Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CÔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 1 THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 147 trang )

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ
NGHIỆP TẠI CÔNG TY CÔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 1 THEO
TIÊU CHUẨN OHSAS 18001 - 2007

TÁC GIẢ

NGUYỄN ĐỨC ANH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn:
Kỹ sư Nguyễn Huy Vũ

Tháng 7 năm 2009
i


LỜI CẢM ƠN

Sau bốn năm học tập tại truờng Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, em
đã được trang bị nhiều kiến thức và kinh nghiệm sống quí báu cho hành trang tuơng lai
của mình. Đặc biệt, luận văn tốt nghiệp là một cột mốc quan trọng trong quá trình học
tập và rèn luyện của sinh viên, là điểm kết thúc của một quá trình phấn đấu và rèn
luyện nhưng cũng là điểm bắt đầu cho bước đường tương lai sau này của sinh viên
chúng em.
Em xin cảm ơn quý Thầy Cô khoa Môi trường và Tài nguyên – Trường đại học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã dạy dỗ và truyền đạt cho em nhiều kiến thức
quý báu trong suốt thời gian vừa qua. Đặc biệt, trong thời gian làm luận văn, em đã
được sự hướng dẫn ân cần và tận tình của Thầy Nguyễn Huy Vũ. Em xin chân thành


cảm ơn và ghi nhớ sâu sắc tình cảm và công lao Thầy đã dành cho em.
Đồng thời, em xin cảm ơn Ban ISO- An toàn và Môi trường của Công ty Cổ
phần xi măng Hà Tiên 1 đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt đợt thực tập, với sự
giúp đỡ nhiệt tình của Chuyên viên an toàn của Công ty – Chú Nguyễn Văn Cảnh và
Thạc sĩ môi trường Trương Thị Thùy Trang.
Em xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2009
Sinh viên

Nguyễn Đức Anh

ii


Tóm tắt khóa luận
Khóa luận “Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty
Cổ phần xi măng Hà Tiên 1 theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 – 2007” bao gồm các nội
dung chính sau:
• Sự tiếp cận với đề tài thông qua phần giới thiệu nội dung, phương pháp và mục
tiêu nghiên cứu đề tài.
• Tổng quan về tiêu chuẩn OHSAS 18001 – 2007
o Giới thiệu về sự ra đời của tiêu chuẩn.
o Cấu trúc và các yêu cầu của tiêu chuẩn.
o Lợi ích của việc xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề
nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 – 2007.
o Phân tích sự đổi mới của OHSAS 18001 – 2007 so với OHSAS 18001 –
1999.
o Tình hình áp dụng OHSAS 18001 tại Việt Nam.
• Tổng quan về Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 với:

o Những nét chính về sự hình thành và phát triển của Công ty.
o Cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất, hạ tầng, các nguyên vật liệu, sản phẩm và
quy trình công nghệ hiện tại ở Công ty.
o Đánh giá hiện trạng môi truờng tại Công ty.
o Đánh giá hiện trạng quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp hiện tại ở
Công ty. Trên cơ sở đó, kết hợp tình hình hệ thống quản lý chất lượng và
môi trường, tình hình tài chính và các điều kiện khác của Công ty để
đánh giá khả năng xây dựng hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề
nghiệp tại Công ty theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 – 2007.
• Xây dựng hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty theo
tiêu chuẩn OHSAS 18001 – 2007 theo các bước cơ bản sau:
o Xác định phạm vi áp dụng và thành lập ban quản lý về An toàn và sức
khỏe nghề nghiệp tại Công ty.
o Xây dựng chính sách OH&S.
o Trên cơ sở hiện trạng của Công ty và những nguồn lực sẵn có của Công
ty , nêu lên các bước xây dựng hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe
nghề nghiệp cho Công ty.
o Xây dựng hệ thống văn bản tài liệu của tiêu chuẩn OHSAS 18001 –
2007 nhằm phục vụ cho việc kiểm soát, giảm thiểu và ngăn ngừa tai nạn
lao động và bệnh nghề nghiệp tại Công ty.
• Kết luận và kiến nghị: trình bày những kết luận chung về hiện trạng quản lý An
toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty, đề xuất các biện pháp cải tiến công
tác quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp hiện tại ở Công ty.
iii


Mục lục
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................................... II
TÓM TẮT KHÓA LUẬN.................................................................................................................III
MỤC LỤC..........................................................................................................................................IV

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................................VIII
DANH MỤC HÌNH ẢNH ..............................................................................................................VIII
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 
1.2 
1.3 
1.4 
1.5 

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .........................................................................................................1 
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................................................1 
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI ..........................................................................................2 
GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................................2 
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ..............................................................................................2 

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN OHSAS 18001 – 2007
2.1
2.1.1
2.1.2
2.1.3
2.1.4
2.1.5
2.1.6
2.2

GIỚI THIỆU VỀ TIÊU CHUẨN OHSAS 18001 - 2007............................................................. 3
Sự ra đời của tiêu chuẩn OHSAS 18001..................................................................................... 3
Cấu trúc hệ thống OHSAS 18001-2007...................................................................................... 3
Các yêu cầu của OHSAS 18001........................................................................................................... 4

Các yêu cầu luật định và các yêu cầu khác: ....................................................................................... 4
Lợi ích của việc xây dựng hệ thống quản lý OH&S theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 –2007 ...... 5
Sự đổi mới của OHSAS 18001-2007 so với OHSAS 18001-1999 ................................................. 6
TÌNH HÌNH ÁP DỤNG OHSAS 18001 TẠI VIỆT NAM.......................................................... 6

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 1
3.1 GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 1.................................................... 8
3.1.1 Giới thiệu chung: .................................................................................................................................... 8
3.1.2 Vị trí địa lý .............................................................................................................................................. 8
3.1.3 Diện tích cơ sở ........................................................................................................................................ 9
3.1.4 Cơ cấu tổ chức tại công ty................................................................................................................... 10
3.2 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG TẠI CÔNG TY CPXMHT 1 ........................................ 10
3.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất xi măng .............................................................................................. 10
3.2.2 Máy móc, thiết bị chính sử dụng trong họat động sản xuất ........................................................... 62
3.3 ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY CPXMHT 1: ......................................................... 12
3.3.1 Môi trường không khí xung quanh tại Công ty CP XMHT 1 ........................................................ 12
3.3.1 Nước thải tại công ty Cổ phần xi măng Hà Tiên 1 .......................................................................... 13
3.3.2 Chất thải rắn và chất thải nguy hại tại Công ty CPXMHT 1: ........................................................ 13
3.4 HIỆN TRẠNG ATVSLĐ TẠI CÔNGTY CPXMHT 1: ................................................................ 15
3.4.1 Tổ chức và thực hiện OH&S tại công ty Cổ phần xi măng Hà Tiên 1 ......................................... 15
3.4.2 Công tác kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện và phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp tại Công ty CP XMHT 1:................................................................................................................... 17
3.4.3 Kết quả thực hiện OH&S tại Công ty ................................................................................................ 21
3.5 KHẢ NĂNG ÁP DỤNG OHSAS 18001 – 2007 VÀO CÔNG TY: ............................................ 23

iv


CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ OH&S THEO TIÊU CHUẨN OHSAS
18001-2007

4.1 XÁC ĐỊNH PHẠM VI CỦA HỆ THỐNG VÀ THÀNH LẬP BAN OH&S .............................. 24
4.1.1 Phạm vi của hệ thống OH&S ........................................................................................................... 24
4.1.2 Thành lập ban OH&S ....................................................................................................................... 24
4.2 XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH VÀ PHỔ BIẾN CHÍNH SÁCH OH&S ...................................... 25
4.2.1 Xây dựng chính sách OH&S .................................................................................................. 25
4.2.2 Phổ biến chính sách OH&S:................................................................................................... 25
4.3 ĐÀO TẠO NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ................................................................................... 26
4.3.1 Mục đích................................................................................................................................. 26
4.3.2 Nội dung................................................................................................................................. 26
4.3.3 Tài liệu tham chiếu: Thủ tục đào tạo nhận thức và năng lực: TT – 01 ......................................... 27
4.4 YÊU CẦU PHÁP LUẬT VÀ CÁC YÊU CẦU KHÁC ................................................................. 27
4.4.1 Mục đích................................................................................................................................. 27
4.4.2 Nội dung:................................................................................................................................ 27
4.4.3 Tài liệu tham chiếu: Thủ tục Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác: TT - 02..................... 31
4.5 NHẬN DIỆN MỐI NGUY VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO ................................................................... 31
4.5.1 Mục đích................................................................................................................................. 31
4.5.2 Nội dung................................................................................................................................. 31
4.5.3 Tài liệu tham chiếu: Thủ tục Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro TT – 03. ..................... 35
4.6 KIỂM SOÁT VÀ ĐIỀU HÀNH ........................................................................................................ 35
4.6.1 Mục đích................................................................................................................................. 35
4.6.2 Nội dung................................................................................................................................. 35
4.6.3 Tài liệu tham chiếu: Thủ tục Kiểm soát và điều hành: TT – 04. ............................................ 43
4.7 MỤC TIÊU VÀ CHƯƠNG TRÌNH .................................................................................................. 43
4.7.1 Mục đích................................................................................................................................. 43
4.7.2 Nội dung................................................................................................................................. 43
4.8 XÁC ĐỊNH NGUỒN LỰC, VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM ...................................................... 46
4.8.1 Mục đích ............................................................................................................................................. 46
4.8.2 Nội dung ............................................................................................................................................. 46
4.9 TRAO ĐỔI THÔNG TIN, SỰ THAM GIA VÀ THAM VẤN .................................................... 48
4.9.1 Mục đích................................................................................................................................. 48

4.9.2 Nội dung................................................................................................................................. 48
4.9.3 Tài liệu tham chiếu: Thủ tục Trao đổi thông tin, sự tham gia và tham vấn: TT – 05 ........... 49
4.10 QUẢN LÝ TÀI LIỆU.......................................................................................................................... 49
4.10.1 Mục đích ............................................................................................................................................. 49
4.10.2 Nội dung:................................................................................................................................ 49
4.10.3 Tài liệu tham chiếu: Thủ tục Quản lý tài liệu: TT – 06................................................................ 50
4.11 GIÁM SÁT VÀ ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG ............................................................. 50
4.11.1 Mục đích................................................................................................................................. 50
4.11.2 Nội dung................................................................................................................................. 50
4.11.3 Tài liệu tham chiếu: Thủ tục Giám sát và đo lường kết quả hoạt động: TT – 07 ..................... 51
4.12 CHUẨN BỊ VÀ ĐÁP ỨNG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP ............................................................ 51
4.12.1 Mục đích: ........................................................................................................................................... 51
4.12.2 Nội dung:................................................................................................................................ 51
4.12.3 Tài liệu tham chiếu:Thủ tục Chuẩn bị và đáp ứng tình trạng khẩn cấp: TT – 08................... 52
4.13 HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC VÀ PHÒNG NGỪA....................................................................... 52

v


4.13.1 Mục đích:................................................................................................................................ 52
4.13.2 Nội dung:................................................................................................................................ 52
4.13.3 Tài liệu tham chiếu: Thủ tục hành động khắc phục và phòng ngừa TT – 09. ........................ 53
4.14 KIỂM SOÁT HỒ SƠ OH&S.............................................................................................................. 53
4.14.1 Mục đích................................................................................................................................. 53
4.14.2 Nội dung................................................................................................................................. 53
4.14.3 Tài liệu tham chiếu: Thủ tục Kiểm soát hồ sơ OH&S: TT – 10............................................. 54
4.15 ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ ........................................................................................................................... 54
4.15.1 Mục đích................................................................................................................................. 54
4.15.2 Nội dung................................................................................................................................. 54
4.15.3 Tài liệu tham chiếu: Thủ tục Đánh giá nội bộ: TT – 11............................................................... 55

4.16 XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO ........................................................................................................... 55
4.16.1 Mục đích................................................................................................................................. 55
4.16.2 Nội dung................................................................................................................................. 55
4.16.3 Tài liệu tham chiếu: Thủ tục Xem xét của lãnh đạo: TT – 12................................................ 55
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1
5.2

KẾT LUẬN ........................................................................................................................................... 56
KIẾN NGHỊ .......................................................................................................................................... 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................ 60
PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 1
PHỤ LỤC 2: TIÊU CHUẨN OHSAS 18001 - 2007
PHỤ LỤC 3: CÁC THỦ TỤC HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ OH&S
PHỤ LỤC 4: HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 1

vi


Danh mục các từ viết tắt
AT-VSLĐ

:

An toàn vệ sinh lao động

ATLĐ

:


An toàn lao động

BNN

:

Bệnh nghề nghiệp

BHLĐ

:

Bảo hộ lao động

BLĐTBXH

:

Bộ Lao động – Thương binh xã hội

CB-CNV

:

Cán bộ công nhân viên

Công ty CPXMHT 1

:


Công ty Cổ phần xi măng Hà Tiên 1

NLĐ

:

Người lao động

PCCC

:

Phòng cháy chữa cháy

TNLĐ

:

Tai nạn lao động

VSLĐ

:

Vệ sinh lao động

ĐDLĐ

:


Đại diện lãnh đạo

OH&S (Occupational Health and Safety) :

An toàn và sức khỏe nghề nghiệp

BM

:

Biểu mẫu

TT

:

Thủ tục

HDCV

:

Hướng dẫn công việc

UPTTKC

:

Ứng phó tình trạng khẩn cấp


vii


Danh mục bảng biểu
Bảng 2.1: Các tổ chức chứng nhận OHSAS 18001 tại Việt Nam ..................................7
Bảng 3.1: Khối lượng chất thải phát sinh hàng tháng tại Công ty CPXMHT 1 ..........13
Bảng 3.2: Ví dụ về các trường hợp được cấp phát BHLĐ: ..........................................18
Bảng 3.3: Một số loại biển báo tại Công ty Cổ phần xi măng Hà Tiên 1.....................20
Bảng 3.4: Kết quả phân loại sức khỏe CB – CNV Công ty CPXMHT 1 ....................21
Bảng 3.5: Thống kê tình hình TNLĐ từ năm 2004 đến năm 2008...............................22
Bảng 4.1: Danh mục các văn bản pháp luật và các yêu cầu khác.................................28
Bảng 4.2: Phân loại mức độ rủi ro và thứ tự thực hiện các giải pháp ngăn ngừa các
mối nguy tại phân xưởng sản xuất xi măng...................................................................33
Bảng 4.3: Danh sách các mối nguy mức độ nguy hiểm và cần hành động phòng ngừa
ngay trong năm nay .......................................................................................................35
Bảng 4.4: Danh sách các mối nguy mức độ tương đối nguy hiểm và hành động phòng
ngừa trong năm tới.........................................................................................................37
Bảng 4.5: Một số hướng dẫn công việc được sử dụng trong hệ thống.........................42
Bảng 4.6: Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình hành động vì OH&S phạm vi phân
xưởng sản xuất xi măng.................................................................................................42
Bảng 4.7: Trách nhiệm biên soạn, kiểm tra và phê duyệt tài liệu nội bộ .....................47
Bảng 4.8: Các loại hồ sơ và thời gian lưu giữ tối đa ....................................................51

Danh mục hình ảnh – sơ đồ
Hình 3.1: Bụi phát sinh tại băng tải Clinker ................................................................31
Hình 3.2: Lưu trữ dầu nhớt và mỡ đen thải bỏ tại kho D1 ...........................................14
Hình 3.3: Bảng hướng dẫn công việc trong tình huống xảy ra TNLĐ.........................18
Hình 3.4: Bình chịu áp lực đặt tại máy nghiền 3..........................................................21
Sơ đồ 3.1: Quy trình sản xuất xi măng tại Công ty xi măng Hà Tiên 1 .......................10

Sơ đồ 4.1: Sơ đồ tổ chức ban OH&S của Công ty Cổ phần xi măng Hà Tiên 1 ..........24
Sơ đồ 4.2: Phân cấp tài liệu về hệ thống OH&S của Công ty CPXMHT 1................. 47

viii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Con người là vốn quý nhất của xã hội, NLĐ vừa là động lực vừa là mục tiêu của
sự phát triển xã hội. Bảo hộ lao động là một phần quan trọng, là bộ phận không thể
tách rời của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Trong chương trình quốc gia về bảo hộ, an toàn, vệ sinh lao động đến năm 2010,
phần đầu tiên đã dự báo tình hình TNLĐ. Nếu không triển khai tích cực các biện pháp
phòng ngừa thì đến năm 2010, số vụ TNLĐ của Việt Nam có khả năng lên đến
120.000-130.000 vụ mỗi năm, trong khi hiện nay chỉ có 5.000 - 6.000 vụ mỗi năm. Số
người chết có thể lên đến 1.200 - 1.300 và thiệt hại có thể lên tới cả nghìn tỷ đồng.
Nếu theo cảnh báo của quốc tế thì thiệt hại do TNLĐ và BNN làm mất 4% GDP.
Các nước phát triển có nền công nghiệp và có các ngành sản xuất đi trước
chúng ta khá xa. Do đó, nhu cầu bảo vệ và chăm lo sức khỏe cho NLĐ ở các nước này
cũng đã sớm được quan tâm. Tiêu chuẩn OHSAS 18001 là tiêu chuẩn do Viện tiêu
chuẩn Anh (BSI) đưa ra nhằm mục tiêu quản lý OH&S một cách hiệu quả.
Là sinh viên ngành quản lý môi trường, song song với các họat động bảo vệ môi
trường trong họat động sản xuất, tôi ý thức được vai trò của công tác quản lý OH&S
đối với họat động sản xuất của doanh nghiệp. Việc xây dựng hệ thống quản lý OH&S
theo tiêu chuẩn 18001-2007 vào công ty Cổ phần xi măng Hà Tiên 1 là một việc làm
vô cùng cần thiết hiện nay, góp phần cải thiện điều kiện lao động cho NLĐ, làm tiền
đề cho việc cải tiến công tác quản lý OH&S tại Công ty .
1.2


MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

1


9 Đánh giá thực trạng công tác BHLĐ, tình hình TNLĐ và BNN của NLĐ trong
Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1.
9 Nghiên cứu nhằm đề xuất xây dựng hệ thống quản lý OH&S tại Công ty cổ
phần xi măng Hà Tiên 1.
1.3 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Công tác bảo hộ lao động đã được tiến hành từ lâu tại Công ty cổ phần xi măng
Hà Tiên 1. Tuy nhiên, việc quản lý các hồ sơ và xây dựng các hồ sơ quản lý theo tiêu
chuẩn là một trong những hướng giải quyết mới để đưa việc thực hiện công tác quản lý
OH&S vào nền nếp, giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề còn tồn tại của mô hình
quản lý OH&S hiện nay của Công ty.
1.4 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI
9 Hệ thống các văn bản pháp luật và các tiêu chuẩn về OH&S, các văn bản quy
định riêng về an tòan đối với ngành sản xuất xi măng.
9 Thu thập số liệu, điều tra khảo sát nhằm tìm hiểu mô hình quản lý OH&S hiện
nay của Công ty.
9 Đề xuất xây dựng hệ thống quản lý OH&S theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 –
2007 tại Công ty Cổ phần xi măng Hà Tiên 1 căn cứ vào tình hình thực tế tại Công ty.
1.5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
9 Nghiên cứu qua tài liệu, các công trình nghiên cứu đã có của các cơ quan
chuyên môn, của các chuyên gia trong và ngòai Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1.
9 Ghi chép, khảo sát trực tiếp hiện trạng môi trường lao động tại Công ty cổ phần
xi măng Hà Tiên 1.
9 Phân tích và tổng hợp số liệu, đối chiếu số liệu với các quy định và tiêu chuẩn
nhằm tìm ra những điểm cần cải thiện của hệ thống.


9 Phân tích chuyên gia: trực tiếp hoặc gián tiếp tham khảo, hướng dẫn, nhận xét
đánh giá của nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực có liên quan.

2


Chương 2
TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN OHSAS 18001 – 2007

2.1 GIỚI THIỆU VỀ TIÊU CHUẨN OHSAS 18001 - 2007
2.1.1 Sự ra đời của tiêu chuẩn OHSAS 18001
Năm 1991, Ủy ban Sức khỏe và An toàn ở nước Anh (các tổ chức chính phủ
chịu trách nhiệm đẩy mạnh các qui định về sức khỏe và an toàn) đã giới thiệu các
hướng dẫn về quản lý Sức khỏe và An toàn (Gọi tắt là HSG 65).
Nhu cầu phát triển mạnh mẽ về tiêu chuẩn quản lý sức khỏe và an toàn đã thúc
đẩy Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) thực hiện phát hành phiên bản đầu tiên – tiêu chuẩn
OHSAS 18001 – 1999 về hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (hệ thống
quản lý OH&S) – với sự cộng tác của các tổ chức chứng nhận hàng đầu trên thế giới.
Dựa vào tiêu chuẩn này, hệ thống quản lý của các tổ chức có thể được đánh giá và cấp
giấy chứng nhận. Với phiên bản mới OHSAS 18001:2007, đây không phải là tiêu
chuẩn của BSI mà tiêu chuẩn này được hình thành do sự đóng góp của 10 tổ chức
chứng nhận hàng đầu trên thế giới.
2.1.2 Cấu trúc hệ thống OHSAS 18001-2007
Cấu trúc của hệ thống quản lý OH&S được xây dựng dựa trên mô hình quản lý
P-D-C-A (Plan – Do – Check – Action) và bao gồm các nội dung chính sau:
- Thiết lập chính sách an toàn
- Lập kế hoạch
- Thực hiện và điều hành
- Kiểm tra và hành động khắc phục

- Xem xét của lãnh đạo
3


2.1.3 Các yêu cầu của OHSAS 18001
- Hoạch định về việc nhận dạng , đánh giá và kiểm soát mối nguy
- Các yêu cầu của luật pháp
- Mục tiêu
- Chương trình quản lý OH&S
- Áp dụng và điều hành
- Cấu trúc và trách nhiệm
- Đào tạo, nhận thức và năng lực
- Tư vấn và thông tin
- Tài liệu
- Kiểm soát tài liệu
- Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình trạng khẩn cấp
- Khắc phục và phòng ngừa
- Đo lường và giám sát việc thực hiện
- Tai nạn, sự cố, sự không phù hợp và hành động khắc phục phòng ngừa
- Hồ sơ và quản lý hồ sơ
- Đánh giá
- Xem xét của lãnh đạo
2.1.4 Các yêu cầu luật định và các yêu cầu khác:
Yêu cầu của tiêu chuẩn OHSAS 18001 , đặc trưng họat động của Tổ chức Doanh nghiệp và yêu cầu luật định cùng với các yêu cầu khác về an tòan của quốc gia
sẽ tạo nên mô hình hệ thống quản lý OH&S đặc trưng cho từng Tổ chức - Doanh
nghiệp. Về yêu cầu liên quan đến luật định và các yêu cầu khác, tiêu chuẩn OHSAS
18001 hướng dẫn Tổ chức – Doanh nghiệp phải :

4



- Tổ chức sẽ thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục để xác định, tiếp cận các yêu
cầu của luật định và các yêu cầu khác có liên quan đến OH&S mà tổ chức phải
tuân thủ.
- Tổ chức phải đảm bảo rằng các yêu cầu luật định và các yêu cầu khác mà tổ
chức phải tuân thủ sẽ được thiết lập, thực hiện duy trì trong hệ thống quản lý
OH&S.
- Tổ chức phải cập nhật các thông tin về luật định và các yêu cầu khác.
- Tổ chức phải thông tin liên lạc những thông tin luật định và yêu cầu khác cho
những người làm việc dưới sự kiểm sóat của Tổ chức và các bên liên quan khác
2.1.5 Lợi ích của việc xây dựng hệ thống quản lý OH&S theo tiêu chuẩn OHSAS
18001 – 2007 :
Về mặt thị trường:
- Cải thiện cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường quốc tế yêu cầu sự tuân thủ
OHSAS 18001 như là một điều kiện bắt buộc.
- Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động
quản lý OH&S.
- Phát triển bền vững nhờ thỏa mãn được lực lượng lao động, yếu tố quan trọng
nhất trong một tổ chức và các cơ quan quản lý nhà nước về OH&S.
- Giảm thiểu nhu cầu kiểm tra, thanh tra từ các cơ quan quản lý nhà nước.
Về mặt kinh tế:
- Tránh được các khoản tiền phạt do vi phạm quy định pháp luật về trách nhiệm
xã hội.
- Tỷ lệ sử dụng lao động cao hơn nhờ giảm thiểu các vụ TNLĐ và BNN.
- Giảm thiểu chi phí cho chương trình đền bù TNLĐ và BNN.
- Hạn chế các tổn thất trong trường hợp tại nạn, khẩn cấp.
Quản lý rủi ro:
5



- Phương pháp tốt trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu thiệt hại.
- Có thể dẫn đến giảm phí bảo hiểm hằng năm.
- Thúc đẩy quá trình giám định thiệt hại cho các yêu cầu bảo hiểm (nếu có).
Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận:
- Được sự đảm bảo của bên thứ ba.
- Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại.
- Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.
2.1.6 Sự đổi mới của OHSAS 18001-2007 so với OHSAS 18001-1999
- Tầm quan trọng của "sức khoẻ" được nhấn mạnh hơn.
- Là tiêu chuẩn chứ không phải quy định.
- Tương thích với ISO 14001:2004.
- Thuật ngữ “Rủi ro có thể chịu đựng” thay bằng “Rủi ro có thể chấp nhận”.
- Định nghĩa mối nguy không còn đề cập đến những tổn thất như hư hỏng tài sản,
tổn hại môi trường làm việc.
- 4.3.3 và 4.3.4 kết hợp chung.
- Điều khoản mới 4.5.2 Đánh giá sự phù hợp.
- Yêu cầu mới về sự tham gia tham vấn 4.4.3.2.
- Yêu cầu mới về điều tra sự cố 4.5.3.1.
2.2 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG OHSAS 18001 TẠI VIỆT NAM
Ông Nguyễn Anh Tuấn, giám đốc Trung tâm Năng suất Việt Nam, cho biết cho
đến tháng 8/2008 có khoảng 30 doanh nghiệp đạt chứng nhận OHSAS 18001.
Hiện ở Việt Nam có 11 tổ chức chứng nhận OHSAS 18001 (Xem bảng 2.1)

6


Bảng 2.1: Các tổ chức chứng nhận OHSAS 18001 tại Việt Nam
T
T

1

Tên tổ chức

Điạ chỉ

Tel/Fax

Head Office: 364 Cong Hoa Street, Tan Binh Tel:08423161 Fax: 08 845423
BVC
(BVQI
Dist,. Ho Chi Minh City
Tel:04343494 Fax: 04 343493
trước đây)
Hanoi Office 44B Lý Thường Kiệt - Hà Nội

2

Quacert

8 Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà nội

3

GIC

4

SGS


5

DNV

6
7

QMS
Global

8

ITS

9

TUV Nord

10

TUV Rheinland

11

AFAQ ASCERT
363 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
international

305B, Tầng 3, Khu B – 22 Láng Hạ - Hà Nội
Email:

63
Ngô
Thời
Nhiệm,Q3,
HCM
Branch: Tầng 4, Trung tâm báo chí 59A, Lý
Thái Tổ, Hoàn Kiếm, HN
4

Quý
Đôn
Vũng
Tàu
Email:
2-6 Phùng Khắc Khoan - Q.1
34 A Trần Phú - Hà Nội
28 Phung Khac Khoan Street, Dist 1, Ho Chi
Minh, Việt Nam.
Ha Noi Brand: 40 Cát Linh - KS Horizon
6/C8c Nam Thành Công - HN
5 B Tôn Đức Thắng - Q1 - HCM
Email:

7

Thông
tin khác

Giám đốc
Trịnh Tuấn Dũng


Tel:04561025 Fax: 04 563188

Trần
Văn
0913225849

Tel:042752268 Fax:04 2752269

Đặng Minh Tuấn

UK
Vinh

Tel:089300033 Fax:08 9300105
Rob Parrish
Tel:9340882 Fax:08 9346940

Vietnam

Thuỵ Sĩ


Thanh
Tùng
0903921127
Hà Tuấn Anh
Mr. Nguyễn Duy Tân
Nguyễn Nam Thanh
0903740804


Australia
Thái Lan

Tel:047760103 Fax:04 760105

Nguyễn Quang Song

Đức

Tel:088258980 Fax:08 8258979

Klaus Ehret

Đức

Tel:047565726 Fax: 047565726

TS. Nguyễn Công Phú
Pháp
- Trưởng đại diện

Tel:064857140 Fax:064857141
Tel:08239052 Fax: 08 8292780
Tel/Fax: 04 7338011
Tel : 84-8-8274767
Fax : 84-8-8274768

Nauy


Mỹ


Chương 3
TỔNG QUAN CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 1NHÀ MÁY THỦ ĐỨC

3.1 GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 1
3.1.1 Giới thiệu chung:
Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1
Tên giao dịch : Ha Tien 1 Cement Joint Stock Company
Trụ sở chính : Km 8 Xa Lộ Hà Nội – P.Trường Thọ - Q.Thủ Đức – Tp.HCM
Điện thọai

: +84-(0)8-896.66.08

Số Fax

: +84-(0)8-896.76.35

Email

:

Website

: www.hatien1.com.vn

Công ty Cổ phần xi măng Hà Tiên 1 tiền thân là Nhà máy Xi măng Hà Tiên
thành lập năm 1964 tại Thủ Đức, sau tách thành nhà máy xi măng Hà Tiên 1 và nhà
máy xi măng Hà Tiên 2.

Ngày 06/02/2007, Công ty Xi măng Hà Tiên 1 đã chính thức làm lễ công bố
chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần theo Quyết định số
1774/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về việc điều chỉnh phương án cổ phần và chuyển
thành Công ty Cổ phần xi măng Hà Tiên 1.
3.1.2 Vị trí địa lý
Công ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên 1 với tổng diện tích mặt bằng 137.000 m2,
nằm về phía Đông Bắc của thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố 12 km.
8




Phía Đông giáp Xa lộ Hà Nội



Phía Bắc giáp Công ty Vận tải Ngoại Thương



Phía Tây giáp kênh đào Rạch Chiếc



Phía Nam giáp Công ty Xây dựng số 1

Khu vực cảng thuộc Công ty CPXMHT 1 dài 456 m, kênh đào Rạch Chiếc có
chiều rộng gần 42 m, sâu 8,5 m ( gần sát cảng ) và có khả năng tiếp nhận xà lan có tải
trọng 300 tấn ra vào bến.
3.1.3 Diện tích cơ sở

Công ty Cổ phần xi măng Hà Tiên 1 có diện tích là 137.000 m2, trong đó diện
tích xây dựng là 82.000 m2, chia thành 05 khu vực:
-

Khu vực 1 (diện tích 15.000 m2) gồm: Tòa nhà 03 tầng hình chữ L (trụ sở hành
chánh); Hội trường; Nhà để xe hơi; Trạm cân số 2; Nhà để xe 2 bánh; Nhà ăn;

-

Khu vực 2 (diện tích

17.000 m2) gồm: Nhà chứa máy phát điện; Kho dầu

DIESEL; Khu vô bao 3; Nhà xưởng 2 tầng lầu phân xưởng sản xuất vỏ bao; Nhà để
xe buýt; Phòng thí nghiệm KCS; Phân xưởng sản xuất sản phẩm mới; Kho C4;
-

Khu vực 3 (diện tích 12.700 m2) gồm: Trạm cân số 1; Phòng Dịch vụ Khách hang
– Xí nghiệp Tiêu thụ và Dịch vụ; Nhà tắm tập thể; Trạm điện trung thế; Máy
nghiền 3,4,1; Phân xưởng sửa chữa cơ điện; Khu vô bao 4; Khu sản xuất xi măng
trắng; Khu giao hàng đường sông;

-

Khu vực 4 (diện tích 34.500 m2) gồm: Nhà ăn 2; Kho nhớt, mỡ (D1); Nhà xưởng
sửa chữa điện, cơ khí; Kho giấy cuộn C3; Hall mới; Kho Clinker; Cẩu Caillard và
Cẩu thủy lực; Bãi thạch cao; Kho A1, A2, A3, A4, A5, B1, B2, B3, C1, C2, HT.2;

-


Khu vực 5 (diện tích 2.800 m2) gồm: Phân xưởng cát tiêu chuẩn; Kho dầu; Trạm
đăng kiểm;

Ghi chú: Sơ đồ bố trí các khu vực trong Công ty Cổ phần xi măng Hà Tiên 1 được
trình bày trong Phụ lục 1.

9


3.1.4 Cơ cấu tổ chức tại công ty
Tính tại thời điểm Công ty chuyển sang Công ty Cổ phần thì tổng số cán bộ
công nhân viên tại Công ty là 1479 người, đến tháng 6/2008 còn 1450 người, làm việc
trong 13 phòng ban và 7 phân xưởng sản xuất.
Ghi chú: Sơ đồ tổ chức Công ty và số lượng nhân sự trong các phòng ban được trình
bày trong phụ lục 1.
3.2 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI
MĂNG HÀ TIÊN 1 – NHÀ MÁY THỦ ĐỨC
3.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất xi măng
Tại Công ty CPXMHT 1 chỉ bao gồm các bước: tiếp nhận nguyên liệu (thạch
cao, puzolane, clinker) Æ nghiền Æ đóng bao. Tại Công ty CPXMHT 1 không có lò
nung Clinker và không có khâu phối trộn nguyên liệu. (Xem Sơ đồ 3.1)
THẠCH CAO

CLINLKER

PUZOLAN

XE XÚC

XE XÚC

BỤI THẢI

KHO HỞ:
- ĐÁNH ĐỐNG
- CẨU

CẨU - BĂNG TẢI
BỤI THẢI

KHO HỞ:
- ĐÁNH ĐỐNG
- CẨU

VỀ SILO CHỨA
BỤI THẢI
BỤI THẢI

BỤI THẢI

XUẤT XI MĂNG XÁ

BỤI THẢI

KHU ĐỊNH LƯỢNG

BỤI THẢI

TẢI LÊN MÁY NGHIỀN

BỤI THẢI


NGHIỀN VÀ PHÂN HẠT

BỤI THẢI

BƠM XI MĂNG VỀ SILO

BỤI THẢI

BỤI THẢI

BỤI THẢI

ĐÓNG BAO XI MĂNG

XUẤT BAO XI MĂNG

Sơ đồ 3.1: Quy trình sản xuất xi măng tại Công ty xi măng Hà Tiên 1
10


Thuyết minh công nghệ sản xuất xi măng tại công ty Cổ phần XMHT 1
a. Giai đoạn 1: Tiếp nhận nguyên liệu vào hệ thống kho chứa:
Clinker nhập khẩu hoặc mua về từ các công ty trong nước được vận chuyển về
công ty bằng đường thuỷ qua kêng đào Rạch Chiếc. Cẩu thuỷ lực bốc dỡ clinker từ xà
lan đưa vào các kho tồn trữ.
Hệ thống các kho chứa gồm:
-

Kho hở ( Lắp đặt năm 1964): Dung lượng hữu dụng 10.000m3.Chứa đá phụ gia

puzolane, thạch cao... được lắp 02 gàu ngoạm công suất 160 Tấn / giờ.

-

Kho kín (A9- năm 1986) Thể tích chứa là 14.500m3, chứa clinker.

-

Silo clinker (A15 – năm 2000): Dung lượng hữu dụng 20.000 tấn clinker.

b. Giai đoạn 2: Nghiền tại hệ thống máy nghiền:
Clinker, thạch cao, đá phụ gia puzolan được định lượng qua băng tải định
lượng, theo đơn phối liệu xuống băng tải phối liệu và được hệ thống băng tải cung cấp
cho máy nghiền bi chu trình kín phân ly hiệu suất cao.
Sau khi các phụ gia được trộn lẫn và nghiền bởi hệ thống máy nghiền, xi măng
máy nghiền sẽ được hút bởi các turbo phân hạt và chuyển đến 2 bồn bơm xi măng. Từ
2 bồn này, xi măng được bơm đến đến các silo chứa A, B, C, D và C1, C2, C3 với
tổng công suất chứa là 42.000 tấn.
c. Giai đoạn 3: Đóng bao và xuất xưởng:
Từ các đáy Silo tồn trữ, xi măng được vận chuyển bằng các máng trượt khí
động đến các phễu trung gian, cung cấp cho các máy đóng bao tại khu vô bao 3 và 4.
-

Khu vô bao 3: hệ thống bắn bao bán tự động, công suất 90 tấn/h/line.

-

Khu vô bao 4: hệ thống bắn bao tự động, công suất 100 tấn/h/line.
Xuất xi măng: Gồm xuất xi măng xá và xuất bao xi măng


11


3.3 ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY Ở THỦ ĐỨC:
Trong môi trường làm việc tại Công ty CPXMHT 1, các yếu tố ảnh hưởng đến
OH&S của CB -CNV trong Công ty chủ yếu là từ: nước thải, khí thải, bụi, chất thải
rắn và chất thải nguy hại.
3.3.1 Môi trường không khí xung quanh tại Công ty CP XMHT 1
a.

Các nguồn phát sinh khí thải
Khí thải chứa các chất vô cơ phát sinh tại công ty chủ yếu từ các nguồn:

-

Từ máy phát điện dự phòng: sử dụng 9.362 lít dầu DO/năm ứng với khoảng 20
giờ chạy máy phát.

-

Từ các nguồn khác: Khí thải còn được phát sinh từ các phương tiện vận chuyển
nguyên vật liệu hay sản phẩm, phương tiện xếp dỡ vận chuyển nội bộ.

b.

Các nguồn phát sinh bụi:
Chất gây ô nhiễm chủ yếu trong môi trường không khí tại công ty chủ yếu là

bụi phát sinh từ các quá trình sản xuất, gây thiệt hại về nhiều mặt như môi trường, sức
khỏe, kinh tế. Bụi này phát sinh từ nhiều nguồn.

-

Bến xà lan là nơi tập trung các phương tiện vận chuyển nguyên liệu, bụi phát
sinh do quá trình múc liệu, giao thông và do điều kiện thời tiết.

-

Kho hở:. Kho hở được xây dựng từ rất lâu và chịu ảnh hưởng nhiều bởi các yếu
tố khí tượng. Gió vào theo lối cửa hở và đem bụi phát tán ra xung quanh.

-

Bãi chứa thạch cao: ở ngoài trời nên chịu ảnh hưởng của gió, và chuyển liệu
hoàn toàn bằng xe xúc nên làm phát sinh
bụi đáng kể.

-

Hệ thống băng chuyền tải liệu: Băng tải
vận chuyển liệu được che đậy phía trên,
tuy nhiên thời gian các tấm che đậy đã bị
hư hỏng khá nhiều nên không hạn chế
được sự phát tán bụi.
Hình 3.1: Bụi phát sinh tại băng tải Clinker
12


-

Khu vô bao 3 và 4: Trong quá trình chuyền bao, bụi còn phát sinh do miệng

bao hở, bao bị rách do va đập cơ học, bao bị bể trong lúc vận chuyển xi măng
hay qua các lỗ chỉ của bao may.

-

Các vị trí khác: Ngoài các vị trí nêu trên thì trong khuôn viên công ty, bụi còn
phát sinh khá nhiều từ các vị trí sau: Khu vực đường giao thông, xe tải và các
phương tiện ra vào công ty làm cuốn bụi từ mặt đường vào không khí hoặc các
sự cố tại máy nghiền hoặc thiết bị lọc bụi.

3.3.1 Nước thải tại công ty Cổ phần xi măng Hà Tiên 1
Nước thải sản xuất: chủ yếu là nước giải nhiệt máy nghiền - được quy ước là
nước sạch.
Nước thải sinh họat: chủ yếu từ khu văn phòng, các khu nhà vệ sinh trong
công ty, khu vực căn tin chế biến và phục vụ ăn uống cho nhân viên trong công ty.
Nước thải sinh hoạt được xử lý bằng bể tự hoại trước khi thải ra kênh Rạch Chiếc.
Hệ thống cống ngầm được xây dựng từ lúc thành lập nhà máy năm 1964 và
hiện nay đa số bị phá hủy do xây dựng các công trình sản xuất đan xen hoặc do xi
măng đã đóng cứng một số đoạn cống. Một số tuyến cống ngầm đã bị lấp hoặc đã vỡ.
Các mương dẫn của Công ty thoát nước không không đồng bộ nên vào mùa
mưa thường xảy ra tình trạng ngập úng cục bộ.
3.3.2 Chất thải rắn và chất thải nguy hại tại Công ty CP XMHT 1:
Công ty CPXMHT 1 là một công ty có quy mô lớn và số lượng nhân công đông
đảo, do đó lượng chất thải rắn không nguy hại phát sinh hàng tháng có khối lượng khá.
Tuy nhiên, chất thải nguy hại có khối lượng và chủng loại không nhiều do đặc thù của
ngành sản xuất xi măng. Các loại chất thải phát sinh chủ yếu tại công ty là:
-

Chất thải rắn sinh hoạt: Khối lượng rác thải sinh hoạt thải ra mỗi ngày trung
bình khoảng 500 đến 700 kg/ngày.


-

Chất thải rắn không nguy hại: Giấy, bao giấy xi măng thải bỏ, bi sắt, sắt thép
phế thải …phát sinh từ hoạt động sản xuất với số lượng chất thải không ổn
định.
13


-

Chất thải nguy hại: chủ yếu là các loại chất thải phát sinh từ quá trình sản xuất,
khối lượng và chủng loại chất thải nguy hại phát sinh tại Công ty được trình bày
trong bảng 3.1.
Bảng 3.1: Khối lượng chất thải phát sinh hàng tháng tại Công ty CPXMHT 1
TT Tên chất thải

Khối lượng/tháng

1

Nhớt thải

850 kg

2

Mỡ đen thải bỏ

400 kg


3

Thùng phi chứa (dính dầu mỡ)

250 kg

4

Giẻ lau dính dầu, nhớt

200 kg

5

Bóng đèn huỳnh quang thải

10 kg

6

Ắc quy thải

60 kg

Nguồn: Công ty CPXMHT 1, Báo cáo giám sát môi trường định kỳ, 6/2008

Hình 3.2 : Lưu trữ dầu nhớt và mỡ đen thải bỏ tại kho D1

14



3.4 HIỆN TRẠNG ATVSLĐ TẠI CÔNG TY CPXMHT 1:
3.4.1 Tổ chức và thực hiện OH&S tại công ty Cổ phần xi măng Hà Tiên 1
3.4.1.1

Hội đồng bảo hộ lao động
Hội đồng bảo hộ lao động được thành lập trong quyết định số 10/HT-TCHC về

việc thành lập hội đồng bảo hộ lao động Công ty CPXMHT 1.
Nhiệm vụ của hội đồng bảo hộ lao động là: tham gia tư vấn với lãnh đạo công
ty và kiểm tra, phối hợp giám sát các họat động trong việc xây dựng quy chế quản lý,
chương trình hành động, kế họach bảo hộ lao động và các biện pháp an tòan, vệ sinh
lao động, cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa TNLĐ và BNN trong Công ty.
3.4.1.2Ban ISO – An toàn và Môi trường
Gồm 06 thành viên: 01 trưởng ban, 01 phó ban, 01 cán bộ bảo hộ lao động, 03
cán bộ môi trường; tất cả các thành viên trong ban đều có trình độ chuyên môn.
Ban có chức năng và nhiệm vụ sau:
-

Tổ chức Hệ thống Quản lý chất lượng theo ISO 9001 – 2000 và hệ thống quản
lý môi trường theo ISO 14001 - 2004: Đại diện cho lãnh đạo thực hiện các trách
nhiệm, cam kết và kiểm soát hệ thống.

-

Kiểm tra, giám sát, chịu trách nhiệm về công tác ATVSLĐ – thiết lập và thực
hiện các quy định, quy trình, kiểm soát an toàn thiết bị.

-


Thiết lập các chương trình đào tạo về OH&S và bảo vệ môi trường cho NLĐ tại
Công ty CPXMHT 1.

3.4.1.3Trạm y tế:
Gồm có 01 bác sỹ và 05 y tá:
Tổ chức hoạt động của trạm y tế trên cơ sở hiệu quả đáp ứng được yêu cầu của
Công ty là chăm sóc sức khỏe cho người lao động tại Công ty.
-

Xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho NLĐ tại Công ty bao gồm: thiết lập
và quản lý hồ sơ sức khỏe của người lao động, tổ chức kiểm tra sức khỏe định
kỳ nhằm kịp thời phát hiện bệnh và thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động.
15


-

Thực hiện tổ chức sơ cấp cứu tại chỗ và chuyển tuyến kịp thời đối với những
trường hợp cần thiết. Thực hiện công tác bảo hiểm y tế và các hoạt động khác
nhằm chăm sóc sức khỏe cho CB – CNV trong Công ty.

3.4.1.4Tổ chức công đoàn:
Tổ chức công đoàn của Công ty gồm có 04 thành viên, trong đó có 01 chủ tịch,
01 phó chủ tịch và 02 ủy viên.
Vai trò của tổ chức công đoàn trong Công ty:
-

Phối hợp với các phòng ban phân xưởng, tổ sản xuất nỗ lực đẩy mạnh phong
trào thi đua sản xuất kinh doanh, từng bước hoàn thiện và đa dạng hóa quy trình

sản xuất, mạnh dạn đưa ra những ý kiến đóng góp với Công ty nhằm: nâng cao
điều kiện môi trường làm việc của cán bộ công nhân viên trong Công ty để
nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của CB – CNV , kiểm tra việc thực hiện luật và chính sách đối với NLĐ.

-

Tham gia các đoàn tự kiểm tra về công tác Bảo hộ lao động do Công ty tổ chức.
Tổ chức tuyên truyền về công tác Bảo hộ lao động, phát động các phong trào thi
đua xanh – sạch – đẹp, đảm bảo ATVSLĐ.

3.4.1.5Mạng lưới an toàn vệ sinh viên trong Công ty:
Để công tác kiểm tra và giám sát việc thực hiện AT&SKNN đạt hiệu quả cao ở
các phòng ban, Công ty đã thành lập mạng lưới An toàn – Vệ sinh viên tại các phòng
ban trong Công ty. Mạng lưới này được thay đổi nhân sự hàng năm nhằm gia tăng số
lượng cán bộ công nhân viên trong công ty được đào tạo chuyên sâu về OH&S.
Các thành viên trong mạng lưới vệ sinh viên có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
-

Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về OH&S tại các
phòng ban đang công tác, hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn đối với các CB
– CNV mới tuyển dụng hoặc mới chuyển đến công tác tại đơn vị.

-

Tham gia góp ý với Tổ trưởng sản xuất hoặc cấp trên trong việc đề xuất kế
hoạch và các biện pháp bảo đảm OH&S.

-


Kiến nghị, khắc phục tình trạng thiếu an toàn máy móc hoặc tại nơi làm việc.
16


-

Tổ chức sơ cấp cứu khi có tai nạn xảy ra trong địa bàn Công ty.

3.4.2 Công tác kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện và phòng ngừa tai nạn lao
động và bệnh nghề nghiệp tại Công ty CP XMHT 1:
3.4.2.1 Ban hành nội quy ATLĐ và Quy trình an toàn vận hành (ATVH):
Công ty kiểm soát việc thực hiện công tác OH&S tại Công ty thông qua các nội
quy lao động, nội quy PCCC và các quy trình vận hành an toàn, các hướng dẫn công
việc đối với các hoạt động sản xuất và vận hành máy móc.
-

Nội quy ATLĐ bao gồm nội quy ATLĐ đối với Công ty, đối với các máy móc
yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, ATLĐ trong các khâu sản xuất và vận hành
yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn.

-

Quy trình vận hành an toàn
được áp dụng đối với các
máy móc và các khâu sản
xuất và vận hành có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn.

-


Các hướng dẫn công việc
Ngoài việc ban hành các nội

quy và quy trình an toàn vận hành,
đối với các hoạt động trong Công ty
đều phải được được lên phương án
làm việc an toàn trước khi thực hiện.

Hình 3.4: Bảng hướng dẫn công việc trong tình
huống xảy ra TNLĐ

3.4.2.2Công tác huấn luyện OH&S:
Công ty thực hiện đúng theo luật định, tổ chức huấn luyện cho người lao động
định kỳ 1 năm 1 lần. Trong năm 2008, tổng số người được huấn luyện định kỳ về
OH&S là 1434/1450 người, đạt 98,89%.
Công ty mời các chuyên gia từ các Trung tâm an toàn đến trực tiếp đứng lớp để
huấn luyện cho người lao động. Sau khi các lớp huấn luyện kết thúc thì CB – CNV
17


×