Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CHĂN NUÔI BÒ THỊT Ở HUYỆN PHÚ HÒA TỈNH PHÚ YÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CHĂN
NUÔI BÒ THỊT Ở HUYỆN PHÚ HÒA TỈNH PHÚ YÊN

NGUYỄN XUÂN LỘC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI
PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CHĂN NUÔI BÒ THỊT Ở HUYỆN PHÚ HÒA TỈNH
PHÚ YÊN” do NGUYỄN XUÂN LỘC, sinh viên khóa 31, chuyên ngành KINH TẾ
NÔNG LÂM, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________________

TS. THÁI ANH HÒA
Người hướng dẫn

Ngày.……tháng……...năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày…..tháng…..năm


Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày……tháng…...năm


LỜI CẢM TẠ
Trước tiên cho con xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến cha mẹ, người đã có công
sinh thành, nuôi dạy và tạo điều kiện tốt nhất cho con được ngồi trên ghế nhà trường
trong suốt những năm qua và có kết quả như ngày hôm này.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh cùng các quý thầy cô của trường. Cảm ơn các thầy cô trong Khoa Kinh
Tế đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức quý báo cho tôi trong suốt quá
trình học tại trường.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy Thái Anh Hòa, giảng viên khoa Kinh
Tế trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn
thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn các cô, chú, các chị đặc biệt là anh Võ Dư Doãn chuyên
viên ở phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Phú Hòa và bà con nông
dân của 3 xã ở huyện Phú Hòa đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi trong suốt thời gian thực tập tại địa phương.
Cuối cùng, xin gửi đến tập thể lớp Kinh Tế 31 cùng những người bạn thân yêu
đã cùng tôi học tập, chia sẻ buồn vui trong những năm tháng học tại trường một tình
cảm chân thành nhất.
Chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Nguyễn Xuân Lộc


NỘI DUNG TÓM TẮT

NGUYỄN XUÂN LỘC. Tháng 07 năm 2009. “Thực Trạng và Giải Pháp
Phát Triển Ngành Chăn Nuôi Bò Thịt ở Huyện Phú Hòa Tỉnh Phú Yên”.
NGUYEN XUAN LOC. July 2009. “The Reality and Solutions For
Developing Fattening Cattle in Phu Hoa District, Phu Yen Province”.
Đề tài nhằm tìm tiểu thực tế về tình hình chăn nuôi bò của các hộ gia đình trên
địa bàn huyện Phú Hòa tỉnh Phú Yên với quy mô khác nhau, đánh giá khả năng phát
triển đàn bò của hộ chăn nuôi, để từ đó có thể định hướng được việc phát triển ngành
chăn nuôi bò thịt sẽ góp phần làm tăng thêm thu nhập cho các hộ gia đình.
Đề tài vận dụng phương pháp thu thập và xử lý số liệu, phương pháp thống kê
để đánh giá kết quả chăn nuôi trên cơ sở thu thập 60 mẫu điều tra.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình chăn nuôi bò của các hộ chăn nuôi trên
địa bàn huyện Phú Hòa có những đặc trưng riêng về kỷ thuật chăn nuôi cũng như tập
quán chăn nuôi khác nhau. Qua việc đánh giá về kết quả và hiệu quả của quá trình
chăn nuôi cho thấy các hộ nông dân chăn nuôi bò thịt đều mang lại hiệu quả cao góp
phần cải thiện thu nhập của hộ gia đình. Đồng thời cho thấy được những thuận lợi và
khó khăn mà hộ chăn nuôi bò đang gặp phải để từ đó có thể tìm ra được những biện
pháp nhằm định hướng cho nông dân có thể tìm ra hướng đầu tư phù hợp và có tính
khả thi.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

ix

Danh mục các bảng

x


Danh mục các hình

xii

Danh mục phụ lục

xiii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1. Phạm vi nội dung

2

1.3.2. Phạm vi không gian


2

1.3.3. Đối tượng nghiên cứu

2

1.3.4. Phạm vi thời gian

3

1.4. Cấu trúc của khóa luận

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Điều kiện tự nhiên

4

2.1.1. Vị trí địa lý

4

2.1.2. Địa hình

5


2.1.3. Thời tiết, khí hậu

6

2.1.4. Tài nguyên thiên nhiên

7

2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

9

2.2.1. Về kinh tế

9

2.2.2. Dân số và lao động

10

2.2.3. Cơ sở hạ tầng

10

2.2.4. Giáo dục đào tạo

11

2.2.5. Y tế


11

2.2.6. Văn hóa – Thể dục thể thao

11

2.2.7. Bưu chính viễn thông

12

2.2.8. Năng lượng điện

12
v


2.2.9. Cấp thoát nước sinh hoạt

12

2.2.10. Quốc phòng an ninh

12

2.3. Vài nét về tình hình chăn nuôi bò tại Phú Yên

13

2.3.1. Tình hình chăn nuôi bò tại Phú Yên


13

2.3.2. Tình hình chăn nuôi bò ở huyện Phú Hoà

13

2.4. Đánh giá chung về những mặt thuận lợi, khó khăn ở huyện Phú Hoà

14

2.4.1. Thuận lợi

14

2.4.2. Hạn chế

14

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

15

3.1. Cơ sở lý luận

15

3.1.1. Vị trí của ngành chăn nuôi bò trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp

15


3.1.2. Tầm quan trọng của việc phát triển ngành chăn nuôi bò thịt đối với địa
phương

16

3.1.3. Vai trò kinh tế hộ gia đình đối với sự phát triển nền nông nghiệp ở nông thôn
17

3.1.4. Khái niệm về hiệu quả kinh tế và một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 17
3.1.5. Các chỉ tiêu dự án đầu tư

19

3.2. Phương pháp nghiên cứu

20

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

20

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

20

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

20

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


21

4.1. Thực trạng chăn nuôi bò ở huyện Phú Hoà

21

4.1.1. Khái quát về giống bò trên địa bàn huyện

21

4.1.2. Tình hình phân bố đàn bò trên địa bàn huyện

24

4.1.3. Quy mô và cơ cấu đàn bò của huyện

25

4.2. Các chỉ tiêu điều tra trên nông hộ chăn nuôi bò

25

4.2.1. Số hộ điều tra và tổng số bò được khảo sát

25

4.2.2. Độ tuổi lao động của chủ hộ

26


4.2.3. Trình độ văn hóa của các chủ hộ

27

4.2.4. Thâm niên chăn nuôi

27
vi


4.2.5. Quy Mô hộ chăn nuôi

28

4.2.6. Mục đích của việc chăn nuôi bò ở các nông hộ

29

4.2.7. Cơ cấu thu nhập của các hộ chăn nuôi bò

29

4.2.8. Các vấn đề khó khăn trong việc chăn nuôi bò

30

4.2.9. Tình hình tiêu thụ

31


4.2.10. Công tác khuyến nông

31

4.3. Các yếu tố kỷ thuật trong chăn nuôi bò

32

4.3.1. Giống

32

4.3.2. Thức ăn

32

4.3.3. Chuồng trại

33

4.3.4. Vệ sinh và phòng trị bệnh

34

4.3.5. Lao động

34

4.3.6. Nguồn vốn


35

4.4. Những thuận lợi và khó khăn đối với các hộ chăn nuôi bò

35

4.4.1. Thuận lợi

35

4.4.2. Khó khăn

36

4.5. Tìm hiểu nhu cầu của thị trường

36

4.5.1. Đầu ra cho sản phẩm

36

4.5.2. Tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm

37

4.6. Đánh giá hiệu quả quá trình chăn nuôi theo quy mô

38


4.6.1. Đánh giá kết quả-hiệu quả chăn nuôi bò theo quy mô từ 1 – 2 con

38

4.6.2. Đánh giá kết quả- -hiệu quả chăn nuôi bò theo quy mô từ 3 - 7 con

42

4.6.3. Đánh giá kết quả-hiệu quả chăn nuôi bò theo quy mô trên 7 con

45

4.6.4. Nhận xét chung về kết quả và hiệu quả chăn nuôi theo quy mô đối với bò cỏ
và bò lai Sind

48

4.7. Tính toán các chỉ tiêu dự án đầu tư cho một con bò nuôi thịt

48

4.7.1. Các chỉ tiêu đầu tư cho một con bò thịt giống bò cỏ

48

4.7.2. Các chỉ tiêu đầu tư cho một con bò thịt giống bò lai Sind

52


4.7.3. So sánh các chỉ tiêu đầu tư của hai giống bò

56

4.7.4. Phân tích độ nhạy đối với chỉ tiêu NPV

57

vii


4.8. So Sánh Hiệu Quả giữa Chăn Nuôi Bò Thịt và Chăn Nuôi Heo Thịt Trên Địa
Bàn huyện Phú Hòa

58

4.9. Giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả và khuyến khích chăn nuôi bò ở
huyện Phú Hòa

61

4.9.1. Giải pháp hỗ trợ đầu vào

61

4.9.2. Giải pháp hỗ trợ đầu ra cho người chăn nuôi

64

4.9.3. Đối với chính quyền xã, địa phương


64

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

66

5.1. Kết luận

66

5.2. Kiến nghị

67

5.2.1. Đối với hộ chăn nuôi

67

5.2.2. Đối với các tổ chức, ban ngành có liên quan

67

TÀI LIỆU THAM KHẢO

69

PHỤ LỤC

viii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CP

Chi phí

DT

Doanh thu

ĐVT

Đơn vị tính

GTTSL

Giá trị tổng sản lượng

HĐND

Hội đồng nhân dân

HLHPN

Hội liên hiệp phụ nữ

HND

Hội nông dân


HTX

Hợp tác xã

IRR

Internal Rate of Return

KHCN

Khoa học công nghệ

KTVN

Kỷ thuật vật nuôi

LMLM

Lở mồm long móng

LN

Lợi nhuận

NHNN

Ngân hàng nông nghiệp

NN&PTNT Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

NPV

Net Present Value

PI

Profitability Index

PP

Payback Period

TN

Thu nhập

UBND

Ủy ban nhân dân

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Cơ Cấu Đất của Huyện Phú Hòa

8

Bảng 2.2. Cơ Cấu Giá Trị Sản Lượng các Ngành Huyện Phú Hòa Năm 2007


9

Bảng 2.3. Cơ Cấu Lao Động Huyện Phú Hòa

10

Bảng 2.4. Tình Hình Vật Nuôi của Huyện Phú Hòa Qua Các Năm

13

Bảng 4.1. Hiện Trạng Chăn Nuôi Bò ở Huyện Phú Hòa

24

Bảng 4.2. Quy Mô Cơ Cấu Đàn Bò ở Huyện Phú Hòa

25

Bảng 4.3. Số Hộ Điều Tra và Tổng Số Bò Được Khảo Sát

26

Bảng 4.4. Độ Tuổi Lao Động của Chủ Hộ Chăn Nuôi Bò

26

Bảng 4.5. Trình Độ Văn Hóa của Chủ Hộ

27


Bảng 4.6. Kinh Nghiệm Chăn Nuôi Bò của Các Nông Hộ

27

Bảng 4.7. Cơ Cấu về Quy Mô Đàn Bò của Hộ Chăn Nuôi

28

Bảng 4.8. Mục Đích Chăn Nuôi Bò của Các Nông Hộ

29

Bảng 4.9. Các Nguồn Thu Nhập của Hộ Chăn Nuôi 30
Bảng 4.10. Các Vấn Đề Khó Khăn của Nông Hộ Chăn Nuôi Bò

30

Bảng 4.11. Tình Hình Tham Gia Hoạt Động Khuyến Nông của Nông Hộ

31

Bảng 4.12. Tình Hình Sử Dụng Giống Bò Chăn Nuôi của Nông Hộ Chăn Nuôi Bò 32
Bảng 4.13. Cấu Trúc Chuồng Trại của Hộ Chăn Nuôi

33

Bảng 4.14. Tình Hình Sử Dụng Lao Động trong Chăn Nuôi

34


Bảng 4.15. Tình Hình Nuôi Vốn của Các Hộ Chăn Nuôi Bò

35

Bảng 4.16. Cơ Cấu Số Hộ Chăn Nuôi Theo Quy Mô

38

Bảng 4.17. Quy Mô Con Giống Đối Với Hộ Chăn Nuôi Từ 1 Đến 2 Con

38

Bảng 4.18. Thức Ăn của Hai Giống Bò tại Nông Hộ Quy Mô 1 – 2 Con

39

Bảng 4.19. Tổng Hợp Các Khoản Chi Phí Cho 1 Con, Quy Mô Chăn Nuôi Từ 1 – 2
Con

40

Bảng 4.20. Kết Quả - Hiệu Quả Cho 1 Con, Quy Mô Chăn Nuôi Từ 1 – 2 Con

41

Bảng 4.21. Quy Mô Con Giống Đối Với Hộ Chăn Nuôi Từ 3 Đến 7 Con

42


Bảng 4.22. Thức Ăn của Hai Giống Bò tại Nông Hộ Quy Mô 3 – 7 Con

42

x


Bảng 4.23. Tổng Hợp Các Khoản Chi Phí Cho 1 Con, Quy Mô Chăn Nuôi từ 3 – 7
Con

43

Bảng 4.24. Kết Quả - Hiệu Quả Cho 1 Con, Quy Mô Chăn Nuôi Từ 3 – 7 Con

44

Bảng 4.25. Quy Mô Con Giống Đối Với Hộ Chăn Nuôi Trên 7 Con

45

Bảng 4.26. Thức Ăn của Hai Giống Bò tại Nông Hộ Quy Mô trên 7 Con

45

Bảng 4.27. Tổng Hợp Các Khoản Chi Phí Cho 1 Con, Quy Mô Chăn Nuôi trên 7 Con
46
Bảng 4.28. Kết Quả - Hiệu Quả Cho 1 Con, Quy Mô Chăn Nuôi Trên 7 Con

47


Bảng 4.29. Tổng Hợp Các Khoản Chi Phí Trong Từng Năm Cho 1 Con Bò Thịt Giống
Bò Cỏ

50

Bảng 4.30. Tổng Hợp Các Khoản Thu Chi Hàng Năm Đối Với Giống Bò Cỏ

50

Bảng 4.31. Tổng Hợp Các Khoản Chi Phí Trong Từng Năm Cho 1 Con Bò Thịt Giống
Bò Lai Sind

54

Bảng 4.32. Tổng Hợp Các Khoản Thu Chi Hàng Năm Đối Với Giống Bò lai Sind

54

Bảng 4.33. So Sánh Các Chỉ Tiêu Đầu Tư Giữa Giống Bò Cỏ và Bò Lai Sind

56

Bảng 4.34. Phân Tích Độ Nhạy Chỉ Tiêu NPV Đối Với Bò Cỏ

57

Bảng 4.35. Phân Tích Độ Nhạy Chỉ Tiêu NPV Đối Với Bò lai Sind

57


Bảng 4.36. Tập Hợp Các Khoản Thu Chi Của Một Con Heo Thịt Trong Một Vụ Nuôi
59
Bảng 4.37. So Sánh Hiệu Quả Giữa Chăn Nuôi Bò Thịt và Chăn Nuôi Heo Thịt

xi

60


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản Đồ Tỉnh Phú Yên

5

Hình 4.1. Bò Đực Cỏ

22

Hình 4.2. Bò Đực Lai Sind

23

Hình 4.3. Kênh Tiêu Thụ Bò Thịt tại Địa Bàn Huyện

37

Hình 4.4. Sơ Đồ Vay Vốn của Hộ Chăn Nuôi

62


Hình 4.5. Sơ Đồ Gieo Tinh Cho Các Hộ Chăn Nuôi

64

CHƯƠNG 1 1
MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1. Phạm vi nội dung 2
1.3.2. Phạm vi không gian 2
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.4. Phạm vi thời gian 3
1.4. Cấu trúc của khóa luận 3

CHƯƠNG 2 4
TỔNG QUAN 4
2.1. Điều kiện tự nhiên 4
2.1.1. Vị trí địa lý 4

Hình 2.1. Bản Đồ Tỉnh Phú Yên 5
Nguồn: Thư viện Hải Phú tỉnh Phú Yên 5
2.1.2. Địa hình 5
2.1.3. Thời tiết, khí hậu 6
2.1.4. Tài nguyên thiên nhiên 7

Bảng 2.1. Cơ Cấu Đất của Huyện Phú Hòa 8
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 9
2.2.1. Về kinh tế 9


Bảng 2.2. Cơ Cấu Giá Trị Sản Lượng các Ngành Huyện Phú Hòa Năm 2007 9
2.2.2. Dân số và lao động 10

Bảng 2.3. Cơ Cấu Lao Động Huyện Phú Hòa 10
xii


2.2.3. Cơ sở hạ tầng 10
2.2.4. Giáo dục đào tạo 11
2.2.5. Y tế 11
2.2.6. Văn hóa – Thể dục thể thao 11
2.2.7. Bưu chính viễn thông 12
2.2.8. Năng lượng điện 12
2.2.9. Cấp thoát nước sinh hoạt 12
2.2.10. Quốc phòng an ninh 12
2.3. Vài nét về tình hình chăn nuôi bò tại Phú Yên 13
2.3.1. Tình hình chăn nuôi bò tại Phú Yên 13
2.3.2. Tình hình chăn nuôi bò ở huyện Phú Hoà 13

Bảng 2.4. Tình Hình Vật Nuôi của Huyện Phú Hòa Qua Các Năm 13
2.4. Đánh giá chung về những mặt thuận lợi, khó khăn ở huyện Phú Hoà 14
2.4.1. Thuận lợi 14
2.4.2. Hạn chế 14

CHƯƠNG 3 15
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1. Cơ sở lý luận 15
3.1.1. Vị trí của ngành chăn nuôi bò trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp 15
3.1.2. Tầm quan trọng của việc phát triển ngành chăn nuôi bò thịt đối với địa phương

16
3.1.3. Vai trò kinh tế hộ gia đình đối với sự phát triển nền nông nghiệp ở nông thôn 17
3.1.4. Khái niệm về hiệu quả kinh tế và một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 17
3.1.5. Các chỉ tiêu dự án đầu tư 19
3.2. Phương pháp nghiên cứu 20
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 20
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu 20
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu 20

CHƯƠNG 4 21
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21
4.1. Thực trạng chăn nuôi bò ở huyện Phú Hoà 21
4.1.1. Khái quát về giống bò trên địa bàn huyện 21

Hình 4.1. Bò Đực Cỏ 22
Hình 4.2. Bò Đực Lai Sind 23
4.1.2. Tình hình phân bố đàn bò trên địa bàn huyện 24
xiii


Bảng 4.1. Hiện Trạng Chăn Nuôi Bò ở Huyện Phú Hòa 24
4.1.3. Quy mô và cơ cấu đàn bò của huyện 25

Bảng 4.2. Quy Mô Cơ Cấu Đàn Bò ở Huyện Phú Hòa 25
4.2. Các chỉ tiêu điều tra trên nông hộ chăn nuôi bò 25
4.2.1. Số hộ điều tra và tổng số bò được khảo sát 25

Bảng 4.3. Số Hộ Điều Tra và Tổng Số Bò Được Khảo Sát 26
4.2.2. Độ tuổi lao động của chủ hộ 26


Bảng 4.4. Độ Tuổi Lao Động của Chủ Hộ Chăn Nuôi Bò 26
4.2.3. Trình độ văn hóa của các chủ hộ 27

Bảng 4.5. Trình Độ Văn Hóa của Chủ Hộ 27
4.2.4. Thâm niên chăn nuôi 27

Bảng 4.6. Kinh Nghiệm Chăn Nuôi Bò của Các Nông Hộ 27
Qua bảng ta thấy có 3 hộ chăn nuôi dưới 5 năm chiếm 5%, 31 hộ chăn nuôi bò từ 5 – 10
năm chiếm 51,67% và 26 hộ chăn nuôi bò trên 10 năm chiếm 43,33%. Đa số các hộ chăn
nuôi bò đều có kinh nghiệm chăn nuôi từ 5 – 10 năm và trên 10 năm, đây cũng là một lợi
thế cho ngành chăn nuôi bò phát triển. 27
4.2.5. Quy Mô hộ chăn nuôi 28

Bảng 4.7. Cơ Cấu về Quy Mô Đàn Bò của Hộ Chăn Nuôi 28
4.2.6. Mục đích của việc chăn nuôi bò ở các nông hộ 29

Bảng 4.8. Mục Đích Chăn Nuôi Bò của Các Nông Hộ 29
4.2.7. Cơ cấu thu nhập của các hộ chăn nuôi bò 29

Bảng 4.9. Các Nguồn Thu Nhập của Hộ Chăn Nuôi 30
4.2.8. Các vấn đề khó khăn trong việc chăn nuôi bò 30

Bảng 4.10. Các Vấn Đề Khó Khăn của Nông Hộ Chăn Nuôi Bò 30
4.2.9. Tình hình tiêu thụ 31
4.2.10. Công tác khuyến nông 31

Bảng 4.11. Tình Hình Tham Gia Hoạt Động Khuyến Nông của Nông Hộ 31
4.3. Các yếu tố kỷ thuật trong chăn nuôi bò 32
4.3.1. Giống 32


Bảng 4.12. Tình Hình Sử Dụng Giống Bò Chăn Nuôi của Nông Hộ Chăn Nuôi Bò
32
4.3.2. Thức ăn 32
4.3.3. Chuồng trại 33
xiv


Bảng 4.13. Cấu Trúc Chuồng Trại của Hộ Chăn Nuôi 33
4.3.4. Vệ sinh và phòng trị bệnh 34
4.3.5. Lao động 34

Bảng 4.14. Tình Hình Sử Dụng Lao Động trong Chăn Nuôi 34
4.3.6. Nguồn vốn 35

Bảng 4.15. Tình Hình Nuôi Vốn của Các Hộ Chăn Nuôi Bò 35
4.4. Những thuận lợi và khó khăn đối với các hộ chăn nuôi bò 35
4.4.1. Thuận lợi 35
4.4.2. Khó khăn 36
4.5. Tìm hiểu nhu cầu của thị trường 36
4.5.1. Đầu ra cho sản phẩm 36

Hình 4.3. Kênh Tiêu Thụ Bò Thịt tại Địa Bàn Huyện 37
Nguồn: Điều tra tổng hợp 37
4.5.2. Tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm 37
4.6. Đánh giá hiệu quả quá trình chăn nuôi theo quy mô 38

Bảng 4.16. Cơ Cấu Số Hộ Chăn Nuôi Theo Quy Mô 38
4.6.1. Đánh giá kết quả-hiệu quả chăn nuôi bò theo quy mô từ 1 – 2 con 38

Bảng 4.17. Quy Mô Con Giống Đối Với Hộ Chăn Nuôi Từ 1 Đến 2 Con 38

Bảng 4.18. Thức Ăn của Hai Giống Bò tại Nông Hộ Quy Mô 1 – 2 Con 39
Bảng 4.19. Tổng Hợp Các Khoản Chi Phí Cho 1 Con, Quy Mô Chăn Nuôi Từ 1 –
2 Con 40
Bảng 4.20. Kết Quả - Hiệu Quả Cho 1 Con, Quy Mô Chăn Nuôi Từ 1 – 2 Con 41
4.6.2. Đánh giá kết quả- -hiệu quả chăn nuôi bò theo quy mô từ 3 - 7 con 42

Bảng 4.21. Quy Mô Con Giống Đối Với Hộ Chăn Nuôi Từ 3 Đến 7 Con 42
Bảng 4.22. Thức Ăn của Hai Giống Bò tại Nông Hộ Quy Mô 3 – 7 Con 42
Bảng 4.23. Tổng Hợp Các Khoản Chi Phí Cho 1 Con, Quy Mô Chăn Nuôi từ 3 – 7
Con 43
Bảng 4.24. Kết Quả - Hiệu Quả Cho 1 Con, Quy Mô Chăn Nuôi Từ 3 – 7 Con 44
4.6.3. Đánh giá kết quả-hiệu quả chăn nuôi bò theo quy mô trên 7 con 45

Bảng 4.25. Quy Mô Con Giống Đối Với Hộ Chăn Nuôi Trên 7 Con 45
Bảng 4.26. Thức Ăn của Hai Giống Bò tại Nông Hộ Quy Mô trên 7 Con 45
Bảng 4.27. Tổng Hợp Các Khoản Chi Phí Cho 1 Con, Quy Mô Chăn Nuôi trên 7
Con 46
xv


Bảng 4.28. Kết Quả - Hiệu Quả Cho 1 Con, Quy Mô Chăn Nuôi Trên 7 Con 47
4.6.4. Nhận xét chung về kết quả và hiệu quả chăn nuôi theo quy mô đối với bò cỏ và
bò lai Sind 48
4.7. Tính toán các chỉ tiêu dự án đầu tư cho một con bò nuôi thịt 48
4.7.1. Các chỉ tiêu đầu tư cho một con bò thịt giống bò cỏ 48

Bảng 4.29. Tổng Hợp Các Khoản Chi Phí Trong Từng Năm Cho 1 Con Bò Thịt
Giống Bò Cỏ 50
Bảng 4.30. Tổng Hợp Các Khoản Thu Chi Hàng Năm Đối Với Giống Bò Cỏ 50
4.7.2. Các chỉ tiêu đầu tư cho một con bò thịt giống bò lai Sind 52


Bảng 4.31. Tổng Hợp Các Khoản Chi Phí Trong Từng Năm Cho 1 Con Bò Thịt
Giống Bò Lai Sind 54
Bảng 4.32. Tổng Hợp Các Khoản Thu Chi Hàng Năm Đối Với Giống Bò lai Sind
54
4.7.3. So sánh các chỉ tiêu đầu tư của hai giống bò 56

Bảng 4.33. So Sánh Các Chỉ Tiêu Đầu Tư Giữa Giống Bò Cỏ và Bò Lai Sind 56
4.7.4. Phân tích độ nhạy đối với chỉ tiêu NPV 57

Bảng 4.34. Phân Tích Độ Nhạy Chỉ Tiêu NPV Đối Với Bò Cỏ 57
Bảng 4.35. Phân Tích Độ Nhạy Chỉ Tiêu NPV Đối Với Bò lai Sind 57
Mặt khác chi phí lãi vay tăng lên có ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ chăn nuôi. Với
chi phí lãi vay khoản 1%/tháng hộ chăn nuôi vẫn còn lợi nhuận, nếu lãi suất tăng lên
1,5%/tháng thì lợi nhuận của hộ chăn nuôi sẽ âm. Tuy nhiên mức lãi suất tăng
1,5%/tháng hiện nay là khó xảy ra vì vậy có thể kết luận trong ngắn hạn hộ chăn nuôi
bò sẽ có lợi nhuận. 58
4.8. So Sánh Hiệu Quả giữa Chăn Nuôi Bò Thịt và Chăn Nuôi Heo Thịt Trên Địa Bàn
huyện Phú Hòa 58

Bảng 4.36. Tập Hợp Các Khoản Thu Chi Của Một Con Heo Thịt Trong Một Vụ
Nuôi 59
Bảng 4.37. So Sánh Hiệu Quả Giữa Chăn Nuôi Bò Thịt và Chăn Nuôi Heo Thịt 60
4.9. Giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả và khuyến khích chăn nuôi bò ở huyện
Phú Hòa 61
4.9.1. Giải pháp hỗ trợ đầu vào 61
a. Biện pháp về con giống 61
b. Biện pháp về vốn sản xuất 61

Hình 4.4. Sơ Đồ Vay Vốn của Hộ Chăn Nuôi 62

xvi


Nguồn: Điều tra tổng hợp 62
c. Biện pháp về thức ăn 62
d. Biện pháp về công tác khuyến nông 63

Hình 4.5. Sơ Đồ Gieo Tinh Cho Các Hộ Chăn Nuôi 64
4.9.2. Giải pháp hỗ trợ đầu ra cho người chăn nuôi 64
4.9.3. Đối với chính quyền xã, địa phương 64

CHƯƠNG 5 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
5.1. Kết luận 66
5.2. Kiến nghị 67
5.2.1. Đối với hộ chăn nuôi 67
5.2.2. Đối với các tổ chức, ban ngành có liên quan 67

xvii


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh Sách Các Hộ Điều Tra Chăn Nuôi Bò
Phụ lục 2. Danh Sách Các Hộ Điều Tra Chăn Nuôi Heo
Phụ lục 3. Phiếu Điều Tra Nông Hộ Chăn Nuôi Bò
Phụ lục 4. Phiếu Điều Tra Nông Hộ Chăn Nuôi Heo

xviii



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Cho đến nay nước ta vẫn là nước nông nghiệp với hơn 70% dân số hoạt động
trong lĩnh vực nông nghiệp mà chủ yếu là trong ngành trồng trọt và chăn nuôi. Phú
Yên một tỉnh có nền nông nghiệp đặc sắc với hệ thống thủy nông Đồng Cam tưới tiêu
tự chảy và là vựa lúa lớn nhất khu V trước đây và đặc biệt có đàn bò vàng nổi tiếng
với chất lượng cao. Cùng với đó đời sống của người dân trong những năm gần đây
được nâng cao rõ rệt, thu nhập được cải thiện. Chính vì vậy, trong cơ cấu bữa ăn hằng
ngày tỷ trọng thịt, trứng, cá, hoa quả… được tăng lên. Đặc biệt là nhu cầu về thịt bò
một loại thịt có giá trị dinh dưỡng cao. Hằng năm nước ta phải nhập khẩu một lượng
thịt bò từ các nước như: Australia, Newzeland, Mỹ… Trong khi nước ta lại có ưu thế
lớn để phát triển ngành chăn nuôi bò đặc biệt một tỉnh miền Nam Trung Bộ như Phú
Yên.
Qua khảo sát thực tế ở địa phương hiện nay thì bò là một loại gia súc được nuôi
khá phổ biến ở tỉnh Phú Yên dưới các hình thức chăn thả tự nhiên và một phần kết hợp
với bán thâm canh, thâm canh ở các hộ gia đình, trang trại. Để cho ngành chăn nuôi bò
thịt được phát triển và có hiệu quả hơn nữa, thì chúng ta cần phải đi sâu vào nghiên
cứu thật kỹ những yếu tố về giống, kỹ thuật, công tác thú y…và những yếu tố ảnh
hưởng đến ngành chăn nuôi bò. Đó là một công việc quan trọng và hết sức cần thiết để
từng bước nhằm nâng cao thu nhập của người dân, giải quyết công ăn việc làm cho
người lao động, góp phần vào sự nghiệp Công Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa đất nước
theo định hướng của Đảng và Nhà Nước. Ngành chăn nuôi bò thịt mới phát triển trong
giai đoạn hiện nay nên nó vẫn còn mới mẻ với người chăn nuôi bò ở Huyện Phú Hòa
một huyện mới tách ra từ tỉnh Phú Yên.


Xuất phát từ những nhu cầu của thực tế đã nêu trên và được sự đồng ý của
Khoa Kinh Tế, Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, cùng với sự giúp đỡ của phòng

NN&PTNN của huyện Phú Hòa và được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Thái Anh
Hòa nên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển
Ngành Chăn Nuôi Bò Thịt Ở Huyện Phú Hòa tỉnh Phú Yên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng về ngành chăn nuôi bò trên địa bàn huyện.
Tìm hiểu về các yếu tố kỷ thuật, đầu vào và đầu ra của ngành chăn nuôi bò ở
huyện.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc chăn nuôi bò đối với kinh tế hộ gia đình.
Đề xuất một số giải pháp phát triển đàn bò nhằm phát triển kinh tế của địa
phương, tạo công ăn việc làm và tăng nguồn thu nhập, cải thiện đời sống của các hộ
nông dân.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi nội dung
- Điều tra thực tế, khảo sát thực trạng, chính sách đầu tư của ngành chăn nuôi
bò trên địa bàn huyện.
- Tìm hiểu các yếu tố kỹ thuật và giống, thức ăn, chuồng trại, các biện pháp về
chăm sóc, quản lý và cách phòng bệnh… để đưa ra phương thức chăn nuôi đạt hiệu
quả cao.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi bò trên địa bàn huyện.
- Biện pháp đề xuất nhằm hạn chế những khó khăn hiện tại. Từ đó có thể phát
triển tốt hơn ngành chăn nuôi bò ở huyện Phú Hòa trong thời gian tới.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi bò với các hộ chăn nuôi sản
phẩm khác.
1.3.2. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện trên phạm vi 3 xã đó là xã Hòa Thắng, Hòa Quang Bắc
và xã Hòa Hội ở huyện Phú Hòa tỉnh Phú Yên.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Là các hộ nông dân chăn nuôi bò ở huyện Phú Hòa.

2



1.3.4. Phạm vi thời gian
Khóa luận được thực hiện trong thời gian từ 03/2009 đến 07/2009.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Cấu trúc của khóa luận gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Nêu lý do, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu (nội dung, không gian, đối
tượng, thời gian).
Chương 2: Tổng quan
Mô tả các đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của
huyện Phú Hòa và vài nét về tình hình chăn nuôi bò tại Huyện.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nói về cơ sở lý luận, các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế và các nhân tố ảnh
hưởng đến ngành chăn nuôi. Đưa ra những phương pháp nghiên cứu cần sử dụng để
thực hiện đề tài.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Thảo luận về thực tế tình hình chăn nuôi bò ở huyện. Tìm hiểu các yếu tố kỷ
thuật nuôi bò và so sánh hiệu quả kinh tế của việc chăn nuôi bò và chăn nuôi lợn. Phân
tích những yếu tố ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi từ đó đưa ra những giải pháp để
phát triển đàn bò của huyện trong tương lai.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tổng kết ngắn gọn lại kết quả nghiên cứu trong chương 4 và đánh giá đưa ra
những kiến nghị.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN


2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Phú Hòa là 1 đơn vị hành chính của tỉnh Phú Yên, có vị trí địa lý nằm ở
vùng cực Nam Trung Bộ của nước ta, được thành lập theo nghị định số 15/ND-CP
ngày 31/01/2002 của chính phủ. Huyện Phú Hòa nằm cách trung tâm Thành Phố Tuy
Hòa khoảng 12,5 km về phía Tây, có vị trí địa lý như sau:
Phía Đông giáp Thành Phố Tuy Hòa.
Phía Tây giáp huyện Sơn Hòa.
Phía Nam giáp huyện Đông Hòa và huyện Tây Hòa.
Phía Bắc giáp huyện Tuy An, Sơn Hòa và một phần của Thành Phố Tuy Hòa.
Nhìn chung huyện Phú Hòa có vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển kinh tế,
là cầu nối nối liền Thành Phố Tuy Hòa (là trung tâm kinh tế của tỉnh Phú Yên) với Gia
Lai thông qua trục quốc lộ 25.


Hình 2.1. Bản Đồ Tỉnh Phú Yên

Nguồn: Thư viện Hải Phú tỉnh Phú Yên
2.1.2. Địa hình
Huyện Phú Hòa có địa hình bán sơn địa. Địa hình đồng bằng tương đối tập
trung ở phía Đông của huyện và khá bằng phẳng thuộc thung lũng sông Ba, ngoài ra
còn các đồng bằng giữa núi có diện tích nhỏ, phân bố ở lưu vực các con suối lớn trên
các vùng núi phía Tây-chênh cao địa hình trung bình ở khu vực sông Ba khoảng từ
3m-5m khá thuận lợi cho công tác thủy lợi nội đồng.
5


Địa hình đồi núi tập trung nửa phần phía Tây và phía Tây Bắc của huyện. Khu
vực đồi núi có độ cao không cao lắm chủ yếu là núi trung bình và núi thấp (độ cao

dưới 500m) một số núi thấp phân tán trên đồng bằng (thuộc dạng núi sót như núi sầm
cao-31m, núi Miếu cao-56m…).
2.1.3. Thời tiết, khí hậu
Khí hậu: Huyện Phú Hòa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm
với đặc trưng của khí hậu vùng Nam Trung Bộ nhưng mùa Đông không lạnh. Đồng
thời chịu ảnh hưởng của địa hình với các dãy núi lớn phía Tây và phía Bắc. Thời tiết
tương đối khắc nghiệt chia làm 2 mùa rõ rệt:
Mùa nắng từ tháng 02 đến tháng 08, mùa lạnh từ tháng 09 đến tháng 02 năm
sau.
Phú Hòa cũng nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của bão, các đợt áp thấp nhiệt
đới. Đôi khi có các đợt nắng hạn, lũ lụt, các đợt mưa dông và có lốc xoáy, sương mù.
Nói chung phú hòa chịu ảnh hưởng của hoàn lưu khí.
Gió: phân theo 2 mùa rõ rệt
- Mùa Hạ: bắt đầu từ tháng 04 đến tháng 09 có gió Tây Nam khô nóng (gió lào)
mang đến cái nóng khắc nghiệt.
- Mùa Đông: khoảng tháng 09 đến tháng 03 năm sau có gió Đông Bắc và gió
Bắc mang theo không khí lạnh tràn về, có những đợt rét cục bộ từ 3-5 ngày vào khoản
tháng 12 hàng năm. Ngoài ra địa bàn phú hòa còn có các gió khu vực như giá đất, gió
biển theo chu kỳ ngắn (ngày đêm). Nổi bật nhất về chế độ gió là các đợt. Dông thường
kèm theo mưa rào, sấm sét, phóng điện từ các đám mây tích điện xuống địa bàn nhất là
trên các khu vực núi phía tây huyện.
Nhiệt độ: Do nằm trong khu vực nắng nóng nhiệt độ trung bình năm khá cao,
dao động từ 25 – 27oC (khu vự núi khoảng 20 – 22,5oC)
Nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 26,4oC. Nhiệt độ cao nhất trong
năm là vào giữa tháng 6 và tháng 7 có thể lên đến 36 – 37oC. Biên độ nhiệt độ thay đổi
có khi đến 10oC , nhiệt độ thấp nhất trung bình năm vào tháng 12 là khoản 20oC lạnh
nhất có thể lên đến dưới 20oC.
Độ ẩm: Độ ẩm trung bình khoảng 85%
- Cao nhất là 90 – 95% vào các tháng mùa mưa (tháng 10,11,12).
6



- Thấp nhất là 70 – 80% vào tháng mùa khô hàng năm (tháng 5,6,7).
Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm là 1250 mm đến 2600 mm. Lượng
mưa cao nhất trong năm có thể lên đến 2850 mm. Mưa tập trung cao nhất vào các
tháng mùa mưa ( tháng 10 và tháng 11). Lượng mưa thấp nhất vào các tháng mùa khô
(16,5 – 31,3 mm / tháng) chỉ chiếm 20 – 30% tổng lượng mưa (tháng 5 và tháng 6).
Mưa lớn thượng nguồn kéo dài gây lũ lụt, ngập úng, mưa không đúng thời vụ lại ảnh
hưởng tới các mầm giống (lúc gieo xạ). Mưa ít lại gây hạn hán cho đồng ruộng đôi khi
có mưa dông, lốc xoáy phá hoại cây trồng.
Chế độ nắng: Nằm trong khu vực nắng nóng. Số giờ nắng trung bình trong năm
là 2450 giờ tập trung vào các tháng mùa nóng (tháng 5,6,7) các tháng có số giờ nắng
thấp vào mùa mưa (tháng 10,11).
Thủy Văn: Hệ thống thủy văn của huyện bao gồm các sông, suối, ngập tự nhiên
và hệ thống thủy lợi nhân tạo. Sông lớn nhất là sông Ba có chiều dài 360 km chảy theo
hướng Tây Bắc – Đông Nam, chảy qua địa bàn huyện Phú Hòa dài khoảng 33 Km, với
nhiều khúc uốn quanh co với các bãi bồi rộng lớn qua địa bàn huyện Phú Hòa.
Lưu lượng nước đo được tại huyện Phú Hòa 280m3/s, vào mùa khô thì khoảng
30-40m3/s.
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có rất nhiều con suối lớn nhỏ khác nhau như:
Suối Cái (Hòa Hội) dài khoảng 12,5 Km, Suối Muồng (xã Hòa Định Tây) chảy theo
hướng Tây Bắc – Đông Nam dài khoảng 6,5 Km.
2.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên đất:
Theo số liệu thống kê đợt tổng điều tra đất đai đến ngày 30 tháng 10 năm 2005,
tài nguyên đất ở huyện Phú Hòa có tổng diện tích tự nhiên 26.324,00 ha.

7



×