Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CỤM CÔNG NGHIỆP HIỆN HỮU TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG TRƯỜNG THỌ, QUẬN THỦ ĐỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44 KB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN
PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CỤM CÔNG NGHIỆP
HIỆN HỮU TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG
TRƯỜNG THỌ, QUẬN THỦ ĐỨC

Sinh viên thưc hiện NGUYỄN THỊ HỒNG NHI
Ngành học
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa
2005 - 2009
 
 
 
Tháng 7/2009 
i
 


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CỤM CÔNG NGHIỆP HIỆN HỮU
TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG TRƯỜNG THỌ, QUẬN THỦ ĐỨC

Tác giả

NGUYỄN THỊ HỒNG NHI


Luận văn kỹ sư
Chuyên ngành: Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. NGUYỄN VINH QUY

Tháng 07 năm 2009
ii
 


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp tôi đã nhận được sự
quan tâm, động viên và giúp đỡ của quí thầy cô, người thân, bạn bè cũng như từ các cơ
quan tổ chức.
Đầu tiên, tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Th.s Nguyễn Vinh Quy đã dành nhiều
thời gian hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn quí thầy cô khoa Công Nghệ Môi Trường – Trường Đại
Học Nông Lâm đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt những kinh nghiệm quí báu và giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập.
Cám ơn anh Phạm Văn Danh, chị Hồ Nguyệt Ánh và các anh chị ở Phòng
Tài Nguyên và Môi trường Quận Thủ Đức đã đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
cho tôi trong thời gian thực tập tại cơ quan.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cha mẹ, anh chị em trong gia đình luôn là nguồn
động viên, là điểm tựa vững chắc đã hỗ trợ và tạo cho tôi nghị lực để vượt qua khó khăn
và hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Chân thành cảm ơn tất cả những người thân bên cạnh và các bạn sinh viên lớp
DH05QM – khoa Công Nghệ Môi Trường – Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM đã ủng
hộ và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Dù đã rất cố gắng nhưng không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự quan

tâm góp ý của quí thầy cô về khóa luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Thị Hồng Nhi

iii
 


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp quản lý môi trường
tại cụm công nghiệp hiện hữu trên địa bàn Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức” được
thực hiện từ tháng 3/2009 đến tháng 6/2009. Qua quá trình khảo sát thực tế, thu thập tài
liệu số liệu thì nội dung của luận văn được trình bày với nội dung chính như sau
Chương 1 nêu sự cần thiết của đề tài, mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên
cứu, giới hạn của đề tài.
Chương 2 trình bày tổng quan về hoạt động công nghiệp, ô nhiễm môi trường do
hoạt động công nghiệp, về quản lý và hệ thống quản lý môi trường.
Chương 3 trình bày một số đặc điểm kinh tế - xã hội của Quận Thủ Đức và
Phường Thọ; hiện trạng chất lượng môi trường của cụm công nghiệp hiện hữu trên địa
bàn Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức và công tác quản lý môi trường trên địa bàn.
Chương 4 tiến hành đánh giá hiện trạng môi trường và dự báo ô nhiễm môi trường
tại cụm công nghiệp hiện hữu và đưa ra những biện pháp quản lý môi trường nhằm giảm
thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường.
Chương 5 rút ra kết luận từ quá trình nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị phù
hợp với cơ quan quản lý và các doanh nghiệp trong khu vực cụm công nghiệp hiện hữu.

iv
 



MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... iii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ................................................................................................iv
MỤC LỤC ...........................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU .................................................................................. vii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ....................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH................................................................................................ix
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................ix
Chương 1 MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề......................................................................................................................1
1.2 Sự cần thiết của đề tài ..................................................................................................1
1.3 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu................................................................................2
U

U

1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2
1.3.2 Nội dung nghiên cứu....................................................................................................2
1.4 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu ................................................................................3
1.4.2 Phương pháp khảo sát thực địa và phân tích mẫu ......................................................3
1.4.3 Phương pháp phỏng vấn thu thập thông tin ................................................................3
1.5 Giới hạn của đề tài........................................................................................................3
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................................4
2.1 Tổng quan về hoạt động công nghiệp .........................................................................4
U

2.1.1 Khái niệm về khu công nghiệp và cụm công nghiệp ...................................................4

2.1.2 Tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp .................................................................4
2.2 Tổng quan về môi trường và ô nhiễm môi trường công nghiệp...............................5
2.2.1 Khái niệm về môi trường và ô nhiễm môi trường .......................................................5
2.2.2 Ô nhiễm môi trường do hoạt động công nghiệp..........................................................6
2.2.2.1 Ô nhiễm môi trường không khí ................................................................................6
2.2.2.2 Ô nhiễm môi trường nước ........................................................................................7
2.2.2.3 Ô nhiễm do chất thải rắn .........................................................................................8
v
 


2.3 Khái quát về quản lý môi trường và hệ thống quản lý môi trường.........................9
2.3.1 Khái niệm quản lý môi trường và hệ thống quản lý môi trường .................................9
2.3.2 Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trường .........................................9
Chương 3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU ....................10
3.1 Khái quát về Quận Thủ Đức và Phường Trường Thọ ...........................................10
U

3.1.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội Quận Thủ Đức ...................................................10
3.1.1.1 Vị trí địa lý .............................................................................................................10
3.1.2 Điều kiện tự nhiên và kinh tế của Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức .................14
3.1.2.1 Vị trí đại lý..............................................................................................................14
3.1.2.2 Tình hình kinh tế ....................................................................................................14
3.1.2.2 Khái quát về cụm công nghiệp hiện hữu trên địa bàn Phường Trường Thọ, Quận
Thủ Đức ..............................................................................................................................15
3.2 Hiện trạng chất lượng môi trường tại cụm công nghiệp hiện hữu trên địa bàn
Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức.............................................................................16
3.2.1 Môi trường không khí ................................................................................................16
3.2.2 Môi trường nước........................................................................................................20
3.2.2.1 Nước mặt ................................................................................................................20

3.2.2.2 Nước ngầm ............................................................................................................21
3.2.2.3 Nước thải ................................................................................................................22
3.2.3 Chất thải rắn..............................................................................................................24
3.3 Hiện trạng công tác quản lý môi trường trên địa bàn ............................................26
3.3.1 Cơ cấu tổ chức...........................................................................................................26
3.3.2 Công tác quản lý môi trường tại cụm công nghiệp hiện hữu trên địa bàn Phường
Trường Thọ, Quận Thủ Đức...............................................................................................27
Chương 4 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
QUẢN LÝ..........................................................................................................................30
4.1. Đánh giá hiện trạng môi trường tại cụm công nghiệp trên địa bàn Phường
Trường Thọ, Quận Thủ Đức ...........................................................................................30
4.1.1 Môi trường không khí................................................................................................30
4.1.2 Môi trường nước........................................................................................................32
4.1.3 Chất thải rắn..............................................................................................................35
4.1.4 Đánh giá công tác quản lý môi trường hiện hành.....................................................38
vi
 


4.1.4.1 Đối với cơ quan quản lý .........................................................................................38
4.1.4.2 Đối với các cơ sở sản xuất.....................................................................................38
4.2 Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường cho cụm công nghiệp hiện hữu trên địa bàn
Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức.............................................................................39
4.2.1 Biện pháp quản lý ......................................................................................................39
4.2.1.1 Cơ cấu tổ chức nhân sự ..........................................................................................39
4.2.1.2 Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường..................................................................39
4.2.2 Giải pháp kỹ thuật ....................................................................................................40
4.2.2.1 Nâng cấp, sửa chữa hệ thống đường giao thông trong khu vực .............................40
4.2.2.2 Thực hiện phân loại rác tại nguồn ở các cơ sở sản xuất.........................................41
4.2.2.3 Biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm (sản xuất sạch hơn)................................................42

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................44
5.1 Kết luận .......................................................................................................................44
5.2 Kiến nghị .....................................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................46
PHỤ LỤC
 
 
 

 
 
 
 
 
 
 

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Đặc trưng hoạt động sản xuất một số ngành nghề trong khu vực.......................16
vii
 


Bảng 3.2 Tình hình sử dụng nhiên liệu của một số doanh nghiệp trong CCN...................17
Bảng 3.3 Chất lượng không khí xung quanh cụm công nghiệp hiện hữu ..........................18
Bảng 3.4 Chất lượng nước mặt khu vực cụm công nghiệp hiện hữu .................................20
Bảng 3.5 Chất lượng nước ngầm khu vực cụm công nghiệp hiện hữu ..............................21
Bảng 3.6 Đặc tính nước thải một số cơ sở sản xuất tại cụm công nghiệp hiện hữu...........23
Bảng 3.7 Lượng chất thải của một số cơ sở sản xuất trong cụm công nghiệp hữu ..........26
Bảng 3.8 Biện pháp QLMT của một số cơ sở sản xuất trong CCN hiện hữu....................28

Bảng 4.1 Dự báo tải lượng ô nhiễm không khí tại CCN 6 tháng đầu năm 2009 ...............31
Bảng 4.2 Dự báo tải lượng ô nhiễm không khí tại CCN đến năm 2020 ............................31
Bảng 4.3 Tải lượng ô nhiễm nước thải sinh hoạt trong CCN đầu năm 2009.....................33
Bảng 4.4 Dự báo tải lượng ô nhiễm nước thải sinh hoạt trong CCN đến 2020 .................34
Bảng 4.5 Nồng độ ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại cụm công nghiệp ......................35
Bảng 4.6 Tải lượng CTR phát sinh trong CCN 6 tháng đầu năm 2009 .............................37
Bảng 4.7 Dự báo tải lượng CTR phát sinh trong cụm công nghiệp hiện hữu....................37

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Biểu đồ thể hiện tải lượng chất ô nhiễm ngành nhiệt điện so với tải lượng của
Tp.HCM................................................................................................................................7
viii
 


Biểu đồ 3.1 Biểu đồ thể hiện nồng độ bụi (μg/m3) cụm công nghiệp hiện hữu .................18
Biểu đồ 3.2 Biểu đồ thể hiện thông số BOD5 của nước thải tại cụm công nghiệp hiện hữu
so với TCVN 5945-2005 ....................................................................................................23

Biểu đồ 3.3 Biểu đồ thể hiện thông số COD của nước thải tại cụm công nghiệp hiện hữu
so với TCVN 5945-2005 ....................................................................................................24

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1 Bản đồ vị trí địa lý Quận Thủ Đức ......................................................................10
Hình 3.2 Bản đồ tổng thể Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức........................................14
Hình 3.3 Cơ cấu tổ chức của Phòng TNMT Quận Thủ Đức..............................................27
Hình 4.1 Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý môi trường đề xuất cho Quận Thủ Đức............39
Hình 4.2 Quy trình thực hiện phân loại rác công nghiệp tại nguồn tại các CSSX.............42
Hình 4.3 Cơ hội sản xuất sạch hơn.....................................................................................43

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ix
 


BVMT

Bảo vệ môi trường.

BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa.

BOD5

Nhu cầu oxy sinh hóa 5 ngày.

CCN


Cụm công nghiệp

COD

Nhu cầu oxy hóa học.

DO

Nồng độ oxy hòa tan.

CTR

Chất thải rắn.

CTNH

Chất thải nguy hại.

KCN

Khu công nghiệp.

KCX

Khu chế xuất.

QLMT

Quản lý môi trường.


SS

Chất rắn lơ lửng.

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam.

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường.

UBND

Ủy ban nhân dân.

x
 


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Phát triển công nghiệp là con đường đưa Việt Nam thoát khỏi đói nghèo. Thực
tế trong những năm gần đây ngành công nghiệp nước ta phát triển rất nhanh chóng,
nhiều KCN, KCX được hình thành và đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, cái giá phải trả
không hề nhỏ khi tình trạng ô nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp ngày càng
trầm trọng. Mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính
sách và pháp luật bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường là vấn đề
rất đáng lo ngại.

Tại các đô thị lớn ở Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng, quá trình phát triển kinh tế xã hội tại các khu vực ngoại thành vẫn mang nhiều
yếu tố tự phát hoặc chưa tuân thủ theo các quy hoạch thống nhất. Từ đó, đã phát sinh
nhiều mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Mâu thuẫn này đặc biệt
sâu sắc tại những khu vực có tốc độ phát triển công nghiệp hóa, đô thì hóa cao.
1.2 Sự cần thiết của đề tài
Quận Thủ Đức là Quận có tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa tăng nhanh nên
việc phát sinh những vấn đề ô nhiễm môi trường là điều khó tránh khỏi. Ô nhiễm do
chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng trở nên rõ rệt hơn và đang gây ảnh hưởng
đến môi trường và sức khỏe của người dân, ví dụ điển hình là khu vực Phường Trường
Thọ, các khu vực dọc kênh Ba Bò, Suối Cái... Do đó mà vấn đề đánh giá một cách đầy
đủ hiện trạng môi trường, dự báo chính xác các vấn đề môi trường tiềm tàng, và đề ra
những chính sách BVMT hợp lý là vấn đề cấp bách.
Cụm công nghiệp hiện hữu trên địa bàn Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức là
một cụm công nghiệp được hình thành một cách tự phát, không nằm trong quy hoạch
của Thành Phố. Khu vực này tập trung nhiều ngành sản xuất gây ô nhiễm môi trường
như: xi măng, nhiệt điện, dệt nhuộm, sản xuất bêtông...Vì vậy vấn đề ô nhiễm môi
1
 


trường tại khu vực này đang là nổi bức xúc của người dân sinh sống xung quanh và
các cấp lãnh đạo. Để có thể duy trì hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế khu vực
nhưng không gây ảnh hưởng đến môi trường rất cần thiết có một công trình nghiên
cứu hiện trạng môi trường trong Phường một cách khoa học và đây cũng là lý do chính
để đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp quản lý môi trường
tại cụm công nghiệp hiện hữu trên địa bàn Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức”
được thực hiện.
1.3 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài được thực hiện với những mục tiêu sau:
-

Đánh giá hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường tại khu vực cụm
công nghiệp hiện hữu trên địa bàn Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức.

-

Đề xuất biện pháp quản lý môi trường phù hợp để cải thiện chất lượng môi
trường tại cụm công nghiệp hiện hữu trên địa bàn Phường Trường Thọ, Quận
Thủ Đức.

1.3.2 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đã đề ra thì đề tài gồm có những nội dung:
-

Tổng quan về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của Quận Thủ Đức và Phường
Trường Thọ.

-

Khái quát hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường tại cụm công
nghiệp hiện hữu trên địa bàn Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức.

-

Đánh giá hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường trên địa bàn
Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức.

-


Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường .

2
 


1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Thu thập thông tin và số liệu, tài liệu về các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa
bàn nghiên cứu, khiếu nại giải quyết khiếu nại về vấn đề môi trường, công tác quản lý
về môi trường trên địa bàn tại phòng Tài nguyên và môi trường Quận Thủ Đức và
UBND Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức.
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài.
1.4.2 Phương pháp khảo sát thực địa và phân tích mẫu
Trên cơ sở nghiên cứu về mặt lý thuyết và các số liệu hiện có, tiến hành khảo
sát thực tế tại các cơ sở sản xuất và khảo sát tình hình môi trường tại các khu vực xung
quanh…để có cái nhìn toàn diện hơn cho việc thực hiện mục tiêu của đề tài.
1.4.3 Phương pháp phỏng vấn thu thập thông tin
Ngoài việc thu thập thông tin trên lý thuyết và khảo sát thực tế, đề tài cũng
tham khảo ý kiến của các kỹ sư, chuyên viên, các nhà quản lý môi trường thông qua
việc phỏng vấn, trao đổi trực tiếp về hiện trạng môi trường và các biện pháp quản lý
môi trường trên địa bàn Quận Thủ Đức và tại cụm công nghiệp hiện hữu trên địa bàn
Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức.
1.5 Giới hạn của đề tài
Do có nhiều hạn chế về nhân vật lực nên đề tài chỉ đánh giá hiện trạng môi
trường không khí, môi trường nước và chất thải rắn, chưa đánh giá được hiện trạng
môi trường đất trong cụm công nghiệp hiện hữu.
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 3/2009 đến 7/2009.


3
 


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về hoạt động công nghiệp
2.1.1 Khái niệm về khu công nghiệp và cụm công nghiệp
Trong đề tài này, các khái niệm về khu công nghiệp (KCN) và cụm công nghiệp
(CCN) được hiểu như sau:
Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất các hàng
công nghiệp và thực hiện các dịch vụ sản xuất công nghiệp, có ranh giới, địa giới xác
định, không có dân cư sinh sống, do chính phủ quyết định thành lập. Trong khu công
nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất
Cụm công nghiệp là tên gọi chung cho những khu vực có các cơ sở sản xuất và
dịch vụ công nghiệp_tiểu thủ công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, có quy mô
diện tích phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và không có dân cư sinh sống
do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định lập theo quy hoạch phát triển công nghiệp
trên địa bàn
2.1.2 Tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp
Việt Nam có trên 800.000 cơ sở sản xuất công nghiệp với gần 70 KCX-KCN
tập trung. Đóng góp của công nghiệp vào GDP là rất lớn; tuy nhiên chúng ta cũng phải
chịu nhiều thiệt hại về môi trường do lĩnh vực công nghiệp gây. Hiện nay khoảng 90%
cơ sở sản xuất công nghiệp và phần lớn các KCN chưa có trạm xử lý nước thải. Các
ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nặng nhất là công nghiệp nhiệt điện, công
nghiệp sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác khoáng sản..vẫn
chưa được quan tâm đúng mức về công tác bảo vệ môi trường.
Trước năm 1975, Thành phố Hồ Chí Minh đã phát triển công nghiệp ở mức độ
nhất định, bao gồm một số vùng tập trung nhiều nhà máy xí nghiệp mang tính tự phát,
một số mang tính rời rạc hoặc co cụm nhưng vào thời điểm đó chưa hình thành các

khu công nghiệp tập trung.
4
 


Từ khi có luật đầu tư nước ngoài, nhịp độ đầu tư vào vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam nói chung và Tp.Hồ Chí Minh nói riêng tăng nhanh với mức độ chưa từng
có, sản xuất công nghiệp phát triển một cách nhanh chóng, đủ các loại ngành nghề, đa
dạng về sản phẩm với sự tham gia của thành phần kinh tế quốc doanh, ngoài quốc
doanh và vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Công nghiệp phát triển thúc đẩy quá trình
đô thị hóa, cùng với quá trình đô thị hóa nhiều nhà máy xí nghiệp trước đây xây dựng
ở ngoại ô thành phố nay đã lọt thỏm vào khu vực dân cư đông đúc.
Thành phố Hồ Chí Minh có 12 KCN và 03 KCX, 700 nhà máy công nghiệp,
30.000 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và hàng trăm cơ sở đầu tư nước ngoài.
Nhìn chung các cơ sở công nghiệp ngoài khu công nghiệp có quy mô nhỏ, công nghệ
sản xuất cũ, lạc hậu, vì vậy ô nhiễm môi trường do công nghiệp từ các nhà máy cũ ở
Tp.HCM là rất trầm trọng, đặc biệt là các cơ sở sản xuất nằm xen kẻ trong khu dân cư.
Các KCN được hình thành chưa đáp ứng đủ yêu cầu về cơ sở hạ tầng, hoặc các chính
sách khu công nghiệp chưa thật sự thu hút các nhà máy từ nội thành chuyển vào các
khu quy hoạch này, đồng thời vấn đề ô nhiễm môi trường tại các KCN cũng là một
thách thức lớn đối với cơ quan quản lý.
2.2 Tổng quan về môi trường và ô nhiễm môi trường công nghiệp
2.2.1 Khái niệm về môi trường và ô nhiễm môi trường
Có rất nhiều khái niệm về môi trường nhưng tất cả các khái niệm đề hướng về
mục tiêu chung “Môi trường là các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, lý học, hóa
học, sinh học cùng tồn tại trong một không gian bao quanh con người. Các yếu tố đó
có quan hệ mật thiết, tương tác lẫn nhau và tác động lên các cá thể sinh vật hay con
người để cùng tồn tại và phát triển. Tổng hòa các chiều hướng phát triển của từng nhân
tố này quyết định chiều hướng phát triển của cá thể sinh vật của hệ sinh thái và của xã
hội con người” (Lê Huy Bá, 2003)

Ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng
vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát
triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao
gồm các chất thải ở dạng khí, lỏng, rắn có chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học
5
 


và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị
ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân gây ô nhiễm
môi trường đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu.
2.2.2 Ô nhiễm môi trường do hoạt động công nghiệp
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm môi trường tại các KCN
–KCX, trong đó phải nói đến công tác quy hoạch còn nhiều điểm không hợp lý: bố trí
một số KCN – KCX không phù hợp ( đặt đầu nguồn các con sông, gần đường giao
thông, quá gần khu dân cư..). Do đó, ô nhiễm trong KCN – KCX sẽ gây ảnh hưởng lớn
đối với môi trường xung quanh. Trong số các thành phần môi trường bị ô nhiễm do
hoạt động công nghiệp thì ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí và ô nhiễm do chất thải
rắn là trầm trọng nhất.
2.2.2.1 Ô nhiễm môi trường không khí
Không khí được xem là ô nhiễm khi có mặt một chất lạ hoặc có một sự biến đổi
quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự
tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhin xa do bụi. Có nhiều chất khí gây ô nhiễm
môi trường khác nhau nhưng nhìn chung các chất ô nhiễm không khí phát sinh từ công
nghiệp là SO2, NOx, CO2, CO. Hydrocarbon, VOC, NH3, H2S…
Các nguồn phát sinh ô nhiễm không khí do các hoạt động sản xuất công nghiệp
bao gồm: khói thải từ quá trình đốt nhiên liệu, các nguồn ô nhiễm không khí từ các dây
chuyền công nghệ sản xuất, khí thải từ hoạt động giao thông vận tải...
Các ngành công nghiệp thải ra nhiều khí ô nhiễm nhất là: nhiệt điện, xi mạ,
luyện cán thép, chế biến thực phẩm, các cơ sở gia công cơ khí. Chỉ riêng ngành nhiệt,

tải lượng SO2, NO2, CO, bụi lần lượt chiếm tỷ trọng là 79.9%, 91.8%, 10.1%, 14.9%
tải lượng của ngành công nghiệp toàn Thành phố, biểu đồ 2.1 thể hiện rõ tải lượng các
chất ô nhiễm ngành nhiệt điện so với tải lượng ô nhiễm ngành công nghiệp.

6
 


Biểu đồ 2.1 Biểu đồ thể hiện tải lượng chất ô nhiễm ngành nhiệt điện so với tải
lượng của Tp.HCM
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM, 2007
Các ngành công nghiệp sử dụng các loại nguyên liệu khác nhau để làm chất đốt
nhằm cung cấp năng lượng cho các quy trình công nghệ khác nhau. Dựa theo tình hình
sử dụng nhiên liệu này tại Tp.HCM, loại nhiên liệu được sử dụng rộng rãi cho các nhu
cầu nói trên là dầu FO và dầu DO. Tuy nhiên trong tương lai việc khai thác và vận
chuyển khí đồng hành (khí đốt hóa lỏng – Lipid Natural Gas – LNG) từ các mỏ dầu và
khí đốt vùng biển Đông phát triển, sẽ có nhiều nhà máy chuyển sang sử dụng nhiên
liệu này vì các ưu điểm của nó, trong đó ô nhiễm về môi trường là rất đáng kể.
Ô nhiễm do tiếng ồn và nhiệt độ cũng là nguồn gây ra ô nhiễm khá quan trọng,
có thể gây ra các ảnh hưởng xấu đến môi trường và trước tiên là đến sức khỏe của
công nhân trực tiếp lao động.
2.2.2.2 Ô nhiễm môi trường nước
Nước thải có thể được hiểu là nước cấp, nước thiên nhiên sau khi phục vụ cuộc
sống con người bị nhiễm các chất hữu cơ, vô cơ, chứa nhiều vi trùng. Có 3 loại nước
thải là: nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất và nước mưa chảy tràn.
Nước thải trong hoạt động công nghiệp phát sinh từ các nguồn: nước thải từ
sinh hoạt của công nhân viên làm việc tại các cơ sở công nghiệp, nước thải từ dây
chuyền công nghệ sản xuất, nước mưa chảy tràn. Nước thải công nghiệp có thể bị ô
nhiễm cơ học, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hóa học và kim loại nặng, ô nhiễm dầu... tùy
vào loại hình sản xuất, dây chuyền công nghệ, thành phần nguyên vật liệu...

7
 


Nước thải công nghiệp phần lớn chưa xử lý đạt chuẩn, hoặc không xử lý và thải
thẳng ra hệ thống kênh rạch đã gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt. Theo
thống kê của Sở TNMT Tp.HCM tại các KCN, CCN có khoảng 30.900m3 nước thải
mỗi ngày, nhưng số lượng nước thải đó chỉ xử lý được 38%.
Theo quy định, các KCN sau khi lấp đầy 50% diện tích thì phải có hệ thống xử
lý nước thải tập trung, nhưng trên thực tế có rất ít KCN tuân thủ. Phần lớn các KCN,
CCN hiện đại cũng không có hệ thống xử lý nước thải tập trung và đang tiếp tục gây ô
nhiễm trầm trọng. Nhiều đơn vị đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải cũng không vận
hành thường xuyên mà chỉ mang tính đối phó khi ngành chức năng đến kiểm tra.
2.2.2.3 Ô nhiễm do chất thải rắn
 

Trong quá trình sản xuất công nghiệp sẽ tạo ra một lượng lớn chất thải rắn, số

lượng chất thải rắn và tính chất của chúng sẽ phụ thuộc vào loại hình công nghiệp và
trình độ công nghệ. Tỷ lệ thành phần CTR công nghiệp được trình bày trong biểu đồ
2.1

Biểu đồ 2.2 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ thành phần chất thải rắn công nghiệp
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM, 2008
Một số ngành công nghiệp thải ra các chất độc hại như: axit, bazơ, chất thải
chứa amiang, kim loại nặng…. Lượng chất thải nguy hại tại một số cơ sở sản xuất trộn
chung với chất thải công nghiệp hoặc chất thải sinh hoạt, và được thu gom và xử lý
như chất thải sinh hoạt thông thường, chất thải rắn công nghiệp thì chưa được thu gom
và xử lý riêng, nhiều cơ sở chưa tiến hành kiểm kê, đăng ký chủ nguồn thải.


8
 


2.3 Khái quát về quản lý môi trường và hệ thống quản lý môi trường
2.3.1 Khái niệm quản lý môi trường và hệ thống quản lý môi trường
Hiện nay chưa có một khái niệm chung, thống nhất về QLMT nhưng có thể
hiểu quản lý môi trường là sử dụng tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh
tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển
bền vững kinh tế, xã hội quốc gia.
Hệ thống quản lý môi trường là một phần trong hệ thống quản lý chung của một
tổ chức được sử dụng để triển khai và áp dụng chính sách môi trường, quản lý các khía
cạnh môi trường của tổ chức đó. Quản lý môi trường là tập hợp các biện pháp, luật
pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm đảm bảo chất lượng môi
trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia.
Như vậy hệ thống quản lý là một tập hợp các yếu tố liên quan với nhau, bao
gồm cơ cấu tổ chức, các hoạt động lập kế hoạch, trách nhiệm, thực hành, thủ tục, quá
trình và nguồn lực dùng cho công tác bảo bệ môi trường
2.3.2 Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trường
Trong công tác quản lý nhà nước về môi trường thì các nguyên tắc sau đây được áp
dụng:
-

Hướng công tác quản lý môi trường tới mục tiêu phát triển bền vững kinh tế xã
hội đất nước, giữ cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trường.

-

Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư
trong việc quản lý môi trường.


-

Quản lý môi trường cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng
hợp thích hợp.

-

Phòng chống, ngăn ngừa tai biến và suy thoái môi trường cần được ưu tiên hơn
việc phải xử lý, hồi phục môi trường nếu để gây ra ô nhiễm môi trường.

-

Người gây ô nhiễm phải trả tiền cho các tổn thất do ô nhiễm môi trường gây ra
và các chi phí xử lý, hồi phục môi trường bị ô nhiễm. Người sử dụng các thành
phần môi trường phải trả tiền cho việc sử dụng gây ra ô nhiễm đó.
9

 


Chương 3
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1 Khái quát về Quận Thủ Đức và Phường Trường Thọ
3.1.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội Quận Thủ Đức
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Quận Thủ Đức là vùng ven của thành phố, là cửa ngõ phía Đông Bắc đi các tỉnh
miền Đông Nam Bộ, miền Trung, miền Bắc với các tuyến giao thông quan trọng về
đường bộ, đường sắt. Ranh giới địa lý:
-


Phía Đông: giáp Quận 9

-

Phía Tây: giáp Quận 12

-

Phía Nam: giáp sông Sài Gòn, Quận 2, Quận 9

-

Phía Bắc: giáp Huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương

Hình 3.1 Bản đồ vị trí địa lý Quận Thủ Đức

10
 


3.1.1.2 Điều kiện tự nhiên
9 Khí hậu
Với những đặc điểm tổng quát về vị trí địa lý cho thấy khí hậu của Quận Thủ Đức
là một bộ phận của khí hậu thành phố Hồ Chí Minh : nằm trong khu vực nhiệt đới gió
mùa, có 2 mùa là mùa khô và mùa mưa với các đặc điểm là :
-

Mùa mưa : tương ứng với gió mùa Tây Nam, từ tháng 5 đến tháng 10


-

Mùa khô : tương ứng với gió mùa Đông Bắc, từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau

9 Chế độ nhiệt
Thừa hưởng một số chế độ bức xạ phong phú và ổn định, nhiệt độ của thành phố
tương đối cao và ít biến đổi qua các tháng trong năm (không có mùa đông lạnh)
-

Nhiệt độ trung bình/ngày trong các tháng lạnh nhất trong năm luôn trên 20oC.

-

Tháng nóng nhất là tháng 4 và nhiệt độ trung bình đạt đến 29oC.

-

Tháng lạnh nhất là tháng 12, nhiệt độ trung bình cũng đạt đến 25,5oC (p=50%).
Biên độ nhiệt trung bình/năm chỉ khoảng 3,5oC. Đặc điểm về nhiệt độ không
khí ở thành phố khá ổn định như vậy, phù hợp với quy luật biến thiên trong
năm của nhiệt độ vùng nhiệt đới.

9 Độ ẩm không khí
Sự phân mùa theo cán cân ẩm cũng được thể hiện theo giá trị biến thiên năm của
độ ẩm không khí, các tháng mùa khô từ 70% - 75%. Độ ẩm tương đối thấp nhất vào
tháng mùa mưa. Độ ẩm tương đối nghịch biến với nhiệt độ cho nên trong ngày khi
nhiệt độ đạt đến cực tiểu cũng là lúc độ ẩm tương đối đạt lớn nhất và ngược lại.
9 Chế độ gió
Hướng gió thịnh hành thay đổi rõ rệt theo mùa.
-


Từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau, chủ yếu là gió Bắc, từ tháng 2 đến tháng 4
gió Đông và lệch Đông Nam.

11
 


-

Từ tháng 5 đến tháng 10, gió Tây Nam và Tây, thịnh hành nhất từ tháng 6 đến
tháng 9. Tháng 10 tuy còn gió Tây Nam nhưng đã suy yếu dần.

-

Tốc độ gió trung bình lớn nhất xảy ra trong các tháng 6 đến tháng 9 từ 3,7 m/s –
4,5m/s.

-

Từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau tốc độ gió trung bình nhỏ nhất chỉ vào khoảng
2.3 – 2.4m/s.

9 Đặc điểm mưa
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, được phân thành 2 mùa (mùa khô và
mùa mưa) tương ứng là hướng gió Đông Bắc vào mùa khô và hướng gió Tây Nam vào
mùa mưa. Do tính chất của gió mùa nhiệt đới nên mưa rào đến nhanh và kết thúc
nhanh, một ngày thường có 1 – 2 trận mưa.
-


Mùa khô : từ thàng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa hầu như không đáng kể,
chiếm từ 3,2% - 6,7% lượng mưa cả năm, có tháng hầu như không mưa.

-

Mùa mưa : từ tháng 5 đến tháng 11, có lượng mưa chiếm từ 93,3% - 96,8%
lượng mưa cả năm, có tổng lượng mưa trung bình từ 1300 – 1950 mm tùy theo
vùng.

-

Thời gian mưa trong ngày : thời gian mưa thường tập trung vào buổi chiều từ
12 giờ - 21 giờ chiếm từ 70% - 85%, trong đó mưa có cường độ cao chủ yếu từ
13 giờ 30 – 19 giờ 30 chiếm 55% - 60%.s
9 Địa hình

Địa hình có những gò đồi phía Bắc kéo dài từ Thuận An (Bình Dương về hướng
Nam (gò đồi theo hướng Tây Bắc – Đông Nam), có cao trình đỉnh khoảng +30 đến
+34m, những đồi này không lớn, độ rộng từ 0,2 đến 1,5 km và hạ thấp nhanh chóng
đến cao trình +1,4m với nối tiếp là vùng thấp trũng khá bằng phẳng (từ 0 đến 1,4m) ra
đến ven sông lớn, có các độ dốc cục bộ hướng về rạch suối Nhung, rạch Xuân Trường
và vùng thấp trũng ở phía Nam. Vùng địa hình thấp ,trũng, khá bằng phẳng kéo dài
đến bờ sông Đồng Nai và sông Sài Gòn bao quanh.
12
 


Ở vùng địa hình trũng chịu tác động thường xuyên của triều nên vùng địa hình này
khá bằng phẳng và hình thành nên mạng lưới sông rạch khá dày.
3.1.1.3 Điều kiện kinh tế_xã hội

9 Kinh tế
Quận Thủ Đức có diện tích 4.764,88 ha với dân số 368.127 người. Tính đến hết
năm 2007 toàn Quận có 1770 cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh, trong đó
có 1487 cơ sở tiểu thủ công nghiệp, 283 DNTN và công ty TNHH.
Diện tích đất canh tác trong nông nghiệp có xu thế giảm do quá trình đô thị hoá.
Quận đã có một số chủ trương và biện pháp chỉ đạo từng bước khuyến khích nông dân
chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng theo hướng tăng giá trị và chất lượng hàng hoá
theo tiêu chí 2 cây, 2 con (cây kiểng, lan cắt cành, bò sữa, cá giống).
Toàn Quận có hơn 20.260 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực thương mại-dịch vụ
với các hình thức cho thuê Biệt thự, nhà hàng, dịch vụ du lịch, dịch vụ ăn uống ...
Riêng lĩnh vực Dịch vụ cho thuê nhà trọ (phục vụ cho sinh viên - công nhân viên) phát
triển mạnh.
9 Văn hóa và xã hội
Trong năm 2008 tổ chức thành công các đợt hội thi, hội diễn, liên hoan văn
nghệ, lễ hội cấp Quận, cấp Thành phố thu hút đông đảo lực lượng quần chúng tham
gia. Ngoài ra Quận còn thực hiện được 5 chương trình văn nghệ biểu diễn giao lưu
ngoài Quận dây quỹ vì người nghèo huyện Hàm Tân, Trung đoàn Gia Định – Quận 12,
Sư đoàn 309 – Quân đoàn 4, phục vụ 5000 người.
Quận Thủ Đức từng bước kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở, mỗi trạm đều có 1-2
bác sĩ, có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi theo quy định. Trong năm 2007 đã thực hiện
khám và điều trị 136.910 lượt người. Ngoài ra, Quận tiếp tục duy trì các chương trình
chăm sóc sức khoẻ ban đầu và thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng.
Các hoạt động thể dục thể thao hè cấp Phường thu hút 3.600 lượt em học sinh
tham gia, cấp Quận thu hút 1.040 lượt học sinh tham gia, cấp thành phố thu hút 80
em tham gia vào hoạt động trò chơi vận động hè.
13
 


3.1.2 Điều kiện tự nhiên và kinh tế của Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức

3.1.2.1 Vị trí đại lý
Phường Trường Thọ là một trong 12 đơn vị hành chánh của Quận Thủ Đức,
Trường Thọ là một Phường nằm ở phía Nam của Quận Thủ Đức, giáp ranh với các
Phường: Bình Thọ, Linh Chiểu, Linh Tây, Linh Đông; và giáp với Quận 9, Quận Bình
Thạnh, sông Sài Gòn.

Hình 3.2 Bản đồ tổng thể Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức
3.1.2.2 Tình hình kinh tế
Phường Trường Thọ có diện tích là 499,31 ha với dân số 27.393 người. Tính
đến hết năm 2007 toàn Phường có 973 cơ sở thương mại dịch vụ và 21 cơ sở công
nghiệp ngoài quốc doanh.
- Tổng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp thực hiện 3,583 tỷ đồng tăng 9,07%
so với cùng kỳ năm 2007.

14
 


- Sản xuất nông nghiệp chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi với tổng diện tích
là 2,1 ha/ 1,5 ha chỉ tiêu quận giao với các mô hình như nuôi cá, cây kiểng, rau mầm.
- Doanh thu ngành thương mại - dịch vụ thực hiện 70,7 tỷ đồng tăng 9,99% so
với cùng kỳ năm 2007.
- Trong năm 2008, UBND phường tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình bê
tông hóa các đường hẻm trong địa bàn khu dân cư. Đến nay đã thi công được 02/04
công trình vốn phường với tổng kinh phí 243 triệu đồng trong đó nhân dân đóng góp
143 triệu đồng, 01 công trình vốn Quận đang thi công với tổng kinh phí 2,3 tỷ đồng
trong đó nhân dân và doanh nghiệp đóng góp 600 triệu đồng và giải tỏa không bồi
hoàn 3.328m2.
3.1.2.2 Khái quát về cụm công nghiệp hiện hữu trên địa bàn Phường Trường
Thọ, Quận Thủ Đức

Cụm công nghiệp hiện hữu nằm ở khu vực rất đặc biệt, giáp ranh với Quận 9,
Quận 2, Quận Bình Thạnh, được hình thành một cách tự phát, không nằm trong quy
hoạch của địa phương.
Cụm công nghiệp hiện hữu trên địa bàn Phường Trường Thọ với diện tích khoảng
89ha với số lượng doanh nghiệp hoạt động là 43, hiện tại các cơ sở sản xuất trong cụm
công nghiệp chưa hoạt động hết công suất. Khu vực này chủ yếu là các bãi chứa
container và tập trung các ngành công nghiệp có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường
cao với các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, cơ khí, luyện kim, nhiệt điện, dệt
nhuộm,... Đặc trưng hoạt động sản xuất của một số ngành nghề trong cụm công nghiệp
hiện hữu được trình bày trong bảng 3.1

15
 


×