Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

NGHIÊN CỨU VIỆC GIAO KHOÁN QUẢN LÍ BẢO VỆ RỪNG TẠI LÀNG KON NAK XÃ HÀ ĐÔNG HUYỆN ĐĂK ĐOA TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.28 KB, 44 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU VIỆC GIAO KHOÁN QUẢN LÍ BẢO VỆ RỪNG
TẠI LÀNG KON NAK XÃ HÀ ĐÔNG HUYỆN ĐĂK ĐOA
TỈNH GIA LAI

Họ và tên sinh viên: Trần văn Quân
Nghành : Lâm nghiệp
Niên khóa: 2005-2009

Tháng 04 năm 2009


NGHIÊN CỨU VIỆC GIAO KHOÁN QUẢN LÍ BẢO VỆ RỪNG TẠI LÀNG
KON NAK XÃ HÀ ĐÔNG HUYỆN ĐĂK ĐOA
TỈNH GIA LAI

TÊN TÁC GIẢ

TRẦN VĂN QUÂN

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
kỹ sư nghành Lâm nghiệp

Giáo viên hướng dẫn
Ths. Mạc văn Chăm

Tháng 04 năm 2009




LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp cùng
tất cả các thầy cô đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường
Đai học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi xin chân thành cảm ơn Chính quyền xã Hà Đông, trạm kiểm lâm tại xã và
cùng toàn thể người dân làng Kon Nak thuộc xã Hà Đông đã giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình tôi thực hiện thực tập tốt nghiệp vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Mạc văn Chăm, người đã tận tình hướng dẫn tôi
thực hiện thực tập tốt nghiệp này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn lớp DHO5LNGL đã động viên, giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn và gửi lời chúc sức khỏe tới tất cả mọi người.

i


MỤC LỤC
Lời cảm ơn....................................................................................................... i
Mục lục ............................................................................................................ ii
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................... iv
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................. 01
Chương 2: TỔNG QUAN ............................................................................. 03
2.1. Vị trí địa lí, đặc điểm của khu vực nghiên cứu ........................................ 03
2.1.1. Vị trí địa lí.............................................................................................. 03
2.1.2. Điều kiện, đặc điểm tự nhiên của khu vực nghiên cứu ......................... 03
2.1.2.1. Địa hình .............................................................................................. 03
2.1.2.2. Đất đai................................................................................................. 04

2.1.2.3. Thổ nhưỡng ........................................................................................ 04
2.1.2.4. Khí hậu ............................................................................................... 04
2.1.2.5. Tài nguyên rừng.................................................................................. 05
2.2. Tình hình dân sinh kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu ................... 05
2.2.1. Dân số .................................................................................................... 05
2.2.2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng........................................................................ 05
2.3. Làng Kon Nak (thuộc xã Hà Đông) ......................................................... 06
2.4. Vườn quốc gia Kon Ka Kinh.................................................................... 06
2.4.1. Vị trí địa lí.............................................................................................. 06
2.4.2. Địa hình, địa thế .................................................................................... 07
2.4.3. Tài nguyên rừng..................................................................................... 07
Chương 3: MỤC TIÊU – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...11
3.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 11
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 11
3.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 11
3.3.1. Ngoại nghiệp ......................................................................................... 11
3.3.2. Nội nghiệp ............................................................................................. 12
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 13
4.1. Cách thức giao khoán quản lí bảo vệ rừng của VQG Kon Ka Kinh ........ 13
4.1.1. Hình thức giao rừng............................................................................... 13
4.1.2. Cách thức tổ chức quản lí bảo vệ rừng của VQG.................................. 15
4.1.3. Công tác tuyên truyền và xử lí vi phạm ................................................ 16
4.1.3.1. Công tác tuyên truyền của VQG ........................................................ 16
4.1.3.2. Sự tham gia của người dân trong công tác tuyên truyền cả VQG...... 17
4.1.3.3. Công tác xử lí vi phạm ....................................................................... 19
4.1.4. Lợi ích mang lại cho VQG khi giao khoán QLBVR cho người dân..... 19
ii


4.2. Công tác quản lí bảo vệ rừng theo hướng cộng đồng của người dân....... 21

4.2.1. Hình thức nhận rừng của người dân ...................................................... 21
4.2.2. Cách tổ chức quản lí bảo vệ rừng theo hướng cộng đồng của người dân .......22
4.2.3. Lợi ích mang lại cho người dân............................................................. 25
4.3. Một số kết quả mang lại từ công tác QLBVR theo hướng cộng đồng tại
làng Kon Nak.................................................................................................. 26
4.3.1. Kết quả mang lại cho VQG Kon Ka Kinh............................................. 27
4.3.2. Kết quả mang lại cho người dân làng Kon Nak .................................... 27
Chương 5: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP.................................................... 29
5.1. Những căn cứ và mục tiêu........................................................................ 29
5.1.1. Những căn cứ......................................................................................... 29
5.1.2. Nhiệm vụ và mục tiêu............................................................................ 30
5.2. Đề xuất các biện pháp............................................................................... 31
5.2.1. Các biện pháp về quản lí bảo vệ rừng ................................................... 31
5.2.1.1. Chống chặt phá lấn chiếm .................................................................. 31
5.2.1.2. Các biện pháp phòng chống cháy rừng .............................................. 31
Chương 6: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ................................ 33
6.1. Kết luận..................................................................................................... 33
6.2. Tồn tại và kiến nghị.................................................................................. 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 35
PHỤ LỤC ....................................................................................................... a

iii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

VQG

: Vườn quốc gia


UBND

: Uỷ ban nhân dân

PCCCR

: Phòng cháy chữa cháy rừng

iv


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự gia tăng dân số đã tạo áp lực lên những nguồn tài nguyên thiên nhiên như rừng,
đất rừng, nguồn nước…Cùng với đó là nhu cầu bức thiết của con người về lương thực,
thực phẩm và chỗ ở dẫn đến tình trạng rừng và đất rừng ngày càng bị thu hẹp, không
những về diện tích mà ngay cả chất lượng rừng cũng bị suy giảm nghiêm trọng. Từ độ che
phủ của rừng từ 43% vào năm 1943 giảm xuống còn 31,2% vào năm 1980 và chỉ còn
27,2% và năm 1990. Mặc dù nhà nước và các tổ chức khác đã có nhiều chính sách nhằm
tăng diện tích rừng hiện tại bằng cách trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, nhưng
như thế là chưa đủ vì rừng trồng mới chủ yếu là rừng trồng thuần loài nên không có sự đa
dạng về loài, mặt khác diện tích rừng tự nhiên còn lại chủ yếu là rừng nghèo và đang có
nguy cơ biến mất. Đó cũng là hậu quả tất yếu của việc sử dụng và khai thác rừng một cách
bừa bãi và không bền vững.
Khi mất rừng đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ mất đi “Một tấm lá chắn vững chãi”
mà tự nhiên ban tặng cho chúng ta. Khi đó, con người sẽ phải đối mặt với sự thay đổi khí
hậu toàn cầu với thiên tai lũ lụt, những đợt hạn hán kéo dài triền miên, và các vấn đề về
môi trường khác. Để cải thiện tình hình trên, cách tốt nhất là chúng ta cần tăng cường
công tác quản lí và bảo vệ rừng tốt hơn, chỉ có như vậy thì chúng ta mới có được “Một
tấm lá chắn vững chãi” trước những cơn giận dữ của thiên nhiên.

Cũng từ những lí do trên mà trong những năm gần đây nhà nước và các cơ quan, tổ
chức khác đã và đang đặc biệt quan tâm tới các công tác giao khoán quản lí và bảo vệ
rừng cho người dân vùng sâu vùng xa. Đó là những người sống gần rừng và có cuộc sống
trực tiếp tác động vào rừng và phụ thuộc vào rừng, chính họ mới là người quản lí và bảo
vệ rừng hiệu quả nhất.
1


Vậy thì việc giao khoán quản lí và bảo vệ rừng được thực hiện ra sao? Kết quả của
nó đem lại là gì? Quyền lợi và nghĩa vụ của người dân được nhận khoán rừng sẽ được
thực hiện như thế nào? …Từ những vấn đề trên mà tôi tiến hành làm tiểu luận tốt nghiệp
cuối khóa với đề tài: “Nghiên cứu việc giao khoán quản lí bảo vệ rừng tại làng Kon Nak
xã Hà Đông huyện Đăk Đoa tỉnh Gia Lai”.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Vị trí địa lý, đặc điểm của khu vực nghiên cứu
Xã Hà Đông cách thị trấn huyện Đăk Đoa 54 km về phía bắc, là xã vùng III đặc
biệt khó khăn của huyện Đăk Đoa tỉnh Gia Lai, là vùng căn cứ địa cách mạng trong 2
cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của dân tôc.
Toàn xã có 5 làng: Làng Kon Nak, làng Kon Ma Har, làng Kon Jốt, làng Kon Sơ
Lôck và làng Kon Rơng Dram sống quần cư dọc theo suối Đak Pơ Kei.
2.1.1. Vị trí địa lý
Xã Hà Đông nằm về phía bắc và cách thị trấn Đăk Đoa 54 km.
- Phía Bắc: Giáp Huyên Kon Plông – Tỉnh Kon Tum:
- Phía Nam: Giáp Xã Ayun – Huyện Mang Yang và xã Đak Sơmei;
- Phía Đông: Giáp Xã Kon Pne – Huyện Kbang;

- Phía Tây: Giáp Xã Hà Tây – Huyện Chư Păh.
Có tọa độ địa lý như sau:
- Vĩ độ Bắc: Từ 140 13’ 11’’ đến 140 23’ 18’’;
- Kinh độ Đông: Từ 1080 12’ 00’’ đến 1080 28’02’’.
21.2. Điều kiện, đặc điểm tự nhiên của khu vực nghiên cứu
2.1.2.1. Địa hình
Xã Hà Đông nằm về phía Bắc huyện Đăk Đoa, địa hình có xu hướng thấp dần từ
Đông sang Tây. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 900 m, nơi cao nhất là đỉnh
Kon Ngouk (1.588m) ở phía Đông của xã, giáp với huyện KBang, nơi thấp nhất là suối
Đak Pơ Kei (660 m) ở phía Tây của xã.

3


Dạng địa hình chủ yếu của xã là địa hình núi cao chia cắt mạnh, độ dốc lớn (phổ
biến có độ dốc >200), khả năng sản xuất nông nghiêp rất hạn chế, diện tích rừng bao phủ
còn lớn (7.425,5ha chiếm 38,1% diện tích tự nhiên của xã).
Ngoài ra, trong địa bàn xã còn có dạng địa hình sườn dốc ven suối. Trong dạng địa
hình này cần chú ý tới diện tích đất bồi lòng suối, có thể khai thác để phát triển sản xuất
cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày. Tuy nhiên, diện tích đất này nhỏ và hẹp về
chiều ngang.
2.1.2.2. Đất đai
Tổng diện tích của xã là 19.514 ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp và đất có khả năng sản zuất nông nghiệp: 1.303,1 ha;
- Đất lâm nghiệp và đất có khả năng sản xuất lâm nghiệp: 7.814,3 ha;
- Đất khác: 1.0337,1 ha.
Nhìn chung, Đất lâm nghiệp và đất có khả năng sản xuất lâm nghiệp của xã chiếm
tỷ lệ lớn (7.814,3 ha chiếm 40% tổng diện tích đất của toàn xã). Diện tích đất chưa được
khai thác sử dụng vào sản xuất còn nhiều (1.0337,1 ha chiếm 52,97% tổng diện tích đất
của toàn xã), chủ yếu ở dạng trảng cỏ và đồi núi trọc. Đây là một tiềm năng phát triển lâm

nghiệp và thu hút lực lượng lao đông địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và
môi trường, góp phần cùng cả nước trồng và phát triển 5 triệu ha rừng đến năm 2010.
2.1.2.3. Thổ nhưỡng
Theo kết quả điều tra của Viện Quy Hoạch và Thiết Kế Nông Nghiệp, đất xã Hà
Đông hình thành trên đá Macma axit (chủ yếu trên đá mẹ Granit), gồm 2 loại chủ yếu là
đất đỏ vàng trên đá Macma axit và đất xám trên đá Granit.
Đất có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, kết cấu rời rạc, độ PH từ 4,5 – 5,5 và
giảm dần theo độ sâu, giàu lân, nghèo kali, khả năng giữ nước kém, khả năng trao đổi và
hấp thụ lớn. Đất thích hợp để phát triển sản xuất lâm nghiệp.
2.1.2.4. Khí hậu
Khí hậu cao nguyên, chịu sự chi phối của gió mùa rõ rệt. Trong năm có 2 muà:
Mùa mưa đến muộn hơn so với các vùng khác của huyện, từ tháng 6 – 11 lượng mưa tập
trung nhiều (chiếm 90%), mùa khô kéo dài từ tháng 12 tới tháng 5 năm sau.
4


+ Nhiệt độ:
- Nhiệt độ trung bình năm: 31,50C;
- Nhiệt độ cao nhất trong năm: 34,40C;
- Nhiêt độ thấp nhất trong năm: 5,60C.
+ Lượng mưa bình quân năm: 2.088 mm.
+ Độ ẩm bình quân năm: 85%.
+ Gió: Tốc độ gió trung bình 3,5m/s, có 2 hướng gió chính:
- Mùa mưa hướng gió thịnh hành là Nam - Tây nam;
- Mùa khô hướng gió thịnh hành là Bắc – Đông bắc.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu thời tiết trong vùng thuân lợi để phát triển các loài
cây ngắn ngày như: khoai lang, ngô (bắp), sắn (mì),…và cây lâu năm như bời lời đỏ, cây
ăn quả, cây nguyên liệu.
II.1.2.5. Tài nguyên rừng
- Rừng gồm có: Rừng gỗ, rừng tre nứa, rừng hỗn giao.

- Trữ lượng gỗ của rừng thuộc xã Hà Đông khá lớn (1049570 m3) với các chủng
loại phong phú: Trắc, cẩm lai, dẻ, dổi, chò xót …Tuy nhiên, hiện nay do tập quán canh tác
lạc hậu của đồng bào địa phương nên hiện tượng phát rừng làm nương rẫy mới và phát rẫy
luân phiên để tạo đất canh tác cây lương thực (chủ yếu là sắn (mì)) đã làm tổn thất nhiều
đến tài nguyên rừng.
- Động vật rừng: Động vật rừng khá phong phú cả về số lượng cũng như chủng loại
như: Lợn rừng, nai, mang, hổ, gấu, khỉ, vượn, trăn, rắn…
2.2. Tình hình dân sinh kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu
2.2.1. Dân số
Đến cuối tháng 12 năm 2008, xã có 620 hộ với 3.190 khẩu, trong đó nữ 1637 người
(chiếm 48,4%). Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên khá cao (3,9%), dân số ở xã 97% là người
đồng bào bana.
2.2.2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng
- Y tế: Xã có 1 trạm y tế xã, nhà xây cấp IV, có 4 cán bộ y tế xã (3 y tá, 1 y sĩ),
nhưng còn thiếu nhà ở cho cán bộ y tế và nhà cho bệnh nhân nội trú.
5


- Giáo dục: Toàn xã có 30 phòng học, 2 nhà ở giáo viên và 150 bộ bàn ghế học sinh
(có một trường THCS tại trung tâm xã). Xã có 30 cán bộ giáo viên (10 cao đẳng, 7 trung
cấp, 13 sơ cấp), tỷ lệ huy đông học sinh trong độ tuổi đi học là 85%.
- Giao thông: Hệ thống giao thông thuộc địa bàn xã Hà Đông hiện tại chất lượng
còn rất kém. Hệ thống cầu cống và đường chưa được xây dựng nên về mùa mưa lũ giao
thông đi lại bị gián đoạn và rất khó khăn.
- Thủy lợi: trên địa bàn xã có 2 công trình thủy lợi nhỏ kiên cố phục vụ tưới tiêu
cho 15 ha đất nông nghiệp, chủ yếu của 2 làng Kon Jốt và Kon Rơng Dram.
2.3. Làng Kon Nak (thuộc xã Hà Đông)
Làng Kon Nat thuộc xã Hà Đông có ranh giới như sau:
-


Phía Đông giáp làng Kon Jôt và một phần Vườn quốc gia Kon Ka Kinh;

-

Phía Tây giáp Trung tâm xã Hà Đông;

-

Phía Nam giáp làng Kon Ma Har và một phần Vườn quốc gia Kon Ka Kinh;

-

Phía Bắc giáp làng Kon Sơ Lôk.

Làng có tổng diện tích đất là 19.000 ha, có hai con suối chảy qua, một trục đường
chính chạy qua làng, và hiện tại làng đã có điện (từ năm 2005).
Làng có 104 mái nhà với 119 hộ gia đình sinh sống với số dân là 743 người.
2.4. Vườn quốc gia Kon Ka Kinh
2.4.1. Vị trí địa lý
Vườn quốc gia Kon Ka Kinh nằm ở phía đông bắc tỉnh Gia Lai, cách thành phố
Pleiku 50 km về phía Đông Bắc, phân bố trên phạm vi ranh giới của 5 xã thuộc 3 huyện:
Kbang, Mang Yang và huyện Đăk Đoa tỉnh Gia Lai.
+ Ranh giới:
-

Phía Bắc: giáp tỉnh Kon Tum và một phần xã Đăk Roong huyện Kbang;

-

Phía nam: giáp xã Hà Ra và một phần xã A Jun huyện Mang Yang;


-

Phía Đông: giáp một phần xã Đăk Roong và xã Lơ Ku huyện Kbang;

-

Phía Tây: giáp một phần xã Hà Đông huyện Đăk Đoa.

+ Quy mô diện tích: Tổng diện tích tự nhiên của Vườn quốc gia Kon Ka Kinh là
41.780 ha. Phân bố trong 44 tiểu khu như sau: 18, 23, 31, 62, 63, 64, 65A, 56C, 67B, 58,
6


70B, 71, 73B, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 81, 85, 86, 88, 91, 92, 95, 98, 101, 102, 104, 105,
106, 107, 108, 109, 110, 405, 411, 414, 432, 434, 435, 436.
2.4.2. Địa hình, địa thế
Vườn quốc gia Kon Ka Kinh nằm ở nơi tiếp giáp giữa cao nguyên Pleiku với cao
nguyên Kon Hà Nừng. Nơi đây là khu rừng gồm nhiều dãy núi có độ cao trung bình 1.200
– 1.500 m, với đỉnh Kon Ka Kinh cao 1.748 m, độ cao thấp nhất là vùng phía Đông của
Vườn quốc gia với độ cao 600m. Nhìn chung, địa hình của VQG Kon Ka Kinh thấp dần
từ Bắc xuống Nam, với kiểu địa hình núi trung bình là chủ yếu.
2.4.3. Tài nguyên rừng
Theo kết quả kiểm kê rừng năm 1999 và kết quả điều tra bổ sung năm 2003, hiện
trạng các loại đất đai và hiện trạng rừng của Vườn quốc gia Kon Ka Kinh như sau:
Biểu 1. Diện tích các loại đất đai và trữ lượng các loại rừng VQG Kon Ka Kinh
Số

Loại đất, loại rừng


Diện tích (ha)

Trữ lượng gỗ (m3)
Tre nứa 1000 cây

TT
Tổng diện tích tự nhiên

41.780

I

Đất có rừng

33.146,1

5.321.623

1

Rừng tự nhiên

33.020,9

5.321.623

1.1

Rừng lá rộng thường xanh


31.767,7

5.055.071

-

Rừng giàu

9.052,0

2.321.494

-

Rừng trung bình

7.965,4

1.433.772

-

Rừng nghèo

5.287,1

581.581

-


Rừng non

6.159,9

491.784

-

Rừng cằn

2.830,5

226.440

-

Rừng tre nứa

472,8

4.728

1.2

Rừng hôn giao lá rộng lá kim

1.253,2

266.552


-

Rừng giàu

621,7

174.076

-

Rừng trung bình

403,0

72.540

7


-

Rừng nghèo

55,2

6.072

-

Rừng non


173,3

13.864

2

Rừng trồng

125,2

II

Đất nông nghiệp

565,9

III

Đất chuyên dụng

19,5

IV

Đất ở

9,0

V


Đất khác

8.039,5

-

Trảng cỏ

1.114,5

-

Trảng cây bụi

4.159,4

-

Trảng cây gỗ rải rác

2.568,2

-

Sông suối

197,4

- Hệ thực vật rừng:

Do đặc điểm về địa hình và núi cao kết hợp với các yếu tố về khí hậu, đất đai, và
các nhân tố hình thành rừng khác đã tạo cho hệ thực vật rừng ở Vườn quốc gia Kon Ka
Kinh rất phong phú và đa dạng.
Qua kết quả điều tra hệ thực vật rừng của Vườn quốc gia Kon Ka Kinh bước đầu
đã thống kê được 687 loài thực vật thuộc 459 chi và 140 họ. Trong đó nghành thực vật
cây hạy kín hai lá mầm chiếm đa số (với104 họ, 337 chi, 582 loài). Tiếp đó là nghành hạt
kín một lá mầm (15 họ, 82 chi, 111 loài). Các nghành khuyết thực vật có 16 họ, 32 chi,
với 40 loài. Nghành hạt trần có 5 họ, 8 chi và 8 loài.
Biểu 2. Thành phần hệ thực vật VQG Kon Ka Kinh
TT

Nghành thực vật

Họ

Chi

Loài

I

Nghành hạt kín hai lá mầm

104

337

528

II


Nghành hạt kín một lá mầm

15

82

111

III

Nghành hạt trần

5

8

8

IV

Các nghành khuyết thực vật

16

32

40

1


Nghành Thông (Lycobodiphyta)

2

3

4

8


2

Nghành Tháp bút (Equisetophyta)

1

1

1

3

Nghành Dương xỉ (Polypodiophyta)

13

28


35

Tổng

140

459

687

Kết quả cho thấy: Vườn quốc gia Kon Ka Kinh có hệ thực vật rất phong phú, đa
dạng về thành phần loài. Đặc biệt có nhiều loài thực vật quý hiếm cần phải bảo tồn ngồn
gen.
-

Hệ động vật rừng:

Kết quả điều tra hệ động vật rừng Vườn quốc gia Kon Ka Kinh cho thấy có 428
loài động vật. Trong đó có 223 loài động vật có xương sống ở cạn thuộc 34 bộ và 74 họ
khác nhau và 205 loài động vật không xương sống thuộc 10 họ trong bộ cánh vẩy.
Biểu 3. Thành phần hệ động vật VQG Kon Ka Kinh
Hệ động vật

Bộ

Họ

Chi

Động vật có xương sống


23

74

223

Lớp thú

8

19

42

Lớp chim

11

34

130

Lớp bò sát

3

10

29


Lớp ếch nhái

1

5

22

Động vật không xương sống

1

10

205

Bướn

1

10

205

Tổng

24

84


428

Nhưng hiện nay do đặc điểm về vị trí địa lý có ranh giới tiếp giáp với 3 huyện:
KBang, Mang Yang và huyện Đăk Đoa – tỉnh Gia Lai, cùng với đó diện tích của Vườn
quốc gia Kon Ka Kinh tương đối lớn (41.780 ha), lên công tác quản lí bảo vệ rừng và
phòng chống cháy rừng gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là vào các tháng mùa khô.Bên
cạnh đó, do tập quán đốt rừng làm nương rẫy của người dân tộc thiểu số sống gần rừng và
phụ thuộc vào rừng và nguồn nhân lực của Vườn quốc gia quá mỏng nên gặp rất nhiều
khó khăn trong công tác quản lí bảo vệ cũng như các hoạt động khác của Vườn quốc gia.
9


Từ những khó khăn trên, Vườn quốc gia đã tiến hành các giải pháp cải thiện và
giải quyết khó khăn. Trong đó, đáng lưu ý nhất là giải pháp giao khoán quản lí bảo vệ
rừng cho người dân có cuộc sống gần rừng. Cụ thể là làng Kon Nat với vị trí địa lí tự
nhiên giáp ranh với Vườn quốc gia (giáp với 2 tiểu khu 405 và 411), đã được giao khoán
quản lí bảo vệ rừng (QLBVR)

Ö

Nhận định về tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội tại khu vực nghiên cứu và ảnh

hưởng của nó tới công tác giao khoán quản lí bảo vệ rừng của Vườn quốc gia:
+ Thuận lợi
- Nguồn lao động tương đối dồi dào. Đây là nguồn lao động tại chỗ nên thuận lợi
cho việc phát triển lâm nghiệp và công tác quản lí bảo vệ rừng của Vườn Quốc Gia kon
Ka Kinh. Nguồn lao động này đủ để đáp ứng cho những hoạt động của Vườn Quôc Gia
như chăm sóc, quản lí bảo vệ, phòng chống cháy rừng,…
- VQG Kon Ka Kinh được nhà nước và chính quyền địa phương quan tâm và ưu

tiên phát triển thông qua các chính sách kinh tế – xã hội nên các hoạt động của VQG Kon
Ka Kinh tại địa bàn tương đối thuận lợi.
+ Khó khăn
- Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, hệ thống giao thông trong vùng còn rất khó khăn
trong mùa mưa.
- Lực lượng lao động tại vùng chủ yếu là người dân tộc thiểu số nên trình độ kĩ
thuật chưa cao.
- Trình độ dân trí thấp, nhận thức của người dân về việc quản lí bảo vệ rừng còn
chưa cao nên việc giáo dục ý thức cho người dân về công tác quản lí bảo vệ rừng gặp khó
khăn.
- Phần diện tích rừng của VQG với địa hình khá hiểm trở và phức tạp với nhiều dốc
đứng và núi cao nên công tác quản lí bảo vệ đặc biệt là công tác phòng cháy và chữa cháy
rừng gặp nhiều khókhăn.

10


Chương 3
MỤC TIÊU – NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu và phân tích được những đặc trưng của việc giao khoán quản lí bảo vệ
rừng tại địa bàn nghiên cứu để từ đó tìm ra cách thức giao khoán quản lí bảo vệ rừng hiệu
quả nhất.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu công tác giao khoán quản lí bảo vệ rừng tại địa điểm nghiên cứu.
- Tìm hiểu công tác quản lí bảo vệ rừng theo hướng cộng đồng tại địa điểm nghiên
cứu.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Ngoại nghiệp
- Khảo sát, thu thập thông tin, số liệu về địa bàn nghiên cứu.

- Thu thập các thông tin, số liệu có liên quan tới công tác quản lí bảo vệ rừng tại
địa bàn nghiên cứu.
- Thu thập thông tin thứ cấp có sẵn: gồm các quyết định, chỉ thị, thông tư, báo cáo
từ các nguồn cung cấp như chính quyền xã, trạm kiểm lâm tại Vườn quốc gia…
- Thu thập thông tin trực tiếp.
- Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân
cùng với phỏng vấn trực tiếp để tìm hiểu thông tin về tình hình giao khoán và quản lí bảo
vệ rừng tại địa bàn nghiên cứu.
- Thông qua việc sử dụng công cụ thăm dò và la cà để xác định nguyên nhân, tình
hình thực tế của tài nguyên rừng và nguồn lực hiện có.

11


- Tiến hành lập sơ đồ SWOT nhằm phân tích điểm mạnh, điểm yếu, nguy cơ và cơ
hội mang lại cho rừng khi giao khoán quản lí bảo vệ rừng tới người dân. Xác định tính
khả thi và hiệu quả của công tác này.
3.3.2. Nội nghiệp
- Từ những thông tin, số liệu thu thập được, tiến hành làm sạch thông tin, số liệu,
xử lý số liệu, từ đó đánh giá kết quả có được.

12


Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Cách thức giao khoán quản lí bảo vệ rừng của VQG Kon Ka Kinh cho làng Kon
Nak
4.1.1. Hình thức giao rừng
Từ công điện 55/2004/TTg của thủ tướng chính phủ về việc giao khoán quản lí bảo

vệ rừng tới tay người dân (có hiệu lực từ năm 2004 tới năm 2010). Vườn Quốc Gia Kon
Ka Kinh ra chỉ thị giao khoán rừng thuộc Vườn Quốc Gia cho các hộ dân có nương rẫy
gần rừng, nhằm để họ không lấn chiếm rừng và trực tiếp tham gia quản lí bảo vệ những
diện tích rừng gần nương rẫy của họ. Đây là một biện pháp mang tính khả thi cao vì nó
thảo mãn những mục tiêu sau:
- Ngăn chặn được hành vi lấn chiếm rừng, phá rừng làm nương rẫy của người dân có
nương rẫy gần rừng vì lợi ích và nghĩa vụ của người dân gắn liền với những diện tích
rừng này.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm quản lí bảo vệ rừng của người dân sống gần rừng và
xung quanh rừng.
- Góp phần tăng thu nhập cho người dân, giúp người dân làm quen với kĩ thuật lâm
nghiệp hiện đại.
- Rừng thuộc VQG Kon Ka Kinh sẽ được quản lí bảo vệ tốt hơn.
Ngày 01/07/2004 VQG Kon Ka Kinh ra quyết định giao khoán quản lí bảo vệ rừng
cho làng Kon Nak thuộc xã Hà Đông 966,3 ha rừng thuộc hai tiểu khu 405 và 411 (đây là
hai tiểu khu giáp ranh với làng Kon Nak).
Hiện trạng của 966,3 ha rừng khi tiến hành giao cho làng Kon Nak bao gồm:
- Trạng thái rừng II B: 59,1 ha;
- Trạng thái rừng IIIA1: 7 ha;
13


- Trạng thái rừng IIIA2: 352,8 ha;
- Trạng thái rừng IIIA3: 409 ha;
- Trạng thái rừng IVC: 168,4 ha.
VQG Kon Ka Kinh tiến hành giao khoán quản lí bảo vệ rừng cho cộng đồng làng
Kon Nak. Trong đó đứng ra chịu trách nhiệm trên giấy tờ cùng với sự giằng buộc về pháp
lí thì có 40 hộ gia đình tại làng Kon Nak và cùng với trưởng thôn, già làng đứng ra chịu
trách nhiệm.
Trước khi giao rừng cán bộ kiểm lâm gặp già làng, trưởng thôn và căn cứ vào hiện

trạng rừng để xác định vị trí phân lô, khoảnh và chia cho những hộ có nương rẫy gần rừng
trước rồi mới tới các hộ khác (có nương rẫy xa rừng hơn). Đây là cách chia theo hướng ưu
tiên đảm bảo quyên lợi cho cả hai phía là người dân có nương rẫy gần rừng dễ quản lí bảo
vệ và rừng của VQG được bảo vệ tốt nhất.
Toàn bộ diện tích rừng (966,3 ha) được chia làm 40 lô, mỗi lô có diện tích từ 19 ha
- 30 ha tùy theo vị trí địa hình của từng lô.Ứng với đó là 40 hộ trên danh sách được nhận
nừng.
Khi giao rừng có mặt 40 hộ được nhận rừng ở đó cùng với dân làng, già làng,
trưởng thôn, và một sô người đại diện của chính quyền xã.
Trên giấy tờ có 40 hộ dân tương ứng với 40 lô rừng (toàn bộ công việc này nhằm
đảm bảo thủ tục về mặt pháp lí), nhưng thực chất công việc quản lí bảo vệ rừng thì cả
cộng đồng làng tham gia và lợi ích được chia đều theo công việc. Đây là một hướng đi
mới trong công tác giao khoán QLBVR, nó mang lại lợi ích thiết thực và mang tính cộng
đồng cao (việc quản lí bảo vệ rừng theo hướng cộng đồng này là do cả làng họp bàn và đi
đến thống nhất quyết định trên)
Những qui ước khi giao rừng thuộc VQG Kon Ka Kinh với người dân:
- Một là người dân phải đi vào rừng kiểm tra 2 tuần 1 lần vào mùa khô hoặc 1
tháng 1 lần vào mùa mưa. Khi phát hiện lâm tặc phá rừng, cây gỗ bị chặt, có bẫy động vật
hay bất cứ hành vi xâm phạm đến rừng nào khác thì cử người về báo cho trạm kiểm lâm
tại địa bàn khi đó trạm kiểm lâm sẽ cùng với dân quân và dân làng cùng giải quyết.
- Việc phân công đi tuần tra quản lí bảo vệ rừng là do làng tự phân công.
14


- Cấm người dân vào rừng đốt rừng làm nương, rẫy hay săn bắt các động vật rừng
dưới mọi hình thức.
- Được hưởng lợi từ rừng như lấy một số loại lâm sản ngoài gỗ: Măng, mây, rau,
và một số loài cây thuốc.
- Nếu người dân có nhu cầu xây dựng nhà cưa thì làm đơn sẽ được cấp 4,5 m3 gỗ
lấy từ vùng đệm của VQG.

- Được nhận số tiền từ việc giao khoán quản lí bảo vệ rừng là 50.000 đồng/1 năm/1
ha rừng, đến cuối năm 2008 được điều chỉnh lên 100.000 đồng/1 năm/1 ha rừng.
4.1.2. Cách thức tổ chức quản lí bảo vệ rừng của Vườn Quốc Gia
VQG Kon Ka Kinh có nhiều trạm kiểm lâm quản lí. Tại xã Hà Đông có 1 trạm
kiểm lâm với 5 cán bộ kiểm lâm, trong đó có một người dân địa phương của làng Kon
Nak (trình độ chưa được đào tạo chính qui, chủ yếu làm công tác cầu nối cho trạm kiểm
lâm và người dân tại địa phương). Mỗi năm đều có 2 – 3 đợt trạm cử người đi học để
nâng cao trình độ chuyên môn và nghề nghiệp.
Trong trạm luôn có từ 2 – 3 người túc trực.
Trạm kiểm lâm tại xã Hà Đông quản lí 6 tiểu khu bao gôm: Tiểu khu 76, tiểu khu
77, tiểu khu 78, tiểu khu 79, tiểu khu 405 và tiểu khu 411. Với tổng diện tích lên tới 9360
ha, trong đó có hai tiểu khu được giao khoán quản lí bảo vệ cho người dân là 405 và 411
với diện tích là 966,3 ha.
Cách thức tổ chức quản lí bảo vệ rừng của trạm:
+ Mùa mưa:
- Cán bộ kiểm lâm tại trạm đi kiểm tra rừng 2 lần/1 tháng, và mỗi lần đi như vậy
đều có từ 2 – 3 người cùng đi, còn lại trực tại trạm.
- Cứ mỗi tháng một lần vào mùa mưa cán bộ tại trạm đi kiểm tra công tác quản lí
bảo vệ rừng của người dân băng cách đi kiêm tra rừng kết hợp đi cùng với người dân.
- Khi đi kiểm tra nhằm mục đích phát hiện và ngăn ngừa các hành vi săn bắn động
vật rừng, trộm gỗ rừng và các hành vi xâm phạm tới rừng khác.
+ Mùa khô:

15


- Cán bộ kiểm lâm tại trạm đi kiểm tra rừng 1 lần/1 tuần và mỗi lần đi cũng có từ 2
– 3 nười cùng đi, số còn lại trực tại trạm.
- Kết hợp đi kiểm tra rừng cùng với người dân 2 tuần/1 lần.
- Vào mùa khô cán bộ của VQG sẽ xuống địa bàn và cùng với cán bộ kiểm lâm tại

trạm và người dân đi kiểm tra rừng 2 lần.
- Công tác kiểm tra rừng vào mùa khô nhằm mục đích phát hiện và ngăn ngừa các
hành vi chặt phá rừng làm nương rẫy, săn bắt động vật rừng, ngăn chăn các hành vi đốt
nương rẫy gần rừng có nguy cơ gây cháy rừng, và các hành vi sử dụng lửa không đảm bảo
trong rừng hoặc gần rừng.
- Vào mùa khô công tác được ưu tiên quan trọng hơn cả chính là công tác phòng
chống cháy rừng.
4.1.3. Công tác tuyên truyền và xử lí vi phạm
4.1.3.1. Công tác tuyên truyền của VQG Kon Ka Kinh
- Trước khi giao rừng cho người dân, cán bộ kiểm lâm của VQG đi xuống làng tìm
hiểu tình hình và nguyện vọng của người dân bằng cách trực tiếp hỏi người dân và thông
qua già làng, trưởng thôn rồi mới tiến hành giao rừng cho người dân theo phương thức
hiệu quả nhất.
- Cán bộ của VQG Kon Ka Kinh 1 năm xuống làng 2 lần để tuyên truyền hướng
dẫn, phát các tài liệu về công tác quản lí bảo vệ rừng cho người dân.
- Vận động người dân không phát rừng làm nương rẫy, chặt phá rừng, săn bắt động
vật rừng.
- Khuyên người dân có nương rẫy gần rừng thì hạn chế đốt và đốt có kiểm soát để
tránh xảy ra hiện tượng cháy rừng.
- Một số người dân có nương rẫy gần rừng hay ở bìa rừng thì vận động họ không
làm ở những diện tích đó nữa và để cho cây cối mọc trở lại.
- Công tác phòng chống cháy rừng vào mùa khô được các cán bộ của trạm kiểm
lâm tuyên truyền tới từng hộ dân.
- Các cán bộ kiểm lâm hàng năm tổ chức hướng dẫn cho người dân cách làm đai
trắng cản lửa tại rừng.
16


- Công tác PCCCR mới dừng lại ở mức độ tuyên truyền.
- Ngoài ra, mỗi năm 1 lần Phòng giáo dục môi trường và du lịch sinh thái ( tổ chức

này không thuộc VQG Kon Ka Kinh) tổ chức một đợt tuyên truyền về lợi ích của rừng
cho đối tượng là học sinh từ lớp 5 – 7 tại trường, kết hợp phát tờ rơi và tổ chức chiếu
phim có nội dung liên quan tới rừng (đây là sự kết hợp của các tổ chức có liên quan cùng
tham gia vào công tác quản lí bảo vệ rừng).
- Ngoài ra cán bộ kiệm lâm tại trạm còn tới từng nhà để tiến hành tuyên truyền về
công tác QLBVR cho nhười dân.
- Cán bộ truyền đạt thông tin cho nngười dân chủ yếu thông qua anh Nơh-cán bộ
kiểm lâm tại trạm, hoặc già làng, trưởng thôn. Đây là những người có uy tín và có “tiếng
nói” ở trong làng.
- Mỗi buổi tuyên truyền như vậy người dân thường tập trung tại nhà Rông , sau đó
người dân được ăn bánh kẹo và nhận được số tiền là 20.000 đồng để ăn trưa và đổ xăng
về nhà, một phần để kích lệ tinh thần của người dân
- Đa số công tác tuyên truyền hầu như chỉ bằng lời mà không có thực hành hướng
dẫn cụ thể trên hiện trường thực tế.
4.1.3.2. Sự tham gia của người dân trong công tác tuyên truyền của VQG
- Mỗi năm 2 lần người dân đều tập trung tại nhà Rông để nghe cán bộ kiểm lâm
hoặc cán bộ từ VQG tới tuyên truyền về công tác quản lí bảo vệ rừng.
- Ngoài ra, người dân còn được tuyên truyền về công tác phòng chống cháy rừng
và chữa cháy rừng.
- Những người đi nghe tuyên truyền là những người trực tiếp tham gia vào công
tác quản lí bảo vệ rừng,đa số là nam giới, còn phụ nữ thì không được tham gia.
- Mỗi lần có đợt tuyên truyền tập trung như vậy thì họ sẽ được già làng, trưởng
thôn hoặc cán bộ kiểm lâm tại trạm thông báo cho biết.
- Khi họ bị ốm đau hoặc có việc bận không thể đi thì họ sẽ vắng mặt.
- Sau khi được nghe tuyên truyền thì già làng, trưởng thôn và anh Nơh sẽ giải thích
cho người dân hiểu và hướng dẫn họ làm theo.

17



- Người dân rất tích cực tham gia và làm theo nhưng khi làm theo thì gặp rất nhiều
khó khăn vì họ không được thấy cán bộ hướng dẫn thực hành trên thực tế.

Ö Nhận xét chung về công tác tuyên truyền và sự tham gia của người dân trong công
tác tuyên truyền.
- Công tác tuyên truyền có nhiều hình thức khác nhau như gián tiếp thông qua học
sinh ( Phòng giáo dục môi trường và du lịch sinh thái tổ chức) hay trực tiếp tới người dân
bằng việc trung người dân tại nhà Rông hay đến từng nhà tuyên truyền của cán bộ kiểm
lâm.
- Người dân tích cực tham gia nhưng còn bị động nên họ thường không có thắc
mắc hay phản hồi ý kiến. Công tác tuyên truyền mang tính một chiều từ Vườn Quốc Gia.
- Công tác tuyên truyền tới học sinh (từ lớp 5–7) là một công tác tuyên truyền gián
tiếp, sáng tạo và hiệu quả nó mang lại là rất lớn. Vì học sinh ở độ tuổi này các em đã hiểu
biết, các em sẽ hiểu đươc những gì được tuyên truyền và sẽ làm theo, không những các
em làm theo mà các em sẽ trở thành những người tuyên truyền tốt nhất khi các em về
cộng đồng làng, chính các em sẽ làm và thu hút được nhiều người cùng tham gia hơn. Vì
vậy, mà nên tổ chức nhiều đợt tuyên truyền tới đối tượng là các em học sinh hơn.
- Trong công tác tuyên truyền thì vai trò của già làng, trưởng thôn và cán bộ người
địa phương là rất tích cực và mang lại hiệu quả nhanh chóng. Vì vậy, cần thúc đẩy và
khuyến khích những cá nhân này hơn nữa. Khi đó họ sẽ tham gia tích cực và công tác
tuyên truyền sẽ mang lại hiệu quả hơn.
- Đối tượng tham gia đi nghe tuyên truyền là nam giới,trong khi nữ giới lại không
được tham gia. Vì vậy,nên cho cả nữ gới tham gia vào công tác này.
- Công tác tuyên truyền chỉ dừng lại ở lí thuyết mà chưa có thực hành cụ thể, nên
người dân rất khó làm theo. Vì vậy, cần kết hợp tuyên truyền bằng nhiều hình thức và có
kết hợp với thực hành cụ thể trên thực tế.
- Công tác tuyên truyền không chỉ mang lại những hiệu quả trước mắt mà nó còn
mang lại những hiệu quả lâu dài. Công tác này góp phần nâng cao ý thức quản lí bảo vệ
rừng của người dân, giúp người dân tiếp cận với các tiến bộ lâm nghiệp. Bên cạnh đó, lợi
ích thiết thực nhất mà công tác này mang lại chính là rừng được quản lí bảo vệ tốt hơn.

18


4.1.3.3. Công tác xử lí vi phạm
Khi xảy ra những vụ việc vi phạm công tác quản lí bảo vệ rừng như lấn chiếm,
chặt phá rừng làm nương rẫy, săn bắt động vật rừng… thì kiểm lâm tại trạm sẽ kết hợp
với xã và làng cùng xử lí như sau:
- Một: Tiến hành đình chỉ (nếu là chặt phá rừng làm nương rẫy), hoặc thu hồi
phương tiện như xe, bẫy, sung săn bắn động vật rừng khi xảy ra vụ việc sắn bắt động vật
rừng, hoặc khai thác vận chuyển lâm sản trái phép.
- Hai: Tiến hành phạt hành chính theo nghị định 159 của chính phủ về xử lí vi
phạm hành chính trong lĩnh vực quản lí bảo vệ rừng và quản lí lâm sản năm 2005.
- Ba: Nếu người vi phạm là người địa phương thì tiến hành thông báo cho thôn
làng và xã cùng xử lí (làng sẽ tiến hành xử phạt theo luật làng tùy theo mức độ vi phạm).
- Bốn: Bắt người vi phạm viết giấy cam kết không tái phạm hành vi vi phạm công
tác quản lí bảo vệ rừng.
Nhận xét: Công tác xử lí vi phạm được tiến hành đúng luật định và tuân thủ
nghiêm chỉnh các điều luật của chính phủ. Công tác xử lí vi phạm có hiệu quả, nó sẽ góp
phần dăn đe và ngăn chặn các hành vi vi phạm công tác quản lí bảo vệ rừng. Nói chung,
công tác xử lí vi phạm có tình có lí và nhận được sự ủng hộ của người dân địa phương.
4.1.4. Lợi ích mang lại cho VQG khi giao khoán quản lí bảo vệ rừng cho người dân.
- Cán bộ tại trạm kiểm lâm được sẻ chia công việc, giảm bớt được gánh nặng công
việc.
- Người dân có ý thức hơn trong việc quản lí bảo vệ rừng, không còn xảy ra hiện
tượng lấn chiếm rừng làm nương rẫy.
- Tạo sự gắn bó, liên kết giữa người dân – Rừng – Vườn quốc gia.
- Tạo điều kiện cho cán bộ tại trạm kiểm lâm có thời gian học tập, nâng cao chuyên
môn, nghiệp vụ và có thời gian nghỉ ngơi.
- Lợi ích mang lại cho Vườn quốc gia khi giao khoán quản lí bảo vệ rừng cho
người dân được thể hiện trong khung SWOT dưới đây:


19


×