Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÀN DROP LEAF RECT TBL TẠI CÔNG TY TNHH MINH PHÁT 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.04 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN
PHẨM BÀN DROP LEAF RECT TBL TẠI
CÔNG TY TNHH MINH PHÁT 2

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ TRUNG
Ngành: CHẾ BIẾN LÂM SẢN
Niên khóa: 2005– 2009

Tháng 07/2009


KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN
PHẨM BÀN DROP LEAF RECT TBL TẠI
CÔNG TY TNHH MINH PHÁT 2

Tác giả

NGUYỄN THỊ TRUNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Chế biến lâm sản

Giáo viên hướng dẫn
HOÀNG VĂN HÒA

Tháng 07 năm 2009



i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng các
thầy cô của trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh đã trang bị cho tôi những
kiến thức hữu ích trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi gửi lòng cảm ơn sâu sắc đến thầy Hoàng Văn Hòa, Thầy đã trực tiếp
hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi với tất cả lòng nhiệt tâm của mình để tôi hoàn thành bài
khóa luận. Tôi sẽ mãi mãi ghi nhớ và trân trọng tình cảm quý báu này.
Tôi xin gửi đến Ban Giám Đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty
TNHH Minh Phát 2 lời cảm ơn chân thành. Trước hết tôi xin cảm ơn Giám đốc Điền
Quang Hiệp và anh Lê Văn Thảo đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi
thực tập nắm bắt tình hình, thu thập số liệu và khảo sát thực tế tại công ty trong suốt
quá trình thực tập. Đồng thời tôi cũng xin cảm ơn các anh chị phòng kỹ thuật và phòng
kế hoạch vật tư và các cán bộ dưới xưởng suốt thời gian qua đã tận tình giúp đỡ tôi
thực hiện đề tài .
Đặc biệt là tôi bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân bạn bè đã luôn
động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.

Tp. Hồ Chí Minh 12-06-2009
Nguyễn Thị Trung

ii


TÓM TẮT
Đề tài “ Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Bàn DROP LEAF RECT
TBL tại Công ty TNHH Minh Phát 2”. Công ty có trụ sở tại Ấp Bình Phước A, Xã

Bình Chuẩn, Huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương. Thời gian thực hiện đề tài từ
05/02/2009 đến 08/05/2009. Trong quá trình khảo sát đề tài đã thực hiện được một số
nội dung cụ thể như:
Nguyên liệu gỗ Công ty nhập về đáp ứng được kích thước cũng như độ ẩm theo
yêu cầu. Tuy nhiên còn có nhiều khuyết tật (bị mắt gỗ, nứt, mục, cong vênh) vì hầu hết
các sản phẩm tại Công ty sử dụng hai nguyên liệu gỗ chính là gỗ Cao Su và gỗ Tràm
Bông Vàng và ván nhân tạo (ván MDF), nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Dây chuyền công nghệ Công ty đang sản xuất phù hợp với tình hình máy móc
thiết bị, trình độ tay nghề công nhân Công ty TNHH Minh Phát 2. Nội dung của đề tài
đã trình bày được các vấn đề về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại Công ty.
Mục đích chính của đề tài là phân tích, đánh giá, đề xuất các biện pháp công nghệ
nhằm hoàn thiện quy trình để nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ, chất lượng sản phẩm và hiệu
quả của quá trình sản xuất sản phẩm, đồng thời đưa ra một số biện pháp nhằm hạ giá
thành sản phẩm. Trong thời gian thực hiện, tôi khảo sát quy trình công nghệ sản xuất
sản phẩm Bàn DROP LEAF RECT TBL. Qua sản phẩm khảo sát, cùng với việc tính
toán, tôi nhận thấy tỷ lệ lợi dụng gỗ tại Công ty là cao. Kết quả tỷ lệ lợi dụng gỗ của
sản phẩm khảo sát là K = 66,01%. Giá thành của sản phẩm Bàn DROP LEAF RECT
TBL là 946.621 đồng, đây là mức giá hợp lý và phù hợp với người tiêu dùng trong và
ngoài nước.
Đề tài cũng đã trình bày cách tính tỷ lệ lợi dụng gỗ, tỷ lệ phế phẩm. Từ đó, đưa
ra một số phương hướng nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ và một số biện pháp hạ giá thành
sản phẩm. Khóa luận được thực hiện từ ngày 05/02/2009 đến ngày 08/05/2009 không
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô cùng các bạn.

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ ii
TÓM TẮT..................................................................................................................... iii

MỤC LỤC .....................................................................................................................iv
DANH SÁCH CÁC HÌNH.......................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ....................................................................................... viii
Chương 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................. 1
1.2. Mục đích của đề tài ........................................................................................................ 2
1.3. Mục tiêu của đề tài...............................................................................................2
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................................... 3
1.5. Giới hạn của đề tài.......................................................................................................... 3
Chương 2: TỔNG QUAN ..............................................................................................4
2.1. Vị thế của ngành Chế biến lâm sản............................................................................... 4
2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty................................................................ 5
2.2.1. Lịch sử hình thành ..................................................................................5
2.2.2. Quá trình phát triển của công ty .............................................................5
2.2.3. Nguyên liệu sản xuất, chủng loại sản phẩm ...........................................6
2.2.3. Tình hình nhân sự, công tác tổ chức, quản lý của Công ty ..................10
2.2.4. Tình hình máy móc thiết bị tại Công ty................................................12
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT .......................................13
3.1. Nội dung khảo sát......................................................................................................... 13
3.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 13
3.2.1. Phân tích sản phẩm Bàn DROP LEAF RECT TBL..............................14
3.2.2. Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Bàn DROP LEAF .14
3.2.3. Tính tỷ lệ lợi dụng gỗ ............................................................................15
3.2.4. Tính toán tỷ lệ phế phẩm .......................................................................15
3.2.5. Tính giá thành sản phẩm.......................................................................17
3.2.6. Đánh giá chung.....................................................................................17
iv


Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................................18

4.1. Giới thiệu sản phẩm Bàn DROP LEAF RECT TBL................................................. 18
4.1.1. Sản phẩm ..............................................................................................18
4.1.2. Kích thước bao của sản phẩm...............................................................19
4.1.3. Đặc điểm, hình dáng, kết cấu sản phẩm. ..............................................19
4.1.4. Đặc điểm...............................................................................................20
4.1.5. Hình dáng, kết cấu sản phẩm................................................................20
4.1.6. Các dạng liên kết của sản phẩm. ..........................................................21
4.2. Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Bàn DROP LEAF RECT TBL .. 24
4.2.1. Yêu cầu về nguyên liệu .........................................................................24
4.2.2. Đặc điểm sản phẩm mộc cổ..................................................................25
4.2.3. Đặc điểm mộc giả cổ. ...........................................................................25
4.2.4. Dây chuyền công nghệ trong quá trình sản xuất sản phẩm Bàn DROP
LEAF RECT TBL ...........................................................................................26
4.2.5. Công nghệ sản xuất trên các máy móc, thiết bị....................................28
4.3. Kết quả tính toán tỷ lệ lợi dụng gỗ trên các khâu công nghệ ................................... 38
4.3.1. Thể tích nguyên liệu ở công đoạn pha phôi ..........................................38
4.3.2. Kết quả tính toán thể tích nguyên liệu qua công đoạn sơ chế của sản
phẩm
Bàn DROP LEAF RECT TBL ........................................................................39
4.3.3. Kết quả tính toán thể tích nguyên liệu qua công đoạn tinh chế của sản
phẩm Bàn DROP LEAF RECT TBL ..............................................................43
4.4. Tỷ lệ phế phẩm qua các công đoạn............................................................................ 46
4.4.1. Tỷ lệ phế phẩm qua công đoạn sơ chế của sản phẩm Bàn DROP LEAF
RECT TBL ......................................................................................................46
4.4.2. Tỷ lệ phế phẩm qua công đoạn tinh chế ................................................47
4.5. Tính giá thành sản phẩm............................................................................................... 51
4.5.1. Tính toán nguyên liệu chính ..................................................................51
4.5.2. Tính toán nguyên liệu vật liệu phụ ........................................................52
4.5.3. Tính toán nhiên liệu động lực................................................................54
4.5.4. Các chi phí liên quan .............................................................................54

v


4.5.5. Giá thành của sản phẩm Bàn DROP LEAF RECT TBL là..................55
4.6. Đánh giá chung............................................................................................................. 56
4.6.1. Tỷ lệ lợi dụng gỗ ..................................................................................56
4.6.2. Tỷ lệ phế phẩm .....................................................................................56
4.6.3. Công tác tổ chức sản xuất.....................................................................56
4.6.4. Quy trình công nghệ sản xuất...............................................................57
4.6.5. Công tác vệ sinh an toàn lao động........................................................57
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................58
5.1. Kết luận.......................................................................................................................... 58
5.2. Kiến nghị........................................................................................................................ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẤN PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Bộ Bàn Lyon Counter Stool ............................................................................ 7
Hình 2.2: Bộ Bàn Dining Table....................................................................................... 7
Hình 2.3: Bộ Extension Table ......................................................................................... 8
Hình 2.4: White Table ..................................................................................................... 8
Hình 2.5: Pedestal Console Table ................................................................................... 9
Hình 2.6: Dining Table Tea............................................................................................. 9
Hình 2.7: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty TNHH Minh Phát 2 ..................................... 10
Hình 4.1: Hình ảnh sản phẩm bàn DROP LEAF RECT TBL....................................... 19
Hình 4.2: Hình ảnh một số liên kết................................................................................22

Hình 4.3: SƠ ĐỒ LẮP RÁP BÀN DROP LEAF RECT TBL...................................... 37
Hình 4.4: Biểu đồ tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn ................................................ 45
Hình 4.5: Tỷ lệ phế phẩm qua các công đoạn gia công................................................. 51

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tình hình nhân sự của Công ty TNHH Minh Phát 2 .................................... 11
Bảng 4.1: Bảng liệt kê các chi tiết của sản phẩm Bàn DROP LEAF RECT TBL ........ 21
Bảng 4.2: Bảng quy cách vật tư lắp ráp của sản phẩm Bàn DROP LEAF RECT TBL23
Bảng 4.3: Các mối liên kết giữa các bộ phận và chi tiết của sản phẩm Bàn DROP
LEAF RECT TBL ......................................................................................................... 24
Bảng 4. 4: Thể tích gỗ trung bình ở công đoạn ghép .................................................... 39
Bảng 4.5: Thể tích gỗ trung bình ở khâu xẻ dọc ........................................................... 40
Bảng 4.6: Thể tích nguyên liệu trung bình trước khâu cắt 2 đầu của sản phẩm Bàn
DROP LEAF RECT TBL.............................................................................................. 41
Bảng 4.7: Thể tích nguyên liệu trung bình sau khâu cắt 2 đầu của sản phẩm Bàn DROP
LEAF RECT TBL ......................................................................................................... 42
Bảng 4.8: Thể tích nguyên liệu trung bình trước công đoạn tinh chế của sản phẩm Bàn
DROP LEAF RECT TBL.............................................................................................. 43
Bảng 4.9: Thể tích nguyên liệu trung bình sau công đoạn tinh chế của sản phẩm Bàn
DROP LEAF RECT TBL.............................................................................................. 44
Bảng 4.10: Tỷ lệ lợi dụng nguyên liệu qua các công đoạn gia công............................. 45
Bảng 4.11: Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn sơ chế của sản phẩm Bàn DROP LEAF RECT
TBL................................................................................................................................ 46
Bảng 4.12: Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn tinh chế của sản phẩm Bàn DROP LEAF
RECT TBL .................................................................................................................... 48
Bảng 4.13: Tỷ lệ phế phẩm ở công đoạn trang sức bề mặt của sản phẩm Bàn DROP

LEAF RECT TBL ......................................................................................................... 49
Bảng 4.14: Tỷ lệ phế phẩm qua các công đoạn............................................................. 50
Bảng 4.15: Tính giá nguyên liệu ................................................................................... 52
Bảng 4.16: Nguyên vật liệu phụ .................................................................................... 53
Bảng 4.17: Định mức vật tư sơn Bàn DROP LEAF RECT TBL............................................. 53

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đã tạo cho thị trường hàng hóa và thị
trường vật liệu xây dựng nói riêng ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Mức sống của
người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng ngày càng mở rộng. Cùng với
sự phát triển của nền kinh tế, tốc độ xây dựng cơ bản ngày càng gia tăng, kéo theo nhu
cầu về vật liệu đòi hỏi ngày càng cao về số lượng, chất lượng và chủng loại sản phẩm
đòi hỏi giá cả phải phù hợp. Trong đó gỗ là một trong những nguyên vật liệu đóng vai
trò quan trọng trong ngành công nghiệp chế biến lâm sản. Đồ gỗ xuất khẩu của Việt
Nam đã tìm được vị thế của mình trên thị trường thế giới. Các nhà nhập khẩu đang có
xu hướng tìm kiếm và chuyển sang mua hàng của các thị trường khác có mức giá rẻ
hơn như Việt Nam. Hiện tại, thị trường Mỹ vẫn chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn của đồ
gỗ Việt Nam với 41%, tiếp đó là thị trường Nhật Bản là 12,8%, thị trường Anh 8,2%.
Theo kế hoạch đề ra, năm 2008 kim ngạch xuất khẩu của ngành chế biến gỗ Việt Nam
sẽ đạt 3 tỷ USD, với kết quả hoạt động của 4 tháng đầu năm khá thuận lợi, thì khả
năng chỉ tiêu đề ra năm 2008 sẽ đạt được, và sẽ là tiền đề đi đến mục tiêu 5 tỷ USD
đến năm 2010. Dự tính, từ nay đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng của các thị trường
xuất khẩu sẽ như sau: Mỹ, Anh sẽ đạt đến mức 27,7%, Hà Lan 12% và Hàn Quốc là
10%. Tuy nhiên, hiện tại ngành chế biến gỗ cũng đang gặp một số khó khăn, xuất phát
từ sự tác động của tình hình thị trường chung trên thế giới. Tại thời điểm này, lượng

đơn hàng về khá chậm so với cùng kì những năm trước. Nguyên nhân là do một số thị
trường xuất khẩu lớn của đồ gỗ Việt Nam đang gặp khó khăn như kinh tế Mỹ đang suy
giảm. Vì vậy, sức tiêu thụ của thị trường hàng hoá cũng bị ảnh hưởng. Cùng với việc
thoả mãn các nhu cầu về điều kiện về chất lượng, tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu
các doanh nghiệp còn phải khắc phục những khó khăn chung trong quá trình hoạt động
sản xuất về nguồn nhân lực, tay nghề và nguồn nguyên liệu...Việt Nam đang đẩy mạnh
hoạt động xây dựng nguồn nguyên liệu gỗ tại chỗ. Mặc dù cả nước hiện có 3 triệu ha
1


rừng nhưng các nhà chế biến, xuất khẩu đồ gỗ trong nước đã phải nhập đến 80% gỗ
nguyên liệu. Điều này không chỉ phản ánh sự không ổn định về nguyên liệu mà còn
cho thấy giá trị gia tăng của đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam không cao. Như vậy giá thành
nguyên liệu và nguồn cung cấp phụ thuộc rất nhiều vào nước ngoài, nhưng đó lại là
yếu tố quyết định giá thành sản phẩm. Như vậy việc sử dụng, kiểm soát và sản xuất
trên nguyên liệu gỗ đầu vào cho sản xuất là rất quan trọng. Hơn nữa việc bố trí máy
móc trên dây chuyền sản xuất cũng quyết định một phần quan trọng trong việc nâng
cao tỷ lệ lợi dụng gỗ, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Chính vì vậy, việc tìm hiểu, làm rõ hơn tình hình sản xuất tại các Công ty chế biến
gỗ ở nước ta hiện nay về dây chuyền công nghệ cũng như loại hình sản phẩm là rất cần
thiết. Được sự chấp thuận của Khoa Lâm Nghiệp và sự cho phép của Công ty TNHH
Minh Phát 2 tôi tiến hành thực hiện đề tài: ”Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất
sản phẩm Bàn DROP LEAF RECT TBL tại Công ty TNHH Minh Phát 2”.
1.2. Mục đích của đề tài
Qua quá trình khảo sát sản xuất sản phẩm Bàn DROP LEAF RECT TBL tại Công ty
TNHH Minh Phát 2, tôi phân tích, đánh giá, đề xuất các biện pháp công nghệ nhằm hoàn thiện
quy trình để nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ, chất lượng sản phẩm và hiệu quả của quá trình sản xuất
sản phẩm, đồng thời đưa ra một số biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm.
1.3. Mục tiêu của đề tài
Để đạt được mục đích trên trong quá trình thực tập tại Công ty tôi tập trung vào các

mục tiêu sau:
¾ Khảo sát quy trình công nghệ, thiết bị để sản xuất sản phẩm DROP LEAF
RECT TBL tại Công ty.
¾ Lập biểu đồ gia công sản phẩm và các phiếu công nghệ của các chi tiết.
¾ Tính toán tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn sản xuất trên từng khâu công
nghệ.
¾ Tính toán tỷ lệ phế phẩm trên từng công đoạn và xác định nguyên nhân gây nên
tỷ lệ phế phẩm.
¾ Tính giá thành sản phẩm Bàn DROP LEAF RECT TBL.
¾ Phân tích, đánh giá kết quả, từ đó đề xuất một số biện pháp khắc phục nhằm cải
thiện quy trình sản xuất sản phẩm Bàn DROP LEAF RECT TBL.
2


1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Tiết kiệm nguyên vật liệu và các chi phí trong sản xuất hiên nay đang là vấn đề
bức bách đối với các nhà sản xuất.
Đề tài đã phân tích, tính toán tỷ lệ lợi dụng gỗ, tỷ lệ phế phẩm qua các công đoạn
sản xuất trên từng khâu công nghệ, nhằm tìm ra những giải pháp tiết kiệm nguyên liệu
gỗ, giảm giá thành sản phẩm. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo có ý nghĩa đối
với các doanh nghiệp chế biến gỗ.
Doanh nghiệp chế biến gỗ muốn giảm chi phí nguyên liệu cho một đơn vị sản
phẩm. Đòi hỏi phải sử dụng hợp lý nguồn nguyên liệu, tính toán sao cho tỷ lệ lợi dụng
gỗ đạt được là cao nhất. Đây cũng chính là vấn đề mà ngành công nghiệp chế biến gỗ
đang phải hướng tới. Đạt được tỷ lệ lợi dụng gỗ cũng nhằm tăng cường hiệu quả và
tính bền vững trong quản lý, sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ từ nguồn khai thác rừng
bền vững trong nước.
1.5. Giới hạn của đề tài
Để khảo sát được quy trình công nghệ sản xuất một sản phẩm, cần khá nhiều thời gian
quan sát, ghi nhận tình hình sản xuất sản phẩm đó trong nhiều thời điểm khác nhau.

Tuy nhiên do thời gian thực tập và khảo sát có hạn nên tôi chỉ khảo sát sản phẩm bàn
mà không khảo sát cả bộ bàn ghế. Sản phẩm bàn được bố trí sản xuất tại xưởng 3 nên
tôi chỉ khảo sát tại xưởng 3. Quá trình gia công các chi tiết của sản phẩm Bàn DROP
LEAF RECT TBL có đi qua một số máy móc thiết bị, tôi đã theo dõi, ghi nhận lại và
phân tích chức năng, nhiệm vụ của từng máy. Đồng thời tôi tính tỷ lệ lợi dụng gỗ, tỷ lệ
phế phẩm của sản phẩm tôi khảo sát. Đối với giá mua nguyên liệu chính và các nguyên
vật liệu phụ do thời gian thực tập có hạn nên tôi căn cứ theo bảng thống kê định mức
nguyên vật liệu của phòng kế hoạch tại Công ty.

3


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Vị thế của ngành Chế biến lâm sản
Ngành công nghiệp chế biến gỗ trong những năm qua liên tục phát triển mạnh,
kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng 30-40% đã khẳng định vị trí của Việt Nam trên
thị trường quốc tế. Những thuận lợi của ngành chế biến gỗ xuất khẩu:
Quy mô các nhà máy chế biến gỗ: từ năm 2000 hệ thống các nhà máy chế biến
gỗ có tốc độ tăng trưởng về số lượng và quy mô, hiện nay cả nước có 1.500-1.800 cơ
sở sản xuất đồ mộc quy mô nhỏ với năng lực chế biến từ 15-200 m3 gỗ/ năm /cơ sở và
1.200 doanh nghiệp có quy mô lớn với tổng công suất chế biến 2 triệu m3 gỗ/ năm,
trong đó có 41% là doanh nghiệp nhà nước và 59% doanh nghiệp tư nhân. Tại Công ty
TNHH Minh Phát 2 mỗi tháng từ 400 – 900 m3/ tháng chưa tính ván nhân tạo.
Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ năm 2007 là 2,5 tỷ USD và năm 2008 là 3 tỷ USD
đã tạo cho ngành gỗ Việt Nam vươn lên vị trí thứ 4 trong khối các nước Đông Nam Á
(sau Malaysia, Indonesia và Thái Lan) về xuất khẩu đồ gỗ. Hiện nay các sản phẩm
xuất khẩu của Việt Nam bao gồm các nhóm sau:
Nhóm sản phẩm đồ mộc ngoài trời bao gồm các loại bàn ghế, ghế băng che nắng, ghế
xích đu... làm hoàn toàn từ gỗ hoặc kết hợp với các vật liệu khác như sắt, nhôm, nhựa.

Đây là nhóm hàng chủ lực xuất khẩu hiện nay của cả nước chiếm tỷ lệ đến 90%.
Nhóm sản phẩm đồ mộc trong nhà bao gồm các loại bàn ghế, giường tủ, giá kê
sách, đồ chơi, ván sàn....làm hoàn toàn từ gỗ hay gỗ kết hợp với các vật liệu khác như
da, vải... Trong những năm gần đây nhóm hàng này đã có sự tăng trưởng về xuất khẩu
sang thị trường Mỹ.
Nhóm đồ gỗ mỹ nghệ chủ yếu từ gỗ rừng tự nhiên bao gồm bàn, ghế, tủ... áp dụng cho
các công nghệ chạm, khắc, khảm. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt 30 triệu USD.
Nhóm sản phẩm dăm gỗ sản xuất từ gỗ rừng trồng mọc nhanh như các loại gỗ keo tai
tượng, keo lai, keo lá tràm, gỗ bạch đàn... Kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ năm 2005 đạt
150 triệu USD, trong đó: thị trường Nhật Bản 55,7%, Hàn Quốc 5,6%, Đài Loan 3,7%
và Trung Quốc 35%.
4


Hiện nay các sản phẩm gỗ của Việt Nam đã xuất khẩu sang 120 nước, trong đó EU,
Mỹ, Nhật Bản là những thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn nhất, chiếm hơn 70% tổng
sản phẩm gỗ xuất khẩu của cả nước. Nhu cầu sử dụng đồ gỗ trên thế giới hiện vẫn tăng
khá cao, trong khi đó, thị phần đồ gỗ của Việt Nam còn rất thấp, mới chỉ đạt khoảng
0,78% tổng thị phần đồ gỗ thế giới. ( Nguồn: Tinkinhte.com. “ Tổng hợp thông tin dư
báo kinh tế Việt Nam 2009 ( Thứ 5, ngày 23- 04 -2009) ).
2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
2.2.1. Lịch sử hình thành
Công ty TNHH Minh Phát 2 được thành lập theo giấy chứng nhận dăng ký kinh
doanh số 4602000704 do Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Bình Dương cấp ngày
18/03/2003 Công ty chuyên sản xuất sản phẩm đồ gỗ nội thất xuất khẩu.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Minh Phát 2
Đại diện: Ông Điền Quang Hiệp – Giám Đốc Công Ty.
Bà Võ Thị Minh Thiều – Phó Giám Đốc Công Ty.
Trụ sở chính: Ấp Bình Phước A, Xã Bình Chuẩn, Huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương.
Tổng số vốn: 10.000.000.000 đồng

Diện tích: 28.000 m2
Điện thoại: 0650-3788946
Fax: 0650-3788778
Email:
2.2.2. Quá trình phát triển của công ty
Từ khi thành lập đến nay mới được hơn 6 năm nhưng Công ty đã và đang
không ngừng phát triển mạnh mẽ cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Những năm đầu thành
lập Công ty chỉ sản xuất bàn ghế xuất khẩu sang Hàn Quốc, tuy nhiên do cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới kéo dài đã ảnh hưởng đến sự phát của Công ty, quá trình xuất
khẩu còn gặp nhiều khó khăn đơn đặt hàng cũng giảm. Ngoài ra còn gặp nhiều khó
khăn về nhiều mặt như: vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc trang thiết bị....Nhìn
được những tồn tại đó, Công ty đã kịp thời thay đổi những dòng sản phẩm phù hợp
với thị hiếu khách hàng. Đồng thời Công ty vẫn luôn tìm cách đặt mối quan hệ với các
khách hàng tìm thêm những thị trường mới như Mỹ, Nhật để có được nhiều đơn đặt
hàng, để quá trình sản xuất được đều đặn, góp phần đem lại lợi nhuận cho Công ty
đem lại doanh thu tăng trưởng cao.
5


2.2.3. Nguyên liệu sản xuất, chủng loại sản phẩm
¾ Nguyên liệu sản xuất
Công ty đang sử dụng hai nguồn nguyên liệu chính là nguồn nguyên liệu gỗ tự
nhiên và nguồn nguyên liệu nhân tạo. Nguồn nguyên liệu gỗ tự nhiên bao gồm gỗ Cao
Su, Tràm Bông Vàng, gỗ tạp. Tất cả các nguyên liệu tự nhiên được mua dưới dạng tẩm
sấy (W= 8 – 12%) theo quy cách đã được đặt trước. Nguồn gỗ nhân tạo là MDF ván
ép được nhập về Công ty dưới dạng tấm lớn có kích thước 1830x2440mm và có nhiều
quy cách chiều dày khác nhau như độ dày là 6; 9; 12; 15; 17; 18; 21; 25; 30mm, chiều
rộng 1220mm; 1830mm, chiều dài 2440mm. Đối với các chi tiết có quy cách chiều
dày lớn hơn Công ty tiến hành dán ép các tấm nguyên liệu lại tạo thành nguyên liệu có
chiều dày cần thiết.

¾ Chủng loại sản phẩm
Cuộc sống ngày càng phát triển, hiện đại, nhu cầu hưởng thụ cũng tăng theo.
Ngành chế biến gỗ cũng không nằm ngoài những đòi hỏi phong phú về mặt hàng,
chủng loại để đáp ứng kịp thời thị hiếu của người tiêu dùng. Mỗi Công ty, luôn sản
xuất mặt hàng đặc thù của riêng mình.
Tại Công ty TNHH Minh Phát 2, Công ty luôn sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau
với nhiều chủng loại nguyên liệu do yêu cầu của khách hàng. Các đối tác lớn nhất của
Công ty là thị trường Mỹ. Và một số thị trường khác như Hàn Quốc, Nhật Bản.
Sản phẩm của Công ty khá phong phú và đa dạng về mẫu mã, phần lớn được sản
xuất theo đơn đặt hàng sẵn. Sản phẩm chủ yếu của Công ty bao gồm bàn Drop Leaf
Rect TBL, Anywhere Console Brown, Round Dining Table, ghế Meco Folding
Counter, Open Bacak Bookshelf,.... Các sản phẩm của Công ty khá đẹp, màu sắc hài
hòa với môi trường tự nhiên, tạo cho người sử dụng cảm thấy thoải mái, dễ chịu, các
sản phẩm của Công ty dược làm từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau, chủ yếu là gỗ
nhập. Kết cấu sản phẩm tuy đơn giản nhưng được khách hàng đánh giá và nhận xét là
sản phẩm có độ bền cơ học cao,vững chắc, và khả năng chống chịu với sự thay đổi
môi trường tốt. Có những sản phẩm mang tính công nghệ cao, thể hiện trình độ tay
nghề và năng lực của Công ty. Dưới đây là một số loại sản phẩm mà Công ty đã và
đang sản xuất.

6


Hình 2.1: Bộ Bàn Lyon Counter Stool

Hình 2.2: Bộ Bàn Dining Table
7


Hình 2.3: Bộ Extension Table


Hình 2.4: White Table
8


Hình 2.5: Pedestal Console Table

Hình 2.6: Dining Table Tea

9


2.2.3. Tình hình nhân sự, công tác tổ chức, quản lý của Công ty
a. Sơ đồ tổ chức của Công ty ( Nguồn: Phòng nhân sự )
Giám Đốc

Phó Giám Đốc

Phòng
Kinh
Doanh

Phòng
Kế
Toán

Phòng
Nhân
Sự


Phòng
Kế
Hoạch
Vật tư

Phân
Xưởng
1

Phòng
Ban
Điều
Hành

Phòng
QC –
KCS

Phòng
Thiết
Kế

Phân
Xưởng
2

Phân
Xưởng
3


Phòng

Hình 2.7: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty TNHH Minh Phát 2

10

Mẫu


b. Tình hình nhân sự
Bảng 2.1: Tình hình nhân sự của Công ty TNHH Minh Phát 2 ( Nguồn: Phòng nhân sự )
STT

Các phòng ban

Số lượng người

01

Giám đốc và phó giám đốc

02

02

Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu

05

03


Phòng kế toán

07

04

Phòng hành chính nhân sự

04

05

Phòng kỹ thuật

17

06

Phòng kế hoạch – vật tư

07

07

Xưởng 1 + 2

320

08


Xưởng 3

250

Tổng số nhân sự của Công ty hiện nay là 623 người, trong đó có 564 công nhân
trực tiếp lao động sản xuất và 59 người làm việc trong khu vực văn phòng.
Mối quan hệ giữa các phòng ban
● Giám đốc điều hành: giữ vai trò lãnh đạo toàn bộ Công ty, chịu trách nhiệm toàn bộ
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như lợi nhuận của Công ty.
● Phòng nhân sự : có nhiệm vụ quản lý tất cả số lượng lao động trong Công ty, tuyển
nhân viên mới, tính toán mức lao động và tiền lương.
● Phòng kế hoạch – vật tư: chịu trách nhiệm thu mua nguyên vật liệu, cung cấp
nguyên liệu đảm bảo cho nhu cầu sản xuất của Công ty theo đúng kế hoạch sản xuất.
● Phòng kỹ thuật : có nhiệm vụ thiết kế và triển khai bản vẽ và giám sát toàn bộ quá
trình sản xuất.
● Phòng kế toán: kế toán trưởng tham mưu cho ban giám đốc về việc đánh giá các
hoạt động kinh tế tài chính của Công ty, chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành, giám sát
toàn bộ hoạt động kế toán.
c. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

11


Bảng 2.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty (Đơn vị tính: đồng)
Năm

2006

2007


2008

Vốn điều lệ

10.000.000.000

10.000.000.000

40.000.000.000

Doanh thu

80.251.786.115

105.325.998.236

112.624.886.037

Lợi nhuận trước thuế 750.106.542

2.362.666.510

1.370.753.934

Lợi nhuận sau thuế

2.164.375.862

1.250.258.857


750.106.542

( Nguồn: Phòng Kế Toán)
Nhận xét: Qua báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cho thấy sự nỗ
lực, năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công nhân viên tại Công ty. Doanh thu
của Công ty không ngừng tăng mạnh qua từng năm, đồng thời lợi nhuận tăng một cách
đáng kể. Điều này chứng tỏ Công ty đã sản xuất và kinh doanh đáp ứng được yêu cầu
của thị trường cả đối với khách hàng quen thuộc cũng như gây dựng lòng tin đối với
khách hàng mới.
2.2.4. Tình hình máy móc thiết bị tại Công ty
Nhà máy trang bị nhiều loại máy móc thiết bị phần lớn là máy của Nhật và Đài
Loan nên khá hiện đại, hình dáng gọn nhẹ, làm việc hiệu quả cũng như độ chính xác
gia công cao, bên cạnh đó thì công suất không lớn lắm, vẫn còn một số máy móc quá
cũ, thường xuyên xảy ra hỏng hóc trong quá trình sản xuất.
• Loại thiết bị chủ yếu: Là tất cả các loại máy móc thiết bị trực tiếp tham gia
vào quá trình gia công sản phẩm, chủ yếu là cưa đĩa, máy bào 4 mặt, máy bào 2 mặt,
máy rong Ripsaw, máy phay, máy khoan, máy chà nhám các loại, thiết bị máy ép thủy
lực, thiết bị phun sơn.
• Loại thiết bị phụ trợ: Là những máy móc thiết bị không trực tiếp tham gia vào
quá trình gia công sản phẩm, nhưng không thể thiếu được, giúp cho việc sản xuất được
duy trì và tiến độ sản xuất được liên tục. Bao gồm các loại thiết bị hàn mài, vận
chuyển, máy hút bụi, nén khí.
Trong quá trình thực tập tôi tiến hành khảo sát tại xưởng 3. Các loại máy móc thiết bị
tại xưởng 3 được trình bày ở phần phụ lục 23.

12


Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.1. Nội dung khảo sát
Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, trong đề tài này tôi tập trung vào các nội dung
sau:
+ Phân tích sản phẩm Bàn DROP LEAF RECT TBL cần khảo sát:
- Mô tả đặc điểm của sản phẩm Bàn DROP LEAF RECT TBL.
- Mô tả hình dáng và kết cấu sản phẩm Bàn DROP LEAF RECT TBL.
+ Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Bàn DROP LEAF RECT TBL.
- Vẽ sơ đồ dây chuyền sản xuất tại xưởng 3.
- Lập lưu trình sản xuất của các chi tiết tạo nên sản phẩm.
- Mô tả trình tự thao tác vận hành thiết bị ở các khâu công nghệ.
- Lập phiếu công nghệ của các chi tiết, kết cấu sản phẩm.
- Lập sơ đồ lắp ráp sản phẩm khảo sát.
- Lập biểu đồ gia công sản phẩm.
+ Tính toán tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các khâu công nghệ và các công đoạn
+ Tính toán tỷ lệ phế phẩm qua các khâu công nghệ và các công đoạn.
+ Tính giá thành sản phẩm Bàn DROP LEAF RECT TBL.
+ Đánh giá, nhận xét, từ đó đề xuất một số biện pháp khắc phục nhằm cải thiện quy
trình sản xuất sản phẩm Bàn DROP LEAF RECT TBL.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực tập tại công ty, tôi đã tiến hành thu thập số liệu để phục vụ
cho việc viết đề tài này bằng cách: quan sát, theo dõi quá trình sản xuất, sử dụng các
dụng cụ hỗ trợ như: thước dây, thước kẹp để đo kích thước các chi tiết của sản phẩm
cần khảo sát. Đồng thời thu thập số liệu qua thực tế và từ nguồn do Công ty cung cấp.

13


3.2.1. Phân tích sản phẩm Bàn DROP LEAF RECT TBL
Trong quá trình thực tập tại Công ty tôi tiến hành quan sát, theo dõi quá trình sản

xuất của Công ty, tôi dùng thước dây để đo kích thước sản phẩm và đồng thời ghi nhận
lại quá trình sản xuất sản phẩm Bàn DROP LEAF RECT TBL. Để từ đó tôi tiến hành
mô tả đặc điểm, hình dáng và kết cấu sản phẩm Bàn DROP LEAF RECT TBL.
3.2.2. Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Bàn DROP LEAF RECT
TBL
• Trong quá trình khảo sát về dây chuyền sản xuất tại xưởng 3 của Công ty tôi tiến
hành theo dõi lần lượt từng công đoạn sản xuất và thấy dây chuyền hợp lý nên tôi ghi
nhận lại và vẽ lại sơ đồ dây chuyền sản xuất sản phẩm Bàn DROP LEAF RECT TBL
( được thể hiện ở phần phụ lục 11 ).
• Để lập được lưu trình sản xuất của các chi tiết tạo nên sản phẩm cần khảo sát tôi
tiến hành quan sát, theo dõi thứ tự đi lần lượt của từng chi tiết của sản phẩm đi qua
những công đoạn nào, máy nào để từ đó tôi ghi nhận lại và lập được lưu trình sản xuất.
• Để mô tả trình tự thao tác vận hành thiết bị ở các khâu công nghệ tôi tiến hành
quan sát, theo dõi người công nhân vận hành máy, cách đặt phôi, để từ đó mô tả được
cụ thể chức năng nhiệm vụ làm việc của từng máy
• Để lập được phiếu công nghệ của các chi tiết, kết cấu sản phẩm, tôi tiến hành theo
dõi thứ tự đi của từng chi tiết qua các công đoạn gia công từ đó ghi nhận lại và dùng
phần mềm Autocad 2D để vẽ từng chi tiết sản phẩm đã đi qua từng máy ( phiếu công
nghệ được trình bày trong phần phụ lục 12 đến phụ lục 17 ).
• Tôi tiến hành theo dõi người công nhân lấy từng chi tiết của sản phẩm để ráp lại
thành cụm rồi đóng bao bì, tôi đã ghi nhận lại và lập được sơ đồ lắp ráp của sản phẩm
cần khảo sát ( bảng hướng dẫn lắp ráp sản phẩm được thể hiện trong phần phụ lục18
đến phụ lục 21).
• Biểu đồ gia công sản phẩm là biểu đồ thể hiện đầy đủ các công đoạn mà các chi
tiết của sản phẩm gia công, tôi đã quan sát ghi nhận lại và lập nên biểu đồ gia công sản
phẩm ( biểu đồ gia công được trình bày ở phụ lục 22 ).
Trong quá trình khảo các chi tiết của từng sản phẩm tôi tiến hành đo kích thước của
từng chi tiết của sản phẩm cần khảo sát với số lượng mẫu là 30 mẫu, sau đó dùng phần
mềm Excel để tính các giá trị trung bình của từng chi tiết của sản phẩm cần khảo sát.
14



Qua đó xác định được tỷ lệ lợi dụng gỗ và tỷ lệ phế phẩm qua các khâu công nghệ
cũng như có các đề xuất hợp lý.
3.2.3. Tính tỷ lệ lợi dụng gỗ
Khi xác định tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn gia công, tôi dựa vào thể tích
trung bình của các chi tiết trước và sau khi gia công. Các giá trị trung bình được tính
bằng công thức trên Excel. Sau khi tính được giá trị trung bình các chi tiết qua các
công đoạn tôi tiến hành tính thể tích của từng chi tiết.
Vi = a * b * c * n * 10-9 (m3)

(3.1)

Trong đó: Vi: Thể tích của từng chi tiết (m3)
a: Chiều dày (mm)
b: Chiều rộng (mm)
c: Chiều dài (mm)
n: Số lượng chi tiết
10-9: Hệ số quy đổi
Thể tích của toàn bộ sản phẩm: V =

∑V

i

(m3)

(3.2)

Tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn được tính theo công thức:

k = Vs/ Vt * 100%

(3.3)

Trong đó:
k: tỷ lệ lợi dụng gỗ (%)
Vs:thể tích gỗ trung bình sau khi gia công (m3 )
Vt: thể tích gỗ trung bình trước khi gia công (m3 )
Vs và Vt được tính theo các giá trị trung bình (m3 )
Xác định tỷ lệ lợi dụng gỗ của cả quá trình sản xuất:
K = k1* k2 * k3 * …* ki
Trong đó:
k: tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn.
i: số công đoạn.
3.2.4. Tính toán tỷ lệ phế phẩm
Khi xác định tỷ lệ phế phẩm của các chi tiết tôi tiến hành áp dụng tỷ lệ phần trăm
phế phẩm ( P % ). Tôi tiến hành theo dõi 100 chi tiết. Cách thức xác định tỷ lệ phế
phẩm dựa vào các công thức:
15


P = (P1 + P2 + P3 + ... + Pn ) / n = Số chi tiết hỏng / Tổng số chi tiết theo dõi
(3.4)
Xác định tỷ lệ phế phẩm trung bình ở từng công đoạn được tính theo công thức:
P cđ = (P1 + P2 + P3 + ... + Pn ) / n
(3.5)
Xác định tỷ lệ phế phẩm qua các công đoạn gia công sản phẩm:
P = Pcđ1 * Pcđ2 * Pcđ3 *... * Pcđn

(3.6)


Để đảm bảo độ tin cậy cần thiết, tôi tiến hành kiểm tra lại kết quả tính toán bằng
cách áp dụng bài toán áp dụng cỡ mẫu, số lượng mẫu cần khảo sát được tính theo công
thức:
nct ≥ (ta2 * S2) / e2 hay nct ≥ (ta2 * p * q) / e2 ( chi tiết )

(3.7)

Trong đó: nct: Số chi tiết cần theo dõi.
nct tính được đem so sánh với n đã chọn trước. Nếu nct ≤ n : phép tính
đảm bảo độ tin cậy. Ngược lại nct > n : việc rút mẫu chưa đảm bảo, do vậy phải rút
thêm một số lượng mẫu = nct – n, sau đó tính toán hoàn toàn tương tự cho đến khi đảm
bảo yêu cầu.
ta: hệ số độ tin cậy, được tra trong bảng tính sẵn, ta phụ thuộc độ tin
cậy. Với độ tin cậy 95%, thì giá trị t bảng của phân bố chuẩn là 1,96 hay ta = 1,96 (
Theo Giáo trình phương pháp thống kê trong Lâm Nghiệp, Biên soạn: TS. Bùi Việt
Hải (2003), Trang 66 ).
e: Sai số tương đối, với độ chính xác 95% , e = 0,05
p: Tỷ lệ phế phẩm
q: Tỷ lệ thành phẩm.
S: Phương sai mẫu.
S được tính theo công thức:
S=

( p * q) / n

(3.8)

Trong đó:
q = 1– p

n: Số chi tiết theo dõi.
Trong quá trình khảo sát, tôi chọn n = 100 và tiến hành kiểm tra ở các thời điểm khác
nhau trong từng ngày sản xuất.
16


×