Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

giáo án xây dựng bài học bài 15 địa lí 10: Thủy quyển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.28 KB, 4 trang )

BÀI 15: THUỶ QUYỂN.
MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG.
MỘT SỐ SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được khái niệm về thủy quyển
- Hiểu và trình bày được vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất
- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.
- Biết được đặc điểm và sự phân bố của một số sông lớn trên thế giới.
- Tích hợp GDMT: là một thành phần của tự nhiên, có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại
và phát triển của SV trên TĐ, đặc biệt là con người.
- Tích hợp NLTK: Chế độ nước sông có ảnh hưởng đến công suất các nhà máy thủy điện
cũng như khả năng cung cấp điện; giá trị của các sông lớn trên TĐ và vai trò của tài nguyên
nước, nên phải có ý thức bảo vệ.

2. Kĩ năng
- Phân tích hình ảnh, hình vẽ để nhận biết các vòng tuần hoàn nước, sự phát triển
của hồ, đầm.
- Xác định trên bản đồ thế giới một số hồ lớn.
- Phân biệt được mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên với chế độ dòng chảy của
một con sông
– Tích hợp: Liên hệ để thấy được những thay đổi của chế độ nước sông

3. Thái độ, hành vi
Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước sạch.
4. Hình thành năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác..
-Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, tư duy
II.Chuẩn bị của GV và HS
- Phóng to sơ đồ tuần hoàn của nước trên Trái Đất, hình 15.
- Bản đồ Tự nhiên thế giới.


- Tranh ảnh một số loại sông, hồ.
III. Tổ chức các hoạt động học
1. Tình huống xuất phát/ khởi động
* Mục tiêu: Cho HS hiểu được vai trò của thủy quyển đối với sự sống của sinh vật
và con người trên trái đất.
* Phương thức: cả lớp, cặp đôi, nhóm
* Tổ chức dạy học:
-Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Cho HS xem phim ảnh về thủy quyển và nêu vấn đề:
Thủy quyển có vai trò như thế nào đối với sự sống trên trái đất? Vòng tuần hoàn của
nước như thế nào?
-Bước 2:Học sinh trao đổi kết quả
Trang 1


-Bước 3: HS trình bày kết quả
-Bước 4:GV đánh giá quá trình hoạt động của HS
2. Hình thành kiến thức:
2.1: Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm thủy quyển và tuần hoàn nước trên Trái
Đất
* Mục tiêu: HS nắm được khái niệm thủy quyển và biết được sự tuần hoàn nước trên
Trái Đất diễn ra như thế nào.
*Phương thức: cá nhân, cặp đôi
*Tổ chức dạy học
Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào Sgk và kiến thức đã học, hãy cho biết:
- Nước có ở những đâu trên Trái Đất?
- Thế nào là thuỷ quyển?
Sau khi HS trả lời GV kết luận và chuyển ý: Lớp nước trên Trái Đất không đứng
yên, luôn di chuyển tạo nên những vòng tuần hoàn lớn, nhỏ
Bước 2: GV hướng dẫn cho HS dựa vào hình 15 trang 56 SGK, hãy:
+ Trình bày vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn của nước trên Trái Đất?

+ So sánh sự khác nhau của vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ?
Bước 3: HS trình bày kết quả. Một HS lên bảng vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn nhỏ, một
HS khác lên bảng vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn lớn của nước. GV chuẩn kiến thức.
THÔNG TIN PHẢN HỒI
I. Thuỷ quyển
1. Khái niệm: Thuỷ quyển là lớp nước trên Trái Đất bao gồm nước trong các
biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển
2. Tuần hoàn của nước trên Trái Đất
a. Vòng tuần hoàn nhỏ
- Nước biển bốc hơi tạo thành mây, mây gặp lạnh tạo thành mưa rồi rơi xuống
biển.
b. Vòng tuần hoàn lớn
- Nước biển bố bốc hơi tạo thành mây, mây gặp gió được đưa sâu vào lục địa.
- Ở những vùng có địa hình thấp mây gặp lạnh thành mưa.
- Ở những vùng có địa hình cao mây gặp lạnh tạo thành tuyết.
- Mưa và tuyết tan chảy theo sông và các dòng nước ngầm từ lục địa chảy ra
biển.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông
*Mục tiêu: HS biết được chế độ nước sông thay đổi do chịu ảnh hưởng của nhiều
nhân tố khác nhau như: Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm, địa thế, thực vật và hồ
đầm
*Phương thức: Nhóm
*Tổ chức dạy học
Bước 1: GVchia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm :
- Nhóm 1: Chế độ mưa
- Nhóm 2: Băng tuyết và nước ngầm
- Nhóm 3: Địa thế
- Nhóm 4: Thực vật và hồ đầm
Bước 2: HS trong nhóm trao đổi, bổ sung cho nhau.
Trang 2



Bước 3: Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung.
+ GV chuẩn kiến thức
+ GV đưa thêm câu hỏi cho các nhóm:
+ Nêu ví dụ về mối quan hệ giữa chế độ nước sông với chế độ mưa.
+ Vì sao lũ ở sông Hồng thường lên nhanh, rút nhanh hơn lũ ở sông Cửu long?
+ Ở lưu vực của sông, rừng phòng hộ thường được trồng ở đâu? Vì sao?

THÔNG TIN PHẢN HỒI
Nhân tố
Ảnh hưởng chế độ nước sông
1. Chế độ mưa
- Chế độ nước sông phụ thuộc chế độ mưa. Mưa theo
mùa, nước sông cũng phân hoá theo mùa. Mưa đều
quanh năm thì chế độ nước sông điều hoà.
2. Băng tuyết
- Sông do băng tuyết cung cấp nước sẽ có lũ vào mùa
xuân do băng tan
3. Nước ngầm
- Nước ngầm phong phú, mực nước ngầm không sâu sẽ
tiếp nước nhiều cho sông
4. Địa thế
- Địa hình miền núi dốc nước chảy nhanh hơn đồng bằng
5. Thảm thực vật
- Có vai trò điều tiết nước cho sông
6. Hồ, đầm
- Điều hoà chế độ nước sông
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số sông lớn trên Trái Đất
*Mục tiêu: HS biết được về đặc điểm một số sông lớn trên Trái Đất như chiều dai,

diện tích lưu vực, nguồn cung cấp nước chính, chế độ dòng chảy...
*Phương thức: Nhóm
*Tổ chức dạy học
Bước 1: GV yêu cầu HS làm việc theo phiếu học tập 2
Bước 2: HS hoàn thành nội dung phiếu học tập sau đó chỉ bản đồ tự nhiên thế giới
để trình bày đặc điểm các sông; GV chuẩn kiến thức
THÔNG TIN PHẢN HỒI
Tên
DT lưu Chiều dài Hướng Thuỷ chế
Nguyên nhân
2
sông
vực (km ) (km)
2.881.000 6.685
Nam- Thượng lưu: Thượng lưu: Chảy qua miền kh
dài nhất Bắc
lượng nước lớn
hậu xích đạo, mưa nhiều
Sông
TG
- Hạ lưu: lượng - Hạ lưu: khí hậu hoang mạc
Nin
nước giảm mạnh
7.170.000 6.437
Sông
A- ma- Lớn nhất
thế giới
dôn

Tây - Nhiều nước quanh - Chảy qua miền khí hậu xíc

Đông
năm
đạo có mưa nhiều quanh năm
- Trên 500 phụ lưu

Sông I- 2.580.000 4.102
ê -nitxây

Nam - - Cạn: thu đông,
- Chảy qua miền khí hậu ôn đớ
Bắc
- Lũ: Xuân, đầu lạnh
hạ

3. Luyện tập
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông?
Trang 3


4. Vận dụng mở rộng
Tìm hiểu về các con sông ở địa phương.

Trang 4



×