Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Phân tích các vấn đề pháp lý và thực tiễn kế thừa điều ước quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.57 KB, 5 trang )

MỤC LỤC

1


A.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Kỳ họp XVI của Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết về
việc đưa vấn đề kế thừa vào danh mục những vấn đề trước mắt cần pháp điển
hóa và ngày 22/8/1978 Công ước viên về kế thừa được thông qua. Vấn đề kế
thừa là một trong những vấn đề quan trọng trong pháp luật quốc tế, em xin chọn
đề tài: “Phân tích các vấn đề pháp lý và thực tiễn kế thừa điều ước quốc tế”.
NỘI DUNG
Các vấn đề pháp lý về kế thừa điều ước quốc tế
B.

I.

Điều 73 Công ước viên 1969 có quy định:
“Những quy định của Công ước này không phán quyết bất kỳ một vấn đề
gì liên quan đến việc một điều ước có thể nảy sinh do hậu quả của sự kiện kế
thừa của các quốc gia, do hậu quả của trách nhiệm quốc tế của một quốc gia
hoặc do việc cắt đứt các quan hệ vì xung đột giữa họ.”
Như vậy các quy định của Công ước viên 1969 sẽ không là căn cứ để điều
chỉnh bất kỳ vấn đề gì liên quan đến hậu quả của sự kiện kế thừa quốc gia. Hậu
quả của sự kiện kế thừa sẽ do các bên tự điều chỉnh với nhau.
Điểm b Khoản 1 Điều 2 Công ước viên 1978 có định nghĩa về kế thừa
quốc gia như sau:
“Sự kế thừa của quốc gia là thuật ngữ dùng để chỉ sự thay thế của một


quốc gia này cho một quốc gia khác trong việc gánh chịu trách nhiệm về quan
hệ quốc tế đối với lãnh thổ nào đó.”
Quan hệ kế thừa quốc gia liên quan đến các yếu tố:
-Chủ thể của quan hệ kế thừa là các quốc gia. Các quốc gia này phân ra
thành quốc gia để lại quyền kế thừa và quốc gia có quyền kế thừa.
-Đối tượng kế thừa đó là các quyền và nghĩa vụ quốc tế. Những đối tượng
quan trọng nhất ở đây là lãnh thổ, điều ước quốc tế, tài sản quốc gia, quốc tịch.
2


-Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi quyền kế thừa ở đây là những
biến cố chính trị lớn lao xảy ra hợp với quy luật khách quan của xã hội, thỏa mãn
những yêu cầu của luật quốc tế hiện đại.
Từ những lý lẽ trên, ta có thể kết luận kế thừa điều ước quốc tế là việc một
quốc gia kế thừa quyền hay trách nhiệm của một quốc gia khác theo quy định
của điều ước quốc tế mà quốc gia để lại kế thừa là thành viên. Quốc gia kế thừa
sẽ được hưởng quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm mà điều ước
quốc tế do quốc gia để lại kế thừa là thành viên quy định.
Những vấn đề pháp lý về kế thừa điều ước quốc tế:
-Thứ nhất: kế thừa quốc gia do kết quả của phong trào giải phóng dân tộc
thì theo luật quốc tế hiện đại, các quốc gia mới giành được độc lập không nhất
thiết phải tôn trọng các điều ước quốc tế trước đây vẫn phải thi hành tại lãnh thổ
của quốc gia mới đó. Trong một số trường hợp khác, quốc gia mới thành lập ký
kết những điều ước đặc biệt với quốc gia để lại quyền kế thừa để giải quyết vấn
đề cụ thể nói trên, trong nhiều điều ước loại này có ghi nhận việc quốc gia mới
thành lập sẽ kế thừa tất cả những điều ước còn hiệu lực thi hành do quốc gia để
lại quyền kế thừa đã ký kết với nước khác về lãnh thổ vốn là thuộc địa hoặc lệ
thuộc đó.
-Thứ hai: kế thừa quốc gia khi hợp nhất hoặc giải thể quốc gia liên bang
thì khi hợp nhất hai hay nhiều quốc gia độc lập vào một quốc gia liên bang thì tất

cả những điều ước quốc tế do các quốc gia độc lập đã ký kết với nước ngoài
đang có hiệu lực vẫn tiếp tục có hiệu lực tại lãnh thổ liên bang. Khi một quốc gia
liên bang bị giải thể ra nhiều phần mà mỗi phần đó lại trở thành một quốc gia
độc lập thì những điều ước quốc tế do quốc gia liên bang ký kết với nước ngoài,
nếu chúng đang có hiệu lực và nếu các quốc gia thỏa thuận như vậy vẫn tiếp tục
có hiệu lực thi hành đối với các quốc gia có quyền thừa kế điều ước đó.

3


-Thứ ba: kế thừa quốc gia trong trường hợp có thay đổi lớn về lãnh thổ thì
các điều ước quốc tế của quốc gia để lại quyền kế thừa sẽ mất hiệu lực thi hành
tại lãnh thổ này từ thời điểm chuyển giao lãnh thổ đó cho quốc gia khác; các điều
ước quốc tế của quốc gia có quyền kế thừa sẽ có được hiệu lực thi hành tại lãnh
thổ.
II.

Thực tiễn kế thừa điều ước quốc tế hiện nay
Mặc dù quy định luật quốc tế về vấn đề kế thừa như vậy nhưng trên thực

tế vẫn có những trường hợp mà việc kế thừa điều ước quốc tế không thực hiện
đúng theo quy định. Chẳng hạn như trường hợp giải quyết kế thừa của một số
quốc gia sau sự kiện sát nhập hoặc tách khỏi quốc gia liên bang, tiêu biểu là
trường hợp của Liên Xô cũ. Khi Liên Xô tan rã, vấn đề kế thừa trong thực tế đã
được giải quyết trên cơ sở của Hiệp ước thành lập SNG ngày 8 tháng 12 năm
1991 với việc bảo đảm cho các quốc gia độc lập – thành viên SNG quyền kế
thừa các nghĩa vụ và quyền lợi phát sinh từ các điều ước và các cam kết quốc tế
mà Liên Xô cũ là thành viên. Tuy nhiên, không phải tất cả các quốc gia thành
viên SNG tự động trở thành thành viên của tất cả các điều ước quốc tế mà Liên
Xô cũ để lại. Mỗi quốc gia của SNG với tư cách là chủ thể kế thừa của Liên Xô

cũ có quyền thể hiện sự chấp nhận hoặc không chấp nhận đối với các nghĩa vụ
phát sinh từ các điều ước quốc tế mà Liên Xô cũ đã là thành viên dành cho.
C.

KẾT LUẬN

Kế thừa là một trong những vấn đề pháp lý quốc tế được đặt ra hiện nay.
Kế thừa điều ước quốc tế khá phổ biển trong luật quốc tế. Luật quốc tế có những
quy định về vấn đề kế thừa điều ước quốc tế tuy nhiên khi thực hiện trên thực tế
vẫn còn nhiều vấn đề phát sinh khác so với quy định.

4


1.
2.
3.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Công ước viên 1969 về Luật Điều ước quốc tế
Công ước viên 1978
Giáo trình: Luật quốc tế, trường Đai học Luật Hà Nội năm 2014, Nxb
Công an nhân dân.

5



×