Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG VIỆC CẢI TIẾN KỶ THUẬT KHAI THÁC NHỰA THÔNG 3 LÁ Ở BAN QUẢN LÝ RỪNG PHI LIÊNG LÂM HÀ LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.18 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG
VIỆC CẢI TIẾN KỶ THUẬT KHAI THÁC NHỰA
THÔNG 3 LÁ Ở BAN QUẢN LÝ RỪNG
PHI LIÊNG - LÂM HÀ - LÂM ĐỒNG

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THÀNH NGUYÊN
Ngành: LÂM NGHIỆP
Niên khóa: 2003-2008

Tháng 6/2009


NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG
VIỆC CẢI TIẾN KỶ THUẬT KHAI THÁC NHỰA
THÔNG 3 LÁ Ở BAN QUẢN LÝ RỪNG
PHI LIÊNG - LÂM HÀ - LÂM ĐỒNG

Tác giả

NGUYỄN THÀNH NGUYÊN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành Lâm nghiệp

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Hoàng Hữu Cải

Tháng 6/2009



i


LỜI CẢM ƠN
Kính thưa: THẦY, CÔ GIÁO
Qua 5 năm học tập với sự hướng dẫn, giảng dạy tận tình của thầy cô giáo.
Lòng chân thành biết ơn và đầy cảm xúc của em đối với kết quả đạt được trong
học tập dưới mái trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Khoa lâm nghiệp và nhất là bộ môn lâm nghiệp xã hội.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Hoàng Hửu Cải đã nhiệt tình hướng dẫn giúp
đỡ em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn các anh, chị đã cung cấp thông tin số liệu về việc cải
tiến kỹ thuật khai thác nhựa thông 3 lá ở Ban quản lý rừng Phi Liêng Lâm Hà – Lâm
Đồng, đội khai thác nhựa thông 3 lá thuộc tiểu khu 662 – Công Ty Lâm Nghiệp Di
Linh – Lâm Đồng.
Đây là kiến thức vĩnh cữu trong tôi và cũng là kỹ niệm khắc ghi mãi trong đời
lâm nghiệp.
Kính dâng lên cha mẹ thành tựu của hiện tại và tương lại với lòng biết ơn vô
hạn.
Xin chân thành cảm ơn
Thủ Đức, tháng 06 năm 2009
Sinh viên
NGUYỄN THÀNH NGUYÊN

ii


TÓM TẮT
Lâm sản ngoài gỗ có một vai trò quan trọng trong đời sống của người dân địa

phương. Ở Lâm Đồng, có hai kiểu rừng thông trên hai đai độ là Thông hai lá Pinus
merkusii và Thông ba lá Pinus kesiya, loài đầu cũng được gọi là Thông Nhựa, nhưng
tên gọi này không ám chỉ rằng nó là loài duy nhất cho nhựa. Trong thực tế, Thông ba
lá Pinus kesiya cũng đã được chích nhựa để cung cấp cho công nghiệp chế biến tùng
hương. Nhưng sự chích nhựa có thể gây ra một số tác động tiêu cực vì cây có thể bị
gãy đổ. Do đó việc cải tiến kỹ thuật chích nhựa là cần thiết.
Nghiên cứu này nhấn mạnh những sự khác biệt về kỹ thuật chích nhựa, năng
suất, thời gian và thu nhập kinh tế của hai hệ thống: (1) khai thác thương mãi tập
trung, được phát triển trong thập niên 1980 do một nhóm chuyên gia lâm nghiệp
CHDC Đức cũ, và (2) hệ thống địa phương, gồm một tập hợp các kỹ thuật do người
dân địa phương thích ứng. Nghiên cứu cho thấy người dân địa phương có thể thu nhận
một năng suất trung bình trên mỗi cây cao hơn (0,7 kg so với chỉ 0,5 kg) trong kỹ thuật
do các chuyên gia lâm nghiệp CHDC Đức cũ hướng dẫn). Kích thước miệng chích, và
thời gian chích cũng đã được so sánh. Hệ thống của người dân địa phương có thể cho
phép chích nhựa ngay cả trong mùa mưa và điều này làm tăng thu nhập của họ quanh
năm. Tác động của việc chích nhựa lên sự ngã đổ cây cũng được quan sát và không có
trường hợp nghiêm trọng nào được ghi nhận trong hệ thống chích nhựa của người dân
địa phương. Ngoài ra, cách thức bố trí hợp tác này cũng giúp nông dân nâng cao tình
đoàn kết trong cộng đồng và có nhận thức tốt hơn về việc bảo vệ rừng.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa

i

Lời cảm ơn


ii

Tóm tắt

iii

Mục lục

iv

Danh mục các chữ viết tắt

vi

Danh sách các hình

vii

Danh sách các bảng

viii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1


1.2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu

2

CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN

3

2.1. Tầm quan trọng lâm sản ngoài gỗ

3

2.2. Thông và việc khai thác nhựa thông

4

2.3. Chính sách và thể chế quản lý lâm sản ngoài gỗ

14

2.4. Tình hình nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ

18

2.5. Một số vấn đề thực trạng khai thác, chế biến và sử dụng lâm sản ngoài gỗ

21

2.6. Giá trị kinh tế xã hội, môi trường của LSNG


23

2.6.1 Giá trị kinh tế

23

2.6.2 Gía trị xã hội

26

2.6.3 Giá trị về môi trường

27

CHƯƠNG 3.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

27

3.1. Địa điểm nghiên cứu

27

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

27

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

30


3.2. Nội dung

32

3.3. Phương pháp

37

3.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp

37

3.3.2. Thu thập thông tin sơ cấp

37
iv


3.3.3. Thuận lợi và khó khăn:

38

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

40

4.1. Tổ chức khai thác

40


4.1.1. Tiến trình thích ứng kỹ thuật chích nhựa của người dân địa phương

40

4.1.2. Tiến trình tổ chức thực hiện của người dân địa phương

41

4.2. So sánh kỹ thuật chích nhựa của người dân địa phương với
kỹ thuật truyền thống

42

4.2.1 So sánh kích thước và bố trí vết chích nhựa của người dân địa phương
với kỹ thuật truyền thống

42

4.2.2. Người dân nghiên cứu cải tiến kỷ thuật thời gian chích nhựa

43

4.2.3. Người dân thay đổi kỹ thuật chích nhựa trong mùa mưa

43

4.3. So sánh sản lượng và thu nhập từ việc khai thác nhựa

43


4.3.1 So sánh sản lượng nhựa:

43

4.3.2. So sánh thu nhập từ việc chích nhựa:

44

4.4. Đánh giá tác động lên rừng sau khi chích nhựa

44

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT

54

5.1 Kết luận

54

5.2 Đề xuất

55

TÀI LIỆU THAM KHẢO

56

v



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

CHDC

Cộng Hòa Dân Chủ

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1-10: Thông 3 lá và việc khai thác nhựa thông 3 lá

6

Hình 11-14: Kỹ thuật khai thác nhựa thông 3 lá do đoàn chuyên gia CHDC Đức
hướng dẫn năm 1980 (lâm nghiệp truyền thống)

33

Hình 15-23: Người dân cải tiến kỹ thuật khai thác nhựa thông 3 lá

35

(lâm nghiệp xã hội)

Hình 24-37: Đánh giá tác động đến rừng sau khi khai thác nhựa thông 3 lá
(lâm nghiệp truyền thống)

45

Hình 38-49: Đánh giá tác động đến rừng sau khi khai thác nhựa thông 3 lá
(lâm nghiệp xã hội)

49

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Phân loại LSNG theo FAO năm 1990

3

Bảng 2.2. Ví dụ mặt hàng may xuất khẩu của Indonesia từ năm 1988-1994

23

Bảng 2.3. Ví dụ giá trị xuất khẩu Song mây bán đảo Peninsulr – Malaysia

23

Bảng 2.4. thống kê số liệu: Giá trị sản lượng sản phẩm khai thác chế biến nhựa
thông 3 lá ở tỉnh Lâm Đồng từ năm 1980-1993


24

Bảng 4.1. So sánh kỹ thuật chích nhựa thông 3 lá theo phương thức quản lý
tập trung và phương thức của người dân

42

bảng 4.2. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để tính toán sản lượng nhựa thông 3 lá được
khai thác

43

Bảng 4.3. So sánh thu nhập từ việc khai thác nhựa thông 3 lá theo phương thức
quản lý tập trung và phương thức của người dân

viii

44


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Để đáp ứng với các nhu cầu bảo tồn tài nguyên rừng đồng thời nâng cao đời
sống của người dân, sự đánh giá và phát triển các lâm sản ngoài gỗ (LSNG) đã trở
thành một phương hướng chiến lược được sự quan tâm rộng rãi của nhiều tổ chức
trong nước và quốc tế. Trong nước, Viện Nghiên cứu Lâm Đặc sản đang giữ vai trò
đầu mối trong việc triển khai một chương trình nghiên cứu có sự hỗ trợ của một số tổ
chức quốc tế. Trên thế giới, các tổ chức quốc tế đa phương như FAO và các cơ quan
phát triển quốc tế như SNV của Hà Lan, IDRC của Canada, GTZ của CHLB Đức và

Sida của Thụy Điển đã có những chương trình hay hợp phần nghiên cứu về LSNG. Sự
quan tâm đến lâm sản ngoài gỗ xuất phát từ ba lý do chính: Thứ nhất, LSNG giữ một
vai trò rất quan trọng trong sinh kế địa phương, vì chúng bao gồm nguồn thực phẩm,
vật liệu sợi, nguyên liệu cho tiểu thủ công nghiệp, cây thuốc, thức ăn gia súc và chất
hữu cơ cho các hệ thống canh tác. Thứ hai, nếu được quản lý đúng đắn, sự khai thác
LSNG không phá vỡ tán rừng như khai thác gỗ, và có thể làm thành một nguồn thu
nhập ổn định cho người dân trong các vùng có rừng. Một số lâm sản ngoài gỗ được
đánh giá và phát triển thị trường để mang lại lợi ích kinh tế cho các địa phương
(RECOFTC, 2000). Thứ ba, phần lớn các cộng đồng địa phương quản lý các nguồn
LSNG của họ cùng với tri thức bản địa và sự phát triển các kỹ thuật thích ứng với bối
cảnh địa phương. Một khi người dân nhận thức giá trị của lâm sản ngoài gỗ, họ sẽ tích
cực bảo vệ và phát triển chúng.
Mặc dù LSNG là một khái niệm rộng bao gồm nhiều loại sản phẩm khác nhau,
trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung vào một loại LSNG có ý nghĩa quan
trọng nhất cho rừng thông ba lá Pinus kesiya ở Lâm Đồng, đó là sự khai thác nhựa
thông từ loài cây gỗ này. Sự lựa chọn chủ đề này dựa trên quan sát thực tế là có các
1


cộng đồng địa phương đã phát triển các kỹ thuật thích ứng của họ và do đó việc đánh
giá các kỹ thuật này là cần thiết để thực hiện ba lý do đã nêu trên.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài này nhằm so sánh kỷ thuật khai thác nhựa theo cách tổ chức khai thác
thương mãi và theo các kỹ thuật do cộng đồng địa phương phát triển. Mục tiêu cụ thể
của đề tài này là:
 Tư liệu hóa và đánh giá kỹ thuật khai thác nhựa được người dân địa phương
ở Ban quản lý rừng Phi Liêng – Lâm Hà (cũ đã thực hiện trong thời gian vừa qua).
 Đánh giá hiện trạng khai thác nhựa theo cách tổ chức khai thác thương mãi
và theo các kỹ thuật do cộng đồng địa phương phát triển.
 Đánh giá khả năng kết hợp khai thác nhựa ở các khu vực có tiềm năng, đồng

thời hạn chế các tác động tiêu cực đối với rừng (như sự đổ ngã và suy thoái cảnh
quan).

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. TẦM QUAN TRỌNG LÂM SẢN NGOÀI GỖ
Khái niệm LSNG dùng trong luận văn này theo định nghĩa của FAO (1990) bao
gồm các sản phẩm từ rừng mang tính tự túc, tự cấp hay có giá trị hàng hóa được con
người sử dụng trực tiếp hay dùng làm nguyên liệu trong các ngành công nghiệp, dẫn
xuất từ sinh khối thực vật và động vật, có tiềm năng cải thiện sinh kế của người dân
trong vùng có rừng. Bảng 2.1 trình bày một số nhóm LSNG chính.
Bảng 2.1 Phân loại LSNG theo FAO (1990) (*)
Thực phẩm

Thực phẩm hoang dã, được thuần hóa một phần bao gồm các phần
có ích của cỏ, nấm, rễ, củ ăn được, vỏ, thân, lá, chồi, hoa, trái, hạt,
dầu béo, gia vị, điều vị, chất ngọt, , v.v..

Thức ăn cho động vật

Thức ăn cho gia súc và động vật hoang dã, bao gồm chim, cá, côn
trùng (như ong, tằm, cánh kiến) v.v..

Dược liệu

Thực vật làm thuốc, gây tê, xoa bóp, xổ, v.v. cho người và gia súc.


Chất độc

Chất độc để săn bắt, bảo vệ thực vật, thuốc cá, v.v.

Hương liệu

Tinh dầu dùng làm mỷ phẩm, nước hoa (có thị trường quốc tế lớn
nhưng chuyên biệt), nhang trầm, vật liệu xông hơi.

Hợp chất sinh hóa

Dầu béo không dùng làm thực phẩm, nhựa thông, dầu trong chai
cục, các chất gôm, sáp, nhủ dịch, tanin, chất nhuộm, vật liệu dùng
trong sơn phủ, chất dẽo, hoàn tất bề mặt gỗ,v.v.

Vật liệu sợi

Dùng trong ngành dệt thủ công, làm chiếu, đệm bàng, đan lác, làm
chổi, đệm gối, làm bấc để nút chai v.v.

Cây cảnh

Các loài cây có dáng thân,lá hay hoa đẹp cho mục đích trang trí, kể
cả dùng làm hoa khô v.v. (**)

Gỗ (***)

Gỗ nhỏ dùng trong thủ công nghiệp

Động vật

Thú

Thịt, da, sừng, bộ lông, len, xương, dược liệu v.v.

Chim

Thịt, trứng, lông vũ, tổ yến, v.v.



Thịt, dầu, bột cá, v.v.

Bò sát

Thực phẩm, da, nang, chất độc, dược liệu.

Động vật không xương
sống

Thực phẩm, cánh kiến, mật ong, sáp, tơ tằm, chất độc, dược liệu,
v.v.

3


Ghi chú: (*) Không kể một số loài có nguy cơ được bảo vệ theo Công ước Mua bán Các loài

Động và Thực vật có nguy cơ.
(**) Bảng phân loại của FAO cũng xếp một số dịch vụ môi trường như tạo sinh cảnh,
duy trì độ phì của đất vào LSNG, nhưng để đơn giản, các chức năng này nên được xét

riêng.
(***) Bảng phân loại của FAO (1990) có đề nghị đưa những ý kiến khác nhau về việc
đưa các loài gỗ này vào LSNG, nhưng thực tế một số loại gỗ dùng trong thủ công
nghiệp có yêu cầu quản lý khác biệt.
Sự quan tâm đến lâm sản ngoài gỗ xuất phát từ ba lý do chính:


Thứ nhất: LSNG giữ một vai trò rất quan trọng trong sinh kế địa phương,

vì chúng bao gồm nguồn thực phẩm, vật liệu sợi, nguyên liệu cho tiểu thủ công
nghiệp, cây thuốc, thức ăn gia súc và chất hữu cơ cho các hệ thống canh tác.


Thứ hai: nếu được quản lý đúng đắn, sự khai thác LSNG không phá vỡ

tán rừng như khai thác gỗ, và có thể làm thành một nguồn thu nhập ổn định cho người
dân trong các vùng có rừng. Một số lâm sản ngoài gỗ được đánh giá và phát triển thị
trường để mang lại lợi ích kinh tế cho các địa phương (RECOFTC, 2000).


Thứ ba: phần lớn các cộng đồng địa phương quản lý các nguồn LSNG

của họ cùng với tri thức bản địa và sự phát triển các kỹ thuật thích ứng với bối cảnh
địa phương. Một khi người dân nhận thức giá trị của lâm sản ngoài gỗ, họ sẽ tích cực
bảo vệ và phát triển chúng.
2.2. THÔNG VÀ VIỆC KHAI THÁC NHỰA THÔNG
Không kể các loài thông chỉ tồn tại với số lượng cá thể nhỏ, Việt Nam có ba
loài thông hiện diện với diện tích khá lớn, đó là Pinus masoniana (Thông Đuôi Ngựa,
phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc), Pinus merkusii (Thông hai lá hay còn gọi là
Thông nhựa) và Pinus kesiya (Thông ba lá). Hai loài sau hiện diện ở Lâm Đồng trên

các đai độ cao khác nhau. Một cách gần đúng, có thể lấy độ cao 900-1000 m trở lên
cho vùng phân bố tự nhiên của Thông ba lá (Rollet, 1968). Tên gọi Thông nhựa dễ dẫn
tới ngộ nhận cho rằng nhựa chỉ có ở Thông hai lá. Thực tế việc nghiên cứu khai thác
nhựa Thông ba lá đã được đặt ra từ đầu những năm 1970 của thế kỷ trước, khi một
công ty giấy của miền nam được đặc nhượng một khu rừng để kinh doanh nguyên liệu
4


giấy. Các báo cáo kỹ thuật của công ty này đã cho thấy vào lúc này, sự khai thác nhựa
từ Thông ba lá là "khả thi về kỹ thuật và kinh tế" (COGIVINA, 1972). Lúc này, nhu
cầu colophan (nhựa rắn sau khi chưng cất tùng hương) là một phụ liệu quan trọng
trong việc sản xuất giấy.
Tuy nhiên, kỹ thuật khai thác nhựa từ Thông hai lá được mô tả chi tiết hơn, đầu
tiên là của Đồng Phúc Hộ (1940), và Sau đó là của Maurand (1943) là tác giả đề cập
khá chi tiết trong cuốn sách Lâm nghiệp Đông Dương, trong đó ông đã đưa ra một
thiết kế cho công cụ gọi là búa Bridon M (chữ M, là chữ viết tắt tên của ông). Trong
một phụ lục của cuốn sách này, Maurand cũng đã cung cấp các bảng thiết kế để chưng
cất nhựa thông, dựa vào các nghiên cứu ở Trạm Thực nghiệm Lang Hanh.
Đến 1980 các chuyên gia Đông Đức (cũ) đã đến tỉnh Lâm Đông hướng dẫn về
kỹ thuật khai thác nhựa thông bằng dao chích nhựa (đối với thông 3 lá) và hướng dẫn
khai thác dựa trên cơ sở bằng búa Maurand (đối với thông 2 lá).
Khai thác nhựa từ thông 3 lá Pinus kesiya, vốn là một kỹ thuật truyền thống
trên qui mô nhỏ. Nghiên cứu về khía cạnh này là một lĩnh vực của nghiên cứu tri thức
bản địa, bản thân người nông dân phát triển các biện pháp kỹ thuật của họ dựa trên các
tri thức bản địa mà họ tích lũy được qua thực tế sinh sống trong những môi trường tự
nhiên và sử dụng các loại công cụ và kỹ thuật khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ.
Điều này có thể cũng đúng với trường hợp khai thác nhựa thông 3 lá.

5



Hình 1. Người dân đang chích nhựa
thông 3 lá (biểu hiện chiều dài vết
chích)

Hình 3. Láng trại sinh hoạt người dân
khai thác nhựa thông 3 lá ngay tại hiện
trường khai thác nhựa

Hình 2. Hình dáng mặt chích nhựa và
máng thu nhựa trên thông 3 lá (máng thu
nhựa được cải tiến bằng bộc nilon thay
tô gốm sứ)

Hình 4. Khảo sát mặt chích nhựa do
người dân thực hiện

6


Như vậy, sự khai thác nhựa thông 3 lá có thể được phân biệt qua hai hình thức tổ chức
sản xuất chính: khai thác trên qui mô lớn trong các lâm trường và các doanh nghiệp
lớn và khai thác trên quy mô nhỏ do chính các công đồng dân cư thực hiện. Một sự so
sánh và đánh giá chi tiết về hai hệ thống này có thể mang lại những thông tin cần thiết
để giúp các cộng đồng địa phương có thêm nguồn thu nhập bền vững, đồng thời duy
trì được độ che phủ và chất lượng của rừng.
Nhựa thông được khai thác ở hai loại thông:
 Thông 3 lá (Nhựa trắng trong và đông cứng)
 Thông 2 lá (nhựa trắng đục và ở dạng loãng)
Nhựa thông sau khi khai thác được chế biến thành tùng hương và dầu thông,

qua quá trình chưng cất.
Thiết kế nhà máy nhựa thông gồm: bể chứa, thùng hòa tan, thùng lắng, thiết bị
lọc, nồi chưng cất, thùng phân tích và thùng chứa.
Có hai công đoạn chính trong đây chuyên sản xuất:
 Làm sạch nhựa.
 Chưng cất.
*Ở Việt Nam có 2 nhà máy sản xuất lớn:
 Nhà máy Quảng Ninh 2.000 tấn/ năm
 Nhà máy Quảng Bình 4.000 tấn/ năm.
Nói chung công nghệ và thiết bị của 2 nhà máy khá hiện đại, chất lượng sản
phẩm tốt cho xuất khẩu .
Tuy nhiên các nhà máy gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu.
* Ở Lâm Đồng có 02 nhà máy chế biến nhựa thông:
 Nhà máy chế biến nhựa thông Lang Hanh – Di Linh
 Nhà máy chế biến nhựa thông Finom – Đức Trọng.
(Nhưng 2 nhà máy này ngưng hoạt động và tình hình sản xuất theo kiểu khai thác nhựa
Lâm Nghiệp truyền thống đã ảnh hưởng tác động tiêu cực đến rừng: chích kiệt nhựa
gây đỗ ngã cây khi có giông to, gió lớn.

7


Do đó một số đơn vị khai thác đã ngưng hoạt động khai thác sản xuất nhựa dẩn
đến tình trạng nhà máy thiếu nguyên liệu hoạt động) .
 Tuy nhiên việc khai thác nhựa đã được nhìn nhận là một hoạt động kinh tế
quan trọng của người dân địa phương và trong thập niên 1980 các khu rừng “ rừng dự
trữ khai thác” được xác định để vừa bảo vệ rừng vừa đảm bảo sinh kế địa phương.
Sự phân biệt này không chỉ có ý nghĩa về mặt kỹ thuật và tổ chức sản xuất. Nó
cũng phản ánh hai cách tiếp cận khác nhau, các phương thức phân chia trách nhiệm và
quyền lợi của các đơn vị quản lý rừng và cộng đồng địa phương khác nhau. Trong bối

cảnh của thể chế quản lý rừng hiện hành, nghiên cứu về vấn đề này có thể giúp hoàn
thiện cơ chế giao nhận khoán, sao cho cả đơn vị quản lý rừng, cộng đồng địa phương
và xã hội nói chung đều có lợi.
Các kỹ thuật do người dân phát triển và đánh giá tác dụng cũng như tác động
của chúng.
Đó là những vấn đề đặt ra cho chúng tôi khi thực hiện khóa luận này.
Cách tiếp cận truyền thống đối với nghiên cứu nông lâm nghiệp, một khía cạnh
Ban đầu của nghiên cứu nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn còn thiếu để tạo ra
những kỷ thuật đáp ứng hoàn toàn các yêu cầu của sản xuất.
Trước đây trong lâm nghiệp truyền thống: sự quản lý trực tiếp của nhà nước
đối với công nhân, nhân viên sản xuất khai thác về việc hưởng lương hành chính,
lương sản phẩm ….. chưa phản ảnh đúng điều kiện sản xuất, kỹ thuật sản xuất, năng
suất sản phẩm, tinh thần trách nhiệm trong sản xuất…
Khâu nghiên cứu chỉ dẫn tại các trạm nghiên cứu không phản ảnh hết được
những gì người lao động cần thiết.
Vì thế, lâm nghiệp xã hội ra đời là bước ngoặc đánh dấu sự phát triển đổi mới
của ngành lâm nghiệp. Đó là sự tiếp cận có sự tham gia của người dân.
Trong tiếp cận có sự tham gia của người dân, lỉnh vực nghiên cứu có sự tham
gia của người dân là một yếu tố quan trọng để cải tiến và phát triển kỷ thuật sản xuất
và khai thác …

8


Từ hiện trạng, tài nguyên rừng nước ta và kinh nghiệm quản lý thực tế, chúng
ta nhận thấy rằng:
“Rừng là vấn đề rất bức xúc của nhà nước”
 Nạn phá rừng nhiều nguyên nhân nhằm phục vụ nhu cầu con người trong
cuộc sống.
 Việc phục hồi rừng cũng như các chức năng quản lý bảo vệ rừng, sản xuất

khai thác lâm sản, không đơn phương là của nhà nước mà phải có sự tham gia của
người dân.
Từ nhận thức này yêu cầu cấp bách là chuyển đổi từ lâm nghiệp truyền thống
sang lâm nghiệp xã hội.
Trong đó có sự tham gia của người dân.
* Do đó trong đề tài này lý do được nêu lên:
 Người dân được trực tiếp hợp đồng khai thác nhựa thông 3 lá ở Ban quản lý
rừng Phi Liêng Lâm Hà – Lâm Đồng.
 Người dân tự nghiên cứu kỹ thuật khai thác nhựa thông 3 lá.
 Bên cạnh người dân khai thác nhựa có sự tham gia nghiên cứu kiểm tra giám
sát của cán bộ kỹ thuật Ban quản lý rừng Phi Liêng .
 So sánh ưu điểm về việc cải tiến kỷ thuật vết chích nhựa của người dân trong
lâm nghiệp xã hội với kỷ thuật vết chích nhựa do chuyên gia Đông Đức hướng dẫn
trong lâm nghiệp truyền thống.

9


Hình 5. Nhựa thơng 3 lá đang được giới
nữ đóng nhựa vào bao để vận chuyển.
(mỗi bao nhựa khoảng 40 – 50kg/bao)

Hình 6. Nhựa thơng 3 lá được người dân
thu nhựa đóng gói vào bao khoảng 40kg/
bao

Hình 7. nh người dân đang thu nhựa
để đóng vào bao vận chuyển

Hình 8. Người dân nam và nữ đang thu

nhựa thơng 3 lá đóng nhựa vào bao để
chuyển đi.
10


Hình 9. Cảnh quan láng trại, phương tiện xe máy
cày, xe hon da của người dân trên hiện trường
khai thác nhựa thông 3 lá (lâm nghiệp xã hội)

Hình 10. Nhựa thông 3 lá được thu đang
đóng nhựa vào bao

11


Ví dụ:
Việc khai thác nhựa thông theo kiểu khai thác lâm nghiệp truyền thống đã dẫn
đến hậu quả hàng loạt khu rừng bị đổ ngã khi có giông to, gió lớn.
Điển hình như việc khai thác nhựa thông 3 lá theo kiểu lâm nghiệp truyền thống
ở tỉnh Lâm Đồng kể từ 1980 – 1990.
Từ ví dụ trên cho thấy sự thu hoạch NTFP không phải mặc nhiên bền vững ở
khai thác gỗ.
Ngược lại NTFP cũng bị đe dọa tương tự như cây gỗ khi bị khai thác quá mức
và lạm dụng mà không có sự quản lý bền vững.
Ví dụ:
Sự khai thác loại Zamia skinneri từ rừng Trung Mỹ làm cho nó được đưa vào
phụ lục II của Cites. (Zamia skinneri là một loài tuế, họ thiên Tuế Cycadaccae). Trông
giống cây cọ cao 2,5m hiện được đưa vào phụ lục II công ước mua bán quốc tế các
loài có nguy cơ tuyệt chủng. (CIIES). (Robler et ai 1997, Maiocca 1998).
 Do tình trạng bị đe dọa tuyệt chủng và các giá trị thương mại cao, các nhà

nghiên cứu ở catie đã nghiên cứu nhu cầu sinh thái để thiết kế các “Phương thức thu
hoạch” bền vững hơn từ rừng tự nhiên hay canh tác trong các môi trường thích hợp
(Roblos et al 1997, Maiocca 1998, Marmillod et al 1998).
 Qua những dẫn chứng về nghiên cứu khai thác mang tính bền vững quốc tế.
 Ở Việt Nam việc khai thác nhựa thông 3 lá từ kỹ thuật khai thác lâm nghiệp
truyền thống của chuyên gia Đông Đức 1980 (khai thác tận thu nhựa trước khi khai
thác chính gỗ). Những trường hợp khai thác nhựa đã gây đổ ngã những khu rừng thông
3 lá ở tỉnh Lâm Đông. Khi có giông to, gió lớn đã gây thiệt hại về tài nguyên rừng, gây
thiệt hại về môi trường, gây thiệt hai về cảnh quan du lịch ……
 Từ những nhận thức này người dân địa phương tỉnh Lâm Đồng đã có những
sáng kiến cải tiến kỹ thuật khai thác nhựa thông để đem lại hiệu quả trong việc khai
thác mang tính bền vững môi trường và tài nguyên rừng.

12


Các động lực thị trường cũng có xu hướng cản trở việc quản lý bền vững NTFP
khi một NTFP khi vào nền kinh tế tiền mặt, chu kỳ thông thoáng của nó thiết lập một
cường độ, collapse của Plúa và cuối cùng Sinhtitu – tíon F có xu hướng phát triển
(Daukinh và philip 1998).
Khi nhu cầu tăng lên có một xu hướng, từ bỏ sự thu hoạch trong tự nhiên và
tiến đến gia hóa ở cấp độ thương mại và canh tác.
Ví dụ:
Mũ cao su thu hoạch trong tự nhiên từ vùng Amazon có thể không cạnh tranh
với cao su từ các rừng trồng cao su ở Châu Á.
Quản lý NTFP chỉ có thể có sức sống trong bối cảnh của các hoạt động sự dụng
đất khác và các hoạt động kinh tế cho các cộng đồng người.
Ví dụ:
Ở tỉnh Lâm Đồng việc khai thác nhựa thông 3 lá ở rừng tự nhiên trong Lâm
Nghiệp truyền thống không mang tính bền vững, đã dẫn đến hậu quả nhiều xí nghiệp

khai thác chế biến nhựa phải đóng cửa giải thể. Do quyết định UBND tỉnh Lâm Đồng
đình chỉ việc khai thác nhựa để bảo vệ rừng thông 3 lá trước nguy cơ đỗ ngã.
Hiện nay sự khai thác nhựa lại hồi sinh ở công ty lâm nghiệp Di Linh – Lâm
Đồng.
Mô hình khai thác nhựa theo kiểu lâm nghiệp xã hội đã xuất hiện. Địa điểm
khai thác thuộc tiểu khu 662 – Công ty lâm nghiệp Di Linh – Lâm Đồng (thuộc rừng
trồng thông 3 lá) tổng diện tích khai thác nhựa thông 3 lá khoảng 5.000 ha rừng trồng.
Mô hình khai thác này giống như mô hình khai thác “cải tiến kỹ thuật” ở Ban
quản lý rừng Phi Liêng – Lâm Hà – Lâm Đồng của người dân tổ chức khai thác.
2.3. CHÍNH SÁCH VÀ THỂ CHẾ QUẢN LÝ LÂM SẢN NGOÀI GỖ
Hầu hết diện tích rừng ở các nước Châu Á đều thuộc quyền quản lý nhà nước.
Trong bối cảnh đó, chính sách vi mô của chính phủ và vấn đề thể chế nhà nước hoặc
địa phương đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển và bảo tồn tài
nguyên rừng nói chung và lâm sản ngoài gỗ nói riêng.

13


Ở Ấn Độ chính phủ đã Ban hành một số chính sách, chương trình và hổ trợ thể
chế nhằm quản lý bền vững nguồn lâm sản ngoài gỗ.
Để tăng thu nhập cho các tổ chức cá nhân sản xuất cũng như tăng giá trị và lợi
nhuận của lâm sản ngoài gỗ.
Ngày 17/01/1999 Hội Đồng Bộ Trưởng Ấn Độ đã Ban hành qui định về việc
cấm xuất khẩu lâm sản ngoài gổ ở dạng thô.
Chính phủ Ấn Độ cũng đã ra thông báo về qui định thời gian và mùa vụ thu
hoạch LSNG để kiểm soát việc khai thác các sản phẩm này. Bên cạnh đó để bảo tồn
các loại LSNG cho việc sử dụng lâu dài và bền vững cũng như tăng giá trị bổ sung của
chúng. Chính Phủ Ấn Độ đã hổ trợ ngân sách để ngành lâm nghiệp khởi xướng
chương trình đào tạo nhằm nâng cao kiến thức kỹ thuật cho người dân trong quản lý
LSNG.

Chương trình đào tạo này tập trung chính vào các vấn đề kỹ thuật khai thác bền
vững, chế biến sơ bộ bảo quản các LSNG.
Về vấn đề thể chế chính sách chính phủ Ấn Độ đã khởi xướng việc thiết lập các
“vùng rừng bảo vệ của người dân” và phát triển phương thức “quản lý rừng có sự tham
gia”. Các mô hình này đang được nhân rộng ở Ấn Độ nhằm tăng cường sự tham gia
của người dân trong quản lý tài nguyên rừng nói chung và đặc biệt là quản lý LSNG.
Đi đôi với việc thiết lập các mô hình quản lý này. Chính phủ Ấn độ cũng chú
trọng đến việc hổ trợ tín dụng nhỏ nhằm ngăn chặn sự ép giá của tư thương đối với
người thu lượm LSNG và hổ trợ một số công cụ chế biến để tăng gia trị bổ sung của
loại lâm sản này cho người sản xuất trực tiếp.
Với đặc thù địa hình ở Nepal LSNG là một nguồn tài nguyên có giá trị và đóng
vai trò quan trọng trong việc tạo sinh kế cho người dân do diện tích canh tác nông
nghiệp ở nước này rất hạn chế.
Để bảo tồn và phát triển nguồn LSNG cho cuộc sống người dân nông thôn.
Chính phủ Nêpal đã Ban hành một số chính sách quy định và quản lý LSNG.

14


Bộ bảo tồn đất và rừng đã Ban hành “luật lâm nghiệp” năm 1993 và “qui định
về quản lý rừng” năm 1995. luật và qui định này đã đề ra một số chính sách liên quan
đến việc thu lượm vấn đề thương mại, xuất khẩu và chế biến LSNG.
Ví Dụ: Qui định về cấm khai thác mua bán và xuất khẩu một số loại LSNG như
Dactycohia Latagirera, Juglens Regia, Cordyceps Simenciv.
Luật này cũng ngăn cấm việc xuất khẩu LSNG ở dạng thô nhằm khuyến khích
việc tăng giá trị bổ sung của LSNG và bảo vệ các doanh nghiệp chế biến LSNG nhằm
chống lại sự cạnh tranh thương gia Ấn Độ.
Để thu hồi lâm sản ngoài gỗ phải có giấy phép của sở Lâm nghiệp (đối với các
vùng rừng thuộc quyền quản lý của chính phủ) hoặc của nhóm những người sử dụng
rừng (FUG) (Nếu thuộc rừng cộng đồng).

Việc chế biến và xuất khẩu một số loại LSNG cũng cần phải có giấy phép kinh
doanh của sở tài nguyên thực vật hoặc hiệp hội thương mại và công nghiệp,. Bên cạnh
việc Ban hành các chính sách và luật lệ để quản lý nguồn LSNG chính phủ Nêpal cũng
đã hỗ trợ về mặt thể chế.
Trong đó vấn đề đáng quan tâm và được đánh giá thành công nhất là việc thiết
lập “Hiệp hội những người sử dụng rừng cộng đồng” (FECOFUN) do độ bảo tồn và
rừng khởi xướng.
Hiệp hội này bao gồm các nhóm những người sử dựng rừng (FUG) là những
nhóm người địa phương ở trên các vùng lãnh thổ Nêpal đã lên đến 14.000 nhóm.
Mỗi nhóm có một ủy Ban hành chính gồm 10 đến 15 ngày. Ủy Ban này xây
dựng các luật lệ cho việc quản lý rừng mà quan trọng nhất là LSNG trong các vùng
rừng cộng đồng.
Sau khi xây dựng các qui định này phải được toàn thể cộng đồng thông qua và
được sở lâm nghiệp duyệt.
Đi đôi với việc khởi xướng “Quản lý rừng dựa vào cộng đồng” chính phủ Nêpal
cũng khởi xướng chương trình hỗ trợ tín dụng và kỹ thuật cho các nhóm những người
sử dụng rừng (CBED Project 1999).

15


* Ở Việt Nam chính phủ đã Ban hành rất nhiều chương trình, chính sách cho
việc phát triển và bảo tồn tài nguyên rừng.
Tuy nhiên hầu như chưa có một chính sách hoặc chương trình riêng nào cho
việc quản lý LSNG.
Mặc dù vậy, hầu hết các chương trình và chính sách phát triển và bảo tồn tài
nguyên rừng đều có nội dung liên quan đến quản lý LSNG.
Trước năm 1991, hệ thống quản lý rừng nhấn mạnh trên khía cạnh quản lý nhà
nước theo tiếp cận từ trên xuống với hệ thống kiểm soát của chính phủ qua các doanh
nghiệp nhà nước trong vấn đề quản lý và thị trường của các loại lâm sản (kể cả cây gỗ

lớn và các loại LSNG).
Sau năm 1991, hệ thống quản lý và luật lâm nghiệp Việt Nam thay đổi nhanh
do chính phủ đã Ban hành nhằm phát triển và bảo tồn tài nguyên rừng.
Hệ thống quản lý rừng đang dịch chuyền từ hình thức quản lý nhà nước sang
phương thức quản lý bởi nhiều thành phần xã hội.
Định hướng phát triển lâm nghiệp xã hội (ngoài các cơ quan chuyên môn lâm
nghiệp, nhiều tổ chức nhà nước khác hoặc cộng đồng, hộ gia đình và cá nhân cùng
tham gia quản lý rừng và đất rừng).
Chính sách quan trọng nhất tạo nên chuyển biến này là chính sách của chính
phủ về giao đất khoán rừng cho hộ gia đình và cộng đồng quản lý.
(Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994 về giao đất Lâm nghiệp. Thông tư
06LN/KL về giao và cho thuê đất lâm nghiệp).
Chính sách này cho phép các cộng đồng, hộ gia đình được quyền nhận đất lâm
nghiệp (kể cả cây gỗ lớn và các loại lâm sản khác như tre, mây …. )
Bên cạnh đó cộng đồng hộ gia đình cũng được nhận khoán bảo vệ rừng tự nhiên
với kinh phí hổ trợ 50.000đ/ha (bao gồm cả chi phí quản lý) (hiện nay là
100.000đ/ha)và có quyền thu hồi các loại LSNG trong khu rừng mà họ được hợp đồng
bảo vệ.
Chính sách này tạo sự chuyển biến trong kiểm soát, quản lý rừng và đất rừng.
16


×