Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ BẮC BIỂN HỒ TỈNH GIA LAI SVTH:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG
TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ BẮC BIỂN HỒ
TỈNH GIA LAI

SVTH: HUỲNH THỊ KIỀU NGÂN
Ngành: LÂM NGHIỆP
Niên khóa: 2005-2009

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2009


BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG TẠI BAN
QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ BẮC BIỂN HỒ
TỈNH GIA LAI

Tác giả

HUỲNH THỊ KIỀU NGÂN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
Cấp bằng Kỹ sư ngành
Lâm nghiệp

Giáo viên hướng dẫn
ThS. MẠC VĂN CHĂM



Tháng 06/2009


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến :
Quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh nói chung và
quý thầy cô khoa Lâm Nghiệp nói riêng đã truyền đạt cho chúng tôi nhiều kiến thức
quý báu trong bốn năm học tập tại trường.
Bộ môn Quản lý tài nguyên rừng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian
học tập tại bộ môn và trong thời gian thực hiện đề tài.
Thầy Mạc Văn Chăm đã nhiệt tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Sự nhiệt tình giúp đỡ của Ban Giám Đốc và các cán bộ công nhân viên Ban
quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ tỉnh Gia Lai trong thời gian tôi thực tập tại BQL.
Tất cả các bạn đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn.

Huỳnh thị Kiều Ngân

i


TÓM TẮT
Khóa luận “Bước đầu tìm hiểu về tình hình quản lý bảo vệ rừng tại BQL rừng
phòng hộ Bắc Biển Hồ tỉnh Gia Lai” được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2009.
* Đề tài hướng tới mục tiêu sau :
Trên cơ sở các đặc điểm dân sinh kinh tế - xã hội, một số kết quả về tình hình
hoạt động của BQL trong những năm gần đây, cùng các chính sách của Nhà nước và
BQL. Căn cứ vào những tồn tại, rút ra được những mặt thuận lợi - khó khăn trong

công tác quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng tại BQL.
* Để đạt được những mục tiêu trên khóa luận đã nghiên cứu những nội dung sau :
- Xác định đặc điểm tự nhiên, dân sinh kinh tế - xã hội tại khu vực nghiên cứu.
- Điều tra, thu thập những tài liệu về tình hình quản lý bảo vệ và sản xuất kinh
doanh của BQL trong những năm gần đây.
- Rút ra những khó khăn - thuận lợi cũng như những tồn tại ở khu vực nghiên cứu.
* Để thực hiện những nội dung trên, khóa luận đã sử dụng các phương pháp :
- Phương pháp thống kê, kế thừa số liệu.
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp người dân.
* Kết quả thu được như sau :
a) Hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng
Tổng diện tích đất tự nhiên của BQL là 7.624,39 ha. Trong đó, bao gồm : đất
lâm nghiệp là : 7.388,8 ha và một số loại đất khác là 235,59 ha. Diện tích đất có rừng
là 4.928,2 ha, đất trống chưa sử dụng là 2,460,2 ha, diện tích rừng tự nhiên là 2.971,5
ha, rừng trồng là 1919,1 ha, rừng chưa phân loại là 37,6 ha.
Chỉ có 2 trạng thái rừng là IIA, IIB. Đây là loại rừng phục hồi sau khai thác kiệt.
b) Về cơ cấu tổ chức và trình độ chuyên môn
Đội ngũ cán bộ của BQL gồm 15 người. Trong đó, 7 người có trình độ đại học,
6 người là trung cấp. Do đó, có nguồn nhân lực để tuyên truyền giáo dục, tập huấn cho
người dân về công tác quản lý bảo vệ rừng.
c) Khoán quản lý bảo vệ
BQL đã giao khoán cho 20 hộ dân sống gần rừng, chủ yếu là đồng bào dân tộc
thiểu số với diện tích giao khoán là 3.011,9 ha. Trong đó, rừng trồng đã khoán được
ii


1.497,0 ha (chiếm 78% diện tích rừng trồng hiện có), còn rừng tự nhiên đã khoán được
1.514,9 ha (chiếm 51% tổng diện tích rừng tự nhiên hiện BQL đang quản lý).
Hầu hết những diện tích rừng khoán cho người dân đều được bảo vệ tốt. Rừng
sinh trưởng phát triển tốt.

Tuy nhiên, việc giao khoán của BQL mang tính chất một chiều, thiếu sự phản
hồi của người dân và giao khoán cho người dân quản lý chủ yếu vào các tháng mùa
khô. Do đó, chưa khuyến khích người dân tích cực tham gia nhận khoán.
d) Giao đất, giao rừng
Hiện nay BQL chưa tiến hành giao đất, giao rừng cho người dân sống gần rừng
do những đặc thù hiện có của đơn vị.
e) Tình hình vi phạm tài nguyên rừng
Nhờ sự kết hợp của cán bộ BQL, từng cá nhân nhận khoán, của Hạt kiểm lâm, chính
quyền địa phương nên tình hình vi phạm tài nguyên rừng đã lắng xuống. Những năm gần
đây, số vụ vi phạm cũng như mức độ vi phạm đã giảm đi rõ rệt. Từ 13 vụ năm 2000 xuống
8 vụ năm 2008, đến giữa năm 2009 có 2 vụ. Tuy nhiên, địa bàn quản lý quá rộng mà lực
lượng của BQL thì không đủ để kiểm tra và ngăn chặn tình trạng vi phạm của người dân.
Đặc biệt là lâm tặc lợi dụng người đồng bào dân tộc thiểu số sống gần rừng, một số vụ khác
là đốt nương làm rẫy, lấn chiếm đất lâm nghiệp chuyển sang đất nhà ở.
f) Tình hình cháy rừng
Số vụ cháy xảy ra rất ít với mức độ thiệt hại không lớn. Hầu hết các vụ cháy
rừng đều được phát hiện và ngăn chặn kịp thời.
g) Khai thác lâm sản
Chủ yếu khai thác gỗ rừng trồng. Năm 2006, 2007 đã khai thác đạt khối lượng
685 sterđôi với tổng doanh thu là 1.061.029.300 đồng. Góp phần tạo công ăn việc làm
cho người dân trong vùng khai thác.
h) Tình hình thực hiện chương trình 5 triệu ha rừng
Trong những năm vừa qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về các
chủ trương, chính sách về phát triển ngành lâm nghiệp nhất là từ khi sự ra đời của Dự
án trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính Phủ, BQL đã thực hiện chỉ tiêu kế hoạch hàng
năm do UBND tỉnh Gia Lai giao và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

iii



MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................i
TÓM TẮT .......................................................................................................................ii
MỤC LỤC ......................................................................................................................iv
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...........................................................................................ix
Chương 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................1
Chương 2 : TỔNG QUAN ............................................................................................3
2.1 Tổng quan về Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ tỉnh Gia Lai......................3
2.1.1 Những cơ sở để lựa chọn địa điểm nghiên cứu......................................................3
2.1.2 Giới thiệu chung và cấp quản lý trực tiếp ..............................................................3
2.1.3 Cơ sở pháp lý để xây dựng.....................................................................................4
2.1.4 Cơ sở pháp lý để lập dự án 661 của Chính Phủ .....................................................4
2.1.5 Chức năng - nhiệm vụ ...........................................................................................5
2.2 Tổng quan về khu vực nghiên cứu ............................................................................5
2.2.1 Điều kiện tự nhiên ..................................................................................................5
2.2.1.1 Vị trí địa lý ..........................................................................................................5
2.2.1.2 Diện tích ..............................................................................................................6
2.2.1.3 Địa hình ...............................................................................................................6
2.2.1.4 Khí hậu thủy văn .................................................................................................6
2.2.1.5 Địa chất và thổ nhưỡng .......................................................................................6
2.2.1.6 Thực vật rừng ......................................................................................................7
2.2.1.7 Động vật rừng......................................................................................................8
2.2.2 Tình hình dân sinh - kinh tế – xã hội......................................................................9
2.2.2.1 Dân số, lao động..................................................................................................9
2.2.2.2 Tình hình về kinh tế xã hội..................................................................................9
Chương 3 : MỤC TIÊU - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........12
iv



3.1 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................12
3.2 Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................12
3.3 Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................12
3.3.1 Phương pháp thống kê, kế thừa số liệu ................................................................12
3.3.2 Phương pháp phỏng vấn trực tiếp người dân .......................................................12
Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .....................................13
4.1 Hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng.....................................................13
4.1.1 Tổng diện tích đất.................................................................................................13
4.1.2 Cơ cấu các loại đất ...............................................................................................13
4.2 Hoạt động tổ chức kinh doanh - quản lý - bảo vệ rừng trong những năm gần đây.14
4.2.1 Tổ chức rừng ........................................................................................................14
4.2.2 Tổ chức quản lý và sản xuất.................................................................................14
4.2.3 Trình độ chuyên môn ...........................................................................................14
4.2.4 Quản lý bảo vệ rừng .............................................................................................15
4.2.5 Giao đất, giao rừng .............................................................................................. 16
4.2.6 Cơ sở vật chất hiện có ..........................................................................................16
4.3 Kết quả hoạt động trong những năm gần đây .........................................................17
4.3.1 Các chỉ tiêu kinh tế đạt được................................................................................17
4.3.2 Kết quả trồng rừng trong những năm qua ............................................................17
4.3.3 Khai thác lâm sản .................................................................................................18
4.3.4 Tình hình vi phạm tài nguyên rừng ......................................................................21
4.3.5 Tình hình cháy rừng .............................................................................................22
4.3.5.1 Diện tích cháy trong những năm qua ................................................................22
Chương 5 : ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP .................................................................27
5.1. Những căn cứ và mục tiêu......................................................................................27
5.1.1. Những căn cứ ......................................................................................................27
5.1.2 Nhiệm vụ và mục tiêu ..........................................................................................27
5.1.2.1 Nhiệm vụ ...........................................................................................................27

5.1.2.2 Mục tiêu.............................................................................................................28
5.2. Đề xuất các giải pháp .............................................................................................28
5.2.1 Các giải pháp lâm sinh .........................................................................................28
v


5.2.1.1 Rừng trồng.........................................................................................................28
5.2.1.2 Rừng tự nhiên ....................................................................................................31
5.2.2.1 Chống chặt phá lấn chiếm .................................................................................32
5.2.2.2 Phòng chống cháy rừng.....................................................................................32
5.2.2.3 Giao khoán quản lý bảo vệ rừng .......................................................................38
5.2.2.4 Giao đất - giao rừng...........................................................................................38
5.2.3 Các giải pháp tổ chức thực hiện ...........................................................................39
5.2.3.1 Tổ chức quản lý và phân công nhiệm vụ ..........................................................39
5.2.3.2 Lập kế hoạch và tiến độ thực hiện.....................................................................39
5.2.3.3 Giải pháp quy hoạch phân vùng.......................................................................40
5.3 Kết quả dự kiến .......................................................................................................40
5.3.1 Phòng hộ và môi trường .......................................................................................40
5.3.2 Kinh tế ..................................................................................................................40
5.3.3 Xã hội ...................................................................................................................40
Chương 6 : TỒN TẠI, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................41
6.1 Tồn tại......................................................................................................................41
6.2 Kết luận ...................................................................................................................42
6.3 Kiến nghị .................................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................48
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... a

vi



DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
PA :

Phương án

PCCR :

Phòng chống cháy rừng

CT :

Chương trình

LN :

Lâm nghiệp

CTBV :

Công trình bảo vệ

ĐP :

Địa phương

PTNT :

Phát triển nông thôn

QLBVR :


Quản lý bảo vệ rừng

UBND :

Uỷ ban nhân dân

ĐT :

Đầu tư

NSNN :

Ngân sách nhà nước

BQL :

Ban quản lý

BNN :

Bộ nông nghiệp

KH :

Khoa học

TH :

Thu hoạch


BTC :

Bộ Tài Chính

CĐNS :

Cân đối ngân sách

QĐ :

Quyết định

TT,St :

Thông tư, Sterđôi

TCKT :

Tài Chính kế toán

CP :

Chính Phủ

NSĐP :

Ngân sách địa phương

CT PCCCR : Công trình phòng cháy chữa cháy rừng

HT :

Hỗ trợ

MT :

Mục tiêu

XD,RSDA : Rà soát dự án
KH- 2006 : Kế hoạch năm 2006
TTTCSR :

Thanh toán tiền chăm sóc rừng
vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Vụ vi phạm về tài nguyên rừng của người đồng bào dân tộc thiểu số.........22
Hình 4.2: Ảnh cháy rừng trồng tại tiểu khu 248 ..........................................................23

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Trình độ chuyên môn của Ban quản lý........................................................14
Bảng 4.2: Cơ sở vật chất hiện có..................................................................................16
Bảng 4.3: Kết quả trồng rừng trong những năm qua....................................................17
Bảng 4.4: Các chỉ tiêu khối lượng, giá trị khai thác gỗ năm 2006..............................19

Bảng 4.5: Các chỉ tiêu khối lượng, gía trị khai thác gỗ năm 2007..............................20

ix


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quí giá của mỗi quốc gia và trên
toàn thế giới. Rừng có ý nghĩa rất lớn đối với sự tồn tại của tất cả các sinh vật trên trái
đất, là nơi cư ngụ của tất cả các sinh vật, là “lá phổi xanh” duy trì sự sống. Từ xa xưa,
rừng có tầm quan trọng trong việc bảo vệ tổ quốc. Hiện nay, rừng có nghĩa to lớn về
mặt môi trường, kinh tế xã hội, mang lại vẻ đẹp cảnh quan cho đất nước.
Từ xa xưa con người luôn gắn bó mật thiết với rừng. Rừng cung cấp gỗ, lâm
sản ngoài gỗ cho con người, đặc biệt là người dân sống gần rừng, nó là nơi họ kiếm
sống và tồn tại. Do vậy, công tác QLBVR và phát triển rừng là việc làm rất cần thiết
đối với mỗi Quốc Gia và toàn nhân loại. Thực trạng tài nguyên rừng hiện nay, đối với
trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, thì diện tích rừng ngày càng suy giảm
nghiêm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng, một số loài động thực vật bị mất dần, cấu
trúc rừng bị phá vỡ, khả năng giữ nước, hạn chế hạn hán, lũ lụt của rừng bị suy giảm.
Trong những năm gần đây, do sự bùng nổ về sự gia tăng dân số, do nhu cầu của
con người, do du canh du cư của một số đồng bào dân tộc thiểu số, nạn phá đốt, lấn
chiếm đất rừng làm nương rẫy, cũng như do một số cơ chế chính sách chưa phù hợp đã
làm cho rừng ngày càng suy giảm, chẳng hạn như: Quyết định số 304,…về khoán
QLBVR cho các hộ nghèo người đồng bào dân tộc thiểu số, chương trình này chỉ phù
hợp với một số địa phương còn một số địa phương khác thì còn nhiều vấn đề bất cập.
Do vậy, để QLBVR được tốt, giữ được màu xanh của rừng là một vấn đề cấp
bách hiện nay, chúng ta cần tìm ra những giải pháp, cơ chế, chính sách thật sự phù hợp
cho từng nơi, từng vùng miền của Tổ Quốc để người dân ở từng địa phương có thể
hiểu và tin tưởng vào các chính sách của Đảng và Nhà nước. Từ đó nâng cao ý thức tự
giác tham gia quản lý bảo vệ rừng. Có như vậy công tác quản lý bảo vệ rừng mới thật

sự có hiệu quả.

1


Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ tỉnh Gia Lai có trụ sở duy nhất ở
thành phố và quản lý rừng khu vực thành phố Pleiku - nơi trung tâm khoa học kĩ thuật
- giáo dục của cả tỉnh. Vùng diện tích do BQL rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ quản lý
nằm trên địa phận của 17 xã, phường thuộc thành phố Pleiku và huyện ChưPăh,
IaGrai, là vùng đầu nguồn của hệ thống SêSan. Do đó, khu vực này có vai trò rất quan
trọng.
Rừng thuộc BQL nằm xen kẽ với rừng của đồng bào, gần khu dân cư. Do đó
vẫn còn tình trạng phá rừng làm nương rẫy, cộng với đặc điểm khí hậu thời tiết của
vùng duyên hải Miền Trung và Tây Nguyên, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt với mùa khô
nóng kéo dài dễ gây ra cháy rừng gây thiệt hại lớn về tài nguyên rừng.
Xuất phát từ tình hình trên, được sự đồng ý của Bộ môn Quản lý tài nguyên
rừng - khoa Lâm Nghiệp - Trường ĐH Nông lâm Tp. HCM, tôi đã thực hiện khóa luận
“Bước đầu tìm hiểu về tình hình quản lý bảo bệ rừng tại BQL rừng phòng hộ Bắc Biển
Hồ tỉnh Gia Lai” nhằm nâng cao công tác quản lý bảo vệ rừng để rừng ngày càng phục
hồi và phát triển bền vững.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ tỉnh Gia Lai
2.1.1 Những cơ sở để lựa chọn địa điểm nghiên cứu
- Diện tích rừng của BQL quản lý vừa có rừng trồng, vừa có rừng tự nhiên.
- Là khu vực bao quanh Thành Phố Pleiku, đây là trung tâm kinh tế, văn hóa,

khoa học kĩ thuật của tỉnh Gia Lai nên dân cư đến ngày càng đông, đã gây ảnh hưởng
rất lớn đối với tài nguyên rừng và môi trường sinh thái.
- Các chương trình dự án trồng rừng như chương trình 327, chương trình 5 triệu
ha rừng đã và đang được thực hiện việc giao đất, giao khoán quản lý bảo vệ tại BQL.
2.1.2 Giới thiệu chung và cấp quản lý trực tiếp
- Vùng dự án do BQL rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ quản lý nằm trên địa phận
của 17 xã, phường thuộc thành phố Pleiku và huyện ChưPăh, IaGrai, là vùng đầu
nguồn của hệ thống SêSan. Do đó, các hoạt động lâm nghiệp của BQL chủ yếu tập
trung vào rừng phòng hộ.
- Trong những năm qua, BQL có vị trí giữ vững quốc phòng - an ninh của vùng
núi ven thành phố Pleiku.
- Ban quản lý là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc sở Nông Nghiệp và Phát
triển nông thôn tỉnh Gia Lai. Được thành lập năm 1980 theo quyết định số 111/QĐUB/TC ngày 11 tháng 7 năm 1980 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai - Kon tum có tên
là trạm trồng rừng trực thuộc UBND thành phố Pleiku. Đến năm 2005 chuyển đổi trạm
trồng rừng trực thuộc UBND thành phố Pleiku sang BQL rừng phòng hộ Bắc Biển hồ
trực thuộc sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Gia Lai theo quyết định số
144/2004/QĐ-UB ngày 21 tháng 12 năm 2004.
- Trụ sở chính của BQL đóng ở phường Diên Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
- Địa bàn hoạt động của BQL nằm trên địa bàn của 17 xã, phường thuộc thành
phố Pleiku và huyện Chưpăh, IaGrai và vùng đầu nguồn của hệ thống SêSan.
3


- Cơ quan chủ quản cấp trên được UBND tỉnh ủy quyền quản lý trực tiếp đơn vị
BQL là Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Gia Lai.
2.1.3 Cơ sở pháp lý để xây dựng
- Ban quản lý ngày đầu tiên thành lập có tên là trạm trồng rừng Quốc Doanh
trực thuộc UBND thị xã Pleiku theo quyết định số 111/QĐ-UB/TC ngày 11 tháng 7
năm 1980 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Gia Lai - KonTum.
- Năm 1995, đơn vị thực hiện thêm một chức năng thực hiện dự án 327 theo quyết

định số 436/QĐ-UB ngày 23 tháng 3 năm 1995 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Gia Lai.
- Năm 2005 đơn vị chuyển đổi trạm trồng rừng trực thuộc UBND thị xã Pleiku
sang BQL rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ trực thuộc Sở Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn tỉnh Gia Lai theo quyết định số 144/2004/QĐ-UB ngày 21 tháng 12 năm
2004 của UBND tỉnh Gia Lai và được củng cố, đổi mới theo quyết định số
50/2007/QĐ-UBND ngày 1 tháng 3 năm 2007 của UBND tỉnh Gia Lai.
2.1.4 Cơ sở pháp lý để lập dự án 661 của Chính Phủ
- Quyết định số 245/1998/TTg-QĐ ngày 21 tháng 12 năm 1998 của Thủ Tướng
Chính Phủ về việc thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp.
- Quyết định số 661/TTg ngày 29 tháng 7 năm 1998 của Thủ Tướng về mục
tiêu nhiệm vụ của chính sách và tổ chức thực hiện dự án 5 triệu ha rừng.
- Căn cứ quyết định số 29/1999/QĐ-UB ngày 28 tháng 4 năm 1999 của UBND
tỉnh Gia Lai về đơn giá đầu tư và xây dựng rừng phòng hộ.
- Kết quả kiểm kê rừng tỉnh Gia Lai năm 1999 theo chỉ thị 286/TTg ngày 2 tháng 5
năm 1997 của Thủ Tướng Chính Phủ và quy hoạch phân chia 3 loại rừng của tỉnh.
- Quyết định số 739 QĐ/BNN/TCKT ngày 03 tháng 3 năm 2000 của Bộ Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.
- Quyết định số 187/1999/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 1999 về đổi mới tổ
chức và cơ chế quản lý lâm trường Quốc Doanh.
- Văn bản 1975/BNN-KH ngày 1 tháng 6 năm 2000 của Bộ Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông về hệ thống tiểu khu và phân chia 3 loại rừng tỉnh Gia Lai.

4


2.1.5 Chức năng - nhiệm vụ
- Trồng, phục hồi, cải tạo, quản lý bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
- Xây dựng trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt và tổ chức triển khai
thực hiện sau khi đã được cấp thẩm quyền phê duyệt các quy hoạch, kế hoạch, phương
án, dự án xây dựng và phát triển rừng phòng hộ.

- Sản xuất nông lâm kết hợp (gồm cả trồng trọt, khai thác gỗ và lâm sản, chăn
nuôi, nuôi trồng thủy sản) theo quy định.
- Kinh doanh vật tư nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, các dịch vụ nông sản phục vụ
sản xuất nông lâm nghiệp.
- Nghiên cứu khoa học, ứng dụng kĩ thuật, công nghệ giảng dạy, thực tập và
chuyển giao các mô hình ứng dụng, tiến bộ kĩ thuật cho nhân dân, thường xuyên giáo dục
cho nhân dân tham gia bảo vệ, phòng chống cháy rừng và xây dựng rừng phòng hộ.
- Liên doanh, liên kết với các hộ gia đình, tổ chức cá nhân trong và ngoài nước
để triển khai sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo quy định.
Thực hiện theo quy định Nhà nước giao, thực hiện theo dự án 5 triệu ha rừng,
quy chế quản lý rừng theo quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006
của Thủ Tướng Chính Phủ.
2.2 Tổng quan về khu vực nghiên cứu
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
2.2.1.1 Vị trí địa lý
a) Ranh giới hành chính
- Phía Đông giáp huyện Đắc Đoa.
- Phía Tây giáp xã Ia Phí, IaKha và huyện Ia Grai.
- Phía Nam giáp xã Ia Kinh huyện Ia Grai và xã Ia Băng huyện Đắc Đoa.
- Phía Bắc giáp tỉnh KonTum.
b) Tọa độ địa lý
Khu vực rừng quản lý nằm trên địa phận của 17 xã, phường thuộc thành phố
Pleiku và huyện Chưpăh, Ia Grai.
Nằm trong phạm vi tọa độ địa lý :
- Từ 13052,27’’ đến 14011’36’’ vĩ độ Bắc.
- Từ 107056’43’’ đến 102o06’15’’ kinh độ Đông.
5


2.2.1.2 Diện tích

- Tổng diện tích đất lâm nghiệp là : 7.388,8 ha..
- Diện tích xác lập là rừng phòng hộ : 5.192,2 ha.
- Rừng sản xuất : 2.159,0 ha.
2.2.1.3 Địa hình
Vùng diện tích thuộc Ban quản lý có 2 dạng địa hình chính :
- Dạng địa hình đồi núi thấp, có độ cao tuyệt đối trung bình từ 900m đến
1200m, độ dốc bình quân từ 150 đến 300, phân bố các vùng thuộc huyện Chưpăh.
- Dạng địa hình Cao Nguyên, có độ cao tuyệt đối trung bình từ 700 đến 750m, độ
cao bình quân từ 150 đến 200, phân bố chủ yếu ở thành phố Pleiku và huyện Ia Grai.
2.2.1.4 Khí hậu thủy văn
a) Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ trung bình hàng năm : 21,70C, tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là
tháng 3 và tháng 4 ( trung bình 240C) ; tháng có nhiệt độ bình quân thấp nhất trong
năm là tháng 12 và tháng 1 ( trung bình 190C) ; tổng tích ôn 79200C.
b) Mưa
Lượng mưa trung bình năm là 2.223,0 mm, nhưng trên 80% tập trung vào mùa
mưa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
c) Gió
Hướng gió thịnh hành Đông Bắc - Tây Nam. Tốc độ gió trung bình là 3,5m/s.
Tốc độ gió cao nhất là 20m/s.
d) Ẩm độ không khí
Độ ẩm tương đối bình quân là 83%, cao nhất là 92% và thấp nhất là 72%.
e) Nguồn nước và thủy văn
Mật độ sông suối trong vùng thấp, hầu hết những nhánh suối ngắn và nhỏ như
suối IaMơ Nông, Ia Rach, Ia Gol, Ia Iang, Ia Man Glơu, Ia Nhen,….tuy nhiên, nơi đây
cũng là đầu nguồn của các con suối thuộc hệ thống SêSan. Ngoài ra, hệ thống sông,
suối trong vùng còn có 3 hồ có diện tích khá lớn là Biển Hồ, hồ Biển Hà, hồ Trà Đa.
2.2.1.5 Địa chất và thổ nhưỡng
- Địa chất : nền địa chất của vùng thuộc BQL được kiến tạo bởi 2 loại đá chính
là Bazan và Granit.

6


- Đất đai : Có 3 loại đất chính
+ Đất nâu đỏ phát triển trên đá Bazan chiếm đến 50% diện tích của BQL, tầng
đất dày lớn hơn 100cm, thành phần cơ giới thịt trung bình, đất tốt, thích hợp cho nhiều
loài cây trồng nông lâm nghiệp, tập trung chủ yếu ở thành phố Pleiku.
+ Đất xám phát triển trên đá Granit, phân bố tập trung ở huyện Chưpăh.
+ Đất đỏ vàng phát triển trên đá Granit, phân bố ở phía Bắc Biển Hồ.
Ngoài ra còn các loại đất khác : đất dốc tụ, đất xám, đất lầy úng chiếm tỉ lệ
không đáng kể.
2.2.1.6 Thực vật rừng
Diện tích rừng trồng của BQL là : 1.919,1 ha, chủ yếu là rừng thông. Ngoài ra,
còn có muồng, keo lai.
Đối với rừng tự nhiên có 2.217,2 ha và tất cả được xác lập là rừng phòng hộ. Về
trạng thái rừng, ở đây chỉ có 2 trạng thái rừng là IIA và IIB. Hệ thực vật trong rừng tự
nhiên của Ban quản lý rất phong phú và đa dạng về chủng loại và mang đặc điểm hệ
sinh thái khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Loại rừng ở đây là loại
rừng thường xanh nhiệt đới ẩm với tổ thành loài đa dạng, sinh trưởng và phát triển
mạnh. Thực vật ở đây phân bố tương đối đều không có hiện tượng tạo thành các u
hợp. Cụ thể, có các loài cây thường gặp sau :
Bảng 2.1: Các loại thực vật thường gặp
STT

Tên Việt Nam

Tên Latinh

1


Dầu rái

Dipterocarpus alatus

2

Giẻ

Lithocarpus dealbatus

3

Trâm

Syzygium levinei

4

Gáo tròn

Odina pilulifera

5

Xoan

Melina azedarach

6


Xoay

Dialium cochinchinensis

7

Chò chỉ

Parashorea chinensis

8

Máu chó lá to

Knema pierrei Warbg

9

Sơn

Rhus verniciflua

10

Sổ

Dillenia indica

11


Long não

Cinamomum camphora Ness

12

Bằng lăng

Lagerstroemila flos-reginae Retj
7


Ngoài các loài cây trên còn có các loài cây quí hiếm như: trầm hương, gõ đõ…
và các loại lâm sản ngoài gỗ khác như : mây, lá nón, ba kích, tre, lồ ô, dang …
2.2.1.7 Động vật rừng
Khu rừng tự nhiên có nhiều loài động vật quý hiếm : heo rừng, cheo, chồn
hương, khỉ,…theo thông tin thu được từ người dân thường vào rừng và nhân viên
BQL, trước đây khoảng 10 năm thì số lượng thú rừng ở đây còn nhiều, khi đi rừng rất
thường gặp nhưng tình trạng săn bắn quá mức của người dân ở đây với nhiều hình
thức khác nhau như : đặc bẩy, đào hầm nhử thú, dùng súng, …đã làm cho động vật
rừng ở đây suy giảm về số lượng và chủng loại.
* Nhận xét chung :
Điều kiện tự nhiên nhìn chung khá phức tạp, ảnh hưởng lớn đến tình hình cháy
rừng vào mùa khô, mùa khô nắng nóng kéo dài trên diện rộng, ẩm độ không khí thấp.
Vị trí các khu vực rừng đơn vị quản lý rải rác và cách xa nhau, không liền vùng, liền
khoảnh, mật độ sông suối thấp và khô cạn vào mùa khô. Hệ thống giao thông đi lại
khó khăn, địa hình núi cao, độ dốc lớn ở hầu hết ở các khu vực rừng Chưpăh nên việc
đưa vào các phương tiện cơ giới (xe cứu hoả, máy bơm nước,…) tiếp cận đám cháy là
không thể thực hiện được. Do vậy ở đây quan tâm đến biện pháp phòng là chính.
- Thuận lợi :

Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, là khoảng thời gian không xảy ra
cháy rừng nên lực lượng phòng cháy, chữa cháy được nghỉ ngơi để củng cố, rà soát
sắp xếp lại tổ chức chuẩn bị tốt mọi điều kiện vào mùa khô tới. Do vị trí địa lý và điều
kiện tự nhiên thuận lợi nên thực vật rừng ở đây rất đa dạng về chủng loại, sinh trưởng
phát triển mạnh.
- Khó khăn :
Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mùa mưa kéo dài cùng với đất đai tương
đối tốt là điều kiện cho cỏ tranh, lau lách phát triển mạnh, đến mùa khô loại vật liệu
này khô nên tạo ra lượng vật liệu cháy lớn dễ xảy ra cháy rừng với cường độ cao.
Hệ thống giao thông bị hư hỏng nhiều, vị trí các khu vực rừng nằm rải rác và
cách xa nhau, điều kiện địa hình phức tạp, núi cao, độ dốc lớn, đặc biệt là rừng tự

8


nhiên ở khu vực Chưpăh cách xa trạm tới vài chục kilômét đi đường nên rất khó khăn
cho việc triển khai các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng.
2.2.2 Tình hình dân sinh - kinh tế – xã hội
2.2.2.1 Dân số, lao động
- Dân số : tổng số hộ 24.560,0 hộ với 114.84,0 người. Vùng dự án có các dân
tộc chủ yếu là dân tộc kinh 88.260,0 người (chiếm 77,3%), dân tộc GiaRai 14.580,0
người (chiếm 12,7%), dân tộc khác 11.416,0 người (chiếm 10%).
- Lao động :
Tập quán canh tác nương rẫy luân phiên của đồng bào GiaRai vẫn được duy trì.
Nhìn chung, nhân dân trong vùng sống bằng nghề nông, diện tích đất canh tác nông
nghiệp bình quân đầu người thấp, cộng với năng suất thấp đã tạo nên thu nhập không
ổn định, do đó đời sống của người nông dân còn gặp nhiều khó khăn đặt biệt là đồng
bào dân tộc ít người.
2.2.2.2 Tình hình về kinh tế xã hội
a) Sản xuất nông nghiệp

- Sản xuất lúa nước : diện tích, sản lượng, sản lượng bình quân đầu người(qui thóc)
- Sản xuất nương rẫy : chủ yếu là của đồng bào dân tộc tiểu số, các nương rẫy
nằm rải rác, có năm làm năm bỏ nên chưa thống kê được.
b) Sản xuất lâm nghiệp và công tác quản lý bảo vệ rừng
-Tổng số lao động nghề rừng : số lao động làm nghề rừng gần 400 lao động
theo mùa vụ.
- Tình hình kinh doanh, quản lý bảo vệ và phát triển rừng :
+ Khoán quản lý bảo vệ 3.011,9 ha cả rừng trồng lẫn rừng tự nhiên cho 20 hộ
gia đình cá nhân.
+ Những khu vực chưa giao khoán do lực lượng bảo vệ rừng thuộc Ban quản lý
đảm nhiệm. Trong thời gian qua đã phát hiện nhiều vụ vi phạm lâm luật chuyển giao
cho cơ quan chức năng xử lý. Đến nay, tình trạng phát nương làm rẫy, lấn chiếm đất
lâm nghiệp của người dân đã giảm xuống hơn trước nhưng còn tìm ẩn nguy cơ tái bùn
phát trở lại. Vấn đề quản lý bảo vệ rừng còn nhiều diễn biến phức tạp, người dân chưa
nhận thức sâu sắc về rừng đến với con người, với môi trường sinh thái,…do đó, tình
trạng phá rừng, lấn chiếm rừng, đốt nương làm rẫy vẫn còn xảy ra. Vì vậy, sẽ gây ra
9


rất nhiều khó khăn về công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng của
đơn vị trong thời gian đến.
c) Văn hoá, giáo dục
- Tình hình giáo dục : trình độ dân trí của người dân sống gần rừng còn thấp,
nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, các trường học chưa có biện pháp thu hút học sinh
đến lớp.
- Văn hoá thông tin : mặc dù đã có các điểm bưu điện, phòng đọc sách nhưng
nhân dân còn nghèo nên chưa thu hút được người dân tham gia. Điểm nổi bậc là vẫn
còn lưu truyền được những bản sắc văn hoá dân tộc.
d) Giao thông
Các khu vực rừng thuộc đơn vị quản lý nằm rải rác, các con đường đi lại với

nhau chỉ một phần là đường nhựa còn lại hầu hết là đường đất. Đường vào rừng khó
khăn, nhiều khu vực phải đi bộ hàng giờ đồng hồ mới tới được chân núi như tiểu khu
205 giáp ranh với tỉnh KonTum. Hơn nữa, giao thông càng khó khăn do mùa mưa
nước chảy nhiều làm hư hỏng đường nhưng không có kinh phí sửa chữa, gây khó khăn
cho người và phương tiện vào chữa cháy rừng trong mùa khô.
* Nhìn chung, tình hình dân sinh, kinh tế xã hội tại khu vực nghiên cứu có
những khó khăn và thuận lợi sau :
- Thuận lợi :
+ Nhân dân trong vùng đã được Ban quản lý, hạt kiểm lâm ChưPăh, Uỷ ban
nhân dân xã, phường thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn công tác quản
lý bảo vệ rừng - phòng cháy chữa cháy rừng.
+ Dân sống quần tụ tập trung theo từng buôn làng đã được định cư nên dễ quản
lý. Có nguồn lao động dồi dào là một trong những yếu tố thuận lợi cho đơn vị thực
hiện công tác.
- Khó khăn :
+ Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, hệ thống giao thông trong vùng còn rất khó khăn
trong mùa mưa bão.
+ Lực lượng lao động tham gia quản lý bảo vệ rừng chủ yếu là nhân dân nên
trình độ lao động còn chưa cao, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính.

10


+ Trình độ dân trí thấp, nhận thức người dân về việc bảo vệ và phát triển rừng
còn chậm, việc tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật để áp dụng vào thực tiễn sản xuất
còn hạn chế nên việc giáo dục ý thức cho người dân bảo vệ rừng là rất khó khăn.
+ Một phần lớn diện tích rừng của Ban quản lý bao quanh thành phố Pleiku nên
ranh giới giữa rừng và khu dân cư là rất gần đã dẫn đến công tác quản lý bảo vệ rừng
và phòng cháy chữa cháy rừng gặp nhiều khó khăn.
+ Phần lớn diện tích rừng trồng gần khu dân cư, gần khu canh tác nương rẫy

của dân, là nơi có nhiều mảnh vụn sắt thép phế thải và là nơi chăn thả gia súc nên dễ
xảy ra cháy rừng và khó kiểm soát người ra vào rừng.

11


Chương 3
MỤC TIÊU - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở các đặc điểm tự nhiên dân sinh kinh kế xã hội, một số kết quả về
tình hình hoạt động của BQL trong những năm gần đây tại khu vực thực tập, cùng các
chính sách của Nhà nước và BQL. Căn cứ những tồn tại, rút ra những mặt thuận lợi khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng tại
BQL.
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Xác định các đặc điểm tự nhiên, dân sinh kinh tế - xã hội tại khu vực.
- Điều tra, thu thập những tài liệu về tình hình quản lý bảo vệ và sản xuất kinh
doanh của BQL trong những năm qua.
- Rút ra những khó khăn - thuận lợi cũng như những tồn tại tại khu vực nghiên cứu.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp thống kê, kế thừa số liệu
- Thu thập các văn bản của Nhà nước và địa phương liên quan đến BQL.
- Thu thập số liệu về tự nhiên, khí hậu, kinh tế, xã hội, tài nguyên rừng, đất
rừng của khu vực nghiên cứu.
- Thu thập các kết quả hoạt động về tình hình quản lý bảo vệ của BQL qua các
năm gần đây.
3.3.2 Phương pháp phỏng vấn trực tiếp người dân
Dùng phương pháp phỏng vấn trực tiếp người dân để củng cố, bổ sung lại
những thông tin, số liệu đã kế thừa được.


12


Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng
4.1.1 Tổng diện tích đất
Tổng diện tích tự nhiên của BQL quản lý là 7.624,39 ha, trong đó bao gồm : đất
lâm nghiệp và một số loại đất khác.
4.1.2 Cơ cấu các loại đất
Diện tích tự nhiên của BQL bao gồm : đất lâm nghiệp và các loại đất khác.
I. Đất lâm nghiệp : 7.388,8 ha.
1) Rừng phòng hộ : 5.192,2 ha.
a) Đất có rừng : 3.734,2 ha.
- Rừng tự nhiên : 2.217,2 ha.
+Rừng trung bình : 1.773,5 ha.
+ Rừng nghèo : 358,2 ha.
+ Rừng non : 85,5 ha.
- Rừng trồng : 1.517,0 ha.
b) Đất trống chưa sử dụng : 1.458,0 ha.
- Ia : 260,2 ha.
- Ib : 215,0 ha.
- Ic : 982,8 ha.
2) Rừng sản xuất : 2.159,0 ha.
a) Đất có rừng : 1.156,4 ha.
- Rừng tự nhiên : 754,3 ha.
+Rừng trung bình : 255,7 ha.
+ Rừng nghèo : 112,3 ha.
+ Rừng non : 183,5 ha.
+ Rừng tre nưá : 202,8 ha.

- Rừng trồng : 402,1 ha.
13


b) Đất chưa sử dụng : 1.002,6 ha.
- Ia : 155,6 ha.
- Ib : 457,7 ha.
- Ic : 389,3 ha.
3) Rừng chưa phân loại : 37,6 ha.
II. Các loại đất khác : 235,59 ha.
4.2 Hoạt động tổ chức kinh doanh - quản lý - bảo vệ rừng trong những năm gần
đây
4.2.1 Tổ chức rừng
Diện tích có rừng là 4.890,6 ha. Hiện trạng rừng hiện nay gồm : rừng trồng,
rừng tự nhiên. Trong đó rừng tự nhiên chủ yếu là rừng nghèo sau khai thác kiệt.
BQL gồm 26 tiểu khu nằm trên địa bàn của 17 xã, phường thuộc huyện
Chưpăh, IaGrai và thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai. Trong đó rừng tự nhiên chỉ tập trung
ở huyện Chưpăh.
BQL chia ra các tiểu khu và các đội để tổ chức quản lý bảo vệ rừng.
4.2.2 Tổ chức quản lý và sản xuất
Thực hiện theo quyết định số 50/2007/QĐ-UBND ngày 1 tháng 3 năm 2007
của UBND tỉnh Gia Lai về củng cố BQL rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ. Nhiệm vụ cụ
thể thực hiện theo quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006. Bộ
máy gồm : trưởng ban, phó trưởng ban, kế toán và một số cán bộ viên chức, lao động
được bố trí gọn nhẹ phù hợp với chức năng được giao với tổng số cán bộ là 15 người,
hợp đồng quản lý bảo vệ rừng các tiểu khu có cả rừng trồng và rựng tự nhiên là 20
người.
4.2.3 Trình độ chuyên môn
Bảng 4.1: Trình độ chuyên môn của Ban quản lý
STT


Trình độ chuyên môn

Số lượng

1

Đại học

7

2

Trung cấp

6

3

Sơ cấp

0

4

Lao động phổ thông

2

14



×