Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

CẢI TIẾN QUY TRÌNH SẤY GỖ XẺ TRÀM BÔNG VÀNG TẠI CÔNG TY PISICO ĐỒNG AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.73 KB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

CẢI TIẾN QUY TRÌNH SẤY
GỖ XẺ TRÀM BÔNG VÀNG
TẠI CÔNG TY PISICO ĐỒNG AN

Họ và tên sinh viên : HUỲNH TẤN NGỌC
Ngành : CHẾ BIẾN LÂM SẢN
Niên khoá : 2005 - 2009

Tháng 06 / 2009
 

 

   


 

CẢI TIẾN QUY TRÌNH SẤY
GỖ XẺ TRÀM BÔNG VÀNG
TẠI CÔNG TY PISICO ĐỒNG AN

Tác giả

HUỲNH TẤN NGỌC


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CẤP BẲNG KỸ SƯ
NGÀNH CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Giáo viên hướng dẫn :
PGS.TS ĐẶNG ĐÌNH BÔI

Tháng 06 / 2009
 

i  

 

 

 


 

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và làm đề tài tốt nghiệp, tôi xin
chân thành cảm ơn:
-Ban giám hiệu cùng toàn thể quý Thầy, Cô trường
Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
-Ban chủ nhiệm cùng toàn thể quý Thầy, Cô Khoa
Lâm Nghiệp, đặc biệt là quý Thầy, Cô Bộ môn Chế biến
Lâm Sản.
-Thầy P.GS-TS. Đặng Đình Bôi – giáo viên hướng
dẫn – người đã giúp đỡ tôi thực hiện đề tài.

-Ban lãnh đạo cùng tập thể Anh, Chị em công nhân
Công ty cổ phần chế biến gỗ Pisico-Đồng An đã tạo điều
kiện giúp tôi thực hiện đề tài này.
-Tập thể lớp Chế biến Lâm Sản 31 đã động viên, giúp
đỡ tôi trong thời gian thực hiện học tập tại trường.
TP.HCM, Ngày 18 tháng 05 năm 2009
Sinh viên thực hiện

Huỳnh Tấn Ngọc

 

ii  

 

 

 


 

TÓM TẮT
Sấy gỗ là một trong những khâu quan trọng trong ngành chế biến gỗ, việc sấy gỗ
đạt chất lượng phụ thuộc vào nhiều vấn đề như điều kiện lò sấy của xí nghiệp, nguyên
liệu, chế độ sấy, quy trình sấy …
Ngày nay, việc sấy gỗ rừng trồng đang rất phổ biến. Gỗ Tràm Bông Vàng là một
trong những loại gỗ khó sấy, dễ sản sinh khuyết tật nếu điều hành sấy không tốt gỗ dễ
bị nứt tét, cong vênh, làm giảm chất lượng gỗ sấy. Công ty chế biến gỗ PiSiCo Đồng

An đang áp dụng quy trình sấy gỗ xẻ Tràm Bông Vàng nhưng vẫn còn mắc phải nhiều
hạn chế như độ ẩm nguyên liệu gỗ sau khi sấy không đạt yêu cầu, tỉ lệ khuyết tật sau
khi sấy còn cao…Nên chất lượng gỗ sau khi sấy vẫn chưa hoàn hảo như mong muốn,
ngoài ra thời gian sấy gỗ còn kéo dài.... Đó cũng là vướng mắc mà công ty đang tìm
cách khắc phục để có thể tạo ra sản phẩm đồ gỗ có chất lượng tốt hơn.
Với những vướng mắc tồn tại trong quá trình sấy gỗ, được sự đồng ý của công ty
chúng tôi sẽ thực hiện đề tài:“ Cải tiến quy trình sấy gỗ xẻ Tràm Bông Vàng tại công
ty PiSiCo Đồng An”.
Đề tài nghiên cứu được tiến hành tại công ty chế biến gỗ PiSiCo Đồng An, thời
gian từ ngày 30/02/2009 đến ngày 18/05/2009. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng
tôi theo dõi, khảo sát các mẻ sấy công ty đang sấy cho quy cách gỗ 25 x 67 x 1100 mm
và 26 x 85 x 1100 mm, từ khâu đầu tiên là lựa chọn nguyên liệu cho đến khi ra lò. Dựa
vào kết quả của 2 mẻ sấy, chúng tôi phân tích và tìm ra nguyên nhân những vấn đề mà
công ty đang vướng mắc về sấy như chất lượng sản phẩm sau khi sấy, thời gian sấy….
Từ đó, chúng tôi đề đạt ý kiến bổ sung, khắc phục cải tiến quy trình sấy nhằm hoàn
thiện hơn nhằm nâng cao được chất lượng gỗ sấy, rút ngắn được thời gian sấy, giảm tỉ
lệ phế phẩm gỗ sấy…

 

iii  

 

 

 


 


MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... ….ii
TÓM TẮT……………………………………...……………………………………..iii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .........................................................................................vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH......................................................................................... vii
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1.1 Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài .......................................................................1
1.2 Mục đích – mục tiêu và phạm vi nghiên cứu .......................................................2
1.2.1 Mục đích và mục tiêu của đề tài..........................................................................2
1.2.2 Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3
Chương 2 .........................................................................................................................4
TỔNG QUAN.................................................................................................................4
2.1 Thực trạng và xu hướng phát triển của công nghệ sấy gỗ ..................................4
2.2 Ý nghĩa của việc sử dụng gỗ rừng trồng trong chế biến hàng mộc ....................4
2.3 Tình hình sấy gỗ tại công ty PiSiCo Đồng An.......................................................5
Chương 3 .........................................................................................................................7
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ...............................................................................7
3.1 Cơ sở lý thuyết của quá trình sấy gỗ......................................................................7
3.3 Đặc điểm sinh trưởng, phát triển, cấu tạo và một vài đặc điểm về sấy của gỗ
Tràm Bông Vàng ...........................................................................................................7
3.5 Phương pháp xác định: độ ẩm ban đầu, khối lượng thể tích, điểm bão hoà thớ
gỗ và nhiệt độ, độ ẩm môi trường của lò sấy.............................................................11
3.5.1 Cách lấy mẫu thí nghiệm và xác định độ ẩm ban đầu ....................................11
 

iv  

 


 

 


 

3.5.2 Khối lượng thể tích .............................................................................................12
Chương 4 .......................................................................................................................16
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................................16
4.1 Khảo sát đặc điểm gỗ Tràm Bông Vàng tại công ty...........................................16
4.2 Tìm hiểu về lò sấy tại xí nghiệp PiSiCo Đồng An ...............................................16
4.3 Khảo sát quy trình sấy thực nghiệm hiện tại công ty đang sấy.........................17
4.4 Phân tích đánh giá kết quả đạt được của các mẻ sấy thực nghiệm ..................22
4.5 Quy trình sấy gỗ Tràm Bông Vàng 26 x 85 x 1100 mm, 25 x 67 x 1100 mm
được cải tiến .................................................................................................................23
4.5.1 Lựa chọn nguyên liệu .........................................................................................23
4.5.2 Xếp gỗ thành kiện...............................................................................................23
4.5.3 Xếp gỗ vào lò .......................................................................................................25
4.5.4 Chế độ sấy được cải tiến : ..................................................................................26
4.5.5 Tính toán thời gian cho từng giai đoạn sấy......................................................29
4.6 Tiến hành sấy thử nghiệm với quy trình được cải tiến ......................................33
4.7 So sánh hai quy trình sấy......................................................................................35
Chương 5 .......................................................................................................................36
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................36
5.1 Kết luận ..................................................................................................................36
5.2 Kiến nghị ................................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................38


 



 

 

 


 

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Kết quả thí nghiệm xác định độ ẩm ban đầu của gỗ Tràm Bông
Vàng…………………………………………………………………………………..40
Bảng 4.2 : Khối lượng thể tích gỗ Tràm Bông Vàng ở độ ẩm 12 –
22%................................................................................................................................41
Bảng 4.3 : Độ co rút tổng quát của gỗ Tràm Bông Vàng…………………………… 42
Bảng 4.4 : Độ ẩm bão hoà thớ gỗ của gỗ Tràm Bông Vàng ………………………... 43
Bảng 4.5:Chế độ sấy với quy cách 25 x 67 x 1100mm, 26 x 85 x 1100mm tại công ty
………………………………………………………………………………………...44
Bảng 4.6 : Bảng nguyên liệu sấy nhập lò số 1…………………………………… 45,46
Bảng 4.7: Chế độ sấy của lò số 11và các giá trị theo dõi thực tế……………………..47
Bảng 4.8 : Bảng kết quả của mẻ sấy lò số 1( Kiểm tra lúc sáng 1703/2009)………...20
Bảng 4.9: Bảng nguyên liệu sấy nhập vào lò số……………………………………...44
Bảng 4.10 : Chế độ sấy của lò số 11và các giá trị theo dõi thực tế………………. 50,51
Bảng 4.11 : Bảng kết quả của mẻ sấy lò số 11( Kiểm tra lúc sáng 18/03/2009)……. 21
Bảng 4.12 : Bảng chế độ sấy được cải tiến………………………………………. 27,28

Bảng 4.13: Tính toán thời gian cho giai đoạn sấy ròng…………………………...30,31
Bảng 4.14: Bảng thời gian của môt mẻ sấy dự định………………………………… 31
Bảng 4.15 : Khối lượng nguyên liệu vào lò số 1 sấy thử nghiệm…………………52.53
Bảng 4.16 :Bảng kết quá của lò sấy số 1 ( Kiểm tra lúc sáng ngày 19/04/2009)…… 33
Bảng 4.17: Khối lượng nguyên liệu vào lò số 11 sấy thử nghiệm……………….. 54,55
Bảng 4.18 : Bảng kết quả của lò sấy số 11 ………………………………………..…42
Bảng 4.19 : Bảng so sánh kết quả hai quy trình sấy………………………………… 35
 

vi  

 

 

 


 

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 3.1: Cấu tạo lò sấy CaXe 91…………………………………………………....16
Hình 3.2 : Sơ đồ nguyên lý của lò sấy………………………………………………..17
Hình 3.3 : Biểu đồ Id của lò sấy CaXe91…………………………………………….17
Hình 4.1 : Sơ đồ bố trí các kiện gỗ trong lò sấy……………………………………...33
Biểu đồ 4.1: Chế độ sấy tại công ty…………………………………………………..25
Biểu đồ 4.2: Biểu đồ giảm ẩm và chế độ sấy của lò số 1……………………………..26
Biểu đồ 4.3 : Biểu đồ giảm ẩm và chế độ sấy của lò số 11…………………………...28
Biểu đồ 4.4 : Biểu đồ giảm ẩm lý thuyết……………………………………………..34

Biểu đồ 4.5 : Bảng chế độ sấy được cải tiến………………………………………….35
Biểu đồ 4.6 : Biểu đồ giảm ẩm của chế độ sấy cải tiến………………………………36

 

vii 

 

 

 


 

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài
Gỗ là vật liệu gắn liền với cuộc sống con người, được con người sử dụng từ rất
lâu . Gỗ được con người làm ra các sản phẩm mộc để phục vụ cuộc sống. Ngày xưa
những đồ dùng đơn giản được làm thủ công, ngày nay khoa học kĩ thuật phát triển
ngành chế biến gỗ ra đời, đồ gỗ được sử dụng và sản xuất với quy mô và chất lượng
hơn. Vì thế gỗ dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Nhưng ở gỗ vẫn còn nhiều tồn tại mà ta phải khắc phục như gỗ là vật liệu không
đồng nhất, nhiều khuyết tật, dễ bị sâu nấm mối mọt tấn công, dễ hút ẩm…làm giảm
đáng kể chất lượng của nguyên liệu. Để sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu, gỗ phải
qua khâu xử lý, bảo quản và sấy gỗ cho khô. Gỗ sau khi xẻ xong thường có độ ẩm W =
80 - 100 %, gỗ đưa vào gia công thì độ ẩm thích hợp W= 6 - 12 % vì như thế sẽ dễ
dàng trong quá trình gia công ở các khâu tiếp theo như trang sức bề mặt, chà nhám,

làm tăng chất lượng của sản phẩm, tăng hiệu quả sử dụng sản phẩm …Chính vì thế mà
sấy gỗ giữ vai trò rất quan trọng trong sản xuất chế biến các mặt hàng đồ gỗ.
Chúng ta đã biết gỗ là vật liệu không đồng nhất, nhiều khuyết tật như mắt gỗ,
nghiêng thớ, chéo thớ, dầu nhựa, gôm, thể bít…Gỗ sau khi sấy cũng có thể sinh ra
nhiều khuyết tật như nứt đầu, nhăn mặt, cong, vênh, mo, nứt trong…Vì vậy công việc
sấy gỗ vẫn còn rất nhiều tồn tại cần phải giải quyết để có được chất lượng gỗ tốt hơn.
Việc sấy gỗ đạt chất lượng phụ thuộc vào nhiều vấn đề như điều kiện lò sấy của
xí nghiệp, nguyên liệu (cấu tạo, tính chất vật lý - hóa học…), cách xếp gỗ vào lò, chế
độ sấy, quy trình sấy …Gỗ Tràm Bông Vàng là một trong những loại gỗ khó sấy, dễ
sản sinh khuyết tật nếu điều hành sấy không tốt gỗ dễ bị nứt tét, cong vênh, làm giảm
chất lượng gỗ sấy. Thực tế ở các xí nghiệp chế biến gỗ, điều boăn khoăn là làm thế nào
 



 

 

 


 

để có được quy trình sấy với chế độ sấy hợp lý nhất để có thể tăng chất lượng gỗ sấy,
rút ngắn thời gian sấy, góp phần tăng giá trị sản phẩm và thu được hiệu quả sấy cao.
Hiện nay, công ty chế biến gỗ PiSiCo Đồng An đang áp dụng quy trình sấy gỗ xẻ
Tràm Bông Vàng nhưng vẫn còn mắc phải nhiều hạn chế như độ ẩm nguyên liệu gỗ
sau khi sấy không đạt yêu cầu, tỉ lệ khuyết tật sau khi sấy còn cao…Nên chất lượng gỗ
sau khi sấy vẫn chưa hoàn hảo như mong muốn, ngoài ra thời gian sấy gỗ còn kéo

dài.... Đó cũng là vướng mắc mà công ty đang tìm cách khắc phục để có thể tạo ra sản
phẩm đồ gỗ có chất lượng tốt hơn.
Với những vướng mắc tồn tại trong quá trình sấy gỗ, được sự đồng ý của công ty
chúng tôi sẽ thực hiện đề tài: “CẢI TIẾN QUY TRÌNH SẤY GỖ XẺ TRÀM BÔNG
VÀNG TẠI CÔNG TY PISICO ĐỒNG AN”.
1.2 Mục đích – mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
1.2.1 Mục đích và mục tiêu của đề tài
* Mục đích
Mục đích của đề tài là cải tiến quy trình sấy, chế độ sấy mà công ty đang áp dụng
sấy cho hai quy cách gỗ 25 x 67 x 1100 và 26 x 85 x 1100 sao cho chất lượng gỗ sấy
được tốt hơn (độ ẩm đạt hơn, gỗ ít bị khuyết tật hơn), rút ngắn thời gian sấy nhằm tiết
kiệm các chi phí như tiêu hao điện năng, nhân công…
* Mục tiêu
- Khảo sát nguyên liệu gỗ Tràm Bông Vàng trước khi sấy và cấu tạo hệ thống thiết bị
lò sấy tại công ty.
- Khảo sát chế độ sấy, quy trình sấy gỗ Tràm tại công ty đang áp dụng, xác định tỷ lệ
phế phẩm và các dạng khuyết tật sau khi sấy gỗ.
- Xây dựng chế độ sấy - quy trình sấy gỗ xẻ mới, so sánh chất lượng các mẻ sấy với
nhau, rút ra kết luận và đề xuất với công ty sấy thử nghiệm chế độ sấy gỗ xẻ mới.
- Đưa ra các khuyến cáo liên quan đến sấy gỗ cho công ty.
 



 

 

 



 

1.2.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này chúng tôi giới hạn chỉ tìm hiểu và cải tiến quy trình sấy và chế độ sấy
gỗ Tràm Bông Vàng ( Tên khoa học : Acacia auriculiformis Acunn ex benth) có quy
cách 25 x 67 x 1100 và 26 x 85 x 1100 với thiết bị lò sấy hơi đốt CaXe 91. Địa điểm
sấy tại công ty PiSiCo Đồng An.

 



 

 

 


 

Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Thực trạng và xu hướng phát triển của công nghệ sấy gỗ
Ngày nay, công nghiệp gia công cơ giới gỗ phát triển mạnh mẽ, những lò sấy,
phương pháp sấy thủ công cũ kĩ, năng suất thấp, chất lượng sấy kém đã không thể đáp
ứng yêu cầu khối lượng gỗ sấy ngày càng lớn của các nước công nghiệp phát triển.
Các lò sấy công suất lớn, công nghệ thiết bị tiên tiến được xây dựng ở các nhà máy chế
biến tổng hợp gỗ. Các lò sấy ván bóc, ván lạng, sấy dăm, sấy tre… để làm ván nhân

tạo ngày càng phong phú. Các công trình nghiên cứu về sấy gỗ, các phương pháp, quy
trình, chế độ sấy với nhiều loại môi trường, nguyên liệu sấy trong các kiểu lò sấy khác
nhau ngày càng phát triển sâu rộng ở các nước trên thế giới.
Xu hướng phát triển hiện nay là hoàn thiện kỹ thuật công nghệ sấy, để rút ngắn
thời gian sấy, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất chất lượng cao, giá thành rẻ…
Ở nước ta, công nghiệp gia công chế biến gỗ nói chung, công nghệ sấy gỗ nói
riêng vẫn còn phát triển chậm và kém. Những năm gần đây, rừng tự nhiên đã bị cạn
kiệt, công nghiệp chế biến gỗ mềm từ rừng tự nhiên và rừng trồng làm vật liệu xây
dựng, làm đồ mộc dùng trong nước và xuất khẩu với quy mô ngày càng lớn, yêu cầu
chất lượng ngày càng cao. Công tác nghiên cứu sấy gỗ, các lò sấy gỗ, kĩ thuật và công
nghệ sấy gỗ cũng như đào tạo đội ngũ cán bộ kĩ thuật và công nhân vận hành sấy có
trình độ được chú trọng nhằm đáp ứng yêu cầu của thời đại.
2.2 Ý nghĩa của việc sử dụng gỗ rừng trồng trong chế biến hàng mộc
Do kinh tế ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày được nâng cao nên nhu
cầu đòi hỏi của con người ngày càng cao. Các sản phẩm hàng mộc cũng vậy, muốn
đáp ứng được nhu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng thì mẫu mã không chỉ
phong phú đẹp về hình dáng mà còn đảm bảo cả về chất lượng.
 



 

 

 


 


Với quyết định đóng cửa rừng, cấm khai thác và xuất khẩu gỗ tự nhiên, khuyến
khích khai thác và sử dụng gỗ rừng trồng đã làm cho một số nhà máy chế biến gỗ bị
khủng hoảng về nguyên liệu. Việc nghiên cứu và đưa vào áp dụng chế biến gỗ với
nguyên liệu gỗ rừng trồng đã được nhiều công ty chế biến gỗ chú trọng.
Trước đây, vì số lượng nhiều, đảm bảo được về vấn đề nguyên liệu nên cây Cao
su là cây gỗ rừng trồng được quan tâm nhiều nhất, gỗ Tràm Bông Vàng chỉ được xem
là gỗ tạp nên chỉ sử dụng làm nguyên liệu cho ngành giấy và một số nơi sử dụng đóng
đồ mộc gia đình.Với sự quan tâm của các nhà sản xuất trong việc tìm kiếm nguồn
nguyên liệu mới, giờ đây cây Tràm Bông Vàng cũng là một trong những loại gỗ rừng
trồng đang được sử dụng làm nguyên liệu đưa vào sản xuất đồ mộc phục vụ trong
nước và cả xuất khẩu.
2.3 Tình hình sấy gỗ tại công ty PiSiCo Đồng An
Công ty chế biến gỗ Pisico Đồng An được hình thành từ rất sớm, với sự đầu tư
về cơ sở hạ tầng phù hợp với điều kiện của công ty trong đó có hệ thống lò sấy bằng
hơi đốt. Hiện tại ở công ty có 12 lò sấy hơi đốt Caxe 91. Tình trạng lò là tương đối cũ
kĩ : tường lò, trần lò, cửa lò không được kín, hệ thống quạt và giàn gia nhiệt cung cấp
hơi đốt…không đảm bảo. Hiện nay chỉ còn một vài lò đang hoạt động. Chính vì tình
trạng đó mà chất lượng gỗ sau khi sấy không cao, không đáp ứng đủ nguyên liệu cho
các quá trình gia công sản phẩm vào những lúc cao điểm.
Một trong những hạn chế của lò sấy tại công ty là không thể sấy được gỗ có quy
cách lớn, công ty phải thuê những lò sấy ở những nơi khác sấy gỗ có bề dày lớn để
không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của công ty. Gỗ có bề dày từ 26 mm trở lên,
sau khi sấy xong thường bị tét đầu, cong vênh, độ ẩm không đạt ( thường phải sấy lại
lần hai ), mất thời gian và gây tốn kém về mặc kinh tế.
Quá trình sấy gỗ tại công ty chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của công nhân trực tiếp
sấy mà không có một quy trình sấy cụ thể là một trong những nguyên nhân chính làm
cho chất lượng gỗ sau khi sấy không được đảm bảo.

 




 

 

 


 

Dự án xây lại hệ thống lò sấy bằng hơi nước đã và đang được vạch ra và sẽ bắt
đầu xây dựng trong thời gian sớm nhất, hiện tại công ty vẫn áp dụng hệ thống lò sấy
hơi đốt để phần nào đáp ứng nguyên liệu cho công ty.

 



 

 

 


 

Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

3.1 Cơ sở lý thuyết của quá trình sấy gỗ
Sấy gỗ là quá trình nhằm loại bỏ toàn bộ các loại nước chứa trong gỗ, nhằm làm
giảm trọng lượng của gỗ, hỗ trợ cho các quá trình gia công tiếp theo như trang sức bề
mặt, chà nhám…, làm cho quá trình sử dụng sản phẩm gỗ được tốt nhất
Nguyên lý điều hành sấy : là giữ ổn định tốc độ sấy ở giai đoạn đầu tương ứng
với tốc độ thoát ẩm của từng loại gỗ, giữ cho gỗ khô với tốc độ vừa phải và giảm đến
mức tối đa hiện tượng sản sinh khuyết tật trong gỗ sấy. Tăng tốc giai đoạn sấy sau đến
mức cao nhất có thể được ( tùy theo từng loại gỗ ) do đó vừa tăng nhiệt độ vừa giảm
mạnh độ ẩm tương đối của không khí trong buồng sấy.
3.2 Tìm hiểu cấu tạo của gỗ ảnh hưởng đến quá trình sấy
Gỗ là vật liệu được cấu tạo từ nhiều kiểu tế bào rất đa dạng, phong phú và điều
kiện sinh trưởng tự nhiên cũng ảnh hưởng đến cấu tạo của gỗ. Đặc điểm và cấu trúc,
đặc biệt là sự khác nhau về cấu trúc tế bào của loại gỗ như quản bào, mạch gỗ, tia gỗ,
thể bít… đều ảnh hưởng đến quá trình sấy.
3.3 Đặc điểm sinh trưởng, phát triển, cấu tạo và một vài đặc điểm về sấy của gỗ
Tràm Bông Vàng
Cây Tràm Bông Vàng tên khoa học : Acacia Auriculiformis Acunm ex benth,
thuộc họ : Trinh nữ ( Minosaceae ), là cây ưa sáng, vươn cao nhanh lúc nhỏ. Ở Việt
Nam, cây Tràm chủ yếu tập trung nhiều ở các vùng Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ,
Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ…
Tràm là loại cây có khả năng tái sinh mạnh, là loại cây có giác lõi phân biệt. Khi
mới chặt hạ gỗ giác có màu hồng nhạt, gỗ lõi lúc đầu có màu nâu đỏ sau chuyển sang
nâu vàng. Gỗ tràm bông vàng có gỗ sớm và gỗ muộn dễ phân biệt vì chúng có màu sắc
 



 

 


 


 

khác nhau rõ rệt, vòng tăng trưởng hằng năm khó phân biệt, gỗ đặc nặng và cứng
nhưng hay uốn vặn, dễ cưa nhưng khó bào, bị cong vênh khi khô.
Cây Tràm có sợi gỗ ngắn <1,4 mm, thớ gỗ hơi vặn khả năng chịu lực ép và lực
nén thấp, tia gỗ có mật độ trung bình và thuộc dạng tia gỗ đơn. Đường kính lỗ mạch
lớn, chiều dài mạch gỗ trung bình, mạch gỗ sắp xếp theo hình thức phân tán.
Theo luận văn tốt nghiệp: “ Khảo sát một số tính chất cơ lý của gỗ Cao Su và
Tràm Bông Vàng” của Lê Văn Tường. Chúng tôi ghi nhận các kết quả nghiên cứu gỗ
Tràm Bông Vàng như sau:
+ Khối lượng thể tích cơ bản : 0,626 ( g/cm3 )
+ Khối lượng thể tích gỗ tuơi : 0,994 ( g/cm3 )
+ Khối lượng thể tích gỗ thí nghiệm : 0,717 ( g/cm3 )
+ Khối lượng thể tích gỗ khô kiệt : 0,675 ( g/cm3 )
+ Độ hút nước trong 24 giờ : 30,59 ( % )
+ Tỉ lệ co rút theo chiều tiếp tuyến : 2,610 ( % )
+ Tỉ lệ co rút theo chiều xuyên tâm : 4,099 ( % )
+ Tỉ lệ co rút theo chiều dọc thớ : 0,667 ( % )
+ Ứng suất nén dọc thớ : 483,314 ( kg/cm2 )
+ Ứng suất uốn tĩnh có lực đặt trên mặt tiếp tuyến : 707,485 ( kg/cm2 )
+ Ứng suất uốn tĩnh có lực đặt trên mặt xuyên tâm : 1090,07 ( Nm/cm2 )
Trong sấy, gỗ Tràm Bông Vàng khô rất chậm và dễ sản sinh khuyết tật, gỗ sấy
khô không đều. Vì vậy giải pháp sấy là sấy với Δt thấp ở giai đoạn đầu ( mở thoát dẫn
khí chậm ) , sử dụng nhiệt độ cao và tăng tốc sấy ở giai đoạn cuối để rút ngắn thời gian
sấy, sử dụng quạt gió mạnh hoặc xếp gỗ thoáng để tạo điều kiện cho gỗ sấy khô đều.


 



 

 

 


 

3.4 Tìm hiểu lò sấy CaXe 91
Cấu tạo của lò sấy Caxe 91 được mô tả như hình 3.3

Hình 3.1: Cấu tạo lò sấy CaXe 91
Lò sấy CaXe 91 có cấu tạo đơn giản, linh động trong việc chuyển đổi cácphương
thức gia nhiệt khác nhau. Khi cần thiết có thể gia nhiệt bằng hơi nước, nước nóng…mà
vẫn giữ nguyên được cấu trúc lò. Tận dụng triệt để được nhiệt của hơi đốt, công việc
bảo dưỡng và sửa chữa lò sấy dễ dàng, ít tốn kém. Nhưng lò sấy CaXe 91 vẫn tồn tại
nhiều nhược điểm : lắp đặt quạt và thiết bị nhiệt tương đối phức tạp. Động cơ quạt đặt
bên trong lò và dưới thiết bị tăng nhiệt nên dễ bị trục trặc và hỏng hóc do phải làm
việc trong môi trường khắc nghiệt ( nhiệt độ cao, độ ẩm cao, thời gian dài ). Ngoài ra
với cách bố trí quạt như vậy, trong quá trình tuần hoàn của môi trường sấy theo chiều
cao của đống gỗ sẽ xuất hiện vùng giáp ranh mà ở đấy có hiện tượng triệt tiêu vận tốc
dòng chảy ở vị trí có chiều chuyển động ngược nhau và gỗ sẽ khô không đều. Lưu
thông hơi đốt trong các ống dẫn nằm ngang gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi chiều cao của
ống khói phải tương đối cao.
Cấu trúc của lò sấy bao gồm : Móng lò, nền lò, tường lò, trần và cửa lò sấy.

Móng lò là một vành đai dưới chân tường bao quanh nền lò sấy. Móng lò làm bằng đá
hộc, trát kẽ vữa xi măng, cát, gạch vụn…, có nhiệm vụ làm cho lò sấy khỏi bị lún nứt,
xiu quẹo. Trần lò sấy làm bằng bêtông cốt sắt dày khoảng 70 – 100 mm, trần lò sấy
phải giảm mất mát nhiệt và khắc phục hiện tượng nước ngưng tụ trên bề mặt trần lò.
Tường lò sấy được xây bằng gạch trát vữa xi măng cát, với kích thước : tường ngoài
dày 2 viên gạch ( ≈ 200 mm ), tường trong dày 1 – 2 viên gạch ( 100 – 200 mm ). Nền
 



 

 

 


 

lò sấy được làm bằng 4 lớp sau đây : lớp vữa xi măng ( ≈ 200 mm ), lớp bêtông xi
măng + cát sỏi ( 120 mm ), lớp đá dăm ( 200 – 250 mm ), lớp gạch vỏ ( 60 mm ).
Nền lò sấy nghiêng với độ dốc 0,001 – 0,05, có răng con thoát nước ở phía thấp dọc
thân lò và cuối đường rãnh có một lỗ nhỏ thông ra ngoài lò sấy nhằm mục đích dẫn
nước ngưng tụ ( nếu có ) thoát ra ngoài, tạo điều kiện tháo nước dễ dàng lúc rửa vệ
sinh trong lò sấy. Cửa lò sấy : Cửa đơn giản bằng loại cửa bản lề có díp khoá, khung
cửa làm bằng gỗ có mép sắt chữ L để giữ cho cửa khỏi xộc xệch và biến dạng. Xung
quanh 4 mép cửa được lót vải bạt hoặc mền chân để cho cửa khi đóng được kín hoàn
toàn , hơi nóng không thoát ra ngoài được.
Lò sấy Caxe 91 có nguyên tắc hoạt động như sau : Hơi đốt từ buồng đốt được
dẫn vào ống tản nhiệt nằm ngang. Sau khi đi hết chiều dài ống thì hơi đốt được đưa ra

ngoài nhờ ống khói. Môi trường sấy sau khi được làm nóng nhờ các ống tản nhiệt có
trạng thái (1). Sau đó đi qua phần dưới của đống gỗ nhờ sức đẩy của quạt gió. Môi
trường sấy lúc này có trạng thái (2) và một phần được thải ra ngoài, còn lại đi qua
phần trên của đống gỗ nhờ sức hút của quạt gió và có trạng thái (2’). Sau đó qua thiết
bị tản nhiệt thực hiện vòng tuần hoàn tiếp theo. Độ ẩm tương đối của lò sấy được điều
tiết bởi hệ thống cửa nạp, cửa thải và thiết bị phun ẩm. Nhiệt độ của không khí được
khống chế bởi sự tăng hay giảm cường độ đốt lò.

Hình 3.2 : Sơ đồ nguyên lý của lò sấy

Hình 3.3 : Biểu đồ Id của lò sấy CaXe91

 

10  

 

 

 


 

Trong đó:

- 1 - 2 : Quá trình sấy phía dưới đống gỗ.
- 2 - 2’: Quá trình phần trên đống gỗ
- 0 - 2’: Quá trình hỗn hợp khí.


3.5 Phương pháp xác định: độ ẩm ban đầu, khối lượng thể tích, điểm bão hoà thớ
gỗ và nhiệt độ, độ ẩm môi trường của lò sấy
3.5.1 Cách lấy mẫu thí nghiệm và xác định độ ẩm ban đầu
Chúng tôi sử dụng phương pháp cân, đo, đếm để xác định độ ẩm ban đầu của gỗ,
đây là phương pháp cổ điển nhưng trong nghiên cứu người ta hay dùng vì nó đơn giản
và chính xác.
Các bước tiến hành như sau : Từ những thanh gỗ tươi, chọn những thanh gỗ
không bị khuyết tật và những thanh gỗ này đại diện cho lò sấy. Cắt bỏ đầu thanh gỗ
một khoảng 20cm, rồi ta mới cắt lấy mẫu có kích thước 20 x 20 x 30 mm theo TCVN
362 : 1970 để xác định độ ẩm. Đếm số thứ tự các mẫu từ 1 – 15, rồi cân trên cân điện
tử có độ chính xác 0,01g ta được khối lượng ban đầu là Ga. Sau khi cân, mẫu gỗ được
đem đi sấy ở tủ sấy thí nghiệm ở nhiệt độ từ 1050C ( nhằm làm khô gỗ mà vẫn không
làm thay đổi chất trong gỗ ). Qua một thời gian sấy chúng tôi đem cân mẫu, nếu thấy
khối lượng mẫu không thay đổi qua 3 lần cân kế tiếp nhau ( mỗi lần cách nhau 1h )
thì đó là khối lượng khô kiệt của mẫu gỗ G0 . Khi lấy mẫu ra cân, mẫu gỗ phải được
đặt trong bình thủy tinh có nắp đậy kín cách ẩm và bên trong đựng chất hút ẩm nhằm
không cho gỗ sau khi sấy xong không bị hút ẩm.
Biết dược khối lượng ban đầu Ga và khối lượng khô kiệt của mẫu gỗ G0, chúng
tôi xác định độ ẩm của gỗ thông qua công thức :
W = {(Ga – G0 )/ G0 }* 100 %
Trong đó:
Ga ( g ) là khối lượng ban đầu của gỗ
G0 ( g ) là khối lượng khô kiệt của gỗ

 

11  

 


 

 


 

3.5.2 Khối lượng thể tích
Để đánh giá lượng thực chất gỗ có trong một đơn vị thể tích, người ta dùng khái
niệm khối lượng thể tích. Khối lượng thể tích gỗ là tỷ số giữa khối lượng gỗ trên
một đơn vị thể tích. Khối lượng thể tích được kí hiệu là ρ, đơn vị là g/cm3 hoặc
kg/m3.
Công thức: ρ = m / v ( g/cm3 ).
Trong đó:
ρ ( g/cm3 ) là khối lượng thể tích gỗ
m ( g ) là khối lượng gỗ
v ( m3 ) là thể tích gỗ
Khối lượng thể tích là cơ sở hợp lí cho việc đánh giá giá trị của gỗ trong những
lĩnh vực khác nhau, nó có liên quan chặt chẽ đến nhiều tính chất cơ lí khác nhau. Vì
vậy việc nghiên cứu khối lượng thể tích là vấn đề cần thiết.
Tuỳ theo khối lượng nước chứa trong gỗ nhiều hay ít mà có các khái niệm về
khối lượng thể tích như sau:
* Khối lượng thể tích cơ bản: là tỉ số giữa khối lượng gỗ khô kiệt và thể tích gỗ tươi.
Công thức tính khối lượng thể tích cơ bản: ρcb = m0 / vt ( g/cm3 )
Trong đó: ρcb là khối lượng thể tích cơ bản ( g/cm3 )
m0 là khối lượng gỗ khô kiệt ( g )
vt là thể tích gỗ tươi ( cm3 )
* Khối lượng thể tích gỗ tươi: là tỉ số giữa khối lượng gỗ tươi và thể tích gỗ tươi.
Công thức tính khối lượng thể tích gỗ tươi: ρt = mt / vt ( g/cm3 )

Trong đó: ρt là khối lượng thể tích tươi ( g/cm3 )
mt là khối lượng gỗ tươi ( g )
vt là thể tích gỗ tươi ( cm3 )
* Khối lượng thể tích gỗ khô trong không khí ( khối lượng thể tích gỗ thí nghiệm ): là
tỉ số giữa khối lượng gỗ thí nghiệm và thể tích gỗ thí nghiệm.
 

12  

 

 

 


 

Công thức tính khối lượng thể tích gỗ thí nghiệm: ρtn = mtn / vtn ( g/cm3 )
Trong đó: ρtn là khối lượng thể tích gỗ thí nghiệm ( g/cm3 )
mtn là khối lượng gỗ thí nghiệm ( g )
vtn là thể tích gỗ thí nghiệm ( cm3 )
* Khối lượng thể tích gỗ khô kiệt: là tỉ số giữa khối lượng gỗ khô kiệt và thể tích gỗ
khô kiệt.
Công thức tính khối lượng thể tích gỗ khô kiệt: ρ0 = m0 / v0 ( g/cm3 )
Trong đó: ρ0 là khối lượng thể tích cơ bản ( g/cm3 )
m0 là khối lượng gỗ khô kiệt ( g )
v0 là thể tích gỗ tươi ( cm3 )
Trong 4 loại khối lượng thể tích chúng tôi chỉ nghiên cứu và tính toán khối lượng
thể tích khô kiệt của gỗ Tràm Bông Vàng. Cách xác định khối lượng thể tích gỗ khô

kiệt : có nhiều phương pháp xác định khác nhau nhưng phương pháp cân đo là chính
xác nhất. Chúng tôi chọn 15 mẫu gỗ thí nghiệm có qui cách là 20 x 20 x 30 mm theo
TCVN 362 : 1970 để xác định khối lượng thể tích. Sau đó, các mẫu gỗ được đem đi
sấy ở tủ sấy thí nghiệm ở nhiệt độ từ 1050C ( nhằm làm khô gỗ mà vẫn không làm thay
đổi chất trong gỗ ). Qua một thời gian sấy chúng tôi đem cân mẫu, nếu thấy khối lượng
của mẫu không thay đổi qua 3 lần cân kế tiếp nhau ( mỗi lần cách nhau 1h ) thì đó là
khối lượng khô kiệt của mẫu gỗ m0. Sau khi sấy xong, mẫu gỗ lấy ra phải được đặt
trong bình thủy tinh có nắp đậy kín cách ẩm và bên trong đựng chất hút ẩm nhằm
không cho gỗ sau khi sấy xong không bị hút ẩm. Lần lượt lấy từng mẫu thí nghiệm,
dùng thước kẹp hoặc thước Panme đo kích thước ba chiều của mẫu thí nghiệm chính
xác đến 0,01mm, rồi dùng cân có độ chính xác đến 0,01g xác định khối lượng mẫu gỗ.
Tính khối lượng thể tích khô kiệt theo công thức: ρ0 = m0 / v0 ( g/cm3 ).
3.5.3 Điểm bão hoà thớ gỗ
Điểm bão hoà thớ gỗ là ranh giới giữa nước thấm và nước tự do, được xác định
bởi lượng nước thấm tối đa có trong vách tế bào gỗ. Trong gỗ tươi, nước tự do lấp đầy
các khoảng trống của các xoan tế bào, nước liên kết lấp đầy các vách tế bào. Nếu đặt
 

13  

 

 

 


 

gỗ tươi trong môi trường không khí hay môi trường sấy có nhiệt độ và độ ẩm nhất định

thì nước trong gỗ sẽ bay hơi ra ngoài. Khi nước tự do thoát ra hết, nước thấm còn bão
hoà trong vách tế bào thì tại điểm đó gọi là điểm bão hoà thớ gỗ. Ngược lại, khi đặt
một thanh gỗ khô kiệt trong môi trường không khí thì gỗ sẽ hút ẩm, khi nước thấm bão
hoà trong vách tế bào và nước tự do bắt đầu xuất hiện thì điểm đó gọi là điểm bão hoà
thớ gỗ.
Công thức tính độ ẩm bão hoà thớ gỗ: W bh = B / V *100
Trong đó: Wbh là độ ẩm bão hoà thớ gỗ ( % )
B là độ co rút tổng quát ( % )
V là hệ số co rút ( % )
* Công thức tính độ co rút tổng quát và hệ số co rút:
+ Độ co rút tổng quát: B = [ ( Vt – V0 ) / V0 ] *100
Trong đó: Vt là thể tích gỗ tươi ( cm3 )
V0 là thể tích gỗ khô kiệt ( cm3 )
+ Hệ số co rút: V = [ ( Vtn – V0 ) / ( V0 * W ) ] * 100
Trong đó: Vtn là thể tích gỗ thí nghiệm ( cm3 )
V0 là thể tích gỗ khô kiệt ( cm3 )
W là độ ẩm gỗ thí nghiệm ( % )
Cách xác định độ ẩm bão hoà thớ gỗ của gỗ Tràm Bông Vàng như sau :
Chúng tôi chọn 15 mẫu gỗ có quy cách 20 x 20 x 30 (mm) theo TCVN 362 : 1970 để
xác định độ ẩm bão hoà thớ gỗ . Sau đó, các mẫu gỗ được đem đi sấy ở tủ sấy thí
nghiệm ở nhiệt độ từ 1050C ( nhằm làm khô gỗ mà vẫn không làm thay đổi chất trong
gỗ ). Trong quá trình sấy, chúng tôi theo dõi quá trình giảm ẩm của gỗ, mục đích là
xác định thời điểm các mẫu gỗ bắt đầu bị co rút ( điểm bão hoà thớ gỗ). Sau khi xác
định được thời điểm gỗ bắt đầu co rút, chúng tôi cho tất cả các mẫu gỗ vào trong bình
thủy tinh có nắp đậy kín cách ẩm và bên trong đựng chất hút ẩm nhằm không cho gỗ
sau khi sấy xong không bị hút ẩm. Dùng cân ( có độ chính xác 0,01g) cân lần lượt từng
mẫu thí nghiệm, chúng tôi xác định được khối lượng (mtt )của gỗ tại thời điểm đó.
 

14  


 

 

 


 

Cân xong, chúng tôi cho các mẫu gỗ vào trong tủ sấy thí nghiệm, tiếp tục sấy ở nhiệt
độ 1050C. Qua một thời gian sấy chúng tôi đem cân mẫu, nếu thấy khối lượng của mẫu
không thay đổi qua 3 lần cân kế tiếp nhau ( mỗi lần cách nhau 1h ) thì đó là khối lượng
khô kiệt của mẫu gỗ (m0). Độ ẩm của từng mẫu gỗ tại thời điểm các mẫu gỗ bắt đầu co
rút thông qua công thức : Wtt = [(mtt / m0 )– 1] * 100%.
3.5.4 Nhiệt độ sấy (t0C) và Độ ẩm môi trường sấy
Nhiệt độ sấy làm cho gỗ nóng lên, là nhân tố tác động đến quá dẫn ẩm và thoát
ẩm của gỗ. Nhiệt độ sấy tăng dần từ khi bắt đầu sấy cho đến khi kết thúc quá trình sấy.
Để đo nhiệt độ sấy trong phòng sấy, dùng hai nhiệt kế: một nhiệt kế bình thường được
gọi là nhiệt kế khô đo trực tiếp nhiệt độ của không khí và một nhiệt kế có quấn vải ướt
được gọi là nhiệt kế ướt, giá trị nhiệt độ của nhiệt kế ướt là giá trị cực lạnh của quá
trình bay hơi tương ứng với trạng thái của không khí ở thời điểm đó. Giá trị nhiệt độ
tại thời điểm đo được từ hai nhiệt kế khô và nhiệt kế ướt, cho phép chúng ta biết giá trị
chênh lệch ẩm kế Δt để điều chỉnh độ ẩm môi trường sấy cho phù hợp.
Độ ẩm môi trường sấy là chỉ tiêu quan trọng cần được khống chế một cách
nghiêm ngặt. Nó được điều tiết thông qua giá trị Δt ( chênh lệch nhiệt độ giữa nhiệt kế
khô và nhiệt kế ướt ). Cách xác định độ ẩm môi trường : Trước tiên chúng tôi tìm được
nhiệt độ của nhiệt kế khô và nhiệt kế ướt, để tìm ra độ chênh lệch ∆t về nhiệt độ.Từ ∆t,
theo nguyên lý của các quá trình bay hơi trên biểu đồ Id để tìm ra độ ẩm môi trường.
Đối với gỗ Tràm Bông Vàng được lựa chọn sấy theo chế độ sấy No3 ( Thiết bị và công

nghệ sấy gỗ - Hồ Xuân Các ), là chế độ sấy quy chuẩn dành cho các loại gỗ có đặc
điểm khó sấy.
Ngoài ra còn có thể tra bảng 3.1 trang 37 phần phục lục để tìm độ ẩm môi trường.

 

15  

 

 

 


 

Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Khảo sát đặc điểm gỗ Tràm Bông Vàng tại công ty
Gỗ Tràm Bông Vàng được thu mua từ nhiều nơi khác nhau, sau đó qua quá trình
cưa xẻ ra những qui cách nhất định. Tại công ty có rất nhiều qui cách khác nhau nhưng
chúng tôi chỉ khảo sát theo 2 qui cách là: 26 x 85 x 1100 mm, 25 x 67 x 1100 mm. Tuy
nhiên nguồn nguyên liệu gỗ Tràm Bông Vàng không phải là đặc chủng hoàn toàn mà
có rất nhiều là gỗ Tràm lai thế hệ F1, F2…thậm chí là có cả gỗ Tràm Hôm ( gỗ Tràm
tự mọc lại trên thân cây đã khai thác).
Kết quả thí nghiệm xác định độ ẩm ban đầu của gỗ Tràm Bông Vàng xem bảng
4.1 trang 40 phần phụ lục.
Khối lượng thể tích gỗ Tràm Bông Vàng ở độ ẩm 12 – 22 %. Chúng tôi tính
khối lượng thể tích của gỗ bằng cách lấy trung bình cộng khối lượng thể tích các mẫu.

kết quả xem bảng 4.2 trang 41 phần phụ lục.
Kết quả tỉ lệ co rút của gỗ Tràm Bông Vàng ở độ ẩm 12 – 22% xem bảng 4.3
trang 42 phần phụ lục.
Kết quả thí nghiệm xác định độ ẩm bão hòa thớ gỗ của gỗ Tràm Bông Vàng xem
bảng 4.4 trang 43 phần phụ lục.
4.2 Tìm hiểu về lò sấy tại xí nghiệp PiSiCo Đồng An
Lò sấy tại công ty được xây dựng vào năm 1995 vì vậy tình trạng lò sấy là tương
đối cũ kĩ: tường lò sấy bị rạn nứt, cửa lò sấy và cửa đóng thoát ẩm không kín làm thất
thoát lượng nhiệt đáng kể trong quá trình sấy, quạt gió không được bảo trì nên thường
bị hỏng, các thiết bị theo dõi như nhiệt kế khô và nhiệt kế ướt không đầy đủ. Đặc biệt
giàn gia nhiệt đã bị rỉ sét, không còn đảm bào độ kín và do không được làm vệ sinh
sạch sẽ nên bên trong có nhiều bụi than, cản trở quá trình cung cấp nhiệt…Hiện tại
 

16  

 

 

 


 

công ty có 12 lò sấy nhưng chỉ có 5 lò là hoạt động được, 7 lò sấy còn lại đang trong
qua trình sửa chữa.
Lò sấy tại công ty thuộc kiểu lò CaXe 91 gia nhiệt bằng hơi đốt với giàn gia nhiệt
có công suất 60000 kcal/h được đặt bên hông lò sấy, phía dưới là các quạt gió. Mỗi lò
có 6 quạt gió ( đường kính d = 600 mm ) với công suất quạt 9000 m3/h. và 3 mô tơ

quay quạt có công suất mô tơ 1,1 kw. Mỗi lò có kích thước: chiều dài lò L = 8,2 m,
chiều rộng lò R = 3 m, chiều cao lò H = 3,2m. Công suất lò E = 20 – 25 m3.
4.3 Khảo sát quy trình sấy thực nghiệm hiện tại công ty đang sấy
Quá trình sấy tại công ty được bắt đầu từ khâu lựa chọn nguyên liệu gỗ sấy với
quy cách gỗ được lựa chọn là 25 x 67 x 1100 mm và 26 x 85 x 1100 mm đảm bảo chất
lượng, đảm bảo quy cách, gỗ không bị khuyết tật (xốp, tét đầu)…Sau khi lựa chọn, gỗ
được xếp thành những kiện gỗ có kích thước xác định tùy thuộc vào diện tích lò sấy.
các kiện gỗ đã được xếp đủ số lượng , dùng xe nâng bốc từng kiện gỗ xếp vào lò. Tiếp
theo là đóng cửa lò và cung cấp nhiệt ( cho củi vào lò đốt, nhóm lửa đốt củi cháy cung
cấp hơi nóng vào giàn gia nhiệt và hơi nóng được gia nhiệt bởi giàn gia nhiệt trước khi
được thổi vào gỗ thông qua quạt gió ). Trong quá trình sấy, công nhân điều hành sấy :
áp dụng chế độ sấy với quy cách gỗ tại công ty, các quá trình xử lý như cung ẩm, điều
tiết ∆t, làm nguội…cho đến khi gỗ khô, ra lò. Sau khi gỗ được ra lò phải kiểm tra chất
lượng gỗ sấy ( kiểm tra chất lượng gỗ sấy với 2 tiêu chí: Độ ẩm cuối cùng, tỉ lệ phế
phẩm gỗ sau khi sấy. Với độ ẩm cuối cùng từ 10-15% thì chấp nhận được, tỉ lệ phế
phẩm cuối cùng nhỏ hơn 2% ). Kết thúc quá trình sấy một mẻ sấy.
Chế độ sấy với quy cách 25 x 67 x 1100mm, 26 x 85 x 1100mm tại công ty xem
bảng 4.5 trang 44 phần phụ lục.

 

17  

 

 

 



×