Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

ÐỔI MỚI CÔNG TÁC ÐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH BÌNH PHƯỚC TỪ NAY ÐẾN NĂM 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (820.96 KB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO
ÐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

ÐỔI MỚI CÔNG TÁC ÐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ
DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH BÌNH PHƯỚC
TỪ NAY ÐẾN NĂM 2015

NGUYỄN THỊ ANH ÐÀO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ÐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
CHUYÊN NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ KHUYẾN NÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 04/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại học
Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đổi mới công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số tỉnh Bình Phước từ nay đến năm 2015” do Nguyễn
Thị Anh Đào, sinh viên khóa 31, ngành Khuyến nông và Phát triển nông thôn đã bảo vệ
thành công trước Hội đồng vào ngày____________________

TS. Lê Quang Thông
Người hướng dẫn

____________________
Ngày

Chủ tịch Hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký Hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi đã trải qua một quá trình học tập không
ít gian truân, nhưng nhờ có sự động viên giúp đỡ của nhiều người, nhiều cơ quan, đơn vị
tôi cũng đã hoàn thành được đề tài.
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu cùng quý Thầy Cô khoa
Kinh tế, bộ môn Phát Triển nông thôn – Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã tận tình
chỉ dạy, truyền thụ những kiến thức quý báu, hướng dẫn tận tình và em xin cảm ơn Ban
Giám đốc cùng các Thầy Cô Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Bình Phước đã tạo
điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu .
Em xin trân trọng cảm ơn thầy Lê Quang Thông – Giáo viên hướng dẫn đã tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn và động viên em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và các đồng nghiệp Ban Dân vận Tỉnh ủy đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi về kinh phí học tập, thời gian, in ấn tài liệu và động viên tôi rất
nhiều về tinh thần để tôi hoàn thành quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở
Nội vụ, Sở Giáo dục - Đào tạo, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh, trường Dân tộc Nội
trú tỉnh, trường Dân tộc Nội trú huyện Bù Đăng, Ban Dân vận các Huyện, Thị ủy, Đảng
ủy xã Đăk Nhau (Bù Đăng) và các phòng ban chuyên môn của các đơn vị đã tạo điều kiện
tiếp và cung cấp số liệu, thông tin cũng như thời gian để tôi thực tập hoàn thành luận văn .
Lời cám ơn sâu sắc nhất xin gửi đến mẹ, người đã sinh thành nuôi dưỡng tôi và hai
anh trai yêu quý đã khuyến khích động viên về vật chất lẫn tinh thần cho tôi trong suốt
quá trình học tập.
Tôi cũng xin cảm ơn đến bạn bè thân hữu, tất cả các bạn sinh viên lớp Phát triển,
Ban cán sự các lớp tại chức của Trường Đại học Nông Lâm tại Bình Phước đã động viên
góp ý, ủng hộ để tôi hoàn thành được đề tài này.
Một lần nữa tôi xin được tri ân với tất cả mọi người !
Sinh viên
Nguyễn Thị Anh Đào


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO. Tháng 04 năm 2009 “Đổi mới công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số tỉnh Bình Phước từ nay đến 2015”.
NGUYEN THI ANH DAO. April 2009. “Renovation of Education and Training
for ethnic minorities in Binh Phuoc Province”.
Trong giai đoạn hiện nay, để phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, vấn đề đổi mới công tác đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số là vấn đề hết sức quan trọng, là chìa khóa để giải
quyết vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân
tộc thiểu số góp phần thực hiện chiến lược Đại đoàn kết toàn dân và chính sách dân tộc
của Đảng, Nhà nước ta.

Khóa luận “Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số tỉnh Bình
Phước từ nay đến 2015” được nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công
chức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Phước từ các khâu quy hoạch, đào tạo, bồi
dưỡng, luân chuyển và sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số, từ đó cung cấp cơ sở cho các cấp
lãnh đạo của ngành giáo dục cũng như các ngành chức năng khác trong công tác tổ chức
và quy hoạch nhân sự cán bộ dân tộc thiểu số hiện nay và những năm tiếp theo, nhằm
đảm bảo số lượng phù hợp với tỷ lệ 20 % dân số đồng bào dân tộc tỉnh Bình Phước, đồng
thời nâng cáo chất lượng trình độ, năng lực cán bộ dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng hệ
thống chính trị trong sạch, vững mạnh, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, giữ
vững an ninh, quốc phòng ở địa phương.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Danh mục phụ lục
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề chung

viii
ix
x
xi
1
1

1.1.1. Tính cấp thiết của đề tài


1

1.1. 2. Tình hình nghiên cứu

2

1.1.3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

2

1.1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

1.1.5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

3

1.1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1. Điều kiện tự nhiên

5
5

2.1.1. Vị trí địa lý


5

2.1.2. Nguồn tài nguyên

6

2.1.3. Khí hậu thời tiết

7

2.1.4. Về giao thông

8

2.2. Dân số

CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

8
10
10


3.1.1. Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ

10

và công tác cán bộ
3.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước về cán bộ và


12

công tác cán bộ
3.1.3. Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với cán

15

bộ dân tộc thiểu số
3.1.4. Nhân tố tâm lý tộc người trong công tác cán bộ

16

3.1.5. Đặc điểm của hệ thống chính trị vùng đồng bào dân tộc

21

thiểu số
3.2. Phương pháp nghiên cứu

CH

23

3.2.1. Thu thập tài liệu sơ cấp

23

3.2.2. Thu thâp tài liệu thứ cấp


23

NG 4. K T QU

NGHIÊN C U VÀ TH O LU N

24

4.1. Khái quát tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh

24

4.2. Kết quả thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước

25

đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh
4.3. Thực trạng công tác cán bộ dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Phước

27

4.3.1. Những thành tựu trong công tác cán bộ dân tộc thiểu số

27

4.3.2. Kết quả công tác đào tạo – bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ

29

cán bộ, công chức dân tộc thiểu số

4.3.3. Thực trạng trình độ đội ngũ cán bộ dân tộc cấp xã, phường, thị trấn:

38

4.3.4. Kết quả điều tra, phỏng vấn

39

4.3.5. Những hạn chế của công tác cán bộ dân tộc thiểu số

42

4.3.6. Đặc điểm đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở Bình Phước

48


4.3.7. Hạn chế trong đào tạo cán bộ dân tộc
4.4. Giả thuyết về đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc

49
50

thiểu số từ nay đến năm 2015
4.4.1. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS

50

4.4.2. Những vấn đề cơ bản cần đào tạo, bồi dưỡng


53

4.4.3. Kết cấu chương trình đào tạo, bồi dưỡng

54

4.4.4. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng

55

4.4.5. Các giải pháp

55

4.4.6. Kinh phí thực hiện

56

4.4.7. Tổ chức thực hiện

57

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

59

5.1. Kết luận

59


5.2. Kiến nghị

60

5.2.1. Về mục tiêu

60

5.2.2. Yêu cầu

61

5.2.3. Giải pháp thực hiện

61

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

62


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BT

Bí thư

CA

Công an


CT

Chủ tịch

DSTS

Dân tộc thiểu số

HĐND

Hội đồng nhân dân

HLHPN

Hội Liên hiệp phụ nữ

HND

Hội Nông dân

PBT

Phó Bí thư

PCT

Phó Chủ tịch

QS


Quân sự

UBMTTQ

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

UBND

Ủy Ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Dân số tỉnh Bình Phước chia theo thành phần dân tộc.
Bảng 4.1. Tổng hợp số lượng học sinh đi học cử tuyển và học sinh dân tộc thiểu

8
31

số đi học theo nhu cầu của tỉnh từ 1998 – 2008
Bảng 4.2. Tổng hợp chất lượng cán bộ DTTS theo cấp quản lý

33

Bảng 4.3. Tổng hợp cán bộ dân tộc chủ chốt của tỉnh do Ban Thường vụ Tỉnh ủy

34

(khóa VIII) quản lý (2006 – 2010)

Bảng 4.4. Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Đồng Xoài.

34

Bảng 4.5. Ban Chấp hành Đảng huyện Lộc Ninh

35

Bảng 4.6. Ban Chấp hành Đảng huyện Đồng Phú

35

Bảng 4.7. Ban Chấp hành Đảng huyện Bình Long

35

Bảng 4.8. Ban Chấp hành Đảng huyện Bù Đăng

36

Bảng 4.9. Ban Chấp hành Đảng huyện Phước Long

37

Bảng 4.10. Tỷ lệ % dân số là đồng dân tộc thiểu số các huyện, thị

38

Bảng 4.11. Tổng hợp kết quả điều tra


40

Bảng 4.12. Tổng hợp nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS

51


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
1.1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”
“Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” “Nếu cán bộ dở thì chính
sách hay cũng không thể thực hiện được” “Vì vậy, vấn đề cán bộ là vấn đề rất trọng yếu,
rất cần kíp”.
Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh
của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng, Bởi
vậy, trong bất cứ thời kỳ nào, Đảng ta cũng đều chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, trong
đó cán bộ là người dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng.
Trong giai đoạn hiện nay, để phát triển kinh tế – xã hội, thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, vấn đề đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ là người dân tộc thiểu số đủ sức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ càng trở nên quan
trọng. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng nhấn mạnh: “Tích cực thực hiện chính sách ưu
tiên trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số. Động viên, phát huy vai trò của
người tiêu biểu, có uy tín trong dân tộc và ở địa phương”; và “Làm tốt công tác quy hoạch
và tạo nguồn cán bộ, chú ý cán bộ nữ và cán bộ dân tộc thiểu số”. Cụ thể hóa một bước
quan điểm trên, kết luận Hội nghị Trung ương sáu (khóa IX) của Đảng đã nêu rõ :Tăng
cường công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý “Đặc biệt quan tâm phát hiện đào tạo,
bồi dưỡng nhân tài, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý và chuyên gia giỏi từ những cán

bộ trẻ, thanh thiếu niên ưu tú, ưu tiên đối với những người xuất thân công nhân, nông dân
ưu tú, con em gia đình có công với cách mạng, dân tộc ít người” .
Vấn đề đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số là vấn
đề hết sức quan trọng, là chìa khóa để giải quyết vấn đề phát triển kinh tế – xã hội ở miền


núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời góp phần thực hiện
chiến lược Đại đoàn kết toàn dân và chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta.
Xuất phát từ thực tiễn của tỉnh Bình Phước, tác giả chọn đề tài “Đổi mới công tác đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số tỉnh Bình Phước từ nay đến năm 2015” làm
luận văn tốt nghiệp của mình.
1.1. 2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về cán bộ dân tộc thiểu số hiện nay trở thành nhiệm vụ quan trọng và
được nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu quan tâm. Nhiều công trình của các cá nhân và
tập thể những nhà nghiên cứu ở những cấp độ và quy mô khác nhau đã được công bố.
Những năm gần đây đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: “Xây dựng
đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, luận cứ và giải pháp” của Lê Phương Thảo (NXB lý luận chính trị, 2005);
“Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu
số vùng cao biên giới trong thời kỳ đổi mới” của Phạm Phương Lan (tạp chí giáo dục lý
luận số 1/2002); “Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ
người dân tộc Khơme” của Nguyễn Quốc Đãng (tạp chí cộng sản, số 33/2003); “Tư tưởng
Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ” của Bùi Đình Phong, (NXB Lao động, Hà
Nội 2003); “Về giáo dục đạo đức cách mạng trong cán bộ đảng viên hiện nay, thực trạng
và giải pháp” của Đào Duy Quát (NXB chính trị Quốc gia, Hà nội 2007); “Đánh giá quy
hoạch luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước” của Trần Đình Hoan (NXB Chính trị quốc gia, Hà nội 2008).
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều nội dung về quy hoạch,
đạo tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ nói chung và cán bộ dân tộc thiểu số nói riêng
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, về ví trí, vai trò quan trọng của cán bộ dân

tộc trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu
trực tiếp và cụ thể về đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bình Phước.

1.1.3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài


Mục đích của luận văn là nghiên cứu về đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Phước từ nay đến năm 2015, trên cơ sở đó, tác giả
mạnh dạn nêu lên một số phương hướng và giải pháp nhằm phát huy vai trò của đội ngũ
cán bộ dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Phước.
* Nội dung nghiên cứu có ý nghĩa:
Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam về cán bộ và công tác cán bộ.
Thứ hai, phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Phước từ
các khâu quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển và sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số,
để nhằm phát huy vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh Bình Phước.
1.1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là vấn đề cán bộ dân tộc thiểu số trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Phạm vi nghiên cứu: Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc
thiểu số ở tỉnh Bình Phước hiện nay
1.1.5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên cơ sở lý luận khoa học của Chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta. Cơ sở thực
tiễn của đề tài là thực trạng phát huy vai trò cán bộ dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Phước từ
năm 2000 đến nay.
Về phương pháp nghiên cứu luận văn được triển khai trên cơ sở phương pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp chặt chẽ các phương pháp

phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, lôgíc – lịch sử, lý luận thực tiễn.
1.1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu
Luận văn là tài liệu tham khảo cho các cấp ủy Đảng trong việc hoạch định chính
sách về cán bộ nói chung, cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Phước. Kết quả
nghiên cứu cung cấp cơ sở cho các cấp lãnh đạo của ngành giáo dục cũng như các ngành


chức năng khác trong công tác tổ chức và quy hoạch nhân sự. Đối với xã hội, nghiên cứu
góp phần tích cực vào việc phát triển nguồn nhân lực và trình độ dân trí cho cộng đồng
dân tộc thiểu số nói riêng.
Luận văn cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu giúp dạy và học
tập của việc xây dựng cán bộ ở trường Chính trị tỉnh, các trường Đại học và học viện.


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Bình Phước

Nguồn: Website tỉnh Bình Phước


Tỉnh Bình Phước là tỉnh miền núi, dân tộc, nằm ở vùng biên giới trong khu vực
miền Đông Nam Bộ, nối liền với Nam Tây Nguyên và là phần cuối của dãy Trường Sơn,
Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai, Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia. Tỉnh có
đường biên giới dài 240km.
Bình Phước là vùng trung du miền núi phía bắc của tỉnh Sông Bé cũ gồm 7 huyện
và 1 thị xã: Bình Long, Phước Long, Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Đăng, Đồng Phú, Chơn

Thành và thị xã Đồng Xoài, gồm có 102 xã, phường, thị trấn, trong đó có 43/102 xã đặc
biệt khó khăn với trên 210 thôn, ấp, sok (thuộc vùng sâu, vùng xa, biên giới). Tỉnh có
tổng diện tích tự nhiên là 6.853,93km2. Do chịu sự tác động của những biến thiên về địa
chất, Bình Phước mang dáng dấp cao nguyên có diện tích khoảng 1100 héc ta chủ yếu là
rừng tự nhiên; quanh sườn núi có nhiều hang động, dòng sông Bé ẩn hiện lượn quanh tạo
nên những thác nước hùng vĩ, thơ mộng như Thác Mẹ, Thác Mơ… Ngay sát thị trấn Thác
Mơ (huyện Phước Long) nổi lên núi Bà Rá cao 723m, là một trong ba ngọn núi cao nhất
miền Đông Nam Bộ. Trong đấu tranh cách mạng, núi Bà Rá chiếm vị trí quân sự quan
trọng đối với vùng và khu vực. Thời Mỹ – Ngụy, nơi đây địch xây dựng một trung tâm
truyền tin và bố trí lực lượng khá đông, có lúc gần một tiểu đoàn với hỏa lực mạnh. Dưới
chân núi chúng dựng trại giam để cần giữ những chiến sĩ cách mạng. Trong chiến tranh
chống Mỹ, lợi dụng địa thế hiểm trở núi cao, rừng rậm, hang động động và thác ghềnh,
các chiến sĩ cách mạng đã dựa vào đây để chống lại nhiều cuộc càn quét của quân thù.
Núi Bà Rá trở thành một trong những căn cứ địa của tỉnh Bình Phước.
2.1.2. Nguồn tài nguyên
a/ Tài nguyên nước: Với hệ thống sông suối tương đối nhiều, mật độ 0,7 –
0,8km/km2, Bình Phước có 3 con sông lớn: Sông Bé, sông Sài Gòn và sông Đồng Nai.
Sông Bé dài 360km, là phụ lưu của hệ thống sông Đồng Nai, bắt nguồn từ vùng đồi núi
tỉnh Đắc Lắc chảy uốn khúc theo chiều dài của tỉnh. Sông Đồng Nai bắt nguồn từ cao
nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng) dài 635km, nhưng chỉ chảy qua lãnh thổ Bình Phước đoạn
Bù Đăng. Sông Đồng Nai có giá trị cung cấp thủy sản và nguồn nước cho một bộ phận
dân cư ở Phước Long. Sông Sài Gòn dài 250km, bắt nguồn từ vùng đồi cao huyện Lộc
Ninh chảy giữa hai tỉnh Bình Phước và Tây Ninh. Ngoài các con sông trên, trong tỉnh còn
có suối Cần Lê, suối Cam, suối Nước Trong, suối Giai, suối Rạt, sông Mã Đà (Đồng Phú)


nước chảy quanh năm tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp và nước sinh hoạt cho
nhân dân trong tỉnh.
b/ Tài nguyên đất: Bình Phước ở vị trí tiếp giáp giữa đồng bằng và cao nguyên, địa
hình thấp dần từ Đông bắc (giáp Tây Nguyên) xuống Tây Nam (tức là xuống các tỉnh

Bình Dương, Đồng Nai, biên giới Campuchia). Độ dốc địa hình phụ thuộc vào cấu tạo địa
chất. Trên nền đất phù sa cổ và Bazan thường có địa hình bằng phẳng hơn trên nền đá
trầm tích nhưng nhìn chung độ dốc địa hình toàn vùng thấp, thuận lợi cho việc trồng trọt
và chăn nuôi. Tỉnh Bình Phước có 7 nhóm đất: Đất xám, đất đen, đất phù sa, đất phèn, đất
đỏ vàng, đất dốc tụ, đất xói mòn trơ sỏi đá trong đó đất đỏ vàng và đất đỏ Bazan chiếm
diện tích lớn, thích hợp với cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê, hồ tiêu, điều…
Trong lòng đất có các loại khoáng sản chính có giá trị kinh tế như đá vôi ở Tà Thiết (Lộc
Ninh), vời trữ lượng khoảng 360 triệu tấn, chất lượng đảm bảo để sản xuất xi măng; đá
xây dựng trữ lượng trên 1 tỷ m3, một số khác có chất lượng tốt dùng làm đá ốp lát như ở
núi Cẩm (Lộc Hưng – Lộc Ninh), Bà Rá (Phước Long). Ngoài ra vùng quặng Bôxít, nối
dài từ Gia Nghĩa (Đắc Lắc) xuống tới núi Bà Rá, trữ lượng trên 1 tỷ tấn.
c/ Tài nguyên rừng: Do khí hậu nhiệt đới ẩm và đất đai màu mỡ nên rừng ở Bình
Phước có trữ lượng cao, với nhiều loại gỗ quý như gõ đỏ, cẩm lai, giáng hương, tếch, vên
vên, bằng lăng, sao, dầu… Rừng ở Bình Phước có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ
môi trướng sinh thái, điều hòa dòng chảy của các con sông lớn như sông Bé, sông Sài
Gòn, sông Đồng Nai.
2.1.3. Khí hậu thời tiết
Bình Phước nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió
mùa, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm
85 – 90% lượng nước mưa cả năm của vùng nghiên cứu. Hầu như không có bão, tuy
nhiên thường hay xảy ra lốc xoáy, mưa đá. Gió đông chuyển dần sang tây nam, tốc độ
bình quân 3,2m/s. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 10 –
15% tổng lượng mưa cả năm, tháng có ít mưa nhất là tháng 2, tháng 3. Gió đông chuyển
dần sang đông bắc, tốc độ bình quân 3,5 m/s. Nhiệt độ bình quân thấp nhất 21,5 – 220C.
Sự thay đổi nhiệt độ qua các tháng không lớn song sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và
đêm khá lớn, khoảng 7 – 9oC nhất là vào các tháng mùa khô. Bình Phước nằm trong vùng


dồi dào nắng, tổng số giờ nắng trong năm trung bình từ 2400 – 2500 giờ. Lượng mưa
hàng năm biến động từ 2045 – 2325mm. Độ ẩm trung bình năm từ 80,8 – 81,4%. Khí hậu

Bình Phước có nhiều thuận lợi cơ bản là vùng đất mưa nắng thuận hòa. Nếu nắm vững
đặc điểm và quy luật diễn biến của nó thì việc phát triển kinh tế ở Bình Phước rất thuận
lợi, mang lại hiệu quả kinh tế cao trên mọi lĩnh vực.
2.1.4. Về giao thông
Nằm giữa các tỉnh đồng bằng và Tây nguyên giáp với Campuchia là các trục
đường giao thông có ý nghĩa chiến lược về quân sự và kinh tế như Quốc lộ 14 có chiều
dài đi ngang qua tỉnh là 110km, Quốc lộ 13 – con đường cực kỳ quan trọng nối thành phố
Hồ Chí Minh và cửa khẩu Hoa Lư (Lộc ninh) với 75km qua tỉnh, đi Campuchia đến biên
giới Thái Lan. Đường ĐT 741 là trục đường quan trọng nối Đồng Phú và Phước Long với
chiều dài 120km thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa, nông sản.
2.2. Dân số

Bảng 2.1. Dân Số Tỉnh Bình Phước chia theo Thành Phần Dân Tộc
ĐVT: Người
Dân tộc

Tổng số

Nam

Nữ

Dân tộc

Total

Male

Female


Ethnic, group

TỔNG SỐ

833.164

421.744

411.420

Kinh

679.240

346.667

332.573

Kinh

Tày

19.873

9.976

9.897

Tay


Hoa

9.399

4761

4.638

Hoa

Khơ me

14.732

7.118

7.614

Khome

Mường

1.465

766

699

Muong


Nùng

19.319

9.605

9.714

Nung

Hmông

522

252

270

Hmong

Chăm

380

198

182

Cham


Mnông

8.496

4.186

4.310

Mnong

Xtiêng

75.120

35.903

39.217

Xtieng

Dân tộc ít người khác

4.618

2.312

2.306

Khác


Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bình Phước năm 2008


Dân số toàn tỉnh có 833.164 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số 15.743
người, chiếm 19,4% dân số toàn tỉnh với 41 thành phần dân tộc; Dân tộc Kinh chiếm
81,53%, trong 40 dân tộc thiểu số có 04 dân tộc trên 10 ngàn người, đông nhất là dân tộc
S’Tiêng 75.120 người chiếm 9,02%, dân tộc Tày 19.873 người chiếm 2,39%, dân tộc
Nùng 19.319 người chiếm 2,32%, dân tộc Khmer 14.732 người chiếm 1,77%.
Hình 2.2. Cơ Cấu các Thành Phần Dân Tộc

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Phước năm 2008


CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ
- Khái niệm về cán bộ
Khái niệm “cán bộ” thường được dùng ở các nước XHCN. Việc nghiên cứu làm rõ
khái niệm này còn ít, hoặc có đề cập tới nhưng ý kiến lại khác nhau. Ở nước ta, trong
cuốn từ điển Bách khoa Toàn thư chưa có từ “cán bộ”. Ttrong cuốn từ điển tiếng Việt
xuất bản năm 1993 thì cán bộ có 2 nghĩa: “1. Người làm công tác có nghiệp vụ chuyên
môn trong cơ quan Nhà nước; 2. Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một
tổ chức, phân biệt với người thường, không có chức vụ”
Định nghĩa trên đây cũng như định nghĩa “Cán bộ” trong đại từ điển tiếng Việt do
Nguyễn Như Ý chủ biên, xuất bản năm 1999 so với một số định nghĩa khác có sự phát
triển và hợp lý hơn nữa.
Với nghĩa thứ nhất, cán bộ không chỉ bao gồm những người làm công tác có
nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan Nhà nước mà cả trong hệ thống chính trị và cũng

chỉ gồm những người có trình độ được đào tạo từ cao đẳng, đại học trở lên mới gọi là cán
bộ. Số có trình độ đào tạo thấp hơn gọi là nhân viên. Bộ phận cán bộ nghiệp vụ chuyên
môn trên đây thường được hình thành thông qua con đường đào tạo từ nhà trường. Đây là
bộ phận cán bộ đông đảo và thường ổn định nhất.
Với nghĩa thứ hai người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức,
cũng cần nhấn mạnh cả hệ thống chính trị. Đây chính là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý,
những người có chức vụ, phân biệt với người thường, không có chức vụ. Bộ phận cán bộ
này được hình thành thông qua việc bầu cử dân chủ hoặc đề bạt bổ nhiệm. Nói đến cán bộ
là nói đến con người và người cán bộ ở nước ta được đặt trong mối quan hệ xác định.


Cán bộ quan hệ với tổ chức và cơ chế, chính sách.
Cán bộ quan hệ với phong trào cách mạng của quần chúng.
Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Cán bộ là
những người đem chính sách của Đảng, của Chính phỉ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và
thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng cho Chính phủ rõ, để
đặt chính sách cho đúng”.
Trong xã hội có giai cấp, đội ngũ cán bộ được hình thành theo quan điểm, mục
đích của giai cấp cầm quyền. Ở nước ta, cán bộ phải là người trung thành, tận tụy vì lợi
ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc. Vì vậy, khái niệm cán
bộ có hai nghĩa sau:
1. Người làm công tác có nghiệp vụ chuyên môn trong một cơ quan, một tổ chức
của hệ thống chính trị, có trình độ đào tạo từ Cao đẳng, Đại học trở lên.
2. Người làm công tác có chức vụ, phân biệt với người bình thường không có chức
vụ trong các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị”.
Mỗi loại cán bộ đều có vai trò, vị trí nhất định trong xã hội. Cần phân biệt các loại
cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý.
Cán bộ lãnh đạo có hai nghĩa sau:
“Thứ nhất, dùng để chỉ người đứng đầu của một tổ chức, một phong trào. Thứ hai,
là người làm thức tỉnh hành vi của người khác” .

- Vai trò của cán bộ
Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ ra rằng giai cấp vô sản và chính đảng của mình muốn
giành được quyền lãnh đạo, giữ vững được chính quyền thì phải đào tạo một đội ngũ cán
bộ trung thành, đáp ứng được nhiệm vụ cách mạng. Họ đích thực phải là những cán bộ
cách mạng chuyên nghiệp, là rường cột của đất nước. Đội ngũ cán bộ và vai trò lãnh đạo
của Đảng có mối quan hệ thống nhất với nhau. Đảng lãnh đạo công tác cán bộ và đội ngũ
cán bộ vững mạnh làm cho Đảng vững mạnh, tạo được uy tín trong quá trình lãnh đạo của
Đảng.


Sự lãnh đạo của Đảng theo Lênin phải bằng đường lối chính trị, bộ máy tổ chức bố
trí cán bộ. Sự lãnh đạo đó thông qua những con người cụ thể. Người chỉ rõ: “Sự lãnh đạo
chính trị sẽ là gì chứ ? Ai lãnh đạo nếu không phải là những con người, lãnh đạo cách
mạng, nếu không phải là phân phối lực lượng”.
Không có một đội ngũ cán bộ đông đảo về số lượng, đặc biệt đảm bảo chất lượng
thì không thể nói tới quyền lãnh đạo: “Người cộng sản lãnh đạo chỉ có một cách duy nhất
để chứng minh quyền lãnh đạo của mình, đó là tìm cho mình được nhiều, càng ngày càng
nhiều, những người phụ tá, biết giúp đỡ họ làm việc, biết đề bạt họ, biết giới thiệu và chú
ý đến kinh nghiệm của họ”. Đảng cầm quyền có hai vấn đề hệ trọng: Một là đường lối
chính trị, hai là vấn đề cán bộ, trong đó theo Lênin “Mấu chốt là vấn đề người, vấn đề lựa
chọn con người”. Bởi vì mọi nghị quyết, đường lối, chủ trương đều do con người làm ra.
Chủ nghĩa Mác – Lênin đánh giá cao vai trò của cán bộ, nhưng phải là cán bộ đã được lựa
chọn, bảo đảm chất người, trình độ người. Nếu không tìm thấy sự nâng cao, vượt trội về
phẩm chất, năng lực ở những người cán bộ thì họ không xứng đáng là cán bộ, chưa nói
đến người cộng sản, người lãnh đạo. Bởi vì nếu như vậy, họ cũng chỉ như “bộ phận còn
lại của giai cấp vô sản” mà thôi.
Lênin không chỉ dừng lại ở việc đề ra một cách toàn diện tiêu chuẩn cán bộ mà trên
cơ sở đánh giá vai trò của cán bộ, Người còn chỉ ra những yêu cầu, nội dung cụ thể của
công tác cán bộ với ý nghĩa Đảng, người làm công tác cán bộ là chủ thể, còn cán bộ là
khách thể.

Lênin đều nhấn mạnh đến tính khoa học trong việc lựa chọn và sử dụng cán bộ.
Người cho rằng sử dụng, bố trí cán bộ là một khoa học, nghĩa là phải đặt người đúng vị
trí, có trí thức, kinh nghiệm ở lĩnh vực đó. Việc tuyển lựa cán bộ xuất thân từ công nông
và nhân dân lao động là nhiệm vụ cơ bản, cấp bách, lâu dài thuộc quan điểm giai cấp
trong công tác cán bộ theo học thuyết Mác – Lênin.
3.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước về cán bộ và công tác cán bộ
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu và vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác – Lênin
vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Người rất quan tâm tới công tác cán bộ và huấn luyện
cán bộ của Đảng. Tư tưởng về công tác cán bộ của Người nhằm xây dựng được đội ngũ


cán bộ vừa hồng, vừa chuyên, có năng lực lãnh đạo, biết tổ chức quần chúng thực hiện tốt
nhiệm vụ của cách mạng nước ta, đi đến mục tiêu đã chọn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh coi “Cán bộ là gốc của mọi công việc; công việc thành công
hay thất bại đều do cán bộ tốt hay xấu”. Cán bộ là người giúp Đảng, Chính phủ xây dựng
chính sách, đề ra chủ trương, đường lối đúng đắn để lãnh đạo nhân dân trong từng giai
đoạn cách mạng. “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải
thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo
cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng”.
Trong công việc và quan hệ với nhân dân, người cán bộ cách mạng phải chí công
vô tư. Quyền lực của người cán bộ lãnh đạo, quản lý là do quần chúng nhân dân trao cho,
vì vậy phải hết lòng phục vụ lợi ích chung của nhân dân, luôn luôn trung thành với quyền
lợi của nhân dân, của Đảng, của giai cấp, dân tộc. Sử dụng đúng đắn quyền lực nhân dân
giao phó, cầm quyền vì dân, vừa là sự thử thách nghiêm khắc vừa là yêu cầu then chốt đối
với người lãnh đạo, quản lý. Trong tác phẩm sửa đổi lối làm việc Hồ Chí Minh chỉ rõ:
“Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân
chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho
Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng”. Để vừa có đức vừa có tài phụng sự nhân
dân, người cán bộ “phải nâng cao sự tu dưỡng về Chủ nghĩa Mác – Lênin mà tổng kết
những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn những đặc điểm của Việt

Nam, phải học tập lý luận chung của Đảng; phải biết đoàn kết với những người ngoài
Đảng, phải biết dựa vào quần chúng, phải phát huy sức sáng tạo của quần chúng lao
động”. Công tác cán bộ của Đảng mang tính chiến lược và có ý nghĩa quyết định sự thành
bại của cách mạng.
Đảng ta luôn xác định, cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng
gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ; công tác cán bộ là khâu then
chốt trong công tác xây dựng Đảng. Mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ cách mạng cần có một đội
ngũ cán bộ thích ứng, có phẩm chất và năng lực phù hợp với đòi hỏi của nhiệm vụ. Vì
vậy, công tác cán bộ cần vươn lên đáp ứng yêu cầu của giai đoạn hiện nay, cụ thể là: Toàn
bộ công tác xây dựng đội ngũ cán bộ (xác định tiêu chuẩn, lập quy hoạch, kế hoạch, đào
tạo bồi dưỡng, xây dựng quy chế, hoàn thiện chính sách…) đều phải xuất phát và gắn với


yêu cầu cả trước mắt và lâu dài của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Mặt khác, quá trình chuyển biến mạnh mẽ của đất nước cũng sẽ tạo nên môi trường
rèn luyện, thử thách, sàng lọc, tuyển chọn cán bộ, không ngừng nâng cao các kiến thức,
phẩm chất năng lực của đội ngũ cán bộ.
Những yêu cầu chủ yếu đối với việc đổi mới công tác cán bộ là:
Đổi mới công tác cán bộ phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh. Quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc là môi trường thực tiễn để rèn luyện, tuyển chọn và đào
tạo cán bộ, nâng cao phẩm chất, kiến thức, năng lực của đội ngũ cán bộ. Thường xuyên
giáo dục, bồi dưỡng lập trường quan điểm, ý thức tổ chức của giai cấp công nhân cho đội
ngũ cán bộ. Đồng thời, tăng cường số cán bộ xuất thân từ công nhân, trước hết là cán bộ
chủ chốt trong hệ thống chính trị các cấp. Phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết tập
hợp rộng rãi các loại cán bộ, trọng dụng nhân tài, không phân biệt đảng viên hay người
ngoài Đảng, dân tộc, tôn giáo; kế thừa phát huy truyền thống tốt đẹp của đội ngũ cán bộ
cách mạng để xây dựng các thế hệ cán bộ hiện tại và tương lai.
Thường xuyên đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách cán bộ. Xây dựng đội ngũ

cán bộ và xây dựng tổ chức, đổi mới cơ chế chính sách, phương thức, lề lối làm việc có
quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau. Có nhiệm vụ chính trị mới lập tổ chức; có tổ chức
mới bố trí cán bộ, không vì cán bộ mà lập ra tổ chức. Mỗi cán bộ trong tổ chức phải có
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng. Quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng
cán bộ phải gắn với yêu cầu và nội dung xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh,
xây dựng bộ máy Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, kiện
toàn hệ thống chính trị, đổi mới cơ chế chính sách.
Trên cơ sở phát triển sự nghiệp giáp dục và đào tạo, nâng cao dân trí để xây dựng
đội ngũ cán bộ một cách cơ bản, chính quy, có hệ thống; đồng thời thông qua hoạt động
thực tiễn và phong trào cách mạng của nhân dân để giáo dục, rèn luyện, đào tạo, đánh giá,
sàng lọc, tuyển chọn cán bộ. Không đánh giá, sử dụng cán bộ một cách cảm tính, chủ
quan. Mọi phẩm giá và bằng cấp, danh hiệu và chức vụ, tài năng và cống hiến đều phải
được kiểm nghiệm qua hoạt động thực tiễn. Phong trào cách mạng của quần chúng là


trường học lớn của cán bộ. Phải dựa vào dân để phát hiện, kiểm tra và kiểm soát cán bộ.
Đảng trực tiếp chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cho cả hệ thống chính trị và
trên mọi lĩnh vực. Đảng thực hiện đường lối, chính sách cán bộ thông qua các tổ chức
Đảng và đảng viên trong các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, thực hiện đúng
quy trình, thủ tục, pháp luật của Nhà nước, điều lệ của các đoàn thể và tổ chức xã hội.
Phân công, phân cấp quản lý cán bộ cho các cấp ủy và các tổ chức Đảng; đồng thời
thường xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác cán bộ của các ngành, các cấp, coi đây là
một trong những việc quan trọng bậc nhất của lãnh đạo. Những vấn đề về chủ trương,
chính sách, đánh giá, bố trí, sử dụng, điều động, đề bạt, khen thưởng, xử lý, kỷ luật cán bộ
nhất thiết phải do cấp ủy có thẩm quyền quyết định theo đa số. Nghiêm túc chấp hành các
nghị quyết của cấp ủy về cán bộ và công tác cán bộ, cá nhân phải chấp hành quyết định
của tập thể; tổ chức Đảng cấp dưới phải chấp hành quyết định của tổ chức Đảng cấp trên.
Các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác tổ chức cán bộ đã được các cấp, các
ngành, các địa phương thực hiện nghiêm túc, đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, góp phần
quan trọng vào việc củng cố, phát triển đội ngũ cán bộ, ổn định tư tưởng, thống nhất nhận

thức và hoạt động trong Đảng và nhân dân.
3.1.3. Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với cán bộ dân tộc thiểu số
Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh
của Đảng, của đất nước và chế độ. Bởi vậy trong bất cứ thời kỳ nào, Đảng ta cũng đều
chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, trong đó có cán bộ là người dân tộc thiểu số đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ cách mạng. Trong giai đoạn hiện nay, để phát triển kinh tế – xã hội,
thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, vấn đề xây
dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số đủ sức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
càng trở nên quan trọng. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã nhấn mạnh: “Tích cực thực
hiện chính sách ưu tiên trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số. Động viên
phát huy vai trò của người tiêu biểu, có uy tín trong dân tộc và ở địa phương” và “Làm tốt
công tác quy hoạch và tạo nguồn cán bộ, chú ý cán bộ nữ và cán bộ dân tộc thiểu số”. Cụ
thể hóa một bước quan điểm trên đây, kết luận Hội nghị Trung ương 6 khóa IX của Đảng
đã nêu rõ: Tăng cường công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý. “Đặc biệt quan tâm
phát hiện đào tạo, bồi dưỡng nhân tài tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý và chuyên gia


giỏi, từ những cán bộ trẻ, thanh thiếu niên ưu tú, ưu tiên đối với những người xuất thân
công nhân, nông dân ưu tú, con em gia đình có công với cách mạng, dân tộc ít người”.
Cho nên vấn đề quy hoạch, tạo nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số không những là vấn
đề hết sức quan trọng, là chìa khóa để giải quyết vấn đề phát triển kinh tế – xã hội ở miền
núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, đồng thời nó góp phần thực hiện
chiến lược đại đoàn kết toàn dân và chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa IX đã đề ra nhiệm vụ “Thực hiện tốt công
tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số cho từng vùng, từng dân tộc”.
Cụ thể hóa nghị quyết của Đảng, Nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
về đào tạo, bồi dưỡng như: Quyết định số 874/TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác
đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức’ Thông tư liên tịch số 79/TTLT
ngày 19/9/1997 của Ban Tổ chức – cán bộ Chính phủ, Bộ Kế họach và đầu tư, Bộ Tài
chính, Bộ giáo dục và đào tạo hướng dẫn thực hiện Quyết định số 874/TTg của Thủ tướng

Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức giai đoạn
2001 – 2005, văn bản 1189/CP – ĐPI ngày 27/12/2000 của Chính phủ về việc điều tra,
đánh giá đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số và lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.
Các văn bản pháp lý nói trên đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức dân tộc thiếu số, cán bộ làm
công tác dân tộc nói riêng.
3.1.4. Nhân tố tâm lý tộc người trong công tác cán bộ
Dân tộc Việt Nam hợp thành từ 54 dân tộc anh em. Trải qua hàng ngàn năm dựng
nước và giữ nước đã hình thành tâm lý dân tộc, tạo nên bản sắc văn hóa của con người
Việt Nam cả truyền thống và hiện đại.
Tâm lý dân tộc cũng là một hình thái của ý thức xã hội, tuy nhiên khác với hệ tư
tưởng, khi hình thái kinh tế – xã hội thay đổi thì hệ tư tưởng về căn bản thay đổi theo, còn
tâm lý dân tộc không diễn ra theo quy luật của nó. Quá trình xây dựng hình thái kinh tế xã
hội mới, nhiều đặc điểm tâm lý của xã hội cũ không phù hợp sẽ dần mất đi, nhường chỗ
cho những đặc điểm tâm lý dân tộc, tâm lý tộc người được thể hiện qua phong tục tập
quán, nếp nghĩ, cung cách ứng xử,… vẫn tiếp tục tồn tại và ảnh hưởng đến từng cá nhân


×