Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ CÔNG TÁC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH HÀ TĨNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.03 KB, 32 trang )

THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ CÔNG TÁC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
Ở TỈNH HÀ TĨNH
I. GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ TỈNH HÀ TĨNH:
1. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
1.1. Vị trí địa lý:
Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc miền trung (Khu IV cũ) được tách ra từ Tỉnh
Nghệ Tĩnh ( từ năm 1991), nằm ở từ 17
0
54

độ vĩ Bắc đến 18
0
50

Bắc và 105
0
đến 108
0
kinh đông. Phía Bắc của tỉnh giáp Nghệ An, Phía Tây giáp Lào, phía
Nam giáp Quảng Bình, còn phía Đông là bờ biển dài 137 km.
Hà Tĩnh có vị trí khá thuận lợi và đặc biệt quan trọng không chỉ với cả
nước, mà còn với nước bạn Lào và vùng Đông Bắc của Thái Lan. Hà Tĩnh có
điều kiện trở thành cầu nối của hai miền Nam, Bắc và điểm đầu mối giao thông
quan trọng trên trục hành lang Đông, Tây, với các tuyến giao thông huyết mạch
đi qua: đó là Quốc lộ 1A, đường sắt, đường Hồ Chí Minh, đường biển (trục giao
thông Bắc, Nam); Quốc lộ 8 và quốc lộ 12 (trục hành lang Đông - Tây).
Tỉnh Hà Tĩnh có một thành phố Hà Tĩnh và một thị xã Hồng Lĩnh, 10
huyện: Hương Sơn, Đức Thọ, Hương Khê, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên,
Kỳ Anh, Vũ Quang, Lộc Hà.
1.2. Địa hình:
Nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn, địa hình Hà Tĩnh hẹp và dốc, nghiêng


từ tây sang đông, độ dốc trung bình 1 km giảm 12m. Địa hình đồi núi chiếm
80% diện tích tự nhiên, phân hoá phức tạp và bị chia cắt mạnh, giao thông đi lại
khó khăn ảnh hưởng cuộc sống người dân nhiều vùng nhất là các xã đặc biệt
khó khăn.
Đất đai:
Diện tích tự nhiên
1
của Hà Tĩnh là 6.018,97 km
2
, bằng 1,8% tổng diện tích
cả nước. Diện tích đã đưa vào sử dụng 536.779,03 ha, bằng 89,18% diện tích
đất tự nhiên. Diện tích đất bằng chưa sử dụng chủ yếu tập trung ở các dải cát
1 Cha tÝnh diÖn tÝch triÒu kiÖt
ven biển từ Nghi Xuân đến Kỳ Anh và các vùng bãi ven sông thuộc các
huyện Hương Sơn, Hương Khê, Đức Thọ đó là những nơi tập trung người
dân nghèo nhiều nhất, còn lại phân bố rải rác ở các huyện. Đất chủ yếu là đất
nông nghiệp, nhìn chung không được màu mỡ lắm thích hợp cho trồng cây
lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày.
Biểu 3: Diện tích đất đai phân theo mục đích sử dụng
TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ trọng (%)
Tổng diện tích tự nhiên 601.896,64 100,00
1 Đất nông nghiệp 465.349,34 77,32
Đất sản xuất nông nghiệp 117.167,12 19,47
Đất lâm nghiệp 341.410,09 56,72
Đất nuôi trồng thủy sản 6150 10,21
Đất làm muối 444,87 0,07
Đất nông nghiệp khác 177,12 0,03
2 Đất phi nông nghiệp 71.429,83 11,87
Đất ở 7.526,64 1,25
Đất chuyên dùng 30.513,14 5,07

Đất tôn giáo tín ngưỡng 302,13 0,05
Đất nghĩa trang, nghĩa địa 4.792,56 0,8
Đất sông suối và mặt nước 28.228,88 4,69
Đất phi nông nghiệp khác 66,58 0,01
3 Đất chưa sử dụng 65.117,61 10,82
Đất bằng chưa sử dụng 17.432,09 2,9
Đất đồi chưa sử dụng 44.959,63 7,47
Núi đá không có rừng cây 2.725,89 0,45
Nguồn: Kết quả kiểm kê đất đai tỉnh Hà Tĩnh năm 2005 và Sở Thuỷ sản
1.4. Khí hậu:
Hà Tĩnh cũng như các tỉnh phía Bắc Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt
đới gió mùa, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền
Bắc và miền Nam, với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và
có 1 mùa đông giá lạnh của miền Bắc. Hàng năm, tỉnh có hai mùa rõ rệt:
- Mùa mưa: có nhiều bão lụt kéo dài từ tháng 8 đến tháng 11, lượng mưa
trung bình cao trên 2000 mm, do vậy lũ lụt thường xảy ra hàng năm vào tháng
8, tháng 9…
- Mùa khô: kéo dài từ tháng 12 đến tháng 7. Đây là mùa gay gắt, có gió
Tây Nam (thổi từ Lào) nóng, lượng bốc hơi lớn gây hạn hán nghiêm trọng. Do
đó, việc xây dựng các công trình thuỷ lợi để giữ nước có một ý nghĩa quan trọng
đối với phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, làm tiền đề cho việc xoá hộ đói, giảm
hộ nghèo.
1.5. Tài nguyên nước:
Nhìn chung, với trữ lượng hàng trăm triệu m
3
, hiện tại tài nguyên nước của tỉnh có khả năng cung cấp
đủ cho các ngành kinh tế và nước sinh hoạt cho người dân trừ một số vùng bãi ngang ven biển, vùng đặc biệt
khó khăn việc sử dụng nước sinh hoạt còn gặp nhiều khó khăn. Với sự phát triển nhanh của kinh tế, nhât là phát
triển công nghiệp và mức độ đô thị hoá thì nhu cầu nước ngày càng nhiều do đó cần sử dụng hợp lý và tránh
lãng phí.

1.6. Tài nguyên biển:
Hà Tĩnh có 137 km bờ biển; trên 20 con sông lớn, nhỏ đổ ra biển, với 4
cửa sông lớn, tạo ra tiềm năng to lớn trong việc phát triển toàn diện kinh tế biển
(giao thông vận tải biển, du lịch và nuôi trồng, đánh bắt hải sản, công nghiệp
chế biến hải sản xuất khẩu. Nhưng theo đánh giá gần đây, do cường độ khai
thác lớn, không đi đôi với bảo vệ và tái tạo nguồn lợi hải sản có xu hướng giảm
mạnh.
1.7. Khoáng sản:
Hà Tĩnh là tỉnh có nhiều loại khoáng sản có thể khai thác công nghiệp,
nhưng hầu hết khoáng sản chưa có kế hoạch khai thác cụ thể, mà chỉ ở dạng
thăm dò điều tra. Các nguồn tài nguyên khoáng sản chính gồm. Đó là:
- Quặng sắt Thạch Khê thuộc Huyện Thạch Hà có trữ lượng 544 triệu tấn.
- Mỏ thiếc Sơn Kim ở huyện Hương Sơn trữ lượng 80000 tấn.
- Mỏ than Hương Khê và nhiều sa khoáng vàng ở Kỳ Anh, Hương Khê
- OxitTitan ( trữ lượng từ 3 đến 5 triệu tấn) chạy dọc bờ biển tạo nguồn thu
lớn cho tỉnh.
Ngoài ra có mỏ cát lớn ở Thạch Vĩnh (Thạch Hà), nhiều mỏ có chứa đá
quý, than bùn, Mangan.
1.8. Tài nguyên rừng:
Hà Tĩnh có 302.763 ha đất có rừng, trong đó diện tích tự nhiên 217,480 ha,
rừng trồng 85.283 ha; đất chưa sử dụng có khả năng lâm nghiệp 68,247 ha.
Rừng tự nhiên hiện chủ yếu rừng trung bình và rừng nghèo, trữ lượng gỗ không
lớn, rừng giàu chỉ chiếm 10%, rừng trung bình 40%, còn lại 50% là rừng nghèo
kiệt được phân bổ ở vùng núi cao, xa các trục đường giao thông.
Thực vật của rừng đa dạng và phong phú, có nhiều loại thực, động vật
quý hiếm: có trên 86 họ và 500 loại cây dạng thân gỗ, trong đó có nhiều loại cây
có như: lim, xanh, sến, táu, mật, đinh, gõ, pơmu và các loại thú hiếm như voi,
hổ, báo, vượn đen, sao la…
Ngoài ra Hà Tĩnh còn có rừng quốc gia Vũ Quang ( Hương Khê), đây là
rừng nguyên sinh có nhiều động, thực vật quý hiếm có giá trị cao cho du lịch

nghiên cứu khoa học.
1.9. Tài nguyên du lịch, tự nhiên và nhân văn:
Từ góc độ tiềm năng, Hà Tĩnh tương đối giàu tài nguyên du lịch: có tiềm năng di sản văn hoá phong
phú, đa dạng, có giá trị và mang bản sắc riêng, độc đáo.
- Tài nguyên du lịch sinh thái: Hiện tại Hà Tĩnh có hai khu bảo tồn thiên nhiên: hồ Kẻ gỗ và vườn quốc gia Vũ
Quang. Rừng Hương Sơn là một hệ thống động, thực vật lớn nhất trong tỉnh, là vùng tiểu khí hậu nằm ở vị trí
liền kề với các khu vực được bảo tồn ở Nghệ An và biên giới Lào, vì vậy đây có thể trở thành khu vực bảo tồn
lớn trong tương lai.
- Tài nguyên du lịch tự nhiên: Cửa Sót - Nam Giới, Đèo Ngang, sinh thái Đèo Con, Hoành Sơn Quan, bãi
tắm Xuân Thành, Thiên Cầm, Thạch Hải, Nước Sốt, bãi biển Kỳ Ninh, Núi Hồng Lĩnh..., có thể kết hợp với
nhau thành các tuyến du lịch.
- Tài nguyên du lịch nhân văn: Toàn tỉnh có hơn 400 di tích lịch sử, trong đó có 62 di tích quốc gia, 2 di
tích danh thắng như Hồ và Chùa Thiên Tượng, chùa Hương Tích ; nhóm di tích tưởng niệm các danh nhân và
nhân vật lịch sử chiếm số lượng lớn (36 di tích). Tiêu biểu trong nhóm này là các di tích tưởng niệm Nguyễn
Du, Lê Hữu Trác, Nguyễn Công trứ, Nguyễn Biểu, ... Nhóm di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật chiếm 8 di tích,
gồm Đình, Chùa, Đền, Miếu... Nhóm di tích cách mạng (14 di tích), tiêu biểu là Khu căn cứ địa Vũ Quang về
cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng, Khu lưu niệm Bác Hồ về tham Hà Tĩnh ở phường Tân Giang - thị xã Hà
Tĩnh, Khu lưu niệm Trần Phú và đặc biệt là di tích Ngã Ba Đồng Lộc.
- Có nhiều lễ hội như hội chùa Hương Tích, Chiều Trưng, Hạ Thủy, hội đua thuyền ở Tiên Điền.
Hà Tĩnh cũng là điểm du lịch quan trọng trên tuyến du lịch xuyên Việt có tính chất trung chuyển trên
các tuyến Bắc - Nam, Tây - Đông. Nhờ đó tạo việc làm cho người lao động và đóng góp vào phát triển kinh tế
và XĐGN của tỉnh.
2. Tình hình phát triển kinh tế
2.1. Đặc điểm về kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế ( GDP ): Trong những năm qua kinh tế Hà Tĩnh đạt được mức tăng trưởng
khá cao. Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm trên 8%, đặc biệt năm 2007 đạt khoảng 10,5%, GDP bình quân
đầu người đạt 5,25 triệu đồng/năm, thu ngân sách trên địa bàn 1920 tỷ đồng trong đó thu nội địa đạt 630 tỷ
đồng đây là điều kiện cơ bản để gia tăng quỹ vật chất cần thiết cho công tác XĐGN.
- Cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế đã có sự thay đổi theo hướng tăng dần tỉ
trọng công nghiệp và dich vụ, giảm dần nông lâm, tuy nhiên nền kinh tế chủ yếu

dựa vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
- Các khu kinh tế trọng điểm: khu công nghi Vũng Áng , khu khai thác và
luyện thép Thạch Khê, cửa khẩu quốc tế Cầu Treo gắn với khu kinh tế đường 8.
Biểu 4: Một số chỉ tiêu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2001- 2007
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Tốc độ tăng
trưởng
% 7.03 7.48 8.20 9.09 9.51 8.90 10.5
GDP bình quân
đầu người (giá
2005)
triệu
đồng
2.871 3.156 3.575 3.950 4,605 5.016 5.25
Cơ cấu GDP 100 100 100 100 100 100 100
- Nông, lâm,
ngư nghiệp
% 49.89 49.1 48.21 45.90 43.13 40.20 37.90
- Công nghiệp,
xây dựng
% 14.05 15.46 16.98 20.26 22.45 23.96 26.23
- Dịch vụ % 36.06 35.44 34.81 33.84 34.42 35.84 35.87
Thu ngân sách
trên địa bàn
tỷ đồng 1,592 1,562 1,593 1,703 1,741 1,850 1,920
Nguồn: Cục Thống kê Hà Tĩnh
2.2. Đánh giá hiện trạng phát triển các ngành, lĩnh vực

2.2.3 Nông, lâm, ngư nghiệp:
Trong những năm qua nông lâm, ngư nghiệp là ngành sản xuất chính, góp
phần ổn định đời sống nhân dân trong tỉnh. Năm 2007, GDP nông, lâm ngư
nghiêp là 2757 tỷ đồng, chiếm 37,9% tổng GDP cả tỉnh, gấp 1.52 lần năm 2001.
2.2.3.1. Nông nghiệp:
a) Tr ồng trọt
Sản xuất nông nghiêp là ngành nghề chính của cả vùng, lao động và thu nhập
chủ yếu là nông nghiệp trong đó có thế mạnh về đất đai, chất đất thích nghi với
cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả, tuy vậy năng suất thấp, khai
thác sử dụng đất chưa hiệu quả. Đất nông nghiệp bình quân đầu người 0.36
ha/lao động. Diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn, chiếm 1/3 diện tích tự
nhiên.
Sản lượng cây lương thực tăng và tương đối ổn định. Năm 2007 đạt 40,1 vạn
tấn, trong đó lúa là cây lương thực chính, chiếm tới 89.9% diện tích cây lương
thực có hạt với 35120 tấn. Ngoài lúa một số cây lương thực cũng đưa vào sản
xuất như ngô, khoai, lạc, sắn nhưng diện tích còn ít và năng suất chưa cao.
Biểu 5: Cơ cấu các nhóm cây trồng
Diện tích gieo trồng (ha) Cơ cấu (%)
Tổng 192.498 100
Cây lương thực 109.616 57.2
Cây thực phẩm 23.450 12.0
Cây công nghiệp ngắn ngày 23.682 12.4
Cây ăn quả 7.127 3.7
Cây công nghiệp dài ngày 4954,3 2.5
Cây lâu năm khác 23.669 12.2
Nguồn: Số thống kê và kế hoạch 2006-2010
Cây công nghiệp dài ngày thích nghi vùng đất và khí hậu của vùng như chè
công nghiệp, cao su. Hiện nay trên toàn tỉnh đã có quy hoạch và triển khai bước
đầu đã trồng được một số diện tích đáng kể, năm 2007, diện tích cây cao su là
5210 ha, diện tích chè là 1570 ha nhưng tốc độ phát triển còn chậm, đầu ra của

chè còn bấp bênh, nhu cầu đầu tư lớn song nguồn lực địa phương và người dân
còn hạn chế.
Cây công nghiệp hàng năm như lạc, mía, vừng, sắn cũng là thế mạnh của vùng.
Thời gian qua đã đầu tư giống và mở rộng diện tích nên năng suất tăng đáng kể.
Tuy vậy việc đưa giống mới, đầu tư phân bón và kỹ thuật còn hạn chế chưa khai
thác thêm nên sản lượng và năng suất chưa tương xứng với tiềm năng của vùng.
Cây ăn quả cũng là thế mạnh của vùng, thích hợp với một số cây đặc sản của
địa phương như bưởi Phúc Trạch, cam, chanh, cam bù Hương Sơn, cam sành,
quýt xốp, xoài, nhãn lồng… phát triển tốt, hiệu quả cao.
b) Chăn nuôi:
Chủ yếu là trâu, bò, lợn, ngoài ra có dê, hươu và đàn gia cầm. Tỷ trọng chăn
nuôi đạt 36,6% trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, quy mô và
chất lượng đàn gia súc, gia cầm tăng chậm, nhưng đóng góp của chăn nuôi và
thu nhập của người dân tăng chậm.
Biểu 6: Tình hình phát triển chăn nuôi của tỉnh năm 2007 (Đv: nghìn con)
Năm 2007
Trâu 125
Bò 196
Lợn 463
2.2.3.2. Về lâm nghiệp:
Hà Tĩnh là tỉnh có tiềm năng phát triển lâm nghiệp, trên cơ sở tái trồng rừng ở
những nơi đã khai thác gỗ chỉ có trảng cỏ và cây bụi; chuyển đổi một số diện
tích rừng phòng hộ không xung yếu sang trồng rừng sản xuất; khai thác có hiệu
quả quỹ đất chưa sử dụng có khả năng lâm nghiệp góp phần đưa độ che phủ
của rừng tăng nhanh từ 38% năm 2001 lên 44,5% năm 2007, tuy nhiên đóng
góp của ngành vào tăng trưởng còn thấp.
2.2.3.3 Về thuỷ sản
Trong những năm qua, giá trị sản xuất thuỷ sản tăng khá cao đạt
172,7%/năm. Năm 2007, tổng sản lượng thuỷ sản đạt 34.300 tấn, tăng 0,3% so
với năm 2006; trong đó: nuôi trồng và đánh bắt nội địa đạt 12.000 tấn, khai thác

hải sản 22.300 tấn.
Như vậy, sản xuất nông nghiệp là nghề chính của các tỉnh, nhất là các xã
đặc biệt khó khăn nhưng giá trị sản phẩm còn thấp. Chăn nuôi là thế mạnh của
vùng (nhất là trâu bò) đã góp phần tăng thu nhập và có nơi trở thành hàng hoá.
Nghề nuôi trồng thuỷ sản có phát triển nhưng chưa mạnh mẽ còn nghề rừng là
thế mạnh của vùng nhưng chưa được khai thác có hiệu quả nên sản phẩm còn
chiếm tỷ trọng thấp.
2.2.4. Công nghiệp
Sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp từng bước phát triển, tuy
nhiên quy mô và trình độ phát triển của công nghiệp Hà Tĩnh tương đối thấp.
Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 1.390 tỷ đồng, tăng 22%
so với năm 2006. Trong đó: Khu vực kinh tế Nhà nước tăng 40%, khu vực kinh
tế ngoài nhà nước tăng 7% và khu vực kinh tế có vốn ĐTNN tăng 70% so với
năm 2006. Giá trị tăng thêm đạt 746 tỷ đồng, tăng 16,5%.
2.2.5. Thương mại và dịch vụ
Thương mại và du lịch đã có bước phát triển khá, nhịp độ tăng trưởng cao,
có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Hoạt động Thương mại - Du lịch đáp ứng nhu cầu về trao đổi hàng hoá,
tiêu thụ sản phẩm cho người sản xuất, đảm bảo thực hiện đúng chính sách của
nhà nước và góp phần ổn định giá cả. Năm 2007, Tổng mức lưu chuyển hàng
hoá đạt 4.850 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2006.
Chương trình du lịch được quan tâm và triển khai có hiệu quả. Tổng lượng
khách du lịch đạt trên 240.000 lượt người, tăng 20% so với năm 2006, trong đó
khách nước ngoài tăng 11%; doanh thu ngành du lịch đạt 80 tỷ đồng, tăng 15%
so với năm 2006. Cơ sở hạ tầng và chất lượng dịch vụ tại một số điểm du lịch
Thiên Cầm, Xuân Thành, Ngã ba Đồng Lộc, Đèo Ngang, Chùa Hương Tích
được cải thiện một bước, đây là
Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 45 triệu USD, tăng 18,5% so năm
2006; Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như quặng kim loại, thuỷ sản, dăm gỗ,
hàng nông sản… đạt thấp. Kim ngạch nhập khẩu đạt 8 triệu USD, tăng 60% so

với năm 2006.
2.2.6. Tài chính ngân hàng
Thu thuế và thu khác ngân sách nội địa năm 2007 đạt 607,2 tỷ đồng, bằng
107% dự toán HĐND tỉnh giao (kể cả tiền thu từ đất). Trong đó: thu từ cấp
quyền sử dụng đất đạt 134%, thu quốc doanh đạt 72% và thu ngoài quốc doanh
đạt 93% so với dự toán. Thu thuế xuất nhập khẩu, thuế VAT và thuế TTĐB hàng
nhập khẩu đạt 60 tỷ đồng, tăng 90,5% so với năm 2006.
Chi ngân sách cơ bản đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên, chi đầu tư phát
triển và chi cho công tác phòng chống, khắc phục hậu quả các cơn bão số 2 và
số 5, ổn định đời sống nhân dân các vùng bị thiệt hại do lũ lụt. Tổng chi ngân
sách đạt 2.872,9 tỷ đồng, bằng 105% dự toán (số liệu 2007)
Hoạt động Tín dụng - Ngân hàng cơ bản đáp ứng nhu cầu đầu tư phát
triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Tổng nguồn vốn huy động đạt 4.345 tỷ
đồng, tăng 31,4% so với năm 2006, dư nợ tín dụng đạt 5.075 tỷ đồng Ngân hàng
chính sách đi vào hoạt động ổn định, triển khai chương trình tín dụng cho các
đối tượng chính sách và sinh viên. Việc áp dụng nhiều hình thức huy động tiết
kiệm tiện lợi, hấp dẫn cùng các thang bậc lãi suất linh hoạt giúp ngân hàng và
các quỹ tín dụng thu hút được nhiều tiền gửi của dân cư đồng thời đáp ứng nhu
cầu vay vốn để kinh doanh, sản xuất của nhân dân, có ý nghĩa thiết thực đối với
các hộ nghèo, vùng nghèo, xã nghèo.
3. Tình hình phát triển xã hội
3.1 Tình hình dân số và lao động
Dân số Hà Tĩnh đến cuối năm 2007 là 1.289,1 nghìn người, trong độ tuổi
lao động khoảng 678.244 người, chiếm 52,59% dân số. Lao động đang làm việc
trong các ngành kinh tế là 630.022 người,
Biểu 7: Cơ cấu lao động năm 2007
Đơn vị Lao động
Tổng số % 100,0
Nông, lâm nghiệp, thủy sản % 81,9
Công nghiệp, xây dựng % 6,2

Khu vực dịch vụ % 11,9
Biểu 8: Dân số và nguồn lao động năm 2007
Chỉ tiêu 2007
Tổng dân số (1000 người) 1289,1
- Dân số thành thị (1000 người) 142,5
% so với tổng số 11,0
- Dân số nông thôn (1000 người) 1147,05
- Dân số trong tuổi LĐ (1000 người) 678,244
% so với dân số 52,59
-Lao động có nhu cầu việc làm 647,6
% so tổng số 93
Nguồn lực lao động dồi dào, hiện tượng dư thừa lao động nông thôn gây
sức ép rất lớn về nhiều mặt cho quá trình phát triển nền kinh tế nhất là xoá đói
giảm nghèo và giải quyết việc làm hiện nay. Do đó, để sử dụng tốt hơn nguồn
lao động nông nghiệp trong nông thôn, trước mắt phải giải quyết vấn đề khó
khăn phức tạp như: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, phát
triển ngành nghề, mời gọi các công ty, liên doanh trong nước và nước ngoài vào
tỉnh để giải quyết lao động dư dôi trong nông thôn nhằm góp phần XĐGN một
cách có hiệu quả nhất.
3.2. Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân và kế hoạch hoá gia đình
Mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe phát triển khá hoàn chỉnh, từ tỉnh xuống
xã đáp ứng nhu cầu chữa trị bệnh thông thường cho nhân dân trong tỉnh. Đội
ngũ cán bộ y tế được tăng cường, năm 2007 bình quân 6.75 bác sỹ/1vạn dân, có
37,5% số xã có bác sỹ, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng từ 43,5% năm 2000,
26% năm 2005 xuống còn 24,7 năm 2007. Hàng năm tổ chức nhiều đợt khám
bệnh miễn phí cho hàng vạn lượt người thuộc diện chính sách, hộ nghèo, vùng
sâu vùng xa. Đồng thời công tác KHHGĐ được triển khai, thực hiện tốt tạo
nhiều chuyển biến về nhận thức của người dân, đặc biệt là các hộ nghèo. Song,
cơ sở vật chất phục vụ khám chữa bệnh đang xuống cấp và thiếu trong khi nhu
cầu người dân ngày càng cao.

3.3. Giáo dục- đào tạo
Giáo dục và đào tạo đã được quan tâm phát triển toàn diện ở tất cả các
ngành, bậc học, là một trong 6 tỉnh dẫn đầu cả nước về chất lượng đại trà và
mũi nhọn. Phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở đúng tuổi tiếp tục được
củng cố, trong đó 75% số xã, phường, thị trấn đạt kết quả vững chắc. Đặc biệt
năm 2007, kỳ thi tốt nghiệp kết quả đạt 86,97%, 41 học sinh đạt giải học sinh
giỏi quốc gia, 7.029 em đậu vào các trường đại học, cao đẳng. Cơ sở trường lớp
từng bước được kiên cố hoá và bước đầu được cải thiện. Tuy nhiên, giáo dục
phát triển mạnh chủ yếu về quy mô, chuyển biến chất lượng chậm, chưa đồng
đều giữa các bậc học, vùng, hiệu quả chưa cao; cơ sở vật chất nhìn chung còn
yếu kém do đó trong thời gian tới cần đẩy mạnh hơn nữa về giáo dục- đào tạo.
3.3. Văn hoá - Thông tin, Thể dục - Thể thao:
Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, làng
văn hoá, cơ quan văn hoá tiếp tục triển khai sâu rộng. Đến nay có
270.000 gia đình văn hoá, đạt 100% kế hoạch; tăng thêm 100 công sở văn minh
và 140 làng, khối phố văn hoá. Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di tích lịch
sử, văn hoá được quan tâm và đầu tư; Quản lý nhà nước về hoạt động văn hoá
được củng cố. Có 85% số hộ được xem truyền hình quốc gia và 95% số hộ được
nghe Đài tiếng nói Việt Nam.
Phong trào thể thao quần chúng tiếp tục phát triển, thu hút nhiều đối
tượng tham gia; tổ chức thành công 12 giải thể thao cấp tỉnh với 2.200 VĐV
tham gia. Thể thao thành tích cao giành thêm 118 huy chương các loại.
Vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đời sống văn hoá còn kém,
thiếu thông tin, hiểu biết pháp luật hạn chế, chính vì vậy công tác văn hoá,
thông tin và thể dục thể thao cần tiếp tục đẩy mạnh trong các năm tới.
3.5. Công tác chính sách xã hội, việc làm và xoá đói giảm nghèo
Có bước chuyển biến tiến bộ. Thực hiện tốt chính sách đối với người
có công, các thương binh, gia đình liệt sĩ, các đối tượng chính sách. Từ
2001-2007 xây dựng 25599 ngôi nhà cho hộ nghèo và gia đình chính sách.
Đã quan tâm tạo việc làm tại chỗ trên địa bàn, đồng thời chú trọng xuất

khẩu lao động. Từ năm 2001- 2007 đã giải quyết việc làm cho 201.080 người
góp phần giảm tỷ lệ lao động chưa có việc làm ở đô thị từ 4,9% (năm 2001)
xuống 3,15% (năm 2007); tỷ lệ sử dụng lao động ở nông thôn từ 78% (năm
2001) lên 89,5% năm 2007.
Chương trình xoá đói giảm nghèo được triển khai đồng bộ, mua bảo hiểm
y tế cho 424.534 người nghèo, trị giá 33 tỷ đồng, tổ chức khám chữa bệnh cho
28.600 lượt người thuộc đối tượng chính sách, hộ nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm
xuống còn 32,06% (chỉ giảm 0,7% do ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 2 và
số 5).
II. NHỮNG CHÍNH SÁCH XĐGN CỦA NHÀ NƯỚC VÀ ĐỊA PHƯƠNG ÁP DỤNG TRONG
THỜI GIAN QUA
1. Các chủ trương, chính sách về công tác XĐGN của Nhà nước
Xoá đói giảm nghèo là một chủ trương lớn, một quyết sách lớn của Đảng,
Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới để thực hiện tăng trưởng kinh tế ổn định, bền
vững gắn với thực hiện công bằng xã hội. Cùng với đó, giải quyết vấn đề đói
nghèo cũng thể hiện mạnh mẽ cam kết của Đảng, Nhà nước Việt Nam với cộng
đồng quốc tế trong việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ. Chính vì vậy, xoá đói
giảm nghèo luôn là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, của
mọi người dân và của chính người nghèo nhằm thực hiện mục tiêu “ Dân giàu
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Từ đại hội VII (năm 1991) Đảng ta đã đề ra chủ trương chính sách xoá
đói giảm nghèo. Nghị quyết đại hội VII nêu rõ “ Cùng với quá trình đổi mới,
tăng trưởng kinh tế, phải tiến hành công tác XĐGN, thực hiện công bằng xã hội,
tránh sự phân hoá giàu nghèo vượt quá giới hạn cho phép”. Đến nghị quyết

×