Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong các hoạt động của dự án nước sạch và vệ sinh môi trường tại huyện Cao Phong - tỉnh Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.4 KB, 110 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Duy Hưng – PTNT52
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu trong bài báo cáo này hoàn toàn trung
thực và kết quả nghiên cứu chưa từng được sử dụng.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho quá trình thực hiện báo cáo đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong báo cáo này được ghi rõ nguồn
gốc.
Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2009
Sinh viên
Nguyễn Duy Hưng
Khoa Kinh tế & PTNT Trường ĐHNN Hà Nội
i
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Duy Hưng – PTNT52
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành Khóa luận này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp
đỡ nhiệt tình về nhiều mặt của các tổ chức và cá nhân.
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu trường
Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, khoa Kinh tế và PTNT, bộ môn KTNN & Chính
sách và các thầy cô giỏo đó tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn
thành Khóa luận.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy KS. Nguyễn Thị Thiêm,
người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành Khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Cao Phong, phòng Thống kê,
phòng Lao động thương binh và Xã hội, phòng Nông nghiệp huyện Cao Phong,
UBND xã Bắc Phong, UBND xó Tõy Phong, UBND xã Xuân Phong đã giúp đỡ và
tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu tại cơ sở, bà con trong ba xã Bắc
Phong, Tây Phong, Xuân Phong đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin để
nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã chia sẻ, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn khóa luận tốt nghiệp của mình.


Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu của các tập
thể và cá nhân đã dành cho tôi!
Tác giả
Nguyễn Duy Hưng
Khoa Kinh tế & PTNT Trường ĐHNN Hà Nội
ii
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Duy Hưng – PTNT52
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài: “Nghiờn cứu sự tham gia của người dân trong các hoạt động của
dự án nước sạch và vệ sinh môi trường tại huyện Cao Phong - tỉnh Hũa Bỡnh”.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu bao trùm là: Đánh giá sự
tham gia của người dân trong các hoạt động của dự án nước sạch và VSMT tại
huyện Cao Phong qua đó đề xuất một số giải pháp tăng cường sự tham gia của
người dân vào dự án trong giai đoạn tiếp theo.
Để đạt được mục tiêu bao trùm đã đề ra, chúng tôi đi sâu phân tích những
mục tiêu cụ thể như sau:
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của người
dân trong các hoạt động của dự án phát triển nông thôn, dự án nước sạch và VSMT
nông thôn ở Việt Nam cũng như ở trên thế giới.
- Đánh giá sự tham gia của người dân trong các hoạt động của dự án nước
sạch và VSMT tại huyện Cao Phong.
- Đề xuất giải pháp tăng cường sự tham gia của người dân trong các hoạt
động của dự án nước sạch và VSMT tại huyện.
Nhằm làm rõ mục tiêu đề ra, đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Nghiên cứu
những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự tham gia của người dân trong các hoạt động
của dự án nước sạch và VSMT tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.
Để tạo thuận lợi cho công tác nghiên cứu, chúng tôi đưa ra những cơ sở lý
luận và cơ sở thực tiễn.
Với cơ sở lý luận chúng tôi tập chung vào những định nghĩa nhằm làm rõ đối
tượng nghiên cứu trong đề tài đó là:

- Lý luọ̃n về dự án, dự án phát triển nông thôn
+ Khái niệm về dự án, dự án phát triển nông thôn
+ Chu trình dự án phát triển nông thôn
- Lý luọ̃n về sự tham gia của người dân trong dự án phát triển nông thôn
+ Khái niệm về sự tham gia của người dân trong dự án
• Sự tham gia
• Người dân
Khoa Kinh tế & PTNT Trường ĐHNN Hà Nội
iii
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Duy Hưng – PTNT52
• Sự tham gia của người dân trong dự án
+ Sự tham gia của người dân trong dự án phát triển nông thôn hiện nay
+ Sự tham gia của người dân trong thực hiện hoạt động dự án PTNT
Với cơ sở thực tiễn chúng tôi đưa ra những kinh nghiệm thực tế để thấy được
sự tham gia thực tế hiện nay ở Việt Nam và ở một số nước bạn từ đó có liện hệ với đề
tài:
- Sự quan tâm của chính phủ Việt Nam đối với vấn đề nước sạch và VSMT
nông thôn
- Hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong đầu tư, triển khai các chương trình, dự
án nước sạch và VSMT tại Việt Nam
- Kinh nghiệm thu hút sự tham gia của người dân trong các dự án Phát triển
nông thôn
+ Kinh nghiệm thu hỳt/tăng cường sự tham gia của người dân trong các dự
án nước sạch và VSMT của các tổ chức và quốc gia trên thế giới
+ Kinh nghiệm thu hút sự tham gia của người dân trong thực hiện các dự án
phát triển nông thôn ở Việt Nam
Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trờn, tụi tiến hành nghiên
cứu các công trình nghiên cứu có liên quan. Đó là đề tài tốt nghiệp, trường Đại học
Nông nghiệp Hà Nội của tác giả Lê Văn Hùng (2008)
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án “X

úa đói giảm nghèo
thông qua phát triển nông nghiệp bền vững và nâng cao sự tham gia của phụ nữ
nghèo ở xã Công Bình - Nông Cống - Thanh Hóa

Qua quá trình nghiên cứu thực trạng sự tham gia của người dân trong các hoạt
động của dự án nước sạch và VSMT tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, có một
số vấn đề nổi bật như sau:
Thứ nhất: Đề tài đã xây dựng được các tiêu chí để thấy rõ được thực
trạng sự tham gia của người dân vùng dự án huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình ở
trong các hoạt động của dự án nước sạch và VSMT. Từ đây cho thấy sự tham gia
của người dân trong các hoạt động ở dự án PTNT nói chung, ở trong dự án nước
sạch và VSMT nói riêng là một nhân tố quan trọng trong việc thực thi dự án.
Khoa Kinh tế & PTNT Trường ĐHNN Hà Nội
iv
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Duy Hưng – PTNT52
Thứ hai: Tìm hiểu được những cách thức thu hút sự tham gia của người dân
trong dự án. Để từ đó thấy được những hạn chế mà dự án hiện nay đang mắc phải
và quan trọng hơn cả là ảnh hưởng của vấn đề này đến sự tham gia của người dân
vào trong dự án.
Thứ ba: Đề tài đó nờu nờn được thực trạng sự tham gia của người dân huyện
Cao Phong nói chung của người dân tham gia vào dự án nói riêng ở trong các hoạt
động. Nơi có điều kiện kinh tế cũn khỏ yếu, đời sống người dân còn nghèo nàn lạc hậu,
nhân thức của người dân còn hạn chế. Để từ đó giúp chúng ta thấy rõ được thực trạng
chung của sự tham gia của người dân hiện nay ở trong các dự án, đặc biệt là sự tham
gia của người dân vùng nông thôn nghèo.
Thứ tư: Qua nghiên cứu chúng ta đã thấy được phần nào kết quả dự án đem
lại cho người dân, và chúng ta không thể phủ nhận được rằng những kết quả có
được này là có một phần rất quan trọng bởi sự tham gia của người dân. Từ kết quả
của dự án mà chúng ta có thể thấy được vai trò của sự tham gia quan trọng đến mức
nào đặc biệt là trong những dự án PTNT.

Khoa Kinh tế & PTNT Trường ĐHNN Hà Nội
v
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Duy Hưng – PTNT52
MỤC LỤC
Nguyễn Duy Hưng i
LỜI CẢM ƠN ii
Tổ chức ChildFund đã phối hợp UBND huyện Cao Phong thực hiện rất nhiều dự án phát
triển nông thôn nhằm cải thiện đời sống cho người dân địa phương, trong đó có dự án nước
sạch và VSMT nông thôn. Từ khi triển khai dự án đến nay có 6 xã được hưởng lợi, trong
đó có 3 xã là Thu Phong, Tân Phong, Nam Phong được triển khai từ năm 2003 và 3 xã bắt
đầu được hưởng dự án từ năm 2008 đó là Xuân Phong, Bắc Phong, Tây Phong 13
Bảng 3.1: Tình hình đất đai của huyện Cao Phong qua 3 năm 2008-2010 24
Như vậy, tổng dân số của huyện hiện nay là 41.418 người trong đó có 24.281 lao động,
chiếm 58,62% trong tổng số dân. Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp là rất cao. Năm 2008,
tỷ lệ lao động trong nông nghiệp trong tổng số lao động là 93,25% tỷ lệ này năm 2009
giảm xuống còn 91,20% và đến 2010 là 90,82%. Lao động của huyện chủ yếu là lao động
nông nghiệp với thu nhập bình quân đầu người mới chỉ đạt 8.200.000đ/người/năm, tỷ lệ hộ
nghốo cũn vào khoảng 14%. Địa phương cần có sự quan tâm chỉ đạo tích cực để phát triển
nông nghiệp và có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm tới, nâng cao đời sống
người dân 26
3.1.2.3 Cơ sở hạ tầng 26
3.1.2.4 Kết quả sản xuất kinh doanh 27
3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin 33
* Xử lý thông tin thứ cấp 33
3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin 33
Danh mục sơ đồ
Nguyễn Duy Hưng i
Khoa Kinh tế & PTNT Trường ĐHNN Hà Nội
vi
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Duy Hưng – PTNT52

LỜI CẢM ƠN ii
Tổ chức ChildFund đã phối hợp UBND huyện Cao Phong thực hiện rất nhiều dự án phát
triển nông thôn nhằm cải thiện đời sống cho người dân địa phương, trong đó có dự án nước
sạch và VSMT nông thôn. Từ khi triển khai dự án đến nay có 6 xã được hưởng lợi, trong
đó có 3 xã là Thu Phong, Tân Phong, Nam Phong được triển khai từ năm 2003 và 3 xã bắt
đầu được hưởng dự án từ năm 2008 đó là Xuân Phong, Bắc Phong, Tây Phong 13
Bảng 3.1: Tình hình đất đai của huyện Cao Phong qua 3 năm 2008-2010 24
Như vậy, tổng dân số của huyện hiện nay là 41.418 người trong đó có 24.281 lao động,
chiếm 58,62% trong tổng số dân. Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp là rất cao. Năm 2008,
tỷ lệ lao động trong nông nghiệp trong tổng số lao động là 93,25% tỷ lệ này năm 2009
giảm xuống còn 91,20% và đến 2010 là 90,82%. Lao động của huyện chủ yếu là lao động
nông nghiệp với thu nhập bình quân đầu người mới chỉ đạt 8.200.000đ/người/năm, tỷ lệ hộ
nghốo cũn vào khoảng 14%. Địa phương cần có sự quan tâm chỉ đạo tích cực để phát triển
nông nghiệp và có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm tới, nâng cao đời sống
người dân 26
3.1.2.3 Cơ sở hạ tầng 26
3.1.2.4 Kết quả sản xuất kinh doanh 27
3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin 33
* Xử lý thông tin thứ cấp 33
3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin 33
Khoa Kinh tế & PTNT Trường ĐHNN Hà Nội
vii
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Duy Hưng – PTNT52
DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt Ý nghĩa
CN – TM – DV Công nghiệp – Thương mại – Dịch vụ
BQLDA Ban quản lý dự án
CC Cơ cấu
CĐ Cộng đồng
DA Dự án

DT Diện tích
HT Hội thi
HTG Hố thu gom
KHHĐ Kế hoạch hoạt động
KTXD Kỹ thuật xây dựng
LĐ Lao động
NN Nông nghiệp
NVS Nhà vệ sinh
PTNT Phát triển nông thôn
SL Số lượng
TG Tham gia
TH Tập huấn
TT Truyền thông
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
TTV Tuyên truyền viên
UBND Ủy ban nhân dân
VSMT Vệ sinh môi trường
XD Xây dựng
Khoa Kinh tế & PTNT Trường ĐHNN Hà Nội
viii
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Duy Hưng – PTNT52
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam là một nước có tới hơn 70% dân số hoạt động trong lĩnh vực nông
nghiệp truyền thống và sống ở vùng nông thôn. Nhưng cùng với xu thế phát triển
trên thế giới thì dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ giảm đi, thay vào
đó là dân số hoạt động trong các ngành CN – TM – DV sẽ ngày càng tăng lên. Sự
thay đổi đó là một tất yếu của xã hội.
Khi trở thành một đất nước có tỷ trọng các ngành CN – TM – DV cao, thì tỷ
trọng ngành nông nghiệp sẽ bị giảm sút. Thuận lợi về kinh tế, chính trị, xã hội, giáo

dục, y tế, giao thông… là những vấn đề nhanh chóng thấy được, nhưng những thách
thức thì không phải vậy. Những mặt hạn chế của vấn đề thì không ai nghĩ đến, nó
kéo dài trong nhiều năm đó là vấn đề ô nhiễm môi trường, bất bình đẳng, chênh
lệch giàu nghèo… Một trong những khó khăn đó ở giai đoạn hiện nay của đất nước
là sự chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, sự chênh lệch ngày càng
gia tăng qua các năm theo thống kê và điều tra. Trước thực trạng đó Đảng và Nhà
nước, không ngừng có những chính sách hỗ trợ đối với những khu vực nghèo, khu
vực nông thôn, miền núi, hải đảo. Những chương trình như 134, 135 và các dự án
phát triển nông thôn đã và đang được triển khai nhằm nâng cao và cải thiện đời
sống nhân dân nông thôn.
Tuy nhiên, trong một thời gian dài, những hỗ trợ, các chương trình và dự án
chủ yếu thực hiện theo phương thức một chiều, do vậy việc thực hiện, cũng như
hiệu quả của các dự án đem lại chưa cao từ đó gây lãng phí nguồn lực của đất nước.
Nhưng trong những năm gần đây chúng ta đã và đang xây dựng những dự án mang
tính chất hai chiều, hay nói cách khác là có sự tham khảo ý kiến của người dân, có
sự tham gia của người dân, làm những điều mà dân cần, dân mong muốn. Ở những
dự án hai chiều, sự tham gia của người hưởng lợi (người dân) là rất rõ ràng, họ tham
gia đóng góp ý kiến, tham gia cùng làm, tham gia quản lý, duy tu, bảo vệ… Việc có
sự tham gia của người dân trong dự án sẽ giúp tiết kiệm được nguồn lực, chi phí,
thời gian và quan trọng hơn cả là mang lại tính khả thi của dự án.
Khoa Kinh tế & PTNT Trường ĐHNN Hà Nội
1
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Duy Hưng – PTNT52
Hòa Bình là một tỉnh miền núi nghèo nằm ở phía Bắc của đất nước. Vì điều
kiện địa hình và tính chất thổ nhưỡng mà công cuộc phát triển của địa phương gặp
rất nhiều khó khăn. Nhưng được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, những năm qua
đời sống nhân dân được cải thiện. Bên cạnh đó, Hòa Bình nhận được sự hỗ trợ của
các tổ chức phi chính phủ trên thế giới, trong đó có tổ chức ChildFundd Australia.
Ngay từ 1994 ChildFundd đã có mặt tại địa phương và từ đó đến nay tổ chức này đã
có rất nhiều dự án góp phần nâng cao cuộc sống của người dân, đặc biệt ở cỏc xó

khó khăn. Tổ chức ChildFund đã hỗ trợ đầu tư dự án nước sạch và vệ sinh môi
trường tại địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Qua 3 năm thực hiện bước đầu
dự án cũng đã mang lại nhưng hiệu quả rất tốt. Dự án tiếp cận theo hướng 2 chiều
như nêu trên. Đối với huyện Cao Phong, dự án sẽ tiếp tục thực hiện trong năm
2011. Do đó, những câu hỏi đặt ra là: Dự án có thu hút được sự tham gia của người
dân hay không? Nếu có, sự tham gia của người dân đã thực sự mang lại hiệu quả
chưa? Sự tham gia đó mang lại những lợi ích gì cho người dân hưởng lợi? Dự án đã
làm gì để thu hút sự tham gia của người dân vào thực hiện các hoạt động? Những
nhân tố nào ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân? Kết quả của sự tham gia đó
là gỡ? Cõ̀n làm thế nào để huy động tốt hơn sự tham gia của người dõn? Để trả lời
được các câu hỏi nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiờn cứu sự
tham gia của người dân trong các hoạt động của dự án nước sạch và vệ sinh môi
trường tại huyện Cao Phong - tỉnh Hũa Bỡnh”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá sự tham gia của người dân trong các hoạt động của dự án nước
sạch và VSMT tại huyện Cao Phong qua đó đề xuất một số giải pháp tăng cường sự
tham gia của người dân vào dự án trong giai đoạn tiếp theo.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của người
dân trong các hoạt động của dự án phát triển nông thôn, dự án nước sạch và VSMT
nông thôn.
Khoa Kinh tế & PTNT Trường ĐHNN Hà Nội
2
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Duy Hưng – PTNT52
- Đánh giá sự tham gia của người dân trong các hoạt động của dự án nước
sạch và VSMT tại huyện Cao Phong.
- Đề xuất giải pháp tăng cường sự tham gia của người dân trong các hoạt
động của dự án nước sạch và VSMT tại huyện.
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự tham gia của người
dân trong các hoạt động của dự án nước sạch và VSMT tại huyện Cao Phong,
tỉnh Hòa Bình.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình
- Phạm vi thời gian:
Thời gian thực hiện khóa luận từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2011
Thời gian của số liệu: từ năm 2008 đến năm 2010
- Nội dung: Tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến sự tham gia của
người dân trong các hoạt động dự án nước sạch và VSMT nông thôn của
ChildFundd.
Dự án là cả một chu trình bao gồm 4 giai đoạn: Xây dựng dự án, thẩm định
dự án, thực hiện dự án, và đánh giá dự án (kết thúc dự án). Tuy nhiên, trong phạm
vi nghiên cứu này, chúng tôi chỉ nghiên cứu sự tham gia của người dân trong thực
hiện các hoạt động dự án ở giai đoạn thứ 3 của chu trình (giai đoạn thực hiện dự
án). Theo đó, đề tài tập trung phân tích và đánh giá sự tham gia của người dân trong
quá trình thực hiện dự án, những mặt tích cực, hạn chế còn tồn tại của sự tham gia
của người dân trong dự án nước sạch và VSMT ở huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Khoa Kinh tế & PTNT Trường ĐHNN Hà Nội
3
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Duy Hưng – PTNT52
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Lý luận về dự án, dự án phát triển nông thôn
2.1.1.1 Khái niệm về dự án, dự án phát triển nông thôn
Theo giáo trình Giáo trình dự án phát triển nông thôn (PGS.TS Đỗ Kim
Chung, 2003), dự án là tập hợp các hoạt động qua qua đó để bố trí sử dụng các
nguồn lực khan hiếm, nhằm tạo ra những sản phẩm hay dịch vụ, trong thời gian xác
định, nhằm thỏa mãn mục tiêu nhất định và đầu tư một lần có tác dụng lâu dài. Dự
án bao gồm đầu vào (kinh phí, thời gian, nhân lực, vật lực…), các hoạt động dự án

được thực hiện trong môi trường (tự nhiên, xã hội, kinh tế và chính trị), các đầu ra
(sản phẩm dịch vụ) để thỏa mãn nhu cầu mong muốn. Tùy theo mục đích, dự án có
thể chia làm 3 loại: Dự án đầu tư, dự án nghiên cứu, dự án phát triển.
Dự án phát triển là cụ thể hóa các chương trình phát triển, nhằm bố trí sử
dụng các nguồn lực khan hiếm để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh
tế, xã hội và môi trường, cả mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài.
Dự án phát triển nông thôn là cụ thể hóa chương trình phát triển nông thôn,
nhằm bố trí sử dụng các nguồn lực khan hiếm để thực hiện thành công các mục tiêu
phát triển kinh tế, xã hội nông thôn, thỏa mãn tốt các nhu cầu của cư dân nông thôn.
Dự án phát triển nông thôn liên quan đến nhiều nội dung như hoạt động kinh tế
(nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ), sức khỏe cộng đồng, tổ chức xã hội, cộng
đồng môi trường, công nghệ, cơ sở hạ tầng, văn hóa giáo dục.
2.1.1.2 Chu trình dự án phát triển nông thôn
Một dự án PTNT thường trải qua bốn giai đoạn sau:
- Giai đoạn xây dựng dự án bao gồm việc xác định nhu cầu hay vấn đề khó
khăn cần giải quyết, tìm nguyên nhân, xây dựng các giải pháp, tính toán các nguồn
lực, đánh giá ảnh hưởng và tác động của dự án có thể xảy ra nếu thực hiện nó. Kết
quả của giai đoạn này là hình thành được bản đề án. Vì thế, vấn đề quan trọng ở giai
đoạn này là làm thế nào để xây dựng được một bản đề án thật tốt.
- Giai đoạn thẩm định dự án là giai đoạn được tiến hành sau khi có bản đề
án. Giai đoạn này còn gọi là giai đoạn nghiên cứu khả thi dự án. Trong giai đoạn
này, dự án phát triển nông thôn được thẩm định thông qua việc đánh giá một cách
Khoa Kinh tế & PTNT Trường ĐHNN Hà Nội
4
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Duy Hưng – PTNT52
khoa học, toàn diện, có hệ thống trờn cỏc phương diện về nhu cầu và những vấn đề
khó khăn mà dự án định giải quyết, mục tiêu của dự án, tính khả thi về kinh tế, xã
hội, môi trường và chính trị, cũng như các tác động mà dự án có thể tạo ra cho từng
cá nhân cộng động và cả xã hội. Kết quả giai đoạn này nhằm trả lời câu hỏi: Cú nờn
tiến hành dự án không? Nếu tiến hành, làm thế nào để thực hiện tốt dự án? Việc

đánh giá khả thi dự án thường do phía tài trợ hay cơ quan tư vấn tiến hành.
- Giai đoạn thực hiện dự án được tiến hành sau giai đoạn đánh giá khả thi và
chỉ thực hiện khi dự án được chấp nhận. Giai đoạn tổ chức thực hiện dự án liên
quan đến việc quản lý và giám sát dự án. Nó bao gồm các vấn đề về tổ chức các
nguồn nhân lực và vật chất, xây dựng cơ chế điều hành, tiến hành các hoạt động
hoạt động dự án, hình thành hệ thống thông tin, tổ chức giám sát kiểm tra dự án.
Mục đích chủ yếu ở giai đoạn này là tổ chức thực hiện thành công các hoạt động dự
án trong phạm vi có hạn về nguồn lực (kinh phí, nhân lưc, vật lực, đất đai và thời
gian), đảm bảo thực hiện các mục tiêu của dự án. Vì vậy, vấn đề quan trọng trong
giai đoạn này là quản lý và giám sát dự án.
- Giai đoạn đánh giá dự án, theo bản chất của từng loại dự án mà thời gian từ
thực hiện đến kết thúc là sớm hay muộn, việc thực hiện dự án, nghiệm thu, chuyển
giai thành quả cho cộng đồng hưởng lợi được tiến hành ngay trong giai đoạn này.
Điều đáng chú ý là để chuẩn bị chuyển giao thành quả dự án, cần phải giúp cho
cộng đồng địa phương nhất là người sử dụng, quản lý là người địa phương và coi
đây như là một hoạt động quan trọng của dự án. Trong giai đoạn này, một việc
không thể thiếu là Đánh giá dự án. Việc đánh giá dự án nhằm:
+ Xác định mức đạt được về mục tiêu của dự án;
+ Đánh giá tác động về kinh tế, xã hội và môi trường; tác động trực tiếp và
gián tiếp; tác động trước mắt và lâu dài của dự án;
+ Rút ra bài học kinh nghiệm cho các dự án tương tự;
+ Tỡm ra các cơ hội mới để hình thành và tiến hành các dự án khác.
Việc đánh giá dự án có thể được tiến hành ngay sau khi kết thúc dự án.
Nhưng với những dự án nước sạch, thủy lợi, khuyến nông … thì có thể được tiến
hành sau khi kết thúc dự án một số năm.
Khoa Kinh tế & PTNT Trường ĐHNN Hà Nội
Thẩm định
dự án
Thực hiện
dự án

Xây dựng
dự án
Kết thúc
dự án
5
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Duy Hưng – PTNT52
Sơ đồ 2.1 Chu trình một dự án
2.1.2 Lý luận về sự tham gia của người dân trong dự án phát triển nông thôn
2.1.2.1 Khái niệm về sự tham gia của người dân trong dự án
* Sự tham gia
Những năm gần đây, thuật ngữ: “Sự tham gia” hay “Sự tham gia của người
dõn” đó được sử dụng rộng rãi bởi cộng đồng các nhà nghiên cứu phát triển ở trong
nước cũng như quốc tế. Mục tiêu của sự tham gia của người dân trong các dự án
nhằm nâng cao chất lượng, tính khả thi và khả năng áp dụng vào thực tiễn.
Theo tổ chức Ngân hàng thế giới (Worldbank), tham gia là một quá trình
tương tác và hợp tác trong phân tích, hoạch định và ra quyết định trong đó có sự
tham gia của tất cả cỏc nhúm có liên quan. Nó là quá trình cho phép những người
tham gia trình bày những điều quan tâm và chú ý của họ, để dẫn đến những quyết
định hài hòa với lợi ích của cỏc nhúm khác nhau. Hoặc có thể định nghĩa là “một
quá trình trong đó cỏc nhúm liên quan tác động và chia sẽ giám sát đối với hoạt
động phát triển, các quyết định và các nguồn gây ảnh hưởng đến họ”.
Khoa Kinh tế & PTNT Trường ĐHNN Hà Nội
6
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Duy Hưng – PTNT52
Trong một dự án có sự tham gia, đóng góp của người bản địa đến việc đưa ra
quyết định trong quá trình xây dựng ý tưởng, hoạch định và thực thi dự án phải
được tôn trọng.
* Người dân
Người dân trong dự án là tất cả những người được hưởng lợi từ dự án, ở đây
có thể bao gồm tất cả cỏc nhúm xã hội, các cộng đồng cư dân, các tổ chức xã hội

được lợi từ dự án bao gồm nhóm mục tiêu, các cộng đồng cư dân nông thôn khỏc
khụng ở nhóm mục tiêu, các tổ chức kinh tế xã hội, liên quan được hưởng lợi ích
trực tiếp hay gián tiếp từ dự án.
Trong đó nhóm mục tiêu của dự án là đối tượng hưởng lợi quan trọng nhất
mà dự án cần hướng vào giải quyết những vấn đề khó khăn hay thỏa mãn nhu cầu
của họ.
Trong dự án nước sạch và VSMT được triển khai thực hiện tại huyện Cao
Phong, tỉnh Hòa Bình chúng tôi tập trung nghiên cứu người dân ở đây là nhóm mục
tiêu của dự án hay là nói cách khác đây là nhóm hưởng lợi trực tiếp của dự án. Cụ
thể trong dự án là tất cả người dân trong cỏc xúm, và trường tiểu học của xã được
hưởng lợi từ dự án.
* Sự tham gia của người dân trong dự án
Đây là một khái niệm gây khá nhiều tranh cãi xoay quanh vấn đề vai trò của
cỏc bờn liên quan của dự án (Clayton, Oakley, và Pratt 1997). Khởi đầu, người ta
xem sự tham gia của người dân chỉ đơn thuần là việc đóng góp sức lao động vào
việc thực hiện các hoạt động của dự án, kế hoạch phát triển. Theo Okamura (1986),
hình thức tham gia này của người dân chỉ đơn giản giới hạn trong việc thực thi các
quyết định, kế hoạch, mục tiêu, và hoạt động được chính phủ hoặc các quan chức
khác xây dựng trước.
Việc loại bỏ tiếng nói của người dân trong quá trình ra quyết định của dự án
sẽ là một trở ngại cho việc thực thi các hoạt động của dự án. Các nghiên cứu về
tham gia của viện Văn hóa Philipin cho thấy: khi người dân không được tham gia
vào quá trình ra quyết định họ sẽ không có thiện cảm với việc thực hiện dự án, thậm
chí họ còn cho rằng dự án là của người ngoài (Okamura 1986).
Khoa Kinh tế & PTNT Trường ĐHNN Hà Nội
7
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Duy Hưng – PTNT52
Thực tế đó đòi hỏi các nhà hoạt động phát triển phải nhìn nhận khái niệm
phát triển ở một góc độ rộng hơn. Nếu người dân không được tham gia đưa ra ý
kiến hoặc chỉ đơn thuần đóng vai trò là đối tác để cán bộ dự án tham khảo ý kiến thì

sự tham gia của họ chỉ mang tính hình thức mà thôi (Hollnsteiner 1976 trích dẫn từ
Okamura 1986). Do đó, khi người dân tham gia vào dự án, cần phải đảm bảo rằng
họ có quyền quyết định ngang với cán bộ dự án. Ngân hàng thế giới (1994) đã thừa
nhận trong khái niệm về tham gia của mình rằng: tham gia là việc cỏc bờn liên quan
của dự án cùng nhau thoả hiệp về việc quản lý và bảo vệ các nguồn lợi. Xa hơn,
người dân địa phương cần phải được xem là người làm chủ dự án hơn là người
hưởng lợi của dự án (Clayton, Oakley, và Pratt 1997). Quan điểm này được sự
đồng thuận của Okamura (1986). Ông cho rằng sự tham gia của người dân vào các
dự án cần phải được hiểu là một phương tiện trong việc trao quyền cho cộng đồng
quản lý và điều hành các hoạt động phát triển (Okamura 1986).
Tóm lại, sự tham gia của người dân là một quá trình bàn bạc cởi mở, bình
đẳng giữa cán bộ, các nhà hoạch định chính sách với người dân địa phương. Trong
đó kiến thức, ý kiến của người dân được khám phá và tôn trọng. Họ cần được xem
là chủ thể của sự bàn bạc này. Kết luận cuối cùng của dự án hoặc kế hoạch phát
triển phải được họ đồng ý. [ThS. Lê Hiền, 2009]
2.1.2.2 Sự tham gia của người dân trong dự án phát triển nông thôn hiện nay
Một thực tế cho thấy sự tham gia của người dân vào các hoạt động phát triển
nông thôn đang cho thấy hiệu quả của các chương trình, dự án này được nâng cao
rõ rệt so với các cơ chế tiếp cận chương trình, dự án theo kiểu từ trên xuống trước
đây. Hầu hết các dự án Phát triển nông thôn hiện nay đều sử dụng phương pháp tiếp
cận có sự tham gia, hoặc phương pháp khuyến nông có sự tham gia (Parcitipatory
Agricultural Extension Method - PAEM). Theo đó, nội dung phương pháp này nhấn
mạnh các điểm sau đây:
(1) Người dân là trung tâm trong mọi hoạt động, người dân tự xác định nhu cầu,
tự bàn kế hoạch thực hiện, tự đóng góp xây dựng, tự giám sát, kiểm tra. Cán bộ dự án
luôn đồng hành cùng họ, định hướng và đóng góp chuyên môn, kỹ thuật. Nhà nước/cỏc
tổ chức tài trợ cấp kinh phí và thực hiện điều phối các hoạt động theo quy định.
Khoa Kinh tế & PTNT Trường ĐHNN Hà Nội
8
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Duy Hưng – PTNT52

(2) Người dân được tham gia vào tất cỏc cỏc hoạt động, lập kế hoạch, giám
sát, quản lý thực hiện. Đặc biệt nhấn mạnh sự tham gia của phụ nữ, người nghèo
trong các hoạt động.
(3) Người dân là nhân tố bên trong quyết định trong việc đưa ra các hành
động/hoạt động nhằm thỏa mãn những nhu cầu của họ và cộng đồng. Đời sống xã
hội ngày càng cao thì sự quyết định của họ càng quan trọng.
(4) Thực tế đã cho thấy khi người nông dân được tự do tổ chức sản xuất,
kinh doanh trờn chớnh mảnh đất của mỡnh thỡ hiệu quả kinh tế tăng lên rõ rệt,
chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy điều này qua thời gian từ 1988 trở lại đõy, cỏc
chính sách khuyến khích phát triển sản xuất của Nhà nước ngày càng tạo cho người
dân điều kiện tốt để sản xuất, và bộ mặt nông thôn nói riêng và cả xã hội nói chung
đó cú biến chuyển rõ rệt.
(5) Sự tham gia của nông dân được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, dân
chủ và cùng có lợi. Không có mệnh lệnh, không có áp đặt …
(6) Vai trò của các cán bộ dự án như là chất xúc tác, sự hỗ trợ của Nhà nước,
đoàn thể, tổ chức là nguyên liệu đầu vào cho quá trình hành động và quản lý.
2.1.2.3 Sự tham gia của người dân trong các hoạt động dự án PTNT
Ở Lào, để nâng cao sự tham gia của người dân trong dự án nói chung và
trong hoạt động dự án nói riêng họ đã sử dụng những công cụ hỗ trợ như RRA
(đánh giá nhanh nông thôn) và PRA (đánh giá nông thôn có sự tham gia của người
dân). RRA chủ yếu sử dụng để thu thập số liệu, để tìm hiểu những ý tưởng và các
vấn đề của địa phương, PRA là giai đoạn mà ở đó một dự án được xây dựng dựa
trên những khả năng của người dân địa phương để giúp họ trong quá trình thực hiện
triển khai dự án. Nhưng mặc dù cú dựng phương pháp nào để huy động sự tham gia
của người dân vào các họa động của dự án thì họ vẫn phải đề ra tiêu chí tham gia
của người dân là gì? Cụ thể ở đây nước bạn Lào cũng đã đưa ra các tiêu chí của sự
tham gia để các hoạt động có thể tiếp cận người dân được rõ ràng và đem lại hiệu
quả nhất đó là: “dõn cần, dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, dân làm, dân đóng góp,
dân quản lý, dân hưởng lợi”
Khoa Kinh tế & PTNT Trường ĐHNN Hà Nội

9
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Duy Hưng – PTNT52
Trước kia ở Việt Nam, Nhà nước ta luôn quan niệm về sự tham gia của
người dân bao gồm các tiêu chí đó là: “dõn biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng lợi”.
Nhưng qua quá trình tham gia của người dân trong thực tiễn thì chúng ta đó cú
những suy nghĩ và thay đổi tích cực hơn trong quá trình tham gia, cùng với đó là
nhận thức được tầm quan trọng khi có sự tham gia của người dân mà từ đó Đảng,
Nhà nước đó cú những bổ sung thờm cỏc tiêu chí về sự tham gia để có thể tiếp cận
người dân được một cách dễ dàng đú là:“dõn bàn, dân biết, dân làm, dân đóng góp,
dân kiểm tra, dân tham gia, dân hưởng lợi”. Tiêu chí thể hiện sự tham gia của người
dân trong các hoạt động của một dự án hiện nay thường sử dụng được thể hiện qua
sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.2 Mức độ tham gia qua các tiêu chí
Nhưng đôi khi thực tế không phải khi nào chúng ta cũng áp đặt phải có đủ cả
8 tiêu chí trờn thỡ mới là có sự tham gia. Tùy từng loại dự án, tùy từng cách tiếp
cận và hoạt động của dự án mà có thể thiếu một hoặc một vài tiêu chí, nhưng bản
chất vẫn có sự tham gia của người dân trong đó. Và người dân chính là mục tiêu của
dự án phát triển nông thôn cần hướng đến.
Triển khai các hoạt động của dự án là một hoạt động quyết định đến sự thành
bại của dự án. Từ hoạt động này chúng ta sẽ đánh giá được hiệu quả, khó khăn,
Khoa Kinh tế & PTNT Trường ĐHNN Hà Nội
Người dân
Quản lý
Đóng góp
Kiểm tra
Cần
Làm
Hưởng lợi
Bàn
Biết

10
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Duy Hưng – PTNT52
thuận lợi thực sự của dự án để từ đó chúng ta có những điều chỉnh sao cho hợp lý và
nhằm đem lại những hiệu quả cao nhất mà dự án có thể đạt được.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Sự quan tâm của chính phủ Việt Nam đối với vấn đề nước sạch và VSMT
nông thôn
Nước sạch và VSMT nông thôn là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng được
Đảng, Nhà nước, Chính phủ đặc biệt quan tâm. Trong những năm qua, vị trí, vai trò,
ý nghĩa và các mục tiêu của công tác này đã liên tục được đề cập đến trong nhiều
loại hình văn bản quy phạm pháp luật của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, như: Nghị
quyết Trung ương VIII, Nghị quyết Trung ương IX, Chiến lược toàn diện về tăng
trưởng và xoỏ đúi giảm nghèo, Chiến lược quốc gia Nước sạch và vệ sinh nông
thôn giai đoạn 2000 đến 2020.
Cùng với đó, hàng năm, Chính phủ phát động cả nước hưởng ứng “Tuần lễ
Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường” từ ngày 29/04 đến ngày 06/05 nhằm
mục đích nâng cao nhận thức của người dân về sử dụng, bảo vệ nguồn nước sạch,
giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, thực hiện cải thiện điều kiện sống và
sức khỏe của cộng đồng dân cư nông thôn góp phần nâng chất lượng cuộc sống và
từng bước hiện đại hóa nông thôn. Đặc biệt là trong tiến trình phát triển công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nguồn nước sạch đã trở nên khan hiếm và ngày
càng bị ô nhiễm nghiêm trọng do việc khai thác nguồn nước ngầm bừa bãi, ảnh
hưởng của hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp.
Vì vậy, trong những năm qua cộng đồng cư dân nông thôn đã từng bước
nâng cao được nhận thức để từ đó cải thiện điều kiện sống, bảo vệ sức khỏe và xây
dựng một xã hội văn minh, hiện đại hơn.
2.2.2 Hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong đầu tư, triển khai các chương trình,
dự án nước sạch và VSMT tại Việt Nam
Hai thập kỷ qua, nhiều tổ chức quốc tế đã tiến hành nghiên cứu phát triển các
chiến lược, phương pháp và công cụ để tiến hành công tác quy hoạch sử dụng đất

có sự tham gia của người dân. FAO (Food and Agriculture Organization- Tổ chức
nông lương thế giới) và GTZ (Deutsche Gesellschaft fỹr Technische
Khoa Kinh tế & PTNT Trường ĐHNN Hà Nội
11
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Duy Hưng – PTNT52
Zusammenarbeit (GTZ) GmbH) là hai tổ chức đó cú những đóng góp to lớn cho
công tác này thông qua kinh nghiệm thực hiện dự án ở các nước đang phát triển như
Philippines, Thailand, Cambodia, và một số nước khác. Ở Việt Nam, phương pháp
luận này được chính thức thâm nhập vào nước ta từ những năm 1995 thông qua dự
án hợp tác giữa Việt Nam và Đức, cụ thể là, dự án phát triển Lâm Nghiệp Xã Hội
Sông Đà bắt đầu năm 1995. Sau dự án này thì đến nay chúng ta đã có rất nhiều các
tổ chức quốc tế hỗ trợ và giúp đỡ. Những tổ chức này cũng đã sử dụng phương pháp
luận có sự tham gia vào các dự án phát triển nông thôn. Do những tổ chức rất nhiều
dự án trên khắp nơi trên thế giới nên kinh nghiệm huy động, thu hút sự tham gia của
người dân vào dự án khá tốt, cũng chính vì lẽ đó mà những dự án của các tổ chức
quốc tế đầu tư vào Việt Nam rất được hưởng ứng và thường mang lại tính bền vững
khá cao. Những năm gần đây các dự án liên quan đến vấn đề nước sạch và VSMT
được nhiều tổ chức quan tâm, và Việt Nam cũng là điểm đến của các dự án. Trong
những tổ chức đã và đang hoạt động có liên quan trong lĩnh vực nước sạch và
VSMT chúng tôi xin giới thiệu một số tổ chức sau:
* Hỗ trợ của UNICEF
Kể từ năm 1982, Unicef đó đúng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực cấp
nước và vệ sinh nông thôn. Điều này tạo nên mối quan hệ gắn bó giữa UNICEF với
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. UNICEF cũng là một đối tác chính phủ
Việt Nam. Từ năm 1982 - 1999, đó cú hơn 193.000 công trình cấp nước được xây
dựng, cung cấp nước cho khoảng 33% dân số nông thôn. UNICEF cũng đã hỗ trợ
xây dựng các công trình vệ sinh cho hơn 3400 trường tiểu học và 800 trường mẫu
giáo. Đồng thời, UNICEF cũng hỗ trợ công tác giáo dục sức khoẻ và vệ sinh trong
trường học.
Trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và

UNICEF (2006-2010), Chương trình nước sạch và VSMT đặc biệt chú trọng vào
các vấn đề sau:
- Thông tin, tuyên truyền và tham gia;
- Khuyến khích vệ sinh môi trường và nếp sống vệ sinh;
- xây dựng mô hình;
Khoa Kinh tế & PTNT Trường ĐHNN Hà Nội
12
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Duy Hưng – PTNT52
- Chất lượng nước và giảm thiểu tình trạng nhiễm thạch tín;
- Theo dõi và đánh giá;
- Chuẩn bị sẵn sàng đối phó với thiên tai.
* Hỗ trợ của ChildFund có trụ sở Việt Nam (một tổ chức của ChildFund
Australia trực thuộc ChildFund thế giới)
Hàng năm, 12 tổ chức thành viên của ChildFund Quốc tế đã dành hơn 500
triệu USD để hỗ trợ cho hơn 8 triệu trẻ em nghèo và gia đình các em tại trên 55
quốc gia trên thế giới.
ChildFundd Quốc tế là một liên minh toàn cầu hành động vì trẻ em thông
qua việc hỗ trợ sự phát triển toàn diện của cộng đồng và thúc đẩy quyền trẻ em, đặc
biệt là những khu vực bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, thiên tai, nghèo đói và những
vấn đề y tế bùng nổ trên toàn cầu như HIV/AIDS.
ChildFund tại Việt Nam là văn phòng đại diện cho ChildFund Australia - một
thành viên thuộc ChildFundd Quốc tế. ChildFundd có mặt tại Việt Nam từ năm 1994.
Các chương trình hỗ trợ cộng đồng nghèo gồm năm lĩnh vực liên quan đến nhau là:
nông nghiệp; y tế và dinh dưỡng; nước sạch - vệ sinh môi trường; giáo dục và bảo vệ
trẻ em. ChildFundd Việt Nam đang hỗ trợ cho hơn 20.000 trẻ em thuộc bốn huyện Na
Rì, Bạch Thông (tỉnh Bắc Kạn); Kỳ Sơn và Cao Phong (tỉnh Hoà Bình).
Tổ chức ChildFund đã phối hợp UBND huyện Cao Phong thực hiện rất
nhiều dự án phát triển nông thôn nhằm cải thiện đời sống cho người dân địa
phương, trong đó có dự án nước sạch và VSMT nông thôn. Từ khi triển khai
dự án đến nay có 6 xã được hưởng lợi, trong đó có 3 xã là Thu Phong, Tân

Phong, Nam Phong được triển khai từ năm 2003 và 3 xã bắt đầu được hưởng
dự án từ năm 2008 đó là Xuân Phong, Bắc Phong, Tây Phong.
2.2.3 Kinh nghiệm thu hút sự tham gia của người dân trong các dự án Phát triển
nông thôn
2.2.3.1 Kinh nghiệm thu hỳt/tăng cường sự tham gia của người dân trong các dự án
nước sạch và VSMT của các tổ chức và quốc gia trên thế giới
* Kinh nghiệm thu hút sự tham gia của người dân, các tổ chức cộng đồng vào quản
lý dự án nước sạch và VSMT ở Trung Quốc
Khoa Kinh tế & PTNT Trường ĐHNN Hà Nội
13
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Duy Hưng – PTNT52
Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, sau khi lập kế hoạch việc đảm bảo
nguồn tài chính là rất quan trọng. Chiến lược huy động vốn từ 3 nguồn: Từ nguồn
vốn của chính phủ TƯ và địa phương, huy động quyên góp vốn từ các tổ chức, giới
kinh doanh, đóng góp của người hưởng lợi từ chương trình.
Ví dụ trong dự án vay vốn WB cho nước sạch và VSMT 50% vốn từ WB,
25% từ Chính phủ TQ và 25% còn lại là đóng góp của hộ gia đình (đối tượng được
hưởng lợi).
Quản lý chất lượng nước: Kinh nghiệm thực tế nếu chỉ ban hành các tiêu
chuẩn hay hướng dẫn thì chưa đủ mà cần có các cơ quan quản lý, giám sát và các
giải pháp phù hợp, xây dựng tổ chuyên trách và đề ra chế tài xử lý sẽ góp phần đảm
bảo chất lượng nước.
Vệ sinh môi trường nông thôn: Trung Quốc đã xây dựng các tiờu chuẩn về nhà tiêu
hợp vệ sinh và và tiờu chuẩn xử lý rác thải (lò đốt rác). Ban hành thiết kế chuẩn cho
nhà tiêu nông thôn gồm các loại sau: Biogas, Tự hoại 3 bể, tự hoại 2 bể, nhà tiêu
khô sinh thái, nhà tiêu tự hoại nối với hệ thống nước thải chung, nhà tiêu GIO. Các
loại hình nhà tiêu này rất quan trọng với cả Trung Quốc và Việt Nam do chúng ta
đều cú thúi quen sử dụng chất thải hữu cơ (phân người và gia súc) làm phân bón
cây trồng và nếu không đảm bảo vệ sinh sẽ nguy hiểm cho sức khoẻ.
Điều phối và phối hợp liên ngành trong lĩnh vực cấp nước và VSMT nông

thôn: Lĩnh vực VSMT và đặc biệt là nhà tiêu nông thôn không thể chỉ do một cơ
quan, tổ chức thực hiện được. Trung Quốc đã lập Uỷ ban phát triển chiến dịch y tế
với mục tiêu đẩy truyền thông đi trước một bước. Uỷ ban này có nhiệm vụ phối hợp
với Bộ Nông nghiệp và 2 tổ chức lớn nhất Trung Quốc là thanh niên và phụ nữ.
Trong đó thanh niên là lực lượng trẻ, thích tiếp cận các vấn đề mới và thường cập
nhật thông tin mới. Phụ nữ thường hay quan tâm đến các vấn đề của phụ nữ và gia
đình đặc biệt là vấn đề vệ sinh nông thôn và nước sạch.
Tóm lại, từ bài học về kinh nghiệm quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường
ở Trung Quốc cho thấy, việc thành công chỉ có thể có được khi chiến lược, quy
hoạch phải phù hợp với điều kiện và tập quán của nhân dân, công tác truyền thông
Khoa Kinh tế & PTNT Trường ĐHNN Hà Nội
14
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Duy Hưng – PTNT52
thông qua các chiến dịch phải được duy trì thường xuyên và rộng rãi kết hợp giữa
các bộ, các cấp chính quyền và các tổ chức xã hội, đặc biệt là thanh niên và phụ nữ.
* Kinh nghiệm của Tổ chức UNICEF về việc thu hút sự tham gia của người dân
trong dự án nước sạch và VSMT
Phát huy nội lực, khơi dậy tiềm lực trong cộng đồng tạo nguồn lực phát triển
trước hết bắt đầu từ cơ chế quản lý, chính quyền tổ chức thực hiện, nhân dân làm
chủ. Mọi thông tin liên quan đến dự án phải được công khai minh bạch. Quan điểm
chỉ đạo từ cấp xã đến thôn bản phải thống nhất thỡ cỏc giải pháp thực hiện sẽ được
dân chấp nhận. Đó là những kinh nghiệm thực hiện dự án của tổ chức UNICEF.
Xã hội hoá giải quyết nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Chính
sách của UNICEF là tài trợ tỷ lệ ít cho nhiều người, không tài trợ nhiều cho số ít
người. Ý nghĩa vật chất thông qua sự trợ giúp của UNICEF có vai trò kích thích để
động viên sức mạnh của cộng đồng tham gia tiếp nhận dự án qua các đoàn thể hội
quần chúng.
Xây dựng năng lực phát triển cộng đồng là nhân tố đảm bảo cho sự phát triển
bền vững. Thực tế đã chỉ rõ dự án là của chính người hưởng lợi (cộng đồng dân cư),
nguồn lực tài trợ chỉ có vai trò hỗ trợ.

2.2.3.2 Kinh nghiệm thu hút sự tham gia của người dân trong thực hiện các dự án
phát triển nông thôn ở Việt Nam
* Kinh nghiệm thu hút sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý, bảo vệ,
sử dụng và duy tu dự án nước sạch và VSMT ở xã Chiến Thắng, huyện Bắc Sơn,
tỉnh Lạng Sơn.
Theo báo Lạng Sơn đưa tin, “Cú dịp đến thăm xã Chiến Thắng, huyện Bắc
Sơn sẽ không ít người ấn tượng trước hiệu quả của việc quản lý, khai thác công
trình nước sạch ở đây. Từ những bể thu nước đầu nguồn, bể chứa nước cho đến hệ
thống đường ống dẫn về thôn, bản đều được giữ gìn, tu sửa thường xuyên để mang
lại lợi ích lâu dài cho người dõn”.
Cũng theo báo thì các cán bộ xã Chiến Thắng đã chia sẻ những kinh nghiệm
trong công tác thu hút sự tham gia của người dân: “Ngay sau khi được bàn giao
công trình nước sạch, chúng tôi đã tuyên truyền, vận động người dân cùng có ý thức
Khoa Kinh tế & PTNT Trường ĐHNN Hà Nội
15
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Duy Hưng – PTNT52
sử dụng, giữ gìn bể nước cũng như đường ống để công trình đem lại lợi ích lâu dài.
Ở đây, hàng năm, bà con đều đóng góp kinh phí duy tu, bảo dưỡng công trình. Việc
kiểm tra nguồn nước, các bể nước và đường ống, tổng vệ sinh, phát quang cây cối
xung quanh công trình cũng thường xuyên được tổ chức để kịp thời phát hiện hỏng
hóc và tiến hành sửa chữa, đồng thời đảm bảo vệ sinh nguồn nước”.
Cách quản lý khoa học, phát huy tinh thần đoàn kết, cộng đồng trách nhiệm
trong việc bảo vệ công trình nước sạch ở Chiến Thắng có thể coi là kinh nghiệm
hay để các địa phương tham khảo nhằm quản lý và phát huy có hiệu quả các công
trình công cộng.
* Một số kinh nghiệm của trung tâm PTNT miền Trung, Đại học Nông Lâm Huế
trong xây dựng và nhân rộng các mô hình trình diễn có sự tham gia của nông dân
-Cần chọn đúng đối tượng, là những hộ hoàn toàn tự nguyện, có nhu cầu để
áp dụng các kỹ thuật mới vào sản xuất, có ý chí quyết tâm vươn lên để làm giàu.
- Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của người dân, đáp ứng nhu cầu đích thực của

người dân, chú ý tính hiệu quả và thiết thực của tất cả các hoạt động. Không làm
kinh tế kiểu "phong trào".Mô hình chỉ có thể nhân rộng được nếu như người dân
thấy rõ hiệu quả và nhất là hiệu quả về kinh tế của nó.
-Làm cho dân hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của dự án, họ phải ý thức rằng
việc xây dựng mô hình là vì lợi ích và nhu cầu của chính họ, không phải làm cho dự
án nhằm tránh sự đối phó của dân trong các hoạt động.
- Huy động tối đa sự tham gia của dân trong tất cả các hoạt động, nhất là sự
đóng góp để xây dựng mô hình. Dự án chỉ cho và hỗ trợ những cái mà người dân
không có, dân phải đóng góp tối đa cho các hoạt động xây dựng mô hình. Sự tham
gia sẽ làm tăng trách nhiệm cũng như sự đóng góp của dân và giảm chi phí của dự
án, đồng thời làm tăng tính bền vững của hoạt động.
- Không áp đặt và cần vận dụng tốt nguyên tắc "phát triển kỹ thuật có sự
tham gia" (Participatory Technology Development). Các kỹ thuật cần phù hợp với
điều kiện thức tế (về kiến thức, năng lực và kinh tế, ) của người dân. Đặc biệt chú
trọng những kỹ thuật chỉ cần mức đầu tư thấp, vỡ cỏc kỹ thuật cần mức đầu tư cao
sẽ gây khó khăn cho người dân và nhất là khó có thể nhân rộng.
Khoa Kinh tế & PTNT Trường ĐHNN Hà Nội
16
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Duy Hưng – PTNT52
- Phát huy tối đa kiến thức, kỹ thuật và tiềm năng sẵn có ở địa phương trong
quá trình giới thiệu các kỹ thuật mới.
- Về quản lý: Xác định rõ từ đầu trách nhiệm của các bên tham gia và tiến
hành ký kết trách nhiệm với nông dân. Xây dựng qui chế cộng đồng và có cơ chế để
kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện.Huy động sự tham gia của Đảng, chính
quyền, các tổ chức quần chúng vào quá trình hoạt động
- Xây dựng năng lực cho người dân để họ tự phát triển cho chính họ. Trước
hết là chuyển giao kỹ thuật và sau đó là chuyển giao trách nhiệm, không làm thay.
- Chú ý đào tạo và bồi dưỡng cho các cán bộ khuyến nông và nhóm sở thích,
đú chính là lực lượng để tổ chức nhân rộng. Cần phát huy tốt vai trò của nhóm sở
thích trong việc quản lý tiến trình xây dựng mô hình, nhất là trong công tác giám

sát, đánh giá và tổ chức nhân rộng mô hình.
- Nhóm sở thích phải hoạt động trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện và rất
dân chủ. Số lượng thành viên không nên quá đông để dễ quản lý và tổ chức các
hoạt động. Ban lãnh đạo cần có cơ cấu gọn nhẹ (không quá 3 người) và phải là
những người nhiệt tình, tâm huyết với tập thể, có ý chí và quyết tâm vươn lên để
làm giàu.
- Tranh thủ tối đa sự ủng hộ và giúp đỡ của Đảng, đoàn thể và chính quyền ở
thụn/xó trong tất cả các hoạt động của mô hình, nhất là trong quá trình nhân rộng.
* Bài học kinh nghiệm từ hoạt động xây dựng nhà Gươl có sự tham gia của người
dân ở xã Thượng Long, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế
Giai đoạn thiết kế: Bảo tồn văn hoá được coi trọng hơn kinh tế. Quan điểm của
Trung tâm PTNT miền Trung (CRD) là trao quyền cho người dân quyết định những
vấn đề cần ưu tiên giải quyết. Do đó, CRD đã tổ chức những cuộc họp thôn, họp nhóm
và phỏng vấn cá nhân các loại hộ trong xã về việc xác định các vấn đề của thôn bản và
ưu tiên giải quyết các vấn đề này. Kết quả thu được thật bất ngờ. Mặc dù Thượng Long
là một xã rất nghèo vào thời điểm đó nhưng ưu tiên số 1 của người dân là khôi phục lại
nhà Gươl vốn được xem là biểu tượng văn hoá đặc trưng nhất của dân tộc Cơ Tu.
Được trao quyền thiết kế, người dân đã làm hết sức mình để bản vẽ nhà Gươl
đúng với bản gốc. Điều cơ bản nhất trong việc thiết kế loại hình nhà truyền thống vốn
Khoa Kinh tế & PTNT Trường ĐHNN Hà Nội
17

×