Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

TÌM HIỂU MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG GIẤY VIẾT TẠI NHÀ MÁY GIẤY TÂN MAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT
LƯỢNG GIẤY VIẾT TẠI NHÀ MÁY GIẤY TÂN MAI

Họ và tên sinh viên

: TRẦN HUỲNH TỐ TRINH

Ngành

: CÔNG NGHỆ BỘT GIẤY VÀ GIẤY

Niên khoá

: 2005 – 2009

Tháng 05/2009


TÌM HIỂU MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG GIẤY
VIẾT TẠI NHÀ MÁY GIẤY TÂN MAI

Tác giả

TRẦN HUỲNH TỐ TRINH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu


cấp bằng Kỹ sư ngành
Công nghệ giấy & bột giấy

Giáo viên hướng dẫn
Thầy LÊ HÙNG ANH

Tháng 05 năm 2009

i


LỜI CẢM ƠN

Qua bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn thầy Lê
Hùng Anh – Người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian làm bài
báo cáo thực tập vừa qua. Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu,
toàn thể quí thầy cô của Trường Đại học Nông Lâm và khoa Lâm Nghiệp đã giúp đỡ,
tạo mọi điều kiện thuận lợi, truyền đạt và trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá
trình học tập tại trường để tôi có thể hoàn thành đề tài một cách thuận lợi.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Đốc và các cô chú, anh chị trong
Công ty Cổ Phần giấy Tân Mai đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình thực tập tại công ty.
Xin cảm ơn ba mẹ và tất cả bạn bè đã hỗ trợ, giúp đỡ và động viên tôi trong
suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. Xin cảm ơn các tổ chức và các nhân mà tôi
đã tham khảo tài liệu có liên quan.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05/2009
Sinh viên thực hiện
Trần Huỳnh Tố Trinh

ii



TÓM TẮT
Đề tài “Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấy viết tại nhà máy
giấy Tân Mai” đã được thực hiện tại phân xưởng giấy I và II ở nhà máy giấy Tân
Mai, thời gian từ tháng 03/2009 đến tháng 05/2009
Tìm hiểu các công đoạn trong quá trình sản xuất để tạo thành tờ giấy bao gồm: tỷ
lệ phối chế bột, tỷ lệ và điểm phối trộn chất phụ gia vào dòng bột, đặc tính của các hóa
chất phụ gia, quá trình công nghệ bộ phận chuẩn bị bột, xeo giấy, ép giấy, sấy giấy,
các khuyết tật thường gặp ở giấy và biện pháp khắc phục.Ảnh hưởng của các chất phụ
gia đến chất lượng giấy. Phương pháp kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng giấy viết như :
độ bền kéo, chiều dài đứt, độ dày, định lượng, độ hút nước, độ lem, độ trắng, độ đục
bằng các thiết bị kiểm tra chất lượng giấy ở nhà máy
Kết quả cho thấy để sản xuất giấy đạt chất lượng theo yêu cầu đặt ra phải đảm
bảo tuân theo yêu cầu công nghệ trong từng công đoạn trong quá trình sản xuất giấy.
Quá trình chuẩn bị bột giấy và phối trộn hóa chất đóng vai trò rất quan trọng trong việc
hình thành tờ giấy trên máy xeo, kết hợp việc điều chỉnh các thông số vận hành máy
xeo để giấy hình thành tốt, tỷ lệ tổn thất thấp. Việc sử dụng nước tuần hoàn tận dụng
được hóa chất và sơ sợi mịn, giảm định mức tiêu hao nước cho sản xuất giấy. Với quy
trình sản xuất giấy khép kín, đảm bảo yêu cầu công nghệ trong từng khâu sản xuất, sản
phẩm giấy viết của nhà máy giấy Tân Mai đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn giấy
viết của nhà máy và yêu cầu của khách hàng

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa .................................................................................................................. i
Lời cảm tạ ................................................................................................................. ii

Tóm tắt...................................................................................................................... iii
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................ vii
Danh sách các hình ................................................................................................... viii
Danh sách các bảng .................................................................................................. ix
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề........................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu đề tài .................................................................................................... 1
1.3 Giới hạn đề tài .................................................................................................... 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN .................................................................................. 3
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngành giấy................................................ 3
2.1.1 Lịch sử phát triển công nghiệp giấy thế giới ................................................... 3
2.1.2 Lịch sử phát triển công nghiệp giấy ở Việt Nam ............................................ 4
2.2 Tình hình ngành giấy Việt Nam hiện nay .......................................................... 5
2.3 Tổng quan về nhà máy giấy Tân Mai................................................................. 7
2.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của nhà máy................................................. 7
2.3.2 Sơ đồ tổ chức của nhà máy.............................................................................. 8
2.4 Chỉ tiêu kỹ thuật giấy viết Việt Nam.................................................................. 9
2.5 Một số tiêu chuẩn giấy viết của nhà máy ........................................................... 10
2.5.1 Tiêu chuẩn chất lượng giấy viết ...................................................................... 10
2.5.2 Phân cấp sản phẩm .......................................................................................... 14
2.5.2.1 Định mức phân cấp sản phẩm ...................................................................... 14
2.5.2.2 Phân cấp sản phẩm ....................................................................................... 14
2.6 Tổng quan nguyên liệu và hóa chất.................................................................... 18
2.6.1 Nguyên liệu bột giấy ....................................................................................... 18
2.6.2 Các hóa chất phụ gia........................................................................................ 20
2.6.3 Đặc điểm của các hóa chất phụ gia ................................................................. 20

iv



2.7 Một số tính chất cơ lý của giấy viết.................................................................... 23
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................... 25
3.1 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 25
3.1.1 Sơ đồ khối........................................................................................................ 25
3.1.2 Thuyết minh dây chuyền ................................................................................. 27
3.1.3 Quá trình chuẩn bị bột ..................................................................................... 33
3.1.3.1 Nguyên liệu .................................................................................................. 33
3.1.3.2 Hóa chất........................................................................................................ 35
3.1.4 Quá trình công nghệ bộ phận chuẩn bị bột...................................................... 46
3.1.4.1 Quậy bột ....................................................................................................... 46
3.1.4.2 Nghiền bột .................................................................................................... 48
3.1.4.3 Thùng điều tiết.............................................................................................. 51
3.1.4.4 Fanpump ....................................................................................................... 51
3.1.4.5 Lọc cát .......................................................................................................... 51
3.1.4.6 Sàng tròn....................................................................................................... 52
3.1.5 Quá trình công nghệ ở bộ phận xeo giấy......................................................... 53
3.1.5.1 Thùng đầu ..................................................................................................... 53
3.1.5.2 Lưới xeo........................................................................................................ 54
3.1.5.3 Bộ phận ép .................................................................................................... 56
3.1.5.4 Bộ phận sấy .................................................................................................. 56
3.1.5.5 Ép keo ........................................................................................................... 58
3.2 Phương pháp đo các chỉ tiêu chất lượng tại nhà máy......................................... 58
3.2.1 Phương pháp đo độ dày ................................................................................... 58
3.2.2 Phương pháp đo độ bền xé .............................................................................. 59
3.2.3 Phương pháp đo độ chịu kéo ........................................................................... 60
3.2.4 Phương pháp đo độ trắng................................................................................. 61
3.2.5 Phương pháp đo độ đục ................................................................................... 62
3.2.6 Phương pháp đo độ nhám ................................................................................ 62
3.2.7 Phương pháp đo độ Cobb ................................................................................ 64
3.2.8 Phương pháp đo độ lem................................................................................... 64

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................... 65

v


4.1 Kết quả kiểm soát chất lượng giấy ..................................................................... 65
4.2 Kết quả kiểm soát chất lượng bột ở thùng đầu................................................... 66
4.3 Kết quả kiểm soát lượng hóa chất sử dụng ........................................................ 66
4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấy ........................................................ 67
4.4.1 Yếu tố nguyên liệu........................................................................................... 67
4.4.2 Yếu tố hóa chất phụ gia và trình tự phối trộn.................................................. 68
4.4.3 Yếu tố máy móc thiết bị .................................................................................. 69
4.4.4 Yếu tố vận hành............................................................................................... 69
4.5 Các bệnh thường gặp ở giấy ............................................................................... 69
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 72
5.1 Kết luận............................................................................................................... 72
5.2 Kiến nghị ............................................................................................................ 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 73

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Ý nghĩa

Bar

Đơn vị đo áp suất


CTMP (Chemi-Thermo-Mechanical Pulp)

Bột hóa nhiệt cơ

LBKP (Large Bleached Kraft Pulp)

Bột hóa tẩy trắng gỗ lá rộng

NBKP (Needle Bleached Kraft Pulp)

Bột hóa tẩy trắng gỗ lá kim

QCS (Quality Control System)

Hệ thống kiểm tra chất lượng

0

Độ thoát nước

AKD (Alkyl ketene dimer)

Keo AKD

FDI (Foreign Direct Investment)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

ISO((International Organization for Standardization)


Tiêu chuẩn quốc tế

GV

Giấy viết

VM

Giấy viết màu

PSI

Đơn vị đo áp lực ép

ĐL

Định lượng

GCC

Bột đá vôi nghiền

PCC

Bột đá vôi kết tủa

DN

Doanh nghiệp


SR (Schopper Riegler)

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức nhà máy .............................................................................. 8
Hình 3.1 Sơ đồ khối................................................................................................ 25
Hình 3.2 Hình ảnh phóng đại của PCC và GCC .................................................... 36
Hình 3.3 Các hình dạng phóng đại của chất độn CaCO3 ....................................... 37
Hình 3.4 Công thức hóa học của keo AKD............................................................ 37
Hình 3.5 Phản ứng giữa keo AKD và nhóm OH của xenlulo ................................ 37
Hình 3.6 Phản ứng thủy phân AKD ....................................................................... 38
Hình 3.7 Sơ đồ minh họa cơ chế gia keo................................................................ 39
Hình 3.8 Phản ứng điều chế Colloidal Silica ......................................................... 43
Hình 3.9 Phản ứng điều chế Cation Acrylamide copolymers ................................ 43
Hình 3.10 Hồ quậy bột cơ ...................................................................................... 48
Hình 3.11 Máy nghiền đĩa ...................................................................................... 50
Hình 3.12 Mô phỏng thiết bị lọc ly tâm ................................................................. 52
Hình 3.13 Mô phỏng thiết bị sàng áp lực .............................................................. 52

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Thị trường nhập khẩu giấy 3 tháng đầu năm 2009 ................................... 6
Bảng 2.2 Chỉ tiêu kỹ thuật giấy viết Việt Nam ........................................................ 9

Bảng 2.3 Tiêu chuẩn GV 80, GV 82 và GV có mã độ trắng <=84 ........................ 11
Bảng 2.4 Tiêu chuẩn GV 90, GV 95 và GV có mã độ trắng >=86 ........................ 12
Bảng 2.5 Tiêu chuẩn VM ....................................................................................... 13
Bảng 2.6 Định mức phân cấp sản phẩm ................................................................ 14
Bảng 2.7 Chỉ tiêu thứ phẩm GV 80, GV 82 ........................................................... 15
Bảng 2.8 Chỉ tiêu thứ phẩm GV 90, GV 95 .......................................................... 15
Bảng 2.9 Qui định khung độ trắng của các loại giấy ............................................. 16
Bảng 2.10 Qui định khung định lượng của các loại giấy ....................................... 16
Bảng 2.11 Qui định khung độ dày của các loại giấy.............................................. 17
Bảng 2.12 Chỉ tiêu kỹ thuật về tọa độ màu cho một số loại giấy........................... 18
Bảng 2.13 Tiêu chuẩn bột LBKP nhập................................................................... 18
Bảng 2.14 Tiêu chuẩn bột NBKP nhập .................................................................. 19
Bảng 3.1 Các thông số thiết bị chính của máy giấy I............................................. 29
Bảng 3.2 Các thông số thiết bị chính của máy giấy II............................................ 31
Bảng 3.3 Các loại bột hóa được dùng để sản xuất tại nhà máy.............................. 34
Bảng 3.4 Các máy móc thiết bị ở hồ quậy ............................................................. 47
Bảng 4.1 Kết quả kiểm soát chất lượng giấy.......................................................... 65
Bảng 4.2 Kết quả kiểm soát bột ở thùng đầu ......................................................... 66
Bảng 4.3 Kết quả kiểm soát lượng hóa chất sử dụng ............................................. 66

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Giấy là sản phẩm tiêu dùng từ lâu của nền văn minh nhân lọai. Cho đến hiện nay,
giấy gắn liền với đời sống hiện hữu của loài người. Sản phẩm giấy giữ vai trò quan
trọng trong nền kinh kế công nghiệp và có thể đặt nền móng cho sự phát triển phồn

thịnh của mỗi quốc gia
Ngành Công nghiệp Giấy Việt Nam là một ngành kinh tế khá quan trọng, phục
vụ trực tiếp cho sự phát triển văn hoá, giáo dục, công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất
nước.
Trong thời buổi công nghệ thông tin đang trên đà phát triển khá nhanh và mạnh
mẽ, sản phẩm giấy viết hiện nay vẫn có nhu cầu khá cao và đa dạng. Căn cứ vào tình
hình thực tế của ngành công nghệ sản xuất giấy ở nước ta hiện nay, dựa trên nhu cầu
tiêu thụ giấy viết, nhận thấy vấn đề chất lượng sản phẩm là vấn đề cấp thiết. Một sản
phẩm có chất lượng sẽ là lựa chọn hàng đầu của khách hàng. Chất lượng sản phẩm còn
là yếu tố quyết định hiệu quả sản xuất của nhà máy
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của khoa Lâm Nghiệp, của Ban
Giám Đốc công ty cổ phần giấy Tân Mai và thầy Lê Hùng Anh tôi thực hiện đề tài
“Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấy viết tại nhà máy giấy Tân
Mai”.
1.2

Mục tiêu của đề tài
Tìm hiểu thực tế về quá trình sản xuất giấy viết, một số yếu tố công nghệ cơ bản

nhất có ảnh hưởng đến chất lượng giấy, năng suất thiết bị và nâng cao chất lượng sản
phẩm hơn nữa, góp phần giảm chi phí sản xuất và cải tiến sản phẩm giúp cho sản

1


phẩm giấy viết của nhà máy có khả năng cạnh tranh với giấy viết trong nước và giấy
viết ngoại nhập về giá cả và chất lượng
1.3 Giới hạn đề tài
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấy nhưng do hạn chế về thời
gian khi thực hiện đề tài cũng như thực tế sản xuất tại nhà máy nên đề tài chỉ tập trung

tìm hiểu một số yếu tố cơ bản như: quá trình chuẩn bị bột, thứ tự và điểm cho các chất
phụ gia như chất độn, keo chống thấm, chất cảm quan, chất bảo lưu, … vào dòng bột
và một số bệnh thường gặp của giấy. Đề tài tập trung tìm hiểu về một số loại giấy viết
có độ trắng là 80, 82, 86, 90, 95

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1

Lịch sử hình thành và phát triển của ngành giấy

2.1.1 Lịch sử phát triển công nghiệp giấy thế giới
9

Từ “paper” xuất phát từ một loại cây là “papyrus”. Người Ai Cập cổ đại

làm ra những tờ giấy viết đầu tiên bằng cách xé những thân cây này rồi ép thành
những lớp mỏng. Tuy nhiên sự phân tách xơ sợi và đan kết xơ sợi trong tờ giấy thì vẫn
chưa có. Khải Luân (Trung Quốc) là người đầu tiên phát minh nghề làm giấy vào
khoảng năm 105 sau công nguyên, khi đó huyền phù của sợi đay, gai, cây dâu tằm
được sử dụng để làm giấy. Sau này khi nguồn nguyên liệu là sợi bông và giẻ rách trở
nên không đáp ứng đủ yêu cầu làm nguyên liệu giấy thì người ta mới tìm ra nguồn
nguyên liệu khác để thay thế. Ngày nay nguồn nguyên liệu chủ yếu cho công nghiệp
giấy là gỗ, việc sử dụng nguyên liệu phi gỗ cũng đã và đang phát triển, nhất là ở những
nước có ít nguồn nguyên liệu gỗ để khai thác như Ấn Độ, Trung Quốc… Tại Mỹ, tỷ lệ
bột giấy sản xuất từ nguyên liệu phi gỗ chiếm khoảng 6% trong toàn bộ sản phẩm
giấy.

9

Một số sự kiện quan trọng trong sự phát triển của ngành giấy:

− Năm 1798: Cấp bằng sáng chế cho Nicholas-louis Robert (Pháp) về phát
minh ra máy xeo giấy liên tục đầu tiên.
− Năm 1809: Cấp bằng sáng chế cho John Dickinson (Anh) về việc phát minh
ra máy xeo tròn.
− Năm 1817: Máy xeo tròn đầu tiên ở Mỹ.
− Năm 1827: Máy xeo dài đầu tiên ở Mỹ.
− Năm 1840: Phát minh phương pháp sản xuất bột gỗ mài (Đức).
− Năm 1854: Phát minh phương pháp sản xuất bột soda (sử dụng xút) (Anh).
− Năm 1867: Cấp bằng sáng chế cho Bẹnamin Tilghman (Mỹ) về việc phát
minh ra phương pháp nấu bột sulphit.
− Năm 1870: Lần đầu tiên sản xuất bột gỗ mài trên quy mô công nghiệp.

3


− Năm 1874: Lần đầu tiên sản xuất bột sulphit trên quy mô công nghiệp.
− Năm 1884: Carl Dahl (Đức) phát minh ra phương pháp nấu bột kraft
Chính những phát minh đã cung cấp cơ sở cho một nền công nghiệp giấy hiện đại.
2.1.2 Lịch sử phát triển công nghiệp giấy ở Việt Nam
9

Nghề làm giấy ở Việt Nam có từ lâu đời, tuy nhiên phương pháp sản

xuất lúc bấy giờ còn rất thô sơ lẻ tẻ. Từng gia đình ở làng Phi Đình (tỉnh Phú Thọ),
làng Bưởi (ngoại thành Hà Nội) và ở một số nơi thuộc các tỉnh miền Trung và Nam Bộ
với sản lượng không đáng kể. Người ta gọi thời kỳ này (từ thế kỷ thứ 3 đến năm 1912)

là thời kỳ làm giấy tiểu thủ công, xeo liềm trúc (dùng mành trúc làm lưới).
9

Thời kỳ sản xuất giấy bằng máy xeo bắt đầu khi công ty giấy của thực

dân Pháp xây dựng xí nghiệp bột giấy Việt Trì với công suất 4.000 – 5.000 tấn/năm
(năm 1912), xí nghiệp giấy Đáp Cầu (thuộc tỉnh Hà Bắc) với công suất 1.800 – 2.000
tấn/năm. Tháng 12/1946, kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ, xí
nghiệp giấy ở Việt Trì bị tàn phá, xí nghiệp giấy Đáp Cầu chuyển đến Bắc Cạn lập xí
nghiệp giấy Hoàng Văn Thụ. Sau đó nhiều xí nghiệp cũng được xây dựng như: xí
nghiệp giấy Việt Bắc, Ngòi Lửa (Phú Thọ), Lam Sơn (Thanh Hóa), Lao Động, Lê
Hồng Phong (Nghệ An)… Trong thời kỳ này trừ xí nghiệp giấy Hoàng Văn Thụ có
máy xeo, các xí nghiệp còn lại đều xeo tay và dùng liềm đồng trải vải. Thời kỳ này
(1912 – 1960) sản lượng giấy còn rất thấp, được gọi là thời kỳ làm giấy nửa cơ giới
nửa thủ công và chưa phát triển. Năm 1958, xí nghiệp giấy Việt Trì được khởi công
xây dựng với công suất thiết kế 18.000 tấn/năm và đi vào hoạt động vào ngày
19/5/1961. Cuối năm 1974 khởi công xây dựng nhà máy giấy Bãi Bằng với công suất
lắp đặt 55.000 tấn/năm, nguyên liệu sử dụng là tre, nứa, gỗ bạch đàn và bồ đề. Cũng
trong thời kỳ này, nhiều xí nghiệp giấy ở miền Nam được xây dựng và đi vào sản xuất:
− Xí nghiệp giấy Đồng Nai (9/10/1961).
− Xí nghiệp giấy Tân Mai (7/1963).
− Xí nghiệp giấy Bình An (1/1968).
− Xí nghiệp giấy Linh Xuân (1974).
− Xí nghiệp giấy Viễn Đông (9/1976).

4


9


Có thể nói thập niên 1960 – 1970 các xí nghiệp giấy được xây dựng

nhiều nhất và nhờ đó đã làm thay đổi hẳn bộ mặt ngành công nghiệp giấy ở nước ta,
đưa sản lượng giấy từ 4.828 tấn (năm 1960) lên 50.948 tấn (năm 1970). Như vậy
ngành giấy nước ta đã có một quá trình phát triển khá dài. Đến năm 2000 cả nước có
trên 300 cơ sở sản xuất bột giấy và giấy, bao gồm xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã và
tập thể… với công suất lắp đặt khoảng 250.000 tấn bột và 450.000 tấn giấy. Ngoài ra,
các xí nghiệp giấy địa phương và công ty đầu tư của nước ngoài có công suất giấy bao
bì và một số loại giấy vệ sinh cao cấp, giấy vàng mã xuất khẩu khoảng 200.000
tấn/năm.
9

Ngành giấy đã đáp ứng khoảng gần 70% nhu cầu về giấy chủ yếu cho

các ngành công nghiệp, văn hóa, giáo dục. Tuy nhiên sự phát triển của ngành công
nghiệp giấy ở nước ta vẫn còn chậm, có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do thiếu
nguyên liệu, hóa chất, năng lượng và phụ tùng thay thế.
2.2

Tình hình ngành giấy Việt Nam hiện nay
Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam cho biết, tình hình sản xuất trong ngành

giấy đang phục hồi, tồn kho giấy đã giảm mạnh và hiện nay đã trở lại mức bình thường
khoảng 35.000 tấn. Đáng lưu ý là sản xuất giấy in báo và giấy in viết (hai loại giấy
chịu ảnh hưởng của việc giảm thuế nhập khẩu và gian lận thương mại) đã dần phục
hồi, tháng 3-2009 tiêu thụ đã đạt 80% so với cùng kỳ năm trước và sẽ sớm đạt được
mức sản xuất và tiêu thụ như trước suy thoái. Đầu tháng 4-2009 tiêu thụ giấy tăng
mạnh, nhưng đến giữa tháng có dấu hiệu chững lại do nhiều người chờ đợi thuế giá trị
gia tăng (GTGT) giảm 50% kể từ 1-5-2009, và đến tháng 5-2009 tiêu thụ giấy sẽ tăng
nhiều hơn.

Như vậy, có thể khẳng định sản xuất và tiêu thụ giấy năm 2009 sẽ cao hơn năm 2008,
sản xuất có khả năng tăng 12% và tiêu thụ tăng 2%, so với năm 2008. Đặc biệt, năm
2009 xuất khẩu giấy tăng và nhập khẩu giấy giảm do huy động năng lực sản xuất mới
(hiện đại), sản xuất giấy chất lượng cao thay thế giấy nhập khẩu.

5


Thống kê thị trường nhập khẩu giấy 3 tháng đầu năm 2009
Trong 3 tháng đầu năm 2009, Việt Nam đã nhập khẩu 187.841 tấn giấy các loại,
đạt kim ngạch 136.112.165USD (giảm 30,72% về lượng và giảm 32,37% về kim
ngạch so với cùng kỳ năm ngoái).
Thị trường chính nhập khẩu giấy các loại 3 tháng đầu năm là Indonesia với 46.396tấn,
đạt 30.255.231USD (chiếm 24,7% về lượng và 22,23% về giá trị của tổng khối lượng
giấy xuất khẩu), tiếp theo là các thị trường Thái Lan, Đài Loan, Singapore.
Nhập khẩu các sản phẩm từ giấy 3 tháng đạt 63.140.745 USD, chủ yếu từ Trung
Quốc, Nhật, Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan.
Theo Hiệp hội Giấy, ước lượng sản xuất trong tháng 4 là 53.400 tấn giấy các
loại. Hiện nay, các doanh nghiệp giấy vẫn sản xuất cầm chừng. Sản lượng tiêu thụ
trong tháng 4 đạt khoảng 80.000 tấn, tăng 14% so với tháng trước nhưng thiếu yếu tố
bền vững.
Hiện nay, giá bột giấy trên thế giới đã có dấu hiệu tăng trở lại sau thời gian giảm
liên tục. Giá giấy nhập khẩu từ Indonesia, Thái Lan (phần lớn các nhà nhập khẩu đều
chọn nhập giấy từ 2 nước này do thuế suất 0%) tăng nhẹ sau nhiều tháng giảm do việc
cắt giảm sản lượng làm nguồn cung giảm. Trong nước, giá giấy nhập khẩu đã bắt đầu
tăng nhẹ.
Bảng 2.1 :Thị trường nhập khẩu giấy 3 tháng đầu năm 2009

Thị trường


Tháng 3
Lượng
Trị
(tấn)
giá(USD)
603.953
59

1

Ấn Đ ộ

2

Áo

152

3

Đài Loan

18.883

4

CHLB Đức

81


5

Hàn Quốc

6.218

6

Hoa Kỳ

1.048

3 tháng
Lượng
Trị
(tấn)
giá(USD)
208
1.935.504

169.268

204

249.486

8.531.664

41.202


19.072.004

201.566

412

890.749

3.507.709

16.568

9.594.495

1.128.840

2.453

6

2.770.516


7

Indonesia

18.077

8


Italia

55

9

Malaysia

1.982

10

Nga

677

11

Nhật Bản

1.327

12

Phần Lan

186

Pháp


52

Philippines

1.989

Singapore

1.404

Thái Lan

21.743

Trung Quốc

4.468

13
14
15
16
17

11.876.921
167.534

2.3


181

30.255.231
404.551

1.889.306

3.132

2.898.487

444.393

5.107

4.132.107

1.755.351

3.914

5.889.814

199.601

774

876.337

96.704


121

218.023

1.118.994

4.833

2.922.154

5.168.761

3.308

14.809.212

10.814.044

45.927

23.934.459

3.517.740

9.336

7.813.156

187.841


136.112.165

Tổng cộng
Nhập khẩu của các DN
vốn FDI
 
 
 

46.396

32.999

19.356.234

79.850

49.670.369

 

 

 

 

Tổng quan về nhà máy giấy Tân Mai


2.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của nhà máy
Công ty giấy Tân Mai tiền thân là công ty kỹ nghệ Việt Nam được thành lập ngày
14/10/1958 do chính phủ Việt Nam Cộng Hoà và công ty Parsons Whitemore
Development (Mỹ) cùng góp vốn thành lập. Công ty là một trong 145 thành viên của
Hiệp Hội Giấy Việt Nam với 100% vốn nhà nước và hiện nay đã tiến hành cổ phần
hoá.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Năm 1959: Khởi công xây dựng
nhà máy giấy số 1 với công suất 9000 tấn giấy /năm và phân xưởng bột mài công suất

7


5000 tấn bột /năm. Năm 1963: Xây dựng nhà máy giấy số 2 cùng công suất như máy
giấy số 1. Ngày 30/4/1975: trở thành xí nghiệp quốc doanh trực thuộc Bộ Công
Nghiệp Nhẹ với tên gọi là Giấy Tân Mai. Năm 1978: Mở rộng nhà máy theo dự án
SOGEE với sự hợp tác giữa 2 chính phủ Việt Nam và Cộng hòa Pháp: đầu tư máy giấy
số 3 với công suất 40.000 Tấn/năm và Phân xưởng bột nhiệt cơ (TMP) công suất
40.000 tấn/năm. Năm 1988: Sát nhập các đơn vị: Xí nghiệp vận tải nguyên liệu,
Trường công nhân kỹ thuật giấy, Ban quản lý công trình mở rộng vào Giấy Tân Mai
và được gọi là Xí nghiệp Liên Hiệp Giấy Tân Mai theo quyết định của Bộ Công
Nghiệp Nhẹ. Năm 1990: Máy giấy số 3 được đưa vào hoạt động. Năm 1992: Xí nghiệp
Liên Hiệp Giấy Tân Mai đổi tên thành Công Ty Giấy Tân Mai, tên giao dịch
COGITA. Năm 1997: Ký hợp đồng với ALLIMAND nâng cấp máy giấy số 3 lên
45.000 tấn/ năm, nâng cấp máy giấy số 2 lên 10.000 tấn/ năm. Năm 1999: Lắp đặt dây
chuyền khử mực giấy vụn (DIP) công suất 20.000 tấn/ năm. Năm 2002: Xây dựng,
chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000, SA 8000 và lắp đặt
dây chuyền giấy vụn OCC công suất 30.000 tấn/ năm. Năm 2003: Xây dựng và chứng
nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO14000 và đưa dây chuyền xử lý
giấy vụn carton OCC vào hoạt động. Năm 2004: Bộ Trưởng Bộ Công Nghiệp ký quyết
định số 2947/QĐ-TCCB về việc cổ phần hóa công ty Giấy Tân Mai, và trong cùng

ngày Bộ Trưởng Bộ Công Nghiệp cũng ký quyết định số 2948/QĐ về việc cổ phần hóa
Công ty Giấy Bình An. Ngày 01/06/2005 Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ký quyết định số
1934/QĐ-TCCB về việc sát nhập công ty Giấy Bình An vào công ty Giấy Tân Mai.
2.3.2 Sơ đồ tổ chức nhà máy
Hình 2.1 : Sơ đồ tổ chức nhà máy

8


2.4

Chỉ tiêu kỹ thuật giấy viết Việt Nam
Bảng 2.2 : Chỉ tiêu kỹ thuật giấy viết Việt Nam

9


Tên chỉ tiêu

Đơn vị

Mức
Cấp A

Cấp B

70 – 120

60 - 80


Chiều dọc

5.7

4.1

Chiều ngang

6.1

4.5

3800

3200

2200

1800

Định lượng

g/m2

Chỉ số độ bền xé >=

mN.m2/g

Chiều dài đứt >=


m

Chiều dọc
Chiều ngang
Độ hút nước Cobb60 <= g/m2

23

Độ trắng >=

%

Độ đục >=

%

Độ nhám Bendtsen <=

ml/phút

Độ tro >=

%

3

Độ ẩm >=

%


7± 1

2.5

78

70
85

280

400

Một số tiêu chuẩn giấy viết của nhà máy
Do điều kiện sản xuất tại nhà máy và do yêu cầu của khách hàng nên nhà máy đề

ra những tiêu chuẩn chất lượng riêng của nhà máy
2.5.1 Tiêu chuẩn chất lượng giấy viết
1.

Tiêu chuẩn này qui định chất lượng cho giấy viết được sản xuất tại nhá máy

giấy Tân Mai chủ yếu từ bột hóa chế và cơ chế tẩy
2.

Tiêu chuẩn trích dẫn TCVN 5899:2001

3.

Giấy viết được sản xuất dưới hai dạng: dạng cuộn và dạng ram


3.1

Giấy dạng cuộn:
Khổ cuộn: 650mm, 700mm, 790mm, 8401mm, 1300mm hoặc theo yêu cầu

khách hàng với sai số cho phép ± 2mm
Đường kính cuộn: 100 ± 1cm

10


3.2

Giấy dạng ram :
Kích thước tờ giấy theo thỏa thuận với khách hàng, với sai số cho phép:
Chiều dài hoặc chiều rộng nhỏ hơn 400mm ± 1mm
Bảng 2.3 : Tiêu chuẩn GV80, GV82 và GV có độ trắng <=84
Tên chỉ tiêu

GV80, GV82 và GV có mã độ trắng <= 84
Đơn vị

Khung định lượng

g/m2

70

80


100

150

Độ hút nước Cobb60

g/m2, max

25

28

30

30

Độ cứng

mm3 x 103, min
Dọc

40

45

60

Ngang


20

22

30

Theo qui định tại bảng qui định

Định lượng

g/m2

Độ dày

µm, min

Độ trắng ISO

%

Độ nhám Bendtsen

ml/phut, max

Chỉ số độ bền xé

mN.m2/g, min

định lượng
Theo qui định tại bảng qui định

độ dày
Theo qui định tại bảng qui định
độ trắng
300

Dọc

4.2

Ngang

4.6

Chiều dài đứt

m, min
Dọc

3800

3500

Ngang

1800

1700

Độ lem


Không lem

Tỷ trọng

kg/m3, min

700

Độ đục

%, min

88

Độ bền bề mặt

min

11

11


Độ tro

%, min

10

Bảng 2.4 : Tiêu chuẩn GV90, GV95 và GV có độ trắng >=86

Tên chỉ tiêu

GV90, GV95 và GV có mã độ trắng >= 86
Đơn vị

Khung định lượng

g/m2

56

70

80

100

Độ hút nước Cobb60

g/m2, max

25

25

25

30

Độ cứng


mm3 x 103, min
Dọc

35

42

45

52

Ngang

17

20

22

24

Theo qui định tại bảng qui

Định lượng

g/m2

Độ dày


µm, min

Độ trắng ISO

%

Độ nhám Bendtsen

ml/phut, max

Chỉ số độ bền xé

mN.m2/g, min

định định lượng
Theo qui định tại bảng qui
định độ dày
Theo qui định tại bảng qui
định độ trắng
250

Dọc

5.6

Ngang

6.0

Chiều dài đứt


m, min
Dọc

3800

3500

Ngang

2200

2000

Độ lem

Không lem

Tỷ trọng

kg/m3, min

700

Độ đục

%, min

88


Độ bền bề mặt

min

11

Độ tro

%, min

10

12


Bảng 2.5 : Tiêu chuẩn VM
Tên chỉ tiêu

VM
Đơn vị
g/m2

Khung định lượng

70

80

100


150

25

28

30

35

30

32

35

40

Dọc

42

45

52

60

Ngang


20

22

24

30

Độ hút nước Cobb60
Mã màu không sử dụng
g/m2, max

bột cơ
Mã màu có sử dụng bột


mm3 x 103, min

Độ cứng

Theo qui định tại bảng qui định

Định lượng

g/m2

Độ dày

µm, min


Độ nhám Bendtsen

ml/phut, max

Chỉ số độ bền xé

mN.m2/g, min

định lượng
Theo qui định tại bảng qui định
độ dày
250

Dọc

5.6

Ngang

6.0

Chiều dài đứt

m, min
Dọc

3800

Ngang


2200

Độ lem

Không lem

Tỷ trọng

kg/m3, min

700

Độ đục

%, min

88

Độ bền bề mặt

min

11

Độ tro

%, min

10


13


2.5.2 Phân cấp sản phẩm
2.5.2.1 Định mức phân cấp sản phẩm
Bảng 2.6 : Định mức phân cấp sản phẩm

Mã loại giấy

Chính phẩm (%)

Chính phẩm
phát sinh (%)

Thứ phẩm (%) Phế phẩm (%)

Min

Max

Max

Max

GV80

96

2.0


2.0

0.5

GV82

96

2.0

2.0

0.5

GV86

96

2.0

2.0

0.5

GV90

96

2.0


2.0

0.5

GV95

96

2.0

4.0

0.5

VM

96

Không có

4.0

1.0

2.5.2.2 Phân cấp sản phẩm
9 Loại chínsh phẩm: tất cả các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng theo
lệnh sản xuất
9 Chính phẩm phát sinh:
Độ trắng lớn hơn 2% mức max trong khoảng 2% ISO. Với GV90 chuyển
khung độ trắng (mã sản phẩm: GV92). Riêng các sản phẩm có mã độ

trắng 95% ISO và VM thì không có chính phẩm phát sinh do độ trắng
Độ dày nằm ngoài mức qui định: ghi chú độ dày không đạt
Định lượng không nằm trong khung qui định: chuyển khung định lượng
(cùng mã loại giấy) có mức định lượng tương đương được qui định tại
bảng qui định định lượng
9 Loại thứ phẩm:
Do không đạt chính phẩm và chính phẩm phát sinh nhưng đạt một hoặc
nhiều hơn trong những chỉ tiêu chất lượng sau

14


Bảng 2.7 : Chỉ tiêu thứ phẩm GV80, GV82
Chỉ tiêu

Loại giấy: GV80, GV82

Định lượng

Theo qui định tại bảng qui định định
lượng

Chiều dài đứt

< mức min từ 1 đến 500m

Chỉ số độ bền xé (dọc )

< mức min từ 0.1 đến 0.5 mN.m2/g


Độ trắng

< mức min từ 0.1 đến 1% ISO

Độ nhám( mặt nhám hơn)

> mức max từ 1 đến 50 ml/phut

Độ hút nước

< mức max từ 1 đến 5 g/m2

Đường kính

90 đến 98.9

Khuyết tật ngoại quan

Mức độ ít

Số mối nối

03

Bảng 2.8 : Chỉ tiêu thứ phẩm GV90, GV95
Chỉ tiêu
Định lượng

Loại giấy: GV90, GV95
Theo qui định tại bảng qui định định

lượng

Chiều dài đứt

< mức min từ 1 đến 500m

Chỉ số độ bền xé (dọc )

< mức min từ 0.1 đến 0.5 mN.m2/g

Độ trắng

< mức min từ 0.1 đến 1% ISO

Độ nhám( mặt nhám hơn)

> mức max từ 1 đến 50 ml/phut

Độ hút nước

< mức max từ 1 đến 5 g/m2

Đường kính

90 đến 98.9

Khuyết tật ngoại quan

Không có


Số mối nối

03

Bảng 2.9 : Qui định khung độ trắng của các loại giấy
Mã loại giấy

Khung độ trắng (% ISO)

15

Mức độ trắng qui


×