Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH THÍ ĐIỂM CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG Ở LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH THÍ
ĐIỂM CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG Ở
LÂM ĐỒNG

Họ và tên sinh viên

: ĐINH QUỐC HUY

Ngành

: LÂM NGHIỆP

Niên khóa

: 2004 – 2009

Tháng 06 năm 2009


ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH THÍ ĐIỂM CHI TRẢ
DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG Ở LÂM ĐỒNG

Tác giả
ĐINH QUỐC HUY

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu


cấp bằng Kỹ sư ngành Lâm nghiệp

Giáo viên hướng dẫn
Tiến sĩ La Vĩnh Hải Hà

Tháng 06 năm 2009
i


LỜI CẢM TẠ
Với tất cả sự chân thành và những lời kính trọng nhất, tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc đến tập thể cán bộ, giáo viên trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí
Minh, là những người đã cung cấp những kiến thức vô cùng quý báu và cần thiết cho
tôi làm hành trang mang theo suốt quá trình công tác sau này.
Đặc biệt tôi xin vô cùng cảm ơn Tiến sĩ La Vĩnh Hải Hà – người Thầy đã có
rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình xây
dựng và hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Lãnh đạo và tòan thể cán bộ công chức Chi Cục Lâm Nghiệp Lâm Đồng.
- Lãnh đạo và tòan thể cán bộ công chức Chi Cục Kiểm Lâm Lâm Đồng.
- Toàn thể cộng đồng dân cư thôn 5, xã Hương Lâm, Đạ Tẻh; thôn 2, xã Phú
Hội, Đức Trọng; thôn 1 xã Đạ Sar, Lạc Dương, Lâm Đồng.
- Tập thể lớp tại chức Lâm nghiệp khóa 2 - Lâm Đồng.
Là những người đã tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành được khóa
học, đã có những ý kiến đóng góp chân thành và đã cùng tôi tham gia xây dựng đề tài
tốt nghiệp này.
Đề tài đã hoàn thành, nhưng do đây là một chương trình mới, chính sách và
việc thực hiện chưa thực sự hoàn chỉnh, sự giới hạn về thời gian cũng như năng lực
của bản thân còn nhiều hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, kính
mong nhận được sự chỉ bảo thêm của các Thầy, Cô và góp ý của các bạn đồng học.

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn.
Lâm Đồng, tháng 06 năm 2009
Đinh Quốc Huy

ii


TÓM TẮT
Chi trả dịch vụ môi trường (PES) là một nội dung mới trong chính sách lâm
nghiệp ở Việt Nam, bản chất của PES là tạo cơ chế khuyến khích và mang lại lợi ích
cho cộng đồng cung cấp dịch vụ hệ sinh thái, nhằm tạo nguồn tài chính bền vững cho
công tác bảo tồn đa dạng sinh học, hướng tới nội dung thực hiện xã hội hóa ngành lâm
nghiệp. Chính sách thí điểm chi trả dịch vụ MTR đã và đang được triển khai thí điểm
tại hai tỉnh Lâm Đồng và Sơn La với các loại dịch vụ: dịch vụ về điều tiết và cung ứng
nguồn nước, bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, chống bồi lắng lòng hồ và cảnh quan du lịch
theo Quyết định 380 của Chính phủ. Cả 2 tỉnh Lâm Đồng và Sơn La đang trong giai
đọan hòan thiện chính sách và bước đầu đi vào thực thi. Đề tài thực hiện “Đánh giá
bước đầu triển khai chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng ở địa bàn tỉnh
Lâm Đồng”.
Trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 5/2009 chúng tôi đã nghiên cứu các tài
liệu liên quan đến việc thực thi PES ở nước ngòai và các chương trình liên quan đã
thực hiện tại Việt Nam, các văn bản, chính sách của nhà nước đã ban hành liên quan
đến việc thực hiện PES, phỏng vấn và xin tài liệu từ Chi cục Lâm nghiệp Lâm Đồng
và Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng về việc xây dựng chính sách chi trả dịch vụ môi
trường rừng ở Lâm Đồng. Trực tiếp tiếp xúc với người dân trong vùng thực hiện chính
sách thí điểm ở các địa điểm khác nhau, sử dụng các công cụ PRA để nghiên cứu và
đánh giá tính hợp lý đối với người dân của chính sách về chi trả dịch vụ môi trường
đang được xây dựng và sự hưởng lợi của nó đối với người dân có rừng.
Đối với việc xây dựng chính sách, ngoài những quy định thực hiện theo 380/Q
Đ-TTg, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tương hiện tương đối hoàn thành đúng theo quyết

định QĐ 380 của chính phủ, đã ban hành Phương án áp dụng hệ số K, phê duyệt tỷ lệ
chi trả tiền sử dụng dịch vụ MTR và đối tượng phải chi trả về du lịch, thành lập Quỹ
Bảo vệ Phát triển Rừng, chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xác định
diện tích lưu vực, xác định danh sách các đối tượng phải chi trả dịch vụ MTR, rà sóat
diện tích rừng giao khóan bảo vệ cho các hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư trong
địa bàn thực hiện thí điểm, thống kê các đối tượng chi trả về dịch vụ MTR, bước đầu
iii


hòan thiện cơ chế quản lý và sử dụng tiền chi trả dịch vụ MTR. Tuy nhiên trong quá
trình thực hiện vẫn còn nhiều bất cập, Trong việc xác định các đối tượng phải chi trả
và được chi trả dịch vụ MTR vẫn còn chưa đầy đủ, còn nhiều đối tượng sử dụng dịch
vụ nhưng chưa được tính đến. Định múc chi trả của các dịch vụ còn thấp, chưa tương
xứng với những gía trị mà nó cung cấp. Việc quản lý số tiền thu được từ chi trả dịch
vụ MTR về du lịch cuả Vườn Quốc gia Bi Đúp Núi Bà và các Ban quản lý rừng phòng
hộ chưa thực hiện được. Việc xây dựng và thực hiện hệ số K của UBND tỉnh Lâm
Đồng còn nhiều bất cập. Số tiền chi trả dịch vụ môi trường tuy đã tăng đáng kể so với
mức khoán QLBVR đang áp dụng hiện nay, đã cải thiện được thu nhập người dân,
phần nào làm cho người dân yên tâm QLBVR, tuy nhiên với người dân có sổ đỏ đầu
tư hoạt đông sản xuất lâm nghiệp và tham gia QLBVR thì số tiền trên chưa đủ bù đắp
chi phí cho người dân như những giá trị trực tiếp đem lại. Trong quá trình thực hiện
chính sách chi trả dịch vụ MTR, vì chính sách còn quá mới mẻ nên 2 khâu quan trọng
nhất trong quá trình thực hiện là tuyên truyền và giám sát quá trình thực thi, Sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn đã và đang phối hợp với các cơ quan ban ngành có liên
quan tổ chức tuyên truyền về PES, tuy nhiên cho đến nay việc giám sát việc thực hiện
chính sách vẫn còn giao chung chung cho các cơ quan ban ngành chứ chưa giao trách
nhiệm giám sát cho cơ quan cụ thể nào và cũng chưa thành lập cơ quan giám sát riêng,
đó là điều bất hợp lý trong quá trình thực hiện.

iv



MỤC LỤC
Trang
Lời cảm tạ ............................................................................................................ ii
Nội dung tóm tắt ................................................................................................... iii
Mục lục .............................................................................................................. iv
Các chữ viết tắt .................................................................................................... v
Bảng số, hình, biểu đồ ......................................................................................... vi
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ................................................................................ 5
2.1

Thuật ngữ chi trả dịch vụ môi trường ........................................................ 5

2.2

Các chương trình PES đã thực hiện trên thế giới và các chương trình tiền
đề cho PES tại Việt Nam ............................................................................ 6
a.> Các chương trình PES đã thực hiện trên thế giới ................................. 6
b.> Các chương trình tiền đề cho PES tại Việt Nam .................................. 7

2.3 Chính sách Chi trả Dịch vụ Môi trường rừng tại Việt Nam .......................... 8
CHƯƠNG 3 ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
3.1

Địa điểm nghiên cứu .................................................................................. 11

3.1.1 Đặc điểm, điều kiện tự nhiên ...................................................................... 11
a.> Vị trí địa lý ........................................................................................... 11

b.> Ðịa hình ................................................................................................ 11
c.> Khí hậu, thủy văn ................................................................................. 12
3.1.2 Ðặc điểm tài nguyên rừng .......................................................................... 13
3.1.3 Điều kiện dân sinh kinh tế .......................................................................... 14
3.1.4 Hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng ................................................. 16
3.1.5 Hệ thống các đơn vị quản lý rừng trên tòan tỉnh ........................................ 18
3.2

Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................ 20

3.2.1 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 20
3.2.2 Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 20
3.2.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 21
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN .............................................................. 23
4.1

Các lọai dịch vụ môi trường rừng có thể cung cấp và các đối tượng phải
v


chi trả cho dịch vụ này ............................................................................... 25
4.1.1 Các lọai dịch vụ môi trường rừng có thể cung cấp trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng ................................................................................................... 23
a. Dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, chống bồi lắng
lòng hồ ........................................................................................................ 23
b. Dịch vụ về điều tiết và cung ứng nguồn nước ....................................... 23
c. Dịch vụ về du lịch ................................................................................... 24
d. Dịch vụ về hấp thu phác thải CO2 ......................................................... 25
4.1.2 Phân tích các đối tượng phải chi trả dịch vụ MTR cho địa bàn tỉnh
Lâm Đồng ................................................................................................... 26

4.1.2.1 Đối tượng chi trả “Dịch vụ về điều tiết và cung ứng nguồn nước” .......... 26
4.1.2.2 Đối tượng chi trả “Dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, chống
bồi lắng lòng hồ” ........................................................................................ 29
4.1.2.3 Đối tượng chi trả về “Dịch vụ về du lịch” ............................................... 30
4.2

Phân tích các đối tượng được chi trả dịch vụ môi trường rừng ................. 31

4.2.1 Các đối tượng chủ rừng là tổ chức nhà nước ............................................. 32
4.2.2 Các đối tượng chủ rừng là hộ gia đình cá nhân, doanh nghiệp
tư nhân được nhà nước giao đất cho thuê đất rừng .................................... 32
4.2.3 Các đối tượng hộ gia đình, tổ chức nhận khóan QLBVR ổn định
trên diện tích giao cho các Ban quản lý rừng, Công ty Lâm nghiệp
nhà nước, Vườn quốc gia ........................................................................... 33
4.3

Phân tích cơ chế thu nộp quản lý sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi
trường rừng.................................................................................................. 34

4.3.1 Đối với trường hợp chi trả gián tiếp ............................................................ 34
a. Cơ chế thu nộp tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng ............................ 34
b. Hệ số K của Lâm Đồng xây dựng .......................................................... 37
c. Kết quả thực hiện, phân loại hệ số K ...................................................... 38
4.3.2 Đối với trường hợp chi trả trực tiếp ........................................................... 39
4.3.3 Đánh giá tính hợp lý của việc xây dựng cơ chế quản lý sử dụng tiền
chi trả dịch vụ MTR ở Lâm Đồng .............................................................. 40
4.4

Đánh giá kết quả thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng,
những yếu tố ảnh hưởng và những giải pháp khi thực hiện chính sách ..... 40


4.4.1 Đánh giá kết quả thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường ............ 40
vi


4.4.1.1 Đối với “Dịch vụ về điều tiết và cung ứng nguồn nước” ........................ 41
4.4.1.2 Đối với “Dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, chống bồi lắng
lòng hồ” ...................................................................................................... 42
4.4.1.3 Đối với “Dịch vụ về du lịch” ................................................................... 44
4.4.1.4 Đánh giá chung về kết quả đạt được ........................................................ 46
4.4.2 Những yếu tố ảnh hưởng và những giải pháp khi thực hiện chính sách .... 50
4.4.2.1 Cách thức xây dựng và thực hiện chính sách chi trả PES tại Lâm Đồng 50
4.4.2.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động lâm nghiệp của người
dân trong vùng thực hiện chính sách .......................................................... 51
4.4.2.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến Ban điều hành và thực hiện
chính sách ................................................................................................... 53
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................ 56
5.1 Kết luận .......................................................................................................... 56
5.2. Đề nghị ......................................................................................................... 58
Tài liệu tham khảo ............................................................................................... 60
Phần phụ lục:
-

Quyết định 380/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về chính sách thí điểm chi
trả dịch vụ môi trường.

-

Quyết định số 1577/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành
kế hoạch triển khai chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường trên địa bàn

tỉnh Lâm Đồng.

-

Quyết định số 333/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc thành lập
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng và Ban hành Điều lệ tổ chức và
hoạt động của Quỹ.

-

Quyết định số 2753/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt
phương án áp dụng hệ số K.

-

Quyết định số 3240/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt
tỷ lệ chi trả và đối tượng phải chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng về
du lịch.

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB

Ngân Hàng Phát Triển Châu Á
(Asian Development Bank)

ARBCP


Chương trình Bảo tồn Đa dạng Sinh học Vùng Châu á
(Asia Regional Biodiversily Conservation Program)

BQLR

Ban Quản lý Rừng

BQLRPH

Ban Quản lý Rừng Phòng hộ

BV & PTR

Bảo vệ và Phát triển rừng

CP

Cổ phần

CPDL

Cổ phần du lịch

DLST

Du lịch sinh thái

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân


ĐDSH

Đa dạng Sinh học

ĐVT

Đơn vị tính

Ha

Héc-ta

IUCN

Tổ chức Bảo Tồn Thiên Nhiên Quốc Tế
(International Union for Conservation of Nature)

KHLN

Khoa học Lâm nghiệp

MTR

Môi trường rừng

LNXH

Lâm nghiệp xã hội


NM

Nhà máy

O

Opportunity

PES

Chi trả dịch vụ môi trường
(Payments for Environmental Services)

PRA

Đánh giá nông thôn có sự tham gia
(Participatory Rural Appraisal)

QLBV

Quản lý bảo vệ

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng

S

Strength


SAWACO

Tổng Công ty Cấp nước sài Gòn

T

Threatness

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn
viii


TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

USD

Dollars

W

Weakness


WWF

Qũy quốc tế về bảo vệ thiên nhiên
(World Wide Fund for nature)

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Hình 4.1

Lưu vực sông Đồng Nai

24

Hình 4.2

Khu vực chi trả dịch vụ môi trường tỉnh Lâm Đồng

34

Bảng 3.1

Bảng thống kê dân số đến 31/12/2006

16

Bảng 3.2

Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Lâm Ðồng


17

Bảng 4.1

Sự hưởng lợi và chi trả về “Dịch vụ về điều tiết và cung ứng
nguồn nước”

Bảng 4.2

27

Sự hưởng lợi và chi trả về “Dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế
xói mòn, chống bồi lắng lòng hồ”

29

Bảng 4.3

Danh sách các khu, điểm du lịch phải chi trả dịch vụ về du lịch

31

Bảng 4.4

Biểu tổng hợp kết quả điều tra phân lọai các đối tượng trong
khu vực được chi trả dịch vụ MTR

32


Bảng 4.5

Số tiền thu được từ 2 nhà máy nước theo định giá 40 đ/m3

41

Bảng 4.6

Khái toán định mức chi trả cho “Dịch vụ về điều tiết và
cung ứng nguồn nước”

42

Bảng 4.7

Số tiền thu được từ 2 nhà máy thủy điện theo định mức 20 đ/Kwh 43

Bảng 4.8

Khái toán định mức chi trả cho “Dịch vụ về bảo vệ đất, hạn
chế xói mòn, chống bồi lắng lòng hồ”

43

Bảng 4.9

Tổng số tiền thu được PES từ “Dịch vụ du lịch”

45


Bảng 4.10

Khái toán định mức chi trả cho “Dịch vụ về du lịch”

46

Bảng 4.11

Biểu thống kê diện tích lưu vực và số tiền chi trả cho từng lưu vực 48

Bảng 4.12

Biểu khái tóan mức chi trả của từng đối tượng chủ rừng

49

Biểu đồ 4.1 Sơ đồ thu nộp và quản lý tiền chi trả PES theo hình thức gián tiếp 35
Biểu đồ 4.2 Sơ đồ thu nộp và quản lý tiền chi trả PES theo hình thức trực tiếp 39
x


Biểu đồ 4.3 Sơ đồ công việc thực hiện chi trả dịch vụ MTR ở Lâm Đồng

51

Biểu đồ 4.4 Sơ đồ Venn về việc thực hiện các chính sách lâm nghiệp
ở địa phương đối với người dân

52


Biểu đồ 4.5 Sơ đồ SWOT các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chi
trả dịch vụ MTR của Ban điều hành và thực hiện chính sách

xi

54


Chương 1
MỞ ĐẦU
Rừng có 1 vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói
chung và môi trường nói riêng, ngoài những giá trị trực tiếp rừng còn có những giá trị
gián tiếp, rừng có vai trò bảo vệ lưu vực giữ điều tiết và cung ứng nguồn nước, bảo vệ
đất hạn chế xói mòn, hấp thụ các bon từ khí thải gây ô nhiễm, cung cấp những giá trị
về đa dạng sinh học, ngòai ra rừng còn là nơi du lịch nghỉ dưỡng. Mặc dù có giá trị cao
nhưng hiện nay chúng đuợc coi là tài sản chung và được sử dung miễn phí trong cuộc
sống hàng ngày, hệ sinh thái rừng đang bị mất đi nhanh chóng, bị chuyển đổi và suy
thoái do kết quả của việc quản lý không tốt và thiếu các biện pháp khuỵến khích bảo
tồn, theo thống kê chính thức vào năm 1943 Việt Nam có 14.325.000 ha rừng tỷ lệ che
phủ là 43.4%

(1)

, đến năm 2001 nước ta chỉ còn lại 9.587.900 ha rừng tự nhiên, tỷ lệ

che phủ khỏang 29% (2) .
Vấn đề đặt ra hiện nay là việc duy trì bảo vệ hệ sinh thái này được thực hiện
bởi một số nhỏ người trong xã hội và người được hưởng lợi lại là số đông người trong
xã hội, những giá trị gián tiếp mà rừng đem lại không được lượng giá để bù đắp cho
những họat động trên, người QLBVR không nhận được sự chi trả nào (hoặc chi trả

không hợp lý) cho các dịch vụ môi trường mà rừng của họ sinh ra cho những người
khác. Các cơ quan về môi trường, lâm nghiệp hoặc đa dạng sinh học của chính phủ
thường có ngân sách thấp, họ không đủ khả năng để có các khoản chi cần thiết cho
việc bảo tồn một cách hiệu quả, vấn đề hiện nay là có ít hoặc không có thị trường cho
các dịch vụ môi trường, nghĩa là người QLBVR không thể tạo ra thu nhập hoặc lợi
nhuận khi họ cung cấp các dịch vụ đó. Chính vì vậy, đòi hỏi phải có một sự định giá trị
kinh tế của những giá trị gián tiếp này để làm cơ sở căn cứ thanh tóan từ những người

(1)
(2)

Trần Đức Viên, 2001
Cục Thống Kê, 2002

1


hưởng lợi, để đền bù và giúp đỡ những người bảo vệ và duy trì các hệ sinh thái và từ
đó mới có thể duy trì việc cung cấp những dịch vụ môi trường từ các hệ sinh thái.
Hơn nữa, hiện nay việc bảo vệ hệ sinh thái rừng không tốt đã dẫn tới nhiều hệ
quả, môi trường ngày càng bị ô nhiễm, thường xuyên xảy ra nhiều trận lũ, lụt lớn, tàn
phá thiên nhiên, gây thiệt hại nặng nề đến tính mạng và tài sản của nhân dân, việc cung
cấp nước sạch cho vùng hạ lưu không được đảm bảo, đa dạng sinh học đang bị đe dọa
nghiêm trọng và cùng nhiều hệ quả khác. Các biện pháp để đối phó với các hệ quả trên
về truyền thống gồm có 2 biện pháp: Một là sử dụng luật hoặc quy định để quy định hệ
thống các hình thức sử dụng đất rừng và rừng cụ thể, hai là tiến hành các biện pháp,
họat động để khắc phục giảm thiểu các rủi ro, mất mát, hậu qủa mà nó mang lại. Thực
tế không cách nào mà bản thân nó chứng minh hòan tòan hiệu quả, việc quản lý bằng
quy định tốn kém và khó thực hiện và có thể gây ra phí tổn cao cho những người quản
lý đất rừng vì đã ngăn không cho họ thực hiện các họat động mang lại lợi nhuận, các

họat động giảm thiểu hoặc sửa chữa sự mất mát của các dịch vụ môi trường đặt gánh
nặng rất lớn lên ngân sách eo hẹp của chính phủ và hiến khi có khả năng ngăn chặn
hoàn toàn những tổn thất hoặc lọai bỏ hoàn toàn những mất mát thiệt hại. Ngày nay
người ta nhận thấy, để tiết kiệm chi phí hơn và hiệu quả hơn bằng cách tiến hành các
biện pháp phòng ngừa sự mất mát của hệ sinh thái rừng và tăng cường các dịch vụ môi
trường đang được cung cấp thì các biện pháp quản lý bằng quy định cần phải được cân
bằng và được thực hiện cùng với việc cung cấp các biện pháp khuyến khích bảo tồn
trực tiếp. Theo định nghĩa của Công ước Đa dạng Sinh học, các biện pháp khuyến
khích là “Các biện pháp hợp lý về kinh tế và xã hội họat động như các biện pháp
khuyến khích việc bảo tồn và sử dụng bền vững các thành phần của đa dạng sinh học”.
Các biện pháp khuyến khích về kinh tế và tài chính cung cấp một hình thức chi trả trực
tiếp cho bảo tồn đa dạng sinh học do vậy duy trì hoặc thậm chí nâng cao việc cung cấp
các dịch vụ môi trường.
Các biện pháp khuyến khích trực tiếp về kinh tế và tài chính cho việc bảo tồn
hệ sinh thái đòi hỏi phải tìm ra được các hệ thống mới để tạo ra nguồn thu nhập mới từ
khối công cộng và tư nhân. Một dạng khuyến khích bảo tồn trực tiếp có nhiều hứa hẹn
và ngày càng được sử dụng rộng rãi là chi trả cho dịch vụ môi trường (PES). PES gồm
2


các nỗ lực xây dựng các hệ thống trong đó người sử dụng đất rừng được chi trả cho
các dịch vụ môi trường mà họ tạo ra, vì PES tạo ra thu nhập hoặc lợi nhuận cho người
sử dụng đất. Nguyên tắc trung tâm của PES là những người cung cấp dich vụ môi
trường sẽ được chi trả và những người sử dụng dịch vụ phải chi trả cho việc sử dụng
đó. Vì vậy, việc nghiên cứu, thực hiện chính sách PES ở Việt Nam là rất cần thiết và
cấp bách, nhằm tạo thêm nguồn tài chính hỗ trợ công tác bảo tồn đa dạng sinh học,
góp phần thúc đẩy kinh tế hoá tài nguyên và môi trường.
Trong nhiều năm qua, công tác bảo vệ môi trường đã được Đảng và Nhà Nước
quan tâm rất lớn, được thể hiện qua việc xây dựng, ban hành hệ thống pháp luật về bảo
vệ môi trường, Quyết định số 256 ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ Tướng Chính

phủ phê duyệt “ Chiến lược bảo vệ môi trường đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020”, Nghị quyết Bộ Chính Trị 41/NQ-TW về “Bảo vệ môi trường trong thời kỳ tăng
cường công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước”, và Luật Bảo Vệ Môi Trường 1993 chỉ
ra các cơ quan về môi trường sử dụng phí và lệ phí làm cơ chế để tao nguồn thu cho
công tác quản lý môi trường. Quyết định số 18/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn
2006 – 2020”. Văn bản này nêu rõ: “Xây dựng và từng bước thực hiện cơ chế thu phí
dịch vụ môi trường đối với các tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ rừng nhằm tạo
thêm các nguồn tái đầu tư cho lâm nghiệp”. Ngày 10/04/2008 Thủ tướng Chính phủ
ban hành Quyết định số 380/QĐ-TTg quyết định “Chính sách Thí Điểm Chi Trả Dịch
Vụ Môi Trường Rừng” thực hiện ở 2 tỉnh Lâm Đồng và Sơn La mở đầu cho việc áp
dụng thực thi PES tại Việt Nam và ngày 11/06/2008 Chủ tịch UBND Tỉnh Lâm Đồng
ban hành quyết định số 1574 về việc “Ban Hành Kế hoạch triển khai chính sách thí
điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” tại 4 địa phương là
thành phố Đà Lạt và các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và sau này bổ
sung thêm huyện Đạ Tẻh. Để đánh giá việc hoàn thiện chính sách và tìm hiểu những
cách thức thực thi, đánh giá tác động bước đầu của việc áp dụng PES thí điểm ở Lâm
Đồng, những bước đi thuận lợi và khó khăn, ưu điểm và tồn tại, chắt lọc những mặt
mạnh và tìm hiểu những hạn chế rút ra những bài học kinh nghiệm cho cả nước thực
hiện tốt xã hội hóa nghề rừng, nâng cao thu nhập ổn định đời sống cho người dân tham
3


gia QLBVR là hết sức cần thiết cho việc xây dựng một chính sách lâm nghiệp hiệu quả
hướng tới người dân. Ở cấp dộ một luận văn tốt nghiệp chúng tôi đã tiến hành và thực
hiện đề tài “Đánh giá bước đầu triển khai chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi
trường rừng ở Lâm Đồng”.

4



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Thuật ngữ chi trả dịch vụ môi trường
Môi trường rừng là “giá trị sử dụng trừu tượng (còn gọi là giá trị sử dụng
gián tiếp) do rừng tạo ra và rừng bảo vệ mà có được, bao gồm:
-

Điều hòa nguồn nước, cung cấp nước cho thủy điện, thủy lợi, các hoạt
động sản xuất và đời sống xã hội.

-

Dự trữ sinh quyển, tạo môi trường không khí trong lành.

-

Bảo vệ cải tạo đất, chống rửa trôi, xói mòn đất.

-

Bảo vệ các công trình kinh tế qaun trọng không bị lũ quét, sóng thần vùi
lấp, phá hoại.

-

Ngăn chặn lũ lụt.

-


Tạo môi trường cảnh quan thiên nhiên phục vụ du lịch sinh thái nghỉ
dưỡng …

-

Bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là bảo tồn nguồn gen động, thực vật quý
hiếm của thiên nhiên phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước”
(1)

.

Dịch vụ môi trường là “Các gía trị trừu tượng được tạo thành từ môi trường
rừng, được cung ứng cho xã hội (hay người hưởng lợi)”

(2)

. Những dịch vụ đó là rừng

cung cấp những giá trị phòng hộ đầu nguồn, cảnh quan, là bể chứa CO2, bảo tồn những
giá trị đa dạng sinh học … Rừng ngập mặn thì cung cấp những giá trị bảo vệ bờ biển,
lưu trữ chất dinh dưỡng, chống xói mòn, nuôi trồng thủy hải sản … Khu bảo tồn cung
cấp những giá trị về các lòai quý hiếm, các nguồn gan quý, cảnh quan du lịch, khu vui
chơi giải trí …

(1)
(2)

Nguyễn Tuấn Phú, 2008
Nguyễn Tuấn Phú, 2008


5


Chi trả dịch vụ môi trường là “1 thỏa thuận tự nguyện được đưa vào 1 hợp
đồng mang tính pháp lý, theo đó một hoặc một số người mua sẻ mua 1 dịch vụ môi
trường xác đinh rõ bằng cung cấp tài chính hoặc các hình thức khuyến khích khác cho
một hoặc một số người bán, là những cam kết sẽ tiến hành liên tục một biện pháp sử
dụng đất cụ thể để tạo ra dịch vụ môi trường được thỏa thuận trước ở các mức độ xác
định” (1) .
Như vậy, chi trả dịch vụ môi trường là một sự bồi thường cho việc cung cấp
các dịch vụ môi trường, và sự bồi thường hoặc các hổ trợ này có thể biểu hiện dưới
nhiều hình thức (tiền mặt, hỗ trợ hiện vật, miễn thuế, đảm bảo quyền hưởng dụng …).
Trong giao dịch đó, “người bán là người sẵn lòng (hoặc bị bắt buộc) tạo ra các hàng
hóa và dịch vụ môi trường thông qua việc quản lý hệ sinh thái và người mua là người
sẵn lòng (hoặc bị bắt buộc) phải trả cho các lợi ích từ việc nhận được hàng hóa và dịch
vụ môi trường” (2) .
2.2 Các chương trình PES đã thực hiện trên thế giới và các chương trình tiền đề
cho PES tại Việt Nam
a. Các chương trình PES đã thực hiện trên thế giới
Mặc dù PES là một khái niệm mới, được đưa vào tư duy và thực tiễn bảo tồn
gần một thập kỷ trở lại đây, tuy nhiên nó đã nhanh chóng trở nên phổ biến ở một số
nước. Sự phát triển của PES ngày càng được lan rộng và ở một số nước PES còn được
thể chế hóa trong các văn bản pháp luật. Hiện nay PES đã nổi lên như một giải pháp
chính sách để khuyến khích, chia sẻ các lợi ích trong cộng đồng và xã hội.
Các nước phát triển ở Mỹ La Tinh đã sử dụng các mô hình PES sớm nhất,
Năm 1997 tại Costa Rica Quỹ tài chính Quốc gia về rừng (FONAFIFO) đã chi trả cho
những người sở hữu rừng và các khu bảo tồn để phục hồi, quản lý và bảo tồn rừng.
FONAFIFO hoạt động như một người trung gian giữa người sở hữu đất và người mua
các dịch vụ môi trường khác nhau (bao gồm hấp thụ các bon, bảo vệ lưu vực, bảo tồn
đa dạng sinh học và vẻ đẹp cảnh quan). Tại Ecuador, các công ty nước đô thị ở Quito

và Pimampiro xây dựng một quỹ nước bằng cách áp phí lên nước sinh hoạt, những quỹ
này được đầu tư cho việc bảo tồn lưu vực đầu nguồn và chi trả trực tiếp cho những
(1)
(2)

ARBCP, 2008
Hoàng Minh Hà và ctv, 2008

6


người sở hữu rừng. Tại Comlombia những người sử dụng nước công – nông nghiệp ở
thung lũng Cauca đã thành lập các hiệp hội để chi trả tự nguyện cho các gia đình ở lưu
vực đầu nguồn. Tại Mexico đã xây dựng các chương trình PES quy mô lớn, chi trả
trực tiếp cho các chủ đất để thực hiện các biện pháp sử dụng đất nhằm tăng cường
cung cấp các dịch vụ thuỷ văn, bảo tồn đa dạng sinh học, chống xói mòn, hấp thụ CO2
và vẻ đẹp cảnh quan.
Tại Hoa Kỳ PES được thực hiện với các chương trình quản lý lưu vực sông ở
Hawai; Bảo tồn cá Hồi – Lưu vực sông Sandy, Porland, Oregon; Bảo vệ đầu nguồn
cho hệ thống cấp nước New York.
Ở Châu Âu, Chính phủ một số nước cũng đã quan tâm đầu tư và thực hiện
nhiều chương trình, mô hình PES. Ở Pháp, công ty nước đóng chai Perrier Vittel đã
cung cấp tài chính cho nông dân ở trong vùng lưu vực và vùng lọc nước để xây dựng
cơ sở vật chất cho nông nghiệp và chuyển đổi sang họat động nông nghiệp hữu cơ.
Chính phủ Đức đã đầu tư một lọat chương trình để đầu tư cho các chủ đất tư nhân để
thay đổi cách sử dụng đất của họ nhằm tăng cường hoặc duy trì các dịch vụ môi
trường.
Ở Châu Úc, Australia đã luật pháp hóa quyền phát thải cácbon từ năm 1998,
cho phép các nhà đầu tư đăng ký quyền sở hữu hấp thu các bon của rừng.
Tại Châu Á, PES cũng đã được phát triển và thí điểm tại Châu Á như Trung

Quốc, Indonesia, Philippines, Ấn Độ, Nepal…, đặc biệt là Indonesia và Philippines đã
có nhiều nghiên cứu điển hình về PES đối với quản lý lưu vực đầu nguồn.
Cho đến nay hàng trăm sáng kiến mới về PES đã được xây dựng trên khắp
toàn cầu (Theo ARBCP – Chương Trình Bảo Tồn ĐDSH Lưu Vực Sông Đồng Nai).
b. Các chương trình tiền đề cho PES tại Việt Nam
Dự thảo Luật ĐDSH trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 4 ngày
18/10/2008 có quy định về tài chính cho bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh
học đề cập đến các nguồn thu từ PES. Hiện tại WWF đang thực hiện một số dự án về
các mô mô hình PES như bảo vệ đầu nguồn, bảo tồn đa dạng sinh học và du lịch sinh
thái.

7


Chương trình Bảo tồn ĐDSH khu vực Châu Á đánh giá cao tiềm năng và xây
dựng mô hình thí điểm PES rừng ở 3 tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước, những
mô hình này được tổ chức thực hiện từ năm 2006-2009 do Bộ Nông Nghiệp Và Phát
Triển Nông Thôn phối hợp với tổ chức Winrock Internationnal.
Chương trình Môi trường Trọng điểm và Sáng kiến Hành lang Bảo tồn Đa
dạng Sinh học do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) Tài trợ từ năm 2006-2010. Bộ
tài Nguyên và Môi Trường cũng hỗ trợ một số họat động đánh giá và tìm cơ hội thị
trường cho PES ở tỉnh Quảng Nam và Quảng Trị.
Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) thực hiện dự án chi trả dịch vụ
môi trường ứng dụng tại khu vực ven biển. Dự án xây dựng cơ chế cho chi trả hấp thụ
CO2 trong lâm nghiệp thí điểm tại huyện Cao Phong tỉnh Hoà Bình do Trung tâm
Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường Rừng thực hiện.
Quỹ Phát triển cho Côn Đảo nhằm tạo ra một cơ chế tài chính bền vững cho
bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, và người hưởng lợi trả cho quản lý bền vững
thông qua việc đóng góp vào quỹ.
Hiện tại Viện Chiến lược Chính sách Tài Nguyên và Môi trường thuộc Bộ Tài

nguyên và Môi trường đang đề xuất nghiên cứu đề tài khoa học công nghệ “Nghiên
cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất cơ chế chi trả dịch vụ môi trường đất ngập nuớc
ở Việt Nam”, với mục tiêu đề xuất đề xuất cơ chế PES phù hợp với điều kiện Việt
Nam, nhằm bảo tồn và phát triển bền vững các vùng ngập nước (1)
Những chương trình nói trên đã có những kết quả bước đầu và cho thấy rằng
Việt Nam đã sẳn sàng sử dụng một số công cụ tài chính và kinh tế cần thiết để thực thi
họat động chi trả dịch vụ hệ sinh thái, tạo cơ sở pháp lý và kinh nghiệm thực tiễn bước
đầu để PES thực sự ứng dụng có hiệu quả và rộng rãi ở Việt Nam.
2.3 Chính sách Chi trả Dịch vụ Môi trường rừng tại Việt Nam
Theo quyết định 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách Thí
điểm Chi trả Dịch vụ Môi Trường Rừng” thực hiện ở 2 tỉnh Lâm Đồng và Sơn La

(2)

,

các tổ chức sử dụng dịch vụ môi trường rừng phải trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường
đó cho người cung ứng thông qua 2 hình thức trực tiếp và gián tiếp. Hiện nay tại việt
(1)
(2)

//www.vicongdong.vn
Xem phụ lục Quyết định 380/QĐ-TTg

8


Nam, theo quyết định 380 các dịch vụ môi trường rừng gồm có “Dịch vụ điều tiết và
cung ứng nguồn nước”, “Dịch vụ bảo vệ đất hạn chế xói mòn chống bồi lắng lòng hồ”,
và “Dịch vụ về du lịch”. Đối với “Dịch vụ điều tiết và cung ứng nguồn nước” được chi

trả gián tiếp thông qua “Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam” do Bộ Nông nghiệp
và Phát tiển Nông thôn thành lập

(1)

, và “Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam” sẽ

cân đối phân bổ lại tiền chi trả dịch vụ môi trường cho “Quỹ bảo vệ và phát triển rừng
của tỉnh” để chi trả cho các đối tượng được chi trả. “Dịch vụ bảo vệ đất hạn chế xói
mòn chống bồi lắng lòng hồ” sẽ được chi trả gián tiếp thông qua “Quỹ bảo vệ và phát
triển rừng của tỉnh”. Còn “Dịch vụ về du lịch” sẽ áp dụng 2 hình thức, hình thức chi
trả gián tiếp thông qua “Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh” và trực tiếp thông qua
việc thu phí tham quan rừng phòng hộ, đặc dụng, đối với tiền thu được từ chi trả dịch
vụ môi trường rừng theo hình thức trực tiếp về du lịch sau khi thực hiện nghĩa vụ về
tài chính theo quy định của pháp luật đối tượng được chi trả được toàn quyền sử dụng
số tiền này để đầu tư vào việc bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao chất lượng các dịch
vụ môi trường rừng và cải thiện đời sống.
Các đối tượng phải chi trả về “Dịch vụ điều tiết và cung ứng nguồn nước” là
các nhà máy nước: Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn (SAWACO) và Công ty cấp nước
Đồng Nai đối với tỉnh Lâm Đồng và Chi nhánh cấp nước huyện Phù Yên và Mộc
Châu thuộc Công ty cấp nước Sơn La đối với tỉnh Sơn La; về “Dịch vụ bảo vệ đất hạn
chế xói mòn chống bồi lắng lòng hồ” là Nhà máy Thủy điện Đa Nhim và Nhà Máy
Thủy điện Đại Ninh đối với tỉnh Lâm Đồng và Nhà máy Thủy điện Hòa Bình và các
nhà máy thủy điện dọc Suối Lập đối với tỉnh Sơn La; các đối tượng chi trả “Dịch vụ về
du lịch” do UBND tỉnh quyết định. Mức chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng
đối với “Dịch vụ điều tiết và cung ứng nguồn nước” và “Dịch vụ bảo vệ đất hạn chế
xói mòn chống bồi lắng lòng hồ” là 40 đ/m3 nước và 20 đ/Kwh điện thương phẩm do
nhà nước quy định theo Quyết định 380 của chính phủ, số tiền chi trả “Dịch vụ về du
lịch” được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) tính trên doanh thu du lịch thực hiện
trong kỳ của các cơ sở kinh doanh du lịch, UBND tỉnh Lâm Đồng và Sơn La phê duyệt

cụ thể tỷ lệ % trên doanh thu du lịch.
(1)

Thành lập theo Quyết định số 114 ngày 28/11/2008

9


Về đối tượng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng, danh sách từng loại
chủ rừng cụ thể là các tổ chức do UBND tỉnh xem xét, quyết định theo đề nghị của
UBND huyện sau khi được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thẩm định, danh
sách chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, bản do UBND huyện
xem xét, quyết định theo đề nghị của cơ quan chuyên môn về lâm nghiệp thuộc huyện.
Mức tiền chi trả cho người được chi trả dịch vụ môi trường rừng được xác
định bằng định mức chi trả bình quân cho 1 ha rừng (đ.ha) nhân với diện tích rừng do
người được chi trả quản lý và hệ số K. Trong đó, định mức chi trả bình quân cho 1 ha
rừng được xác định bằng tổng số tiền thu được từ các đối tượng phải chi trả dịch vụ
MTR (sau khi đã trừ chi phí hợp lý) chia cho tổng diện tích rừng trên lưu vực, Hệ số K
phụ thuộc vào loại rừng (sản xuất, đặc dụng, phòng hộ); tình trạng rừng (rừng giàu,
rừng trung bình và rừng nghèo) và nguồn gốc hình thành rừng (rừng tự nhiên, rừng
trồng), Hệ số K do UBND tỉnh quyết định cụ thể trên cơ sở kết quả nghiệm thu rừng.

10


Chương 3
ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm, điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý
Lâm Ðồng là tỉnh miền núi nằm ở phía Nam Tây Nguyên, là đầu nguồn của 4
hệ thống sông lớn : Ðồng Nai, Sê-rê-pok, sông Lũy (Bình Thuận), sông Cái (Ninh
Thuận); có vị trí địa lý như sau :
Bắc giáp tỉnh Đak Lak.
Tây Bắc giáp tỉnh Ðắc Nông.
Tây và Tây Nam giáp Ðồng Nai và Bình Phước.
Nam giáp tỉnh Bình Thuận.
Ðông giáp Ninh Thuận và Khánh Hòa.
Tọa độ địa lý: Từ 110 12 47 - 120 19 01 vĩ độ Bắc
Từ 1070 16 23 - 1080 42 11 kinh độ Ðông.
Diện tích toàn tỉnh 977.219 ha bao gồm 145 đơn vị hành chính cấp phường,
xã, 12 đơn vị hành chính cấp huyện (10 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố).
b. Ðịa hình
Ðịa hình là một hình thể phản ánh yếu tố địa chất và quá trình địa mạo; do đó
gắn liền với nguồn gốc địa chất và tuổi khu vực, địa hình Lâm Ðồng nhìn chung thuộc
dạng vùng núi, từ núi thấp, trung bình đến núi cao có độ cao thay đổi từ 200-2.200m.
Ðịa hình nghiêng dần từ Ðông Bắc xuống Tây Nam, có rất nhiều đỉnh núi cao vượt
quá 1.500m như : Bi Doup (2.287m), Lang Biang (2.167m), Chư You Kao (2.006m),
MNeun Ro (1.996m), Be Nom Dan Seng (1.931m), Braiom (1.874m), Quan Du
(1.805m), Chư Yen Du (1.784m), MNeun Pautar (1.664m), MNeun Lamleo (1.623m),
MNeun San (1.502m), Ðộ cao phổ biến là 500-1.200m.
11


Những nét độc đáo của địa hình, trong đó nổi bật nhất là sự nâng cao hơn nhiều
so với các khu vực xung quanh, với nhiều đứt gẫy và nhiều bậc thềm mà giữa các bậc
thềm này có mức chênh lệch độ cao khá lớn đã tạo cho Lâm Ðồng có nhiều cảnh quan
đặc sắc, có tiềm năng to lớn về thủy điện, chi phối mạnh mẽ đến các yếu tố khí hậu,
đất đai và tài nguyên sinh vật.

c. Khí hậu, thủy văn
- Khí hậu: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nhưng bị chi phối
bởi quy luật độ cao và ảnh hưởng của địa hình nên khí hậu Lâm Ðồng có những điểm
đặc biệt so với vùng xung quanh như mát lạnh quanh năm, mưa nhiều, mùa khô ngắn,
lượng bốc hơi thấp, không có bão, tạo cho Lâm Ðồng có những lợi thế trong phát triển
kinh tế nói chung và phát triển nông-lâm nghiệp nói riêng.
- Sông suối: Nằm trong khu vực địa hình núi cao chia cắt mạnh và có lượng
mưa lớn nên mạng lưới sông suối ở Lâm Ðồng khá phong phú. Số lượng sông suối có
chiều dài > 10km trong phạm vi toàn tỉnh lên đến gần 60. Trong đó có một số sông
suối lớn như sông Ðồng Nai, Ða Nhim, Ðạ Dâng, Ða Tam, Ðại Nga, Ðạ Tẻh, Tamat,
suối Katch, Ða Riam, Ða Nian, Ða Nhau, Ða Plaite Mật độ lưới sông thay đổi khoảng
0,28-1,1km dài/km2 với tổng diện tích theo thống kê khoảng 15.500 ha.
- Thủy văn: Sông suối Lâm Ðồng nhìn chung có bậc thềm sông hẹp, sườn
dốc, nhiều thác ghềnh, dòng chảy mạnh và phân phối không đều trong năm. Modul
dòng chảy toàn năm dao động từ 18-20 l/s/km2 đến 45-50 l/s/km2. Vào mùa lũ thường
tháng 7-11 lưu lượng ở một số sông suối chính ứng với tần suất 1% lên đến 1.0005.000 m3/s gây lũ lụt nghiêm trọng. Trong khi đó vào mùa kiệt, tháng 1-3 modul dòng
chảy kiệt chỉ đạt 0,25-9,1 l/s/km2, hạn chế đến khả năng cung cấp nước tưới cho cây
trồng cũng như khả năng về thủy điện.
Lượng dòng chảy trung bình năm ở mỗi khu vực tùy thuộc vào lưu vực, lượng
mưa, địa hình và địa chất, có sự phân biệt khá rõ : vùng Bảo Lộc-Ðạ Hoai 39-40
l/s/km2; vùng Ðà Lạt-Ðức Trọng 23-28 l/s/km2; Ðơn Dương 23-24 l/s/km2.
Lượng dòng chảy kiệt do còn phụ thuộc vào mức độ thảm phủ lưu vực và khả
năng điều tiết của hồ chứa nên giữa các sông chính có sự thay đổi rất lớn. Modul dòng
12


chảy kiệt ở sông Ðạ Tẻh đạt 7,31 l/s/km2, sông Ðại Nga 2,89 l/s/km2, sông Ða Tam
1,36 l/s/km2, sông Ða Nhim chỉ đạt 0,25 l/s/km2.
- Tài nguyên nước và tình hình sử dụng:
Khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt và một phần cho sản xuất nông nghiệp

thể hiện qua khả năng tưới ngầm trong phạm vi tỉnh Lâm Ðồng có thể phân chia như
sau:
+ Vùng có khả năng tưới ngầm: bao gồm các thung lũng có địa hình tương đối
bằng, thấp trong toàn tỉnh, có tầng chứa nước lỗ hổng với chiều dày thường không
quá 10m, lưu lượng nước mạch từ 0,10-0,14 l/s. Các khu vực phun trào bazan,
riolit, đacit và andesit có độ dốc < 250 và độ chênh cao tương đối < 300m, có tầng
chứa nước lỗ hổng- khe nứt hoặc khe nứt, lưu lượng nước mạch từ 0,1-1,01 l/s. Các
khu vực trầm tích cát, bột, sét có độ dốc < 200 và độ cao tương đối < 200m, có tầng
chứa nước khe nứt, lưu lượng nước mạch từ 0,1-2,0 l/s.
+ Vùng không có khả năng tưới ngầm: bao gồm các khu vực có địa hình núi
cao, độ chênh cao tương đối > 300m và dốc > 250 đối với vùng bazan riolit, đacit
và andesit, độ chênh cao tương đối > 200m và dốc > 200 đối với vùng đá macma
acid và đá phiến.
- Tình hình xói mòn và lũ lụt:
Lâm Ðồng là một tỉnh miền núi có địa hình khá phức tạp, nhiều nơi dốc cao
nên đất dễ bị xói mòn, rửa trôi nhất là những vùng không có rừng che phủ. Hiện tượng
xói mòn phổ biến là xói mòn khe và rãnh trên diện tích hẹp.
Lũ lụt thường xảy ra vùng hạ lưu sông Ðồng Nai gây úng ngập lâu dài cho các
vùng phía hạ lưu, nơi có địa hình thấp trũng và các công trình tiêu thoát nước chưa
được đầu tư đúng mức.
3.1.2 Ðặc điểm tài nguyên rừng
Các kiểu rừng, Lâm Ðồng có những kiểu rừng chính phân bố theo các vùng
như sau:
+ Vùng Ðồng Nai Thượng:
• Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp.
• Kiểu rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới.
13



×