Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT GIẤY CARTON TESTLINER MÀU TỪ OCC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY SÀI GÒN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.16 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT GIẤY CARTON TESTLINER
MÀU TỪ OCC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY SÀI GÒN

Họ và tên sinh viên: PHẠM THỊ HÒA
Ngành: CÔNG NGHỆ GIẤY - BỘT GIẤY
Niên khóa: 2005 – 2009

Tháng 07/2009


LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT GIẤY CARTON TESTLINER MÀU TỪ
OCC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY SÀI GÒN

Tác giả

PHẠM THỊ HÒA

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Công Nghệ Giấy - Bột Giấy

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. ĐẶNG THỊ THANH NHÀN

Tháng 07 năm 2009
i




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành:
Xin gửi lời cảm ơn đến Gia đình đã tạo điều kiện, hỗ trợ động viên tôi trong suốt
thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí
Minh, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Lâm Nghiệp đã giảng dạy tận tình và truyền đạt
những kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm sống quý báu cho tôi trong suốt
thời gian học tập tại trường.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Đặng Thị Thanh Nhàn đã hướng dẫn hết sức
tận tình và chu đáo giúp tôi thực hiện và hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty Cổ Phần Giấy Sài Gòn cùng tập thể
anh chị Phân xưởng Máy Giấy; tập thể anh chị phân xưởng bột; tập thể anh chị phòng
thí nghiệm, tập thể anh chị Phòng Kỹ thuật sản xuất đã hướng dẫn tôi tận tình trong
quá trình thực tập tại công ty.
Tôi chân thành cảm ơn chị Dung tận tình chỉ dẫn tôi trong suốt khoảng thời gian
thực tập tại ở Trung Tâm Nghiên Cứu Chế Biến Lâm Sản Giấy và Bột Giấy trường
Đại Học Nông Lâm TPHCM.
Cảm ơn Toàn thể các bạn lớp Công Nghệ Sản Xuất Giấy và Bột Giấy khoá 31 và
bạn bè đã đồng hành và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.

Tp.HCM, tháng 7 năm 2009
Phạm Thị Hòa

ii


TÓM TẮT
Dựa vào tính chất đặc trưng của sản phẩm giấy công nghiệp (IP) là sản xuất

theo đơn đặt hàng và được sự hỗ trợ nhiệt tình của ban giám đốc, các anh chị sản xuất
ở nhà máy giấy Mỹ Xuân thuộc Công ty Cổ Phần Giấy Sài Gòn, đề tài được thực hiện
từ ngày 25 tháng 2 đến ngày 10 tháng 5 năm 2009. Với nội dung đề tài: “ Lập kế
hoạch sản xuất giấy carton testliner màu từ OCC tại công ty Cổ Phần giấy Sài Gòn”
Đề tài được thực hiện với những bước sau:
Bước 1: Xác định tính chất mẫu chuẩn tại phòng lab của công ty.
Bước 2: Phối chế nguyên liệu từ hai nguồn OCC nội và OCC ngoại để xác định công
thức phối chế tối ưu cho tính chất sản phẩm.
Bước 3: Phối màu cho sản phẩm từ công thức phối trộn nguyên liệu phù hợp, kiểm tra
màu của handsheet trên máy đo màu và so sánh với mẫu chuẩn.
Bước 4: Sau khi tiến hành thí nghiệm đưa ra công thức phối nguyên liệu và phối màu
phù hợp, tiến hành tính tiêu tốn nguyên liệu và vật liệu chính, tính toán chi phí sản
xuất.
Bước 5: Lập lệnh sản xuất đến các phân xưởng, phòng ban.
Trong quá trình sản xuất theo dõi tính chất của sản phẩm để có những điều
chỉnh phù hợp ngay trên dây chuyền sản xuất.

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
Chương 1 .........................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.1

Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................1

1.2


Mục đích đề tài .....................................................................................................1

1.3

Mục tiêu đề tài ......................................................................................................2

1.4

Giới hạn đề tài ......................................................................................................2

Chương 2 .........................................................................................................................3
TỔNG QUAN..................................................................................................................3
2.1 Tổng quan về giấy carton. .........................................................................................3
2.1.1 Khái niệm về giấy carton........................................................................................3
2.1.2 Phân loại carton ......................................................................................................3
2.1.3 Tính chất của giấy carton. ......................................................................................4
2.2 Tổng quan về công ty Cổ Phần Giấy Sài Gòn...........................................................4
2.3 Lý thuyết màu............................................................................................................7
2.3.1 Tổng quan về màu ..................................................................................................7
2.3.2. Hiệu ứng màu. .......................................................................................................7
2.3.3. Các hệ thống phân định màu sắc ...........................................................................8
2.4. Màu trong công nghiệp giấy...................................................................................11
2.4.1 Màu sắc giấy.........................................................................................................11
2.4.2 Các loại phẩm màu dùng trong công nghiệp giấy ................................................11
2.4.2.1 Bột màu (pigment )............................................................................................11
2.4.2.2 Phẩm nhuộm (dye) ............................................................................................12
2.5. Tổng quan về dây chuyền sản xuất giấy IP của nhà máy giấy Mỹ Xuân...............14
2.5.1 Dây chuyền sản xuất bột OCC. ............................................................................14
2.1.2 Dây chuyền máy xeo giấy carton (testliner).........................................................16

Chương 3 .......................................................................................................................19
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................19
iv


3.1 Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................19
3.1.1 Xác định đặc tính của mẫu chuẩn.........................................................................19
3.1.2. Xác định công thức phối chế nguyên liệu ...........................................................19
3.1.3. Xác định tỉ lệ phối màu .......................................................................................20
3.1.4. Tính chi phí sản xuất ...........................................................................................20
3.1.5. Kiểm soát quá trình sản xuất ...............................................................................20
3.2. Phương pháp thực hiện...........................................................................................20
3.2.1. Vật liệu thí nghiệm. .............................................................................................20
3.2.1.1. Nguyên liệu và hóa chất thí nghiệm .................................................................20
3.2.1.2. Dụng cụ thí nghiệm ..........................................................................................21
3.2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm .........................................................................................21
3.2.3. Mô tả quá trình thí nghiệm ..................................................................................23
3.2.3.1. Xác định tỷ lệ phối trộn nguyên liệu tối ưu......................................................23
3.2.3.2. Xác định tỷ lệ phối màu....................................................................................25
3.2.3. Tính toán tiêu hao nguyên vật liệu chính. ...........................................................27
Bảng 3.9: Đại lượng sử dụng trong tính toán ................................................................27
Chương 4 .......................................................................................................................47
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................................................47
4.1 Kết quả thí nghiệm ..................................................................................................47
4.1.1. Kết quả xác định độ khô của nguyên liệu............................................................47
4.1.2. Kết quả thí nghiệm xác định tỷ lệ phối trộn nguyên liệu. ...................................48
4.1.3. Kết quả thí nghiệm phối màu. .............................................................................51
4.2 Tính toán tiêu hao nguyên vật liệu chính. ...............................................................53
4. 3. Tính chi phí sản xuất. ............................................................................................54
4.3.1 Chi phí nguyên liệu chính.....................................................................................54

4.3.2. Chi phí vật liệu chính ..........................................................................................54
4.3.3 Chi phí công nhân sản xuất trực tiếp ....................................................................55
4.3.4. Chi phí sản xuất chung ........................................................................................55
4.4. Triển khai sản xuất .................................................................................................55
Chương 5: ......................................................................................................................58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................58
v


5.1 Kết luận....................................................................................................................58
5.2 Kiến nghị .................................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................60
PHỤ LỤC ......................................................................................................................61

vi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1. Màu của chất ở quang phổ khả kiến dưới ánh sáng ban ngày ........................8
Bảng 3.1: Tính chất, tiêu chuẩn của giấy testliner. .......................................................19
Bảng 3.2: Tỷ lệ phối trộn nguyên liệu cho 30g bột khô tuyệt đối.................................23
Bảng 3.3. Định mức sử dụng hóa chất của công ty .......................................................24
Bảng 3.4. Lượng hóa chất, phụ gia thêm vào ứng với 20g bột KTĐ ............................24
Bảng 3.5. So sánh giữa màu của handsheet (mẫu 1) và màu của mẫu chuẩn (mẫu 0)..25
Bảng 3.6. Lượng dùng màu cho mẫu handsheet II........................................................26
Bảng 3.7. Lượng màu cho vào ứng với 20g bột KTĐ...................................................26
Bảng 3.8. Lượng màu dùng cho 20g bột KTĐ với những mẫu bột khác nhau ............27
Bảng 3.9: Đại lượng sử dụng trong tính toán ................................................................27
Bảng 3.10 Quy ước tại các điểm công tác .....................................................................28
Bảng 3.11: Thông số tính toán cho sản xuất giấy testliner từ bột OCC........................29

Bảng 3.12. CBVC cho dây chuyền sản xuất OCC từ carton ngoại và carton nội. ........42
Bảng 3.13. Thông số vòi phun rửa lưới mền sử dụng trên máy xeo PM1 ....................45
Bảng 3.14. Thông số của PM1 ......................................................................................45
Bảng 3.15. Cân bằng nước cho dây chuyền sản xuất ....................................................46
Bảng 4.1. Tính chất, tiêu chuẩn của giấy testliner.........................................................47
Bảng 4.2. Kết quả xác định độ khô của nguyên liệu .....................................................47
Bảng 4.3. kết quả độ chịu bục đối với các tỷ lệ phối trộn khác nhau...........................48
Bảng 4.4. Kết quả độ nén vòng đối với các tỷ lệ phối trộn khác nhau..........................49
Bảng 4.5. Kết quả độ chống thấm đối với các tỷ lệ phối trộn nguyên liệu khác nhau.50
Bảng 4.6. kết quả tọa độ màu của các mẫu ...................................................................52
Bảng 4.7. Mức sử dụng màu cho 1000kg thành phẩm..................................................53
Bảng 4.8.Tiêu hao nguyên liệu chính cho 1 tấn thành phẩm ........................................53
Hình 4.9. Tiêu hao vật liệu chính cho 1 tấn TP.............................................................53
Bảng 4.10. Chi phí nguyên liệu chính ...........................................................................54
Bảng 4.11. Chi phí vật liệu chính ..................................................................................55
Bảng 4.12. Chi phí nhân công trực tiếp.........................................................................55
Bảng 4.13 Lệnh sản xuất tại băng tải. ...........................................................................56
vii


Bảng 4.14 Lệnh sản xuất cho xưởng bột OCC..............................................................56
Bảng 4.15. Lệnh sản xuất cho máy xeo Hải Thiên (PM1) ............................................57

viii


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn - Mỹ Xuân .........6
Hình 2.2. không gian màu CIEXYZ................................................................................9
Hình 2.3. Hệ tọa độ màu CIELab ..................................................................................10

Hình 2.4. Sơ đồ khối qui trình sản xuất bột OCC .........................................................15
Hình 2.5 Sơ đồ khối quy trình xeo giấy testliner ..........................................................17
Hình 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ..................................................................................22
Hình 4.1. Biểu đồ giá trị độ chịu bục đối với những tỷ lệ phối trộn khác nhau............48
Hình 4.2 Biểu đồ giá trị độ nén vòng đối với các tỷ lệ phối trộn khác nhau.................49
Hình 4.3. Biểu đồ giá trị độ Cobb60 đối với các tỷ lệ phối trôn khác nhau..................51

ix


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BW : Black Water

: Nước trắng bị đen

CBVC

: cân bằng vật chất

CIE: Commission International

: Hệ thống chuẩn của Ủy ban Chiếu sáng Quốc tế

I’Eclairage
CIELAB

: Hệ trục tọa độ màu LAB.

CIEXYZ


: Hệ trục tọa độ màu XYZ.

CPNCTT

: Chi phí nhân công trực tiếp

CPNVLTT

: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

CPSX

: Chi phí sản xuất

CPSXC

: Chi phí sản xuất chung

Cv

: Độ biến động

CW: Cleean Water

: Nước sạch

DIP: Deinked Pulp

: Bột khử mực


GP/TLDN

:Giấy phép thành lập doanh nghiệp

IP: Industry Paper

: Giấy công nghiệp

KTĐ

: Khô tuyệt đối

LAB: Laboratory

: Phòng thí nghiệm

OBA: Optical Brightness Agent

: Chất làm trắng quang học

OCC: Old Corrugated Carton

: Giấy carton cũ

PM: Paper Marchine

: Máy giấy

S


: Độ lệch chuẩn

SCAN: Scandinavian Pulp,

: Hội đồng kiểm tra bột giấy, giấy và carton Bắc Âu

Paper and Board
Testing Committee
TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TP

: Thành phẩm

UBND

: Ủy ban nhân dân

VND

: Việt Nam Đồng

WW: White Water

: Nước trắng
x



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện trạng ô nhiễm môi trường và khan hiếm tài nguyên rừng đã tác động mạnh
đến ngành công nghiệp giấy của thế giới. Cùng với khẩu hiệu bảo vệ hành tinh xanh
thì ngành công nghiệp giấy của thế giới đã chuyển xu thế sang nguồn nguyên liệu tái
chế để giảm áp lực về rác thải và cung ứng cho nền công nghiệp đang phát triển mạnh
trong khi nguồn xơ sợi nguyên thủy từ gỗ ngày càng khan hiếm, có nhiều dây chuyền
sản xuất xơ sợi tái chế và phổ biến nhất là OCC và DIP.
Bên cạnh đó, quá trình công nghiệp hóa toàn cầu đã kích thích sự gia tăng về nhu
cầu của các sản phẩm giấy bao bì. Tùy theo tính chất của sản phẩm cần bao gói mà
khách hàng có những yêu cầu về độ bền cơ lý, màu sắc và tính mỹ quan của các sản
phẩm giấy khác nhau.
Do đó, yêu cầu đặt ra đối với nhà sản xuất giấy bao bì carton là sản xuất ra những
sản phẩm đạt chất lượng về độ bền cũng như tính mỹ quan của sản phẩm theo yêu cầu
khách hàng sao cho chi phí sản xuất nhỏ nhất để cạnh tranh với những doanh nghiệp
sản xuất giấy trong nước cũng như trên thế giới. Để đạt được những đòi hỏi này nhà
sản xuất cần có một kế hoạch sản xuất hoàn chỉnh dựa trên dây chuyền sản xuất hiện
có của công ty.
Chính vì vậy mà tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Lập kế hoạch sản xuất giấy
carton testliner màu từ OCC tại Công ty Cổ Phần giấy Sài Gòn” nhằm đưa ra một kế
hoạch sản xuất cụ thể tại các phòng ban để tạo ra sản phẩm giấy thỏa mãn nhu cầu
khách hàng, tăng sức cạnh tranh về giá thành sản phẩm.
1.2 Mục đích đề tài
-

Tiến hành thí nghiệm để tìm được công thức phối chế nguyên liệu tối ưu với độ

bền cơ lý của sản phẩm.
-


Xác định phương pháp phối màu để đạt được màu theo yêu cầu sản phẩm dựa

trên phương pháp xác định tọa độ màu thông qua các chỉ số L*, a*, b*.
1


-

Xác định chi phí sản xuất cho sản phẩm dựa vào nguồn nguyên liệu, máy móc

thiết bị và nguồn nhân lực của công ty.
1.3 Mục tiêu đề tài
Lập kế hoạch sản xuất giấy carton màu testliner từ 100% OCC hoàn chỉnh và
tính chi phí sản xuất cho 1 tấn thành phẩm.
1.4 Giới hạn đề tài
Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ tập trung thí nghiệm và lập kế hoạch sản xuất
cho sản phẩm giấy carton màu testliner định lượng 150g/m2.
Trong quá trình thí nghiệm chỉ tiến hành phối trộn nguyên liệu OCC và phối
chế màu, không thí nghiệm về mức sử dụng chất độn, phụ gia mà sử dụng theo định
mức của công ty.
Vì tính chất của sản phẩm giấy testliner là sản xuất theo đơn đặt hàng nên chỉ
tiến hành tính chi phí sản xuất trực tiếp tại phân xưởng, không tính giá thành sản
phẩm.

2


Chương 2
TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về giấy carton.
2.1.1 Khái niệm về giấy carton
Giấy carton có thể được định nghĩa một cách khái quát là loại giấy dày và cứng,
giấy carton là từ thông dụng để chỉ các sản phẩm giấy có định lượng cao hơn 150g/m2.
Tuy nhiên khái niệm này chỉ có tính tương đối, trong một số trường hợp phụ
thuộc vào mục đích sử dụng, một số loại có định lượng nhỏ hơn 150 g/m2 vẫn được
gọi là giấy carton như giấy carton lớp sóng định lượng khoảng 100g/m2 và có một số
loại giấy có định lượng lớn hơn 150 g/m2 vẫn gọi là giấy (như giấy lọc, giấy thấm…)
Carton thường có nhiều lớp, hay một lớp chúng có thể được sản xuất trên máy
xeo tròn, xeo dài hay tổ hợp của xeo tròn và xeo dài.
2.1.2 Phân loại carton
Có thể xếp carton thông thường thành các loại sau:
+

Carton nhiều lớp (Linerboard hay Duplex, Triplex…): Có ít nhất 2 lớp và lớp

mặt có chất lượng cao hơn. Thường được sản xuất từ 100% bột hóa.
+

Giấy gói thực phẩm (Foodboard): Thường dùng để gói thực phẩm có thể là 1

lớp hay nhiều lớp và được sản xuất từ 100% bột hóa.
+

Carton hộp (Folding boxboard): Là carton nhiều lớp dùng làm hộp đựng, lớp

mặt bằng bột hóa các lớp khác làm bột tái chế.
+

Carton xốp (Chipboard): Làm bằng 100% OCC, có chất lượng thấp

¾ Riêng mặt hàng carton sóng có những thành phần sản phẩm như sau:

+

Carton lớp mặt (Carton Duplex, Linerboard, Testliner): Là thành phần carton

dạng phẳng, yêu cầu chất lượng loại này quan trọng nhất là độ chịu bục, độ nén
vòng và khả năng chống thấm, ngoài ra cần có bề mặt trơn đẹp, có khả năng in tốt
và màu sắc đạt yêu cầu. Có thể dùng bột kraft không tẩy hoặc bột OCC, thường
được gia keo nội bộ lớp mặt. định lượng 110 – 440 g/m2.
3


+

Carton lớp sóng (Corrugating Paper hoặc Corrugating Medium): Là thành phần

carton lớp sóng thường có định lượng không cao và dùng để làm lớp trong của
carton sóng. Định lượng 85 – 150g/m2. Hiện nay thường dùng 100% OCC để sản
xuất carton lớp sóng. Tính năng kĩ thuật của loại carton lớp này là tạo ra độ cứng và
độ xốp cho carton sóng. Vì vậy tính chất quan trọng của carton lớp này là độ cứng
và độ xốp.
+

Carton sóng ( Corrugated fiber board): Là carton gồm một hay nhiều lớp sóng

được dán dính, xen kẽ liên tiếp với một hay nhiều lớp carton phẳng, tạo thành sản
phẩm carton nhiều lớp.
2.1.3 Tính chất của giấy carton.
+


Định lượng (hay khối lượng cơ bản g/m2): Là khối lượng của giấy tính bằng g

trên một đơn vị diện tích giấy . Định lượng giấy càng cao thì chứng tỏ giấy càng
dày. Định lượng giấy được xác định theo tiêu chuẩn SCAN - P 6:75.
+

Độ chịu bục: Độ chịu bục của tấm giấy được xác định bằng áp lực không khí

cao nhất mà tấm giấy có thể chịu đựng được trước khi bị thủng. Độ chịu bục của
tấm giấy phụ thuộc vào hai yếu tố quan trọng là chiều dài xơ sợi và độ liên kết giữa
các xơ sợi. Độ chịu bục được đo bằng máy đo độ bục. Độ chịu bục xác định theo
tiêu chuẩn ISO 2759
+

Độ chống thấm: Là lượng nước của 1cm cột nước đặt trên tấm giấy thấm vào

một đơn vị diện tích tấm giấy trong một khoảng thời gian xác định. Độ chống thấm
được đo theo tiêu chuẩn SCAN – P 12:64.
+

Độ nén vòng: Là khả năng mẫu giấy chịu được lực nén tối đa mà không bị móp.

Tấm giấy được nối thành hình trụ tròn đặt thẳng đứng và lực nén ép từ trên xuống.
Độ nén vòng được xác định theo tiêu chuẩn SCAN – P 34:71.
+

Độ nén biên (độ nén cạnh): Là lực tối đa mà mẫu giấy carton sóng chịu được

trước khi bị móp. Mẫu carton được tạo sóng, đặt mẫu đứng trên một biên, lực nén từ

trên xuống vào biên còn lại. Độ nén biên được xác định theo tiêu chuẩn SCAN –
P33:7.
2.2 Tổng quan về công ty Cổ Phần Giấy Sài Gòn.
Công ty cổ phần giấy Sài Gòn - Mỹ Xuân là một trong những công ty sản xuất
giấy có uy tính trên thị trường với hai mặt hàng chính đó là giấy công nghiệp và giấy
4


tissue từ nguyên liệu chủ yếu là giấy loại và bột thương phẩm nhập khẩu từ nước
ngoài.
¾ Lịch sử phát triển của công ty
Công ty thành lập vào năm 1997 là công ty TNHH giấy Sài Gòn, phát
triển từ một cơ sở sản xuất giấy carton phục vụ cho ngành bao bì hoạt động từ những
năm 90. Sau đây là một số cột mốc quan trọng của công ty.


1997 cơ sở sản xuất giấy Sài Gòn được thành lập.



12/1998 chuyển đổi thành công ty TNHH giấy Sài Gòn với giấy phép

thành lập số 2461GP/TLDN do UBND TPHCM cấp ngày 24/11/1998.


6/2003 chuyển đổi từ công ty TNHH thành công ty cổ phần giấy Sài Gòn

với mức vốn điều lệ 18 tỷ đồng.



4/2004 xây dựng nhà máy giấy Mỹ Xuân tại khu công nghiệp Mỹ Xuân

A thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu với diện tích 4,5 ha và tổng vốn đầu tư là 392 tỷ công
suất 90.000 tấn/năm.


12/2006 đầu tư vào công ty cổ phần giấy Sài Gòn miền trung tại khu

công nghiệp Điện Nam, huyện Điện Ngọc tỉnh Quảng Nam với diện tích 3 ha vốn gốp
70% vốn điều lệ là 75 tỷ.


7/2007 nhà máy Mỹ Xuân chuyển đổi thành công ty TNHH một thành

viên giấy Sài Gòn_Mỹ Xuân với 100% vốn góp của công ty cổ phần giấy Sài Gòn.


10/2007 khởi công xây dựng dự án mở rộng nhà máy Mỹ Xuân tại khu

công nghiệp Mỹ Xuân A với diện tích 6,8 ha tổng vốn đầu tư dự kiến là 1.700 tỷ, với
việt đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất giấy cao cấp như giấy Testliner, Coated board,
tissue có công suất 230.000 tấn/năm.

5


¾ Sơ đồ tổ chức công ty

CHỦ TỊCH
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ


TỔNG GIÁM ĐỐC

KHỐI
KINH
DOANH
TISSUE

KHỐI
KINH
DOANH
IP

KHỐI
SUPPLY
CHAINS

KHỐI
TÀI
CHÍNH
KẾ
TOÁN

KHỐI
HÀNH
CHÍNH
NHÂN
SỰ

KHỐI

SẢN
XUẤT

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn - Mỹ Xuân
¾ Tổng quan về hệ thống sản xuất
Nhà máy có công suất 91.000 tấn/năm, gồm 3 dây chuyền sản xuất giấy
công nghiệp (giấy carton) với sản phẩm chủ yếu là giấy Medium, Tesliner và giấy
white top với công suất 70.000 tấn/năm, còn đối với giấy tiêu dùng (tissue) nhà máy có
9 dây chuyền sản xuất với công suất 14.400 tấn/năm và 1 dây chuyền sản xuất giấy
tissue cao cấp nhập từ Nhật với công suất 7.200 tấn/năm. Nhằm để phục vụ cho việc
sản xuất giấy một cách ổn định và sản phẩm có chất lượng cao nhất công ty cũng đã
đầu tư một hệ thống sản xuất bột song hành bao gồm hệ thống sản xuất bột DIP dùng
cho giấy tissue với công suất 60 tấn/ngày và hệ thống sản xuất bột OCC cung cấp cho
việc sản xuất giấy công nghiệp với công suất 200 tấn/ngày. Ngoài ra công ty còn có
một phân xưởng thành phẩm cho dây chuyền giấy tissue và một số phân xưởng hỗ trợ
sản xuất như xưởng động lực, xưởng bảo trì, xưởng điện …

6


2.3 Lý thuyết màu.
2.3.1 Tổng quan về màu
Màu sắc là một hiện tượng phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố sau:
• Cấu tạo vật thể có mang màu
• Thành phần cấu tạo nên vật thể và góc quan sát
• Tình trạng của mắt người quan sát
Màu sắc của mọi vật thể trong thế giới tự nhiên xung quanh chúng ta vô cùng
phong phú và đa dạng. Trước tiên nó phụ thuộc vào cấu tạo hoá học của vật thể. Do có
cấu tạo khác nhau nên dưới tác dụng của ánh sáng mọi vật thể sẽ hấp thụ và phản xạ
các tia tới, các phần tia tới với tỷ lệ và cường độ khác nhau. Những tia phản xạ này sẽ

tác động vào hệ thống cảm thụ thị giác và truyền thông tin về hệ thống thần kinh trung
ương để hợp thành cảm giác màu. Màu của mỗi vật chính là màu hợp thành của các tia
phản xạ.
Do phụ thuộc vào mắt người quan sát nên màu sắc phụ thuộc vào các yếu tố chủ
quan của con người. Để đánh giá và phân biệt màu sắc một cách khách quan người ta
chế tạo ra những dụng cụ và thiết bị đo màu dựa vào bước sóng và các thông số khác
nữa của tia phản xạ. Hiện nay môn khoa học về màu đã ra đời cùng các hệ thống đo
màu, các phương pháp tính toán màu.
2.3.2. Hiệu ứng màu.
Màu sắc của một vật dưới ánh sáng mặt trời (ánh sáng trắng) là do nó không
hấp thụ màu đó khi có ánh sáng trắng chiếu vào. Bảng 2.1 chỉ tương quan giữa màu
sắc của ánh sáng được hấp thụ và màu sắc ánh sáng phát ra của nó khi có ánh sáng
trắng chiếu vào.

7


Bảng 2.1. Màu của chất ở quang phổ khả kiến dưới ánh sáng ban ngày
Bước sóng hấp
thụ (nm)

Năng

lượng AMàu của ánh sánh

(kJ/mol)

hấp

thụ


cuûa

Màu của chất

aùnh

saùng haáp thu
400-435

299-274

Tím

Lục-vàng

435-480

274-249

Lam

Vàng

480-490

249-244

Lam – Lục nhạc


Cam

490-500

244-238

Lục – Lam nhạc

Nâu

500-560

238-214

Lục

Nâu Tím

560-580

214-206

Lục - Vàng

Tím

580-595

206-200


Vàng

Lam

595-605

200-198

Cam

Lam – Lục nhạc

605-750

198-149

Nâu

Lục – Lam nhạc

2.3.3. Các hệ thống phân định màu sắc
Hệ thống tiêu chuẩn CIE (Commission International I’Eclairage)
Để thuận tiện cho quá trình tính toán và so sánh các tông màu với nhau người ta
tìm cách thể hiện các màu bằng các con số và sắp xếp chúng một cách có hệ thống.
Trong đó mỗi màu có một vị trí xác định được xác định bằng 3 đại lượng:
+ Tông màu hoặc ánh màu (Hue)
+ Độ bão hòa hoặc độ thuần sắc (Chromaticity)
+ Độ sáng (Lightness)
Hàng nghìn tông màu mà màn mắt ta cảm nhận được từ ánh sáng màu và chất
màu được sắp xếp trong một hệ thống chuẩn của ủy ban chiếu sáng quốc tế gọi là bảng

màu CIE (Commission International I’Eclairage) hay tam giác màu CIE. CIE đã định
nghĩa các màu sơ cấp chuẩn, nguồn sáng chuẩn, người quan sát chuẩn và góc quan sát
chuẩn.

8


Không gian màu CIEXYZ
Hình 2.2. không gian màu CIEXYZ

Không gian màu XYZ được xây dựng dựa trên các đường cong phản ứng của tế
bào cảm nhận màu sắc của mắt. 3 màu sơ cấp dựa trên 3 đường cong phản ứng của
mắt nên chúng được coi là gần bằng với 3 màu RGB (Red, Green, Blue). Như vậy, 3
màu sơ cấp ban đầu của hệ thống CIE cần sự thể hiện không gian với 3 trục X,Y,

9


Hệ thống màu CIELAB
Trong ngành giấy hệ thống màu CIELAB được sử dụng phổ biến nhất nên sẽ
được trình bày trong phần lý thuyết màu.

Hình 2.3. Hệ tọa độ màu CIELab
Để thuận lợi hơn nữa cho việc tính toán và so sánh các màu với nhau, năm 1976
CIE (hệ thống chuẩn của Ủy ban Chiếu sáng Quốc tế) giới thiệu một hệ thống sắp xếp
màu sắc, đó là hệ thống CIELAB. Hệ thống CIELAB sử dụng ba trị số L*, a*, b*.
Trong đó:
L*: độ sáng của ánh sáng màu
a* là tọa độ màu trên trục đỏ - lục
b* là toạ độ màu trên trục vàng – lam.

Giao điểm của hai trục a*, b* là điểm vô sắc (đen, ghi, trắng tuỳ thuộc vào độ
sáng). Trục độ sáng L* có giá trị từ 0 - ứng với màu đen đến 100 - ứng với màu trắng.
Những màu cùng một tông màu trong mặt phẳng a* b* nằm trên đoạn thẳng nối dài từ
điểm trung tâm ra phía ngoài. Mỗi trị số màu cho phép đánh giá theo thành phần tham
gia của đỏ hay lục, vàng hay lam, theo đó mỗi màu có thể chứa đựng những thành
phần sau: đỏ và vàng, đỏ và lam, lục và vàng, lục và lam.
Giá trị a* > 0 có nghĩa là màu đỏ trội hơn.
a* < 0 có nghĩa là màu lục trội hơn
b* > 0 có nghĩa là màu vàng trội hơn
10


b* < 0 có nghĩa là màu lam trội hơn.
Sự sai lệch giữa màu chuẩn (0) và mẫu sản xuất (1) được xác định theo công thức
sau:
∆L* = L*(1) – L*(0)
∆a* = a*(1) – a*(0)
∆b* = b*(1) – b*(0)
∆L* > 0: mẫu sản xuất có màu sáng hơn màu chuẩn. ∆L*<0: mẫu sản xuất có màu
tối hơn màu chuẩn.
∆a*>0: mẫu sản xuất có màu đỏ hơn mẫu chuẩn. ∆a*<0: mẫu sản xuất có màu
xanh hơn màu chuẩn.
∆b*>0: mẫu sản xuất có màu vàng hơn màu chuẩn. ∆b*<0: mẫu sản xuất có màu
lam hơn màu chuẩn.
2.4. Màu trong công nghiệp giấy
2.4.1 Màu sắc giấy
Chất nhuộm dùng trong quá trình sản xuất giấy gồm những mục đích là sản
xuất giấy màu, nhuộm màu nhẹ cho giấy, làm tăng độ trắng cho giấy.
Để sản xuất các loại giấy màu như giấy in màu, giấy bao gói… lượng màu sử
dụng có thể lên tới vài kg trên một tấn giấy thành phẩm.

Giấy làm từ bột cơ thường có màu vàng làm cho giấy tối màu, có thể cải thiện
bằng cách cho thêm màu tím hoặc màu xanh. Lượng màu sử dụng ít từ 25-50g màu
trên một tấn thành phẩm. Những chất này làm tăng độ trắng quang học của tờ giấy
bằng cách chuyển đổi ánh sáng tử ngoại hấp thụ thành ánh sáng xanh phát ra, làm tăng
sự hấp thụ ánh sáng xanh của tờ giấy
2.4.2 Các loại phẩm màu dùng trong công nghiệp giấy
Tùy vào nhiều yếu tố như nhu cầu sử dụng cuối cùng, các tính chất hoá lý, các đặc
tính tồn trữ…người ta có thể sử dụng những chất màu khác nhau thuộc.
2.4.2.1 Bột màu (pigment )
Họ thuốc nhuộm này không tan trong môi trường sử dụng mà phân tán dưới
dạng bột mịn trong môi trường.
Họ thuốc nhuộm này có thể phân làm ba nhóm chính: bột màu vô cơ tự nhiên;
bột màu vô cơ tổng hợp; bột màu hữu cơ tổng hợp.
11


Loại hữu cơ tổng hợp được xem là loại quan trọng nhất cho công nghiệp giấy.
Loại bột màu phân tán này đuợc sử dụng rộng rãi cho quá trình nhuộm màu giấy mà
chủ yếu được sử dụng trong thành phần lớp phủ vì nó có đặc tính là không bị trôi theo
dòng nước khi gia công lớp phủ. Những tính chất quan trọng nhất của hệ màu phân tán
là:
- Độ bền sáng rất tốt.
- Giá trị màu thấp, nghĩa là phải dùng nhiều bột màu để đạt được độ màu mong
muốn và điều này làm giảm độ bền của tờ giấy.
- Không có ái lực trực tiếp với sợi và tương tác yếu với sợi sẽ sinh ra sự bảo lưu
kém của chúng trên đệm sợi. Để giải quyết vấn đề này người ta thường dùng thêm
phèn. Khi dùng phèn, người ta hiệu chỉnh pH của hệ dưới 5 để giữ bột màu ở dạng
hoạt động. Ngoài ra còn dùng những chất tăng độ bảo lưu thích hợp.
2.4.2.2 Phẩm nhuộm (dye)
Họ thuốc nhuộm này tan được trong môi trường sử dụng. Gồm những loại

thuốc nhuộm sau:
a, Thuốc nhuộm acid
Đây là một nhóm màu khá lớn dùng cho nylon và len vài loại dùng cho giấy.
Chúng là những muối tan trong nước, muối natri hoặc kali của các acid hữu cơ mạch
vòng có đặc tính mang màu, phần lớn các màu acid là những màu azo.
Màu acid tương tự như màu trực tiếp thực ra hai màu này không có sự phân biệt
rõ rệt. Màu acid thường có nhiều nhóm acid hơn do vậy có độ hoà tan trong nước lớn
hơn so với màu trực tiếp. Một vài đặc tính của màu acid được quan tâm là:
• Độ hoà tan trong nước cao
• Trong nước nó sẽ tạo dung dịch trung tính hoặc kiềm yếu
• Độ bền với ánh sáng ở mức khá trở lên
Ái lực với sợi xenlulô thấp, điều này làm cho nước trắng mang màu và thường
phải dùng những chất trợ bảo lưu cho màu.
Nhạy với nhiệt, có thể bị di chuyển trên máy sấy.
Rất tốt cho sự nhuộm trên máy cán.

12


b, Thuốc nhuộm baz
Phần kiềm là những muối clorua, hydro clorua, sunfat hay oxalat của kiềm có
màu.
Dung dịch trong nước của những màu này có đặc tính acid và đặc biệt rất nhạy
với các kiềm tự do. Chúng hòa tan vào những môi trường acid và đây chính là lý do vì
sao người ta hay dùng acid acetic để tạo ra những dung dịch đậm đặc. Thuốc nhuộm
kiềm thường đuợc sử dụng cho ngành công nghiệp giấy. Chúng hoà tan tốt trong các
rượu methyl, ethyl, izopropyl, cũng như các hoá chất có đặc tính dung môi tương tự
như dầu, sáp. Một vài đặc tính của màu kiềm là:
• Có bản chất cationic
• Không có ái lực với xenlulo

• Có ái lực cao với những vật liệu có bản chất acid như lignin, thành phần này
có mặt với hàm lượng đáng kể trong loại bột hoá học chưa tẩy trắng hay
trong bột cơ.
• Có giá trị màu cao
• Có độ bền ánh sáng ở mức trung bình
• Có độ bền kém đối với acid, kiềm và clo.
Từ các tính chất nêu trên ta thấy rằng màu kiềm khi được dùng với loại bột tẩy
trắng cần phải sử dụng chất trợ bảo lưu.
c, Thuốc nhuộm trực tiếp
Phẩm trực tiếp là những muối natri của acid màu, về mặt hoá học chúng tương
tự như màu acid nhưng được biết như màu trực tiếp vì có ái lực với xenlulô
Ái lực của hệ màu trực tiếp đối với xenlulô có thể dựa vào độ hoà tan thấp của
chúng. Trong nước thường các thuốc nhuộm này tồn tại như một hệ keo như một vài
loại màu trực tiếp còn có thể tạo gel khi dung dịch được bảo quản. Sự phân loại màu
acid hay màu trực tiếp cũng mang tính ngẫu nhiên. Màu acid có ái lực đối với xenlulo
kém hơn màu trực tiếp.
Những đặc tính quan trọng của hệ màu trực tiếp:
• Ái lực cao với xenlulo
• Tính bảo lưu có thể được cải thiện khi sử dụng phèn hoặc chất trợ bảo lưu,
ngoài ra còn có thể gia nhiệt huyền phù sau khi đã cho màu vào. Người ta
13


nhận thấy một cách khác để cải thiện tính bảo lưu là đưa nhóm cationic vào
những phân tử chất màu axít.
• Có độ bền ánh sáng tốt.
• Giá trị màu ở mức trung gian.
• Có khuynh hướng tạo những vân đen nếu không được bảo quản cẩn thận.
• Thích hợp trong một khoảng pH rộng.
d, Thuốc nhuộm huỳnh quang (Optical brightness agent OBA)

Chúng được xem là những chất trắng quang học, được sử dụng để làm giấy
“sáng” hơn, vì vậy được dùng với bột đã tẩy trắng. Màu huỳnh quang hấp phụ ánh
sáng ở vùng tử ngoại (λ < 370 nm) và sẽ phát lại trong vùng xanh của ánh sáng nhìn
thấy được (ngưỡng hấp thụ là 435 nm + 10) và cho ta hiệu ứng huỳng quang mà ở
dưới ánh sáng ban ngày, ta sẽ thấy màu trắng sáng, nhờ vậy có thể dấu đi màu vàng
của giấy chỉ được tẩy trắng tới một mức độ hạn chế nào đó. Bất cứ vật liệu nào hấp thụ
ánh sáng tử ngoại sẽ làm giảm tính hiệu quả của màu huỳnh quang và đó là trường hợp
của lignin. TiO2, đất sét hấp thụ ánh sáng tử ngoại và làm giảm hiệu ứng huỳnh quang.
CaCO3 thì phản chiếu ánh sáng tử ngoại và do vậy làm tăng hiệu quả của màu.
2.5. Tổng quan về dây chuyền sản xuất giấy IP của nhà máy giấy Mỹ Xuân.
2.5.1 Dây chuyền sản xuất bột OCC.
Sơ đồ khối dây chuyền sản xuất bột OCC như hình 2.4.
Thuyết minh dây chuyền: Tùy theo yêu cầu của từng loại sản phẩm giấy IP
mà giấy OCC nội và OCC ngoại ở xưởng giấy sẽ được phối trộn theo tỷ lệ của lệnh
sản xuất. Giấy theo băng tải vào nghiền tang trống. Tại đây giấy được đánh tơi và tách
phần tạp chất. Sau đó bột đến bể chứa 1202, tại đây bột được bơm đến lọc nồng độ cao
1206 để loại tạp chất. Bột sau lọc được bơm trực tiếp đến sàng áp lực 1207 (sàng lỗ).
Xơ sợi có kích thước nhỏ loạt qua lỗ sàng đến bể chứa 1215. Dòng bột không hợp cách
đến bể chứa 1208 và được bơm vào sàng lỗ thứ cấp 1210 bột loạt qua lỗ sàng này tới
bể chứa 1215. Bột không hợp cách từ sàng này được đưa tới sàng rung 1214, sơ sợi lọt
qua lỗ sàng rung đưa quay về bể 1208 để cấp cho sàng lỗ thứ cấp 1210, bột không hợp
cách thải ra ngoài.

14


×