Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI QUẬN 1 TP. HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
TẠI QUẬN 1 TP. HCM

SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN VĂN THÀNH
NGÀNH
: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
NIÊN KHÓA
: 2005 - 2009

Tháng 7/2009

1


ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH
TIỂU HỌC QUẬN 1 TP. HCM

Sinh viên thực hiện
NGUYỄN VĂN THÀNH

Luận văn kỹ sư ngành Quản Lý Môi Trường

Giáo viên hướng dẫn:


Th.S NGUYỄN TRẦN LIÊN HƯƠNG

Tháng 7 năm 2009
2


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành
phố Hồ Chí Minh, quý thầy cô Khoa Môi Trường và Tài Nguyên đã truyền đạt kiến
thức quý báu cho em trong thời gian học tập dưới mái trường này.
Em xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Trần Liên Hương đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo cho em trong suốt quá trình học tập, thực tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn Cô Trần Thị Kim Thanh - Trưởng phòng Giáo Dục và Đào Tạo
Quận 1, Ban giám hiệu cùng toàn thể quý thầy cô và các em học sinh trường tiểu học
Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Thái Học và Khai Minh. Đồng cảm ơn các anh chị trong
Phòng Thông Tin và Giáo Dục Môi Trường - Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường đã giúp đỡ
em trong thời gian thực hiện khóa luận này.
Gửi lời cảm ơn đến bạn bè và tập thể lớp DH05QM đã đồng hành, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Thành

i


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của tất cả mọi người trong xã hội nhưng hiện
nay vẫn tồn tại nhiều cá nhân có những hành vi gây ô nhiễm môi trường, hủy hoại môi

trường. Họ chưa nhận thức được giá trị, mục đích của việc bảo vệ môi trường. Chính
vì vậy, nâng cao nhận thức cộng đồng thông qua giáo dục môi trường là một hướng đi
đúng nhưng rất dài trong công tác bảo vệ môi trường của nước ta. Ngoài ra, phải có
những phương pháp giáo dục môi trường khác nhau trên những đối tượng khác nhau.
Đề tài Luận văn tốt nghiệp “Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho học
sinh tiểu học Quận 1, TP.HCM” đã đáp ứng xu hướng bảo vệ môi trường của nước ta
hiện nay là lấy giáo dục môi trường, quản lý môi trường dựa vào cộng đồng là mục
tiêu hàng đầu trong công tác quản lý môi trường nhằm xây dựng một xã hội phát triển
bền vững. Nội dung luận văn là tổng hợp của quá trình điều tra khảo sát; tiếp xúc trực
tiếp với học sinh, giáo viên và qua kết quả của các chương trình giáo dục môi trường
đã thực hiện tại các trường tiểu học Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Thái Học và Khai
Minh, qua đó đánh giá mặt bằng nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường của các em
học sinh. Cuối cùng bằng kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn đã đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao nhận thức và xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho các em. Khi thực
hiện đề xuất giải pháp giáo dục môi trường cho học sinh cũng đồng thời đưa ra những
giải pháp thiết thực và khả thi nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho giáo
viên và cộng đồng nhằm làm tăng tính hiệu quả của công tác này.
Luận văn bao gồm năm chương:
- Chương 1: Mở đầu
- Chương 2: Tổng quan về giáo dục bảo vệ môi trường
- Chương 3: Đánh giá ý thức bảo vệ môi trường của học sinh tiểu học trên địa
bàn Quận 1 TP.HCM
- Chương 4: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho
học sinh tiểu học tại Quận 1 TP.HCM
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị
ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................i


TÓM TẮT LUẬN VĂN .................................................................................... ii
MỤC LỤC .........................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. vii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU...................................................................................... 1
1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................................1

1.2

MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI..............................................................2

1.2.1
1.2.2

Mục đích............................................................................................................2
Ý nghĩa ..............................................................................................................2

1.3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................................2

1.4

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................3

1.4.1

1.4.2

Đối tượng nghiên cứu........................................................................................3
Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................3

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG..... 4
2.1
2.1.1
2.1.2
2.1.3
2.1.4
2.2
2.2.1
2.2.2
2.3
2.3.1
2.3.2
2.3.3

KHÁI QUÁT VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG.....................................................4
Định nghĩa .........................................................................................................4
Mục tiêu của GDMT .........................................................................................4
Nội dung cơ bản của GDMT .............................................................................4
Phạm vi và đối tượng GDMT............................................................................5
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG TRƯỜNG HỌC.......................................5
Nguyên tắc thực hiện GDMT trong trường học ...............................................5
Nội dung giáo dục BVMT trong trường học .....................................................6
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC ...........................6
Tầm quan trọng của GDMT cho học sinh tiểu học ...........................................6
Mục đích của GDMT trong trường tiểu học......................................................7

Các loại hình GDMT trong trường tiểu học .....................................................8

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA HỌC
SINH TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1 ................................................. 9
3.1

TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI QUẬN 1.......9
iii


3.1.1

Điều kiện tự nhiên .............................................................................................9
3.1.1.1
Vị trí địa lý.............................................................................................9
3.1.1.2
Thủy văn ..............................................................................................10
3.1.1.3
Địa hình, thổ nhưỡng...........................................................................10
3.1.1.4
Khí hậu, thời tiết..................................................................................10
3.1.1.5
Đặc điểm môi trường sinh thái............................................................10
3.1.2
Tình hình phát triển kinh tế xã hội ..................................................................10
3.1.2.1
Quy mô dân số ...........................................................................................10
3.1.2.2
Hành chính ................................................................................................11
3.1.2.3

Kinh tế .......................................................................................................11
3.1.2.4
Giáo dục ....................................................................................................11
3.1.3
Tổng quan về giáo dục tiểu học trên địa bàn Quận 1 ......................................11
3.2

CÔNG TÁC THỰC HIỆN GDMT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUẬN 1 ...12

3.2.1
3.2.2
3.2.3
3.3

Sự chỉ đạo của Sở GD-ĐT TP. HCM về việc tổ chức GDMT trong trường
tiểu học, năm học 2008-2009 ..........................................................................12
Công tác chỉ đạo thực hiện GDMT của phòng GD-ĐT Quận 1 đến các
trường tiểu học trong quận ..............................................................................13
Các hoạt động các trường Tiểu học tại Quận 1 đã triển khai ..........................13

ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC, Ý THỨC BVMT CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG
TIỂU HỌC QUA KHẢO SÁT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1.................................14

3.3.1

Các đối tượng và phương pháp thực hiện nhằm đánh giá nhận thức và ý thức
BVMT của học sinh tại các trường được khảo sát ..........................................14
3.3.1.1
Tiếp cận với học sinh bằng phiếu điều tra ................................................14
3.3.1.2

Tiếp cận với giáo viên ...............................................................................15
3.3.2
Kết quả khảo sát ..............................................................................................16
3.3.2.1
Kết quả từ phiếu điều tra...........................................................................16
3.3.2.2
Kết quả từ giáo viên..................................................................................25
3.3.3
Kết luận về nhận thức và ý thức BVMT của học sinh tiểu học tại các trường
được khảo sát...................................................................................................26
3.3.4
Kết luận chung về nhận thức và ý thức BVMT của học sinh tiểu học
tại Quận 1 ........................................................................................................27

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUẬN 1............................. 28
4.1

CƠ SỞ XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP ...............................................................28

4.1.1
Tâm lý lứa tuổi học sinh ..................................................................................28
4.1.2
Các giai đoạn của quá trình thay đồi hành vi ..................................................28
4.1.3
Những vấn đề tồn tại cần được quan tâm khi thực hiện GDMT .....................30
4.1.4
Mục tiêu GDMT cho học sinh tiểu học của Quận 1........................................30
4.1.4.1
Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng mục tiêu ........................................30

4.1.4.2
Mục tiêu .....................................................................................................31
4.1.4.3
Nguyên tắc thực hiện mục tiêu GDMT cho học sinh tiểu học Quận 1 ......31
iv


4.2

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN .....................................................................................33

4.2.1

Các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức BVMT cho học sinh tiểu học tại
Quận 1 .............................................................................................................33
4.2.1.1 Lồng ghép nội dung BVMT vào chương trình giảng dạy trên lớp kết hợp
với thay đổi phương pháp giảng dạy .........................................................33
4.2.1.2
Các hoạt động GDMT ngoài giờ lên lớp..................................................35
4.2.2
Các giải pháp nhằm củng cố kiến thức môi trường cho giáo viên ..................40
4.2.3
Các giải pháp thực hiện GDMT nhằm nâng cao ý thức BVMT cho người
dân Quận 1.......................................................................................................41
4.2.3.1
Mục tiêu .....................................................................................................41
4.2.3.2
Giải pháp thực hiện ...................................................................................41
4.3


NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA VIỆC THỰC HIỆN CÁC
GIẢI PHÁP .............................................................................................................42

4.3.1
4.3.2

Những thuận lợi khi thực hiện các giải pháp GDMT cho học sinh.................42
Những khó khăn khi thực hiện các giải pháp GDMT cho học sinh ................42

4.4

CAM KẾT THỰC HIỆN GDMT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUẬN 1 ......44

4.5

PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ SAU THỰC HIỆN .......................45

4.5.1
4.5.2

Phương pháp kiểm tra kiến thức môi trường...................................................45
Phương pháp kiểm tra ý thức BVMT ..............................................................46

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................. 47
5.1

KẾT LUẬN .............................................................................................................47

5.2


KIẾN NGHỊ ............................................................................................................47

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................49

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BGH

Ban giám hiệu

BVMT

Bảo vệ môi trường

CCBVMT

Chi cục bảo vệ môi trường

DLQT

Dân lập quốc tế

GD-ĐT

Giáo dục và đào tạo

GDMT


Giáo dục môi trường

HĐND

Hội đồng nhân dân

QLMT

Quản lý môi trường

SGK

Sách giáo khoa

TN&MT

Tài nguyên và môi trường

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TT&GDMT

Thông tin và giáo dục môi trường

UB.MTTQ

Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc


UBND

Ủy ban nhân dân

VHTT

Văn hóa thông tin

vi


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3.1 Bản đồ hành chính Quận 1 ................................................................................9
Hình 3.2 Biểu đồ tỉ lệ phần trăm các nguồn cung cấp thông tin BVMT cho học sinh ..16
Hình 3.3 Biểu đồ tỉ lệ phần trăm các hành động của học sinh khi thấy bạn mình có
hành vi thiếu thân thiện với môi trường..........................................................................18
Hình 3.4 Biểu đồ so sánh kiến thức môi trường của học sinh khối 2 và khối 3 ............20
Hình 3.5 Biểu đồ so sánh kiến thức môi trường của học sinh khối 4 và khối 5 ...........24
Hình 4.1 Sơ đồ biểu thị các giai đoạn của quá trình thay đồi hành vi ...........................29
Hình 4.2 Sơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữa hiểu biết, thái độ, kĩ năng
và hành vi BVMT............................................................................................................29
Hình 4.3 Sơ đồ biểu thị mối quan hệ giữa học sinh, gia đình, nhà trường
và cộng đồng trong việc thực hiện GDMT. ....................................................................32

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Số lượng PĐT phát và thu về tại các trường tiểu học được khảo sát .............15
Bảng 3.2 Mức đánh giá kiến thức môi trường cho học sinh ..........................................19
Bảng 3.3 Căn cứ đánh giá kiến thức môi trường cho học sinh khối 2 và khối 3 ...........19
Bảng 3.4 Kết quả khảo sát kiến thức môi trường của học sinh khối 2 và khối 3...........20
Bảng 3.5 Căn cứ đánh giá kiến thức môi trường cho học sinh khối 4 và khối 5 ...........21

Bảng 3.6 Kết quả khảo sát kiến thức môi trường của học sinh khối 4 và khối 5...........23
Bảng 4.1 Các chương trình và hoạt động GDMT ngoài giờ lên lớp cho học sinh .........34
Bảng 4.2 Một số phương pháp giảng dạy nhằm GDMT cho học sinh tiểu học.............35
Bảng 4.3 Các giải pháp nhằm củng cố kiến thức môi trường cho giáo viên .................40
Bảng 4.4 Tổ chức thực hiện GDMT cho học sinh tiểu học Quận 1...............................44

vii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, vấn đề môi trường đang được toàn thể nhân loại quan tâm, bởi lẽ sau
nhiều thế kỷ mà sự phát triển vượt bậc của Khoa học – công nghệ, của nền kinh tế thế
giới đã để lại đằng sau nó một hậu quả khôn lường chính là môi trường bị ô nhiễm
nghiêm trọng. Vì vậy mỗi quốc gia cần có những chính sách phát triển kinh tế và
BVMT phù hợp với điều kiện của đất nước và theo xu hướng phát triển bền vững của
thế giới. Nói cách khác phát triển bền vững đang là mục tiêu hàng đầu của các quốc
gia trên thế giới, và để đạt được mục tiêu này thì mỗi quốc gia cần đặt nhiệm vụ
BVMT ngang hàng với nhiệm vụ tăng trưởng nền kinh tế.
BVMT là bảo vệ sự sống của con người, việc bảo vệ môi trường không chỉ là
vấn đề kỹ thuật và luật pháp mà đòi hỏi sự tham gia của cộng đồng sống trong môi
trường ấy, vì cộng đồng có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, tích cực hay tiêu cực
tùy theo nhận thức, thái độ, hành vi của họ. Do đó, nâng cao nhận thức cộng đồng về
BVMT là một giải pháp an toàn, là một chiến lược trong việc quản lý môi trường địa
phương.
Truyền thông và giáo dục môi trường là phương pháp hữu hiệu để nâng cao
nhận thức cho cộng đồng, đặc biệt cho đối tượng học sinh, sinh viên. Hiện tại giáo dục
môi trường đang trở thành một bộ phận không thể thiếu trong chương trình giáo dục ở
mọi cấp học, đặc biệt là ở cấp tiểu học, vì đây là lứa tuổi mà những người làm công tác

giảng dạy dễ uốn nắn, dễ dạy bảo các em để các em trở thành những con người đạo
đức. Vì vậy, GDMT cho học sinh tiểu học nói riêng và cho học sinh và cộng đồng nói
chung cần được quan tâm và có phương pháp giáo dục hợp lý.

1


1.2 MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1 Mục đích
Tìm hiểu, phân tích và đánh giá kiến thức môi trường của học sinh tiểu học
Quận 1, chủ yếu ở phạm vi khối lớp 4 và khối lớp 5.
Tìm hiểu, phân tích thực trạng và đánh giá ý thức BVMT của học sinh tiểu học
trên địa bàn Quận 1 mà điển hình ở 3 trường tiểu học thực hiện điều tra nghiên cứu.
Trên cơ sở thực tiễn đó, xây dựng các giải pháp thích hợp nhằm củng cố kiến
thức môi trường, xây dựng và nâng cao ý thức BVMT cho học sinh trong Quận .
1.2.2 Ý nghĩa
Đề tài mang tính thực tiễn cao vì nó giúp cho các nhà làm công tác GDMT, các
giáo viên có được cơ sở đánh giá khách quan về kiến thức, nhận thức và ý thức BVMT
của học sinh trong Quận 1, từ đó với những giải pháp đã đề xuất, nếu thực hiện tốt sẽ
mang lại hiệu quả cao.

1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp tổng quan tài liệu: Sử dụng các nguồn thông tin trong SGK
khối tiểu học, trong các sách tham khảo, tài liệu từ internet để làm cơ sở thực hiện
nghiên cứu.
Phương pháp khảo sát điều tra: Sử dụng phiếu điều tra nhằm kiểm tra kiến
thức và thói quen ứng xử của học sinh đối với môi trường, sau đó phân tích, đánh giá
và đưa ra kết luận về trình độ nhận thức và ý thức BVMT của học sinh.
Phương pháp thống kê: Nhằm phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu.
Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn giáo viên để có được những nhận định

khách quan của họ về học sinh trường mình đối với việc BVMT.
Phương pháp tham gia thực tế: Tham gia các tiết học có nội dung môi trường
để tìm hiểu phương pháp giảng dạy của giáo viên, trên cơ sở đó đánh giá phương pháp
ấy có truyền tải được nội dung môi trường cách tốt nhất cho các học sinh hay không.
Ngoài ra nhằm tìm hiểu thái độ, của học sinh đối với môi trường.

2


1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Giáo viên và học sinh bậc tiểu học Quận 1.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở khảo sát, tìm hiểu các hoạt động dạy và học
của các học sinh và giáo viên tiểu học tại Quận 1, điển hình tại 3 trường tiểu học
Nguyễn Thái Học, Nguyễn Thái Bình và Khai Minh; đặc biệt theo sát các em học sinh
tại trường học và các nơi công cộng nhằm có được những đánh giá khách quan về thái
độ nhận thức và ý thức BVMT của các em. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp
GDMT phù hợp cho học sinh tiểu học Quận 1.
Hiện nay, tại TP. HCM, Quận 1 là một trong những quận năng động và phát triển
nhất của Thành phố về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và nền giáo dục từ bậc mầm
non đến phổ thông trung học. Tại đây chất lượng dạy và học, cơ sở vật chất cũng được
ngành giáo dục của Thành phố quan tâm hàng đầu. Chính vì vậy, thực hiện GDMT
cho học sinh Quận 1 một cách toàn diện và có hệ thống là bước đi quan trọng và tiên
phong trong việc thực hiện chính sách đưa GDMT vào trường học của nhà nước, của
ngành giáo dục TP. HCM.

3



Chương 2
TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
2.1

KHÁI QUÁT VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG

2.1.1 Định nghĩa
Dự án VIE/95/041, 1997 định nghĩa GDMT là: “GDMT là một quá trình
thường xuyên qua đó con người nhận thức được môi trường của họ và thu được kiến
thức, giá trị, kĩ năng, kinh nghiệm cùng quyết tâm hành động giúp họ giải quyết các
vấn đề môi trường hiện tại và tương lai, để đáp ứng các yêu cầu của thế hệ hiện nay
mà không vi phạm khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”.
2.1.2 Mục tiêu của GDMT
GDMT có những mục tiêu sau đây:
Trang bị cho các đối tượng được giáo dục các kiến thức về môi trường.
Giúp con người nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi
trường từ đó có thái độ, trách nhiệm và có cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi
trường.
Giúp con người hình thành tri thức, kỹ năng, phương pháp hành động để nâng
cao năng lực trong việc lựa chọn, sử dụng cách hợp lý và khôn ngoan các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, để cộng tác vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi
trường cụ thể nơi họ sinh sống và làm việc.
2.1.3 Nội dung cơ bản của GDMT
UNEP (1995) nhấn mạnh 5 nội dung của GDMT như sau:
Có tính liên ngành rộng, GDMT phải xem xét môi trường như là một tổng thể
hợp thành bởi nhiều thành phần: thiên nhiên và các hệ sinh thái của nó, kinh tế, dân số,
xã hội, công nghệ, văn hóa.
Nhấn mạnh nhận thức về giá trị nhân cách, đạo đức trong thái độ, ứng xử và
hành động trước các vấn đề môi trường.


4


Cung cấp cho người học không chỉ những kiến thức cụ thể, kỹ năng thực hành,
phương pháp phân tích và đánh giá chi phí - lợi ích để họ có thể hành động độc lập, ra
những quyết định phù hợp hoặc cùng cộng đồng phòng ngừa, xử lý các vấn đề môi
trường một cách có hiệu quả.
Phải đề cập đến vấn đề môi trường và phát triển bền vững tại địa phương, vùng,
quốc gia, khu vực và quan hệ quốc tế.
Phải xem xét các vấn đề môi trường hiện nay và trong tương lai.
2.1.4 Phạm vi và đối tượng GDMT
™ Phạm vi: GDMT phải được thực hiện trên phạm vi cả nước.
™ Đối tượng
Thực hiện GDMT tất cả mọi thành phần xã hội, mọi lứa tuổi trong tất cả mọi
lĩnh vực hoạt động, đặc biệt là tập trung vào học sinh, sinh viên.
Đối tượng chính trong giai đoạn đầu của công tác GDMT là học sinh, sinh viên
vì GDMT cho các đối tượng này không những có kết quả trước mắt mà còn đạt được
những kết quả lâu dài và có tác động dây chuyền đến các thành phần khác trong xã
hội. Một đối tượng quan trọng của GDMT là phụ nữ, vì phụ nữ gánh vác nhiều trách
nhiệm trong cuộc sống đời thường, có nhiều mối liên quan đến môi trường, có ảnh
hưởng lớn trong gia đình đặc biệt là vai trò, trách nhiệm giáo dục con cái.

2.2

GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG TRƯỜNG HỌC

2.2.1 Nguyên tắc thực hiện GDMT trong trường học
Theo Bộ GD-ĐT, GDMT phải được tổ chức thực hiện theo các nguyên tắc sau:
GDMT là một bộ phận hữu cơ của sự nghiệp giáo dục và là sự nhiệp của toàn
dân. GDMT được thực hiện có hệ thống từ trung ương đến địa phương và đến các cơ

sở giáo dục thông qua quản lý nhà nước của Bộ GD-ĐT.
GDMT là thành phần bắt buộc trong chương trình GD-ĐT và phải được thực
hiện trong kế hoạch dạy học-giáo dục hiện hành, những vấn đề của môi trường được
dạy thông qua nhiều môn học.

5


GDMT phải được đưa vào hoạt động của nhà trường một cách thích hợp với
môi trường của trường học.
GDMT phải làm cho người học và người dạy nhận thấy giá trị của môi trường
đối với chất lượng của cuộc sống, sức khỏe và hạnh phúc của con người.
GDMT phải được triển khai bằng các hoạt động mà học sinh là người thực
hiện.. Giáo viên là người tổ chức các hoạt động GDMT dựa trên chương trình quy định
và tìm cách giúp học sinh vận dụng phù hợp với địa phương.
2.2.2 Nội dung giáo dục BVMT trong trường học
Nội dung giáo dục BVMT phải bảo đảm tính giáo dục toàn diện :
Đối với giáo dục mầm non: cung cấp giúp trẻ em có được hiểu biết ban đầu về
môi trường sống của bản thân nói riêng và con người nói chung, biết cách sống tích
cực với môi trường, nhằm bảo đảm sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ.
Đối với giáo dục tiểu học: trang bị những kiến thức cơ bản về các yếu tố môi
trường, vai trò của môi trường đối với con người và tác động của con người đối với
môi trường; giáo dục cho học sinh có ý thức trong việc BVMT; phát triển kỹ năng bảo
vệ và gìn giữ môi trường.
Đối với giáo dục trung học cơ sở và Trung học phổ thông và Đại học: trang bị
những kiến thức về sinh thái học, mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên; trang bị
và phát triển kỹ năng bảo vệ và gìn giữ môi trường, biết ứng xử tích cực với môi
trường sống xung quanh.
Việc giáo dục BVMT chủ yếu thực hiện theo phương thức khai thác triệt để tri
thức về môi trường hiện có ở các môn học trong nhà trường. Nội dung giáo dục

BVMT còn được thực hiện ngoài nhà trường dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm
nâng cao nhận thức và trách nhiệm BVMT cho toàn thể cộng đồng.

2.3

GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC

2.3.1 Tầm quan trọng của GDMT cho học sinh tiểu học
GDMT cho trẻ em từ khi còn nhỏ tuổi để bảo đảm cho các công dân - và các
nhà lãnh đạo tương lai - nhận thức được sự cần thiết phải BVMT. Khi học về môi
6


trường, các em sẽ có được sự hiểu biết , nhận thức, thái độ, cũng như các kỹ năng cần
thiết để thúc đẩy sự nghiệp phát triển bền vững.
Việc đưa GDMT vào các cấp học tiểu học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì nó
liên quan đến xây dựng nhận thức cho học sinh ngay từ lúc tuổi thơ, ngay trong quá
trình hình thành nhân cách của học sinh.
Theo số liệu thống kê, tính đến đầu năm 2008, cả nước có gần 7 triệu học sinh
tiểu học, khoảng 323.506 giáo viên tiểu học với gần 18.028 trường tiểu học. Tiểu học
là cấp học nền tảng, là cơ sở ban đầu rất quan trọng trong việc đào tạo các em trở
thành các công dân tốt cho đất nước. Giáo dục BVMT cho học sinh tiểu học tức là làm
cho gần 10% dân số hiểu biết về môi trường và BVMT. Con số này sẽ nhân lên nhiều
lần nếu các em biết và thực hiện tuyên truyền BVMT trong gia đình, trong cộng đồng,
từng biết tiến tới trong tương lai ta có cả một thế hệ biết và hiểu về môi trường, sống
và làm việc vì môi trường, thân thiện với môi trường.
2.3.2 Mục đích của GDMT trong trường tiểu học
Giáo dục BVMT cho học sinh tiểu học nhằm:
™ Làm cho học sinh bước đầu hiểu và biết:
- Các thành phần môi trường: đất, nước, không khí, ánh sáng, động vật, thực vật

và quan hệ giữa chúng.
- Mối quan hệ giữa con người và các thành phần môi trường.
- Ô nhiễm môi trường.
- Giải pháp BVMT xung quanh (nhà ở, trường lớp, thôn xóm, bản làng, phố
phường)
™ Giúp học sinh bước đầu có khả năng:
- Tham gia các hoạt động BVMT phù hợp với lứa tuổi (trồng cây, chăm sóc cây
xanh; làm cho môi trường xanh - sạch - đẹp).
- Sống hòa hợp, gần gũi, thân thiện với tự nhiên.
- Sống tiết kiệm, vệ sinh, ngăn nắp.
7


- Yêu quý thiên nhiên, gia đình, trường lớp, quê hương, đất nước.
- Thực hiện các hành vi thân thiện với môi trường như bỏ rác đúng nơi quy định,
vệ sinh trường lớp, nhắc nhở mọi người cùng tham gia BVMT.
2.3.3 Các loại hình GDMT trong trường tiểu học
Trong thực tế tùy theo nguồn lực của mình, các trường tiến hành hoạt động giáo
dục môi trường theo nhiều phường thức khác nhau, có thể liệt kê như sau:
¾ GDMT được tổ chức thành hoạt động riêng biệt thường là dưới dạng sinh hoạt
ngoại khóa như các đợt tập huấn định kì theo tuần hay tháng.
¾ GDMT được lồng ghép vào hoạt động, phong trào của đội.
¾ GDMT tổ chức dưới dạng hoạt động tham quan, dã ngoại.
¾ GDMT được lồng ghép vào nội dung các môn học có liên quan đến vấn đề môi
trường. GDMT trong bài học là tích hợp gồm "lồng ghép" hoặc "khai thác" những
nội dung bài học của các môn học như: Đạo Đức, Tiếng Việt, Lao Động Kỹ Thuật,
Tự Nhiên - Xã Hội, Mỹ Thuật, Khoa Học (các bài học ở cấp tiểu học có nội dung
GDMT được trình bày ở Phụ lục 1). Chúng ta có thể hiểu về tích hợp kiến thức môi
trường như sau:
™ Khái niệm: Tích hợp kiến thức môi trường là sự hòa trộn nội dung GDMT vào

nội dung bộ môn thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau.
™ Tích hợp, lồng ghép GDMT vào các môn cấp tiểu học có 3 mức độ:
- Mức độ toàn phần: Khi mục tiêu, nội dung của bài phù hợp hoàn toàn với nội
dung, mục tiêu của GDMT.
- Mức độ bộ phận: Khi chỉ có một bộ phận bài học có mục tiêu, nội dung phù
hợp với GDMT.
- Mức độ liên hệ: Khi mục tiêu, nội dung của bài có điều kiện liên hệ một cách
logic với nội dung GDMT. Các kiến thức GDMT không được nêu rõ trong
SGK nhưng dựa vào kiến thức bài học, giáo viên có thể bổ sung, liên hệ các
kiến thức GDMT.
8


Chương 3
ĐÁNH GIÁ Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA
HỌC SINH TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1
3.1

TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI TẠI
QUẬN 1

3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1

Vị trí địa lý

Hình 3.1: Bản đồ hành chính Quận 1
Sau năm 1975, Quận 1: gồm Quận 1 và Quận 2 cũ nhập lại và có tổng diện tích
7,71 km 2. Quận 1 có ranh giới:
- Phía Bắc giáp Quận Bình Thạnh, Quận Phú Nhuận, lấy rạch Thị Nghè làm ranh

giới và giáp quận 3, lấy đường Hai Bà Trưng và đường Nguyễn Thị Minh Khai
làm ranh giới.
- Phía Đông giáp Quận 2, lấy sông Sài Gòn làm ranh giới.
- Phía Tây giáp Quận 5, lấy đường Nguyễn Văn Cừ làm ranh giới.
- Phía Nam giáp Quận 4, lấy rạch Bến Nghé làm ranh giới.
9


3.1.1.2

Thủy văn
Nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, có 2 kênh rạch là Thị

Nghè và Bến Nghé. Sông Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề
rộng tại thành phố khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu tới 20 m.
3.1.1.3

Khí hậu, thời tiết
Quận 1 nằm trong đới khí hậu gần ven biển, đón hướng gió mát từ Cần Giờ về.

Với độ nóng trung bình hàng năm 26OC và lượng mưa trung bình 1.800 mm , đây là
một trong vài khu vực của thành phố được hưởng sự thông thoáng, quanh năm.
3.1.1.4

Đặc điểm môi trường sinh thái
TP. HCM nói chung và Quận 1 nói riêng từ nhiều năm nay đã hết sức chú ý đến

việc mở rộng và nâng cao chất lượng diện tích xanh, vì trồng cây xanh là một trong
những giải pháp sinh học hiệu quả, vừa làm tăng mỹ quan đô thị, vừa góp phần giải
quyết ô nhiễm, cải thiện môi trường sinh thái Thành phố.

Tại Quận 1 diện tích cây xanh bình quân đầu người là 5m2/người, nhưng so với
yêu cầu về cân bằng sinh thái đô thị vẫn còn ở mức tối thiểu. Điều này cho thấy trong
một thời gian dài do sự phát triển không cân đối, thiếu quy hoạch nên mảng xanh đô
thị ở Quận 1 không đồng bộ và chưa đáp ứng được yêu cầu cân bằng sinh thái.
3.1.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội
Đây là một trong những quận nội thành năng động nhất TP. HCM về tất cả các
mặt chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.
Từ ngày hình thành cho đến nay, Quận 1 luôn luôn giữ được vị trí trung tâm
của thành phố. Qua hơn 300 năm xây dựng, tôn tạo và phát triển, ngày nay Quận 1 đã
trở thành trung tâm hành chính, văn hóa, dịch vụ, thương mại, xuất nhập khẩu, đầu tư
và sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp bậc nhất của TP. HCM.
3.1.2.1

Quy mô dân số
Có 10 phường : Tân Định, Đa Kao, Bến Nghé, Bến Thành, Nguyễn Thái Bình,

Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Cư Trinh, Cầu Ông Lãnh, Cô Giang và Cầu Kho.
- Dân số: 227.569 người, trong đó người Kinh chiếm 89,3% và người Hoa chiếm
10,2%, các dân tộc khác chiếm 0,5%.
10


- Mật độ dân số: 29.547 người /km 2.
3.1.2.2

Hành chính
Quận 1 tập trung các cơ quan nhà nước như Văn phòng chính phủ, UBND
Thành phố, Tòa án nhân dân Thành phố, Công an Thành phố cùng nhiều sở
ngành khác.


3.1.2.3

Kinh tế
Tập trung các ngành kinh tế yêu cầu trình độ cao. Phát triển ngành du lịch

khách sạn và các ngành dịch vụ. Kinh tế quận 1 trong thời gian qua tiếp tục tăng
trưởng bền vững, tính đến đầu năm 2009, ước tổng thu ngân sách Nhà nước là 1.576 tỷ
đồng, đạt 89,44% (tăng 59,32% so với cùng kỳ năm trước), trong đó thu thuế công
thương nghiệp ngoài quốc doanh là 1.121 tỷ đồng, đạt 71,15%.
3.1.2.4

Giáo dục

Hiện nay, Quận 1 có 19 trường Mẫu giáo; 20 trường Tiểu học; 17 trường Trung
học cơ sở, trung tâm giáo dục thường xuyên; 4 trường Trung học phổ thông.
3.1.3 Tổng quan về giáo dục tiểu học trên địa bàn Quận 1
Theo số lượng thống kê của phòng GD-ĐT, hiện Quận 1 có 21.043 học sinh
tiểu học, trên 810 giáo viên tiểu học và với 20 trường tiểu học công lập, bán công và
dân lập (thống kê số lượng giáo viên và học sinh ở mỗi trường tiểu học tại Quận 1
được trích dẫn ở Phụ lục 2).
Căn cứ Phương hướng nhiệm vụ năm học 2008 -2009 của Sở GD-ĐT TP.HCM,
Giáo dục Tiểu học tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Tiếp tục cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
lồng ghép với cuộc vận động nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong
giáo dục; chú trọng rèn luyện phẩm chất đạo đức nhà giáo, nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.
- Tập trung chỉ đạo dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình; đẩy
mạnh đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới quản lý chỉ đạo ổn định và phát
triển chất lượng giáo dục.


11


- Củng cố thành tựu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; xây dựng trường
tiểu học hiện đại – thân thiện, học sinh tích cực; ứng dụng công nghệ thông tin
trong công tác quản lý, trong dạy và học, phát triển và đảm bảo chất lượng
chương trình ngoại ngữ, tin học.

3.2

CÔNG TÁC THỰC HIỆN GDMT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
QUẬN 1

3.2.1 Sự chỉ đạo của Sở GD-ĐT TP. HCM về việc tổ chức GDMT trong trường
tiểu học, năm học 2008-2009
™ Công tác chỉ đạo
Hiện tại, các chương trình GDMT cho học sinh tiểu học trong quận đều do Sở
GD-ĐT TP.HCM chỉ đạo và đưa ra kế hoạch thực hiện, phòng GD-ĐT Quận 1 có
trách nhiệm hỗ trợ và chỉ đạo xuống các trường trong Quận.
Trong năm học 2008-2009 Sở GD-ĐT tiếp tục triển khai chương trình GDMT
cho các trường tiểu học theo các hoạt động cụ thể, theo các mục tiêu trong tâm sau:
-

Tiếp tục nâng cao nhận thức BVMT cho giáo viên và học sinh tiểu học góp phần
vào việc thực hiện chiến lược BVMT của Thành phố và Bộ GD-ĐT. Tạo điều
kiện cho sinh viên môi trường phối hợp với nhà trường thực hiện các hoạt động
thiết thực về giáo dục và truyền thông môi trường.

-


Phân loại và thu gom vỏ hộp phế thải ngay tại nguồn cho mục đích tái chế, góp
phần giảm lượng rác và tạo ra các sản phẩm có ích cho xã hội.

™ Các hoạt động cụ thể
Tổ chức hội thảo về nhận thức môi trường cho 200 hiệu trưởng của các trường
tiểu học.
Tổ chức tập huấn về hoạt động GDMT cho 200 cán bộ, giáo viên cốt cán của các
trường, tập huấn giáo viên về “Giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường” và chỉ
đạo giáo viên lồng ghép nội dung này vào các tiết học chính khoá của môn Tự Nhiên
và Xã Hội (lớp 1,2,3), môn Khoa Học (lớp 4,5).

12


Triển khai tổ chức “Ngày hội vệ sinh trường học”, nhằm nâng cao kiến thức và
thay đổi hành vi vệ sinh cho học sinh. Thời gian tổ chức ngày hội vệ sinh trường học
được bố trí vào cuối tháng 9 và đầu tháng 10 hàng năm.
Phổ biến, áp dụng rộng rãi tài liệu “Thiết kế mẫu nhà vệ sinh cho các cơ sở giáo
dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở” (theo Quyết định số 1486/QĐ-BGDĐT ngày
31/3/2008).
Tổ chức triển khai, phát động và thực hiện công tác GDMT tại 50 trường tiểu học
điểm và đặt thùng rác tại 100 trường đã tham gia hoạt động 2.
Bên cạnh các hoạt động GDMT nêu trên, các trường tiểu học trong TP.HCM
cũng được chỉ đạo thực hiện công tác “GDMT trong nhà trường phổ thông Việt Nam”
theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT và chủ trương “Vì đường phố không rác” của Thành phố.
3.2.2 Công tác chỉ đạo thực hiện GDMT của phòng GD-ĐT Quận 1 đến các
trường tiểu học trong quận
Hiệu trưởng và giáo viên tổng phụ trách tham gia tập huấn tại Sở GD-ĐT TP.
HCM.
Các trường thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa để giúp giáo viên

và học sinh hiểu rõ hơn về môi trường và nhiệm vụ phải BVMT.
Quán triệt việc tích hợp GDMT vào các môn học.
Một số trường phối hợp với công ty Tetra Pak phát động “Ngày Môi Trường”
và tham gia tích cực việc phân loại rác theo yêu cầu.
3.2.3 Các hoạt động các trường Tiểu học tại Quận 1 đã triển khai
Chương trình thu gom và phân loại rác vỏ hộp sữa đợt 1 (từ 05-09/01/2009) do
Sở GD-ĐT phối hợp với công ty Tetra Pak thực hiện tại hai trường tiểu học Nguyễn
Huệ và Trần Khánh Dư.
Lắp đặt thùng rác- GDMT tại các trường Nguyễn Huệ, Trần Khánh Dư, Phan 
Văn Trị và Đuốc Sống do công ty Tetra Pak thực hiện. Chương trình này với quy mô
cho 100 trường tiểu học thuộc các quận huyện trong Thành phố.

13


3.3

ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC, Ý THỨC BVMT CỦA HỌC SINH CÁC
TRƯỜNG TIỂU HỌC QUA KHẢO SÁT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1

3.3.1 Đối tượng và phương pháp thực hiện nhằm đánh giá nhận thức và ý thức
BVMT của học sinh tại các trường được khảo sát
3.3.1.1

Tiếp cận với học sinh bằng phiếu điều tra

™ Hình thức và nội dung của phiếu điều tra (được trình bày ở Phụ lục 3)
Sau khi tìm hiểu chương trình giảng dạy về môi trường trong SGK của khối tiểu
học đang hiện hành và một số tài liệu khác, cũng như qua tham khảo ý kiến của các
giáo viên tiểu học, phiếu điều tra được soạn thảo theo 3 cấp độ cho 3 nhóm đối tượng

sau:
- Cấp độ 1: khối học sinh lớp 1
- Cấp độ 2: khối học sinh lớp 2 và 3
- Cấp độ 3: khối học sinh lớp 4 và 5
Ở cấp độ 1: Do học sinh khối lớp 1 chưa có kiến thức về môi trường, các em chỉ
được cha mẹ, thầy cô dạy bảo phải làm những việc phù hợp để BVMT nên trong
Phiếu điều tra dành cho khối lớp 1 này chỉ đề cập đến nhận thức BVMT.
Ở cấp độ 2: học sinh khối lớp 2 và 3 đã có những ý niệm sơ đẳng về môi trường
và BVMT, các em đã có một chút nhận thức về BVMT, còn kiến thức môi trường thì
chỉ dừng lại ở những khái niệm cơ bản. Vì vậy, cấu trúc câu hỏi phần lớn tập trung
vào khảo sát nhận thức BVMT của học sinh trong việc giữ vệ sinh môi trường xung
quanh, cụ thể là thói quen giữ gìn vệ sinh trường lớp và nơi các em sinh sống, cũng
như thái độ của các em trước những hành vi gây ÔNMT của người khác. Bên cạnh đó,
cũng có 5 câu hỏi nhằm kiểm tra kiến thức môi trường của các em. Phiếu điều tra này
được xây dựng dựa trên nền tảng kiến thức môi trường trong sách Đạo Đức và Tự
Nhiên - Xã Hội của lớp 2.
Ở cấp độ 3: Do học sinh 2 khối này đã được giáo dục các kiến thức cơ bản về môi
trường xung quanh: đất - nước - không khí nên ở đối tượng này tập trung vào khảo sát
cả kiến thức môi trường lẫn nhận thức BVMT của các em. Các câu hỏi khảo sát kiến
14


thức môi trường của cấp độ này phần lớn được trích lọc từ nội dung SGK Đạo Đức và
Khoa Học ở khối lớp 4, giới hạn nội dung chương trình tại thời điểm nghiên cứu.
™ Số lượng phiếu điều tra
Số lượng phiếu điều tra phát ra bằng 20% tổng số học sinh của các trường và tại
mỗi khối lớp số phiếu điều tra bằng 20% số học sinh của khối đó. Tiến hành phát và
thu phiếu điều tra sau giờ ra chơi, các học sinh có khoảng 15 phút để hoàn thành
chúng. Nhờ sự phối hợp thực hiện của giáo viên chủ nhiệm với bên điều tra nên tất cả
các em đã hoàn thành và số lượng phiếu điều tra thu về bằng với số lượng phát ra.

Bảng 3.1: Số lượng phiếu điều tra phát và thu về tại các trường tiểu học được khảo sát
Tên trường

3.3.1.2

Số lượng học sinh

Số lương phiếu điều

của trường

tra phát ra và thu về

Nguyễn Thái Bình

970

194

Nguyễn Thái Học

1.298

260

Khai Minh

1.206

242


Tiếp cận với giáo viên

™ Hình thức
Quá trình tiếp cận với giáo viên được thực hiện dưới các hình thức:
-

Phỏng vấn trực tiếp hiệu phó, giáo viên tổng phụ trách ở mỗi trường.

-

Khảo sát 10 giáo viên ở cả 3 trường dưới dạng bảng câu hỏi (nội dung khảo sát
được trình bày ở Phụ lục 4).

-

Tham gia các tiết học có nội dung mang chủ đề môi trường.

™ Mục đích
-

Tìm hiểu chương trình giáo dục môi trường trong trường cho các em bao gồm
chương trình dạy kiến thức môi trường có trong SGK, các chương trình ngoài
giờ lên lớp và các giờ sinh hoạt ngoại khóa.

-

Tìm hiểu các phương pháp truyền đạt kiến thức môi trường cho các em học sinh
của các giáo viên.
15



-

Có được nhận xét, đánh giá ý thức BVMT của các em học sinh trong trường
thông qua giáo viên là những người luôn bên cạnh học sinh.

3.3.2 Kết quả khảo sát
3.3.2.1 Kết quả từ phiếu điều tra
™ Nhận thức BVMT của học sinh
- 98.2% học sinh được nghe nói về BVMT, tỉ lệ còn lại là số học sinh khối lớp 1. Đây
là tỉ lệ khá cao, tất cả các học sinh của các khối lớp 2 trở lên đều đã được nghe nói
đến BVMT, con số này phản ánh đúng hiệu quả của công tác GDMT của nhà
trường. Ngoài kiến thức từ môn Tự Nhiên và Xã Hội ở lớp 1 với bài “Giữ gìn lớp
học sạch đẹp”; môn Đạo Đức lớp 2 với bài “giữ gìn trường lớp sạch đẹp” và các bài
học có nội dung môi trường khác, cùng với việc nhắc nhở thường xuyên nhằm xây
dựng “trường em sạch đẹp” thì BVMT đã trở nên quen thuộc đối với học sinh từ
khối 2 đến khối 5. Còn ở khối lớp 1, các em mới vào trường, mặc dù được nghe nói
rồi nhưng có lẽ do quên hoặc cụm từ BVMT được thể hiện khác nên còn một tỉ lệ
thấp các em trả lời “chưa từng được nghe”.
- Các em học sinh được nghe nói đến BVMT qua cha mẹ, thầy cô, bạn bè và từ phát
thanh , truyền hình, truyện tranh. Trong đó, chủ yếu từ thầy cô và cha mẹ.

50

45.96

40
30


26

19.8

20
10

3.1

5.14

0
Tỉ lệ %
Thầy cô
Thầy cô và cha mẹ
Truyền hình, truyền thanh…

Cha mẹ
Bạn bè

Hình 3.2: Biểu đồ tỉ lệ phần trăm các nguồn cung cấp
thông tin BVMT cho học sinh
16


×