Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

THIẾT KẾ “GIƯỜNG NGỦ TH – 09” TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GỖ MINH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.49 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ “GIƯỜNG NGỦ TH – 09”
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GỖ MINH DƯƠNG

Họ và tên sinh viên: ĐÀO THỊ THU HẰNG
Ngành:CHẾ BIẾN LÂM SẢN
Niên khóa: 2005 – 2009

Tháng 06/2009


THIẾT KẾ GIƯỜNG NGỦ TH – 09
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GỖ MINH DƯƠNG

Tác giả

ĐÀO THỊ THU HẰNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư
Ngành Chế Biến Lâm Sản

Giáo viên hướng dẫn
Tiến sĩ Hoàng Thị Thanh Hương

Tháng 06/2009
i



LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt đề tài như hôm nay tôi xin chân thành cảm ơn:
− Cha Mẹ, người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng tôi đến ngày hôm nay.
− Ban giám hiệu cùng toàn thể quý thầy cô trường đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí
Minh đã đào tạo tận tình trong những năm học tại trường.
− Ban chủ nhiệm khoa cùng toàn thể quý thầy cô khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt quý
thầy cô bộ môn Chế Biến Lâm Sản đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong những
năm qua.
− Tiến sĩ Hoàng Thị Thanh Hương – giáo viên hướng dẫn – đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện tốt đề tài này.
− Ban lãnh đạo công ty cổ phần gỗ Minh Dương, ban quản đốc xưởng 4, phòng
Kỹ Thuật, phòng Kế Hoạch, phòng Vật Tư, cùng toàn bộ anh em công nhân
xưởng 4 tại công ty cổ phần gỗ Minh Dương đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi thực
hiện đề tài này.
− Các anh chị trong gia đình, tập thể lớp Chế Biến Lâm Sản K31 và bạn bè đã
động viên giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường.
Chân thành cám ơn!
Thủ Đức, ngày 30 tháng 6 năm 2009.
Sinh viên thực hiện

Đào Thị Thu Hằng

ii


TÓM TẮT

Giấc ngủ là điều không thể thiếu trong sinh hoạt của loài người, khoảng một

phần ba thời gian của đời người là ngủ, vì thế chất lượng của việc nghỉ ngơi có quan
hệ chặt chẽ với sức khoẻ và trạng thái tinh thần của mọi người. Nhưng để đảm bảo một
giấc ngủ chất lượng cao, ngoài việc phụ thuộc vào trạng thái tâm – sinh lý thì cần phải
có điều kiện tốt về những vật chất như: nhiệt độ, thông gió, không gian nội thất, mức
độ yên tĩnh, công năng của đồ ngủ… Do đó, các nhà thiết kế cần tạo ra sản phẩm đáp
ứng nhu cầu nhằm đảm bảo tốt cho giấc ngủ.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Thiết kế giường
ngủ TH – 09 ” tại công ty cổ phần gỗ Minh Dương. Trụ sở công ty tại ấp 1B, xã An
Phú, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. Thời gian thực hiện đề tài từ ngày
23/02/2009 – 30/06/2009.
Giường ngủ TH – 09 được lấy ý tưởng từ các sản phẩm mang phong cách hiện
đại pha chút cổ điển, nhằm tạo ra mẫu mã giường phong phú hơn để đáp ứng nhu cầu
của ngành trang trí nội thất. Thị hiếu người tiêu dùng là sử dụng những đồ vật đơn
giản, màu sắc trang nhã, tuy vậy các chi tiết của sản phẩm vẫn mang những đường
cong hài hòa tránh sự đơn điệu trong hình dáng. Do vậy, chúng tôi đã tiến hành khảo
sát dây chuyền sản xuất tại công ty cổ phần gỗ Minh Dương và tham khảo mẫu mã
trên thị trường để đưa ra sản phẩm thiết kế mới với kiểu dáng đặc sắc, hài hoà phù hợp
với cơ sở vật chất của công ty, trình độ tay nghề công nhân và người tiêu dùng.
Nguyên liệu chính để sản xuất là ván ghép thanh gỗ cao su và ván MDF. Kích thước
bao của sản phẩm 2105x1075x1330 (mm). Bên cạnh đó, công nghệ trang sức cũng
được chú trọng, sản phẩm thiết kế chọn phương pháp trang sức kín bởi sơn NCHB tạo
nên một vẻ đẹp sang trọng.
Thể tích nguyên liệu cần thiết để sản xuất một sản phẩm là 0,1238 (m3), tỷ lệ
lợi dụng gỗ là P = 73,87% và giá thành sản phẩm là 1.585.000 đồng, mức giá hợp lý
cho người tiêu dùng.
iii


MỤC LỤC


Trang
Trang tựa..........................................................................................................................i
Lời cảm ơn..................................................................................................................... ii
Tóm tắt.......................................................................................................................... iii
Mục lục ..........................................................................................................................iv
Danh sách các chữ viết tắt .............................................................................................vi
Danh sách các hình và bảng ........................................................................................ vii
LỜI NÓI ĐẦU...............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ................................................................................................2
1.1 Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................................2
1.2 Mục tiêu và mục đích nghiên cứu ..........................................................................3
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn................................................................................3
1.4 Yêu cầu về thiết kế sản phẩm mộc .........................................................................4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN........................................................................................6
2.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần gỗ Minh Dương .....................6
2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty.........................................................................7
2.3 Cơ cấu lao động sản xuất của công ty .....................................................................9
2.4 Tình hình sản xuất tại công ty .................................................................................9
2.5 Khái quát chung về lĩnh vực thiết kế sản phẩm mộc.............................................10
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................15
3.1 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................15
3.2 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................15
3.2.1 Cơ sở thiết kế sản phẩm......................................................................................16
3.2.2 Những nguyên tắc cơ bản khi thiết kế sản phẩm mộc........................................17
iv


3.2.3 Trình tự thiết kế sản phẩm..................................................................................18
3.3 Thiết kế sản phẩm.................................................................................................19
3.3.1 Lựa chọn nguyên liệu thiết kế ...........................................................................19

3.3.2 Khảo sát một số sản phẩm cùng loại .................................................................20
3.3.3 Tạo dáng sản phẩm............................................................................................23
CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...........................................................24
4.1 Mô hình sản phẩm thiết kế ....................................................................................24
4.2 Phân tích các kết cấu và giải pháp liên kết sản phẩm............................................25
4.3 Lựa chọn kích thước và kiểm tra bền ....................................................................26
4.4 Tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật...............................................................................31
4.5 Tính toán công nghệ ..............................................................................................33
4.6 Thiết kế lưu trình công nghệ..................................................................................42
4.7 Tính toán giá thành sản phẩm................................................................................43
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................49
5.1 Kết luận..................................................................................................................49
5.2 Kiến nghị ...............................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

− TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn.

− XN:

Xuất nhập.

− STT:


Số thứ tự.

− TCCT:

Tinh chế chi tiết.

− VGT:

Ván ghép thanh.

− TCSP:

Tinh chế sản phẩm.

− SCCT:

Sơ chế chi tiết.

− SCSP:

Sơ chế sản phẩm.

− SCPP:

Sơ chế phế phẩm.

− NL:

Nguyên liệu.


− TCSP:

Tinh chế sản phẩm.

− GN:

Giấy nhám.

− BN:

Băng nhám.

− BV:

Bông vải.

− LK:

Liên kết.

− VLP:

Vật liệu phụ.

− ĐN:

Điện năng.

− L:


Lương.

− KHM:

Khấu hao máy móc.

− QL:

Quản lý.

− BSKT:

Bội số kích thước.

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ HÌNH

Trang
Bảng 4.1: Bảng thống kê lượng sơn cần dùng..............................................................40
Hình 2.1: Công ty cổ phần gỗ Minh Dương...................................................................6
Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần gỗ Minh Dương .............8
Hình 2.3: Bộ bàn ghế Lincoln ......................................................................................12
Hình 2.4: Bộ bàn Vancover ..........................................................................................12
Hình 2.5: Bàn trang điểm Nally ...................................................................................13
Hình 2.6: Bàn sách Neapolitan.....................................................................................13
Hình 2.7: Giường đôi Australia ....................................................................................14
Hình 2.8: Giường đôi England .....................................................................................14

Hình 3.1: Căn cứ kích thước của giường......................................................................16
Hình 3.2: Sản phẩm 1 ...................................................................................................22
Hìng 3.3: Sản phẩm 2 ...................................................................................................22
Hình 3.4: Sản phẩm 3 ...................................................................................................22
Hình 4.1: Mô hình sản phẩm giường TH – 09 .............................................................24
Hình 4.2: Liên kết vis .................................................................................................. 25
Hình 4.3: Liên kết mộng...............................................................................................26
Hình 4.4: Liên kế bulon – tán cấy ................................................................................26
Hình 4.5: Biểu đồ ứng suất uốn tĩnh của vạt giường....................................................28
Hình 4.6: Biểu đồ ứng suất uốn tĩnh của vai giường....................................................30
Hình 4.7 : Biểu đồ ứng suất nén của chân giường .......................................................31
Hình 4.8: Biểu đồ tỷ lệ lợi dụng nguyên liệu ...............................................................38
Hình 4.9: Biểu đồ lắp ráp sản phẩm .............................................................................44

vii


LỜI NÓI ĐẦU

Trong vòng 5 năm qua, ngành chế biến gỗ ở Việt Nam tăng trưởng với tốc độ
bình quân 30%/năm và sản xuất nhiều sản phẩm mộc chất lượng cao cho xuất khẩu.
Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng này đạt rất cao sau khi Việt Nam thực hiện chính sách mở
cửa gia nhập WTO. Hiện nay, cơ hội để sản phẩm mộc của Việt Nam bước vào thị
trường toàn cầu đang được mở rộng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chế biến gỗ đang
phải đối mặt trước nhiều khó khăn và thách thức, một trong những khó khăn lớn là
nguồn nguyên liệu ngày một khan hiếm vì nạn khai thác rừng bừa bãi, cháy rừng…Do
đó, hàng năm nước ta phải nhập khoảng 80% nguyên liệu, đây là một con số khá cao
mà các nhà sản xuất cần phải quan tâm.
Đồ gỗ ngày càng được sử dụng phổ biến nhờ vào hiệu quả mà nó mang lại cho
không gian kiến trúc như màu sắc, vân thớ đẹp, cách âm, cách nhiệt, cách điện tốt…

Do đó, sản phẩm mộc là sự lựa chọn thích hợp và rất được ưa chuộng từ xưa đến nay.
Chúng ta có thể thấy được điều đó qua sự phát triển hàng năm của ngành gỗ. Mặt
khác, nó còn mang lại những nét duyên dáng trong trang trí nội thất, giúp cho ngôi nhà
của chúng ta trở nên sang trọng, thân thiện và đem lại sự thư giãn thoải mái. Vì vậy,
những sản phẩm mộc ra đời nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người không
ngừng đổi mới. Để đáp ứng những yêu cầu đó thì đòi hỏi người thiết kế phải luôn thay
đổi kết cấu, kiểu dáng, mẫu mã, nguyên - vật liệu… của các loại hình sản phẩm, nhằm
mục đích đưa ra mô hình sản phẩm đa dạng, phong phú, có những nét mới, độc đáo
hơn để có thể thỏa mãn được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.
Vì vậy, xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, được sự phân công của Khoa Lâm
Nghiệp và sự đồng ý của ban giám đốc công ty cổ phần gỗ Minh Dương cùng với sự
hướng dẫn tận tình của Tiến sĩ Hoàng Thị Thanh Hương cho phép chúng tôi thực hiện
đề tài “ Thiết kế giường ngủ TH – 09 “ với mục đích đa dạng hoá các loại hình sản
phẩm, đưa ra thị trường một sản phẩm mới với kiểu dáng sang trọng, mang nét mới lạ
trong mỹ thuật trang trí nội thất.
1


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, nền kinh tế cũng có nhiều
thay đổi. Cuộc sống người dân ngày càng được nâng cao, đời sống tinh thần cũng
được đẩy mạnh. Vì vậy, mối quan hệ giữa tiêu dùng với sản xuất cần phải gắn liền và
chặt chẽ hơn, đặc biệt với các sản phẩm mộc. Thị hiếu của người tiêu dùng rất đa dạng
và phong phú, để đáp ứng được nhu cầu sử dụng những sản phẩm làm từ gỗ ngày càng
tăng, sản phẩm không những đạt độ bền, độ an toàn, chất lượng tốt khi sử dụng mà còn
phải đạt được tính thẩm mỹ cao, tiện nghi và giá thành phải hợp lý. Vậy làm sao để
sản xuất ra những sản phẩm mộc phù hợp được nhu cầu của người tiêu dùng, đồng

thời tiết kiệm được nguyên liệu, đem lại hiệu quả kinh tế cao, thì vấn đề tạo mẫu cho
một sản phẩm mộc là rất cần thiết và đáng quan tâm. Đây là một bài toán đặt ra cho
những nhà thiết kế sản phẩm mộc.
Các sản phẩm mộc được sáng tạo bằng kỹ thuật thiết kế với tính nghệ thuật và
tính nhân văn sâu rộng nhằm đem lại đời sống vật chất và tinh thần phù hợp với quá
trình phát triển của con người. Căn phòng giữ vị trí quan trọng trong ngôi nhà, nơi mà
bạn trải qua một phần ba thời gian của đời mình, là không gian riêng tư nhất của bạn,
là nơi bạn ngả mình nghỉ ngơi sau một ngày vất vả trong cuộc mưu sinh, đó chính là
phòng ngủ. Ngày nay, thiết kế phòng ngủ không đơn giản chỉ là tính chỗ kê cái
giường, cái tủ và các vật dụng khác mà nhiệm vụ của các nhà thiết kế còn phải biến
không gian ấy trở nên thật ấm cúng, sang trọng và tràn đầy cảm giác bình yên bên
trong cánh cửa căn phòng. Chính vì vậy, việc tạo ra những kiểu giường với nhiều tính
năng như bền, đẹp, thoải mái, an toàn, đem lại giấc ngủ ngon cho người sử dụng là thật
sự cần thiết.
2


1.2 Mục tiêu và mục đích nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Thiết kế và đề xuất mô hình sản phẩm giường ngủ mang phong cách hiện đại,
mới lạ, tiện dụng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đảm bảo được các yêu cầu về
thẩm mỹ, kinh tế, đồng thời tính toán các chỉ tiêu về kỹ thuật, độ bền cũng như độ an
toàn trong quá trình sử dụng, thuận tiện trong vận chuyển và quá trình gia công sản
phẩm phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế tại công ty cổ phần gỗ Minh Dương, đưa
ra quy trình lắp ráp và trang sức bề mặt sản phẩm.
1.2.2 Mục đích nghiên cứu
Nhằm đưa ra một mẫu giường với kết cấu bền vững, có tính thẩm mĩ và giá trị
sử dụng cao, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, giá cả hợp lý, dễ dàng gia công, vận
chuyển và lắp ráp, góp phần đa dạng hóa mẫu mã giường ngủ giúp cho con người có
được nơi nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày làm việc và học tập.

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp nói chung, trong những
năm gần đây ngành công nghiệp chế biến gỗ ở nước ta đã được đầu tư phát triển, từng
bước hình thành những cơ sở chế biến gỗ có tầm cỡ và qui mô công nghiệp. Để đứng
vững trong nền kinh tế thị trường thì các nhà sản xuất phải quan tâm đến chất lượng,
mẫu mã và giá thành của sản phẩm. Trong đó sự đánh giá đầu tiên của người tiêu dùng
chính là mẫu mã của sản phẩm.
Sản phẩm mộc của nước ta rất đa dạng, một mặt xuất khẩu và một mặt tiêu thụ
trong nước. Đối với các mặt hàng xuất khẩu không còn phụ thuộc vào các catologe của
khách hàng mà việc thiết kế tạo mẫu đã đưa ngành công nghiệp chế biến gỗ trong
nước phát triển hơn nữa. Đối với các mặt hàng nội địa, sản phẩm mộc thường gia công
theo kinh nghiệm thực tiễn và mẫu mã không đa dạng, do đó, cần chú trọng việc thiết
kế làm cho sản phẩm mộc phong phú và mang tính khoa học công nghệ cao hơn để
đáp ứng nhu của người tiêu dùng ngày càng được nâng cao. Việc thiết kế sản phẩm có
ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn, với sự sáng tạo độc đáo đã cung cấp cho thị

3


trường những sản phẩm mang nét mới lạ, tiện nghi giúp người sử dụng có định hướng
về sự lựa chọn trong nghệ thuật trang trí nội thất cho không gian riêng của mình.
1.4 Yêu cầu về thiết kế sản phẩm mộc
Khi thiết kế phòng ngủ, chúng ta phải biết cách bố trí, kết hợp khéo léo các vật
dụng nội thất cho không gian, nhất là giường ngủ sao cho hợp lý để tăng thêm vẻ đẹp
riêng cũng như tạo ra sự thư giãn, hài hoà cho căn phòng đó. Bên cạnh tính thẩm mỹ
của sản phẩm cần phải đảm bảo kết cấu vững chắc, màu sắc trang nhã, sử dụng sơn
không có mùi độc hại,… nhằm đem lại giấc ngủ ngon và phù hợp với tâm sinh lý
người sử dụng, tiện nghi phải đi kèm với tính đồng bộ. Vì thế, giường ngủ cần đạt
được các yêu cầu sau:
1.4.1 Yêu cầu sử dụng

− Độ bền và tuổi thọ của sản phẩm là một trong những yêu cầu quan trọng. Sản
phẩm thiết kế phải có tính ổn định lâu dài đối với các kết cấu chịu lực thì phải chịu
được lực lớn nhất và dư bền như chân giường, vai giường, vạt giường, kích thước
mộng, chốt, vít…đồng thời giữ nguyên hình dạng ban đầu của sản phẩm trong quá
trình sử dụng. Do đó, khi sản xuất giường cần chọn kỹ nguyên liệu, yêu cầu độ ẩm
nguyên liệu từ 8 – 12% để ngăn sự co rút và biến dạng của chi tiết, cần tránh các hiện
tượng nguyên liệu bị nấm mốc, mối mọt, nhiều mắt, giác để sản phẩm được chắc chắn,
an toàn đối với người sử dụng.
− Tính tiện nghi của giường cũng rất được quan tâm: Sản phẩm thiết kế được liên
kết linh động, tháo lắp nhanh, di chuyển dễ dàng và tiện lợi khi sử dụng, ít tốn diện
tích khi còn lưu giữ trong kho, gọn nhẹ khi đóng gói. Đặc biệt, chi tiết vai giường của
sản phẩm thiết kế có thể di chuyển lên xuống nên rất tiện lợi và phù hợp cho mọi lứa
tuổi trong việc sử dụng. Việc tháo lắp là vấn đề cần thiết khi sử dụng sản phẩm mộc
trong các khu nhà cao tầng. Cần tránh trường hợp liên kết các chi tiết, bộ phận khi tháo
lắp gây hư hỏng, do đó người thiết kế phải biết sử dụng liên kết cho hợp lý. Mặt khác,
sản phẩm thiết kế còn tạo ra cảm giác thoải mái và tiết kiệm được diện tích căn phòng.

4


1.4.2 Yêu cầu về thẩm mỹ
− Hình dáng giường cân đối, hài hoà, đơn giản phù hợp với không gian phòng
ngủ nhỏ, đảm bảo tính thẩm mỹ và tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng. Tất cả
kích thước các chi tiết của giường ngủ đảm bảo đúng theo một tỷ lệ nhất định, phù hợp
mục đích của người sử dụng.
− Đường nét cũng là yếu tố góp phần làm nâng cao giá trị thẩm mỹ của chiếc
giường. Các trụ tiện của chân giường tạo cho sản phẩm mang nét cổ điển. Với những
viềng chỉ sắc sảo tạo cảm giác mềm mại, êm dịu và dễ chịu cho người sử dụng, được
thể hiện trên sản phẩm giường thiết kế.
− Màu sắc của giường là yếu tố rất quan trọng, nó tôn lên vẻ đẹp của sản phẩm,

nâng cao giá trị thẩm mỹ và nó còn tác động đến trạng thái thư giãn của con người, khi
đó giúp ta có được giấc ngủ sâu hơn. Vì vậy màu sắc phải hài hoà, trang nhã, phù hợp
với các vật dụng trong căn phòng ngủ sẽ tạo được không khí yên bình, thanh thản và
hoàn toàn thư giãn cho người sử dụng.
− Mẫu giường thiết kế mang nét trang nhã, giản dị và mới lạ, phù hợp với nhu
cầu sử dụng đã phát huy cao tính thẩm mỹ và tính tiện nghi của nó.
1.4.3 Yêu cầu về kinh tế
Giá thành sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến
nhu cầu sử dụng. Nếu giường ngủ đạt yêu cầu sử dụng, có giá trị thẩm mỹ cao nhưng
giá thành không hợp lý thì chưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Do đó, để
đáp ứng yêu cầu đó thì giá tiêu thụ sản phẩm phải phù hợp, không quá cao đối với
người sử dụng và không quá thấp để đảm bảo lợi nhuận cho nhà sản xuất.
Tóm lại, để đạt được các yêu cầu trên thì người thiết kế phải tìm ra các giải
pháp sao cho: sử dụng nguyên vật liệu hợp lý, công nghệ gia công dễ dàng, phù hợp
với tay nghề công nhân và trang thiết bị hiện có, tiết kiệm chi phí sản xuất, cơ giới hóa
quá trình sản xuất để tăng năng suất và chất lượng … nhằm tạo ra những sản phẩm tiện
nghi, bền, đẹp và giá cả phải chăng.

5

Formatted: Font: 13 pt, Vietnamese


Chương 2
TỔNG QUAN

2.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần gỗ Minh Dương
Công ty TNHH Minh Dương được thành lập vào ngày 12 tháng 12 năm 2002
tại ấp 1B, xã An Phú, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. Được sự cho phép của Sở kế
hoạch và đầu tư tỉnh Bình Dương, công ty TNHH Minh Dương chính thức chuyển đổi

hình thức thành công ty cổ phần gỗ Minh Dương vào ngày 01 tháng 10 năm 2007. Với
tổng diện tích gần 56.000 m2, bao gồm 6 xưởng sản xuất độc lập. Mỗi xưởng đều có
một dây chuyền công nghệ hoàn chỉnh để có thể tạo ra sản phẩm hoàn thiện.

Hình 2.1. Công ty cổ phần gỗ Minh Dương
Công ty hoạt động kinh doanh sản xuất với phương châm: “chất lượng, trung
thực, hạ giá thành, duy trì danh tiếng qua việc đảm bảo số lượng, chất lượng sản phẩm
và uy tín đối với khách hàng”, công ty đã và đang gặt hái được nhiều thành quả. Sản

6


phẩm của công ty đã có mặt tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có cả những khách
hàng khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Mỹ…
Với sự phát triển về nhu cầu hàng hóa của khách hàng ngày càng tăng và để
đáp ứng nhu cầu đó, công ty đã mở rộng quy mô sản xuất bằng việc đầu tư nhà máy
chế biến gỗ thứ hai tại xã An Bình, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương vào năm 2005 với
tổng diện tích là 28.000 m2.
Tuy chỉ mới đi vào hoạt động chưa đầy sáu năm nhưng công ty cổ phần gỗ
Minh Dương đã gặt hái được nhiều thành quả. Doanh thu hàng năm của công ty không
ngừng tăng mạnh. Ngành nghề kinh doanh của công ty đăng ký bao gồm : sản xuất,
gia công, mua bán đồ mộc gia dụng và mỹ nghệ, các mặt hàng trang trí nội thất. Sản
xuất gia công, mua bán hàng may mặc, sản xuất mua bán giày da, sản xuất gia công,
mua bán đồ chơi trẻ em, cho thuê kho, đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu
công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, trồng cây cao su, cây điều,…
Đây là khu vực có điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, giao thông thuận lợi, tiếp
giáp với Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai và khu vực Tây nam bộ. Là vùng
kinh tế trọng điểm của khu vực phía nam Việt Nam, thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp
từ nước ngoài lớn nhất của cả nước. Đặc biệt Thành phố Hồ Chí Minh cũng là trung
tâm kinh tế tài chính lớn nhất của Việt nam. Bên cạnh đó công ty cũng nhận được

nhiều sự ủng hộ và hỗ trợ từ các quốc gia và tổ chức trên thế giới như: chương trình
hợp tác phát triển từ Hà Lan, Đan Mạch, quỹ hỗ trợ Mê Kông,…
Công ty luôn chú trọng đến điều kiện và môi trường làm việc, đảm bảo sức
khỏe cho người lao động. Thực hiện theo đúng chế độ, quy định pháp luật, luôn có ý
thức bảo vệ môi trường chung, đang hướng dần đến mục tiêu quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO. Công ty đã được Bộ Thương Mại Việt nam xếp vào 1 trong 50 doanh
nghiệp xuất khẩu đồ gỗ hàng đầu của Việt nam, và được tặng bằng khen về danh
hiệu:"Doanh nghiệp đạt thành tích cao trong xuất khẩu đồ gỗ".
2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần gỗ Minh Dương được thể hiện
qua hình 2.1.

7


8
PHÒNG
VẬT TƯ

CÁC TỔ SẢN XUẤT

XƯỞNG
SẢNXUẤT

PHÒNG
KỸTHUẬT

PHÓ GIÁM ĐỐC

P.KẾ TOÁN

TÀI VỤ

PHÒNG
NHÂN SỰ

KHỐI VĂN PHÒNG

Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần gỗ Minh Dương

PHÒNG
KẾ HOẠCH

KHỐI SẢN XUẤT

BAN GIÁM ĐỐC

CHỦ TỊCH
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

PHÒNG
XN KHẨU


2.3 Cơ cấu lao động sản xuất của công ty
Công ty cổ phần gỗ Minh Dương bao gồm 8 xưởng sản xuất: 6 xưởng tại An
Phú – Thuận An – Bình Dương và 2 xưởng tại Tam Bình – Tam Phú – Thủ Đức.
Hiện nay, công ty cổ phần gỗ Minh Dương với hai nhà máy chế biến gỗ có
khoảng 2 300 công nhân đang làm việc trong đó 65 % là nam và 35 % là nữ. Đội ngũ
lao động tại công ty hầu hết có độ tuổi từ 18 – 25. Họ là những người trẻ tuổi, sáng tạo
và năng động trong công việc. Chính họ là những người góp phần mang lại cho công

ty doanh thu trên 2 triệu USD/tháng.
Bên cạnh nguồn nhân lực trực tiếp sản xuất, công ty còn rất chú trọng đến đội
ngũ kỹ thuật xưởng, kỹ thuật thiết kế và một hệ thống quản lý có trình độ chuyên môn.
2.4 Tình hình sản xuất tại công ty
2.4.1 Nguyên liệu
Đa số sản phẩm của công ty đều được sản xuất từ gỗ cao su, đây là loại gỗ
được khách hàng rất ưa chuộng hiện nay không chỉ do gỗ cao su có giá rẻ hơn các loại
gỗ khác mà còn là cây gỗ rừng trồng, sinh trưởng và phát triển nhanh. Nguyên liệu ở
công ty chủ yếu được mua từ một số nhà máy xẻ gỗ như: công ty TNHH Thanh Hùng,
cơ sở Thanh Bích, cơ sở Phương Dung, công ty TNHH Tân Phát Thịnh, công ty
TNHH Hiệp Sanh.
Công ty sử dụng hai nguồn nguyên liệu chính là gỗ tự nhiên và ván nhân tạo.
Gỗ tự nhiên nhập về là gỗ xẻ đã qua công đoạn tẩm sấy có độ ẩm từ 8 – 12 %. Nguyên
liệu nhập về chủ yếu là gỗ cao su chiếm khoảng 80%, ngoài ra công ty còn sử dụng gỗ
thông, gỗ Oak, Ash... Ván nhân tạo bao gồm: ván dán, ván MDF có dán verneer, ván
MDF thường với nhiều qui cách khác nhau. Nguyên liệu của công ty đa dạng phụ
thuộc vào đơn đặt hàng của khách hàng.
2.4.2 Quy trình công nghệ sản xuất
Do đặc thù của nguyên liệu gỗ cao su được dùng để sản xuất những mặt hàng
yêu cầu cao về kỹ thuật, mỹ thuật và mang tính trang trí, nên sản phẩm của công ty
được kiểm tra giám sát chặt chẽ và nghiêm ngặt ngay từ khâu nhập nguyên liệu đầu
vào cũng như trong quá trình sản xuất, bởi đội ngũ những kỹ sư có trình độ và kinh
nghiệm về chế biến đồ gỗ
9


Quá trình sản xuất thực hiện khép kín từ khi đưa nguyên liệu vào sản xuất đến
khi hoàn thành sản phẩm, trải qua toàn bộ các công đoạn bằng những máy móc, thiết
bị hiện đại, tiên tiến nhập từ các quốc gia có trình độ kỹ thuật về chế tạo máy chế biến
gỗ như: Ý, Đức, Đài Loan. Vì vậy sản phẩm của công ty làm ra luôn đảm bảo độ chính

xác cao và đáp ứng đúng theo yêu cầu của khách hàng.
Quy trình sản xuất chi tiết bao gồm: Công đoạn bào phôi và ghép; Công đoạn
định hình chi tiết; Công đoạn chà nhám; Công đoạn lắp ráp; Công đoạn sơn; Công
đoạn tái chế; Công đoạn đóng gói.
2.4.3 Tình trạng máy móc thiết bị và công tác tổ chức tại xưởng 4
Hiện nay, 100% máy móc thiết bị của công ty được mua mới, trong đó, 80%
máy móc nhập từ nước ngoài trong đó 50% được nhập từ Đài Loan, 30% nhập từ Ý và
Đức. Các máy móc thiết bị đơn giản công ty chọn mua các mặt hàng được sản xuất từ
các công ty trong nước.
Bảng thống kê các loại máy móc có tại xưởng 4 trình bày trong phụ lục 01.
2.4.4 Một số sản phẩm công ty sản xuất
Sản phẩm chủ yếu mà công ty sản xuất là các mặt hàng nội thất cao cấp như:
bàn ghế phòng khách, bàn ghế ăn, bàn ghế bar, giường, tủ…dùng trong văn phòng,
khách sạn, nhà bếp…Các loại mặt hàng đều phong phú về chủng loại và mẫu mã.
Ngoài những sản phẩm mang phong cách trẻ trung còn có những sản phẩm giả cổ ấn
tượng cho những khách hàng yêu thích đồ giả cổ. Một số sản phẩm tiêu biểu của công
ty thể hiện qua các hình 2.3, 2.4, 2.5, 2.6, 2.7, 2.8.
2.5 Khái quát chung về lĩnh vực thiết kế sản phẩm mộc
Ngành thiết kế có mặt từ rất lâu đời và không ngừng cải tiến qua từng giai
đoạn, từng thời điểm có kiểu dáng, mẫu mã khác nhau. Thiết kế hàng mộc rất khác với
những loại hình thiết kế khác. Thiết kế mang tính chất độc quyền nên đắt đỏ, với
những đường cong và sự vận động đa dạng của hoa văn về tính chất trang trí. Khi thiết
kế, điều quan trọng chúng ta cần quan tâm hàng mộc không chỉ là một vật sử dụng
thông thường mà nó chính là nghệ thuật trong trang trí nội thất. Điều này đã tồn tại
xuyên suốt 20 thế kỷ qua dù nó được áp dụng với những hướng khác nhau.
10


Hàng mộc điêu khắc xuất hiện đầu tiên tại Belgium và sau đó trở nên phổ biến
ở những nước Châu Âu khác. Năm 1918, Gerrit Rietveld – một người tài hoa Hà Lan

đã thiết kế được một chiếc ghế tựa được gọi là Red - Blue - Chair. Chiếc ghế không
được trang trí gì cả, mang phong cách đơn giản về cấu trúc và trang sức bề mặt tinh
khiết với những màu cơ bản và màu đen. Sự trừu tượng sâu sắc này có thể cho thấy sự
bắt đầu của thời đại hiện đại hoá, đánh dấu một bước ngoặt mới cho ngành thiết kế.
Thế kỷ XX, hiện đại hoá bao gồm nhiều thể loại khác nhau. Thời kỳ chối bỏ
cách trang trí mang tính trang hoàng và ủng hộ các kiểu dáng nhấn mạnh chức năng
của sản phẩm. Tượng trưng cho sự thay đổi này là Marcel Breued, người đã thiết kế
hàng mộc mang dáng dấp hiện đại. Để đánh dấu cho phong cách mới của hàng mộc,
ông đã gọi chiếc ghế của ông là “Mechanic for sitting”.
Các nhà thiết kế nội thất chuyên nghiệp cũng khẳng định, với xu hướng màu
sắc hiện nay, các không gian trong mỗi ngôi nhà sẽ không đi theo lối mòn của những
năm trước đây. Bất kỳ ai cũng có thể nhận ra sự sáng tạo và khác biệt trong việc kết
hợp những tông màu tưởng chừng không bao giờ kết hợp được với nhau. Nhưng nhờ
đó, không gian sẽ được tươi mới hơn và tràn đầy sức sống, thay vì nhàn nhạt, mờ ảo
hoặc quá chói lọi của gam màu tự nhiên, sự kết hợp mới sẽ đem lại một không khí mới
lạ và độc đáo. Các nhà thiết kế chọn cho không gian sáng tạo của riêng mình, để trở
thành điểm khơi nguồn cảm hứng cho những thiết kế mới, những ý tưởng mới. Trong
thiết kế của họ không chỉ có màu sắc nguyên thuỷ, bằng các chất liệu sơn, mạ phong
phú, màu sắc đã có xu hướng tươi tắn đa sắc hơn, có thể ứng dụng rộng rãi cho các
không gian thư giãn, trưng bày, nghỉ ngơi...
™ Kết luận: Công ty cổ phần gỗ Minh Dương phát triển mạnh như ngày
nay, bên cạnh việc chú trọng đào tạo thế hệ trẻ thợ thủ công lành nghề, công ty đã đầu
tư khá lớn về dây chuyền công nghệ và máy móc hiện đại. Tình trạng máy móc thiết bị
của xưởng 4 nói riêng cũng như của các xưởng khác thuộc công ty nói chung khá ổn
định và đầy đủ cho việc sản xuất, trong đó các xưởng có thể hỗ trợ nhau nên rất nhiều
thuận lợi trong sản xuất. Ngoài ra, việc lựa chọn nguyên liệu phù hợp với tình hình sản
xuất cũng rất quan trọng. Đặc biệt, mẫu mã sản phẩm của công ty rất đa dạng và phong
phú đã giúp công ty thu hút được ngày càng nhiều khách hàng trong và ngoài nước.

11



Hình 2.3: Bộ bàn ghế Lincoln

Hình 2.4: Bộ bàn tròn Vancover.

12


Hình 2.5: Bàn trang điểm Nally.

Hình 2.6: Bàn sách Neapolitan.
13


Hình 2.7: Giường đôi Australia.

Hình 2.8: Giường đôi England.
14


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu
− Khảo sát và lựa chọn nguyên liệu thiết kế giường.
− Khảo sát các mẫu giường hiện đang sản xuất tại công ty, trên thị trường, các
tạp chí, catalogues…
− Khảo sát máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ tại công ty cổ phần gỗ Minh
Dương.

− Tiến hành thiết kế giường ngủ TH - 09: đưa ra mô hình, các kích thước chi tiết
và tổng thể của giường.
− Kiểm tra bền và tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm thiết kế.
− Thiết kế công nghệ (lập biểu đồ gia công lắp ráp sản phẩm, bản vẽ chi tiết,
phiếu gia công chi tiết, trang sức bề mặt,…)
− Tính toán giá thành sản phẩm giường thiết kế.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện theo các phương pháp sau:
- Khảo sát tình hình sản xuất tại công ty cổ phần gỗ Minh Dương, máy móc
thiết bị hiện có tại công ty, tham khảo một số mẫu giường cùng loại và phân tích
chúng để từ đó lựa chọn và đưa ra mẫu sản phẩm thiết kế thích hợp.
- Sử dụng phần mềm Autocad để thể hiện hình ảnh sản phẩm thiết kế, Word để
trình bày nội dung, Excel để xử lý số liệu và áp dụng một số phương pháp tính toán
bền, các chỉ tiêu kỹ thuật và nguyên vật liệu cần thiết.

15


- Bằng các giải pháp kỹ thuật, người thiết kế tìm cách để tiết kiệm chi phí sản
xuất, sử dụng nguyên vật liệu hợp lý, sản phẩm có công nghệ gia công dễ dàng, phù
hợp với tay nghề công nhân và trang thiết bị hiện có.
3.2.1 Cơ sở thiết kế sản phẩm
Khi thiết kế bất kỳ sản phẩm mộc nào, người thiết kế đều phải dựa vào các căn
cứ sau: căn cứ vào loại hình và chức năng của sản phẩm, điều kiện môi trường sử
dụng, đối tượng sử dụng, những cơ sở về kích thước và tải trọng sản phẩm, tải trọng
người sử dụng, điều kiện sản xuất sản phẩm về máy móc và nguyên – vật liệu, yêu cầu
chất lượng sản phẩm.
Kích thước của giường theo nghiên cứu của các nhà khoa học:
− Chiều rộng của giường: giới hạn nhỏ nhất của giường là Wmin = 70cm, khi
hẹp hơn chiều rộng này, số lần trở mình và độ sâu của giấc ngủ sẽ giảm ảnh hưởng đến

chất lượng giấc ngủ nghiêm trọng. Chiều rộng được tính theo công thức: W = 2,5 x ω
(cm), trong đó, ω là chiều rộng vai người.
− Chiều dài (L) của giường có ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ, phân tích theo
Ergonomics, chiều dài của giường được tính theo công thức: L = h x1,05 + α + β (cm).
Trong đó, h: chiều cao của người (cm), các hệ số: α = 10; β = 5

Hình 3.1: Căn cứ kích thước của giường.

16


Ngày nay, kích thước phòng ngủ tùy thuộc vào cỡ của giường, tủ quần áo, bàn
trang điểm, tủ đầu giường… Giường nệm tiêu chuẩn nay đã phổ biến ở các thành phố.
Kích thước giường đã quy định theo tiêu chuẩn Âu-Mỹ. Do thể hình người Việt Nam
đa số bé nhỏ, nên có tiêu chuẩn riêng. Sau đây là giới hạn kích thước cho đi văng,
giường ngủ:
-

Bề rộng giường đơn: 0,766 (m) đến 1,219 (m).

-

Bề dài chung: 1,880(m) đến 2,133 (m).

Đối với người phương Tây thường lấy kích thước tối đa.
3.2.2 Những nguyên tắc cơ bản khi thiết kế sản phẩm mộc
Phòng ngủ sẽ tiện nghi và ấm cúng hơn với những sản phẩm mang tính nghệ
thuật về đường nét và hài hòa trong phối cảnh sẽ tạo cho chúng ta vào giấc ngủ tốt
hơn. Do đó, để đạt được yêu cầu trong thiết kế giường cho không gian phòng ngủ cần
dựa trên những nguyên tắc sau:

™ Tính công năng: Tạo sự thoải mái cho người sử dụng, linh động trong khu vực
bố trí không gian. Sản phẩm thiết kế phải dễ sử dụng, tiện lợi và có nhiều ưu điểm
so với các sản phẩm cùng chức năng khác.
™ Tính nghệ thuật: Sản phẩm thiết kế phải đẹp, hợp thời đại, thích hợp với khung
cảnh, không làm mất hoặc làm giảm vẻ đẹp chung. Kiểu dáng hài hòa, cân đối trên
sản phẩm riêng lẻ. Phù hợp với không gian và thời gian.
™ Tính công nghệ: Phù hợp với dây chuyền công nghệ sản xuất của công ty, phù
hợp với dao cụ, bàn cảo, bàn ghép, máy chà nhám, máy khoan... Giảm thiểu các
công đoạn gia công chi tiết dư thừa. Kết cấu vững chắc ổn định. Đơn giản dễ dàng
khi tháo lắp, vận chuyển, lưu trữ.
™ Tính khoa học: Thiết kế sản phẩm mộc sao cho khi có sự thay đối kích thước
của từng chi tiết riêng lẻ không làm ảnh hưởng đến độ bền của toàn bộ sản phẩm.
Thiết kế sản phẩm sao cho khi có ứng suất nội xảy ra trong quá trình tự khô hay hút
nước thì các ứng suất đó phải đối xứng nhau qua trục tâm chi tiết. Thiết kế sản
phẩm sao cho thớ gỗ của từng chi tiết trong sản phẩm phải trùng với hướng tác
dụng của lực kéo và nén bên ngoài hay thẳng góc với lực uốn tĩnh. Các chi tiết sản
phẩm phải chính xác, dễ tháo lắp, không cong vênh, nứt nẻ, chống được mối mọt,
côn trùng phá hoại…
17


×