Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA RỪNG TRỒNG THÔNG BA LÁ TUỔI 7 TRÊN ĐẤT NÂU ĐỎ BAZAN Ở CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH KHÁC NHAU TẠI LÂM TRƯỜNG SALOONG NGỌC HỒI KON TUM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1009.75 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA RỪNG TRỒNG
THÔNG BA LÁ TUỔI 7 TRÊN ĐẤT NÂU ĐỎ BAZAN Ở CÁC
DẠNG ĐỊA HÌNH KHÁC NHAU TẠI LÂM TRƯỜNG
SALOONG - NGỌC HỒI - KON TUM

Họ và tên sinh viên: ĐẶNG LÊ THANH LIÊN
Ngành: LÂM NGHIỆP
Niên khoá: 2005 - 2009

Tháng 07/2009
i


NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA RỪNG TRỒNG THÔNG BA
LÁ TUỔI 7 TRÊN ĐẤT NÂU ĐỎ BAZAN Ở CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH
KHÁC NHAU TẠI LÂM TRƯỜNG SALOONG
NGỌC HỒI – KON TUM

Tác giả

ĐẶNG LÊ THANH LIÊN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
Lâm nghiệp


Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Lê Bá Toàn

Tháng 07 năm 2009
i


LỜI CẢM ƠN
Để có được ngày hôm nay, hoàn thành luận văn tốt nghiệp theo chương trình đào
tạo kỹ sư lâm nghiệp chính quy 4 năm tại phân hiệu Trường Đại Học Nông Lâm
Tp.Hồ Chí Minh tại Gia Lai. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
• Ba mẹ kính yêu, Người đã động viên, cỗ vũ tinh thần và tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất cho con hoàn thành khoá học.
• Toàn thể quý thầy cô Khoa Lâm Nghiệp đã truyền đạt cho tôi những kiến thức
chuyên ngành trong thời gian học tập tại trường.
• Quý thầy cô công tác tại văn phòng phân hiệu Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí
Minh tại Gia Lai đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học
tập tại trường.
• Thầy ThS. Lê Bá Toàn đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn cho tôi hoàn thành
luận văn tốt nghiệp cuối khoá này.
• Ban giám đốc công ty đầu tư phát triển lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ
Ngọc Hồi đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài này.
• Các anh phòng kỹ thuật của công ty đã cung cấp những thông tin cần thiết và
giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập.
• Các bạn lớp DH05LNGL đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.

Pleiku, Ngày 11 tháng 07 năm 2009
Sinh viên Đặng Lê Thanh Liên

ii



TÓM TẮT
Tên đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm học của rừng trồng thông ba lá tuổi 7
trên đất nâu đỏ bazan ở các dạng địa hình khác nhau tại lâm trường Saloong – Ngọc
Hồi – Kon Tum” do Đặng Lê Thanh Liên, sinh viên khoa Lâm nghiệp trường Đại học
Nông Lâm thực hiện từ tháng 02 đến tháng 07 năm 2009 tại Công ty phát triển lâm
nghiệp, công nghiệp và dịch vụ huyện Ngọc Hồi – Tỉnh Kon Tum, giáo viên hướng
dẫn ThS. Lê Bá Toàn.
Mục tiêu của đề tài: Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa hình đến tình hình sinh
trưởng của rừng thông ba lá thông qua một số đặc trưng lâm học của rừng thông ba lá
tuổi 7 tại khu vực nghiên cứu. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm rõ đặc
trưng lâm học của rừng trồng thông ba lá tuổi 7, làm căn cứ khoa học để nuôi dưỡng
thông ba lá đạt hiệu quả cao.
Phương pháp điều tra: Thực hiện luận văn này đã áp dụng phương pháp điều
tra quan sát lấy mẫu điển hình, mô tả và phân tích những đặc trưng lâm học của rừng
trồng thông ba lá 7 tuổi ở các dạng địa hình khác nhau. Từ đó tổng hợp và rút ra những
nhận định chung về đặc điểm lâm học của rừng thông ở các dạng địa hình khác nhau.
Luận văn đã tiến hành lập 06 ô tiêu chuẩn, mỗi dạng địa hình lập 02 ô, kích thước ô là
500m2 (20 m × 25 m) và mỗi ô tiêu chuẩn lập 05 ô dạng bản (diện tích 4m2) để đo
đếm các cây bụi thảm tươi.
Luận văn đã rút ra những kết luận chính sau:
- Lâm phần thông ba lá tuổi 7 trên đất nâu đỏ bazan ở các vị trí địa hình khác
nhau có sự khác biệt nhau. Nhìn chung lâm phần thông ba lá tuổi 7 ở vị trí chân đồi
sinh trưởng về chiều cao và đường kính tốt hơn so với lâm phần thông ba lá trồng ở
vị trí đỉnh đồi và sườn đồi.
- Phân bố số cây theo đường kính tại vị trí 1,3 m của lâm phần thông ba lá ở các
dạng địa hình đều có 5 cấp. Đường phân bố số cây theo đường kính tại vị trí 1,3 m ở
dạng địa hình đỉnh đồi và sườn đồi lệch trái hơn so với giá trị trung bình (Sk > 0).
Đường phân bố (N – D) của lâm phần thông ba lá ở dạng địa hình chân đồi dạng nhọn

hơn so với dạng phân bố chuẩn (Ex > 0), và hơi lệch phải hơn so với giá trị trung bình
iii


(Sk < 0). Ở vị trí đỉnh đồi, sườn đồi số cây tập trung nhiều nhất ở cấp đường kính
4 – 5 cm. Ở vị trí chân đồi, số cây tập trung ở cấp kính 6 – 7 cm là chủ yếu. Đường
kính bình quân của lâm phần thông ba lá ở vị trí đỉnh, sườn và chân đồi lần lượt là 4,9
cm, 5,3 cm, 6,4 cm. Với hệ số biến động và mức độ chênh lệch giữa các cá thể cây lần
lượt là 17,1 % , 0,84 cm đối với lâm phần thông ba lá ở vị trí đỉnh đồi; 19,5 %, 1,0 cm
đối với lâm phần thông ba lá ở vị trí sườn đồi; 14,0 %, 0,9 cm đối với lâm phần thông
ba lá ở vị trí chân đồi.
- Phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn (N – H) của lâm phần thông ba lá
tuổi 7 ở các dạng địa hình có 4 cấp. Đường phân bố N – H của lâm phần thông ba lá
ở các dạng địa hình đều có dạng nhọn hơn so với dạng chuẩn (Ex > 0), lệch trái
(Sk > 0) hay lệch phải (Sk < 0) hơn so với giá trị trung bình. Chiều cao vút ngọn bình
quân, mức độ chênh lệch giữa các cá thể cây và hệ số biến động lần lượt là ở vị trí
đỉnh đồi là 5,2 m, 0,77 cm, 14,8 %; ở vị trí sườn đồi là 5,9 m, 0,9 cm, 15,1 %; ở vị trí
chân đồi là 6,6 m, 0,8 cm, 12,8 %. Đối với lâm phần thông ba lá ở vị trí đỉnh đồi số
cây tập trung nhiều nhất ở cấp chiều cao 4 – 5 m, ở vị trí sườn đồi số cây tập trung chủ
yếu ở cấp chiều cao 5 – 6 m và cấp chiều cao 6 – 7 m đối với lâm phần thông ba lá ở vị
trí chân đồi.
- Tương quan giữa Hvn với D1.3, Hvn với Dtbq tồn tại mối quan hệ tuyến tính
dạng phương trình Y = a + b*X. Giữa chiều cao và đường kính là mối quan hệ tương
quan thuận và rất chặt chẽ
+ Tương quan giữa Hvn – D1.3
Lâm phần thông ba lá trồng 7 tuổi ở vị trí đỉnh đồi: Hvn = 1,1852 + 0,8219*D1.3
Lâm phần thông ba lá trồng 7 tuổi ở vị trí sườn đồi: Hvn = 2,1504 + 0,7034*D1.3
Lâm phần thông ba lá trồng 7 tuổi ở vị trí chân đồi: Hvn = 1,3988 + 0,8120*D1.3
+ Tương quan giữa Hvn - Dtbq
Lâm phần thông ba lá trồng 7 tuổi ở vị trí đỉnh đồi: Hvn = - 8,4695 + 3,0283*Dtbq

Lâm phần thông ba lá trồng 7 tuổi ở vị trí sườn đồi: Hvn = - 5,7368 + 2,463*Dtbq
Lâm phần thông ba lá trồng 7 tuổi ở vị trí chân đồi: Hvn = - 5,3598 + 2,3942*Dtbq
- Thành phần thực bì của rừng thông ba lá tương đối phong phú với chiều cao
trung bình và độ che phủ tương đối cao.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa..........................................................................................................................i
Lời cảm ơn..................................................................................................................... ii
Nội dung tóm tắt ........................................................................................................... iii
Mục lục ...........................................................................................................................v
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................... vii
Danh sách các hình ..................................................................................................... viii
Danh sách các bảng .......................................................................................................ix
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề.................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU ..................................3
2.1 Vị trí, phạm vi, đặc điểm tự nhiên của khu vực nghiên cứu ....................................3
2.1.1 Vị trí, phạm vi hành chính.....................................................................................3
2.1.2 Đặc điểm tự nhiên của khu vực nghiên cứu ..........................................................3
2.2 Tình hình tài nguyên rừng ........................................................................................6
2.3 Tình hình dân sinh- kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu ....................................7
2.3.1 Tình hình dân sinh .................................................................................................7
2.3.2 Tình hình kinh tế ...................................................................................................7
2.4 Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu ...............................................................9
2.4.1 Đặc điểm chung về thông ba lá .............................................................................9

2.4.2 Đặc điểm chung rừng thông ba lá tuổi 7 ở lâm trường Saloong .........................10
CHƯƠNG 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
3.1 Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................13
3.2 Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................13
3.3 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................14
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................................14
3.3.2 Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................14

v


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................18
4.1 Đặc điểm lâm học của rừng thông ba lá tuổi 7 ở các dạng địa hình (đỉnh, sườn,
chân đồi) tại khu vực nghiên cứu ................................................................................18
4.2 Phân bố số cây theo đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m (N – D) của lâm phần
thông ba lá tuổi 7 ở ba dạng địa hình: đỉnh đồi, sườn đồi, chân đồi ............................21
4.3 Phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn (N – H) của lâm phần thông ba lá tuổi 7
ở ba dạng địa hình: đỉnh đồi, sườn đồi, chân đồi .........................................................24
4.4 Đặc điểm về tương quan giữa chiều cao vút ngọn – đường kính thân cây tại vị
trí 1,3 m (Hvn – D1.3) và chiều cao vút ngọn – đường kính tán bình quân (Hvn – Dtbq)
của lâm phần thông ba lá tuổi 7 ở các dạng địa hình khác nhau ..................................28
4.4.1 Tương quan giữa Hvn và D1.3 (Hvn – D1.3) ở các dạng địa hình ...........................28
4.4.2 Tương quan giữa Hvn và Dtbq (Hvn – Dtbq) ỏ các dạng địa hình ..........................33
4.5 Ảnh hưởng của các dạng địa hình khác nhau đến sinh trưởng của thông ba lá
tuổi 7 ............................................................................................................................37
4.5.1 Ảnh hưởng của các dạng địa hình khác nhau đến sinh trưởng đường kính
(D1.3, m) của thông ba lá tuổi 7....................................................................................37
4.5.2 Ảnh hưởng của các dạng địa hình khác nhau đến sinh trưởng chiều cao vút
ngọn (Hvn, m) của rừng thông ba lá tuổi 7....................................................................40
4.6 Đặc điểm lâm học tầng cây bụi, thảm tươi và dây leo của rừng thông ba lá .........43

4.7 Đề xuất một số biện pháp kĩ thuật lâm sinh trong nuôi dưỡng rừng thông ba lá
tại khu vực nghiên cứu .................................................................................................44
4.7.1 Biện pháp kĩ thuật tỉa cành ..................................................................................44
4.7.2 Biện pháp kĩ thuật tỉa thưa, nuôi dưỡng và bảo vệ rừng .....................................45
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................48
5.1 Kết luận...................................................................................................................48
5.2 Kiến nghị ................................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
D1.3, cm

Đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m

Dbq, cm

Đường kính bình quân

Dmax, cm

Đường kính lớn nhất

Dmin, cm

Đường kính nhỏ nhất


Dtbq, cm

Đường kính tán bình quân

Hvn, m

Chiều cao vút ngọn

Hdc, m

Chiều cao dưới cành

Hbq, m

Chiều cao bình quân

Hmax, m

Chiều cao lớn nhất

Hmin, m

Chiều cao nhỏ nhất

Sk

Độ lệch phân bố

Ex


Độ nhọn phân bố

Cv%

Hệ số biến động

V, m3

Thể tích thân cây

S

Độ lệch tiêu chuẩn

G, m2

Tiết diện ngang thân cây

OTC

Ô tiêu chuẩn

KQLBV

Khoán quản lý bảo vệ

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 4.1: Lâm phần thông ba lá tuổi 7 ở vị trí đỉnh đồi ..............................................19
Hình 4.2: Lâm phần thông ba lá tuổi 7 ở vị trí sườn đồi .............................................20
Hình 4.3: Lâm phần thông ba lá tuổi 7 ở vị trí chân đồi..............................................20
Hình 4.4: Phân bố N - D của lâm phần thông ba lá tuổi 7 ở vị trí đỉnh đồi.................22
Hình 4.5: Phân bố N – D của lâm phần thông ba lá ở vị trí sườn đồi..........................23
Hình 4.6: Phân bố N – D của lâm phần thông ba lá tuổi 7 ở vị trí chân đồi................24
Hình 4.7: Phân bố N – H của lâm phần thông ba lá tuổi 7 ở vị trí đỉnh đồi ................26
Hình 4.8 Phân bố N – H của lâm phần thông ba lá tuổi 7 ở vị trí sườn đồi ...............27
Hình 4.9: Phân bố N –H của lâm phần thông ba lá tuổi 7 ở vị trí chân đồi.................28
Hình 4.10: Tương quan Hvn – D1.3 của lâm phần thông ba lá 7 tuổi ở vị trí đỉnh đồi 30
Hình 4.11: Tương quan Hvn – D1.3 của lâm phần thông ba lá 7 tuổi ở sườn đồi ........31
Hình 4.12: Tương quan Hvn – D1.3 của lâm phần thông ba lá 7 tuổi ở vị trí chân đồi 33
Hình 4.13: Tương quan Hvn – Dtbq của lâm phần thông ba lá 7 tuổi ở vị trí đỉnh đồi 34
Hình 4.14: Tương quan Hvn – Dtbq của lâm phần thông ba lá 7 tuổi ở vị trí sườn đồi.35
Hình 4.15: Tương quan Hvn – Dtbq của lâm phần thông ba lá 7 tuổi ở vị trí chân đồi .36
Hình 4.16: Rừng thông ba lá 7 tuổi chưa xử lý thực bì ...............................................44

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Chế độ khí hậu trong năm tại khu vực nghiên cứu........................................4
Bảng 1.2: Hiện trạng tài nguyên rừng của lâm trường Saloong ....................................6
Bảng 4.1: Tổng hợp các đặc trưng lâm học rừng thông ba lá tuổi 7........................... 18
Bảng 4.2: Tổng hợp các đặc trưng thống kê về đường kính của lâm phần thông ba lá
ở các dạng địa hình .......................................................................................................21
Bảng 4.3: Phân bố N - D của lâm phần thông ba lá tuổi 7 ở vị trí đỉnh đồi ................21
Bảng 4.4: Phân bố N – D của lâm phần thông ba lá tuổi 7 ở vị trí sườn đồi...............22
Bảng 4.5: Phân bố N – D của lâm phần thông ba lá tuổi 7 ở vị trí chân đồi ...............23
Bảng 4.6: Tổng hợp các đặc trưng thống kê về chiều cao vút ngọn của lâm phần

thông ba lá ở các dạng địa hình ....................................................................................25
Bảng 4.7: Phân bố N – H của lâm phần thông ba lá tuổi 7 ở vị trí đỉnh đồi...............25
Bảng 4.8: Phân bố N – H của lâm phần thông ba lá tuổi 7 ở vị trí sườn đồi...............26
Bảng 4.9: Phân bố N – H của lâm phần thông ba lá tuổi 7 ở vị trí chân đồi ...............27
Bảng 4.10: Phân tích hồi quy theo mô hình H = a + b*D của lâm phần thông ba lá
ở vị trí đỉnh đồi .............................................................................................................29
Bảng 4.11: Phân tích phương sai theo mô hình H = a + b*D của lâm phần thông ba lá
ở vị trí đỉnh đồi ............................................................................................................ 29
Bảng 4.12: Phân tích hồi quy theo mô hình H = a + b*D của lâm phần thông ba lá
ở vị trí sườn đồi ............................................................................................................30
Bảng 4.13: Phân tích phương sai theo mô hình H = a + b*D của lâm phần thông ba lá
ở vị trí sườn đồi ............................................................................................................31
Bảng 4.14: Phân tích hồi quy theo mô hình H = a + b*D của lâm phần thông ba lá
ở vị trí chân đồi.............................................................................................................32
Bảng 4.15: Phân tích phương sai theo mô hình H = a + b*D của lâm phần thông ba lá
ở vị trí chân đồi.............................................................................................................32
Bảng 4.16: Bảng ANOVA và hồi quy trong tương quan Hvn - Dtbq của lâm phần
thông ba lá tuổi 7 ở vị trí đỉnh đồi ................................................................................34

ix


Bảng 4.17: Bảng ANOVA và hồi quy trong tương quan Hvn - Dtbq của lâm phần
thông ba lá tuổi 7 ở sườn đồi .......................................................................................35
Bảng 4.18: Bảng ANOVA và hồi quy trong tương quan Hvn - Dtbq của lâm phần
thông ba lá tuổi 7 ở chân đồi ........................................................................................36
Bảng 4.19: Kết quả so sánh hai mẫu về chỉ tiêu đường kính bình quân ở dạng địa hình
đỉnh đồi và chân đồi bằng trắc nghiệm t.......................................................................37
Bảng 4.20: Kết quả so sánh hai mẫu về chỉ tiêu đường kính bình quân ở dạng địa hình
đỉnh đồi và sườn đồi bằng trắc nghiệm t ......................................................................38

Bảng 4.21: Kết quả so sánh hai mẫu về chỉ tiêu đường kính ở dạng địa hình chân đồi
và sườn đồi bằng trắc nghiệm t ....................................................................................39
Bảng 4.22: Kết quả so sánh hai mẫu về chỉ tiêu chiều cao vút ngọn ở dạng địa hình
đỉnh đồi và chân đồi bằng trắc nghiệm t.......................................................................40
Bảng 4.23: Kết quả so sánh hai mẫu về chỉ tiêu chiều cao vút ngọn ở dạng địa hình
đỉnh đồi và sườn đồi .....................................................................................................41
Bảng 4.24: Kết quả so sánh hai mẫu về chiều cao vút ngọn ở dạng địa hình sườn đồi
và chân đồi bằng trắc nghiệm t.....................................................................................42
Bảng 4.25: Mô tả đặc điểm lâm học tầng cây bụi, thảm tươi và dây leo của rừng thông
ba lá tuổi 7 ....................................................................................................................43
Bảng 4.26: Tính toán cường độ cây để lại và cây bài chặt trong tỉa thưa rừng ..........45

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Rừng là một nguồn tài nguyên phong phú và vô cùng quý giá của toàn nhân
loại, đóng góp vai trò to lớn, quan trọng trong cuộc sống con người. Những lợi ích về
mặt môi trường - kinh tế - xã hội mà rừng đem lại cho chúng ta không thể kể hết được
và không ai có thể phủ nhận được điều đó. Nhưng hiện nay diện tích rừng cả nước nói
chung và các tỉnh tây nguyên nói riêng đang ngày càng bị giảm sút nghiêm trọng cả về
diện tích lẫn trữ lượng rừng. Mà nguyên nhân chính là do sự tác động của con người
vào rừng một cách tuỳ tiện, không đúng cách vì lợi ích trước mắt đã làm cho sức sản
xuất của rừng giảm, rừng suy thoái khó phục hồi được .
Lâm trường Saloong thuộc huyện Ngọc Hồi – Tỉnh Kon Tum quản lý kinh
doanh với diện tích rừng và đất rừng là 12.880,5 ha. Những năm trước đây lâm trường
chỉ chú trọng vào việc khai thác gỗ và các lâm sản khác chưa chú trọng đến công tác
quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng nên diện tích và trữ lượng rừng ngày càng bị giảm

sút. Do đó, từ năm 1993 thực hiện đóng cửa rừng lâm trường đã bắt đầu tiến hành giao
khoán, khoanh nuôi, bảo vệ rừng cho nhân dân rừng phòng hộ cục bộ. Đất chưa có
rừng được đưa vào kế hoạch trồng rừng. Nhưng để trồng rừng thành công, có năng
suất cao và chất lượng rừng tốt đem lại hiệu quả kinh tế cao đáp ứng được nhu cầu của
xã hội và đời sống của con người thì sau khi trồng, rừng phải được nuôi dưỡng và có
những biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động thích hợp tùy theo từng giai đoạn.
Tuy nhiên, năm 2002 lâm trường Saloong đã tiến hành trồng 100 ha rừng thông
ba lá. Nhưng đến giờ vẫn chưa có những biện pháp lâm sinh tác động thích hợp. Xuất
phát từ thực tiễn đó tại lâm trường Saloong, được sự chấp thuận của Khoa lâm nghiệp
và thầy hướng dẫn, chúng tôi thực hiện khóa luận cuối khóa với chủ đề “Nghiên cứu

1


đặc điểm lâm học của rừng trồng thông ba lá tuổi 7 trên đất nâu đỏ bazan ở các dạng
địa hình khác nhau tại lâm trường Saloong - Ngọc Hồi - Kon Tum”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa hình đến tình hình sinh trưởng của rừng
thông ba lá thông qua một số đặc trưng lâm học (kết cấu mật độ, đường kính, chiều
cao, tiết diện ngang, trữ lượng…) của rừng thông ba lá 7 tuổi tại khu vực nghiên cứu.
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm rõ đặc trưng lâm học của rừng trồng
thông ba lá tuổi 7, làm căn cứ khoa học để nuôi dưỡng rừng thông ba lá đạt hiệu quả
cao.

2


Chương 2
TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1 Vị trí, phạm vi, đặc điểm tự nhiên của khu vực nghiên cứu

2.1.1 Vị trí, phạm vi hành chính
Lâm trường Saloong nằm ở phía bắc tỉnh Kon Tum, cách trung tâm thành phố
Kon Tum 75 km. Lâm trường được thành lập theo quyết định số: 26/QĐ-TC ngày 01
tháng 03 năm 2004 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum.
Có toạ độ địa lý
- Độ vĩ: Từ 140027’36” đến 140041’36” vĩ độ Bắc
- Độ kinh: Từ 107031’09” đến 107041’15” kinh độ Đông
Vị trí hành chánh
- Phía bắc giáp Lâm trường Dục Nông
- Phía Nam giáp Vườn Quốc Gia Chư Mom Ray
- Phía Đông giáp Tiểu khu 185, 189, 196
- Phía Tây giáp Lào và Campuchia
2.1.2 Đặc điểm tự nhiên của khu vực nghiên cứu
2.1.2.1 Địa hình
Do hệ thống sông, suối phân bố với mật độ dày nên địa hình ở nơi đây bị chia
cắt nhiều, độ dốc tương đối lớn, độ cao bình quân từ 800 đến 1000 m
Độ cao tuyệt đối: Hmax = 1000 m, Hmin = 400 m, Htb = 800m
Độ dốc: Imax = 800, Imin = 320, Itb = 600
2.1.2.2 Khí hậu
Lâm trường nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Tây Nguyên, chịu ảnh
hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa Tây Trường Sơn có hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa
mưa

3


- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 04 năm sau: tháng khô nhất là tháng 02 và
tháng 03. Những tháng này thường xảy ra cháy rừng
- Mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 10, hàng năm lượng mưa tập trung vào các
tháng 07 và tháng 08, trong thời gian này lượng mưa chiếm đến 90 % lượng mưa cả

năm, lượng mưa bình quân trong năm từ 1800 m đến 1900 m
* Chế độ nhiệt: Biên độ nhiệt thay đổi theo ngày đêm của các mùa trong năm.
Biên độ nhiệt thay đổi theo ngày đêm rất lớn lên từ 9 đến 110C. Biên độ nhiệt thay đổi
trong năm là 310C. Nhiệt độ bình quân hàng năm là 21,70C, nhiệt độ cao nhất là
31,80C, nhiệt độ thấp nhất: 50C
* Độ ẩm không khí: Độ ẩm bình quân hàng năm: 81%, độ ẩm cao nhất: 87,5 %,
độ ẩm thấp nhất: 17,6 %
* Chế độ gió: Gió thịnh hành theo hai hướng: hướng Tây Nam từ tháng 04 đến
tháng 10, hướng Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 03 năm sau, tốc độ gió bình quân là
2,6 m/s, lớn nhất là 15 m/s, trong mùa khô còn có gió lốc xoáy 15 - 20 m/s.
* Lượng mưa
Bảng 1.1: Chế độ khí hậu trong năm tại khu vực nghiên cứu
Tháng
Nhiệt độ
(0C)
Lượng mưa
(mm)

1

2

3

4

5

6


7

17,8 19,7 22,1 24,2 23,5 23,9 24,8
0

7

24

59

349

204

296

8

9

10

11

12

23

22,7 21,7 20,1 17,7


394

281

170

55

30

(Nguồn: Ban quản lý lâm trường Saloong năm 2004)
Lượng mưa bình quân hàng năm: 1785 mm, lượng mưa cao nhất: 2212 mm,
lượng mưa thấp nhất: 1039 mm, tháng mưa cao nhất: 394 mm
* Bức xạ mặt trời
Số giờ nắng bình quân: Từ 2000 đến 2300h. Trong một giờ số giờ nắng bình quân
là 5,5h
* Sương mù: Thường tập trung trong các tháng mùa khô từ tháng 11 đến tháng
03 năm sau. Số ngày có sương mù khoảng 100 ngày trong những tháng cuối năm,
thường xuất hiện từ 07 đến 08 giờ sáng, ít có sương muối.
4


2.1.2.3 Thuỷ văn
Hệ thống sông suối trên địa bàn tương đối dày, thường có nước quanh năm,
phân bố tương đối nhiều, các sông suối chính gồm có:
- Sông BôKô chảy qua địa bàn huyện 23,6 km
- Sông Đăkpui, ĐăkNa là hợp nguồn của nhiều suối nhánh bắt nguồn từ dãy
núi phía Đông xã Đăk An đổ ra sông BôKô
- Sông Đăkwei, ĐăkCan, ĐăkLong là hợp nguồn của nhiều suối nhỏ bắt nguồn

từ dãy phía tây giáp Lào – Campuchia
2.1.2.4 Thỗ nhưỡng
Trên địa bàn có 9 loại đất
Đất nâu đỏ trên đá biến chất, đất nâu đỏ trên đá phiến Mica, đất nâu đỏ trên đá
bazan, đất nâu đỏ trên đá biến chất, các loại đất nâu đỏ trên đá Grais, đất mùn đỏ trên
đá biến chất, đất nâu vàng trên đất phù sa cổ, đất dốc tụ thung lũng, đất phù sa ngoài
suối, đất xám trên đá Macma axit.
Trong đó đất nâu đỏ trên đá bazan là loại đất chính, còn đất xám trên đá Macma
axit chiếm diện tích không lớn phân bố rải rác.
Theo số liệu của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn thì đất đai trên địa
bàn được chia như sau:
Đất nông nghiệp: 40,1 ha
Đất lâm nghiệp: 12.880,5 ha
Đất có rừng 10.932 ha
- Rừng tự nhiên:10.319,6 ha
- Rừng trồng: 612,4 ha
Đất trống: 1.948,5 ha
Căn cứ vào bản đồ đất của huyện và kết quả điều tra ngoài thực địa thì đất trong
khu vực quản lý của lâm trường Saloong là loại đất bazan màu nâu đỏ phát triển trên
đá mẹ bazan.
Đất đai ở khu vực tương đối đa dạng và phù hợp cho sự sinh trưởng và phát
triển của cây lâm nghiệp cũng như cây nông nghiệp.

5


2.2 Tình hình tài nguyên rừng
Bảng 1.2: Hiện trạng tài nguyên rừng của lâm trường Saloong
Hạng mục


Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích tự nhiên

12.920,6

100

A. Đất lâm nghiệp

12.880,5

99,7

I. Đất có rừng

10.932

84,6

10.319,6

79,9

a/ Rừng thường xanh

2.888,9


22,4

Rừng giàu

854,7

Rừng trung bình

897,3

Rừng nghèo

536,9

1. Rừng tự nhiên

Rừng non

600

b/ Rừng hỗn giao

1.683

Rừng giàu

97,1

Rừng trung bình


529

Rừng nghèo

455,4

Rừng non

601,5

c/ Rừng tre nứa

5.747,7

Giang

2.442,4

Lồ ô

3.278,9

Nứa

26,4

2.Rừng trồng

612,4


- Keo

439,2

- Keo + Muồng

73,2

- Thông

100

II. Đất trống

1.948,5

- IA

710,3

- IB

1.214,2

- IC

24

B. Đất nông nghiệp


40,1

- Công nghiệp

13

44,5

4,7

15,1

0,3

0

- Ruộng lúa nước

40,1

(Nguồn: Ban quản lý lâm trường Saloong năm 2004)

6


2.3 Tình hình dân sinh - kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu
2.3.1 Tình hình dân sinh
Trên địa bàn quản lý của Công ty đầu tư phát triển lâm nghiệp, công nghiệp và
dịch vụ Ngọc Hồi nằm gọn trong khu vực hành chính của hai xã: Bờ y và Saloong, dân
cư ở đây chủ yếu là dân tộc thiểu số như Sê Đăng, Bana, Tày, Mường, Thái. Hiện nay

trên địa bàn huyện có khoảng 3.702 hộ với 18.855 nhân khẩu.Trong đó:
+ Dân tộc kinh là 1.463 người chiếm 7 %
+ Dân tộc thiểu số gồm 17.392 người chiếm 93 %
Đời sống của họ còn gặp nhiều khó khăn, phong tục tập quán lạc hậu, trình độ
canh tác thấp chủ yếu sản xuất theo phương thức du canh du cư, phá rừng làm rẫy là
chính, trình độ dân trí thấp, đặc biệt ở xã Đăksú chỉ có một trường tiểu học và một
trường mẫu giáo.
2.3.2 Tình hình kinh tế
2.3.2.1 Tình hình sản xuất lâm nghiệp
Trên địa bàn huyện sản xuất lâm nghiệp tập trung vào hai lâm trường saloong
và lâm trường Dục Nông. Lâm trường Saloong với 22 cán bộ công nhân viên, lâm
trường Dục Nông có 14 cán bộ công nhân viên.
Lâm trường Saloong quản lý kinh doanh với diện tích rừng và đất rừng là
12.880,5 ha. Lâm trường Dục Nông quản lý kinh doanh với diện tích rừng là 29.621,4 ha.
Riêng lâm trường Saloong đã giao khoán 4.648,6 ha, trong đó giao cho 192 hộ
gia đình với diện tích 4.168,6 ha. Đồn biên phòng 677 quản lý bảo vệ 276 ha, đồn biên
phòng 705 quản lý bảo vệ 204 ha. Lâm trường Saloong đã định cư được 253 hộ trồng
rừng phòng hộ được 155,5 ha.
2.3.2.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện có diện tích lúa nước tập trung ở nông
trường 732 (nay đổi thành công ty 732). Còn ở các xã đồng bào dân cư tập trung sản
xuất lúa rẫy là chính do tập quán làm nương rẫy từ lâu đời nên họ chưa quen với
phương thức canh tác lúa nước. Vì vậy lâm trường đã xúc tiến nhiều khu vực ruộng
nước từ đất khai hoang trong năm 1994 – 1995 để sản xuất lúa nước và đã trình diễn
trong một năm ở vài thôn thí điểm để nhân dân học tập, học hỏi thêm các kinh nghiệm

7


để phục vụ cho đời sống của người dân ở nơi đây, với mức sản lượng lương thực bình

quân 260 kg/người/năm.
Từ tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện chúng tôi có nhận xét như
sau: người dân sống ở nơi đây chưa quen với sản xuất lúa nước, sản xuất lúa rẫy là
chính với phương thức sản xuất lạc hậu, năng suất thấp nên đời sống người dân còn
gặp nhiều khó khăn. Đó chính là nguyên nhân chính của việc phá rừng làm nương rẫy.
Đối với ngành trồng trọt: Tận dụng diện tích lúa nước hai vụ dọc theo thung
lũng các sông, suối và hợp thuỷ trong khu vực. Bố trí diện tích lúa rẫy và diện tích cây
hoa màu cố định, tổ chức sản xuất luân canh để cải tạo và tăng độ phì của đất xoá bỏ
tình trạng phá rừng làm rẫy.
Bên cạnh sản xuất nông - lâm nghiệp người dân xã Bờ Y còn kinh doanh nghề
phụ bằng cách nuôi cá tại ao nhà, một số người buôn bán dọc các tuyến đường đi cửa
khẩu.
- Cơ sở hạ tầng
+ Tình hình giao thông: trên địa bàn có ba tuyến đường giao thông chính:
Quốc lộ 14 từ Kon Tum đi Đăklei xuống thị trấn Pleikần và qua địa phận huyện
dài 29 km.
Đường 661 từ thị trấn đi qua xã MoRay (Sa Thầy) dài 16 km hiện nay đã được
sữa chữa đi lại thuận tiện
Đường 40 từ thi trấn PleiKần đi cửa khẩu Bờ Y dài 30 km. Đoạn đường này
được bảo dưỡng tương đối tốt nên đi lại thuận tiện
Các tuyến đường nói trên đóng vai trò liên huyện, liên xã. Ngoài ra còn có
tuyến đường liên thôn, đường lâm nghiệp đi lại khó khăn. Đặc biệt xã Đăk Can do bị
sông ngăn cách, độ dốc lớn, địa hình chia cắt đi lại khó khăn chủ yếu là đường mòn
+ Trường học
Nói chung trên địa bàn huyện trường học rất ít, hiện nay các trường bị xuống
cấp. Vì vậy cần phải tu sửa khang trang lại
Ở thị trấn PleiKần có trường THCS, trong xã Đăk Can có một trường cấp 1 và
một trường mẫu giáo.

8



+ Trạm xá
Trên địa bàn huyện có một trạm y tế (nằm ngoài thị trấn). Riêng xã Bờ Y cũng
có trạm y tế xã nhằm giúp cho người dân đến khám chữa bệnh kịp thời.
2.4 Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu
2.4.1 Đặc điểm chung về loài thông ba lá
Tên khoa học: pinus kesiya Royle ex Gordon
Thuộc chi thông: Pinus, họ thông: Pinaceae.
- Giá trị kinh tế: Gỗ dùng được trong nhiều ngành xây dựng, kiến trúc, giao
thông, đóng tàu thuyền, cột điện, gỗ dán lạng và nguyên liệu giấy sợi
Thông ba lá cho khai thác nhựa để chế biến colofan và các dẫn xuất của tinh
dầu thông để xuất khẩu cho giá trị kinh tế cao và dùng trong nhiều ngành công nghiệp.
Rừng thông ba lá tạo môi trường trong lành, vẻ đẹp cảnh quan phục vụ tham quan nghỉ
dưỡng.
- Đặc điểm hình thái
Là cây gỗ lớn có thể cao 30 – 35 m, đường kính có thể đạt hơn 1 m. Thân tròn
thẳng, màu nâu sẫm, nứt dọc nông. Cành thô màu đỏ nâu. Lá màu xanh thẩm, mềm,
thường có 3 lá dạng kim mọc cụm trong một bẹ lá trên chồi ngắn tập trung thành từng
cụm đầu cành, lá dài 15 - 20 cm, bẹ dài 1 - 2 cm. Quả non hình trứng viên chùy dài
5 - 9 cm thường quặp xuống đôi khi có quả hơn vẹo đầu, quả dày có rốn rất nhỏ, có
khi có gai nhọn. Hạt có cánh dài 1,5 - 2,5 cm, 1 kg hạt có từ 35.000 – 45.000 hạt, ra
hoa vào tháng 4 - 5, quả chín sau 2 năm vào tháng 10 - 11
Gỗ mềm, nhẹ, màu sáng, màu vàng da cam nhạt, gỗ muộn màu nâu nhạt, có ống
tiết. Cây cho nhựa thông tốt, tuyến nhựa nằm ngoài ở lớp gỗ tiếp giáp với vỏ cây.
Phân bố: Thông ba lá phân bố tự nhiên trên các vùng cao nhiệt đới ở Ấn Độ,
Thái Lan, Nam Trung Quốc, Lào, Việt Nam, Philipin, Myanma, ở độ cao so với mặt
nước biển từ 400 – 2700 m, nhưng thường tập trung ở độ cao 1000 – 1400 m
Ở Việt Nam thông ba lá thường mọc thành quần thụ, thuần loài hoặc hỗn loài
với thông nhựa, du sam và một số loài cây lá rộng khác (dẻ, dầu trà beng, dầu lông…),

phân bố tập trung ở Gia Lai, Lâm Đồng, Hà Giang, Yên Bái.

9


- Đặc điểm sinh lý, sinh thái
Thông ba lá phân bố ở vùng có khí hậu nhiệt đới núi cao, chịu ảnh hưởng của
gió mùa: Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 04 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa
Đông Bắc. Mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 10, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam.
Lượng mưa trung bình 1500 – 3000 mm, nhiệt độ trung bình 15 - 240C, độ ẩm
không khí trên 75 %. Thông ba lá chịu được sương muối
Thông ba lá: là loài cây ưa sáng, nhưng lúc nhỏ cần che bóng ít, loài cây mọc
chậm lúc nhỏ, có khả năng chịu được lạnh, có khả năng sinh trưởng tốt ở các loại đất
có nguồn gốc đá mẹ khác nhau, có khả năng tái sinh hạt mạnh ở nơi đất bị thoái hóa và
xói mòn sau nương rẫy, tính chịu hạn khá cao.
Loài thông ba lá thường hay bị bệnh lở cổ rễ ở giai đoạn vườn ươm và rơm lá,
trắng lá khi cây lớn.
Ở Kon Tum, thông ba lá mọc trên các loại đất feralit màu đỏ vàng hoặc nâu đỏ
trên granit, phiến sét, bazan, có tầng mặt dày, ít chua và thoát nước tốt, chịu được đất
nghèo xấu, có nhiều đá hoặc kết von, không chịu được đất sét nặng, úng nước.
2.4.2 Đặc điểm chung rừng trồng thông ba lá tuổi 7 ở lâm trường Saloong:
- Vị trí: khu vực thiết kế trồng rừng năm 2002 nằm ở tiểu khu 183 thuộc lâm
phần lâm trường Saloong.
- Diện tích: tổng diện tích thiết kế của khu vực trồng rừng là 100 ha
- Giới cận
+ Phía Bắc giáp: Lô h, k – K8 Tiểu khu 183
+ Phía Nam giáp: Rừng trồng năm 2000 (Lâm phần LT Dục nông cũ)
+ Phía Đông giáp: Suối Đăk Hơniang
+ Phía Tây giáp: K13; Rừng KQLBV
( hộ: A Panh, A Thọ, A Rát ); tiểu khu 183

- Địa hình: khu vực thiết kế trồng rừng thuộc dạng địa hình đồi núi trọc.
+ Độ cao tuyệt đối: Hmax = 915 m, Hmin = 760m, Htb = 800 m
+ Độ dốc: Imax = 300, Imin = 100, Itb = 250
- Đất đai: Căn cứ vào bản đồ đất của huyện và qua điều tra ngoài thực địa thì
đất trong khu vực trồng là loại đất nâu đỏ bazan
+ Độ dày tầng đất mặt: 0,2 - 0,3 m
10


+ Thành phần cơ giới: thịt trung bình
+ Độ chặt: hơi chặt
+ Tỷ lệ đá lẫn: 25 – 35 %
+ Tình hình xói mòn: trung bình
+ Xếp loại đất trồng rừng: III
- Tiêu chuẩn cây con xuất vườn: tuổi cây con xuất vườn là 4 - 6 tháng, chiều
cao từ 20 - 35 cm, đường kính cổ rễ từ 2,5 – 4 mm, cây chất lượng tốt, không sâu bệnh
mới xuất vườn đi trồng.
- Kỹ thuật trồng: xé bỏ vỏ bầu, đặt cây ngay ngắn, lèn chặt đất, vun đất hình
mâm xôi tránh đọng nước, nhưng không được làm vỡ bầu.
- Mật độ trồng ban đầu 1.600 cây/ha. Cự ly trồng hàng cách hàng 2,5 m, cây
cách cây là 2,5 m.
- Thời vụ trồng: vào đầu mùa mưa, khi lượng mưa đã ổn định.
- Về chăm sóc
Thời gian chăm sóc là 3 năm đầu sau khi trồng
+ Năm thứ nhất, cùng năm trồng chăm sóc 1 lần từ tháng 10 đến tháng 11
+ Năm thứ hai, năm thứ ba mỗi năm chăm sóc hai lần
Lần 1: từ tháng 5 đến tháng 6
Lần 2: từ tháng 10 đến tháng 11
- Kỹ thuật chăm sóc
+ Phát thực bì trên toàn bộ diện tích trồng, gốc phát < 10 cm

+ Dãy sạch cỏ, xới vun gốc đường kính từ 0,5 – 0,6 m
- Về quản lý bảo vệ rừng
Lực lượng Cán bộ, công nhân của lâm trường phối hợp với lực lượng kiểm lâm,
có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia công tác bảo vệ,
phòng chống cháy.
+ Làm đường ranh cản lửa: vào đầu mùa khô từ tháng 10 – 11. Đường
ranh được thiết kế theo các hệ sông dọc các lô, cứ 3 hoặc 4 lô thì làm đường ranh ngăn
cách, đường ranh rộng 10 m.

11


+ Kỹ thuật làm đường ranh: làm thủ công, phát trắng thực bì, dãy sạch
cỏ mỗi bên 3 m gom vào giữa đốt sạch. Khi đốt phải khống chế ngọn lửa đề phòng
cháy lan, chờ cho ngọn lửa và than tắt hẳn mới thôi.
+ Phương án phòng trừ sâu bệnh: Ở thông ba lá, thường gặp các chứng
bệnh khô xám lá thông, rơm lá thông, sâu rớm thông…và dễ phát thành dịch. Cán bộ
kỹ thuật Lâm trường có trách nhiệm kiểm tra, nếu xảy ra bệnh trên diện hẹp thì lâm
trường tự cân đối vốn và có biện pháp phòng trừ. Trường hợp sâu, bệnh có khả năng
phát thành dịch thì Lâm trường báo ngay với các cấp có thẩm quyền để chọn phương
án phòng trừ.

12


Chương 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rừng trồng thông ba lá thuần loài tuổi 7
trên đất nâu đỏ bazan thuộc tiểu khu 183, lâm trường Saloong, huyện Ngọc Hồi - tỉnh

Kon Tum.
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài đã được thực hiện bắt đầu từ tháng 02 – 2009 và
kết thúc vào tháng 07 – 2009
3.2 Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung giải quyết một số nội dung chính sau:
- Đặc điểm lâm học của rừng trồng thông ba lá tuổi 7 trên đất nâu đỏ bazan ở
các dạng địa hình khác nhau: đỉnh đồi, sườn đồi và chân đồi.
- Phân bố số cây theo đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m (N – D) của rừng
thông ba lá tuổi 7 ở ba dạng địa hình: đỉnh đồi, sườn đồi, chân đồi.
- Phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn (N – H) của rừng thông ba lá tuổi 7 ở
ba dạng địa hình: đỉnh đồi, sườn đồi, chân đồi.
- Tương quan giữa các nhân tố điều tra của rừng thông ba lá tuổi 7 ở các dạng
địa hình khác nhau.
+ Tương quan giữa chiều cao vút ngọn (Hvn) và đường kính thân cây tại
vị trí 1,3 m (D1.3)
+ Tương quan giữa chiều cao vút ngọn (Hvn) và đường kính tán bình
quân (Dtbq)
- Ảnh hưởng của các vị trí địa hình khác nhau đến rừng trồng thông ba lá tuổi 7
- Đặc điểm lâm học của tầng cây bụi, thảm tươi của rừng thông ba lá tuổi 7
- Đề xuất một số biện pháp kĩ thuật nuôi dưỡng rừng thông ba lá tại khu vực
nghiên cứu

13


3.3 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết mục tiêu và những nội dung đã nêu trên, luận văn đã áp dụng
phương pháp điều tra quan sát lấy mẫu điển hình, mô tả và phân tích những đặc trưng
lâm học của rừng thông trồng ba lá 7 tuổi ở các dạng địa hình khác nhau. Từ đó tổng
hợp và rút ra những nhận định chung về đặc điểm lâm học của rừng ở các dạng địa

hình khác nhau.
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Ở mỗi vị trí địa hình (đỉnh đồi, sườn đồi, chân đồi) của lâm phần thông ba lá
tuổi 7, đã tiến hành lập 2 ô tiêu chuẩn điển hình với diện tích ô là 500 m2 (20 m*25 m).
Tổng số ô điều tra là 6 ô. Trong các ô tiêu chuẩn, đã lập 5 ô dạng bản để đo đếm cây
bụi, thảm tươi. Diện tích ô dạng bản 4 m2. Trên từng ô tiêu chuẩn, đo đếm và thống kê
các đặc trưng sau:
- Đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m với độ chính xác 0,5 cm và sắp xếp thành
cấp, mỗi cấp 1 cm (được đo bằng thước dây).
- Đường kính tán theo hai hướng Đông – Tây, Nam - Bắc bằng thước dây.
- Chiều cao toàn thân (Hvn, m), chiều cao dưới cành (Hdc, m) được đo bằng
sào với độ chính xác 0,5 m.
- Phẩm chất cây: phẩm chất cây phân thành 3 loại A, B, C
+ Cây có phẩm chất A: Cây có thân thẳng, phát triển tốt, tán cân đối
không có hiện tượng sâu bệnh, cụt ngọn.
+ Cây có phẩm chất B: Cây thân cong, phát triển trung bình, tán không
cân đối, không có hiện tượng sâu bệnh, cụt ngọn.
+ Cây có phẩm chất C: Cây thân cong queo, phát triển kém, cụt ngọn,
hai thân trở lên, có hiện tượng sâu bệnh trên cây.
- Đối với tầng cây bụi , thảm tươi, dây leo ở rừng thông 3 lá trồng tuổi 7: mô tả
đặc điểm lâm học của tầng cây bụi, thảm tươi và dây leo về thành phần loài, chiều cao
trung bình (m), độ che phủ.
Ngoài ra, đề tài đã thu thập một số số liệu khác nhau như đặc điểm địa hình,
loại đất, các biện pháp kĩ thuật đã tác động vào lâm phần, điều kiện khí hậu…
Những số liệu này chủ yếu được thu thập từ những tài liệu đã có của lâm trường
Saloong, tỉnh Kon Tum.
14



×