Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC VÀ TIỀM NĂNG CỦA CÁC LOÀI CÂY GỖ PHỤC VỤ TRỒNG CÂY XANH ĐÔ THỊ Ở CÁC VƯỜN ƯƠM KHU VỰC THỊ TRẤN TRẢNG BOM HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.75 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC VÀ TIỀM NĂNG CỦA
CÁC LOÀI CÂY GỖ PHỤC VỤ TRỒNG CÂY XANH ĐÔ THỊ
Ở CÁC VƯỜN ƯƠM KHU VỰC THỊ TRẤN TRẢNG BOM
HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ BÍCH TRÂM
Ngành: LÂM NGHIỆP
Niên khóa: 2005 - 2009

Tháng 07 năm 2009


NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC VÀ TIỀM NĂNG CỦA CÁC
LOÀI CÂY GỖ PHỤC VỤ TRỒNG CÂY XANH ĐÔ THỊ Ở CÁC
VƯỜN ƯƠM KHU VỰC THỊ TRẤN TRẢNG BOM
HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI

Tác giả

NGUYỄN THỊ BÍCH TRÂM

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Lâm nghiệp

Giáo viên hướng dẫn


Th.S Lê Bá Toàn

Tháng 07 năm 2009
i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của các thầy cô trong khoa Lâm Nghiệp trường Đại
Học Nông Lâm - Thành Phố Hồ Chí Minh.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đối với Th.s Lê Bá Toàn, giảng
viên chính bộ môn Lâm Sinh khoa Lâm Nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh - người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian thực hiện luận văn.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh và tất cả các thầy cô đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời
gian học tập tại trường.
Tôi cũng xin cảm ơn chủ các vườn ươm thuộc khu vực thị trấn Trảng Bom,
huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, ban Giám đốc – công ty cây xanh đô thị Ngọc
Long, công ty TNHH Phố Xanh quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, đã giúp đỡ và
tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thu thập số liệu.
Cám ơn tập thể lớp Lâm Nghiệp 31 và các bạn thân đã cùng tôi chia sẻ mọi
niềm vui, nỗi buồn trong suốt quá trình sinh hoạt và học tập.
Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình luôn sát cánh, chia sẻ,
cổ vũ và giúp đỡ tôi có được như ngày hôm nay.
Sinh viên
Nguyễn Thị Bích Trâm

ii



TÓM TẮT
Đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm học và tiềm năng của các loài cây gỗ
phục vụ trồng cây xanh đô thị ở các vườn ươm khu vực thị trấn Trảng Bom,
huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai”. Thời gian thực hiện từ tháng 2/2009 đến tháng
7/2009 tại tỉnh Đồng Nai và các công ty cây xanh thuộc khu vực thành phố Hồ Chí
Minh.
Kết quả thu được
1. Điều tra các loài cây gỗ được trồng ở vườn ươm hiện nay là 28 loài thuộc 17
họ, mô tả đặc điểm lâm sinh học các loài cây gỗ trong từng giai đoạn sinh
trưởng. Và tiêu chuẩn chọn lựa các loài cây của công ty cây xanh đô thị.
2. Tối ưu kinh tế giữa sinh trưởng và phát triển với giá bán cho các vườn ươm
trong từng giai đoạn xuất vườn với các mức đầu tư. Kết luận mức đầu tư 4
cho cây xuất vườn 2 năm thì mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, hạn chế
được rủi ro trong kinh doanh, mà còn phù hợp với tiêu chuẩn xuất vườn để
mang ra trồng trong đô thị.
3. Thực trạng cho thấy nhu cầu cây gỗ trong đô thị là thị trường đầy tiềm năng
vì tiêu chuẩn cây xanh của các thành phố trên 20 vạn dân phải 5m2/người
mới đảm bảo chống ô nhiễm môi trường, giữ cân bằng sinh thái.
4. Đề xuất thêm 12 loài cây gỗ thuộc 9 họ có thể trồng trong các vườn ươm
trong những năm tới.
5. Các giải pháp cho các nhà vườn trong những năm tới.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa


i

Lời cảm ơn

ii

Tóm tắt

iii

Mục lục

iv

Danh sách các hình

v

Danh sách các bảng

vi

CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

3


2.1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

3

2.2 Địa điểm nghiên cứu

8

CHƯƠNG 3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1 Mục tiêu nghiên cứu

16

3.2 Nội dung nghiên cứu

16

3.3 Phương pháp nghiên cứu

17

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

22

4.1 Đặc điểm lâm sinh học của các loài cây gỗ trong vườn ươm cung cấp
cây xanh đô thị từ năm 2006-2009

22


4.2 Giá trị kinh tế của các loài cây gỗ trong từng giai đoạn phát triển để
tối ưu hóa giá trị kinh tế mang lại

40

4.3 Thực trạng và nhu cầu của thị trường về từng loài cây gỗ trong giai
đoạn hiện nay và các loài cây gỗ tiềm năng trong những năm tới

48

4.4 Các giải pháp cho nhà vườn

55

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

57

5.1 Kết luận

57

5.2 Kiến nghị

58

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
iv



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ bố trí các loài cây gỗ trong vườn ươm chú Nhạc

11

Hình 2.2 Sơ đồ bố trí các loài cây gỗ trong vườn ươm Thuận Lý

13

Hình 2.3 Sơ đồ bố trí các loài cây gỗ trong vườn ươm chú Thọ

15

Hình 4.1 Biểu đồ quan hệ giữa đường kính thân và chiều cao cây gỗ lớn

35

Hình 4.2 Biểu đồ quan hệ giữa đường kính thân và chiều cao cây gỗ nhỏ

36

Hình 4.3 Biểu đồ quan hệ giữa đường kính thân, chiều cao đường kính túi bầu
nhỏ nhất và chiều cao túi bầu

37

Hình 4.4 Biểu đồ quan hệ giữa đường kính thân, đường kính bầu rễ nhỏ nhất
và chiều cao bầu rễ


38

Hình 4.5 Biểu đồ quan hệ giữa chiều cao cây trồng với bầu rễ cây có chiều cao
cây trưởng thành dưới 8m.

39

Hình 4.6 Biểu đồ chênh lệch giá trong cùng thời gian và chiều cao của các loài
cây gỗ thuộc nhóm 1 ở 3 vườn khác nhau.

42

Hình 4.7 Biểu đồ chênh lệch giá trong cùng thời gian và chiều cao của các loài
cây gỗ thuộc nhóm 2 ở 3 vườn khác nhau.

42

Hình 4.8 Biểu đồ chênh lệch giá trong cùng thời gian và chiều cao của các loài
cây gỗ thuộc nhóm 3 ở 3 vườn khác nhau.
Hình 4.9 Biểu đồ giá cung cấp của các công ty đô thị

v

43
47


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1 Danh sách các loài cây gỗ có trong vườn chú Nhạc

10

Bảng 2.2 Danh sách các loài cây gỗ có trong vườn Thuận Lý

12

Bảng 2.3 Danh sách các loài cây gỗ có trong vườn chú Thọ

14

Bảng 4.1 Danh mục các loài cây gỗ hiện có tại một số vườn ươm
khu vực Trảng Bom

22

Bảng 4.2 Sự phát triển của các loài cây gỗ sản xuất tại vườn ươm

34

Bảng 4.3 Các thông số thống kê về chiều cao và đường kính thân

35

Bảng 4.4 Quan hệ giữa đường kính thân và chiều cao của cây gỗ nhỏ

36

Bảng 4.5 Quan hệ giữa đường kính thân và đường kính túi bầu nhỏ nhất

và chiều cao túi bầu.

37

Bảng 4.6 Quan hệ giữa đường kính thân và đường kính bầu rễ nhỏ nhất
và chiều cao bầu rễ.

38

Bảng 4.7 Quan hệ giữa chiều cao cây trồng với bầu rễ của cây có
chiều cao cây trưởng thành dưới 8m

39

Bảng 4.8 Giá xuất các loài cây gỗ tại các vườn ươm

40

Bảng 4.9 Tính lợi nhuận sản xuất 1000 cây trong vườn ươm

44

Bảng 4.10 Giá thành các loài cây gỗ của các công ty đô thị

46

Bảng 4.11 Danh mục đề xuất các loài cây gỗ có tiềm năng phát triển

50


vi


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, tốc độ đô thị hóa ngày càng phát triển nhanh chóng, kèm theo đó là
nhiệt độ không khí và môi trường tăng lên rõ rệt; tiếng ồn và khói bụi từ các xe cộ,
máy móc thiết bị vẫn thải ra liên tục đến mức vượt quá giới hạn cho phép. Bộ trưởng
Bộ Tài Nguyên – Môi trường Phạm Khôi Nguyên cũng từng cảnh báo: ở các thành
phố lớn, môi trường không khí đều bị ô nhiễm bụi khí thải độc hại. Thêm vào đó lượng
xe cơ giới tăng trưởng liên tục mỗi năm nên dự báo lượng chất thải các khí gây ô
nhiễm đến năm 2010 sẽ tăng từ 2 đến 5 lần, sẽ có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng
không khí khu vực đô thị. Đặt ra vấn đề sinh thái về môi trường sống cần giải quyết,
nhu cầu gia tăng cây xanh trong môi trường đô thị, đường phố, khuôn viên, công viên,
biệt thự là vấn đề cấp bách nhằm tạo ra mảng xanh giúp cho nhu cầu nghĩ ngơi, giải
trí, thư giản và bồi dưỡng sức khỏe của con người.
Để có thể phát triển hệ thống cây xanh, cây cảnh cho đô thị một cách hợp lý, đa
dạng về chủng loại, phong phú về màu sắc, hình thái, sinh thái. Bên cạnh đó, cây trồng
đô thị khác với yêu cầu chọn cây xanh trồng rừng, cây xanh trồng trong điều kiện đô
thị đòi hỏi phải thích nghi với tính chất vật lý, cây xanh đô thị cần phải có tính thẩm
mỹ về kiến trúc cảnh quan và tổng thể rất cao. Vì vậy, việc lựa chọn cây gỗ trồng trong
đô thị cần phải được quan tâm nghiên cứu để đáp ứng đúng nhu cầu thiết kế và lựa
chọn cây trồng cho phù hợp với kiến trúc cảnh quan và liên hệ yêu cầu cây xanh đô thị
các thành phố lớn khu vực xung quanh thành phố Hồ Chí Minh và thực trạng nơi cung
cấp lượng cây xanh đô thị lớn như Trảng Bom.
Xuất phát từ những đòi hỏi thiết yếu trên, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu
đặc điểm lâm học và tiềm năng của các loài cây gỗ phục vụ trồng cây xanh đô thị
ở các vườn ươm khu vực thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai”
được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu đặc điểm lâm học của các loài cây gỗ đang
được nuôi trồng tại các vườn ươm tại thị trấn Trảng Bom phục vụ trong công trình


1


trồng cây xanh đô thị trong 01/2008- 01/2009. Tiêu chuẩn của các loài cây xanh đó
cần đạt trước khi xuất vườn. Và đánh giá tiềm năng sản xuất và giá trị kinh tế của từng
loại cây trong từng giai đoạn phát triển ở vườn ươm để tối ưu hóa giá trị trong kinh
doanh. Từ đó, đề xuất các giải pháp sản xuất cây gỗ phục vụ trồng cây xanh đô thị tại
một số vườn ươm khu vực thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Do thời gian thực hiện có giới hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về các
loài cây gỗ được gieo ươm và nuôi dưỡng để bán phục vụ cho việc trồng cây xanh đô
thị tại các vườn ươm ở khu vực thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

2


Chương 2
TỔNG QUAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

2.1

Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
1.

Sự hình thành mảng xanh ở các nước trên thế giới.

Từ những thời kỳ sơ khai của nền văn minh nhân loại, cây xanh giữ vai trò quan
trọng về mặt trang trí cảnh quan.Người Ai Cập, Brazil, Hy Lạp, Trung Hoa và La Mã
xưa rất trân trọng cây xanh và có trường hợp thờ cúng cây. Họ sử dụng cây xanh trong
việc trang trí ngoại thất cho tượng đài, xây dựng các tín ngưỡng trong các đền thờ.

Vườn thực vật được phát triển trong thời kỳ Trung Cổ. Khi thương mại và giao thông
phát triển, cây trồng được di chuyển đi từ nước này sang nước khác và các vườn thực
vật lớn nhỏ bắt đầu ra đời ở tất cả các quốc gia. Kiểng cổ, bonsai là các tác phẩm nghệ
thuật đã có từ ngàn xưa trong các cung đình hay trong nhân gian. Những thuật ngữ như
vườn thượng uyển đã có từ thời phong kiến phương Đông, phương Tây, thuật ngữ
“nghệ nhân trồng cây = arborist” được tìm thấy đầu tiên trong sách “Dodens” của
James Lyte năm 1578. Trong sách của William Lawson: “A New Orchard and
Garden” viết năm 1618 trình bày các chỉ dẫn chi tiết về chăm sóc cây như chúng ta
biết đến ngày nay (Chế Đình Lý, 1997).
Sự phát triển trong quá khứ của lâm nghiệp đô thị tập trung vào việc trồng cây
bảo quản và kiến trúc cảnh quan (landscape architecture). Đến giữa thập kỷ 1960, quan
niệm lâm nghiệp đô thị được giới thiệu lần đầu tiên trên thế giới ở trường Đại học
Toronto, vào năm 1965 theo Jorgensen, 1970. Jorgensen đã đưa ra định nghĩa lâm
nghiệp đô thị ở Canada như sau:
“Lâm nghiệp đô thị không chỉ liên hệ đến các cây xanh đô thị hay quản trị các cây cá
lẻ mà còn quản lý cây xanh trên toàn bộ diện tích chịu ảnh hưởng và sử dụng bởi quần
thể cư dân đô thị…”
Deneke (1988) cũng khẳng định rằng mặc dù các nhà lâm nghiệp và trồng cây
(arborists) đã trải qua quản trị rừng và cây xanh đô thị hàng thập kỷ, đến đầu những
năm 1970, lâm nghiệp đô thị mới được thừa nhận như là một ngành trong lâm nghiệp.

3


Nhiều nhà nghiên cứu phân biệt giữa ngành trồng cây (Arboriculture) và lâm
nghiệp đô thị nhưng hiến chương lâm nghiệp phối hợp (The Cooperative Forestry Act)
năm 1978 xem lâm nghiệp đô thị và ngành trồng cây là thể thống nhất, đã định nghĩa
lâm nghiệp đô thị như sau:
“Lâm nghiệp đô thị nghĩa là trồng, tạo lập, bảo vệ và quản trị cây xanh và các
thực vật kết hợp dưới dạng cá thể, nhóm nhỏ hay dưới hoàn cảnh rừng trong các thành

phố, ngoại ô của thành phố và nông thôn ngoại thành.”
Đầu năm 1980, lâm nghiệp đô thị là một ngành mới được thừa nhận. Tuy vậy,
trước những lợi ích của cây xanh nhiều nhà nghiên cứu của thế giới đã quan tâm và
dành nhiều công sức trong việc nghiên cứu nhiều khía cạnh khác nhau của lâm nghiệp
đô thị.
2. Sự hình thành mảng xanh ở Việt Nam
Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và thành phố nói riêng, sự
hình thành các khu công nghiệp tập trung, chỉnh trang đô thị và xây dựng các khu dân
cư mới theo yêu cầu gia tăng dân số đặt ra yêu cầu gia tăng diện tích xanh nhằm góp
phần cân bằng sinh thái đô thị.
Giữ gìn phần không gian xanh hiện có, có một chiến lược phát triển ổn định và
nhất quán trên cơ sở điều tra nghiên cứu một cách có hệ thống tình trạng hiện nay của
mảng xanh đô thị của TPHCM là một việc cấp bách của TPHCM.
Năm 1993, sở khoa học công nghệ và môi trường đã đầu tư nghiên cứu chương
trình quản lý đô thị trong đó có triển khai đề tài “Bảo tồn và phát triển mảng xanh đô
thị TPHCM (khu vực nội thành) do công ty công viên cây xanh chủ trì phối hợp với
hai cơ quan khoa học khác là Viện kinh tế thành phố và Đại học Nông Lâm TPHCM.
Đề tài đã có những số liệu về hiện trạng diện tích cây xanh, xây dựng được cơ sở dữ
liệu về cây xanh đường phố. Tuy nhiên, do mang tính chất nghiên cứu chiến lược,
trong các tài liệu chưa đề cập một cách cụ thể các giải pháp phát triển cũng như chưa
đi sâu nghiên cứu những cơ sở kỹ thuật của việc chọn loài và bố trí cây trồng, đánh giá
giá trị của hệ thống cây xanh, làm cơ sở cho việc quản lý bảo tồn và phát triển.
Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề phát triển mảng xanh đô thị cũng để đóng
góp vào các khiếm khuyết trong các công trình nghiên cứu nói trên và với yêu cầu
nghiên cứu để áp dụng trực tiếp vào lĩnh vực công tác của mình.
4


Lĩnh vực nghiên cứu về cây xanh đô thị trên thế giới đã xuất hiện từ năm 1618
(Chế Đình Lý, 1997) nhưng đối với Việt Nam, đây là đề tài còn mới mẻ. Các đề tài

nghiên cứu chỉ tập trung ở 2 đô thị lớn là Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Một số
nghiên cứu tiêu biểu sau:
Có nhiều tác giả như Hàn Tất Ngạn, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Chế Đình Lý,
Phạm Văn Hiếu, Trương Mai Hồng đã nghiên cứu và biên soạn nhiều tài liệu về quy
hoạch xây dựng đô thị, phát triển cây xanh và quản lý trong môi trường đô thị, kiến
trúc cảnh quan đô thị. Đồng thời có nhiều bài viết liên quan đến chủng loại cây xanh
đô thị, nghệ thuật vườn công viên như: Lê Huỳnh, Trần Hợp, Nguyễn Thị Thanh
Thủy, Hàn Tất Ngạn. Đây là các tài liệu rất hữu ích cho các cán bộ, nhà quản lý ngành
công viên cây xanh, quản lý công trình đô thị, sinh viên ngành Cảnh quan và Kỹ thuật
hoa viên, sinh viên ngành Lâm nghiệp.
Ở Việt Nam, hiện nay thuật ngữ lâm nghiệp đô thị cũng đã được nhắc đến trong
các văn bản của nhà nước, của các ngành chức năng trong quá trình quy hoạch và phát
triển đô thị. Nhiều trường Đại học đã xây dựng ngành học hay đưa các nội dung thuộc
lĩnh vực lâm nghiệp đô thị vào giảng dạy cho sinh viên. Coi cây xanh là một loại hình
hạ tầng kỹ thuật đô thị (Linh Vũ, 2006)
Theo các nhà chuyên môn Việt Nam thì lâm nghiệp đô thị là sự kết hợp tất cả
thực vật và các khoảng xanh trong cộng đồng dân cư, cung cấp lợi ích sống còn để làm
giàu thêm về chất lượng cuộc sống nơi đô thị. Lâm nghiệp đô thị cũng mang lại cho
cộng đồng và thiết lập sự kết nối giữa con người, cây cỏ và muôn thú.
Lâm nghiệp đô thị là một bộ phận được xem xét của các thành phố lớn của các
vùng lân cận thành phố, của đường phố, khuôn viên và các khoảng không khác, là nơi
cung cấp bóng mát, thẩm mỹ và nơi cư trú cho động vật hoang dã.
Nói một cách khác, lâm nghiệp đô thị là kế hoạch về quản lý lâm nghiệp để
tăng chất lượng cuộc sống cho cư dân. Là tiến trình hợp nhất về kinh tế, môi trường,
chính sách, lịch sử và các giá trị xã hội khác của cộng đồng vào kế hoạch quản lý khôn
ngoan và toàn diện (Nguyễn Sơn Thủy).
3. Vai trò của cây xanh trong hệ sinh thái đô thị
Khác với các hệ sinh thái tự nhiên khác, ngoài hai thành phần cơ bản là hữu
sinh và vô sinh, hệ sinh thái đô thị còn có thành phần thứ ba đó là thành phần công
5



nghệ. Nó bao gồm các nhà máy, cơ quan, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất. Thành phần
công nghệ có vai trò quyết định và chi phối dòng năng lượng qua hệ sinh thái. Về cấu
trúc không gian, hệ sinh thái đô thị gồm có phần trung tâm (nội thành) và vùng ngoại
thành. Phần trung tâm là nơi tập trung dân cư lớn nên rất dễ dẫn đến những thay đổi về
môi trường theo chiều hướng xấu có ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Mức độ
tập trung dân cư càng đông thì nguy cơ thay đổi về môi trường càng lớn. Vùng ngoại
thành được coi như là vùng đệm chuyển tiếp từ hệ sinh thái tự nhiên sang hệ sinh thái
nhân tạo. Do tập trung dân cư đông và công nghiệp phát triển dẫn đến ô nhiễm môi
trường ngày càng tăng. Nguồn gây ô nhiễm chính là: các phương tiện giao thông, các
nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất và rác thải sinh hoạt hàng ngày. Các chất gây ô
nhiễm là: bụi, khói, khí độc, các chất thải, tiếng ồn.... Đối tượng dễ bị ô nhiễm nhất là
không khí và nguồn nước. Để bảo vệ môi trường, ngoài các biện pháp giảm thiểu
nguồn ô nhiễm thì cây xanh có vai trò vô cùng quan trọng vì hệ thống cây xanh có
những chức năng sau:
• Trước hết, hệ thống cây xanh có tác dụng hạn chế tiếng ồn nhất là ở khu vực
nội thành. Theo nghiên cứu của viện nghiên cứu cây xanh Canada (FCA), một
cây khỏe mạnh có thể hấp thụ khoảng 2,5 kg CO2/ năm, một cây trưởng thành
có thể hấp thụ từ 3000 đến 7000 hạt bụi/ m3 không khí. Một cây trưởng thành
có thể cung cấp lượng O2 cần thiết cho 4 người.
• Theo nghiên cứu của Đại học (Michigan State University, Urban Forestry), sự
hiện diện của một cây ở gần nhà giảm 30% lượng không khí ô nhiễm. Một cây
trưởng thành hút mất 450 lít nước trong đất rồi lại trả về không khí dưới dạng
hơi nước để làm mới không khí. Một cây phong có đường kính 30 cm, trong
một mùa nó có thể hút được lượng chất kim loại nặng trong đất như 60 mg
cadmium, 140 mg chrome, 820mg Nickel, và 5200mg chì.
• Theo một nghiên cứu của Mỹ về giá trị đất ở thì sự hiện diện của một cây làm
tăng thêm 18% giá trị môi trường.
• Cây xanh có vai trò quan trọng trong kiến trúc và trang trí cảnh quan. Những

tính chất của cây xanh như: hình dạng (tán lá, thân cây), màu sắc (lá, hoa, thân
6


cây, trạng mùa của lá...) là những yếu tố trang trí làm tăng giá trị thẩm mỹ của
công trình kiến trúc cũng như cảnh quan chung.
• Ngoài chức năng trang trí, tăng thêm vẻ đẹp thẩm mỹ cây xanh còn có tác dụng
kiểm soát giao thông. Việc kiểm soát giao thông bao gồm cả xe cơ giới và
người đi bộ. Các bụi thấp, bờ dậu, đường viền cây xanh trong vườn hoa công
viên vừa có tác dụng trang trí vừa có tác dụng định hướng cho người đi bộ.
Hàng cây bên đường có tác dụng định hướng, nhất là vào ban đêm sự phản
chiếu của các gốc cây được sơn vôi trắng là những tín hiệu chỉ dẫn cho người đi
đường.
• Cây cải thiện hệ sinh thái: tạo điều kiện cư trú cho chim, côn trùng, và các động
vật khác. Thực tế là số lượng các loại chim khác nhau tùy thuộc vào cây trồng.
Như vậy, ngoài chức năng là sinh vật sản xuất như trong các hệ sinh thái khác
(hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái nông nghiệp...) cây xanh trong hệ sinh thái đô thị
còn có chức năng quan trọng hơn đó là bảo vệ môi trường và trang trí cảnh quan.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cây xanh đô thị.
• Khí hậu: Đó là nhiệt độ và độ ẩm không khí. Mùa hè, ánh nắng chiếu xuống các
bề mặt bê tông (công trình, sân, đường, hè phố…) và phản xạ lên thân và lá cây làm
cây nóng hơn những cây trồng ở khu vực nông thôn. Mùa đông, thời tiết khô hanh, gió
lùa thường xuyên, độ ẩm không khí ít nên cây thiếu nước, đất khô làm giảm khả năng
hút khoáng chất của rễ cây. Vì vậy, cây xanh đô thị thoát hơi nước mạnh hơn cây xanh
trong khu vực lâm nghiệp tự nhiên.
• Môi trường nước: Nước rất cần cho cuộc sống của cây, ở đô thị chất lượng và
lưu lượng nước hạn chế, bởi hầu hết bề mặt sân vườn đường phố đều là bê tông, mật
độ xây dựng công trình trong đô thị lớn, nên khi mưa xuống không chảy tràn trên mặt
đất và thấm xuống đất như ở môi trường tự nhiên, mà phần lớn nước mưa sẽ thoát vào
hệ thống cống của đô thị, chỉ có một phần rất nhỏ nước mưa được thấm xuống lòng đất

để nuôi cây.

7


• Môi trường đất: Chất lượng của đất rất quan trọng cho cây trồng. Đất nhiều sẽ
đảm bảo sự gắn kết và trụ vững của cây để trống lại gió bão. Đất giữ chứa nước, giữ
được chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và sự sống của cây. Đất cho phép
hệ thống rễ cây hô hấp nhờ vào độ tơi xốp.Nhưng trong các khu vực đô thị, đất nghèo
chất dinh dưỡng, chật hẹp và bị nén chặt bởi các mảng khối bê tông của các tòa nhà,
sân, đường và vỉa hè. Vấn đề này đã ngăn cản rễ cây di chuyển vào trong lòng đất, và
khó khăn để hút ra các khoáng chất. Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường đất đang là vấn
đề, các chất độc hại từ các công trình nhà ở, nhà máy, có thể là thải trực tiếp cũng có
thể chỉ do rò rỉ đã có những ảnh hưởng đến sự sống của cây như rụng lá, bệnh, chết.
• Ánh sáng: Cây luôn trực tiếp tiếp xúc với các tia cực tím ngoài trời, đôi khi tác
động của thời gian chiếu nắng cả ngày còn gây nguy hiểm cho cây không kém tác hại
của cường độ chiếu nắng. Ngoài ra, một ảnh hưởng trên mức bình thường đến sự phát
triển của cây xanh trên đường phố chính là ánh sáng nhân tạo từ các cột đền cao áp
dọc theo đường giao thông, trong công viên và trong các khu vườn dạo khác.
• Ô nhiễm không khí: Là yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống của cây.
Như các khí NO và NO2, CO, SO2 . Khu vực đô thị, ô nhiễm độc hại chủ yếu là do khí
thải từ ô tô (NO2), nhưng đặc biệt là ngành công nghiệp (SO2). Bụi khói đen bám vào
thân, lá cây ngăn cản sự quang hợp.
• Sâu bệnh: Hiện có các loại côn trùng, rầy nâu và các bệnh nấm do vi khuẩn tấn
công cây trồng. Côn trùng và sâu bệnh không những ăn phá cây mà còn truyền tải các
bệnh nấm đến cây.
2.2 Địa điểm nghiên cứu
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm quanh năm bức xạ dồi dào, lượng mưa phong
phú đã tạo điều kiện cho nền sản xuất lâm nghiệp phát triển. Nhiều loài cây gỗ sinh
trưởng và phát triển thích nghi tốt với khí hậu Việt Nam. Tuy nhiên cũng có một khó

khăn gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất lâm nghiệp trong thời gian gần đây như nhiệt
độ tăng cao, vào đầu mùa mưa lượng mưa tập trung nhiều hơn…Đặc biệt đó là những
điều kiện thuận lợi cho sự xâm hại nặng của các loại dịch bệnh như dịch sâu ăn lá, sâu
đục thân, nấm cổ rễ, đốm vàng, cháy lá, thối cổ rễ….

8


Trong quá trình tìm hiểu, điều kiện khí hậu là nhân tố quan trọng ảnh hưởng
đến chất lượng cây xuất vườn.
Theo số liệu khí tượng thủy văn Việt Nam, đặc điểm khí hậu của vùng Đông
Nam Bộ là nhiệt độ cao và ít thay đổi trong năm với chế độ nhiệt hầu như đồng nhất
cho toàn vùng. Nhiệt độ trung bình năm của vùng đạt khoảng 26 - 27oC, chênh lệch
giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất không quá 4 - 5oC. Tổng lượng nhiệt trung
bình hằng năm 9000oC.
Một đặc điểm khác của kiểu khí hậu vùng này là có sự phân hóa sâu sắc về chế
độ mưa ẩm, tiêu biểu cho kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình. Ở đây hằng năm
phân chia rõ rệt thành một mùa khô trùng với gió mùa Đông vốn là tín phong ổn định
và một mùa mưa ứng với gió mùa hè mang lại khối không khí nhiệt đới và xích đạo
nóng ẩm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 tập trung tới 90% tổng lượng mưa cả năm.
Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với nhiều tháng chỉ có 2 - 3 ngày mưa với
lượng mưa 10 – 15 mm/ tháng. Tuy nhiên, trong các tháng hè lượng mưa rất dồi dào
nên tổng lượng mưa cả năm đạt trị số khá cao vào khoảng 1600 - 2400mm/ năm.
Lượng mây trung bình năm của vùng này chỉ vào khoảng 7/10, có nghĩa là
quang mây hơn so với miền Bắc. Tương ứng với lượng mây có trị số tương đối thấp là
tổng số giờ nắng trung bình năm của vùng rất cao đạt tới 2000 - 2400 h/ năm. Hai
tháng 6 và tháng 9 là 2 tháng mưa nhiều ít ngày nắng nhưng vẫn đạt 110 - 140h/ tháng
(4 - 5h/ngày). Từ những đặc điểm khí hậu, thời tiết trong vùng như vậy đã có những
nhân tố thuận lợi và hạn chế đến khả năng phát triển cây gỗ trong vườn ươm như:
Mùa mưa: nhiệt độ và độ ẩm không khí thuận lợi cho cây con phát triển nhưng

cần phải chú ý đến việc phòng chống nấm, bệnh hại cây và điều chỉnh lượng nước
mưa không để xảy ra hiện tượng ngập úng.
Mùa khô: có thuận lợi về mặt ánh sáng trong giai đoạn phát triển cây con
nhưng cũng cân điều chỉnh ánh sáng và nhiệt độ thích hợp ở giai đoạn đầu đến 4 - 6
tháng tùy loài.
Đặc điểm các vườn ươm nghiên cứu:
1.

Vườn ươm của chú Nhạc tại khu phố 5, thị trấn Trảng Bom, huyện

Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, số điện thoại: 0918146499. Khu vườn rộng 2,5 ha và số
lao động: 6 người gồm có 5 nam và 1 nữ. Tổng số loài cây trong vườn: 19 loài cây, đa
9


số là các loài cây mua khi chiều cao của cây khoảng 30 - 40 cm, nằm ở giai đoạn 1 - 3
tháng tuổi và bắt đầu nuôi dưỡng cây con đến khi xuất vườn.
Bảng 2.1 Danh sách các loài cây có trong vườn ươm của chú Nhạc.
TT

Tên loài

Tên khoa học

Họ

1

Bằng lăng nước


Lagerstroemia sp

Tử vi (Lythraceae)

2

Dầu

Dipterocarpus alatus Roxb

Dầu(Dipterocaspaceae)

3

Gõ đỏ

Afzelia xylocarpa

Vang(Caesalpiniaceae)

4

Gõ mật

Sindora siamensis

Vang(Caesalpiniaceae)

5


Lim xẹt

Pentophorum pterocarpum Back

Vang(Caesalpiniaceae)

6

Phi lao

Casuarina epuisetifolia

Vang (Caesalpiniaceae)

7

Sao đen

Hopea odorata Roxb

Dầu (Dipterocaspaceae)

8

Thông caribe

Pinus caribe

Thông (Pinaceae)


9

Xà cừ

Khaya senegalensis Juss

Xoan(Meliaceae )

10

Bàng Đài Loan

Terminalia ivorensis A.chev

Bàng (Combretaceae)

11

Hoa sữa

Alstonia scholaris R.Br

Trúc đào (Apocynaceae)

12

Hoàng nam

Polyalthia longifolia Hook


Na (Anonaceae )

13

Long não

Cinamomomum camphora

Long não(Lauraceae )

14

Phượng vĩ

Delonix regia

Vang (Caesalpiniaceae)

15

Tràm bông đỏ

Callistemon citrinus

Sim (Myrtaceae)

16

Bauhinia purpurea


Vang (Caesalpiniaceae)

17

Móng bò tím
Muồng hoàng
yến

Cassia fistula L

Vang (Caesalpiniaceae)

18

Sò đo cam

Spathodea campanualataP.Beauv

Quao (Bignonaceae)

20

Viết

Mimusops elengi L

Hồng xiêm(Sapotaceae)

10



Chú thích:

10

9

8

7

6

5

4

3

11

12

13

14

15

16


17

18

19

1

2

2

6

6

10

18

1

5

5

18

18


19

2

1

10

13

13

20

16

16

Cây3 tháng
Cây6 tháng
Cây12tháng
Cây24tháng
Cây36tháng
Nhà

Hình 2.1 Sơ đồ bố trí các loài cây gỗ trong vườn ươm chú Nhạc.
Các khu vực bố trí trồng cây trên sơ đồ hình 3.1, các loài cây được đánh số
tương ứng với số thứ tự các loài cây trên danh sách các loài cây trên từng bảng của
từng vườn ươm.

2. Vườn ươm Thuận Lý ( bao gồm cả vườn ươm Thuận Lý 1 và 2 ) nằm ở khu phố
5, thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Chủ nhân của vườn ươm này
là cô Lý, số điện thoại liên lạc là 0918483004. Tổng diện tích tất cả 2 vườn ươm của
Thuận Lý là 2,7 ha. Tổng số lao động là 12 người gồm có 9 lao động nữ và 3 lao động
nam. Vị trí của vườn 1 gần mặt đường nên rất thuận lợi cho việc kinh doanh, nhập hay
xuất cây con. Vị trí vườn 2 cách vườn 1 khoảng 800 m. Những công đoạn từ gieo
ươm, chăm sóc hay xuất vườn của cây con ở cả 2 vườn đều được thực hiện tương tự
như nhau. Theo tìm hiểu, tại thời điểm hiện tại vườn ươm Thuận Lý có tất cả là 24 loài
cây, được trình bày trong Bảng 2.2 như sau:

11


Bảng 2.2 Danh sách các loài cây có trong vườn ươm Thuận Lý
TT

Tên loài

Tên khoa học

Họ

1

Bằng lăng nước

Lagerstroemia sp

Tử vi (Lythraceae)


2
3

Dầu
Dipterocarpus alatus Roxb
Giáng hương quả
to
Pterocarpus macrocarpus

Đậu (Fabaceae)

4

Gõ đỏ

Afzelia xylocarpa

Vang (Caesalpiniaceae)

5

Gõ mật

Sindora siamensis

Vang (Caesalpiniaceae)

6

Lim xanh


7

Lim xẹt

Vang (Caesalpiniaceae)
Erythrophloeum fordii
Pentophorum pterocarpum
Back
Vang(Caesalpiniaceae)

8

Phi lao

Casuarina epuisetifolia

9

Sao đen

Hopea odorata Roxb

Vang (Caesalpiniaceae)
Dầu
(Dipterocaspaceae)

10

Thông caribe


Pinus caribe

Thông (Pinaceae)

11

Xà cừ

Khaya senegalensis Juss

Xoan(Meliaceae )

12

Bàng

Terminalia catappa Linn

Bàng (Combretaceae)

13

Bàng Đài Loan

Terminalia ivorensis A.chev

14

Hoa sữa


Alstonia scholaris R.Br

Bàng (Combretaceae)
Trúc đào
(Apocynaceae)

15

Hoàng nam

Polyalthia longifolia Hook

Na (Anonaceae )

16

Long não

Cinamomomum camphora

Long não(Lauraceae )

17

Phượng vĩ

Delonix regia

Vang (Caesalpiniaceae)


18

Tràm bông đỏ

Callistemon citrinus

Sim (Myrtaceae)

19

Chuông vàng

Tabebua argentea

Đinh (Bignonaceae)

20

Móng bò tím

Bauhinia purpurea

Vang (Caesalpiniaceae)

21

Muồng hoàng yến

Cassia fistula L


Vang (Caesalpiniaceae)

22

Muồnghoavàng

Vang (Caesalpiniaceae)

23

Sò đo cam

Cassia splendida Vogel
Spathodea
campanualataP.Beauv

24

Viết

Mimusops elengi L
.

12

Dầu(Dipterocaspaceae)

Quao (Bignonaceae)
Hồng

xiêm(Sapotaceae)


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Chú thích:
Cây3 tháng

11

12


13

14

15

16

17

18

19

20

Cây6 tháng
Cây12tháng
Cây24tháng

21

22

23

24

1


13

15

18

20

15

Cây36tháng
Nhà

18

20

1

23

15

1

4

18

Đường sắt

Hồ nước

Hình 2.2 Sơ đồ bố trí các loài cây gỗ trong vườn ươm Thuận Lý.
3. Vườn ươm của chú Thọ nằm tại nhà số 1 ấp Quảng Phát xã Thuận Tiến, số điện
thoại: 0903116375. Tổng diện tích toàn khu vườn: 1,5 ha. Vườn của chú Thọ có 5 lao
động nam. Vì hầu hết các công việc tại vườn của chú đa phần là các loài cây bầu và
cây bứng, mua các loài cây ở giai đoạn 1 , 2 và chỉ trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng
các loài cây để bán lại. Trong vườn ươm của chú có tất cả: 25 loài cây . Tại vườn hiện
nay có rất nhiều cây bầu và cây bứng ở giai đoạn 2 - 3 năm tuổi chuẩn bị bán trong
những tháng 4 - 9 khi cây trong thời điểm thị trường nhu cầu cao.

13


Bảng 2.3 Danh sách các loài cây có trong vườn ươm chú Thọ
TT Tên loài

Tên khoa học

Họ

1 Bằng lăng nước

Lagerstroemia sp

Tử vi (Lythraceae)

2 Dầu

Dipterocarpus alatus Roxb


Dầu(Dipterocaspaceae)

3 Gõ đỏ

Afzelia xylocarpa

Vang(Caesalpiniaceae)

4 Gõ mật

Sindora siamensis

Vang(Caesalpiniaceae)

5 Lim xẹt

Pentophorum pterocarpum Back

Vang(Caesalpiniaceae)

6 Phi lao

Casuarina epuisetifolia

Vang (Caesalpiniaceae)

7 Sao đen

Hopea odorata Roxb


Dầu (Dipterocaspaceae)

8 Thông caribe

Pinus caribe

Thông (Pinaceae)

9 Xà cừ

Khaya senegalensis Juss

Xoan(Meliaceae )

10 Bàng

Terminalia catappa Linn

Bàng (Combretaceae)

11 Bàng Đài Loan

Terminalia ivorensis A.chev

Bàng (Combretaceae)

12 Chiêu liêu nước

Terminalia calamansanai


13 Hoa sữa

Alstonia scholaris R.Br

Bàng (Combretaceae)
Trúc đào
(Apocynaceae)

14 Hoàng nam

Polyalthia longifolia Hook

Na (Anonaceae )

15 Long não

Cinamomomum camphora

Long não(Lauraceae )

16 Me tây

Samanea saman Merr

Trinh nữ (Minosaceae)

17 Phượng vĩ

Delonix regia


Vang (Caesalpiniaceae)

18 Tràm bông đỏ

Callistemon citrinus

Sim (Myrtaceae)

19 Trôm hôi

Sterculia foetida L

Trôm (Sterculiaceae)

20 Chuông vàng

Tabebua argentea

Đinh (Bignonaceae)

21 Lộc vừng

Barringtonia acutangula L

Chiếc (Lecythidaceae)

22 Móng bò tím

Bauhinia purpurea


Vang (Caesalpiniaceae)

23 Muồng hoàng yến Cassia fistula L

Vang (Caesalpiniaceae)

24 Muồnghoavàng

Cassia splendida Vogel

Vang (Caesalpiniaceae)

25 Sò đo cam

Spathodea campanualataP.Beauv

Quao (Bignonaceae)

26 Viết

Mimusops elengi L

Hồng xiêm(Sapotaceae)

14


Chú thích:


10

9

8

7

6

5

4

3

2

1

Cây3 tháng
Cây6 tháng

13

11

12

13


14

15

16

17

18

19

20

21

21

22

23

24

1

1

18


7

10

10

11

6

8

5

2

2

Cây12tháng
Cây24tháng
Cây36tháng
Nhà

Hình 2.3 Sơ đồ bố trí các loài cây gỗ trong vườn ươm chú Thọ.

15


Chương 3

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Để đáp ứng mục đích của nghiên cứu, các mục tiêu được đề xuất như sau:
1. Thống kê và mô tả đặc điểm sinh học của các loài cây gỗ trong vườn ươm cung
cấp cho cây xanh đô thị từ năm 2006 đến tháng 3/2009, và xác định tiêu chuẩn
các sản phẩm cần đáp ứng của loài cây xanh trước khi xuất vườn.
2. Đánh giá tiềm năng sản xuất và giá trị kinh tế của từng loại cây trong từng giai
đoạn phát triển ở vườn ươm để tối ưu hóa giá trị trong kinh doanh.
3. Đề xuất các giải pháp sản xuất các loài cây gỗ phục vụ trồng cây xanh đô thị tại
một số vườn ươm khu vực thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng
Nai.
3.2 Nội dung nghiên cứu
1. Thống kê và mô tả điểm sinh học của các loài cây gỗ trong vườn ươm cung cấp
cho cây xanh đô thị từ năm 2006 - 2009.
Đáp ứng mục tiêu này, các nội dung được nghiên cứu:
¾ Thống kê các loài cây gỗ có trong vườn ươm từ năm 2006 - 2009.
¾ Mô tả đặc điểm sinh học chung của các loài cây gỗ trong vườn ươm: sự
thích nghi với khí hậu; yêu cầu về lập địa, về ánh sáng; sự phát triển về
chiều cao và đường kính, màu sắc tán lá.
¾ Tiêu chuẩn của các loài cây cần đạt được theo các dạng khác nhau trước khi
xuất vườn.
2. Phân tích giá trị kinh tế của cây trong từng giai đoạn phát triển ở vườn ươm để tối
ưu hóa giá trị kinh tế mang lại.
¾ Thu thập thông tin về giá xuất vườn của các loài cây gỗ trong giai đoạn hiện
nay.

16



¾ Tính toán lợi nhuận trên từng loài cây gỗ trong giai đoạn phát triển tại vườn
ươm.
¾ Nhu cầu của thị trường về từng loại cây gỗ trong giai đoạn hiện nay mà nhà
vườn chuẩn bị cung cấp trong những năm tới.
¾ Thu thập thông tin về nhu cầu cây gỗ để kinh doanh tại một số công ty kinh
doanh về lĩnh vực cây xanh đô thị tại thời điểm điều tra và trong tương lai,
dự đoán số lượng về nhu cầu của từng loài cây, đề xuất thêm những loài cây
gỗ có triển vọng phát triển.
3. Đề xuất giải pháp sản xuất các loài cây gỗ phục vụ trồng cây xanh đô thị tại một số
vườn ươm ở khu vực thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Dựa trên số liệu thu thập được tại các nhà vườn, nhu cầu về lĩnh vực cây gỗ của
các công ty cây xanh đô thị, từ đó đề xuất những giải pháp sản xuất cho nhà vườn.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
1. Cơ sở phương pháp luận:
™ Phương pháp luận chủ yếu là khảo sát điều tra và thu thập tài liệu có liên
quan đến các vườn ươm thuộc phạm vi nghiên cứu.
™ Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất:
Hiện gía thu hồi thuần là hiệu số tổng hiện giá thu hồi cho cả thời hạn đầu tư
và tổng hiện giá chi phí đầu tư.
n

n

t =0

t =0

NPV= ∑Rt (1+ r)−t −∑Ct (1+ r)−t

Trong đó

Rt : Doanh thu trong thời gian t
Ct : Chi phí trong thời gian t
n : thời hạn đầu tư
r: lãi suất chiết khấu ( %/ năm )
NPV >0 đầu tư có hiệu quả
NPV<0 đầu tư không có hiệu quả
NPV=0 đầu tư hòa vốn.
Nếu trong trường hợp có nhiều phương án có NPV> 0 thì NPV nào lớn hơn sẽ
được chọn.
17


Tỉ lệ lợi ích trên chi phí (BCR): là hệ số tương quan giữa giá trị hiện tại của thu
nhập so với giá trị hiện tại chi phí bỏ ra.
n

BCR

=



R t (1 + r ) − t



C t (1 + r ) − t

t = 0
n


t = 0

Cho biết hiệu quả của một đồng bỏ ra. BCR cho biết với một đồng bỏ ra tính về
hiện tại sẽ cho bao nhiêu đồng thu nhập hiện tại.
Chỉ tiêu BCR được sử dụng để đánh giá dự án đầu tư. Dự án được chấp nhận
khi BCR≥1. Khi đó tổng các khoản thu của dự án được chấp nhận để bù đắp các chi
phí phải bỏ ra của dự án và dự án có khả năng sinh lợi.
Kết luận của dự án dựa trên 2 chỉ tiêu đánh giá ở trên. Nếu trong trường hợp
nguồn vốn đầu tư là không giới hạn thì chỉ tiêu NPV quyết định, còn ngược lại thì
BCR là chỉ tiêu quyết định. Từ hai chỉ tiêu trên được tính bằng 2 giá trị lãi suất chiết
khấu là 2% và 4% để thấy được độ nhạy của NPV và BCR để so sánh mức độ rủi ro
của dự án.
Phân tích giá trị kinh tế tăng thêm của các loài cây tại nhà vườn, và công ty cây
xanh tại thành phố Hồ Chí Minh.
2. Phương pháp tiến hành:
™ Phương pháp điều tra thu thập số liệu:
¾ Điều tra phỏng vấn người quản lý về kỹ thuật trồng và chăm sóc các loài cây
gỗ đã và đang sản xuất tại vườn ươm: Cây gieo ươm từ hạt giống, cây dưỡng
bán.
¾ Xác định loài cây, số lượng cây trong thời điểm trồng, đặc điểm lâm sinh học
của loài cây đó. Ưu điểm, nhược điểm khi sản xuất tại vườn ươm, và chức
năng của các loài cây gỗ được lựa chọn đưa vào trồng trong đô thị.
¾ Điều tra thu thập số liệu về giá trị kinh tế của các loài cây gỗ từ khi gieo ươm
(giá hạt giống, phân bón, nhân công chăm sóc, bầu đất, tỉ lệ sống của từng
loại cây trồng…) và chi phí phát sinh trong giai đoạn sản xuất được một cây
xanh đủ điều kiện xuất vườn, giá cây khi xuất vườn.
¾ Ngoài ra, để biết thông tin về tình hình tiêu thụ các loài cây gỗ đến khi xuất
tại công ty. Chúng tôi tến hành phỏng vấn và thu thập về tiêu chuẩn chọn lựa
18



×