Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

TÌM HIỂU ĐỘNG LỰC THAY ĐỔI HTSD ĐẤT CỦA XÃ PHÚC THỌ VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA KỸ THUẬT GIS, TẠI BQLR LÁN TRANH, HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG TRONG GIAI ĐOẠN 20002005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (852.84 KB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU ĐỘNG LỰC THAY ĐỔI HTSD ĐẤT CỦA
XÃ PHÚC THỌ VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA KỸ THUẬT GIS,
TẠI BQLR LÁN TRANH, HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH
LÂM ĐỒNG TRONG GIAI ĐOẠN 2000-2005

Họ và tên sinh viên: VÕ TIẾN PHONG
Ngành: LÂM NGHIỆP
MSSV: 05114110
Niên khóa: 2005-2009

TP. HCM, tháng 07 / 2009


TÌM HIỂU ĐỘNG LỰC THAY ĐỔI HTSD ĐẤT CỦA XÃ PHÚC THỌ
VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA KỸ THUẬT GIS, TẠI BQLR LÁN TRANH,
HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG TRONG GIAI ĐOẠN 2000-2005

Tác giả

VÕ TIẾN PHONG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Lâm nghiệp

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Phạm Trịnh Hùng



TP.HCM, tháng 07 năm 2009
i


LỜI CẢM ƠN
Suốt quá trình 4 năm Đại học, tôi đã được trao dồi thêm kiến thức, được quen
biết nhiều bạn bè, được thầy cô truyền đạt nhiều vốn kiến thức quý giá và nhận được
rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan (thực tập). Đến nay tôi có thể hoàn
thành đề tài “Tìm hiểu động lực thay đổi HTSD đất của xã Phúc Thọ với sự hỗ trợ của
kĩ thuật GIS, tại BQLR Lán Tranh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn
2000 - 2005”. Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành sâu sắc đến:
- Quý Thầy, Cô trường Đại học Nông Lâm – TP. HCM và quý Thầy Cô khoa
Lâm nghiệp đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt
quá trình học tập tại trường Đại học Nông Lâm – TP. HCM để tôi được như ngày hôm
nay.
- Đặc biệt tôi xin chân thành cám ơn sâu sắc Thầy TS. Phạm Trịnh Hùng đã
trực tiếp hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành đề tài này.
- Ban quản lý rừng Lán Tranh - huyện lâm Hà - tỉnh Lâm Đồng, UBND xã
Phúc Thọ và phòng tài nguyên, môi trường Tỉnh Lâm Đồng đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
- Cho tôi gửi lời cám ơn tới gia đình anh Võ Kim Lan, cùng bà con trong xã
Phúc Thọ đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập đề tài.
- Cám ơn gia đình và bạn bè đã khuyến khích, động viên và hỗ trợ tôi để tôi
hoàn thành khóa học.
Do hạn chế về mặt thời gian và điều kiện nghiên cứu, tôi cũng đã cố gắng hoàn
thành tốt đề tài, nhưng khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận
được những ý kiến đóng góp chân thành của quý thầy cô cùng các bạn.
Xin chân thành cám ơn!
TP.HCM, ngày 11tháng 07 năm 2009

Sinh viên
Võ Tiến Phong

ii


Sự thay đổi các hệ thống sử dụng đất đã mang lại những hệ quả rất lớn. Trong
khi đó, phần lớn các diện tích đất rừng đang dần bị chuyển đổi sang canh tác nông
nghiệp, một phần dân cư của các cộng đồng dân tộc tại chỗ đã và đang thay đổi các hệ
thống canh tác truyền thống tại địa phương, một phần dân cư khác từ các tỉnh đông
dân, thiếu đất canh tác, nên đã kéo nhau đến nhập cư lên các vùng kinh tế mới. Khai
phá đất rừng, biến những khu đất đó cho mục đích cư trú và chiếm đất phục vụ cho
nông nghiệp. Có rất nhiều câu hỏi đặt ra ? nhu cầu thị trường của các loại nông sản có
giá trị kinh tế cao, dưới áp lực tăng dân số hay tập quán canh tác của người dân, cùng
với đó là công tác bảo vệ, quản lý của cơ quan có thẩm quyền và ý thức của người dân
về tình trạng thay đổi hiện trạng đang diễn ra….
Vấn đề tổ chức, sử dụng quỹ đất hiện hữu nói chung và tình hình quản lý, bảo
vệ rừng hợp lý nói riêng càng trở nên quan trọng và cấp thiết tại xã Phúc Thọ, huyện
Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Do đó, chúng tôi tiến hành chọn lựa địa điểm nghiên cứu
này cho đề tài và đây cũng là nơi phù hợp cho việc lý giải các giả thuyết đặt ra cho sự
thay đổi hiện trạng sử dụng đất.
Với đề tài nghiên cứu là “Tìm hiểu động lực thay đổi HTSD đất của xã Phúc
Thọ với sự hỗ trợ của kĩ thuật GIS, tại BQLR Lán Tranh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm
Đồng trong giai đoạn 2000 - 2005”. Chúng tôi tiến hành thu thập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất trong hai giai đoạn ở UBND xã, BQLR Lán Tranh và phòng tài nguyên, môi
trường huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, cùng với tài liệu thu thập được chúng tôi tích
hợp dữ liệu vào bản đồ với sự hỗ trợ của kĩ thuật GIS.
Mục tiêu của đề tài: Mô tả hiện trạng sử dụng đất tại xã Phúc Thọ theo các giai
đoạn 2000, 2005. Sau đó phân tích động lực thay đổi của hiện trạng sử dụng đất trong
giai đoạn 2000 -2005.

Kết quả nghiên cứu đề tài: năm 2000 diện tích là 2447,29 ha đến năm 2005 đã
tăng con số diện tích lên là 3723,11 ha. Trong vòng 5 năm, đất nông nghiệp mở rộng
thêm diện tích là 1275,82 ha, vậy tính bình quân diện tích mỗi năm tăng lên 255,164
ha. Trái ngược với diện tích đất nông nghiệp thì diện tích rừng đã có một sự tụt giảm
từ con số là 6707,24 ha vào năm 2000 xuống 5882,94 ha vào năm 2005, giảm đi 824,3
iii


iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa .................................................................................................................. i
Lời cảm ơn................................................................................................................ ii
Tóm tắt ..................................................................................................................... iii
Mục lục..................................................................................................................... v
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................ vii
Danh sách các hình và các bảng............................................................................... viii
Chương 1 ........................................................................................................................1
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
U

1.1 Đặt vấn đề..................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................2
1.3 Giới hạn nghiên cứu ..................................................................................................2
Chương 2 ........................................................................................................................4
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .....................................................................................4
U


2.1 Một số khái niệm cơ bản ...........................................................................................4
2.1.1 Khái niệm về đất đai...............................................................................................4
2.1.2 Khái niệm về hệ thống sử dụng đất và thực trạng về diện tích của nước ta...........5
2.1.2.1 Khái niệm về hệ thống sử dụng đất .....................................................................5
2.1.2.2 Tình hình nghiên cứu đất rừng ở việt Nam .........................................................5
Chương 3 ......................................................................................................................11
ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU.........................................................................................11
U

3.1 Điều kiện tự nhiên ...................................................................................................11
3.1.1 Vị trí địa lý............................................................................................................11
3.1.2 Địa hình ................................................................................................................12
3.1.3 Khí hậu .................................................................................................................12
3.2 Tình hình dân sinh - xã hội......................................................................................13
3.3 Các nguồn tài nguyên ..............................................................................................14
3.3.1 Tài nguyên đất ......................................................................................................14
3.3.2 Tài Nguyên nước ..................................................................................................15
3.3.3 Tài nguyên rừng....................................................................................................16
v


3.3.4 Cảnh quan môi trường ..........................................................................................16
3.4 Tình hình phát triển kinh tế của xã..........................................................................16
3.4.1 Ngành nông nghiệp...............................................................................................16
3.4.2 Chăn nuôi..............................................................................................................17
3.4.3 Ngành lâm nghiệp.................................................................................................18
3.4.4 Tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ ............................................................................18
3.4.5 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập................................................................19
3.4.6 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội ................................20
3.4.7 Thủy lợi ................................................................................................................20

3.4.8 Mạng lưới điện .....................................................................................................20
3.4.9 Bưu chính - viễn thông .........................................................................................21
3.4.10 Giáo dục - đào tạo..............................................................................................21
3.4.11 Y tế .....................................................................................................................22
3.4.12 Văn hóa, thông tin, thể dục thể thao...................................................................22
Chương 4 ......................................................................................................................24
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP .............................................................................24
4.1 Cơ sở lựa chọn địa điểm nghiên cứu .......................................................................24
4.2 Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................24
4.3 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................25
4.3.1 Thu thập thông tin thứ cấp (ngoại nghiệp) ...........................................................25
4.3.2 Xử lý thông tin (nội nghiệp).................................................................................25
4.3.3 Quan sát thực địa ..................................................................................................27
Chương 5 ......................................................................................................................28
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................................28
5.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2000............................................................................28
5.1.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp.....................................................................30
5.1.2. Hiện trạng tài nguyên rừng..................................................................................31
5.1.3 Đất phi nông nghiệp .............................................................................................32
5.1.4 Đất chưa sử dụng..................................................................................................33
5.1.5 Đánh giá chung về tình hình hệ thống sử dụng đất ..............................................33
5.2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2005............................................................................33
vi


5.2.1 Đất nông nghiệp ...................................................................................................34
5.2.2 Đất lâm nghiệp .....................................................................................................36
5.2.3 Đất phi nông nghiệp .............................................................................................36
5.2.4 Đất chưa sử dụng..................................................................................................37
5.2.5 Đánh giá về hiện trạng sử dụng đất ......................................................................37

5.3 Phân tích thay đổi của HTSD đất năm 2000 và 2005 .............................................38
5.3.1 Nhóm đất nông nghiệp .........................................................................................38
5.3.2 Nhóm đất lâm nghiệp ...........................................................................................39
5.3.3 Nhóm đất phi nông nghiệp ...................................................................................39
5.3.4 Nhóm đất chưa sử dụng........................................................................................40
5.4 Động lực của việc thay đổi sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2005 ..............................41
5.4.1 Sự gia tăng dân số cơ học .....................................................................................42
5.4.2 Tác động của thị trường nông sản ........................................................................42
5.4.3 Sinh kế của người dân và nhận thức về tài nguyên rừng .....................................43
Chương 6 ......................................................................................................................46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................46
6.1 Kết luận....................................................................................................................46
6.2 Kiến nghị .................................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................48

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CT: Chương trình.
WB: World bank (Ngân hàng thế giới).
PRA: Participatory rural appraisal (Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia).
FAO: Food and agriculture organization of the united nations (Tổ chức lương thực
nông nghiệp liên hợp quốc).
GIS: Geographic information system (Hệ thống thông tin địa lý).
BQLR: Ban quản lý rừng.
HTSD:Hiện trạng sử dụng đất.
IUCN: The international union for conservation of nature (Liên minh quốc tế bảo tồn
thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên).
VLOS: The vietnamese library of science (Thư viện khoa học).

NĐ-CP: Nghị định – Chính phủ.

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 1. ..................................................................................................................... 11
Hình 2. ...................................................................................................................... 29
Hình 3. ...................................................................................................................... 29
Hình 4. ..................................................................................................................... 34
Hình 5. ...................................................................................................................... 34

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1....................................................................................................................... 28
Bảng 2....................................................................................................................... 30
Bảng 3....................................................................................................................... 33
Bảng 4....................................................................................................................... 35
Bảng 5....................................................................................................................... 38

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trước những áp lực phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay, thì quá
trình thay đổi sử dụng đất luôn diễn ra nhanh ở nhiều quy mô không gian khác nhau từ
cộng đồng cho đến vùng. Sự gia tăng dân số dẫn đến nhu cầu sử dụng đất cũng tăng

cao, trong khi đó đất đai thì có giới hạn và càng trở nên quý giá, do đó việc sử dụng
đất đai hiệu quả và bền vững là nhu cầu cấp thiết và cần được quy hoạch dài hạn. Việc
hiểu rõ các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi sử dụng đất đóng vai trò quan trọng đối
với chiến lược và chiến thuật quy hoạch sử dụng đất phù hợp với các giai đoạn phát
triển kinh tế xã hội.
Khi sự thay đổi hiện trạng sử dụng đất diễn ra thì tính chất bền vững có ý nghĩa
quan trọng liên quan đến các mặt:
+ Sinh thái, liệu các hệ thống sử dụng đất mới được hình thành có đảm bảo các
quá trình tái sản xuất của bản thân hệ thống hay tạo ra các tác động chi phối một cách
bất lợi đến tính bền vững như xói mòn, xuống cấp của đất, hủy hoại tài nguyên, thất
thoát đa dạng sinh học.
+ Kinh tế, sự chuyển dịch này có nghĩa là các hệ thống sử dụng đất chịu một
sự chi phối ngày càng mạnh mẽ của một nền kinh tế thị trường.
+ Xã hội, sự thay đổi này sẽ mang lại những tác động như thế nào đối với
người dân. Hệ quả của sự chuyển dịch đều có thể mang lại những tác động có ý nghĩa
đối với sự tồn tại và phát triển của các cư dân bản địa và cũng như đối với sự tồn tại
của các cư dân vừa đến. Nếu thay đổi hiện trạng như vậy, liệu có ảnh hưởng lớn đến
tính cân bằng của môi trường hay tính bền vững sinh thái cho con người hay không.
Khi xét đến sự thay đổi của yếu tố thì không thể xem thường hai yếu tố còn lại theo
tính bền vững (Phạm Trịnh Hùng, 1998).
1


Trong bối cảnh này, hiện trạng thay đổi sử dụng đất ở xã Phúc Thọ, huyện Lâm
Hà, tỉnh Lâm Đồng biến đổi nhanh, đời sống người dân vẫn còn nghèo, người dân còn
phụ thuộc vào tài nguyên rừng. Tình trạng lấn đất rừng làm nương rẫy cũng như
chuyển hóa các diện tích này thành các vùng canh tác nông nghiệp đang phổ biến tại
khu vực thuộc địa phần quản lý của BQLR Lán Tranh, huyện Lâm Hà. Theo số liệu
thống kê kể từ năm 1999 đến nay có đến 4200 ha rừng của ban quản lý rừng Lán
Tranh đã bị lấn chiếm, cùng với tình trạng lâm tặc tấn công lực lượng quản lý và bảo

vệ rừng đã diễn ra phổ biến (Quang Sáng, 2007). Tính riêng trong năm 2008 đã có đến
140 ha rừng bị thiệt hại, trong đó có khoảng trên 100 ha đã bị xâm lấn cho mục đích
nương rẫy (Nguyễn Thế, 2008). Đứng trước tình hình này câu hỏi đặt ra liên quan đến
thay đổi hệ thống sử dụng đất tại đây như thế nào, nguyên nhân nào đã dẫn đến tình
trạng này ? có phải vì di dân tự do, giá cả thị trường của các loại nông sản hay do tập
quán canh tác của người dân…Việc xác định được các nguyên nhân này sẽ đóng góp
một vai trò quan trọng giúp BQLR Lán Tranh có những định hướng quy hoạch lại hệ
thống sử dụng đất ở đây, đồng thời có các phương án ổn định đời sống người dân,
nhằm giảm bớt đi các áp lực đối với các vùng rừng hiện hữu. Trong bối cảnh này
chúng tôi đề xuất cho đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu động lực thay đổi HTSD đất của
xã Phúc Thọ với sự hỗ trợ của kĩ thuật GIS, tại BQLR Lán Tranh, huyện Lâm Hà,
tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn 2000 - 2005”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
+ Mô tả hiện trạng sử dụng đất tại xã Phúc Thọ theo các giai đoạn 2000, 2005.
+ Phân tích động lực thay đổi của hiện trạng sử dụng đất trong giai đoạn 2000 2005.
1.3 Giới hạn nghiên cứu
Do bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải 5 năm mới xây dựng, nên quá trình làm
đề tài gặp khó khăn trong giai đoạn hiện trạng sử dụng đất của những năm đã qua,
cùng với quá trình cán bộ công chức có sự thay thế, nên các tài liệu liên quan thu thập
được còn hạn chế. Vì vậy chúng tôi quyết định chọn 2 thời điểm năm 2000 và năm
2005 để nghiên cứu. Với điều kiện thời gian cho phép, chúng tôi chỉ cố gắng vận dụng
2


kiến thức đã học vào việc mô tả thay đổi hiện trạng của hệ thống sử dụng đất, để từ đó
phân tích quá trình thay đổi, nhằm đề ra những tác động hữu hiệu cho việc phát triển
của xu hướng của xã hội hiện nay.

3



Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1 Khái niệm về đất đai
Đất là một dạng tài nguyên vật liệu của con người. Đất có hai nghĩa: đất đai là
nơi ở, là nơi xây dựng cơ sở hạ tầng của con người, thổ nhưỡng là mặt bằng để sản
xuất nông lâm nghiệp (VLOS, 2008).
Theo FAO, đất đai là một nhân tố sinh thái bao gồm các thuộc tính sinh học và
tự nhiên tác động đến sử dụng đất. Các đặc trưng đó bao gồm: đặc trưng về thổ
nhưỡng, đặc trưng về khí hậu, sinh vật, con người, và một số đặc trưng khác như địa
hình địa mao, địa chất thủy văn.
Trước tiên phải kể đến là Docuchaev (1846 - 1903) là người sáng lập môn khoa
học đất – khoa thổ nhưỡng tự nhiên lịch sử hay phát sinh. Docuchaev đã xác định mối
quan hệ có tính quy luật giữa đất và điều kiện tự nhiên (khí hậu, địa hình, sinh vật, đá
mẹ và thời gian). Sự tạo thành đất theo Docuchaev là kết quả tác động của thể tự
nhiên. Tiếp theo là các nghiên cứu của nhiều nhà khoa học khác. Một vạt đất xác định
về mặt địa lý là một diện tích của bề mặt trái đất với thuộc tính tương đối ổn định,
hoặc thay đổi có tính chu kỳ có thể dự đoán của sinh quyển bên trên, bên trong, bên
dưới của nó như là: khí hậu, đất, điều kiện địa chất, điều kiện thủy văn, thực vật và
động vật cư trú, những hành động trước đây và hiện nay của con người ở chừng mực
mà các thuộc tính này có ảnh hưởng đến vấn đề sử dụng đất của con người trong tương
lai (Christian và Stewart, 1968; Brinkman và Smith, 1973). Trong số những nguồn lực
vật chất, đất chắc chắn là nguồn lực to lớn nhất. Cứ nghiên cứu, khảo sát cách thức sử
dụng đất đai của một xã, ta có thể đi tới những kết luận, nhận định khá tin cậy về
tương lai xã hội ấy (Schumarker, 1989).
Đất là một thành phần quan trọng của hệ sinh thái rừng, là một trong những yếu
tố hình thành quần thể rừng. Đất có quá trình phát sinh và phát triển phụ thuộc vào
4



nhiều yếu tố trong đó có khí hậu, đá mẹ, thực vật, tuổi địa chất và hoạt động của con
người. Đất và quần thể rừng có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ vì đất vừa là yếu tố hình
thành rừng, có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của rừng, đồng thời chịu
ảnh hưởng trực tiếp của thảm thực vật rừng tạo nên độ phì đất rừng.
2.1.2 Khái niệm về hệ thống sử dụng đất và thực trạng về diện tích của nước ta
2.1.2.1 Khái niệm về hệ thống sử dụng đất
Hệ thống sử dụng đất là một cách thức khai thác môi trường được hình thành về
phương diện lịch sử, được hòa nhập một cách bền vững với các điều kiện sinh khí hậu
của một khu vực nào đó và liên quan đến các điều kiện, nhu cầu xã hội tại địa phương
vào một địa điểm nào đó (Mazoyer, 1995).
2.1.2.2 Tình hình nghiên cứu đất rừng ở việt Nam
Trong những năm qua, ở nước ta chủ yếu tập trung vào hướng nghiên cứu tìm
ra mối quan hệ giữa tính chất, độ phì của đất với sự phân bố, sinh trưởng và năng suất
gỗ của các loại rừng, với ý nghĩa xem đất là yếu tố sinh thái đối với rừng. Trong đó,
các công trình nghiên cứu điển hình như: Tổng quát hóa những đặc điểm cơ bản của
đất dưới các đai rừng, kiểu rừng, loại hình rừng miền Bắc ở Việt Nam (Nguyễn Ngọc
Bình 1970, 1979, 1986). Nghiên cứu quá trình tích lũy chất hữu cơ trong đất, cũng như
đặc điểm về thành phần mùn trong các loại đất rừng; Nghiên cứu ảnh hưởng của các
loại rừng khác nhau đến quá trình tích lũy chất hữu cơ và đặc điểm thành phần mùn
của đất (Nguyễn Ngọc Bình,1986, 1978; Hoàng Xuân Tý và cộng tác viên, 1978; Đỗ
Đình Sâm và cộng tác viên, 1990).
a/ Tình hình nghiên cứu đánh giá đất
Phương pháp đánh giá đất đai dựa trên cơ sở lập địa. Có rất nhiều định nghĩa
về lập địa nhưng có thể hiểu bản chất của khái niệm là “Lập địa là một phạm vi lãnh
thổ nhất định với tất cả những yếu tố của ngoại cảnh ảnh hưởng tới sinh trưởng của
cây cối”, bao gồm: khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, thế giới động thực vật. Những yếu tố
xác định lập địa có nhiều nét tương đồng với các yếu tố xác định đơn vị đất đai. Đơn vị
cơ bản của hệ thống phân loại lập địa là dạng lập địa và nhóm dạng lập địa. Đó cũng là
5



(Đỗ Đình Sâm và cộng tác viên, 2005).
Và tác giả Đỗ Đình Sâm cũng đã xác định hệ thống phân chia dạng lập địa theo
nguyên tắc:
+ Không sử dụng các yếu tố và tiêu chuẩn phân chia giống nhau trong phân
chia lập địa.
+ Cần xét tới yếu tố chủ đạo trong phân chia.
+ Các yếu tố chọn lựa cần được xem xét phù hợp và thỏa mãn với mục đích
kinh doanh, mức độ thâm canh.
+ Tác giả đã đề xuất 3 yếu tố tham gia phân chia lập địa như sau:
• Nhóm yếu tố thổ nhưỡng: nhóm và loại đất, thành phần cơ giới và độ
dày tầng đất.
• Nhóm yếu tố địa hình: vị trí và độ dốc.
• Nhóm yếu tố và chế độ thoát nước và ngập nước.
Năm 1996, Trung tâm nghiên cứu Sinh Thái và Môi Trường Rừng thuộc Viện
khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tiến hành điều tra khảo sát vùng dự án Việt - Đức
tại Bắc Giang và Lạng Sơn đã đề xuất đưa các yếu tố chủ đạo: loại đất và đá mẹ, độ
dốc, độ dày tầng đất, thực bì chỉ thị để phân chia lập địa làm cơ sở cho phương pháp
điều tra lập địa phục vụ cho công tác trồng rừng và đã được ứng dụng có hiệu quả tại
các dự án trồng rừng tại Việt Nam và quốc tế. Tuy nhiên, việc ứng dụng phương pháp
điều tra lập địa phù thuộc vào điều kiện đặc thù của từng khu vùng, từng loại cây và
yêu cầu của từng dự án mà chúng ta có thể áp dụng khác nhau.
b/ Phân hạng đất đai
Phân hạng đất đai cũng là một dạng của việc đánh giá đất đai. Bản chất của
phương pháp này là tìm mối quan hệ giữa đặc điểm, tính chất đất đai với năng suất cây
trồng để phân hạng đất thành các cấp khác nhau ứng với các loại cây trồng khác nhau.
Trong lâm nghiệp các yếu tố dùng để phân hạng: loại đất, độ pH, thành phần cơ giới,
độ dày tầng đất, thực bì chỉ thị cho độ phì nhiêu đất hoặc mức độ thoái hóa đất (Đỗ
Đình Sâm và cộng tác viên, 2005). Tuy nhiên, khi phân hạng đất đai chúng ta cần phải

6


c/ Đánh giá đất theo FAO
Công tác đánh giá đất theo phương pháp của tổ chức FAO tuy còn rất mới,
nhưng cũng đã có nhiều công trình khoa học có giá trị tầm cỡ khu vực, quốc gia và
quốc tế của các nhà khoa học đất.
Năm 1991 - 1995, các nhà khoa học đất trên toàn quốc đã hoàn thành các
nghiên cứu đánh giá đất phục vụ cho quy hoạch tổng thể và quy hoạch sử dụng đất ở
đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.
Năm 1995, Viện Quy Hoạch và Thiết Kế Nông Nghiệp đã tổng kết và vận dụng
các kết quả bước đầu của chương trình đánh giá đất ở Việt Nam để xây dựng tài liệu
“Đánh giá đất và đề xuất sử dụng tài nguyên đất phát triển nông nghiệp bền vững”
(thời kỳ 1996 - 2000 và 2010).
Từ năm 1996 đến nay, các chương trình đánh giá đất cho các vùng sinh thái
khác nhau, từ các tỉnh cho đến các huyện trọng điểm của một số tỉnh, đã được thực
hiện và làm những tư liệu có giá trị cho các dự án quy hoạch, sử dụng và chuyển đổi
cơ cấu cây trồng ở cấp cơ sở (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998).
Năm 2005, Đỗ Đình Sâm và cộng tác viên đã xây dựng hệ thống đánh giá đất
lâm nghiệp Việt Nam.
d/ Tổng quan về các động lực thay đổi và kết quả đánh giá đất trong lâm nghiệp
Năm 1971, Viện Điều tra quy hoạch rừng đã phân chịa dạng lập địa gồm 6 yếu
tố là: dạng đai khí hậu, dạng địa thế, dạng đất, dạng cấp hàm lượng nước và trung khí
hậu theo địa thế, dạng nước ngầm và nước đọng, dạng trạng thái.
Động lực trong từ điển Oxford (1989) như là “một thứ mà thúc đẩy và khuyến
khích ai đó làm cái gì” hoặc “một sự chi trả hoặc điều kiện để khuyến khích đầu ra
hoặc sự đầu tư lớn hơn” (Wieskopf và các cộng sự, 2002).
Năm 2004, theo FAO; tiền có thể là một động lực: ví dụ, một dự án có thể trả
tiền cho người dân khi họ trồng cây. Sự sợ hãi có thể là một động lực: sự sợ hãi ông bà
7



Cũng trong năm 2004, theo IUCN thì trong lĩnh vực lâm nghiệp, động lực hay
trợ cấp có thể có nhiều dạng, bao gồm:
+ Trợ cấp hoàn toàn (khi giá trị thị trường không tương ứng với chi phí sản xuất
gỗ, bao gồm chi phí môi trường và xã hội).
+ Động lực trực tiếp hay gián tiếp (như là cơ sở hạ tầng, trợ cấp chất đốt).
+ Động lực tài chính (như giảm thuế hoặc miễn thuế cho việc đầu tư trồng
rừng).
+ Động lực khuyến khích xuất khẩu (bao gồm trợ cấp xuất nhập khẩu hay trợ
cấp giá).
Với IUCN, những động lực và trợ cấp cho những hoạt động sử dụng đất liên
quan tới rừng cần phải được định hướng và cải thiện để nâng cao, hơn là hủy hoại
chức năng sinh thái của cảnh quan rừng và hơn thế nữa, để cải thiện sinh kế của
người nghèo. Những ví dụ bao gồm: việc chi trả cho những người dân ở Vương Quốc
Anh để họ duy trì những cây trồng làm hàng rào, và động lực cho việc bảo tồn các
trang trại hữu cơ ở Thụy Sĩ. Những động lực này đặc biệt quan trọng ở những khu
vực tỉ lệ đói nghèo cao, việc gia tăng những chuyển nhượng đất đai và cơ sở tài
nguyên thiên nhiên là những nguyên nhân cơ bản gây ra suy thoái tài nguyên rừng.
Một lý do về tỉ lệ thất bại cao của những dự án quản lý rừng có sự tham gia là
thiếu đi những động lực kinh tế đối với những người sử dụng rừng địa phương và
những nhóm liên quan khác tham gia trong quản lý rừng bền vững. Hiện nay, những
nổ lực để quản lý rừng bền vững phải đối mặt với nhiều rào cản. Một nhân tố chính
đó là sự thiếu đi những động lực, hoặc sự thống trị của những động lực vô lý hay sai
lầm của những nhóm liên quan (Richarsd, Davies và Yaron, 1999).
Có rất nhiều trở ngại mà có thể cản trở quản lý rừng bền vững, chẳng hạn như
là sự không ổn định về kinh tế, chính trị, luật pháp và thể chế; quyền hưởng sử dụng
8



+ Những động lực tài chính cho quản lý rừng bền rừng, bao gồm: sự phù hợp
về thuế, trợ cấp, giảm giá cho các thiết bị và máy móc để khuyến khích các kỹ thuật
quản lý tốt và chịu trách nhiệm về hành vi phá hoại.
+ Những động lực tài chính cho rừng tư nhân và rừng trồng, gồm có: sự miễn
thuế từ việc cải cách ruộng đất, quyền sở hữu đất đai chắc chắn, bồi hoàn cho những
việc đầu tư đúng đắn và tiếp nhận đến các nguồn vay ưu đãi.
+ Đối với việc quản lý rừng, việc nhượng quyền rừng có thể được khuyến khích
trong khoảng thời gian 40 năm hoặc hơn, khả năng cho thuê lại, sự bồi hoàn cho
những hoạt động đầu tư đúng đắn, và những khuyến khích về thuế (WB, 2004).
e/ Tài nguyên diện tích đất của nước ta
Đối với diện tích của cả nước là 33121,2 nghìn ha thì diện tích nông lâm nghiệp
chiếm phần lớn là 24696 nghìn ha. Trong đó, tỉnh Lâm Đồng chiếm là 977,6 nghìn
ha; riêng phần đất cho sản xuất nông nghiệp là 277,1 nghìn ha; diện tích đất cho lâm
nghiệp chiếm tỉ lệ cao 622,4 nghìn ha; với đất dùng cho nhà ở là 6,9 nghìn ha; riêng
diện tích đất chuyên dùng cho tỉnh Lâm Đồng là 15,8 nghìn ha.
Như vậy, nghiên cứu về hệ thống sử dụng đất đòi hỏi một cách tiếp cận mang
tính hệ thống, liên ngành và đa lĩnh vực. Tính đa lĩnh vực đòi hỏi sự lồng ghép của các
vấn đề khác nhau, từ y tế cộng đồng đến khuyến nông và giáo dục phổ cập. Rất nhiều
các nghiên cứu được thực hiện trong việc đánh giá tiềm năng đất lâm nghiệp bằng
nhiều phương pháp khác nhau. Trong khi đó việc tìm hiểu các ảnh hưởng của các điều
kiện kinh tế xã hội trên việc thay đổi hệ thống sử dụng đất lâm nghiệp thì vẫn chưa
nhiều và các nghiên cứu thường có các kết quả khác nhau tùy thuộc vào đời sống văn
hóa, tập quán canh tác của từng vùng địa lý. Việc áp dụng các kỹ thuật mới như GIS
kết hợp với công cụ (PRA) phục vụ cho việc nghiên cứu, giải thích các biến đổi của hệ

9


thống sử dụng đất theo phát triển kinh tế - xã hội trong một giai đoạn hiện nay cũng
chưa nhiều lắm trong điều kiện Việt Nam.


10


Chương 3
ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
3.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1 Vị trí địa lý
Ngày 28 tháng 10 năm 1987, hội đồng Bộ Trưởng (tức là Chính P hủ) nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã ra quyết định thành lập huyện mới Lâm
Hà, trên cơ sở sát nhập vùng kinh tế mới của Hà Nội ở Nam Ban, Lán Tranh thuộc
huyện Đức Trọng với 5 xã khác của huyện Đức Trọng. Từ đó xã Phúc Thọ cũng được
thành lập và nằm trong 16 đơn vị hành chính trực thuộc của huyện Lâm Hà.
Xã Phúc Thọ nằm ở phía Tây của huyện Lâm Hà, cách trung tâm huyện 18 km,
ranh giới hành chính được xác định như sau: phía Bắc giáp huyện Đam Rông và tỉnh
Đắk Nông, phía Nam giáp xã Tân Thanh và xã Hoài Đức, phía Đông giáp xã Đạ Đờn
và xã Tân Văn, phía Tây giáp tỉnh Đắk Nông.

Hình 1: Bản đồ hành chính của xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng

11


3.1.2 Địa hình
Do mang đặc trưng của khu vực Tây Nguyên, nên xã Phúc Thọ có địa hình
khá đa dạng và phức tạp, với độ cao trung bình từ 800 m đến 1150 m so với mặt nước
biển và có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, bao gồm 3 dạng địa hình chính là:
núi cao, đồi thoai thoải cao nguyên và thung lũng hẹp.
+ Địa hình núi cao: Phân bố tập trung ở phía Tây của xã. Độ dốc phổ biến từ
150 - 250, hướng dốc từ Bắc xuống Nam, dạng địa hình này hiện tại là nơi tập trung

rừng đặc dụng của xã, nên có độ che phủ lớn. Tuy nhiên, một phần diện tích nhỏ đã bị
khai phá làm rẫy và trồng cây lâu năm.
+ Địa hình núi thấp cao nguyên: đây là dạng địa hình chính của xã và đây
cũng là dạng địa hình tập trung chủ yếu trồng cây nông nghiệp của nhân dân trong xã.
Độ dốc phổ biến từ 80 - 150. Dạng địa hình này thuận lợi cho việc sản xuất nông
nghiệp, định canh, định cư và xây dựng cơ sở hạ tầng.
+ Địa hình thung lũng hẹp: có độ dốc nhỏ hơn 80, gồm các thung lũng hợp
thủy có nước quanh năm. Một số diện tích được ngăn, đắp, đào lấy nước tưới cho cây
lâu năm. Đất thung lũng là loại đất có độ phì tự nhiên cao thích hợp cho trồng lúa nước
và rau quả.
3.1.3 Khí hậu
Số liệu quan trắc của trạm khí tượng thủy văn Liên Khương - Đà Lạt cho thấy:
huyện Lâm Hà nói chung, xã Phúc Thọ nói riêng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa, nhưng do ở độ cao trên 800 m so với mực nước biển nên khí hậu có nét độc đáo
với 2 mùa rõ rệt :
- Mùa mưa từ tháng 5 - 10 (dương lịch).
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Với những đặc trưng cơ bản như sau:
+ Nhiệt độ trung bình thấp, tương đối ôn hòa là 20,90C, biên độ dao động
nhiệt độ ban ngày là 34,20C và ban đêm là 6,40C. Thích hợp với tập đoàn cây á nhiệt
đới và nhiều loại cây trồng vùng ôn đới, là lợi thế của địa phương so với các vùng khác
của Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

12


+ Nắng nhiều, ẩm độ không khí vừa phải, lượng mưa trung bình hàng năm là
1625 mm và phân bố khá đều trong mùa mưa. Mùa khô lượng mưa không đáng kể tạo
ra sự chênh lệch về ẩm độ.
+ Tổng lượng bốc hơi hàng năm là 1012,7 mm/năm, độ ẩm bình quân trong

năm là 85,1%, số ngày mưa bình quân trong năm từ 160 ngày. Do cường độ bốc hơi
không cao nên lượng nước tưới cho cà phê và các loại cây trồng khác trong mùa khô
thấp hơn đáng kể so với các huyện Đơn Dương, huyện Đức Trọng và thấp hơn nhiều
so với các tỉnh ở miền Đông và miền Tây Nguyên.
3.2 Tình hình dân sinh - xã hội
Xã Phúc Thọ có tổng diện tích tự nhiên là 10898 ha, diện tích đất nông nghiệp
là 3500 ha, còn lại chủ yếu là đất rừng. Trong đó:
+ Diện tích rừng phòng hộ là 107 ha.
+ Diện tích rừng sản xuất là 43 ha.
Do ban quản lý rừng Lán Tranh quản lý. Được chia thành 7 tiểu khu, đó là các
tiểu khu: 250, 251, 236, 253, 255, 286A, 249. Các thôn trong xã có rừng: Phúc Tân,
Phúc Tiến, Phúc Hợp, Lâm Bô, Phúc Hòa, Phúc Cát.
Toàn xã có 1447 hộ với 6759 nhân khẩu, chiếm 11,06% diện tích và 4,66% dân
số toàn huyện. Được chia làm 12 thôn bao gồm: Phúc Hưng, Phúc Thịnh, Phúc Thanh,
Phúc Tân, Phúc Tiến, Phúc Hợp, Phúc Cát, Phúc Lộc, Lâm Bô, Phúc Hòa, Tân Sơn,
Đạ Bẹ.
Thành phần dân tộc sống cộng cư trên xã bao gồm: Tày, Nùng, Thái, K`Ho,
Cill, Mơ Nông, Dao, Hoa và còn lại 80% là dân tộc kinh, trong đó có 5 thôn là người
đồng bào dân tộc đang sinh sống.
Định hướng cơ cấu kinh tế của toàn xã là nông lâm nghiệp - dịch vụ - công
nghiệp với các loại cây trồng chính trên địa bàn xã bao gồm: cà phê, dâu tằm, chè, cây
ăn quả.

13


3.3 Các nguồn tài nguyên
3.3.1 Tài nguyên đất
Kết quả điều tra chỉnh lý bản đồ đất các xã thuộc huyện Lâm Hà theo tỷ lệ
1/25.000; toàn xã có 6 đơn vị phân loại đất.

Số thứ

Tên đất

tự

Ký hiệu

Diện tích

Tỷ lệ

(ha)

(%)

01

Đất nâu tím trên đá mẹ bazan

Ft

823,94

7,56

02

Đất nâu đỏ trên đá mẹ bazan


Fk

1841,03

16,89

03

Đất đỏ vàng trên đá Granite

Fa

6987,03

64,11

04

Đất xám trên đá Granite

Xa

616,41

5,66

05

Đất đen sản phẩm bồi tụ của đá bazan


Rk

92,46

0,85

06

Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ

D

274,30

2,52

07

Đất khác (đường, sông suối …)

263,81

2,42

10898,98

100

Tổng cộng


Diện tích đất và thành phần các chất có trong đất được phân tích cụ thể như sau:
+ Đất phát triển trên đá mẹ bazan (Ft, Fk): diện tích là 2664,67 ha, chiếm
24,45% diện tích tự nhiên; độ chua của đất từ ít chua đến chua là pHkcl = 4,2 - 4,8, tỷ
lệ hữu cơ trong đất từ khá đến giàu (từ 2,5 - 4,0%), lân dễ tiêu và kali trao đổi thấp,
dung tích hấp thu cao, thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét. Nhìn chung các loại đất
trên có độ phì nhiêu tiềm tàng cao thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp dài ngày
có giá trị.
+ Đất đỏ vàng trên đá Granite (Fa): diện tích là 6987,03 ha, chiếm 64,11%
diện tích tự nhiên; đất có pHkcl = 4,0 – 4,5, tỷ lệ hữu cơ trong đất từ trung bình đến
khá (từ 2,0 – 2,5%), đất dưới tán rừng tỷ lệ hữu cơ cao hơn (trên 3,0%), lân dễ tiêu và
kali trao đổi trung bình, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình. Đất có nhiều
đá lẫn và đá lộ đầu. Nhìn chung loại đất trên có độ phì tiềm tàng không cao, ít thích
hợp với các cây nông nghiệp.
+ Đất xám trên Granite (Xa): diện tích là 616,41 ha, chiếm 5,66% diện tích tự
nhiên; là đất phát triển trên đá Granite do vậy các đặc tính lý hóa tương tự đất đỏ vàng
trên đá Granite. Tuy nhiên do đất có độ dốc nhỏ sớm được khai thác sử dụng, thiếu
14


nguồn nước nên hiện tại đa số diện tích đã tái hoang hóa. Một số diện tích khác đã
được trồng cà phê, dâu tằm, các loại hoa màu… Hiệu quả kinh tế thấp.
+ Đất đen trên sản phẩm bồi tụ bazan (Rk): diện tích là 92,46 ha, chiếm
0,85% diện tích tự nhiên; là đất có độ phì tiềm tàng cao. Đất có pHkcl =< 4,2, tỷ lệ
hữu cơ trong đất khá giàu (từ 3,5 - 4,0%), lân dễ tiêu và kali trao đổi thấp, dung tích
hấp thu cao, thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét. Đất thích hợp với lúa nước, rau
màu và một số hoa cao cấp.
+ Đất thung lũng dốc tụ (D): diện tích là 274,3 ha, chiếm 2,52% diện tích tự
nhiên; là đất có độ phì tiềm tàng khá. Đất có pHkcl =< 4,5, tỷ lệ hữu cơ trong đất từ
trung bình đến khá (2,0 – 3,0%), lân dễ tiêu và kali trao đổi thấp, dung tích hấp thu
không cao, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình. Đất có thể trồng lúa nước, và

một số loại rau màu.
3.3.2 Tài Nguyên nước
- Nước mặt: Xã Phúc Thọ không có hệ thống sông. Nguồn nước của xã chủ
yếu là hệ thống những con suối nhỏ và một số hồ đập được phân bố đều trên địa bàn
toàn xã và đây cũng chính là nguồn nước tưới tiêu cung cấp cho sản xuất nông nghiệp.
Lưu lượng các suối nhỏ có sự phân hóa theo mùa: mùa mưa chiếm khoảng 80% lượng
nước, mùa khô nhờ các hệ thống khe suối này cũng đã phát huy tác dụng tích cực vào
điều hòa lượng nước tưới cho sản xuất nông nghiệp của xã. Đầu nguồn các suối là diện
tích đất lâm nghiệp (chiếm trên 50%) với độ che phủ lớn nên nguồn thủy sinh khá dồi
dào. Hạn chế lớn trong sử dụng nước ở đây là độ chênh lệch khá cao giữa nguồn nước
và địa bàn sản xuất, vì vậy hiệu quả sử dụng nước bị hạn chế.
- Nước ngầm: Một số kết quả điều tra trong vùng cho thấy nước ngầm ở đây
khá đa dạng, được chứa trong tất cả các loại đá với trữ lượng và độ tinh khiết khác
nhau. Ba địa tầng chứa nước chính như sau:
+ Tầng chứa nước lỗ hổng: nằm ở ven suối, bề dày không quá 10 m, lưu
lượng từ 0,1 - 0,14 lít/s, thành phần hóa học thuộc kiểu Biocarbonate clorua, độ
khoáng hóa từ 0,07 - 3 g/lít.
+ Tầng chứa nước lỗ hổng - khe nứt: Nước ngầm ở nước này trên đất bazan
với bề dày chứa nước từ 10 - 100 m, lưu lượng trung bình từ 0,1 - 1,0 g/lít, có thể sử
15


×