phía
bắc, đoạn dưới đi vào đất Biên Hoà, đổ vào sông Đồng Nai.
Khí hậu: Bình Phước chia 2 mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô
từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Phía Bắc nhiều rừng, nên ẩm thấp hơn phía nam,
lượng mưa trung bình hàng năm 2,110mm.
2.2.2. Sơ lược về xã Thuận Lợi
Xã Thuận Lợi là một xã nằm ở phía Đông nam bộ của huyện Đồng Phú, được
thành lập từ năm 1988 tách từ xã Phú Riềng. Có bình quân đất tự nhiên, đất rừng, đất
lâm nghiệp, có rừng thấp so với toàn huyện và tỉnh. Đất chuyên dùng trên đầu người
tương đối cao so với huyện và tỉnh. Với diện tích đất tự nhiên là: 7.726,6 ha, chiếm
8,35% diện tích toàn huyện, dân số năm 2008 là 10.583 người, có bình quân diện tích
đất tự nhiên là 7.334 m2/người.
Bảng 2.1. Diện Tích Sử Dụng Đất Tự Nhiên của Xã Thuân Lợi
Tổng diên tich đất (ha)

7.726,6


Tỷ lệ %

Đất nông nghiệp (ha)

7.112,1

92,0

Đất chuyên dùng (ha)

614,5

8,0

Nguồn: Số liệu thống kê UBND xã Thuân Lợi
Với diên tích sử dụng đất tự nhiên được trình bày ở Bảng 2.1, diện tích đất
nông nghiệp có 7.112,1 ha, chiếm 92,0% đất tự nhiên. Vì thế đây là điểm mạnh của xã
để phát triển ngành nông nghiệp như trồng các loại cây hàng năm (mỳ, rau …) và cây
lâu năm (cao su, điều, tiêu…). Còn đất chuyên dùng là 614,5 ha chiếm 8,0% diện tích
6


đất tự nhiên. Nhưng con số đất chuyên dùng trong xã sẻ tăng vào những năm tới và
ngược lại đất nông nghiệp sẽ giảm đi vì dân số của xã có xu hướng ngày một tăng.
Xã Thuận Lợi là xã nông nghiệp với 97,25 % là dân số sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên trong hộ gia đình nông nghiệp vẫn có một số lao động có những hoạt động
sinh kế khác như buôn bán, dịch vụ… Dân số của xã phân bố không đều ở các ấp, tập
trung khá đông đúc ở khu trung tâm xã.
Lao động nông nghiệp phân bố các ấp theo tỷ lệ dân số, lao đông thương
nghiệp dịch vụ nhiều hơn ở các vùng chợ, khu trung tâm và dọc lộ chính. Vì tại trung

tâm xã và dọc đường lộ ĐT741 có các cơ sở tư nhân chế biến điều và cao su…
Thường tập trung những giờ cao điểm, có những công nhân ở xa thường thuê nhà trọ
để thuận tiện cho công việc.
2.3. Điều kiện tự nhiên
2.3.1. Vi trí địa lý
Xã Thuận Lợi với tổng diện tích tự nhiên 7.726,6 ha, có tuyến đường lộ ĐT741
chạy qua , dân cư tập trung chủ yếu ở Thuận thành 1, Thuận thành 2, huận Hòa 1, xã
được chia thành 8 ấp gồm: Thuận Thành 1, Thuận Thành 2, Thuận Hòa 1, Thuận Hòa
2, Thuận tiến, Thuận Tân, Thuận An, Thuận Bình, với 58 tổ an ninh tự quản, có các
chốt an ninh được xã xây cho 8 ấp để tạo thuận lợi cho việc canh giữ an toàn cho nhân
dân trong xã.

7


Bản đồ xã Thuân Lợi

8


* Vị trí địa lý giáp các Xã
- Phia Bắc giáp Xã Phú Riềng - Huyện Phước Long
- Phía Nam giáp xã Thuận Phú Huyện Đồng Phú
- Phía Tây giáp Xã Long Tân - Huyện Đồng Phú
- Phía Đông giáp Xã Đồng Tâm, Xã Đồng Tiến
2.3.2. Khí hậu thời tiết
Xã Thuận Lợi nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nên
nhiệt độ cao đều quanh năm, ít gió bão và không có mùa đông lạnh. Có cấu trúc đa
dạng về thời tiết mùa, khí hậu có tính biến động rất cao do hệ quả của phức hệ gió
mùa. Có bức xạ mặt trời cao so với cả nước, lượng mưa bình quân tương đối cao, cho

nên mức phân hoá theo mùa rất trái ngược nhau:
- Mùa khô kéo dài 6 tháng (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) lượng mưa thấp
chỉ chiếm khoảng 10-15% lượng mưa cả năm làm tăng quá trình bốc hơi nước một
cách mãnh liệt.
- Mùa mưa kéo dài 6 tháng (tư tháng 5 đến tháng 11) mưa lớn và tập trung
chiếm 85-90% lượng mưa cả năm.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm là 34-360C, nhiệt độ cao nhất vào các tháng
1,2,3 âm lịch là 40-420C, nhiệt độ bình quân thấp nhất trong năm là 30-320C vào các
cuối tháng 4 đến hết tháng 6 âm lịch.
- Lượng mưa cao nhất tập trung vào cuối tháng 4 đến tháng 6 âm lịch.
- Lượng mưa thấp nhất tập trung vào tháng 12 đến tháng 2 âm lịch.
2.3.3. Nguồn nước - thuỷ văn
- Nước mặt: Có các dòng suối chảy qua, với các đặc điểm là lòng sông hẹp,
nhỏ, dòng chảy ngắn. Vì vậy khả năng bồi đắp phù sa cũng như khả năng cung cấp
nước cho sinh hoạt và sản xuất không nhiều.
- Nước ngầm: Có tầng chứa nước bazan, tầng chứa nước Pleistocene là tầng
chứa nước có trữ lượng khá lớn và chất lượng tốt, tầng chứa nước Plioxen, ngoài ra
còn có các tầng chứa nước Mezozoi.
2.3.4. Địa hình thổ nhưỡng
Là một xã có địa hình đồi lượn sóng thấp, địa hình cao dần vê phía Đông - Bắc,
với độ dốc >250.
9


Xã Thuận Lợi có 2 nhóm đất là:
Nhóm đất đỏ vàng với diện tích là 6968,57 ha (gồm có đất nâu đỏ trên đá Bazan
là 943,57 ha, đất nâu vàng trên Bazan 3439,84 ha, đất đỏ vàng hình thành trên đá
phiến sét là 2585,17 ha) thích hợp cho trồng cây lâu năm và trồng cây ngắn ngày.
Nhóm đất dốc tụ có 425,91 ha, chiếm 5,49 % diện tích tự nhiên, thích hợp cho
việc trồng cây hàng năm như lúa, hoa màu, lương thực.

2.4. Điều kịên kinh tế xã hội
2.4.1. Sản xuất nông nghiệp
a. Trồng trọt
Bảng 2.2.Tình Hình Trồng Trọt của Xã Thuận Lợi Biến Động Qua 5 Năm (20042008)
Năm

2004

2005

2006

2007

2008

So sánh
(2008/2004)
%

Tổng diện tích gieo

5240,5 4498,5 4113

4413

4439

84,7


4,845 4194,5 4219

105,6

trồng (ha)
Diện tích trông cây lâu

3995

3,944

1245,5

554,5

năm (ha)
Diện tích trồng cây

268

218,5

220

17,7

hàng năm(ha)
(Nguồn:Phòng thống kê NN xã Thuận lợi)
Theo số liệu thông kê được trình bày ở Bảng 2.2. Tổng số diện tích đất gieo
trồng năm 2008 giảm chỉ còn 84,7% so với năm 2004. Năm 2004 có 5.240,5 ha, qua 5

năm đã giảm 801,5 ha chỉ còn lại 4.439 ha (2008). Sự sút giảm diện tích đất gieo trồng
này bị ảnh hưởng bởi sự tăng lên của dân số. Từ năm 2005 dân số toàn xã có 9.838
người và đến năm 2006 dân số toàn xã là 10.405 người, tăng 567 người. Ngoài ra
người dân ở nơi khác đến lập nghiệp. Vì thế số người lập gia đình đã mua đất xây nhà
đã ảnh hưởng đến diện tích đất gieo trồng.
Với xu thế trồng cây lâu năm như ca cao, cao su, tiêu, điều, cà phê, sầu riêng…
dẫn đến diện tích đất trồng cây lâu năm, từ năm 2004 là 3.995 ha đến năm 2008 là
4.219 ha tăng 224 ha. Vì trong thời điểm này giá cả các mặt hàng nông sản như tiêu,
10


cà phê, cao su, sầu riêng, điều đều ở thời điểm cao nhất trong vòng mấy năm gần đây,
cho nên người dân có xu hướng trồng cây lâu năm. Mặt này rất bất lợi cho người nông
dân, vì có hộ trồng cà phê đã cho thu hoạch, nhưng thấy giá điều tăng cao, nên chặt hết
cà phê để trồng điều rất tốn kém về thời gian và tiền bạc.
Thời gian thu hoạch của các cây lâu năm thường khéo dài khoảng 4-6 năm mới
cho ra sản phảm (ví dụ: Cây cao su thời gian thu hoạch của nó tính từ khi gieo trồng
nều điều kiên phát tiển tốt thì 5-6 năm mới cho ra sản phẩm). Bởi vì thế trong những
năm qua hội khuyến nông của xã đã hướng dẫn cho người dân áp dụng mô hình trồng
xen cây lâu năm với cây hàng năm (vd: Đâu phộng, bắp, đậu cútdu trồng xen với cao
su, mỳ trồng xen với điều…). Nhằm lấy ngắn nuôi dài, thu nhập từ cây hàng năm đầu
tư lại chăm sóc cho cây lâu năm. Ngoài ra cây hàng năm có tác dụng chống sói mòn
đất, cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp mà không cần sự tác động của con người. Cây
hàng năm như đậu cútdu nó phát triển mạnh về lá nên độ che phủ đất tương đối rộng
và có các nốt sần, sẽ làm giảm sự thoát hơi nước trong lòng đất, các nốt sần làm cho
đất ngày càng màu mỡ vì thế giúp cây phát triển tốt, còn hạn chế được sự hiện diện
của cỏ dại giúp người dân giảm chi phí rất nhiều.
Hiện tại trong xã diện tích đất trồng cây hàng năm từ năm 2004 là 1.245,5 ha
đến năm 2008 là 220 ha, giảm 1.025,5 ha. Vì người dân gieo trồng cây hàng năm vào
thời điểm mùa mưa năm 2002-2003 và năm 2004 vì thế cho đến nay đã trải qua 7 năm

so với đầu năm 2002, số lượng cây lâu năm đã đến độ tuổi thu hoạch sản phẩm vì thế
người dân hạn chế việc trồng xen để thuận tiện việc thu hoạch sản phẩm. Vì vậy, diên
tích đất gieo trồng cây hàng năm đã giảm xuống rất nhanh từ năm 2004-2008.
b. Chăn nuôi
Bảng 2.3. Tổng Đàn Gia Súc, Gia Cầm Qua 5 Năm 2004 - 2008
Năm

2004

2005

2006

2007

2008

So sánh
(2008/2004)
%

Tổng đàn gia súc (con)

3040

2845

3650

15587


2821

92,8

Tổng đàn gia cầm (con)

21000 21453 17560 12500 27690

131,9

Nguồn: Thống kê NN xã Thuận Lợi

11


Qua số liệu được thể hiện trong Bảng 2.3, nhìn chung lượng gia súc đầu năm
2004 là 3.040 con nhưng đến năm 2005 thì giảm còn 2.845 con vì năm 2005 có đại
dịch LMLM và chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp sử dụng máy móc thay sức kéo trâu bò
nên người dân bán gia súc đi để mua dụng cụ sản xuất (máy cày) để phục vụ gia đình
và kiếm thêm thu nhập cho gia đình khi thời gian nhàn rỗi.
Nhưng đến năm 2006 thì số lượng gia súc là 3.650 con, tăng 805 con so với
năm 2005, nguyên nhân là vì dịch LMLM đã được đẩy lùi và trong xã có các hộ gia
đình làm trang trại nuôi heo theo mô hinh VACB (vườn, ao, chuồng, bioga) vì đây là
mô hình kinh tế có hiệu qua cao và thân thiên với môi trường nên được nhân dân trong
xã đồng tình ủng hộ.
Còn về gia cầm thì đầu năm 2004 là 21.000 con nhưng đến năm 2006 thì cũng
bi trận dịch cúm gia cầm H5N1 đã làm giảm 3.893 con so với năm 2005 là 21.453 con.
Nhưng với sự cố gắng của thú y và nhân dân trong xã đã đẩy lùi dịch bệnh
H5N1, đến năm 2008 số lượng gia cầm được tăng lên rất đáng kể là 27.690 con, tăng

15.190 con so với năm 2007 là 12.500 con.
2.4.2. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Xã Thuận Lợi có khu chợ nằm ở ấp Thuận Hào, các cơ sở thương mại - dịch vụ
đều nằm ở khu trung tâm xã. Xã có nhiều điểm kinh doanh buôn bán hàng hoá, có các
đại lý lớn phục vụ phân bón, xăng dầu… Dịch vụ buôn bán phục vụ ăn uống cũng đẩy
mạnh ở khu trung tâm và rải rác trong toàn xã.
Trong xã có 3 trạm cung cấp xăng dầu, 1 cơ sở cán tôn, 3 doanh nghiệp tư nhân
và nhiều cơ sở sản xuất nhỏ chế biến hạt điều, 1 DNTN chế biến mũ cao su thành
phẩm và hàng chục kỷ nghệ sắt, 1 DNXS hàng thủ công mỹ nghệ, 2 cơ sở chế biến gỗ
xuất khẩu, xã có cơ sở chế biến gạo, mì, xay xát lúa gạo và thức ăn gia súc, nhiều cơ
sở máy đo, điểm sửa chữa máy móc, dụng cụ … là các cơ sở hoạt động phục vụ nhân
dân tốt. Xã còn có các cơ sở mộc, rèn, lò bún … máy cày máy xới lớn nhỏ, phần lớn
chủ động được các khâu làm đất, vận chuyển.

12


2.4.3. Dân số và lao động việc làm
a. Dân số
Bảng 2.4. Cơ Cấu Dân Số Xã Thuận Lợi Năm 2008
Tổng

10583

Tỷ Lê %

Nam

5363


50,7

Nữ

5220

49,3

Số người >=15 tuổi

3570

33,7
Nguồn tin: Phòng thống kê xã

Theo thống kê được trình bày ở Bảng 2.4, thì dân số của xã là 10.583 người
(năm 2008). Theo Phòng Thông Kê lao động xã thì số người trong độ tuổi lao động là
6.520 người chiếm 61,6% trong tổng số dân số (Nam 3920 người, nữ là 2600 người).
Người dân xã Thuận Lợi chủ yếu là dân sản xuất nông nghiệp chiếm 97,25% so
với tổng dân số. Tuy một số lao động làm nghề buôn bán dịch vụ, làm nghề khác
nhưng sản xuất chính của gia đình vẫn là nông nghiệp. Dân số phân bố không đều ở
các ấp, tập trung khá đông đúc ở trung tâm xã. Lao động nông nghiệp phân bố các ấp
theo tỷ lệ dân số. Lao động thương nghiệp và dịch vụ nhiều hơn ở các khu chợ, khu
trung tâm và các lộ chính.
Biểu đồ 2.1. Tình Hình Dân Số của Xã Thuân Lợi Qua 5 năm

Dân số
11000

Người


10500

10544

10583

2006

2007

2008

9838

10000
9500
9000

10405

9143

8500
8000
2004

2005

Năm

Nguồn tin: Phòng thống kê xã
13


Theo báo cáo của phòng thống kê xã Thuân Lợi được thể hiện trong Biểu đồ 2.1
về tình hình dân số trên địa bàn cho thấy tốc độ dân số ngày càng tăng. Chỉ trong 5
năm từ năm 2004-2008 đã tăng 1.440 người chiếm 13,6% so với năm 2008.
Nhìn chung trong đó mật độ dân số của xã Thuân Lợi tăng theo từng năm do
ảnh hưởng của hai hướng: hướng thứ nhất là hướng cơ học, vì địa bàn xã thuận tiên
trong việc buôn bán và định canh, định cư nên hàng năm có đến 18,7% người đến mua
đất xây nhà ở và buôn bán. Hướng thứ hai là hướng sinh học vì người dân có trình độ
hiểu biết thấp về sinh đẻ và kế hoạch hoá gia đình nên dẫn đến người sinh con thứ 3
trở lên đông chiếm 81.3%, chủ yếu là dân tộc thiểu số, do tập quán cổ hủ trọng nam
khinh nữ, nhiều gia đình muốn có con trai để nối dõi (thường gặp ở các gia đình có 3
thế thệ), vì thế trong xã tỷ lệ nam chiếm 50,7% và nữ chiếm 49,3%. Nên tình hình dân
số trong xã ngay một tăng. (theo Phòng thống kê KHHGĐ xã Thuận Lợi)
Qua các giai đoạn của từng năm cho thấy năm 2004 đến năm 2008 thì tỷ lệ tăng
dần số theo từng năm, với dân số tăng như biểu đồ trên thể hiện mỗi năm xã thuận lợi
phải có khoảng 85,7% việc tăng dân số sẻ có nguy cơ ảnh hưởng đến thừa nguồn lao
động trong xã vì trong xã có rất ít Công ty, Nhà máy, Xí nghiệp, nên số lượng lao
động của địa phương tràn lên Thành Phố lớn để kiếm việc làm là rất nhiều. Nhưng họ
chưa trang bị đầy đủ kiến thức và bản lĩnh nên rất dễ đi vào con đường hư hỏng.
Tỷ lệ bỏ học ngày một đông, tác động đến trình độ văn hoá hiểu biết còn hạn
chế. Mỗi năm nếu chúng ta không hạn chế việc sinh đẻ thì việc giải quyết công ăn việc
làm là rất khó khăn và tỷ lệ hộ nghèo sẻ càng tăng.

14



×