Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SƠN TẠI NHÀ MÁY TINH CHẾ ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU SATIMEX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623.84 KB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA LÂM NGHIỆP

[ \

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SƠN TẠI NHÀ MÁY
TINH CHẾ ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU SATIMEX

Họ và tên sinh viên : BÙI THANH TUẤN
Ngành : CHẾ BIẾN LÂM SẢN
Niên khóa : 2005 - 2009

Tháng 6 năm 2009


KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SƠN TẠI NHÀ MÁY
TINH CHẾ ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU SATIMEX

Tác giả

BÙI THANH TUẤN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
kỹ sư ngành Chế Biến Lâm Sản

Giáo viên hướng dẫn : TS.HOÀNG THỊ THANH HƯƠNG

Tháng 6 năm 2009




LỜI CÁM ƠN

Lòng biết ơn sâu sắc của tôi xin chân thành gửi đến :
● Ban Giám Hiệu và toàn thể quý thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM đã dạy tôi
trong những năm tháng học tập tại trường.
● TS.Hoàng Thị Thanh Hương, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này.
● Ban Giám Đốc và anh chị em trong nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu SATIMEX đặc biệt là
anh chị em ở xưởng II đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài này.
● Ba mẹ, anh chị, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
TP.HCM tháng 06 năm 2009

Sinh viên : Bùi Thanh Tuấn

i


LỜI NÓI ĐẦU
Chúng ta đang thừa hưởng những thành quả vĩ đại của sự phát triển khoa học công nghệ,
một số thành quả ấy đã thâm nhập vào công nghệ chế biến gỗ để tạo ra nhiều sản phẩm cũng
như quá trình bảo vệ vật liệu gỗ.
Thực ra con người đã biết được kỹ thuật bảo vệ gỗ từ rất lâu. Người ta đã dùng các loại
dầu nhựa thực vật như có sẵn trong thiên nhiên như : dầu thông, cánh kiến, sáp ong…để bảo vệ
khi ngành hóa học chưa can thiệp vào công nghệ này.
Ngày nay cùng với sự phát triển của ngành cơ khí và ngành hóa chất, quá trình phát triển
của ngành chế biến gỗ là sự kết hợp hài hòa giữa hai ngành trên và từ đó cho ra đời công nghệ
trang sức bề mặt hiện đại. Các vật liệu và phương pháp trang sức cổ điển dần được thay thế
bằng các vật liệu mới và các phương pháp trang sức phù hợp với quy mô sản xuất và trình độ
công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Mặt khác do nền kinh tế thị trường, đã dẫn đến sự cạnh tranh giữa các nhà chế biến gỗ
diễn ra gay gắt, các yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao. Đó là yêu cầu về chất lượng.
Sản phẩm, tính thẩm mỹ, giá thành….Mặt khác nguồn nguyên liệu gỗ có chất lượng không cao.
Nên tầm quan trọng của lớp màng bảo vệ ngày càng thể hiện rõ. Vấn đề kỹ thuật trang sức bề
mặt cần được quan tâm đúng mức. Được sự phân công của Bộ Môn Chế Biến Lâm Sản, khoa
Lâm Nghiệp và nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu SATIMEX cho phép tôi tiến hành đề tài: “
KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SƠN TẠI NHÀ MÁY TINH CHẾ ĐỒ GỖ
XUẤT KHẨU SATIMEX ”. Với mong muốn góp phần cải tiến kĩ thuật sơn, nâng cao tính
cạnh tranh sản phẩm trên thị trường và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, rất mong nhận được
sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp.

ii


Tóm tắt
Tên đề tài : “ Khảo sát quy trình công nghệ sơn tại nhà máy tinh chế đồ gỗ
xuất khẩu satimex “, được tiến hành tại phân xưởng II của nhà máy satimex –
khu phố 2, phường Hiệp Thành, Quận 12, Tp.HCM. Thời gian thực tập từ
15/02/2009 đến 15/05/2009.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là :
-

Khảo sát quy trình công nghệ sơn 2 sản phẩm ( ghế Slat Chair và bàn
Coffee Table ) tại công ty.

-

Khảo sát các dạng khuyết tật, tỉ lệ khuyết tật trong công đoạn trang sức bề
mặt. Đồng thời khảo sát các loại sơn được dùng trong quá trình trang sức bề
mặt. Từ đó tìm các nguyên nhân gây ra khuyết tật. Đề xuất một số giải pháp

công nghệ nhằm làm giảm tỷ lệ khuyết tật, nâng cao chất lượng và năng
suất trong quá trình trang sức.

Mục đích của đề tài :
Tiết kiệm được vật liệu trang sức ( sơn, giấy nhám, bột, dung môi ….) qua
các khâu công nghệ. Nâng cao chất lượng bề mặt của sản phẩm trang sức, làm
cho sản phẩm có độ bền cao hơn, thẩm mỹ hơn. Đồng thời giảm giá thành của
sản phẩm và tìm ra quá trình sơn hợp lý hơn.
Kết quả :
-

Khảo sát được quy trình công nghệ sơn 2 sản phẩm Slat chair và Cofee
table tại nhà máy satimex.

-

Khảo sát được các dạng khuyết tật và tỷ lệ các dạng khuyết tật qua các
công đoạn sản xuất. Đồng thời khảo sát được các loại sơn mà nhà máy đang
sản xuất.

-

Tìm hiểu các dạng khuyết tật và từ đó đề xuất những biện pháp nhằm làm
giảm các dạng khuyết tật và tỷ lệ các dạng khuyết tật qua các công đoạn.
Đồng thời nâng cao được chất lượng sản phẩm, làm giảm giá thành sản
phẩm, nâng cao tính cạnh tranh.
iii


iii



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của nhà máy.................................................................... 6
Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Satimex I.................................................................. 7
Hình 2.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Satimex II................................................................. 8
Hình 2.4. Một số sản phẩm đang sản xuất tại công ty satimex......................................... 9
Hình 3.1. Sơ đồ sản xuất sản phẩm tại công ty................................................................. 16
Hình 4.1. Sản phẩm ghế Slat chair.................................................................................... 19
Hình 4.2. Biểu đồ thể tỷ lệ khuyết tật qua các công đoạn ............................................... 29
Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các dạng khuyết tật qua các khâu công nghệ................. 29
Hình 4.4. Sản phẩm bàn Coffee table ............................................................................... 31
Hình 4.5. Biểu đồ thể tỷ lệ khuyết tật qua các công đoạn ................................................ 39
Hình 4.6. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các dạng khuyết tật qua các khâu công nghệ ................ 39

iv


Danh sách các chữ viết tắt

Chữ viết tắt

Tên

TT

Thứ tự

SL


Số lượng

KT

Khuyết tật

SP

Sản phẩm

TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

XNK

Xuất nhập khẩu

TC

Tổ chức

QLCL & CN

Quản lý chất lượng và công nghệ

HC

Hành chính


KH

Kế hoạch

KTTV

Kỹ thuật tài vụ

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 : Bảng chi tiết các kích thước.............................................................................23
Bảng 4.2 : Bảng qui trình sơn Slat Chair...........................................................................24
Bảng 4.3 : Bảng theo dõi tỷ lệ khuyết tật sau công đoạn chà nhám..................................26
Bảng 4.4 : Bảng tỷ lệ các dạng khuyết tật sau công đoạn chà nhám.................................27
Bàng 4.5 : Bảng tỷ lệ khuyết tật sau công đoạn bã bột .....................................................28 
Bảng 4.6 : Bảng tỷ lệ các dạng khuyết tật sau công đoạn bã bột ......................................29
Bảng 4.7 : Bảng tỷ lệ sản phẩm khuyết tật sau công đoạn sơn nền ..................................29
Bảng 4.8 : Bảng tỷ lệ các dạng khuyết tật sau công đoạn sơn nền....................................30
Bảng 4.9 : Bảng tỷ lệ sản phẩm khuyết tật sau công đoạn sơn bóng ................................31
Bảng 4.10 : Bảng tỷ lệ các dạng khuyết tật sau công đoạn sơn bóng ...............................32
Bảng 4.11: Bảng tỷ lệ các sản phẩm tái chế ......................................................................33
Bảng 4.12 : Bảng tóm tắt các kết quả theo dõi..................................................................33
Bảng 4.13 : Bảng số lượng và kích thước các chi tiết.......................................................37
Bảng 4.14 : Bảng qui trình sơn mặt bàn ............................................................................38
Bảng 4.15 : Bảng qui trình sơn chân bàn và vai bàn.........................................................39
Bảng 4.16 : Bảng tỷ lệ các chi tiết khuyết tật sau công đoạn chà nhám : ........................40

Bảng 4.17 : Bảng tỷ lệ các dạng khuyết tật sau công đoạn chà nhám ..............................40
Bảng 4.18 : Bảng tỷ lệ các chi tiết khuyết tật sau công đoạn bã bột .................................41
Bảng 4.19 : Bảng tỷ lệ các dạng khuyết tật sau công đoạn bã bột ....................................42
Bảng 4.20 : Bảng tỷ lệ các chi tiết khuyết tật sau công đoạn sơn bóng ............................43
Bảng 4.21 : Bảng tỷ lệ các dạng khuyết tật sau công đoạn sơn bóng ...............................44
Bảng 4.22 : Bảng tỷ lệ sản phẩm tái chế ...........................................................................45
Bảng 4.23 : Bảng tổng kết tỷ lệ các dạng khuyết tật .........................................................46
vi 
 


vi 
 


MỤC LỤC

Trang
Lời cám ơn.........................................................................................................................i
Lời nói đầu.........................................................................................................................ii
Tóm tắt đề tài.....................................................................................................................iii
Danh sách các hình ............................................................................................................iv
Danh sách các chữ viết tắt .................................................................................................v
Danh sách các bảng ...........................................................................................................vi 
Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .........................................................................1 
1.1.Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1
1.2. Mục tiêu – mục đích của đề tài...................................................................................1
1.3. Ý nghĩa khoa học thực tế............................................................................................2
1.4. Giới hạn của đề tài......................................................................................................2
Chương 2 : TỔNG QUAN ................................................................................................3

2.1. Tổng quan về nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu SATIMEX ....................................3 
2.1.1. Thuận lợi và Khó khăn ...........................................................................................4
2.1.1.1. Thuận lợi...............................................................................................................4
2.1.1.2. Khó Khăn..............................................................................................................5
2.1.2. Phương pháp hoạt động ...........................................................................................5
2.1.3. Mục tiêu hoạt động ..................................................................................................5
2.1.3.1. Mục tiêu hoạt động...............................................................................................5


2.1.3.2. Mục tiêu chất lượng và môi trường năm 2009 của nhà máy Satimex..................5
2.1.4. Cơ cấu tổ chức và phát triển của nhà máy...............................................................6
2.2. Một số sản phẩm đang sản xuất tại công ty................................................................9
2.3. Công nghệ trang sức bề mặt sản phẩm tại nhà máy Satimex .....................................9
2.3.1. Nguyên liệu trang sức bề mặt .................................................................................9
2.3.2. Công nghệ thiết bị ...................................................................................................9
2.4. Cơ sở lý luận...............................................................................................................10
2.4.1. Cơ sở lý thuyết.........................................................................................................10
2.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng bề mặt...........................................................10
2.4.2.1. Nguyên liệu ( bề mặt gốc hay loại gỗ) .................................................................10
2.4.2.2. Loại sơn ................................................................................................................11
2.4.2.3. Quá trình đóng rắn................................................................................................12
2.4.2.4. Chất phủ tạo màng dùng trong quá trình khảo sát (sơn PU) ................................13
2.4.2.5. Phương pháp trang sức bề mặt ( phương pháp phun ) .........................................13
Chương 3 : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................15
3.1. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................................15
3.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................15
3.3. Qui trình trang sức bề mặt một sản phẩm...................................................................16
3.3.1. Kiểm tra xử lý bề mặt .............................................................................................16
3.3.2. Bã bột ( Woodfiller) ................................................................................................17
3.3.3. Sơn lót (sealer).........................................................................................................18

3.3.4. Chà nhám sơn nền ( sanding sealer)........................................................................18


3.3.5. Sơn bóng (topcoat) ..................................................................................................18
3.3.6. Lắp ráp sản phẩm.....................................................................................................18
3.3.7. Đóng gói sản phẩm..................................................................................................18
Chương 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................................19
4.1. Qui trình sơn Slat Chair..............................................................................................19
4.1.1. Kết cấu sản phẩm.....................................................................................................19
4.1.2. Qui trình sơn ............................................................................................................20
4.1.3. Khảo sát khuyết tật qua các công đoạn ...................................................................21
4.1.3.1 Chà nhám ..............................................................................................................21
4.1.3.2. Bã bột....................................................................................................................23
4.1.3.3. Sơn nền ................................................................................................................24
4.1.3.4. Sơn bóng ..............................................................................................................25
4.1.3.5. Tỷ lệ sản phẩm tái chế ..........................................................................................27
4.2. Qui trình sơn Coffee Table.........................................................................................31
4.2.1. Kết cấu sản phẩm ....................................................................................................31
4.2.2. Qui trình sơn ...........................................................................................................32
4.2.3. Tỷ lệ khuyết tật qua các công đoạn .........................................................................33
4.2.3.1. Chà nhám .............................................................................................................33
4.2.3.2. Bã bột ..................................................................................................................34
4.2.3.3. Sơn bóng ..............................................................................................................35
4.2.3.4. Tỷ lệ sản phẩm tái chế ..........................................................................................37


Chương 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................41
5.1. Kết luận.......................................................................................................................41
5.2. Kiến nghị ....................................................................................................................42
Tài liệu tham khảo .............................................................................................................44

Phụ lục ...............................................................................................................................45
 


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Gỗ là một trong những nguồn nguyên liệu có tính truyền thống, có các tính
chất quý so với các loại vật liệu khác như : bền, vân thớ màu sắc đẹp, nhẹ, ít chịu mài
mòn.... Gỗ cũng là một trong những loại vật liệu được con người biết đến và sử dụng
từ rất lâu. Cho đến nay, gỗ vẫn được con người yêu thích và nhu cầu về các đồ dùng
gỗ cũng ngày càng gia tăng. Ngày nay, nhu cầu tiêu thụ và sử dụng các sản phẩm làm
từ nguyên liệu gỗ ngày càng nhiều, đặc biệt là các loại gỗ quý, có giá trị cao. Nhưng
các loại gỗ quý không còn nhiều nữa thay vào đó là các loại gỗ có nhiều đặc tính như :
nứt, tét, mềm, cong vênh, dễ bị mối mọt tấn công.... Chính vì thế để đáp ứng được nhu
cầu sử dụng các sản phẩm của người tiêu dùng thì các nhà sản xuất phải luôn thay đổi
kiểu dáng, mẫu mã, vật liệu….. Đặc biệt là các nhà sản xuất phải biết cách bảo quản
sản phẩm gỗ. Đó là một chỉ tiêu rất quan trọng, quyết định đến độ bền của sản phẩm.
Mặt khác những yêu cầu về chất lượng, giá thành, thẩm mỹ…. của con người ngày
càng cao nên chúng cần phải được bảo vệ bằng một lớp màng trang sức bền và đẹp.
Với quy trình công nghệ sơn được tổ chức hợp lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản
phẩm, nâng cao tính cạnh tranh kinh tế và hạn chế các tác hại đến môi trường. Chính
vì những lý do đó mà đề tài khảo sát quy trình công nghệ sơn được thực hiện thật sự
cần thiết đối với nhà máy satimex.
1.2. Mục tiêu – mục đích nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là :
-

Khảo sát quy trình công nghệ sơn 2 sản phẩm ( ghế Slat Chair và bàn Coffee

Table ) tại công ty satimex.



-

Khảo sát các dạng khuyết tật, tỉ lệ các dạng khuyết tật trong công đoạn trang
sức bề mặt. Đồng thời khảo sát các loại sơn được dùng trong quá trình trang sức
bề mặt. Từ đó tìm các nguyên nhân gây ra khuyết tật. Đề xuất một số giải pháp
công nghệ nhằm làm giảm tỷ lệ khuyết tật , nâng cao chất lượng và năng suất
trong quá trình trang sức.

Mục đích của đề tài :
Tiết kiệm được vật liệu trang sức ( sơn, giấy nhám, bột, dung môi ….) qua các
khâu công nghệ. Nâng cao chất lượng bề mặt của sản phẩm trang sức, làm cho sản
phẩm có độ bền cao hơn, thẩm mỹ hơn. Đồng thời giảm giá thành của sản phẩm và tìm
ra quá trình sơn hợp lý hơn.
1.3. Ý nghĩa khoa học thực tiễn
Qua quá trình khảo sát tại nhà máy, chúng tôi có thể đưa ra những biện pháp
khắc phục các dạng khuyết tật trong việc trang sức bề mặt để nhà máy có thể tham
khảo hoặc ứng dụng
Tìm hiểu được nguyên nhân dẫn đến các dạng khuyết tật và biện pháp khắc
phục, giúp nhà máy có thể giảm bớt khuyết tật ở các khâu công nghệ.
1.4. Giới hạn của đề tài
Trên cơ sở đề cương thực tập, yêu cầu của bài luận văn tốt nghiệp và thời gian thực
tập có hạn. Nên ở đây tôi chỉ tiến hành khảo sát các phần sau :
-

Khảo sát quy trình công nghệ sơn 2 sản phẩm Slat Chair và Coffee Table,
nguyên liệu chính là gỗ Oak


-

Khảo sát các loại vật liệu trang sức, khảo sát quy trình sơn PU tại đơn vị xưởng
II, khảo sát quy trình chà nhám tại đơn vị xưởng I. Đồng thời phân tích kết quả
và đề xuất ý kiến.




Chương 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu SATIMEX
Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex là doanh nghiệp trực thuộc tổng
công ty cổ phần hợp tác kinh tế và xuất nhập khẩu Savimex được thành lập vào ngày
22/11/1985
-Tên giao dịch : SATIMEX ENTERPRISE
-Diện tích sử dụng : 33602 m2
-Diện tích nhà xưởng : 27396 m2
-Địa chỉ : khu phố 2 – phường Hiệp Thành – Q.12 – TP.HCM
-Điện thoại : 083 7170322 – 083 7175676 – Fax : 7175533
Trước yêu cầu mở cửa để phát triển kinh tế của đất nước nói chung và Thành
Phố Hồ Chí Minh nói riêng, nhằm khai thác có hiệu quả nguốn tài nguyên hiện có và
tranh thủ công nghệ sản xuất ngành chế biến gỗ hiện đại. Ngày 1/6/1985 Viện quy
hoạch Thành Phố Hồ Chí Minh xây dựng luận cứ kinh tế kĩ thuật lập ra xí nghiệp chế
biến gỗ Sài Gòn và UBND Thành Phố Hồ Chí Minh chấp nhận cho phép thành lập
theo quyết định số 240/QD – UB ngày 22/11/1985 là doanh nghiệp trực thuộc công ty
xuất nhập khẩu Thành Phố Hồ Chí Minh (Imexco).
Qua quá trình phát triển và hoạt động của nhà máy, đến tháng 11/1989 xí

nghiệp được UBND Thành Phố Hồ Chí Minh điều chuyển từ Imexco về trực thuộc
công ty hợp tác kinh tế kỹ thuật và xuất nhập khẩu Savimex và được đổi tên thành nhà
máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex theo đúng quy hoạch ngành nghề của Thành
Phố Hồ Chí Minh.




Đến năm 1991, trước yêu cầu đòi hỏi của thị trường Nhật Bản, từ gỗ sơ chế đến
gỗ thành phẩm như bàn, kệ, ghế…nhà máy đã hợp tác với công ty Shin Nippon Mokko
của Nhật Bản thành lập phân xưởng Kotatsu chuyên sản xuất hàng mộc tinh chế cao
cấp.
Năm 1997 xí nghiệp phải mở rộng qui mô sản xuất theo yêu cầu của thị trường.
Xí nghiệp tách phân xưởng Kotatsu thành 3 phân xưởng : xưởng 2, xưởng 3 và xưởng
4. Thành lập thêm xưởng 5, đồng thời xác nhập xưởng 1 và xưởng 2 thành xưởng 1
với chức năng ghép gỗ và gia công ép nóng. Đến 2002 xí ngiệp đã mở rộng thêm
xưởng 6 và xưởng 7. Hiện nay nhà máy đã mở rộng thêm chi nhánh 2 tại khu công
nghiêp Sóng Thần.
Năm 2001 công ty Savimex đã được chính phủ quyết định chuyển hình thức sở
hữu từ quốc doanh sang doanh nghiệp cổ phần theo quyết định số 49/2001/QĐ ngày
2/4/2001. Ngày 21/4/2000 nhà máy được cấp chứng nhận Iso – 9002, ngày 13/03/2002
nhà máy được cấp chứng nhận Iso – 14001, đồng thời liên tục triển khai chương trình
COC.
2.1.1. Thuận lợi và Khó khăn
2.1.1.1. Thuận lợi
Quanh nhà máy là vùng dân cư đông đúc nên có lợi thế về việc tuyển dụng lao
động. Khoảng cách nhà máy đến trung tâm thành phố, với các bến cảng không xa vì
thế quan hệ hợp tác kinh tế đối với các cơ quan kinh tế khác được thuận lợi. Nhà máy
có diện tích rộng lớn, thuận tiện trong việc vận chuyển nguyên liệu cũng như sản
phẩm.

Nhà máy nằm gần quốc lộ 1A nên giao thông vận chuyển cũngs dễ dàng và
thuận lợi. Nhà máy có 2 khách hàng lớn là Shin Nippon Mokko và MK.Seiko thường
xuyên có mối quan hệ hợp tác tốt trong kinh doanh. Đây là thị trường tiêu thụ chủ yếu
của nhà máy trong nhiều năm qua
Nhà máy hoạt động độc lập với tổng công ty Savimex điều này tạo được thế
chủ động trong sản xuất kinh doanh.




2.1.1.2. Khó Khăn
Trong nhiều năm trở lại đây khi vần đề môi trường trở thành vần đề nóng bỏng
toàn cầu, thì cũng có nghĩa là nguồn nguyên liệu chính phục vụ cho việc sản xuất ra
sản phẩm trang trí bằng gỗ khan hiếm dần.
Vì sản phẩm của nhà máy là sản phẩm cao cấp nên khách hàng trong nước chưa
quen với mẫu mã, đồng thời giá thành sản phẩm cao gây khó khăn trong việc mở rộng
thị trường trong nước.
Một khó khăn lớn nữa là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong năm qua đã
ảnh hưởng vô cùng to lớn đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của nhà máy.
2.1.2. Phương pháp hoạt động
Phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm nhằm tăng sức
mạnh cạnh tranh. Đồng thời tìm kiếm và mở rộng thêm thị trường.
Hiện đại hóa công nghệ sản xuất và tăng năng suất lao động.
Chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên nhà máy. Giữ vững tiêu chuẩn chất
lượng quốc tế Iso – 14001.
2.1.3. Mục tiêu hoạt động
2.1.3.1. Mục tiêu hoạt động
Mục tiêu chính của nhà máy đặt ra là : Gia tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả
sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời phải giảm chi phí sản xuất, nâng
cao thế lực thị trường, phát triển sản phẩm trên thị trường hiện hữu và phát triển thêm

thị trường mới.
2.1.3.2. Mục tiêu chất lượng và môi trường năm 2009 của nhà máy Satimex.
Mục tiêu tài chính : tăng 10,24%
-Doanh thu xuất khẩu : 14 triệu USD
-Doanh thu nội địa : 3 tỉ VND
Mục tiêu chất lượng sản phẩm :
-Giảm khoảng 30% khiếu nại của khách hàng ( năm 2008 là 52 lần).
-Khống chế tỉ lệ sản phẩm không phù hợp khâu sơn hoàn chỉnh dưới 5%
-Giao hàng đúng lịch : 98% tổng số conts xuất hàng.
-Triển khai thực hiện phân hệ MRP và phát huy hiệu quả ứng dụng đầy đủ chức năng
chương trình Oracle, hoàn thành chậm nhất là quí III năm 2009.



Mục tiêu môi trường:
-Môi trường khu vực sản xuất giảm 30% lượng bụi gỗ và bụi sơn so với đầu năm.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức và phát triển của nhà máy.

Giám đốc
Satimex I

Satimex II
(saviwootech)

Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của nhà máy.




Giám đốc


Phó giám đốc
SXKD

Phòng SXK

Xưởng điện

Phòng
KTTV

Phòng XNK

X1 ép
nóng

X2 tạo

dáng

X3
sơn

X4 lắp
ráp

Phòng
TC

X5

tinh
chế

Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Satimex I



Phòng
QLCL &
CN

X6
tinh
chế

X7 bao
bì đóng 
gói 


Phó giám đốc

Trợ lý kĩ thuật

P.TCH
C (1)

P.KHS
X (2)


P.QLCL
(3)

X1 (4)

X2 (5)

X3 (6)

Hình 2.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Satimex II ( Saviwootech)
trong đó :
1. Phòng tổ chức hành chính.
2. Phòng kế hoạch sản xuất.
3. Phòng quản lý chất lượng.
4. Xưởng tinh chế.
5. Xưởng sơn.
6. Xưởng lắp ráp.
7. Xưởng cơ điện.



X4 (7)


2.2. Một số sản phẩm đang sản xuất tại công ty

Hình 2.4. Một số sản phẩm đang sản xuất tại công ty satimex
2.3. Công nghệ trang sức bề mặt sản phẩm tại nhà máy Satimex
2.3.1. Nguyên liệu trang sức bề mặt :
- Chủng loại nguyên liệu của nhà máy rất đa dạng : Gỗ cao su, thông, nara, ván dăm,

ván sợi. Trong đó gỗ thông, ván MDF được sử dụng rộng rãi và chiếm tỷ lệ cao trong
sản xuất.
- Độ ẩm : Tùy theo yêu cầu của sản phẩm mà ta dùng nguyên liệu ván nền có độ ẩm
khác nhau. Qua khảo sát thực tế độ ẩm của nguyên liệu được trình bày ở phần phụ lục
1)
- Độ nhẵn : ∆G8 - ∆G10
- Khuyết tật :
+ Ván MDF : bị lồi lõm, có vết sậm trên bề mặt ván
+ Ván dăm : chiều dày không đều, mảnh dăm dòn…
+Thông, cao su : có nấm mốc, mối mọt….
2.3.2.Công nghệ thiết bị
Trang sức bề mặt gỗ bằng chất phủ tạo màng có nhiều phương pháp công nghệ
khác nhau và thiết bị khác nhau. Hiện tại nhà máy sử dụng phương pháp phun sơn




bằng súng phun ở khâu Sealer và topcoat cho cả hai lần sơn . Đối với khâu lau sealer
thì dùng phương pháp nhúng và lau bằng giẻ lau là chủ yếu .
Thiết bị xử lý bề mặt gốc chủ yếu là các loại máy chà nhám như máy Brush ,
máy Combest, máy Makita , chà nhám thùng …Đối với mỗi loại máy sẽ dùng lọai giấy
nhám riêng biệt và có chức năng khác nhau . Thực tế khảo sát tại xưởng I tôi có bảng
phân lọai thiết bị được trình bày ở phần phụ lục 2
-Thiết bị sấy sơn : hiện tại nhà máy đang sử dụng thiết bị sấy cho tổ topcoat, đối với
sealer và toopcoat màng nước thì sử dụng phương pháp hong phơi là chủ yếu. Nhà
máy sử dụng 2 thiết bị sấy : sấy bằng điện ( IR ) và sấy bằng tia cực tím (UV ). ( Bảng
nhiệt độ sấy được trình bày ở phần phụ lục 3 ).
2.4. Cơ sở lý luận
2.4.1. Cơ sở lý thuyết
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người các vật dụng được làm từ gỗ ngày

càng đòi hỏi cao về tuổi thọ và tình thẩm mỹ. Ngoài bản chất tự nhiên của nguyên liệu
vấn đề chú trọng là trang sức bề mặt, đây là quy trình công nghệ phủ lên bề mặt một
chất liệu phủ như sơn, vecni hay các chất phủ khác. Chính vì thế chất phủ bề mặt phải
có tính lý hóa như thế nào và chất nào thích ứng được với yêu cầu của sản phẩm, có
khả năng bám dính tốt, hao tốn vật liệu ít, tính thẩm mỹ, độ bền và tuổi thọ càng cao.
Ngoài ra cũng cần phải kể đến khả năng tạo màng sơn, độ dẻo, độ cứng, màu sắc của
sơn…..
Mặc khác, để thỏa mãn nhu cầu sử dụng, đảm bảo độ bền của sản phẩm và tiết
kiệm được vật liệu chúng ta cần phải pha trộn với nhiều vật liệu khác nhau. Các chất
được chọn để pha trộn phải tương hợp và hỗ trợ lẫn nhau, đồng thời chúng phải thích
ứng với các loại ván nền được trang sức. Vì nếu các chất để pha trộn không tương hợp
với nhau sẽ gây khuyết tật cho sản phẩm, tỷ lệ khuyết tật tùy theo độ tương hợp là
nhiều hay ít.
2.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng bề mặt
2.4.2.1. Nguyên liệu ( bề mặt gốc hay loại gỗ)
Loại gỗ bao gồm các yếu tố như : độ ẩm, độ nhẵn, các loại khuyết tật của bề mặt gỗ.
+Độ ẩm : thích hợp nhất là khoảng 8 – 12 %. Nếu độ ẩm thấp thì gỗ sẽ hút ẩm
mạnh làm cho màng sơn bị răn, nứt, độ bám dính kém. Ngược lại, nếu độ ẩm quá cao,
10 


nước trong gỗ sẽ khuyết tán ra màng sơn làm cho màng sơn tạo bọt khí, phòng dộp ,
độ bám dính thấp.
+Độ nhẵn bề mặt của gỗ thích hợp nhất là : ∆G8 - ∆G10. Nếu bề mặt gồ ghề,
ảnh hưởng đến tính thẫm mỹ của màng sơn, lượng sơn tốn kém nhiều và độ bám dính.
2.4.2.2. Loại sơn
Loại sơn: gồm thành phần hoá học, độ nhớt, chất xúc tác, dung môi hoà tan
Các loại sơn có nguồn gốc tự nhiên như vecni cánh kiến, dầu lanh, nhựa thông,
nhựa colophan, sơn ta...chúng có thời gian đóng rắn chậm hơn các loại sơn tổng hợp
như : PU, NC,AC....... Sơn tổng hợp một thành phần có thời gian đóng rắn nhanh hơn

các loại sơn tổng hợp hai hoặc ba thành phần. Tỷ lệ pha trộn của các thành phần nhựa,
chất xúc tác, chất màu, dung môi....khác nhau thì tốc độ tạo màng cũng khác nhau
Độ nhớt là chỉ tiêu quan trọng, cần phải kiểm tra kĩ trước khi sơn. Độ nhớt thích
hợp làm cho sơn tạo sương tốt không nhỏ, chảy sơn, độ nhớt cao sẽ làm màng sơn bị
khô. Đối với loại sơn tạo độ bóng cao thì cần độ nhớt cao, những sơn tạo màng bóng
mờ thì độ nhớt thấp hơn. Độ nhớt thích hợp vào khoảng 13s – 26s. Độ nhớt tăng dần
theo độ ẩm của gỗ.
Chất xúc tác tạo điều kiện cho sơn tạo phản ứng hóa học nhanh để cho màng
sơn mau khô. Các chất xúc tác thường dùng là oxit mangan, oxit chì, các loại axit. Tốc
độ khô của màng đến một giới hạn nhất định tỷ lệ thuận với lượng chất làm khô. Tuy
nhiên, khi thêm lượng chất làm khô quá giới hạn tối đa thì tốc độ khô của màng sơn sẽ
bị giảm.
Dung môi hòa tan chất tạo màng, làm giảm độ nhớt, màng sơn mau khô. Dung
môi cần phải đạt các yêu cầu sau :
+ Hòa tan hoàn toàn chất tạo màng.
+ Có tốc độ bay hơi nhanh và bay hơi hoàn toàn khỏi màng sơn.
+ Trung tính và ổn định. Ít độc tố, khó cháy nổ, nhiệt độ sôi không quá
50 – 1000C, nếu cao quá rất khó bốc khỏi màng sơn.
Lượng dung môi cần dùng không nên quá nhiều, chỉ cần cho dung dịch chất tạo
màng có đủ độ nhớt để dễ sơn và sơn được mỏng, đồng thời cũng không quá lỏng hay
quá đặc. Không nên sử dụng dung môi dễ bay hơi, để cho chất tạo màng có đủ thời

11 


×