Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

TÌM HIỂU THU NHẬP CỦA HỘ NGHÈO VÀ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở XÃ THỌ SƠN HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.19 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

TÌM HIỂU THU NHẬP CỦA HỘ NGHÈO VÀ CÔNG TÁC
XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở XÃ THỌ SƠN
HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC

NGUYỄN VĂN THANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN & KHUYẾN NÔNG

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 04/2009


Hội đồng chấm báo cáo tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “TÌM HIỂU THU NHẬP CỦA HỘ
NGHÈO VÀ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở XÃ THỌ SƠN, HUYỆN BÙ
ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC”, do Nguyễn Văn Thanh, sinh viên hệ vừa làm vừa học,
niên khóa 2005-2009, ngành Phát Triển Nông Thôn & Khuyến Nông, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày

Thầy NGUYỄN VĂN NĂM
Người hướng dẫn

Ngày

tháng


năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
(Chữ ký
Họ tên)

Thư ký hội đồng chấm báo cáo
(Chữ ký
Họ tên)

Ngày

Ngày

tháng

năm

tháng năm


LỜI CẢM TẠ
Trước tiên tôi xin trân trọng tỏ lòng thành kính, biết ơn Ba mẹ là người đã sinh
thành và nuôi dạy tôi; Cùng với ông bà, anh, em và những người thân của tôi, những
người đã động viên và giúp đỡ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần để tôi vững tâm học tập
đến ngày hôm nay.
Chân thành cảm ơn !
Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm Khoa Kinh Tế
Bộ môn Phát triển nông thôn

Thầy Th.s Nguyễn Văn Năm đã tận tình hướng dẫn và đóng góp những ý kiến
cho tôi trong suốt thời gian thực tập.
Quý thầy cô Khoa Kinh Tế cùng toàn thể các khoa khác đã dạy dỗ và giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian học tập.
Cảm ơn !
Ban lãnh đạo, tổ công tác xóa đói giảm nghèo, các đồng nghiệp ở xã Thọ Sơn,
Bù Đăng đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt cho tôi trong suốt thời gian thực
hiện đề tài ở địa phương.
Cuối cùng, xin gởi đến tập thể lớp Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bình Phước, cùng
toàn thể bạn bè thân thương đã cùng tôi học tập, chia sẽ những vui buồn trong những
năm tháng sôi kinh ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Bình Phước (liên kết đạo
tạo với Đại Học Nông Lâm) tình cảm chân thành nhất.

TP. HCM, Ngày 20 tháng 04 năm 2009
Nguyễn Văn Thanh


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN VĂN THANH. Tháng 04 năm 2009. “ Tìm Hiểu Thu Nhập của Hộ
Nghèo và Công Tác Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Xã Thọ Sơn, Huyện Bù Đăng, Tỉnh
Bình Phước”.
NGUYỄN VĂN THANH. April 2009. “ Research on The Income Situation
of Poor Household and Poverty Decreasing and Starvation Program at Tho Son
Village, Bu Dang District, Bình Phuoc Province”.
Khóa luận tiến hành thu thập số liệu, thông tin từ các phòng ban, và phỏng vấn
bằng mẫu điều tra 60 hộ nghèo đang sinh sống trên địa bàn xã Thọ Sơn. Qua đó, tìm
hiểu tình hình thu nhập, nguyên nhân gây nên nghèo khổ và công tác XĐGN đã thực
hiện ở địa phương, từ đó đề xuất giải pháp nhằm góp phần cải thiện đời sống, giảm
nghèo cho người dân.
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh số liệu thu thập qua các

năm, kết hơp thông tin điều tra cho thấy, thực trạng nghèo trong xã đang giảm nhanh
qua từng năm và từng từng vượt xa ngưỡng nghèo theo tiêu chí của bộ Lao động –
Thương bình xã hội.
Chương trình XĐGN của xã đạt được một số thành tựu đáng kể, không còn hộ
đói, số hộ nghèo giảm xuống còn 2,74 % cuối năm 2008, đồng thời tỷ lệ thoát nghèo
đạt trên 12,8%. Chương trình đã hỗ trợ và giúp đỡ các hộ nghèo về các mặt như: cung
cấp vốn, giống cây trồng, hỗ trợ y tế, giáo dục, xây dựng nhà tình thương, cung cấp
nước sinh hoạt, cứu đói giáp hạt và giải quyết việc… Ngoài ra đề tài còn đưa ra một số
giải pháp về mô hình sản xuất thiết thực mang tính khả thi nhằm giúp cho chương
trình XĐGN đạt hiệu quả cao trong giảm nghèo ở địa phương như: mô hình thâm canh
vườn điều và mô hình nuôi heo rừng lai.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

x

Danh mục phụ lục

xi


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1. Giới hạn nội dung khóa luận

2

1.3.2. Phạm vi không gian


2

1.3.3. Phạm vi thời gian

2

1.4. Cấu trúc khóa luận

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4

2.2. Điều kiện tự nhiên

4

2.2.1. Vị trí địa lý

4

2.2.2. Địa hình – Thổ nhưỡng

5


2.2.3. Thời tiết – Khí hậu – Thủy văn

5

2.2.4. Nguồn nước

6

2.3. Điều kiện kinh tế

6

2.3.1. Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Thọ Sơn 2008

6

2.3.2. Hoạt động thương nghiệp – Dịch vụ

9

2.3.3. Hoạt động xây dựng cơ bản, giao thông, thủy lợi và điện

9

2.4. Điều kiện xã hội, văn và và y tế

10
v



2.4.1. Tình hình dân số và lao động

11

2.4.2. Thông tin, văn hóa

12

2.4.3. Tình hình chung về mức sống của người dân

17

2.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Thọ Sơn
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

14
16
16

3.1.1. Khái niệm về nghèo đói

16

3.1.2. Phương pháp xác định tình trạng nghèo đói

17

3.1.3. Thực trạng nghèo đói ở Việt Nam


18

3.1.4. Nguyên nhân của sự đói nghèo ở nông thôn Việt Nam

19

3.1.5. Chính sách giải quyết ở Việt Nam

21

3.2. Phương pháp nghiên cứu

22

3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

22

3.2.2. Phương pháp phân tích và mô tả

23

3.2.3. Phương pháp phân tích nguyên nhân – kết quả

23

3.2.4. Phương pháp đánh giá nhanh co sự tham gia (PRA)

23


3.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình trạng nghèo đói

23

3.3.1. Chỉ tiêu thu nhập

23

3.3.2. Chỉ tiêu chi phí

24

3.3.3. Chỉ tiêu về tư liệu sản xuất

24

3.3.4. Chỉ tiêu về những tài sản sinh hoạt

24

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

25

4.1. Khái quát về chương trình hoạt động xóa đói giảm nghèo của Thọ Sơn 25
4.1.1. Về công tác tổ chức

25


4.1.2. Về cơ cấu nhân sự của chương trình

26

4.1.3. Nội dung công tác xóa đói giảm nghèo của địa phương

27

4.2. Kết quả hoạt động của chương trình xóa đói giảm nghèo ở Thọ Sơn
4.2.1. Lĩnh vực và khối lượng thực hiện chương trình

27
28

4.2.2. Kết quả đạt được từ chương trình xóa đói giảm nghèo Thọ Sơn 31
4.2.3. Đánh giá chung về chương trình xóa đói giảm nghèo
vi

32


4.2.4. Phương hướng và nhiệm vụ của xã Thọ Sơn năm 2009

33

4.3. Tình hình chung của hộ nghèo qua điều tra

34

4.4. Hoạt động sản xuất của hộ điều tra ở xã Thọ Sơn


36

4.4.1. Diện tích đất đai của hộ điều tra

36

4.4.2. Tình hình vay vốn tín dụng của hộ điều tra

37

4.4.3. Chi phí, kết quả, hiệu quả sản xuất của nông hộ

38

4.4.4. Thực trạng các nguồn thu của nông hộ

44

4.4.5. Tình hình chi tiêu của nông hộ

45

4.5. Những khó khăn trong sản xuất và đời sống của nông hộ

46

4.6. Nhu cầu của nông hộ trong sản xuất và đời sống

48


4.7. Đề xuất của nông hộ cho sản xuất và đời sống

49

4.8. Các giải pháp nâng cao hoạt động trong công tác xóa đói giảm nghèo

50

4.8.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

50

4.8.2. Phương thức xóa đói giảm nghèo áp dụng theo tình huống

50

4.8.3. Giải pháp xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp

53

4.9. Dự kiến kết quả đạt được từ các mô hình sản xuất đề nghị

55

4.9.1. Mô hình cải tạo và thâm canh vườn điều

55

4.9.2. Mô hình chăn nuôi heo rừng lai


56

CHƯƠNG 5. KIẾN LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

58

5.1. Kết luận

58

5.2. Kiến nghị

59

TÀI LIỆU THAM KHẢO

61

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
XĐGN

Xóa Đói Giảm Nghèo

BCĐ. CTXĐGN


Ban Chỉ Đạo Công Tác Xóa Đói Giảm Nghèo

XHCN

Xã Hội Chủ Nghĩa

SXNN

Sản Xuất Nông Nghiệp

PTNT

Phát Triển Nông Thôn

TH/Kh

Thực Hiện/Kế Hoạch

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

QL 14

Quốc Lộ 14

ĐBDT

Đồng Bào Dân Tộc


L ĐTB&XH

Lao Động Thương Binh và Xã Hội

TNBQ

Thu Nhập Bình Quân

P.CT

Phó Chủ Tịch

CS-XH

Chính Sách – Xã Hội

CT

Chương Trình

CTY

Công Ty

BVTV

Bảo Vệ Thực Vật

BHYT


Bảo Hiểm Y Tế

MTTQ

Mặt Trận Tổ Quốc

KHKT

Khoa Học Kỹ Thuật

ĐVT

Đơn Vị Tính

NN&PTNT

Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn

TTTH

Tính Toán Tổng Hợp

Nt

Như Trên

NPV

Hiện Giá Thuần


IRR

Tỷ Suất Nội Hoàn

PP

Thời Gian Hoàn Vốn
viii


B/C

Lợi Ích/Chi Phí

DS& KHHGĐ

Dân Số và Kế Hoạch Hóa Gia Đình

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Thực Trạng Sử Dụng Đất Đai Xã Thọ Sơn

7

Bảng 2.2. Diện Tích Các Cây Trồng Chính Canh Tác Trên Địa Bàn của Xã


8

Bảng 2.3. Loại Vật Nuôi và Qui MôChăn Nuôi ở Xã Thọ Sơn

9

Bảng 2.4. Thực Trạng Dân Số và Nguồn Lực Lao Động Xã Thọ Sơn

12

Bảng 2.5. Hoạt Động Giáo Dục Trên Địa Bàn Thọ Sơn năm 2007 - 2008

13

Bảng 3.1. Chuẩn hộ nghèo chung của Việt Nam năm 2006

18

Bảng 4.1. Nguồn Nhân Lực của Chương Trình Xóa Đói Giảm Nghèo Thọ Sơn

26

Bảng 4.2. Kết Quả Đạt Được Từ Chương Trình Xóa Đói Giảm Nghèo 2006 - 2008 31
Bảng 4.3. Một Số Chỉ Tiêu Phản Ánh Đặc Điểm Của Hộ Điều Tra

35

Bảng 4.4. Tài Sản Và Tình Hình Tiếp Cận Dịch Vụ Của Người Dân

36


Bảng 4.5.Diện Tích Đất Đai Bình Quân Của Nông Hộ Qua Điều Tra

37

Bảng 4.6. Nguồn Vốn và Nhu Cầu Vay Vốn Của Nông Hộ

38

Bảng 4.7. Chi Phí Sản Xuất Cây Lúa của Hộ Qua Điều Tra Tính Trên 1 Ha

39

Bảng 4.8. Chi Phí Sản Xuất Cây Khoai Mì của Hộ Qua Điều Tra Tính Trên 1 Ha

40

Bảng 4.9. Chi Phí Sản Xuất Cây Điều của Hộ Qua Điều Tra Tính Trên 1 Ha

41

Bảng 4.10. Kết Quả Và Hiệu Quả Chăn Nuôi Bò 1 Con Bò Sinh Sản

43

Bảng 4.11. Thu Nhập Của Nông Hộ Qua Điều Tra Năm 2008 ở Xã Thọ Sơn

44

Bảng 4.12. Chi Tiêu Của Nông Hộ Qua Điều Tra Năm 2008 ở Xã Thọ Sơn


45

Bảng 4.13. Nhận Định của Người Dân Về Những Khó Khăn

47

Bảng 4.14. Nhu Cầu Của Nông Hộ Trong Sản Xuất Và Đời Sống

48

Bảng 4.15. Đề Xuất Của Nông Hộ Trong Sản Xuất Và Đời Sống

49

Bảng 4.16. Kết Quả, Hiệu Quả Của Mô Hình Cải Tạo, Thâm Canh Điều 1 Ha

56

Bảng 4.17. Hiệu Quả Kinh Tế Mô Hình Nuôi Heo Rừng Lai

57

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Sơ Đồ Mối Quan Hệ Của Nghèo Đói với Sự Phát Triển Xã Hội


21

Hình 4.1. Sơ Đồ Tổ Chức Chương Trình Xóa Đói Giảm Nghèo xã Thọ Sơn

25

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh Sách Các Hộ Điều Tra
Phụ lục 2. Bảng Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ
Phụ lục 3. Các Chỉ Tiêu Kinh Tế Kỹ Thuật Trong Nuôi Heo Rừng Lai
Phụ lục 4. Hiệu Quả Kinh Tế Của Mô Hình Nuôi Heo Rừng Lai
Phụ lục 5. Bản Đồ Hành Chính Xã Thọ Sơn

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Mặc dù, xu hướng hội nhập quốc tế đã mở ra nhiều triển vọng để tăng nguồn
thu cho nhiều quốc gia từ các lĩnh vực giao thương, song tình trạng nghèo vẫn luôn là
vấn đề được quan tâm sâu sắc ở mỗi nước và cũng là vấn đề nan giải của từng quốc
gia.
Việt Nam là nước nghèo có điểm xuất phát rất thấp, lại trải qua nhiều cuộc
chiến tranh chống ngoại xâm kéo dài, đồng thời thường xuyên bị thiên tai, nắng hạn lũ
lụt nên gặp nhiều khó khăn trong giải quyết các vấn đề xã hội nhất là vấn đề XĐGN.

Với đường lối đổi mới phát triển kinh tế, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý
của Nhà Nước theo định hướng XHCN và mở cửa tăng cường giao lưu hợp tác với các
nước bên ngoài đã tạo nhiều cơ hội phát triển của nước ta.
Chủ trương “Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực XĐGN” làm
cho đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp dân cư được cải thiện rõ rệt. Tuy
nhiên, vẫn còn một số bộ phận dân cư không nhỏ đang sống trong cảnh nghèo đói,
hàng năm vẫn còn nhờ đến cứu trợ xã hội do hậu quả nặng nề của thiên tai. Đặc biệt là
dân cư ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số,..đang đối mặt với cảnh nghèo
đói, không đảm bảo được điều kiện tối thiểu của cuộc sống hàng ngày.
Đói nghèo là một vấn đề kinh tế xã hội, nó tồn tại trong mọi hình thái kinh tế xã hội và muốn giảm thiểu tình trạng đói nghèo cần có sự nổ lực vươn lên từ bản thân
người nghèo, sự giúp đỡ của cộng đồng, đặc biệt gắn với sự quan tâm của Nhà nước
qua các chính sách ban hành.
Để hiểu rõ tình hình đời sống người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở ở
vùng sâu, khó khăn và tác động của công tác Xóa đói giảm nghèo đã thực hiện ở địa

1


phương, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Tìm Hiểu Thu Nhập của Hộ Nghèo và Công
Tác Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Xã Thọ Sơn, Huyện Bù Đăng, Tỉnh Bình Phước”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài tập trung tìm hiểu tình hình thu nhập của hộ nghèo, nhu cầu của hộ
nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã Thọ Sơn. Từ đó, đề xuất những
giải pháp hợp lý nhằm nâng cao thu nhập giúp cho hộ nghèo thoát khỏi nghèo đói, đáp
ứng nhu cầu nguyện vọng của người dân.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu thực trạng SXNN của hộ nghèo trên địa bàn Xã
Tìm hiểu thực trạng nghèo của Xã
Tìm hiểu tình hình thu nhập của hộ nghèo ở Xã.

Đánh giá tác động của chương trình XĐGN đến người nghèo
Đề xuất một số giải pháp góp phần làm giảm nghèo trên địa bàn Xã..
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Giới hạn nội dung đề tài
Đề tài tập trung phân tích tình hình đời sống, hoat động sản xuất của những
người nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo ở xã, qua đó đánh giá mức độ nghèo đói,
có những biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nhằm nâng cao thu
nhập cho nông hộ.
1.3.2. Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn thôn Sơn Hòa thuộc xã Thọ Sơn.
1.3.3. Phạm vi thời gian
Thời gian sử dụng tài liệu trong phân tích từ năm 2006 - 2008, thời gian thực
hiện đề tài từ ngày 12/2008 đến 04/2009.

2


1.4. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận gồm 5 chương:
Chương 1. Mở đầu
Nêu lên những lý do thực hiện khóa luận, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và cấu
trúc khóa luận.
Chương 2. Tổng Quan
Trình bày điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, những thuận lợi và khó
khăn của xã Thọ Sơn.
Mô tả về tình hình sản xuất, đời sống sinh hoạt của người dân địa phươngvà
chương trình xóa đói giảm nghèo của xã.
Chương 3. Nội dung và Phương Pháp Nghiên Cứu
Trình bày những cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu đánh
giá tình trạng nghèo đói được sử dụng để thực hiện khóa luận.

Chương 4. Kết Quả và Thảo Luận
Trong chương này tiến hành nghiên cứu tình hình đời sống và hoạt động sản
xuất của người dân và hiệu quả của công tác xóa đói giảm nghèo ở xã có tác động đến
người dân như thế nào qua số liệu điều tra thực tế. Qua đó đề xuất giải pháp góp phần
cho hộ nghèo có thể thoát nghèo.
Chương 5. Kết Luận Và Kiến Nghị
Tóm lược kết quả đã nghiên cứu làm cơ sở cho những ý kiến đề xuất.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Lĩnh vực tìm hiểu về thu nhập của hộ nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo
được tiến hành nghiên cứu ở nhiều địa phương khác nhau. Các nghiên cứu ở lĩnh vực
xóa đói giảm nghèo thường tập trung mô tả thực trạng của địa phương về các nguồn
lực, hiện trạng nghèo đói, nguyên nhân, thành tựu đạt được và đề xuất một số giải
pháp góp phần cải thiện hiệu quả của chương trình xóa đói giảm nghèo ở địa phương
cụ thể. Trên thực tế, giá trị ứng dụng và tham khảo của các nghiên cứu xóa đói giảm
nghèo tập trung ở hai nội dung chính đó là đánh giá đúng thực trạng và xây dựng giải
pháp khả thi để đạt mục tiêu giảm đói nghèo. Chính vì vậy, khóa luận này đã tham
khảo một số nghiên cứu của các địa phương có hoàn cảnh gần giống địa bàn xã Thọ
Sơn và sưu tập các tài liệu của địa phương Thọ Sơn về công tác xóa đói giảm nghèo để
hoàn thiên đề tài này.
2.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên của xã Thọ Sơn
2.2.1. Vị trí địa lý
Xã Thọ Sơn là một xã miền núi có vị trí địa lý khá phức tạp, diện tích tự nhiên
là 8.258 ha, dân số 1.425 hộ với 6.599 khẩu. Gồm 07 thôn, trong đó có 10 dân tộc anh

em sinh sống với 43% dân số là các dân tộc thiểu số. Trên địa bàn xã có quốc lộ 14 đi
qua với chiều dài 6 km. Đặc biệt, Thọ Sơn là xã đầu của huyện Bù Đăng, tỉnh Bình
Phước, tiếp giáp với các tỉnh Tây Nguyên. Ranh giới hành chính của xã Thọ Sơn tiếp
giáp ở các hướng như sau:
Phía Bắc giáp xã Phú Sơn
Phía Nam giáp xã Đoàn Kết
Phía Đông giáp xã Đồng Nai
4


Phía Tây giáp xã Đắk Nhau
2.2.2. Địa hình – Thổ nhưỡng
Xã Thọ Sơn có địa hình đồi dốc nghiêng theo hướng từ Đông thấp dần sang Tây. Đất
canh tác thuộc vùng có nhóm đất đỏ ba zan với nhiều loại đất đa dạng rất phù hợp cho
phát triển nhiều loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao và đáp ứng nhu
cầu xuất khẩu như điều, tiêu, cà phê, cao su, cây ăn quả và một số loại cây ngắn ngày
khác.
2.2.3. Khí hậu –Thời tiết – Thủy văn
a) Khí hậu
Bù Đăng nói chung và Thọ Sơn nói riêng nằm ở khu vực các tỉnh miền Đông
Nam Bộ, giáp với Tây Nguyên nên chịu ảnh hưởng của khí hậu Tây Nguyên. Cụ thể
Thọ Sơn chịu khí hậu nóng ẩm và độ ẩm bình quân từ 60-65%. Một năm có hai mùa rõ
rệt, trong đó:
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 và
Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau.
Lượng mưa bình quân từ 400-500mm/năm, do đó không đáp ứng nhu cầu tưới
cho cây trồng vào mùa khô, trong khi mùa mưa thường kéo theo xói mòm do đất canh
tác có độ dốc. Mặt khác, nhiều năm còn có hiện tượng sương muối xuất hiện trong thời
gian cuối năm vào thời điểm cây điều ra hoa đã ảnh hưởng xấu đến năng suất điều của
địa phương.

b) Nhiệt độ
Nhiệt độ không khí trung bình năm trên địa bàn Thọ Sơn từ 260C – 270C, cao
nhất vào khoảng 38,50C, thấp nhất vào tháng 12, tháng 1 khoảng 190C. Số giờ nắng
bình quân khoảng 7,6 giờ/ngày
c) Lượng mưa và chế độ gió
Lượng mưa trung bình hàng năm trên địa bàn xã vào khoảng 2.176mm.
Chế độ gió được phân thành hai loại chính hoạt động trong năm, trong đó gió
Đông thổi vào mùa khô và gió Đông Nam thổi vào mùa mưa.
Do đặc điểm khí hâu như trên nên lượng bốc hơi nước và ẩm độ cũng thay đổi
khác nhau giữa hai mùa. Cụ thể, trong mùa khô do nắng nóng kéo dài nên lượng bốc
5


hơi nhanh nhưng ẩm độ thấp, trong khi đó vào mùa mưa lượng bốc hơi không đáng kể
và ẩm độ rất cao. Chính vì vậy, người dân cần chọn lựa hệ thống cây trồng canh tác có
điều kiện sinh trưởng phát triển phù hợp điều kiện tự nhiên của địa bàn để sản xuất
nông nghiệp đạt được hiệu quả cao, tạo ra nguồn thu nhập tối đa cho người dân, góp
phần cải thiện đời sống vật chất lẫn tinh thần của nhân dân trong xã.
2.2.4. Nguồn nước
Xã Thọ Sơn có hệ thống sông, suối nhỏ chằng chịt phân bố trên địa bàn. Hệ
thống sông, suối gồm có:
- Sông Lấp chạy qua địa bàn xã với chiều dài 5km, có nước quanh năm.
- Suối ĐakWoa cắt ngang địa bàn với chiều dài 6km và có nước thường xuyên
quanh năm, tạo điều kiện để nhân dân tưới nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Có 02 hồ nước do sở nông nghiệp PTNT Tỉnh Bình Phước đầu tư đắp và
quản lý là hồ Sơn Lợi rộng 03ha và hồ Sơn Thủy 5,3ha. Hai hồ nước này cung cấp
nước tưới cho canh tác tiêu, cà phê và điều tiết môi trường cho địa bàn dân cư. Ngoài
ra, còn có các con suối khác nhưng chỉ có nước trong mùa mưa.
2.3. Điều kiện kinh tế
2.3.1. Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Thọ Sơn năm 2008

a) Sản xuất cây trồng
Theo báo cáo của xã năm 2008, tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn
xã trong năm 2008 gặp những khó khăn nhất định do tác động của thời tiết xấu (sương
muối xuất hiện vào thời điểm điều ra hoa) nên ảnh hưởng xấu đến năng suất cây điều.
Hoạt động nông nghiệp là ngành sản xuất chính ở xã Thọ Sơn, trong đó tập trung chủ
yếu vào các cây công nghiệp dài ngày như Điều, cà phê, cao su và tiêu. Tình hình sản
xuất nông nghiệp của xã Thọ Sơn được thể hiện qua thực trạng sử dụng đất đai ở bảng
2.1.

6


Bảng 2.1 Thực Trạng Sử Dụng Đất Đai của Xã Thọ Sơn
Stt

Chỉ tiêu

1

Tổng diện tích đất tự nhiên

1.1

Diện Tích (Ha)

Tỷ Lệ (%)

8.258

100,00


Đất sản xuất nông nghiệp

3.405,73

41,24

-

Đất trồng cây lâu năm

3.390,03

41,05

-

Đất trồng cây hàng năm

12,40

0,15

-

Đất mặt nước

3,00

0,04


1.2

Đất ở

33,40

0,40

1.3

Đất chuyên dùng và sông, suối

67,71

0,81

1.4

Đất phi nông nghiệp

290,37

3,52

1.5

Đất Lâm trường và Công ty cao su

4.464.09


54,06

Nguồn tin:Ban thống kê xã năm 2008
Qua bảng 2.1, thể hiện diện tích tự nhiên của xã quản lý khá lớn nhưng thực tế
phần đất lâm trường và công tuy cao su chiếm trên 54%(4.464,09 ha), trong khi đó
phần còn lại của công ty xấp xĩ 46%. Trong diện tích do xã quản lý, chủ yếu trồng cây
lâu năm chiến tỷ lệ lớn nhất ( trên 41% so với tổng diện tích tự nhiên), còn lại diện tích
cây hàng năm và thủy sản không đáng kể. Qua đó cho thấy thế mạnh của xã là sản xuất
cây lâu năm như điều, cà phê, cao su và tiêu.
Toàn xã có 92% số hộ sống bằng nghề nông, trong khi đối với sản xuất nông
nghiệp, chỉ tiêu diện tích canh tác từng loại cây trồng cho phép phản ánh một cách
khái quát về thực trạng canh tác nông nghiệp của địa phương trong lĩnh vực trồng trọt.
Thực tế này của xã Thọ Sơn được phản ánh qua bảng 2.2.

7


Bảng 2.2. Diện Tích Các Cây Trồng Chính Được Canh Tác Trên Địa Bàn Xã Thọ
Sơn Năm 2008
Stt

Chỉ tiêu

Diện Tích (Ha)

Tỷ Lệ (%)

1


Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp

3.405,73

100,00

1.1

Đất canh tác điều

3.320,33

97,49

1.2

Đất canh tác cà phê

37,00

1,09

1.3

Đất canh tác tiêu

18,00

0,53


1.4

Đất canh tác cao su

15,00

0,44

1.5

Đất trồng lúa, khoai mì, bắp

12,40

0,36

1.6

Đất nuôi trồng thủy sản

3,00

0,09

Nguồn tin:Ban thống kê xã năm 2008
Số liệu từ bảng 2.2, phản ánh thuyết phục về sự nổi bật của cây điều là cây
trồng chính trên địa bàn, vì tỷ lệ chiếm rất cao trên 97% tổng diện tích đất nông
nghiệp, tương đương 3.320.33 ha. Trong khi các cây trồng còn chiếm diện tích không
đáng kể, đặc biệt cây ngắn ngày chỉ có 12,4 ha, chiếm chưa đến 0,5% diện tích sản
xuất nông nghiệp. Từ số liệu diện tích điều và số hộ hiện hữu trên địa bàn còn chỉ rõ

qui mô diện tích điều bình quân trên một hộ khá lớn ( trên 2,5ha). Với qui mô này,
nông hộ có nhiều thuận lợi trong canh tác, vì có lợi thế qui mô sẽ giảm được chi phí
đầu tư và có điều kiện áp dụng cơ giới trong canh tác điều.
b) Hoạt động chăn nuôi
Ngành chăn nuôi ở địa bàn xã Thọ Sơn chưa phát triển về qui mô, phương
thức và loại vật nuôi. Vật nuôi chủ yếu trên địa bàn gồm có trâu, bò, dê, heo và gia
cầm. Tuy nhiên, số lượng từng loại vật nuôi không nhiều và chủ yếu là hộ gia đình
nuôi phân tán theo khu định cư. Cụ thể năm 2008, thực trạng chăn nuôi của xã được
phản ánh qua bảng 2.3.

8


Bảng 2.3. Loại Vật Nuôi Và Qui Mô Chăn Nuôi Trên Địa Bàn Xã Thọ Sơn Năm
2008
Stt

Vật nuôi

Thực hiện (con)

So sánh TH/KH (%)

1

Đàn trâu

257

65,06


2

Đàn bò

746

83,35

3

Đàn heo

1.772

147,67

4

Đàn dê

84

42,00

5

Đàn gia cầm

6.230


158,00

Nguồn tin:Báo cáo của UBND xã Thọ Sơn 2008
Số liệu ở bảng 2.3, chỉ rõ tình hình chăn nuôi nói chung chưa đạt kế hoạch đề
ra đối với một số vật nuôi như đàn trâu chỉ đạt 65% kế hoạch, đàn dê đạt mức rất thấp
với 42%, trong khi đó chăn nuôi heo và gà phát triển mạnh đạt từ 150 – 160% so với
kế hoạch. Sở dĩ, là do công tác thú y phòng dịch được quan tâm nhiều hơn nên đã dập
tắt kịp thời nhiều ổ dịch, vì vậy người dân an tâm gây dựng lại và phát triển đàn gia
cầm. Hơn thế nữa, người dân chủ yếu chọn nuôi gà thả vườn không kén thức ăn và chi
phí thấp trong khi giá cả cao và ổn định đã mang lại thu nhập ổn định cho người nuôi,
do đó người dân mạnhdạn đầu tư phát triển.
2.3.2 Hoạt động thương nghiệp – dịch vụ
Hiện nay, trên địa bàn xã có 121 hộ kinh doanh, 02 trạm xăng dầu và một khu
trung tâm chợ duy trì hoạt động tốt đã đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hóa cho người
dân trong vùng. Tuy nhiên, hoạt động của chợ chưa mạnh và sần uất, lượng hàng hóa
còn ít, giá cả còn bấp bênh và biến động tăng. Đặc biệt, giá gạo tăng đột biến trong
tháng 4 năm 2008 do thiếu thông tin về nguồn cung cấp đã dẫn đến tâm lý lo sợ nên
nhiều người mua gạo dự trữ, do đó trong một thời điểm nhất định cầu vượt cung làm
cho giá cả tăng vọt.
2.3.3 Hoạt động xây dựng cơ bản, giao thông, thủy lợi và điện thắp sáng
a) Về xây dựng cơ bản
Nhận tài trợ của báo Lao động đã xây dựng 1 phòng học và 1 phòng thư viện
9


tại điểm trường thôn Sơn Thọ hoàn thành đúng tiến độ và đã đưa vào sử dụng đáp ứng
nhu cầu học tập của con em người dân trong xã. Bên cạnh đó, dự án trường trung học
cơ sở ( cấp II) do sở giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Phước làm chủ đầu tư đã triển khai,
tuy nhiên do biến động giá cả tăng nhanh bất ổn trong năm 2008 nên đã tạm dừng xây

dựng, đến nay dự án đang tiếp tục xây dựng và dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng
trong quí I năm 2009. Ngoài ra, địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi và bố trí mặt
bằng cho dự án do tổ chức phi chính phủ tài trợ cho địa bàn xã.
b) Về giao thông, thủy lợi
Hệ thống giao thông trên địa bàn xã Thọ Sơn gồm có một đoạn quốc lộ 14 chạy
qua với chiều dài 6km thuận lợi cho người dân địa phương giao lưu trao đổi hàng hoá
trong và ngoài xã. Bên cạnh đó, hệ thống đường cấp phối nối từ QL14 đi Sơn Lập và
Sơn Thọ dài 4km, đường cấp phối liên thôn nối từ QL14 đi Sơn Hiệp và Sơn Thọ dài
2,5km, đường nhựa liên thôn nối từ QL14 đi Sơn Lợi và Sơn Hòa dài 1,5km, đường
cấp phối nối từ QL14 vào thôn Sơn Thuỷ dài 1,3km và đường cấp phối nối từ QL 14
vào thôn Sơn Tùng dài 0,7 km. Nhìn chung, hệ thông giao thông đã kết nối được các
thôn trong xã nên khá thuận lợi cho người dân trong di chuyển. Tuy nhiên, chất lượng
đường chưa tốt và cần nâng cấp nhựa hóa nhằm tạo điều kiện tốt cho người dân phát
triển sản xuất và sinh hoạt.
Lãnh đạo xã và các ban ngành trong xã đã phát động từng hộ gia đình tu sửa
đường sá, cầu cống do mưa làn xói mòn ở 7 thôn và đường trong xóm của khu dân cư
hơn 3,5 km. Bên cạnh đó, dự án nước sạch nông thôn đã được đầu tư với tổng dự toán
1.300 triệu đồng, xây dựng được 90 công trình cấp nước và đang tiếp tục thực hiện đào
kéo đường ống dẫn nước đến phục vụ một số hộ ở 3 thôn trong xã (Sơn Lợi, Sơn Thủy
và Sơn Hiệp). Hiện tại công trình chưa vận hành đưa vào sử dụng cho người dân.
c) Điện thắp sáng
Hiện nay, trên địa bàn xã hệ thống điện đã đến với các thôn, nhưng vẫn còn
một số hộ ở các thôn Sơn Thọ, Sơn Thủy, Sơn Hiệp và Sơn Lập chưa có điện. Số hộ
dân sử dụng điện trong sinh hoạt chiếm 91,03% trong toàn xã (1.314/1.439 hộ). Mặt
khác, mức độ đanh giá về phương tiện liên lạc trên địa bàn xã đạt 20 máy điện
thoại/100 dân.
10


2.4 Điều kiện xã hội – văn hóa và y tế

2.4.1 Tình hình dân số và lao động
Theo báo cáo của xã Thọ Sơn vào cuối 12/2008, toàn xã có 1.439 hộ dân với
6.599 nhân khẩu, theo đó số người bình quân trong một là 4,6. Phân bố dân cư ở địa
bàn xã theo 7 thôn, trong đó có 2 thôn là người Kinh sinh sống (Sơn Lợi và Sơn Hiệp)
và 5 thôn còn lại có đa số đồng bào dân tộc thiểu số định cư. Cụ thể, Sơn Thọ: 80%
ĐBDT thiểu số, Sơn Lập:85%, Sơn Thuỷ: 85%, Sơn Hoà: 90% và Sơn Tùng: 75%.
Tình hình dân số và lao động của địa phương được phản ánh qua bảng 2.4.
Bảng 2.4 Thực Trạng Dân Số Và Nguồn Lực Lao Động Trên Địa Bàn Xã Thọ
Sơn
Stt

Chỉ tiêu

1

Tổng số hộ

2

Đơn vị tính

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Hộ

1.425

100,00


Số nhân khẩu

Người

6.599

100,00

-

Trong đó nam

Nt

3.286

49,80

3

Số hộ nông nghiệp

Hộ

1.320

92,63

4


Số khẩu nông nghiệp

Người

6.227

94,36

5

Tổng lao động

Người

4.095

62,05

-

Trong đó nam

Nt

2.814

68,72

Nguồn tin:Báo cáo của UBND xã Thọ Sơn 2008

Qua số liệu bảng 2.4 cho thấy qui mô số hộ trên địa bàn ở mức 1.425 hộ là phù
hợp với phân bố dân cư nông thôn, trong đó dân số 6.599 người cho biết bình quân có
4,6 người/hộ. Đây là mức khá cao so với xu hướng sinh con của xã hội hiện tại và vì
vậy áp lực chăm sóc sức khỏe, học tập, nhu cầu đời sống khá nặng nề. Đặc biệt, trên
địa bàn xã có trên 92% số hộ sản xuất nông nghiệp và hơn 94% dân số có sinh kế gắn
với nông nghiệp. Thực tế này, phản ánh tính thuần nông và mức độ phụ thuộc vào
nông nghiệp rất cao. Hơn thế nữa, tỷ lệ lao động ở mức trên 62% so với tổng dân số và
lao động nam chiếm trên 68% so với tổng số lao động phản ánh nguồn lực dồi dào.
Song với sản xuất nông nghiệp thuần túy, chưa có ngành nghề khác phát triển sẽ
không tránh khỏi tình trạng lao động nhàn rỗi sau mùa vụ, do đó chưa khai thác hết
11


nhân lực của địa phương nhằm gia tăng nguồn thu cho nông hộ. Đây cũng chính là
thách thức lớn đối với lãnh đạo địa phương trong tiến trình quản lý và phát triển toàn
diện ở Thọ Sơn.
2.4.2 Về thông tin văn hóa
Lãnh đạo xã luôn quan tâm đến đời sống tinh thần của người dân thông qua
việc tổ chức các loại hình tuyên truyền, tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm
như thành lập Đảng 3/2, Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày thống nhất đất nước 30/4, Thành lập
Đoàn thanh niên 26/3, Quốc tế thiếu nhi 1/6, Sinh nhật Bác Hồ 19/5, Quốc khánh
2/9..với các hoạt động đa dạng phong phú. Đặc biệt, tổ chức chương trình văn hóa văn
nghệ - thể dục thể thao chào mứng 20 năm tái lập huyện và 34 năm ngày giải phóng
Bù Đăng, đồng thời đón nhận Huân chương lao động Nhà nước trao tặng.
Hơn thế nữa, còn tổ chức tuyên truyền cuộc vận động” Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đạt hiệu quả cao. Đến nay, đạt 100% hộ đăng ký
xây dựng gia đình văn hóa và cuối năm 2008 đã xét công nhận 1.129 hộ đạt gia đình
văn hóa, chiếm tỷ lệ 89,2%. Ngoài ra, còn có 5/7 thôn đạt danh hiệu khu dân cư văn
hóa, công nhận 21 gia đình văn hóa tiêu biểu và 9 xóm được khen thưởng.
Mặt khác, đài truyền thanh của xã thường xuyên tiếp sóng và phát sóng 1 buổi

sáng trong ngày, tiếp âm đài trung ương, tỉnh và huyện nhằm cung cấp thông tin cho
người dân về các sự kiện lớn của Nhà nước và thông tin kịp thời cho người dân trong
thực hiện nhiệm vụ công dân đối với đất nước và địa phương.
c) Về giáo dục
Công giáo dục trên địa bàn xã được qua tâm rất cao, đã có các cấp học từ mẫu
giáo đến trung học cơ sở tại địa phương ( chưa có trường trung học phổ thông ở xã).
Tình hình cơ sở vật chất và nguồn lực giáo dục của xã được phản ánh quả bảng 2.5.

12


Bảng 2.5. Hoạt Động Giáo Dục Trên Địa Bàn Xã Trong Năm Học 2007 -2008
Stt

Chỉ tiêu

Đơn vị
tính

Trường

Trường

Trường

Mẫu giáo

tiểu học

Trung học

cơ sở

1

Số giáo viên

Người

20

38

24

2

Số phòng

Phòng

12

16

9

3

Số lớp


Lớp

13

33

12

4

Số học sinh

Học sinh

283

860

407

5

Số học sinh /lớp

Em/lớp

22

26


34

Nguồn tin:Báo cáo của UBND xã Thọ Sơn 2008
Qua số liệu bảng 2.5 phản ánh rõ tình hình chung về công tác giáo dục của địa
phương, trong đó đội ngũ giảng dạy các cấp học về cơ bản không thiếu ( 1 giáo viên
phụ trách 1 lớp), tuy nhiên nhiều giáo viên trường mẫu giáo chưa đạt chuẩn. Số lượng
học sinh trong 1 lớp học ở mỗi cấp khá phù hợp với qui định chung. Ngoài ra, phân bố
các điểm trường cũng rất thuận lợi cho con em trong xã đến trường vì không quá xa,
trừ một số trường hợp hộ dân sống quá xa khu dân cư tập trung và đường đi khó khăn
vào mùa mưa.
d) Về y tế
Trên địa bàn xã có 1 trạm ý tế, đảm bảo hoạt động khám sức khỏe và chữa
bệnh cho người dân. Trong năm 2008, đã khám cho 2.200 lượt người, trong đó ngoại
trú 162 ca , phòng chống sốt rét trong năm 14 ca sốt rét thường. Ngoài ra, thực hiện
tiêm chủng mở rộng cho trẻ em dưới 1 tuổi đầy đủ với số lượng 128 cháu, đồng thời
cho uống vitamin A 389 cháu. Mặt khác, chương trình phò chống lao thực hiện 15 ca
điều trị, da liễu 12 ca, tâm thần 19 ca và bệnh về mắt 27 ca. Đặc biệt phối hợp với các
ban ngành đoàn thể thực hiện kế hoạch kiểm tra vệ sinh môi trường, an toàn thực
phẩm ở khu trung tâm chợ và 3 điểm giết mổ gia súc trên địa bàn để nhắc nhở các qui
định về vệ sinh, giúp các hộ kinh doanh thực hiện tốt trách nhiệm của mình với cộng
đồng dân cư.
13


×