Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XEN CANH TRONG SẢN XUẤT CÂY CÀ PHÊ TẠI THỊ TRẤN EATLING HUYỆN CƯ JÚT TỈNH ĐĂK NÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.74 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XEN CANH TRONG SẢN XUẤT CÂY
CÀ PHÊ TẠI THỊ TRẤN EATLING HUYỆN CƯ JÚT
TỈNH ĐĂK NÔNG

NGUYỄN VƯƠNG DUY TÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ XEN CANH TRONG SẢN XUẤT CÂY CÀ PHÊ TẠI THỊ TRẤN EATLING
HUYỆN CƯ JÚT TỈNH ĐĂK NÔNG” do Nguyễn Vương Duy Tân, sinh viên khóa 31,
ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
___________.

THÁI ANH HÒA
Người hướng dẫn,

______________________
Ngày

tháng



năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

_________________________

__________________________

Ngày

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Con cảm ơn Mẹ! Người đã nuôi nấng, dạy dỗ, yêu thương, đùm bọc, lo
lắng,…Để con có được ngày hôm nay. Con cảm ơn các dì, các cậu, nhũng người thân
đã bên cạnh động viên con.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường đại học Nông Lâm Thành phố Hồ
Chí Minh đã truyền đạt kiến thức quí báu và dạy dỗ tôi trong suốt bốn năm đại học.

Xin chân thành biết ơn thầy TS. Thái Anh Hòa đã tận tâm chỉ bảo, giúp tôi vượt
qua những khó khăn trong quá trình thực hiện khóa luận.
Xin cảm ơn các anh, chị Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, phòng
Thống Kê, phòng Khuyến Nông Huyện Cư Jút tỉnh Đăk Nông và bà con nông dân đã
nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài.
Cuối cùng xin cảm ơn những người bạn đã luôn ở bên quan tâm, giúp đỡ tôi
trong suốt quãng đời sinh viên của mình.
Xin chân thành cám ơn!

TP.HCM, ngày

tháng

năm 2009

Sinh viên
Nguyễn Vương Duy Tân


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN VƯƠNG DUY TÂN. Tháng 07 năm 2009. “Đánh Giá Hiệu Quả
Xen Canh Trong Sản xuất Cây Cà Phê Tại Thị Trấn Eatling Huyện Cư Jút Tỉnh
Đăk Nông”
NGUYEN VUONG DUY TAN. July 2009. “Evaluation Of Interulture
Efficency Of Coffee Production In Eatling Town, Cư Jut District, Dak Nong
Province”
Ở thị trấn hiện đang tồn tại hai mô hình trồng cà phê, đó là mô hình trồng cà
phê độc canh và mô hình trồng xen cây ăn trái vào vườn cà phê. Khóa luận nghiên cứu
về hiệu quả kinh tế xen canh của việc trồng cà phê ở địa phương thông qua phỏng vấn
60 hộ có trồng cà phê, mỗi mô hình phỏng vấn 30 hộ và thu thập số liệu thứ cấp từ các

phòng ban của huyện Cư Jút. Sau khi tiến hành tính toán so sánh kết quả, cho thấy mô
hình trồng xen mang lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện vườn cà phê, tăng thu nhập cho
người dân. Tuy nhiên nông hộ vẫn gặp những khó khăn chung của cả hai mô hình như
thiếu nước tưới vào mùa khô, thiếu vốn đầu tư,… riêng hộ trồng xen lại gặp khó khăn
nhất về khâu tiêu thụ nên mô hình trồng xen chưa thể nhân rộng. Qua quá trình điều tra
nghiên cứu, khóa luận đã tìm hiểu rõ hơn về những nguyên nhân của những khó khăn
như: người dân khó tiếp cận được vốn vay để đầu tư cho sản xuất, nhiều vườn cà phê
còn ở xa nguồn nước, hiểu biết và khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
của người dân còn hạn chế, phần lớn người dân đều làm theo thói quen và kinh nghiệm
của mình…và đề xuất hướng khắc phục được phần nào như: cần dơn giản hóa các thủ
tục vay vốn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân có thể vay vốn nhanh chóng.
Đầu tư kinh phí xây dựng các hồ chứa, thực hiện tốt công tác khuyến nông… khóa
luận mong giúp được những hộ trồng cà phê cải thiện được vườn cà phê của mình tăng
thu nhập cho địa phương.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình

x


Danh mục phụ lục

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3.Phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1. Nội dung


3

1.3.2. Địa bàn

3

1.3.3. Đối tượng

3

1.3.4. Thời gian

3

1.4. Cấu trúc luận văn

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

5

2.1. Tổng quan về tài liệu có liên quan

5

2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

6


2.2.1. Điều kiện tự nhiên

7

2.2.2. Tình hình kinh tế xã hội

8

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu

15
15

3.1.1. Một số vấn đề về nông thôn

15

3.1.2. Khái quát về cà phê

16

3.1.3. Một số chỉ tiêu xác định kết quả-hiệu quả sản xuất

24

3.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả dự án

26


3.2. Phương pháp nghiên cứu

28

3.2.1. Phương pháp mô tả

28

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

28

v


3.2.3. Phân tích lợi nhuận, chi phí

28

3.2.4. Phương pháp phân tích

29

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình sản xuất cà phê tại Huyện

30
30

4.1.1. Tình hình sử dụng đất trồng cà phê


30

4.1.2. Sự biến động diện tích trồng cà phê qua các năm

31

4.1.3. Năng suất và sản lượng cà phê

33

4.1.4. Cơ cấu diện tích vườn cà phê theo tuổi

34

4.1.5. Giá cà phê tại Huyện giai đoạn 1996-2008

35

4.1.6. Các mô hình trồng cà phê tại Thị Trấn

36

4.2. Phân tích kết quả-hiệu quả cho 1hecta MH1 và MH2

38

4.2.1. Cơ sở tính toán kq-hq cho 1hecta MH1 và MH2

38


4.2.2. Kết quả-hiệu quả hiện tại của hai mô hình tại Thị Trấn

39

a. Kết quả-hiệu quả của MH1

39

b. Kết quả-hiêu quả của MH2

41

c. So sánh kq-hq thực tế của hai mô hình tại Thị Trấn

43

4.2.3. Kết quả-hiệu quả cả vòng đời của hai mô hình

44

a. Kết quả-hiệu quả của MH1

44

b. Kết quả-hiệu quả của MH2

52

c. So sánh kết quả-hiệu quả của hai mô hình


61

4.2.4. Khó khăn và thuận lợi của từng mô hình
4.3. Những khó khăn hiện tại của người dân

61
64

4.3.1. Những khó khăn

64

4.3.2. Hướng khắc phục

66

4.4. Hiệu quả xã hội

67

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

68

5.1. Kết luận

68

5.2. Đề nghị


69

5.2.1. Đối với chính quyền địa phương

69

5.2.2. Đối với ngân hàng địa phương

70

5.2.3. Đối với người sản xuất

70

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQ

Bình quân

CN

Công nghiệp

CPLĐ


Chi phí lao động

CPSX

Chi phí sản xuất

CPVC

Chi phí vật chất

CPLĐ

Chi phí lao động

DT

Doanh thu

DT

Diện tích

ĐTTT

Điều tra thực tế

KQ-HQ

Kết quả-hiệu quả


HQKT

Hiệu quả kinh tế

HQ

Hiệu quả

MH

Mô hình

MH1

Mô hình độc canh cà phê

MH2

Mô hình xen canh sầu riêng vào rẫy cà phê

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NS

Năng suất

SXKD


Sản xuất kinh doanh

TTTH

Tính toán tổng hợp

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Dân Số, Diện Tích TB, Mật Độ Dân Số ở Huyện năm 2008

9

Bảng 2.2. Nguồn Lao Động Qua Các năm 2000-2008

11

Bảng 2.3. Tình Hình Sử Dụng Đất Đai ở Huyện


11

Bảng 2.4. Cơ Cấu Kinh Tế Của Huyện Cư Jút

12

Bảng 2.5. Giá Trị Sản Xuất Ngành Nông Nghiệp Trên Địa Bàn

13

Bảng 2.6. Sản Phẩm Công Nghiệp Chủ Yếu Trên Địa Bàn

13

Bảng 4.1. Diện Tích Một Số Cây Công Nghiệp Lâu Năm ở Huyện

30

Bảng 4.2. Sản Lượng Một Số Cây Công Nghiệp Lâu Năm

31

Bảng 4.3. Cơ Cấu Diện Tích Vườn Cà Phê Theo Tuổi

34

Bảng 4.4. Mô Hình Trồng Xen Cây Sầu Riêng Vào Vườn Cà Phê

35


Bảng 4.5. TH Cơ Bản Về Nhân Khẩu Và Diện Tích 60 Mẫu Điều Tra

38

Bảng 4.6. Phân Lớp Hộ ND TheoQuy Mô Diện Tích 60 Mẫu Điều Tra

38

Bảng 4.7. Tuổi cà phê của các hộ điều tra

39

Bảng 4.8. KQ-HQ Sản Xuất Của Một Hecta MH1 vào năm 2008

40

Bảng 4.9. KQ-HQ Sản Xuất Của Một Hecta MH2 vào năm 2008

42

Bảng 4.10. So Sánh Các Chỉ Tiêu Kết Quả-Hiệu Quả Của Hai MH

43

Bảng 4.11. CP Bình Quân 1hecta Thời Kì Xây Dựng Cơ Bản MH1

44

Bảng 4.12. CP Đầu Tư Trên 1hecta Trong Thời Kì SXKD MH1


45

Bảng 4.13. Doanh Thu Trên 1hecta Trên Cả Vòng Đời Của Cây Cà Phê

47

Bảng 4.14. Ngân Lưu Qua Các Năm Trên 1hecta Của MH1

48

Bảng 4.15. Các Chỉ Tiêu Đánh Giá HQKT MH1 Tính Trên 1hecta

49

Bảng 4.16. Thay Đổi Các Yếu Tố Giá Bán, Năng Suất, Lao Động Hay Phân Vô Cơ
ảnh Hưởng Đến NPV, IRR, BCR

49

Bảng 4.17. Thay Đổi Cùng Lúc Giá Lao Động, Phân Hữu Cơ Tăng, Giá Bán Và Năng
Suất Giảm ảnh Hưởng Đến HQKT Trên 1hecta MH1

51

Bảng 4.18. Chi Phí Bình Quân 1hecta Thời Kì XDCB MH2

52

Bảng 4.19. CP Đầu Tư Trên 1hecta Trong Thời Kì SXKD MH2


53

viii


Bảng 4.20. Doanh Thu Trên 1hecta Trên Cả Vòng Đời Của Cây Sầu Riêng

54

Bảng 4.21. Doanh Thu Trên 1hecta Trên Cả Vòng Đời Của Cây Cà Phê

55

Bảng 4.22. Tổng Doanh Thu Của MH2

56

Bảng 4.23. Ngân Lưu Qua Các Năm Trên 1hecta Của MH2

58

Bảng 4.24. Các Chỉ Tiêu Đánh Giá HQKT MH2 Tính Trên 1hecta

59

Bảng 4.25. Thay Đổi Các Yếu Tố Giá Bán, Năng Suất, Lao Động Hay Phân Vô Cơ
ảnh Hưởng Đến NPV, IRR, BCR

59


Bảng 4.26. Thay Đổi Cùng Lúc Giá Lao Động, Phân Hữu Cơ Tăng, Giá Bán Và Năng
Suất Giảm ảnh Hưởng Đến HQKT của MH2

60

Bảng 4.27. So Sánh Các Chỉ Tiêu HQ Cả Vòng Đời Của Hai MH

61

Bảng 4.28. Thuận Lợi Và Khó Khăn Của Hai MH

63

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Dân Số Trung Bình Qua Các Năm 2000-2008

10

Hình 3.1. Hoa Cà Phê

17

Hình 3.2. Quả Cà Phê

17


Hình 3.3. Cắt Cành Cà Phê Sau Mùa Thu Hoạch

21

Hình 4.1. Diện Tích Trông Cà Phê 2000-2008

32

Hình 4.2. Năng Suất 1hecta Cà Phê của Huyện Qua Các Năm

33

Hình 4.3. Giá Cà Phê Nhân Qua Các Năm 1996-2008 Tại Huyện Cư Jút

36

Hình 4.4. Mô hình trồng xen cây sầu riêng vào vườn cà phê

37

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu Điều Tra Nông Hộ
Phụ lục 2: Ngân Lưu Qua Các Năm 1 Ha MH1
Phụ lục 3: Ngân Lưu Qua Các Năm 1 Ha MH2

xi



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam đang từng bước chuyển mình để hòa nhập với sự phát triển của nền
kinh tế khu vực và thế giới. Trong chiến lược phát triển kinh tế quốc dân, nông nghiệp
và nông thôn đang là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Nước ta có một
nền nông nghiệp truyền thống, từ độc canh cây lương thực đang chuyển dần sang trồng
đa dạng các loại cây nông nghiệp, công nghiệp hàng năm và lâu năm như mía, các loại
cây họ đậu, cao su, chè(trà), cà phê.
Cây cà phê có một vị trí quan trọng ở vùng đồi núi, tham gia có hiệu quả vào
các chương trình kinh tế-xã hội như định canh định cư, xóa đói giảm nghèo, tạo công
ăn việc làm cho người lao động ở miền núi mà chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu
số cũng như phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường…Cà phê cũng là mặt
hàng nông sản quan trọng đóng góp một phần không nhỏ trong tổng giá trị xuất khẩu
hàng nông sản.
Với đặc điểm, khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi. Đăk Nông những năm trước đây
và hiện nay được xem là tỉnh có nhiều thuận lợi nhất trong việc phát triển cây cà phê.
Huyện Cư Jut là huyện nằm ở Đông Bắc tỉnh Đăk Nông cũng có nhiều điều kiện thích
hợp để cây cà phê phát triển, có diện tích cà phê chiếm khoảng hơn 50% diện tích cây
lâu năm của huyện và là cây có giá trị kinh tế cao và mang lại nguồn thu nhập lớn cho
người sản xuất và các thành phần có liên quan. Trồng cà phê đem đến nhiều lợi ích
trực tiếp cho nông nghiệp ở địa phương như sủa dụng được sức lao động nhàn rỗi của
nông dân vào các tháng mùa khô, góp phần giải quyết công ăn việc làm và thúc đầy
các ngành nghề nông thôn, sử dụng ngày càng tốt hơn quỹ đất của hộ gia đình, đa dạng
nguồn sản vật địa phương, tránh được rủi ro trong sản xuất nông nghiệp thường gặp.


Theo các nhà khoa học thì cây cà phê vốn thuộc loại thực vật ưa bóng mát và

chắn gió. Người Tây Nguyên, từ khi biết trồng cà phê họ cũng đã áp dụng kỹ thuật
trồng cây che mát và chắn gió trong vườn cà phê can mình, nhưng trong hơn chục năm
gần đây, do chạy theo năng suất nên người dân đã đốn bỏ toàn bộ các loại cây chắn gió
trong vườn cà phê, tập trung bón phân và tưới nhiều nước để đạt được năng suất cao
nhất. Tuy nhiên, việc làm này đã dẫn đến vườn cà phê phát triển thiếu tính bền vững.
Để vườn cà phê phát triển bền vững và tăng nguồn thu nhập, trong những năm gần đây
người dân Tây Nguyên đã trở lại trồng các loại cây chắn gió và che bóng mát cho cà
phê bằng những loại cây có giá trị kinh tế cao như sầu riêng, tiêu, mít, bơ, chôm chôm,
xoài, nhãn, quế, hoa hòe,…Đa dạng hóa cây trồng trên cùng một diện tích nhằm nâng
cao giá trị sử dụng và thu nhập trên một diện tích đất, đa dạng hóa sản phẩm thu hoạch
và giảm tỷ lệ rủi ro khi giá cả biến động và thu nhiều lợi nhuận là hướng đi mới giúp
cho bà con nông dân đảm bảo được thu nhập trước biến động của thị trường, thời tiết.
Với ý nghĩa quan trọng trên và được sự đồng ý của Khoa Kinh tế trường Đại
Học Nông Lâm TP.HCM, thầy hướng dẫn TS. Thái Anh Hòa, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Hiệu Quả Xen Canh Trong Sản Xuất Cây Cà Phê Tại Huyện Cư Jút
Tỉnh Đăk Nông” là thật sự cần thiết.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế xen canh trong sản xuất cây cà phê tại Thị Trấn
Eatling Huyện Cư Jút Tỉnh Đăk Nông
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
− Khảo sát tình hình trồng cà phê và trồng xen cây ăn trái vào vườn cây cà phê
của nông hộ tại Thị Trấn Eatling Huyện Cư Jút Tỉnh Đăk Nông.
− So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất của từng mô hình: xen canh và độc canh cây
cà phê.
− Những thuận lợi và khó khăn mà người nông dân gặp phải trong mô hình độc
canh và xen canh trong sản xuất cây cà phê
− Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để nông dân sản xuất có hiệu quả hơn.

2



1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Nội dung
Phân tích tình hình sản xuất, cũng như so sánh hiệu quả kinh tế của mô hình
trồng xen sầu riêng vào vườn cà phê và trồng cà phê độc canh hiện nay của địa bàn thị
trấn nhằm giúp hộ nông dân có thể thấy được lợi ích khi trồng xen canh hai cây nông
nghiệp lâu năm là cà phê và sầu riêng, đề xuất hướng giải quyết để từ đó họ có kế
hoạch sản xuất riêng cho vườn cây của mình.
1.3.2. Địa bàn
Khóa luận được tiến hành nghiên cứu tại Thị Trấn Eatling Huyện Cư Jút Tỉnh
Đăk Nông.
1.3.3. Đối tượng
Khoá luận nghiên cứu đối với những nông hộ trồng cà phê và các hộ trồng xen
sầu riêng vào vườn cà phê.
1.3.4. Thời gian
− Thời gian làm khoá luận: từ 02/03/2009 đến 16/05/2009.
− Thời gian thu thập số liệu sơ cấp: từ 02/03/2009 đến 22/03/2009.
− Thời gian nghiên cứu: số liệu nghiên cứu qua các năm 2005 - 2008.
1.4. Cấu trúc của khoá luận
- Chương 1: Đặt Vấn Đề
Giới thiệu lí do chọn đề tài cũng như những giả thiết mục tiêu đặt ra để tiến
hành nghiên cứu.
- Chương 2: Tổng quan.
Chương nêu khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện, về các
tài liệu nghiên cứu có liên quan đã được thực hiện và tổng quan về cây cà phê ở huyện
Cư Jút.
- Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Phần nội dung nêu những khái niệm cơ bản có liên quan đến khoá luận, như
khái niệm cơ bản về nông thôn, sơ lược về quy trình trồng, chăm sóc cà phê,… Phần

phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp thu thập và xử lý số liệu, phương pháp
phân tích chung và các phương pháp có tính đặc thù của dự án đầu tư, tính hiệu quả
kinh tế của của cây lâu năm…
3


- Chương 4: Kết quả và thảo luận.
Đây là phần trọng tâm của khoá luận, nêu lên kết quả đạt được trong quá trình
thực hiện và phân tích các kết quả về thực tiễn và lý luận. Qua quá trình điều tra chung
về những hộ trồng cà phê và trồng xen sầu riêng vào vườn cà phê, đánh giá được mô
hình nào mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, cuối cùng là xem xét những khó khăn
chung và nêu ra những biện pháp tháo gỡ những vấn đề thắc mắc.
-

Chương 5: Kết luận và đề nghị.

Rút ra kết luận chính đạt được và đề xuất các kiến nghị có liên quan, các giải
pháp cần thực hiện.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu có liên quan
Tài liệu phục vụ cho nghiên cứu là những bài giảng, tài liệu có được qua các
môn học chuyên ngành kinh tế nông lâm, và sách thu thập từ quá trình tự học nhằm
cung cấp cơ sở chủ yếu cho các công thức tính toán, lý luận. Cụ thể là môn học Dự Án
Đầu Tư, Thống Kê Kinh Tế… phục vụ cho các tính toán chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, tính

toán tổng hợp toàn dự án cho mô hình kinh tế ở phần nghiên cứu sau. Kế đến là luận
văn của các anh chị khoá trước để học hỏi cách viết, lập luận để hoàn thành tốt khóa
luận của mình. Những số liệu có được từ quá trình điều tra trực tiếp từ các hộ nông dân
và được cung cấp từ các phòng ban của Huyện Cư Jút. Và qua mạng Internet, một
lượng kiến thức thông tin khổng lồ của thế giới, để tìm các thông tin cần thiết có liên
quan cho mình.
Huỳnh Ngọc Vỵ (2006), đánh giá hiệu quả kinh tế cây cà phê trồng tại các hộ
nông dân, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cây cà phê, đồng thời
xác định đầu vào để tối ưu hóa hiệu quả sản xuất thông qua ước lượng hàm sản xuất,
đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây cà phê.
Trần Vĩnh Phúc (2007), xác định hiệu quả sản xuất cà phê, lợi thế so sánh cây
cà phê. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng và lợi thế so sánh của cây cà phê
tại Tỉnh Đăk Lăk.
Nguyễn Thị Ánh (2007), khảo sát chuỗi giá trị cà phê huyện Cư Jút tỉnh Đăk
Nông trên cơ sở phân tích số liệu điều tra của các hộ nông dân trồng cà phê, các
thương lái, đại lí, cơ sở chế biến và thông tin về doanh nghiệp xuất khẩu. Nhằm tìm
hiểu được mối quan hệ mua bán, chia sẻ thông tin, rủi ro, phân phối chi phí, lợi nhuận
giữa các thành viên và những hỗ trợ của nhà nước lên từng thành viên trong chuỗi.


Nguyễn Thị Mỹ Hằng (2007), nghiên cứu hiệu quả kinh tế của việc trồng dừa,
đánh giá hiệu quả của mô hình trồng xen canh cây ca cao vào vườn dừa. Tìm hiểu
những khó khăn mà người nông dân gặp phải, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm giúp
những hộ nông dân cải thiện được vừơn dừa và tăng thêm thu nhập.
Các nghiên cứu trên phân tích hiệu quả kinh tế của cây cà phê độc canh, các
yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của nó, các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả,…Tuy
nhiên chưa đi vào nghiên cứu hiệu quả của việc trồng xen một loại cây khác vào rẫy cà
phê. Các đề tài trên đã giúp tôi có cái nhìn tổng quát hơn về cây cà phê, những khó
khăn, những lợi thế của nó,…Từ đó tôi có thể dễ dàng thực hiện tốt đề tài của mình
hơn.

2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Huyện Cư Jút là một huyện miền núi thuộc tỉnh Đăk Lăk(cũ) nay thuộc tỉnh
Đăk Nông. Huyện được thành lập vào ngày 19 tháng 6 năm 1990 trên cơ sở một phần
từ Buôn Ma Thuột và một phần từ Đăk Mill tách ra và nằm trong tỉnh Đăk Lăk. Năm
2004, khi tỉnh Đăk Nông được thành lập trên cơ sở chia tách tỉnh Đăk lăk, Cư Jút
thuộc tỉnh Đăk Nông. Huyện Cư Jút có 7 xã và 1 thị trấn (thị trấn Eatling, xã Eapô, xã
Nam Dong, xã Đăk Rông, xã Tâm Thắng, xã Trúc Sơn, xã Đăk Wil, xã Cư Kniê), nằm
ở phía đông bắc của tỉnh Đăk Nông chạy dọc theo quốc lộ 14 nối liền các trung tâm
kinh tế như Đăk Lăk, Bình Dương, Bình Phước, Tp Hồ Chí Minh có nhiều điều kiện
thuận lợi trong việc giao lưu, vận chuyển, tiêu thụ các mặt hàng nông sản và chuyển
giao các tiến bộ khoa học kĩ thuật. Với tổng diện tích tự nhiên là 71.889ha, trong đó
diện tích đất nông nghiệp là 24.502 ha (chiếm 34,08% tổng diện tích đất tự nhiên của
huyện) và đất lâm nghiệp có 40.028 ha ( chiếm 55,68% tổng diện tích tự nhiên) (Niên
giám thống kê huyện Cư Jút, 2008). Là huyện thuần nông đang trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nhiều khu công nghiệp, nhà máy được xây dựng trên địa bàn
huyện.
Là một huyện có điều kiện để khai hoang , mở rộng diện tích đất nông nghiệp.
Nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa các vùng sinh thái từ cao nguyên Buôn Ma Thuột
sang cao nguyên Đăk Nông nên huyện Cư Jút có điều kiện tự nhiên như tài nguyên
đất, địa hình, khí hậu phù hợp cho việc phát triển các loại cây công nghiệp ngắn và dài
ngày có giá trị hàng hóa cao như cà phê, điều, ca cao, bông vải, cây ăn trái và các loại
6


cây họ đậu. Ngoài ra, công trình thủy lợi Eakao cùng với hệ thống kênh mương hoàn
chỉnh sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc tăng diện tích cây trồng từ diện tích đất được
khai hoang.
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Cư Jút nằm ở phía đông bắc tỉnh Đăk Nông, phía bắc giáp huyện Buôn Đôn,

phía đông giáp thành phố Buôn Ma Thuột, phía đông nam giáp huyện Krông Nô, phía
nam bắc giáp huyện Đăk Mill và phía tây giáp Campuchia.
Cư Jút cách thành phố Buôn Ma Thuột 20km về phía đông và cách thị xã Gia
Nghĩa 106km về phía nam.
b) Địa hình
Nằm giữa hai cao nguyên lớn của Đăk Lăk, cao nguyên Đăk Nông- Đăk Mill,
cao nguyên Buôn Ma Thuột và bình nguyên EaSuop. Địa hình huyện Cư Jút thấp dần
từ Đông sang Tây và từ Nam lên Bắc. Địa hình chủ yếu là các dải đồi lượn sóng có
đỉnh tương đối bằng phẳng, độ cao của vùng này chỉ đạt từ 250- 560m so với mực
nước biển.
Phía đông huyện Cư Jút tương đối bằng phẳng, là nơi tập trung phần lớn dân cư
của huyện. Trong khi đó đồi núi tập trung ở phía tây của huyện, chủ yếu thuộc địa bàn
xã Đăkwill.
c) Sông ngòi
Sông Sêrêpốc chảy qua huyện ở phía đông và phía đông bắc. Ngoài ra trên địa
bàn huyện còn có các suối Đăksôr, Eagan,…
d) Điều kiện nhiệt
Chịu ảnh hưởng của chế độ bức xạ mặt trời nội chí tuyến với cán cân bức xạ
trong các tháng luôn lớn nên nhiệt độ trong toàn huyện phong phú và ổn định. Biên độ
năm không cao khoảng 5-6o C nhưng biên độ ngày và đêm rất cao. Nhiệt độ trung bình
các tháng trong năm của huyện dao động trong khoảng 22.5-27.8o C. Với điều kiện
nhiệt này rất thích hợp cho cây cà phê phát triển.
e) Khí hậu
Do nằm trong vùng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có khí hậu
chia thành 2 mùa rõ rệt : mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa hàng năm từ 1500 –1800
7


mm kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung nhiều nhất từ tháng 8 đến tháng 10,
nhiệt độ ẩm không khí 81-82%, với số giờ nắng 2200 – 2700 giờ/năm.

f) khoáng sản
− Đất Đai: với sự chi phối của nền địa chất và địa hình nên đất ở huyện thích
hợp cho các loại cây trồng nhiệt đới. Nhóm đất nâu đỏ trên đá bazan chiếm 55% diện
tích đất nông nghiệp, tập trung nhiều ở các xã Tâm Thắng, Nam dong, Eapo, Đăk
Rông và thị trấn Eatling. Đất bazan nâu đỏ là loại đất quí, nhất là đối với một số cây
công nghiệp và cây ăn trái dài ngày. Do đó phần lớn diện tích đất bazan của huyện
hiện nay được sử dụng để trồng cà phê, cao su và hồ tiêu.
− Rừng: phần lớn tập trung ở xã Đăkwill.
− Ngoài ra còn có các mỏ khoáng sản khác như mỏ nước khoáng tại xã Eapô,
đất sét tại xã Trúc Sơn.
g) Thành phần dân tộc
Trên địa bàn huyện có 3 dân tộc chính, trong đó đa số là dân tộc Kinh (khoảng
82%). Người Ê Đê chiếm gần 12% dân số toàn huyện, còn lại là người Tày và một số
ít người thuộc các dân tộc khác.
h) Du lịch
Trên địa bàn Huyện có khu du lịch thác Trinh Nữ được nhà nước công nhận là
công viên địa chất. Hàng năm Huyện đón rất nhiều du khách gần xa ở các tỉnh và
khách nước ngoài, du lịch đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc quảng bá hình
ảnh của Huyện, kêu gọi các nhà đầu tư và đóng góp vào ngân sách của Huyện.
2.2.2. Tình hình kinh tế xã hội
Nông nghiệp là ngành kinh tế chính của huyện, phần lớn lao động của huyện
thuộc khu vực nông nghiệp. Nông nghiệp của huyện phần lớn là trồng trọt các loại cây
lâu năm như cà phê, hồ tiêu,…và các loại cây trồng ngắn ngày như đậu phộng, đậu
nành, ngô,…
Trên điạ bàn huyện có khu công nghiệp Tâm Thắng thuộc xã Tâm Thắng với
gần 20 nhà máy. Ngoài ra ở huyện còn có các nhà máy chế biến điều ở Eatling, nhà
máy chế biến cà phê ở xã Trúc Sơn, nhà máy chế biến mủ cao su ở xã Cưknia.

8



a) Tình hình dân số - lao động
Theo báo cáo của cục thống kê huyện Cư Jút 2008 dân số của huyện là 90.168
người, mật độ dân số 136,2 người/ km2 .Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2008 của
huyện là 1,81%. Cơ cấu dân số thành thị tăng lên về số lượng nhưng lại giảm về cơ
cấu do có sự tiếp nhận dân kinh tế mới từ các tỉnh cũng như sự di dân ồ ạt vào vùng
đất này để sản xuất nông nghiệp đã làm cho dân số ở nông thôn tăng khá nhanh so với
dân số thành thị.
Bảng 2.1. Diện tích, dân số trung bình, mật độ dân số ở huyện năm 2008

Khoản Mục

Diện tích(km)

Dân số trung

Mật độ dân

bình(người)

số(người/km)

TỔNG SỐ

718,89

90.168

136,2


Thị Trấn Eatling

21,52

16.017

660,8

Xã Eapô

100,1

13.964

126,24

Xã Nam Dong

36,5

15.550

442,5

Xã Đăk Rông

59,6

14.368


241,0

Xã Tâm Thắng

22,2

11.950

538,3

Xã Trúc Sơn

27,7

3.802

97,5

Xã Đăkwill

421,4

8.227

19,3

Xã Cư Kniê

29,87


6.290

210,2

Nguồn tin: Niên giám thống kê huyện Cư Jút 2008

9


Hình 2.1. Dân số trung bình qua các năm 2000-2008
100000
90000
80000

Tổng số

Dân số trung bình

70000

Nam
Nữ

60000
50000
40000
30000
20000
10000
0

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Năm

Nguồn tin: Niên giám thống kê huyện Cư Jút 2008
Nhìn vào hình 2.1, ta thấy được dân số trung bình năm 2000-2008 phân theo
giới tính, dân số tăng đều qua các năm. Nhìn chung tỷ lệ nam nữ có sự chênh lệch
nhưng không đáng kể. Từ năm 2000 đến năm 2004, nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ(
chiếm trên 50%). Từ năm 2004 đến năm 2008, thì nữ lại chiếm tỷ lệ cao hơn
nam(chiếm trên 50%).

10



Bảng 2.2. Nguồn lao động qua các năm 2005-2008
Khoản mục

2005

2006

2007

2008

Nguồn lao động

44.193

48.026

49.869

51.338

1. Số người trong độ tuổi lao động

42.125

45.954

47.025

48.674


+. Có khả năng lao động

41.337

45.159

46.220

47.850

+. Mất khả năng lao động

788

795

805

824

2. Số người ngoài độ tuổi thực tế TGLĐ

2.856

2.867

2.844

2.964


+. Trên độ tuổi tham gia lao động

1.584

1.584

1.597

1.622

+. Dưới độ tuổi tham gia lao động.

1.272

1.283

1.247

1.342

Nguồn tin: Niên giám thống kê huyện Cư Jút 2008
Từ bảng 2.2 ta thấy Huyện có lực lượng lao động khá dồi dào, chiếm trên 50%
trong tổng dân số. Số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao, trong đó số người
mất khả năng lao động chiếm tỷ lệ thấp( khoảng trên 1,5%). Lực lượng lao động ngoài
độ tuổi làm việc còn khá nhiều, chiếm 5% trong tổng nguồn lao động.
b) Tình hình sử dụng đất đai
Đất đai là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất nông
nghiệp và là một yếu tố không thể thiếu trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội. Theo
số liệu thống kê năm 2008 của huyện về tình hình sử dụng đất như sau:

Bảng 2.3. Tình hình sử dụng đất đai ở huyện
Khoản mục

Diện tích(ha)

Tỷ lệ(%)

Tổng số

71.889

100

Đất nông nghiệp

24.502

34,08

Đất dùng vào lâm nghiệp

40.028

55,68

Đất chuyên dùng

2.102

2,93


Đất khu dân cư

738

1,02

4.519

6,29

Đất chưa sử dụng

Nguồn tin: Niên giám thống kê huyện Cư Jút 2008
Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy, đất đai của huyện chủ yếu được sử dụng vào trong
lĩnh vực nông nghiệp. Đất nông nghiệp chiếm 34,08% và đất lâm nghiệp chiếm
55,68%. Trong khi đó, đất dùng vào các lĩnh vực khác còn rất ít. Như đất chuyên dùng

11


chỉ chiếm 2,93%, đất khu dân cư cũng chỉ chiếm 1,02%. Diện tích đất chưa sử dụng
của huyện chiếm 6,29%.
c) Cơ cấu kinh tế
Tuy còn gặp rất nhiều khó khăn, song giai đoạn 2005 – 2008 qui mô nền kinh tế
và chất lượng tăng trưởng kinh tế huyện Cư Jut được nâng lên rõ rệt: Thu nhập bình
quân đầu người năm 2008 đạt 8.63 triệu đồng/năm (tương đương 493USD); Tốc độ
tăng trưởng kinh tế năm 2007 là 12,6%; trong đó giá trị sản xuất công nghiệp và xây
dựng cơ bản tăng 13,2%, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp tăng 7,1%, giá trị thương
mại dịch vụ tăng 19,5% ( Niên giám thống kê Cư Jút 2008).

Bảng 2.4. Cơ cấu kinh tế của huyện Cư Jút
Khoản mục

2006

2007

2008

Tốc độ tăng
trưởng
GDP 2007
7,1

Nông lâm thủy sản(%)

58

57

55

Công nghiệp xây dựng(%)

19

20,25

21,5


13,2

Dịch vụ(%)

23

22,75

23,5

19,5

Nguồn tin: Niên giám thống kê huyện Cư Jút 2008
Qua bảng 2.4 ta thấy tỷ trọng về nông nghiệp vẫn lớn nhất, chiếm hơn 50%
ngành kinh tế của huyện. Tuy nhiên, nếu so sánh về tốc độ tăng trưởng thì năm 2007,
nông nghiệp của huyện có tốc độ tăng trưởng thấp hơn hẳn công nghiệp xây dựng và
dịch vụ.
Ngành nông nghiệp huyện Cư Jút trong những năm qua đã có những bước phát
triển tương đối đều, ba năm liền đạt bình quân từ 5.34% đến 7.1%/năm, cao hơn hẳn
so với các năm trước đó (Báo cáo tổng kết phòng kinh tế huyện Cư Jút)
Các ngành kinh tế đều có mức tăng trưởng đáng kể và cơ cấu kinh tế chuyển
dịch theo hướng tăng dần tỉ trong ở khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ thương
mại nhưng hiện nay tỉ trọng khu vực nông lâm thủy sản vẫn chiếm ưu thế. Điều này
hạn chế quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn.

12


Bảng 2.5. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trên địa bàn
ĐVT:Triệu đồng

Năm

Tổng số

2000

Chia ra
Trồng trọt

Chăn nuôi

Dịch vụ

233.391

211.051

16.294

6.046

2001

263.958

239.685

17.924

6.394


2002

288.413

254.067

27.245

7.101

2003

334.559

287.097

32.942

14.520

2004

259.271

194.111

51.959

13.201


2005

417.326

344.374

65.505

7.447

2006

555.594

473.165

74.094

8.380

2007

644.743

552.432

83.120

9.191


2008

744.789

645.154

88.652

10.985

Nguồn tin: Niên giám thống kê huyện Cư Jút 2008
Theo bảng 2.5, hàng năm ngành trồng trọt đóng góp vào tổng giá trị sản xuất
ngành nông nghiệp rất cao, chiếm trên 80%, tiếp đến là ngành chăn nuôi và dịch vụ chỉ
chiếm tỷ lệ nhỏ trên 1%. Như vậy, ta dễ dàng nhận thấy, trồng trọt là ngành chính
trong sản xuất nông nghiệp ở Huyện.
Bảng 2.6. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu trên địa bàn
ĐVT

2005

2006

2007

2008

Cát

m3


15.300

16.750

17.210

17.960

Đá

m3

27.400

28.215

29.340

30.100

1000V

53.000

57.932

59.895

61.340


Đường

Tấn

5.436

5.178

6.422

7.530

Gỗ xẻ xây dựng

m3

3.823

4.210

4.430

4.515

1000B

276

280


295

310

Thức ăn gia súc

Tấn

78

81

82

84

Nước đá

Tấn

560

664

685

720

Tên sản phẩm


Gạch xây dựng

May đo

Nguồn tin: Niên giám thống kê huyện Cư Jút 2008

13


Nhìn vào bảng 2.6, ta có thể thấy sản phẩm công nghiệp trên địa bàn Huyện chủ
yếu là những sản phẩm đơn giản, không đòi hỏi trình độ cao, đều dựa vào nguồn lực
sẵn có của địa phương.
Nhìn chung các sản phẩm đều tăng đều qua các năm, tuy nhiên cũng có một số
sản phẩm bị biến động bởi thị trường, bởi điều kiện khi hậu và con người. Như sản
phẩm đường, lượng sản xuất tăng giảm thất thường do giá cả bất ổn nên người dân cứ
trồng rồi chặt, mang tính thời vụ không ổn định. Đối với sản phẩm gỗ, sản lượng ngày
một bị giảm sút, do nạn chặt phá rừng bừa bãi thiếu kiểm soát dẫn đến sản lượng gỗ ít
dần đi, và kết quả là sản lượng được khai thác bị giảm. Trong những năm trở lại đây,
với chủ trương giao đất giao rừng, phủ kín đồi trọc của chính phủ đã phần nào làm
tăng sản lượng gỗ một cách đáng kể. Về thức ăn gia súc thì cho đến năm 2005, mới
được đưa vào sản xuất do có sự đầu tư của nước ngoài, tuy nhiên số lượng vẫn còn rất
hạn chế.

14


×