Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

“ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN BỆNH HẠI RỪNG TRỒNG KEO LAI (Acacia hybred), KEO TAI TƯỢNG (Acacia mayicam) VÀ BƯỚC ĐẦU ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ” TẠI HẠT KIỂM LÂM BẢO LỘC LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 50 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

“ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN BỆNH HẠI RỪNG TRỒNG
KEO LAI (Acacia hybred), KEO TAI TƯỢNG (Acacia mayicam)
VÀ BƯỚC ĐẦU ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ”
TẠI HẠT KIỂM LÂM BẢO LỘC - LÂM ĐỒNG

Họ và tên sinh viên: ĐỖ VĂN HIỂU
Ngành: LÂM NGHIỆP
Niên khóa: 2004-2009

Tháng 06/2009


“ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN BỆNH HẠI RỪNG TRỒNG KEO LAI
(Acacia hybred), KEO TAI TƯỢNG (Acacia mayicam) VÀ
BƯỚC ĐẦU ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ”
TẠI HẠT KIỂM LÂM BẢO LỘC - LÂM ĐỒNG
Trang tựa
Tác giả

ĐỖ VĂN HIỂU

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
Lâm nghiệp

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. NGUYỄN THỊ BÌNH



Tháng 06/2009

i


LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm, các thầy cô trong khoa Lâm nghiệp
đã truyền đạt những kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Bình – giảng viên khoa Lâm nghiệp, đã tận tình giúp đỡ
hướng dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.
Ban lãnh đạo Hạt kiểm lâm Bảo Lộc – Lâm Đồng, Chi cục Kiểm Lâm Tỉnh
Lâm Đồng và tập thể cán bộ đồng nghiệp đơn vị đã tạo mọi điều kiện giúp cho tôi
hoàn thành cuốn luận văn này.
Gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập.

Tp.HCM tháng 06/2009
Sinh viên thực hiện

Đỗ Văn Hiểu

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Thành phần bệnh hại rừng trồng keo lai (Acacia hybred), keo
tai tượng (Acacia mayicam) và bước đầu đề xuất biện phòng trừ tại Hạt kiểm lâm Bảo Lộc
- Lâm Đồng”. Đề tài được thực hiện từ tháng 01/2009 đến tháng 05/2009.

Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài điều tra thành phần bệnh hại và xác định
chính xác tác nhân gây hại chính, đánh giá được mức độ bị hại và tình hình diễn biến của
bệnh trên rừng trồng hỗn giao keo lai với sao đen và rừng trồng hỗn giao keo tai tượng với
sao đen nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho việc đề xuất các biện pháp kiểm
soát và phòng trừ bệnh hại theo hướng tổng hợp, IPM có hiệu quả và bền vững.
Để giải quyết các nội dung của đề tài, chúng tôi đã ứng dụng phương pháp điều tra
quan sát trên các ô tiêu chuẩn tạm thời, mô tả, phân tích những triệu chứng quan sát được,
đo đếm và tính toán tỉ lệ cây bị hại và mức độ bị hại của bệnh, thông qua các chỉ tiêu:
TLB P% và CSB R% và phân cấp theo thang phân loại 5 cấp bệnh của Cục BVTV, 1996
Đề tài đã thu được những kết quả sau:
+ Khái quát được tình hình sinh trưởng chung của hai loại rừng tại khu vực
nghiên cứu
+Xác định được thành phần bệnh hại chính và mức độ phổ biến của bệnh trên hai
loại rừng trồng hỗn giao tại Hạt kiểm lâm Bảo Lộc – Lâm Đồng.
+ Mô tả triệu chứng điển hình và xác định những tác nhân gây hại chính của một
số loại bệnh hại điều tra được.
+ Đánh giá mức độ bị hại và tình hình biến động của bệnh qua các tháng điều tra
từ tháng 01/2009 đến tháng 05/2009.
+ Đề xuất và kiến nghị một số biện pháp kiểm soát và phòng chống bệnh theo
hướng tổng hợp, IPM.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa...........................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN

................................................................................................................. ii


TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH........................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ...................................................................................... ix
Chương 1: MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
U

1.1 Đặt vấn đề..............................................................................................................1
1.2 Mục đích, ý nghĩa và giới hạn đề tài .....................................................................2
1.2.1 Mục đích và mục tiêu của đề tài.....................................................................2
1.2.2 Giới hạn của đề tài..........................................................................................2
Chương 2: TỔNG QUAN .............................................................................................3
2.1 Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu..........................................................3
2.1.1 Vị trí địa lý......................................................................................................3
2.1.2 Điều kiện khí hậu: ..........................................................................................3
2.1.3 Địa hình - Đất đai ...........................................................................................4
2.1.4 Hệ thực vật......................................................................................................4
2.1.5 Giao thông ......................................................................................................4
2.1.6 Sơ lược về tình hình chung của rừng trồng keo lai và keo tai tượng tại .......5
khu vực nghiên cứu .................................................................................................5
Chương 3: NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........7
U

3.1 Vật liệu nghiên cứu................................................................................................7
3.2 Đối tượng - địa điểm và thời gian nghiên cứu.......................................................7
3.2.1 Đối tượng và địa điểm nghiên cứu .................................................................7
3.2.2 Thời gian nghiên cứu......................................................................................7

iv


3.3 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................7
3.4 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................8
3.4.1 Đánh giá khái quát tình hình sinh trưởng của rừng:.......................................8
3.4.2 Phương pháp điều tra thành phần bệnh hại trên rừng trồng keo lai và keo tai
tượng tại khu vực nghiên cứu..................................................................................8
3.4.3 Ph ương pháp điều tra tình hình biến động của một số bệnh hại chính ........9
3.4.4 Phương pháp thu thập, phân lập và định danh mẫu bệnh.............................11
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................13
4.1 Thành phần và mức độ phổ biến của bệnh hại trên rừng trồng keo lai và keo tai
tượng tại khu vực nghiên cứu....................................................................................13
4.1.1 Một số bệnh gây hại rừng trồng keo lai........................................................13
4.1.1.1 Bệnh nấm hồng (Corticium salmonicolor)............................................14
4.1.1.2 Bệnh bồ hóng cây keo lai (Capnodium sp) ...........................................17
4.1.1.3 Bệnh đốm nâu vàng (Drechslera austalensis và Cuvularia lunata) .....18
4.1.1.4 Bệnh khô thân cành cây keo lai (Botryodiplodia sp và Phomopsis sp) 21
4.1.2 Một số bệnh hại rừng trồng keo tai tượng ....................................................24
4.1.2.1 Bệnh chết khô, bong vỏ (Botryodiplodia theobromea).........................24
4.1.2.2 Bệnh bồ hóng cành cây keo tai tượng (Clasterosporium sp) ................27
4.2 Biến động của một số loại bệnh hại chính trên rừng trồng keo lai và keo tai
tượng trong thời gian điều tra từ tháng 01 - 05 /2009 tại khu vực nghiên cứu .........30
4.2.1 Biến động bệnh nấm hồng (Corticum salmonicolor) trên cây keo lai ........30
4.2.2 Biến động bệnh bồ hóng (Clasterosporium sp) trên lá cây keo lai ..............32
4.3.3 Biến động bệnh chết khô thân cành, bong vỏ (Botryodiplodia theobromea)
trên rừng trồng keo tai tượng từ T1 - T5 năm 2009 ..............................................33
4.4 Tình hình diễn biến của bệnh bồ hóng cành cây keo TT từ T1 - T5 năm 2009..35
4.5 Đánh giá khái quát tình hình sinh trưởng của rừng trồng keo lai và keo tai tượng
(12 tuổi) tại khu vực khảo sát ....................................................................................36

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................40

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

: Bảo vệ thực vật

CSB (R%)

: Chỉ số bệnh

D1,3

: Đường kính 1 m 3

Hvn

: Chiều cao vút ngọn

Keo TT

: Keo tai tượng

TK

: Tiểu khu


T1, T2,...

: Tháng 1, tháng 2,.....

TLB (P%)

: Tỉ lệ bệnh

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Triệu chứng bệnh nấm hồng (Corticium salmonicolor) trên cây keo lai tại
khu vực nghiên cứu .......................................................................................................15
Hình 4.2: Bào tử đảm và quả thể nấm hồng (Corticium salmonicolor).. .....................16
Hình 4.3: Triệu chứng bệnh bồ hóng (Capnodium sp) trên cây keo lai .......................17
Hình 4.4: Bào tử nấm (Capnodium sp) gây bệnh bồ hóng trên cây keo lai..................18
Hình 4.5: Triệu chứng lá bị bệnh đốm nâu vàng trên cây keo lai.................................19
Hình 4.6: Bào tử nấm Drechslera australiensis gây bệnh đốm nâu vàng....................20
trên lá cây keo lai...........................................................................................................20
Hình 4.7: Bào tử nấm Curvularia sp gây bệnh đốm nâu vàng trên cây keo lai ...........20
Hình 4.8: Dạng bào từ nấm Botryodiplodia sp gây bệnh chết khô cành cây keo lai....21
Hình 4.9: Triệu chứng cây keo lai bị bệnh khô thân cành ............................................22
do nấm Bortyodiplodia sp gây nên................................................................................22
Hình 4.10 : Cây keo lai bị sâu đục thân phá hại ...........................................................23
Hình 4.11: Cây keo lai bị mối tấn công ........................................................................23
Hình 4.12: Cây keo tai tượng bị chết khô do nấm (Botryodiplodia theobromea) gây hại ..25
Hình 4.13: Nấm (Botryodiplodia theobromea) phát triển trên phần trong mảnh vỏ

bong của cây keo tai tượng đặt trong môi trường ẩm....................................................26
Hình 4.14: Đoạn thân của cây keo tai tượng bị bong vỏ ..............................................26
do nấm (Botryodiplodia theobromea) ...........................................................................26
Hình 4.15: Hình dạng bào tử nấm (Botryodiplodia theobromea) ................................27
Hình 4.16: Triệu chứng bệnh bồ hóng cành cây keo tai tượng.....................................28
Hình 4.17: Cơ quan dinh dưỡng của nấm Clasterosporium sp tách từ mẫu bệnh........28
Hình 4.18: Bào tử nấm bồ hóng Clasterosporium sp ...................................................29
Hình 4.19: Quả thể Clasterosporium sp phát sinh trên sợi nấm...................................29
Hình 4.20: Dạng nảy mầm của bào tử Clasterosporium sp trích từ mẫu bệnh ............30

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Một số bệnh hại do nấm trên rừng trồng keo lai (TK 472) ..........................13
Bảng 4.2: Một số bệnh hại và mức độ phổ biến của bệnhtrên rừng trồng keo tai tượng
(TK 476) ........................................................................................................................24
Bảng 4.3: Diễn biến về mức độ bị hại của bệnh nấm hồng trên cây keo lai từ tháng
1(T1) đến tháng 5(T5) năm 2009 ..................................................................................30
Bảng 4.4: Biến động về tỷ lệ và chỉ số bệnh bồ hóng ..................................................32
trên lá cây keo lai từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2009 tại khu vực khảo sát....................32
Bảng 4.5: Biến động về tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh của bệnh chết khô,.........................33
bong vỏ của rừng rồng keo tai tượng qua các tháng điều tra (Từ T1 - T5)...................33
Bảng 4.6: Biến động tỷ lệ cành bị bệnh bồ hóng trên cây keo tai tượng ......................35
tại khu vực nghiên cứu qua các tháng điều tra từ T1 đến T5 năm 2009. ......................35
Bảng 4.7: Biến động về chỉ số bệnh bồ hóng cành cây keo TT từ T1 đến T5 năm 2009
.......................................................................................................................................35
Bảng 4.8: Các đặc trưng sinh trưởng của rừng trồng keo lai và keo tai tượng (12 tuổi)
tại khu vực khảo sát .......................................................................................................36


viii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1: Diễn biễn về nhiệt - ẩm độ với tỷ lệ bệnh ................................................31
và chỉ số bệnh nấm hồng trên cây keo tại khu vực qua các tháng điều tra ...................31
Biểu đồ 4.2: Biến động nhiệt - ẩm độ với TLB% và CSB% ........................................32
của bệnh bồ hóng trên lá cây keo lai từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2009 .......................32
Biểu đồ 4.3: Biến động nhiệt ẩm độ với tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh ..............................34
chết khô cây keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu T1 – T5 năm 2009 ........................34

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Rừng là một hệ sinh thái bền vững bao gồm cả yếu tố phi sinh vật và sinh vật
(kể cả con người). Chúng có mối quan hệ hữu cơ trong trạng thái cân bằng sinh học.
Điều đó đã được chứng minh qua thời gian tồn tại và phát triển của rừng.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây của thập kỷ 20, do áp lực gia tăng về dân
số, nạn chặt phá rừng bữa bãi, chuyển đất rừng thành đất canh tác nông nghiệp…
cộng thêm vào đó, điều kiện khí hậu môi trường ngày càng biến đổi mạnh, gây ra các
hiện tượng như “Hiệu ứng nhà kính”, Enino và dẫn đến những tai hoạ cho chủng quần
sinh học như : nạn hạn hán, cháy rừng, lũ lụt, sâu bệnh phá hoại, hiện tượng xói mòn,
rửa trôi đất, ô nhiễm nguồn nước, khí hậu… làm phá vỡ trạng thái cân bằng sinh học
tự nhiên dẫn đến năng suất giảm sút cả về chất lượng và số lượng, diện tích ngày càng
bị thu hẹp, độ che phủ rừng giảm thấp đáng kể vv…

Tất cả những điều đó đã gây thiếu hụt nghiêm trọng về nguồn cung cấp gỗ và
lâm sản ngoài gỗ, một trong những nguyên liệu chính để phát triển ngành công nghiệp
xuất khẩu và đặc biệt là ngành công nghiệp bột giấy, một ngành công nghiệp mũi
nhọn không kém phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế nước nhà. Bên
canh đó còn có chức năng vô cùng to lớn là phòng hộ và bảo vệ môi trường, đặc biệt
trong giai đoạn hiện nay tái tạo dựng lại vốn rừng, bảo vệ môi trường là một yêu cầu
cấp bách đang được các cấp, các ngành thực sự quan tâm
Để cung cấp thêm một số thông tin về mức độ bị hại, tìm ra được những tác
nhân sâu bệnh phá hại chính trên rừng trồng keo lai và keo tai tượng tại Ban quản lý
rừng phòng hộ Bảo Lộc, làm cơ sở cho việc đề xuất một số biện pháp kiểm sát, phòng
chống. góp phần phục hồi và xây dựng lại vốn rừng, bảo vệ môi trường tại khu vực
nghiên cứu nói riêng, tỉnh Lâm Đồng nói chung là một việc làm thiết thực.

1


Xuất phát từ những mục tiêu đó, được sự phân công Ban quản lý lâm sinh, dưới sự
hướng dẫn của ThS. Nguyễn Thị Bình chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Điều tra thành
phần bệnh hại rừng trồng keo lai (Acacia hybred), keo tai tượng (Acacia mayicam) và
bước đầu đề xuất biện phòng trừ” tại Hạt kiểm lâm Bảo Lộc – Lâm Đồng.
1.2 Mục đích, ý nghĩa và giới hạn đề tài
1.2.1 Mục đích và mục tiêu của đề tài
Cung cấp một số thông tin, tư liệu để hiểu rõ hơn về thành phần của tập đoàn sâu
bệnh phá hại chính, xác định chính xác tác nhân gây hại chủ yếu và mức độ bị hại của
rừng trồng keo lai và keo tai tượng do bệnh hại gây ra tại khu vực nghiên cứu làm cơ
sở cho việc đề xuất một số biện pháp phòng chống nhằm nhanh chống phục hồi lại vốn
rừng, bảo môi trường sinh thái tại Ban quản lý rừng phòng hộ Bảo Lộc – Lâm Đồng.
1.2.2 Giới hạn của đề tài
Do thời gian có hạn, việc điều tra tập trung chủ yếu vào một số tháng mùa khô
(Tháng 1 đến tháng 5), thời tiết khô hạn ảnh hưởng đến việc theo dõi tình hình diễn

biến của bệnh hại. Vì vậy chưa có cơ sở chắc chắn để xác định chính xác mùa phát
sinh bệnh hại.
- Việc định danh một số loại nấm chỉ mới dừng lại ở cấp giống,
- Cần tiếp tục nghiên cứu, theo dõi để xác định đúng mùa phát sinh bệnh hại(cả
những tháng mùa mưa tiếp trong năm và năm sau).
- Chưa có điều kiện nghiên cứu đầy đủ các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến
động thái phát sinh phát triển của nguồn bệnh làm cơ sở chắc chắn đề xuất các biện
pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào rừng, nhằm khống chế những điều kiện ảnh
hưởng có lợi cho sinh trưởng của rừng, không có lợi cho vật gây bệnh, qua đó nâng
cao tính kháng bệnh cho cây đồng thời giảm sức sống của vật gây hại, hạn chế khả
năng gây bệnh hại cho rừng.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu
2.1.1 Vị trí địa lý
Khu vực keo lai và keo tai tượng thu tiểu khu 472 và 476 nằm trong ranh giới
xã Lộc Châu - Thị xã Bảo Lộc có toạ độ địa lý như sau:
* Tiểu khu 472:

Từ 1070 445’ – 107044’10”
Từ 1103023’ - 11030;24”

- Phía Bắc giáp huyện Bảo Lâm
- Phía Nam Giáp suốt Đakolka
- Phía Đông giáp xã Lộc Châu
- Phía Tây giáp huyện Bảo Lâm

* Tiểu khu 476:

Từ 107043’50” – 107043’54”
Từ 11027 – 110 28’53”

- Phía Bắc giáp tiểu 475,
- Phía Nam giáp TK 485 và Đa Hoai
- Phía Đông giápTK 477
- Phía Tây giáp Đa Hoai
2.1.2 Điều kiện khí hậu:
Nhiệt độ bình quân toàn khu vực là 220c, tháng nóng nhất là 260C, lạnh nhất là
150C. Lượng mưa bình quân năm là 2600 mm tập trung nhiều nhất vào tháng 8: mưa
cao nhất 320mm. Tháng 1 là tháng có lượng mưa thấp nhất là 8mm. Số ngày mưa
trong năm là 156 ngày. Tháng có mưa cao nhất là tháng 8.
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10
- Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
3


Trong vùng hình thành 2 hướng gió chính là gió Đông Bắc và Đông Nam
+ Gió Đông Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 10, đặc tính mang nhiều hơi nước
+ Gió Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió này mang đặc tính khô
hanh, vận tốc gió lớn làm tăng sự bốc thoát hơi nước.
2.1.3 Địa hình - Đất đai
* Địa hình
Nơi đây bị chia cắt bởi các dòng và khe suối, địa hình tương đối dốc, độ dốc > 300.
- Độ cao tuyệt đối: 840 m
- Độ cao tương đối: 800 m
* Đất đai
Đất ở đây thuộc nhóm đất Feralit màu vàng tập trung ở sườn và đỉnh đồi, phát

triển trên đá mẹ granite, tầng đất mặt mỏng, có ít đá lộ đầu. Hiện tượng trồng rừng
trước đây là đất trống đồi núi trọc thuộc diện đất rừng đặc duy (Tiểu khu 476 và đất
rừng sản xuất tiểu khu 472, đất ở đây thuộc cấp II, III có độ phì và mùn rất kém.
2.1.4 Hệ thực vật
Thực bì dưới tán rừng trồng keo lai và keo tai tượng thuộc nhóm I chủ yếu là cỏ
tranh lau lách chịu được điều kiện khắc nghiệt, đặc biệt có thể làm cây tiên phong để
trồng ở đồi núi trọc. Đặc biệt hơn nữa keo lai là một loại cây có tác dụng cải tạo đất tốt
vì trong rễ của nó có chứa vi khuẩn cố định đạm có tác dụng cố định đạm khí trời
thông qua các nốt sần trên rễ cây (kể cả loài cây keo tai tượng).

2.1.5 Giao thông
TK 472 và 476 nhìn chung có hệ thống đường xá khá thuận lợi cho việc chăm
sóc Quản lý và bảo vệ rừng (gần quốc lộ 20). Tuy nhiên do địa hình dốc (độ dốc > 300)
nên mức độ xói mòn rửa trôi thường xuyên xảy ra vào mùa mưa, nên đất đai ở khu vực
này nhìn chung nghèo, xấu, khô hạn làm ảnh hưởng một phần sinh trưởng phát triển
của rừng, sức đề kháng của cây bị giảm sút, là một trong những điều kiện cho sâu nấm
tấn công và xâm nhiễm.

4


2.1.6 Sơ lược về tình hình chung của rừng trồng keo lai và keo tai tượng tại khu
vực nghiên cứu
Hai loại rừng này được trồng năm 1997 (12 tuổi)
- Phương thức trồng:

+ Hỗn giao giữa sao đen và keo tai tượng (TK 476)
+ Trồng hỗn giao…keo lai - Sao đen (TK 472)

Do hạt kiểm lâm Bảo Lộc Lâm Đồng thiết kế và quản lý.

- Mật độ trồng ban đầu:
+ TK476:
Sao đen:

417cây/ha

Keo tai tượng :

833 cây/ha

+ TK472:
Sao đen:

417cây/ha

Keo lai:

833 cây/ha

* Mục đích trồng rừng
Trước đây (trước năm 1997) diện tích đất trồng hai loại rừng này phần lớn là
đất trống đồi núi trọc pha hệ thực vật rừng kém giá trị. Vì vậy với mục đích chính của
việc trồng rừng là phủ xanh đất trống đồi núi trọc, sử dụng hết tiềm năng đất rừng sẵn
có trên địa bàn, hạt quản lý đặc biệt hơn nữa tái tạo vốn rừng (nguồn quý hiếm, giá trị
kinh tế cao , keo là một đối tượng được chọn trong mô hình). Thực tiễn chức năng
phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái là một vấn đề cấp bách trong khu vực và các
vùng lân cận. Bên cạnh đó, việc tạo công ăn việc làm cho người dân quanh vùng, hạn
chế phần nào về tệ nạn phát nương làm rẫy, lấn chiếm đất cũng như đốt và khai tác
lâm sản trái phép là một việc làm thiết thực. Vì vậy chọn loại cây keo lai, keo tai
tượng và sao đen trong mô hình trồng rừng ở khu vực này nhằm phần nào đáp ứng

được mục đích trên.
Cây keo lai và keo tai tượng là hai loại cây có biên độ sinh thái khá rộng, là
những loài cây mọc nhanh, sinh trưởng khá tốt trên nhiều điều kiện lập địa, có giá trị
kinh tế, đặc biệt trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghệ bột giấy - một
ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta trong nhiều năm qua và hiện nay, trong đó cây
keo lai là loài được lai giữa hai loài keo Keo lá tràm (A. auriculiformis) và keo tai
5


tượng (keo lá lớn) (A. mangium) nên được thừa hưởng những đặc tính trội của bố mẹ,
có phạm vi phân bố rộng, ưa sáng, mọc nhanh.
Qua kết quả nghiên cứu bước đầu của GS. Lê Đình Khả (1993 cho thấy: Keo lai
sinh trưởng nhanh hơn keo là tràm hai lần về đường kính và 5 lần về chiều cao. Điều
đó có thể kết luận: keo lai có sự tăng trưởng vượt bậc so với bố mẹ (keo lá tràm + keo
tai tượng. Vì vậy việc chọn loài cây keo lai trong mô hình trồng rừng tại khu vực là
khá hợp lý. Cây keo tai tượng cũng giống như cây keo lai, keo tai tượng (A. mangium)
là loài cây họ đậu, gỗ là nguyên liệu cho sản xuất bột giấy có giá trị không kém các
loài cây lá rộng bản địa như mỡ, bồ đề,… Là loài cây ưa sáng, mọc nhanh, tán lá dài,
sớm tạo tầng tán che phủ đất tốt giúp cho đất không bị phá vỡ cấu trúc dưới tác động
của nước mưa. Cây còn khả năng cải tạo đất, tăng độ phì, mặt khác do có biên độ sinh
thái rộng nên các loài keo trong đó có keo tai tượng được chú ý gây trồng nhiều nơi ở
vùng đồi núi, nhằm tăng nhanh tỷ lệ che phủ rừng, cải tạo đất và môi trường.
Ngay sau khi trồng trên đất hoang hoá cỏ tranh tại khu vực năm thứ ba (sau khi
trồng) đã thấy xuất hiện rõ rệt bởi lớp thảm mục khá dày , phía dưới lớp thảm mục còn
thấy có nhiều côn trùng nhỏ và đặc biệt là giun đất. Đến mùa ra hoa xuất hiện các loài
chim, thú như: gà rừng và đã từ lâu vắng bóng do săn bắn cạn kiệt của con người.
Như vậy nếu trồng cây keo tai tượng chỉ cầu sau ba năm có thể tái tạo phần nào hoàn
cảnh rừng.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây tình hình sinh trưởng của rừng trồng hai
loại cây này tại khu vực nghiên cứu có nhiều biến động, một trong những nguyên nhân

là do nạn sâu bệnh phá hoại. Đó là lý do mà chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm tìm ra
một số giải pháp trước mắt, với hy vọng thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của đơn vị,
đồng thời góp phần cải tạo môi trường sinh thái trong vùng và các vùng lân cận của
tỉnh nhà.
* Mục đích trồng rừng hổn giao sao đen và keo tai tượng:
- Tận dụng khả năng sinh trưởng của keo tai tượng từ 5 – 6 tháng đầu (keo có
tán rộng 0,9m), có khả năng che bóng cho sao trong mùa khô năm sau và cây keo có
tác dụng giữ độ ẩm, giữ nước - Tạo ra các cấu trúc rừng nhiều tầng tán, tận dụng hết
khả năng dinh dưỡng, tiềm năng đất đai và khả năng phòng hộ tạo ra nhiều của cải vật
chất có giá trị cho toàn xã hội.
6


Chương 3
NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU
3.1 Vật liệu nghiên cứu
- Các dụng cụ phòng thí nghiệm và vật liệu nấu môi trường để phân lập, nuôi
cấy và giám định tác nhân gây hại.
- Phiếu điều tra theo dõi bệnh, dụng cụ thu thập mẫu bệnh, dụng cụ đo đường
kính,, chiều cao cây,…
3.2 Đối tượng - địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1 Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là một số loạibệnh hại chính trên rừng
trồng keo lai và keo tai tượng tại TK 476 và TK 472 thuộc Hạt Kiểm Lâm Bảo Lộc Lâm Đồng.
3.2.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài đã được tiến hành từ ngày 09/01/2009 đến ngày 30/05/2009.
3.3 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục đích và mục tiêu của đề tài đặt ra, nội dung nghiên cứu gồm:
+ Đánh giá khái quát về tình hình sinh trưởng của rừng trồng keo lai và keo tai
tượng tại khu vực nghiên cứu.

+ Điều tra thành phần bệnh hại chính và mức độ phổ biến của bệnh trên hai loại
rừng trồng keo lai và keo tai tượng.
+ Theo dõi tình hình diễn biến của một số bệnh hại chính trên hai loại rừng
trồng tại khu vực nghiên cứu qua các tháng điều tra.
+ Đề xuất biện pháp quản lý, phòng chống bệnh hại và tác động một số giải
pháp lâm sinh nhằm phục hồi, tái tạo vốn rừng tại khu vực có hiệu quả.

7


3.4 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết được các nội dung trên phương pháp nghiên cứu được tiến hành
như sau:
3.4.1 Đánh giá khái quát tình hình sinh trưởng của rừng:
Tiến hành khảo sát sơ bộ toàn khu vực rừng trồng keo lai và keo tai trượng, chọn
vị trí lập ô tiêu chuẩn. Số lượng ô tiêu chuẩn trên mỗi loại rừng là 3 ô diện tích ô 400
m2. Ô tiêu chuẩn được bố trí theo kiểu hệ thống ngẫu nhiên (đỉnh, sườn, chân dốc).
Trong ô tiêu chuẩn tiến hành đo đếm một số chỉ tiêu sinh trưởng như: mật độ cây N/ô,
D1,3/ô, Hvn, chất lượng rừng phân theo 3 cấp (A, B, C), tình hình chăm sóc, vệ sinh
rừng, phòng chống cháy rừng,…Số liệu được ghi chép vào phiếu điều tra cây đứng
- Đo D1,3 bằng thước dây với độ chính xác 0,5 cm
- Chiều cao vút ngọn: chủ yếu dùng phương pháp mục trắc (độ chính xác sai số cho
phép 0,5m).
- Chất lượng rừng được chia làm 3 cấp: tốt (A), trung bình (B), xấu (C).
+ Cây tốt (A) là cây khoẻ mạnh, thân thẳng, tán tròn đều.
+ Cây trung bình (B) là cây sinh trưởng bình thường, không sâu bệnh, nhưng
xấu hơn, cây tốt về sinh trưởng và phát triển.
+ Cây xấu (C) là cây cong queo, sâu bệnh, đỗ gãy, còi cọc.
* Một số công thức tính toán các chỉ tiêu sinh trưởng cơ bản:
π


∑d

- Tính tiết diệu ngang:

G (m 2 ) =

- Trữ lượng rừng trong Ô tiêu chuẩn:

M= ∑ GHf

4

2
i

(trong đó G là tiết diệu ngang thân cây, H là chiều cao vút ngọn, f là hình số thân cây
(ngang ngực) = 0,5; di là đường kính d1,3 trong từng ô tiêu chuẩn.
3.4.2 Phương pháp điều tra thành phần bệnh hại trên rừng trồng keo lai và keo
tai tượng tại khu vực nghiên cứu
Theo phương pháp của PTS Đặng Thị Vũ Thanh và GS.TS Hà Minh Trung ở
viện BVTV (1997).

8


* Chọn điểm điều tra:
Trên mỗi loại rừng, chúng tôi tiến hành điều tra thành phần bệnh hại trong
các ô tiêu chuẩn đã đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của rừng. Cố định ô tiêu chuẩn
theo dõi trong suốt thời gian điều tra. Đồng thời kết hợp điều tra theo tuyến xuyên qua

các dạng địa hình khác nhau trong hai tiểu khu 476 và 472 nhằm phát hiện tác nhân
gây hại.
* Lịch điều tra:
- Điều tra định kỳ một tháng một lần
* Phương pháp điều tra:
Trong ô tiêu chuẩn chọn cây theo 5 điểm chéo góc. Trên mỗi đợt điều tra,
chúng tôi quan sát các bệnh hại xuất hiện ở các cây đã chọn theo 4 hướng và tập trung
ở phần giữa của cây. Mô tả triệu chứng bệnh, ghi chép các bệnh phát hiện được vào
phiếu điều tra thành phần bệnh hại đã in sẵn.
* Chỉ tiêu theo dõi:
Tỷ lệ cây bị bệnh P% =

Tổng số cây bị bệnh
Tổng số cây điều tra

Đánh giá mức độ phổ biến của bệnh như sau:
-:

Không xuất hiện bệnh ở rừng cây (ô tc/).

+:

Xuất hiện bệnh đến ≤ 10% cây điều tra

++:

Xuất hiện bệnh đến từ 11 – 25%

+++:


Xuất hiện bệnh đến từ 26 – 50%

+++:

Xuất hiện bệnh đến > 50% c ây bị bệnh.

3.4.3 Phương pháp điều tra tình hình biến động của một số bệnh hại chính
Dựa vào kết quả điều tra thành phần bệnh hại, chúng tôi chọn ra những bệnh
xuất hiện khá phổ biến để tiến hành theo dõi tình hình biến động về tỉ lệ và chỉ số bệnh
dựa theo phương pháp của PTS Đặng Thị Vũ Thanh và GS.TS Hà Minh Trung (1997)
Viện BVTV.
Trong ô tiêu chuẩn tiến hành chọn các cây tiêu chuẩn theo 5 điểm chéo góc
trong ô (4 điểm 4 góc/ô và 1 điểm tại giao điểm của 2 đường chéo trong ô. Trong mỗi
điểm chọn ngẫu nhiên 6 cây/mỗi loài, tổng số cây tiêu chuẩn điều tra trong ô là 30 cây.
9


- Đối với bệnh trên lá: trên mỗi cây chọn 4 cành theo 4 hướng Đông - TâyNam - Bắc (chủ yếu cành tầng giữa). Đếm tổng số lá trên mỗi cành và số lá bị bệnh.
Để đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh, dựa theo trang phân loại 5 cây bệnh của cục
BVTV (1986) như sau:
- Cấp 0: cây không bệnh
- Cấp 1: ≤ 5% diện tích lá bị bệnh
- Cấp 2: ≤ 15% diện tích lá bị bệnh
- Cấp 3: ≤ 30% diện tích lá bị bệnh
- Cấp 4: ≤ 50% diện tích lá bị bệnh
- Cấp 5: > 50% diện tích lá bị bệnh
* Đối với bệnh thân, cành:
Do hai loài cây keo và keo tai tượng phân cành khá phức tạp và không thể xác
định tuổi cành, theo phương pháp phân cấp bệnh theo tuổi cành trong phương pháp
điều tra bệnh của Viện BVTV(1997) và Chi cục BVTV (1986) . Đối với bệnh trên

thân, chúng tôi tiến hành đo chiều dài vết bệnh trên các thân cây tiêu chuẩn và phân
chia cấp bệnh theo chiều dài vết bệnh thực tế đo được (như bệnh nấm hồng trên thân
cây keo lai).
* Đối với bệnh khô thân cành :
Chúng tôi đếm tổng số cây bị bệnh trên tổng số cây điều tra, chọn 4 cành cấp 1
(theo 4 hướng) đếm tổng số cành cấp 2 /tổng số các cây cấp 1 bị bệnh có trên mỗi cành
cấp 1.
Các chỉ tiêu tính toán:
Tỷ lệ bệnh (%)
TLB (P%)

Chỉ số bệnh (%)
CSB ( R %)

Số lá (thân, cành) bị bệnh

=

∑ Số lá (thân, cành) điều tra

=

=

∑ n*v
N*V

*100

n1v1+n2v2+n3v3+n4v4+…

N*V

10

* 100

*100


Trong đó n1, n2,…nn số lá , thân cành bị bệnh ở các cấp bệnh tương ứng
1,2,3,...n.
- Đánh giá mức độ phân bố bệnh theo 4 cấp sau:
Nếu P từ

0 – 5% : Bệnh phân bố cá thể
6 – 25% : Bệnh phân bố cụm
26 – 50%: Bệnh phân bố đám
> 50%: Bệnh phân bố đều

- Đánh giá mức độ bị hại dựa vào (CSB R%) như sau:
Nếu R từ

0 – 10% : Cây khoẻ
10 – 20% : Cây bị bệnh nhẹ
20 – 30% : Cây bị bệnh vừa
>30 – 50%: Cây bị bệnh nặng
> 50% : Cây bị bệnh rất nặng.

3.4.4 Phương pháp thu thập, phân lập và định danh mẫu bệnh
* Phương pháp thu thập mẫu bệnh:

Tại các điểm điều tra, tiến hành thu thập các mẫu bệnh đã phát hiện được. Mẫu
được chọn có triệu chứng mới xuất hiện cho đến khi vết bệnh có triệu chứng điển hành
nhưng chưa quá già để tránh đến mức tối đa các vi sinh vật cộng sinh hoặc các vi sinh
vật hoại sinh có trên vết bệnh.
(Dựa theo phương pháp thu thập mẫu của PTS Đặng Vũ Thanh và GS.TS Hà
Minh Trung viện BVTV(1997). Miss T.Caine, R.T.V.Fox (1993)).
* Môi trường để phân lập mẫu bệnh:
Để phân lập và nuôi giữ các tác nhân gây bệnh, chúng tôi đã sử dụng hai môi trường:
- Môi trường khoai tây – Agar (PGA)
- Môi trường bột bắp: - Agra (CMA)
Thành phần gồm:
- Môi trường PGA: + Khoai tây cắt nhỏ :

300gr

+ Glucose

:

20 gr

+ Agrar

:

20 gr

+ Nước cất

:


1000 ml

11


Khoai tây được nấu sôi trong nước cất khoảng 30 phút, lọc lấy nước loại bả rồi
cho thêm nước cất vào cho đủ 1 lít nấu sôi lại rồi cho Agrar và đường Glucose vào hấp
khử trùng ở 1210C trong 15 phút.
- Môi trường CMA:

+ Bột bắp

:

30 g

+ Agar

:

20 g

+ Nước cất

:

1000 ml

Bột bắp xay nhuyễn được cho vào 1000 ml nước cất nấu sôi khoảng 30 phút,

sau đó lọc qua túi oải, loại bỏ bã rồi cho thêm nước cất vào cho đủ một lít. nấu cho sôi
lại rồi cho Agar vào và đun sôi lại. Hấp khử trùng như đối với môi trường PGA.
* Phương pháp phân lập mẫu bệnh
Mẫu bệnh thu thập về chúng tôi tiến hành phân lập ngay hoặc nếu chưa thể phân
lập ngay được bảo quản mẫu trong các túi giấy vô trùng ở nhiệt độ 50 c.
- Đối với bệnh trên lá
Rửa sạch mẫu dưới vòi nước chảy và dùng kéo hay dao mổ dã khử trùng cắt từ rìa
của vết bệnh những miếng mẫu có kích thước 0,5 cm2. Khử trùng mẫu bằng HgCl2
0,1% trong vòng 1-2 phút, sau đó rửa lại bằng nước cất vô trùng nhiều lần rồi thấm
khô màu bằng giấy thấm vô trùng. Dùng kẹp chuyển các mẫu này vào trong dĩa môi
trường đã chuẩn bị sẵn. Tất cả các thao tác được tiến hành trong điều kiện vô trùng
hoàn toàn.
- Đối với mẫu trên thân cành
Thân, cành bệnh được rửa sạch bằng vòi nước máy, dùng dao mổ vô trùng gọt bỏ
phân vỏ, thân, cành và cắt lấy những đoạn mẫu có kích thước khoảng 0,5 – 1cm (riêng
đối với bệnh nấm hồng lấy phá vỏ thân, không vứt bỏ). ở phần tiếp giáp giữa mô khoẻ
và mô bệnh các thao tác khử trùng và cấy lên đĩa petri cũng như mẫu từ lá.
* Định danh mẫu bệnh:
Sau khi phân lập và làm thuần, nấm gây bệnh được định danh dựa vào các khoá
phân loại của các tác giả trong và ngoài nước

12


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Qua thời gian điều tra và nghiên cứu bệnh hại trên rừng trồng keo lai và keo tai
tượng ở TK 472 và 476 tại Thị xã Bảo Lộc thuộc Hạt Kiểm Lâm Bảo Lộc - Lâm
Đồng, chúng tôi đã thu được những kết quả sau:
4.1 Thành phần và mức độ phổ biến của bệnh hại trên rừng trồng keo lai và keo

tai tượng tại khu vực nghiên cứu
4.1.1 Một số bệnh gây hại rừng trồng keo lai
Bảng 4.1: Một số bệnh hại do nấm trên rừng trồng keo lai (TK 472)
STT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

1

Bệnh nấm hồng

Corticium salmonicolor

2

Bệnh bồ hóng

Capnodium sp

3

Đốm màu vàng

4

Chết khô thân cành

Drechslera australiensis

Curvularia lunata Boed

Bộ phận

Mức độ phổ

bị hại

biến bệnh

Thân

+++



++++



++

Botryodiplodia sp

Thân,

Phomopsis sp

cành


++

Trên rừng trồng keo lai (22 tuổi) tại TK 472 chúng tôi đã phát hiện được 4 loại
bệnh do 5 loại nấm gây ra, trong đó bệnh nấm hồng và bệnh bồ hóng xuất hiện rất phổ
biến (+ + + + ), còn bệnh đốm nâu và bệnh chết khô thân cành xuất hiện ở mức trung
bình (+ +).

13


4.1.1.1 Bệnh nấm hồng (Corticium salmonicolor)
* Triệu chứng bệnh
Bệnh phá hại chủ yếu trên thân, cành đã hoá nâu và đặc biệt ở chỗ phân cành
(trên 70% số trường hợp bị hại) . Trên thân cành bị nhiễm bệnh, vỏ bong và bị nứt ra.
Ban đầu vết bệnh màu trắng các sợi nấm phát triển như tơ nhện, sau đó vết bệnh
chuyển sang màu hồng, đây cũng là giai đoạn mấm tấn công sâu vào lớp gỗ bên trong
thân. vết bệnh phát triển rộng quanh vùng thân, cành, chiều dài vết bệnh có thể đạt
1,5m- 2m (dọc theo thân cành). Nếu bệnh nặng làm phần thân (vỏ, lá, gỗ) bị mục, xốp
và gãy ngang thân, làm giảm chất lượng và năng suất rừng trồng keo lai tại khu vực
nghiên cứu.
Có thể chia bệnh nấm hồng phát triển theo 2 giai đoạn:
- Giai đoạn bệnh nhẹ:
Bệnh thường xuất hiện ở nơi có độ ẩm cao trông cây như vị trí phân cành trên
thân (vì bào tử nấm và sợi nấm dễ bám chích. Lúc đầu nơi bị nhiễm bệnh trên thân
xuất hiện mạng lưới màu trắng chằng chịt (đó là sợi nấm). Khi gặp điều kiện thuận lợi
bệnh phát triên nhanh, vết bệnh chuyển sang màu hồng nhạt và lan rộng, sợi nấm xâm
nhập vào bên trong thân cây (phần gỗ và lõi) và hình thành bảo tử đâm rồi phát tán
theo gió. Do vậy bệnh lây lan nhanh chóng.
- Giai đoạn bệnh nặng:
Khi vết bệnh đã chuyển từ màu hồng nhạt sang màu hồng đậm cũng là lúc phần

gỗ và lõi gần như đã mục xốp. phần tán lá của cây nhiễm bệnh chuyển sang màu vàng
và héo úa. cuối cùng bệnh nặng, cây bị gãy ngang thân, lúc này vỏ cây đã nứt thành
từng mảng. Dưới phần gốc còn lại sau một thời gian mọc ra một số chồi bất định,
không có giá trị sử dụng gỗ tròn nữa.

14


Hình 4.1: Triệu chứng bệnh nấm hồng (Corticium salmonicolor)
trên cây keo lai tại khu vực nghiên cứu
15


×