Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TÀU THUYỀN VÀ HẢI SẢN CÙ LAO XANH – TP. QUY NHƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TR ƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
TÀU THUYỀN VÀ HẢI SẢN CÙ LAO XANH – TP. QUY NHƠN

Họ và tên sinh viên: PHÙNG THỊ HẰNG
Ngành:KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2005 - 2009

Tháng 7/2009
i


KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TÀU
THUYỀN VÀ HẢI SẢN CÙ LAO XANH – TP. QUY NHƠN

Tác giả

PHÙNG THỊ HẰNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn:
KS. NGUYỄN HUY VŨ

Tháng 7 năm 2009
ii




BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗

KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN
Khoa:

MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

Ngành:

KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Họ và tên:

PHÙNG THỊ HẰNG

Khóa học:

2005 - 2009


MSSV: 05127127

1) Tên đề tài:
“Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại công ty cổ phần tàu thuyền và hải sản Cù Lao Xanh –
TP. Quy Nhơn”.
2) Nội dung khóa luận:
Thu thập các số liệu, thông tin về công nghệ sản xuất, nguyên liệu sử dụng, sản
phẩm tạo thành và các dạng chất thải sinh ra để xác định hiện trạng môi trường của
công ty.
Xác định các nguồn thải, loại chất thải gây ô nhiễm chính và đánh giá mức độ ô
nhiễm môi trường tại công ty.
Xác định các bộ phận hoạt động kém hiệu quả như quản lý kém, hiệu suất sử dụng
năng lượng, nguyên liệu thấp.
Đề xuất một số biện pháp nhằm kiểm soát dòng thải tốt hơn.
3) Thời gian thực hiện:

Bắt đầu: 03 – 2009

Kết thúc: 06 - 2009

4) Họ tên giáo viên hướng dẫn: KS. Nguyễn Huy Vũ
Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày tháng năm 2009

Ngày

Ban chủ nhiệm Khoa

tháng


năm 2009

Giáo Viên Hướng Dẫn

KS. Nguyễn Huy Vũ
iii


LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả như ngày hôm nay, đầu tiên con xin gởi lời tri ân sâu sắc đến
cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, dạy bảo con nên người. Em xin cảm ơn anh đã giúp
đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để em có thể hoàn thành tốt quá trình
học tập và nghiên cứu này.
Với tấm lòng kính trọng và biết ơn, em xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Quý thầy cô Khoa Công Nghệ Môi Trường và Tài Nguyên trường Đại Học Nông
Lâm TP.Hồ Chí Minh.
Quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Đã tận tình truyền đạt, dạy bảo những kiến thức quý báu cho em trong suốt khóa
học 2005-2009.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Huy Vũ đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin cảm ơn ban lãnh đạo công ty cổ phần tàu thuyền và hải sản Cù Lao Xanh
và các anh chị trong các phòng ban đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, hướng dẫn và giúp đỡ
em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Cảm ơn tập thể lớp DH05MT đã luôn động viên, giúp đỡ em rất nhiều trong suốt
thời gian học tập và thực hiện đề tài này.
Dù đã rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót, rất mong nhận được
sự góp ý và sửa chữa của thầy cô và các bạn về khóa luận tốt nghiệp này.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 06 năm 2009.
Sinh viên thực hiện.
Phùng Thị Hằng

iv


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Ngành công nghiệp chế biến thủy sản là ngành tạo ra nhiều chất thải có khả năng
gây ô nhiễm môi trường rất lớn như các phế phẩm, bao bì, nguyên liệu rơi vãi, nước thải...
Đây chính là các dòng thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chính vì vậy, đề tài đã
hướng tới “kiểm soát ô nhiễm môi trường tại công ty cổ phần tàu thuyền và hải sản Cù
Lao Xanh” nhằm giảm thiểu lượng chất thải rắn, nước thải, các dòng thải khác và phòng
ngừa ô nhiễm công nghiệp tại khu vực công ty và vùng dân cư xung quanh. Đồng thời,
các giải pháp kiểm soát ô nhiễm cũng đem lại lợi ích kinh tế cho công ty và mang lại lợi
ích môi trường.
Đề tài này được thực hiện nhằm đưa ra các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi
trường thích hợp, góp phần giải quyết các vấn đề môi trường ở công ty cổ phần tàu thuyền
và hải sản Cù Lao Xanh. Được viết dựa trên cơ sở kết hợp giữa lý thuyết và tình hình thực
tế các hoạt động sản xuất, hiện trạng môi trường cũng như công tác quản lý môi trường
hiện tại ở công ty để đề ra các giải pháp kiểm soát.
Đề tài nghiên cứu được tiến hành dựa vào các phương pháp: Điều tra thực tế, thu
thập số liệu, quan sát và ghi nhận dây chuyền sản xuất, trang thiết bị và các công đoạn xả
thải.
Nhận thấy rằng, ý thức quan tâm và bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp chế
biến thủy sản còn rất hạn chế, hoặc nếu có cũng chỉ là những biện pháp đối phó với cơ
quan quản lý môi trường. Cho nên, đến nay môi trường ngày càng bị đe dọa bởi những
hoạt động sản xuất mà doanh nghiệp không tiến hành đánh giá tác hại cũng như kiểm soát
nguồn thải. Nếu tình trạng đó kéo dài thì thật đáng lo ngại.
Qua một thời gian tiến hành kiểm soát ô nhiễm môi trường tại công ty cổ phần tàu

thuyền và hải sản Cù Lao Xanh, thành phố Quy Nhơn, khóa luận đã thể hiện được:
9 Tình trạng kiểm soát môi trường chất thải rắn, nước thải, tiếng ồn tại công ty.
9 Tình hình quản lý chất thải rắn.
9 Công tác vệ sinh và an toàn lao động.

v


Trên cơ sở đó, khóa luận đã đưa ra những biện pháp đề xuất giúp công ty cải thiện
tình trạng môi trường hiện tại cũng như giúp công ty định hướng được các bước bảo vệ
môi trường tiếp theo trong tương lai.

vi


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ........................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................iv
TÓM TẮT LUẬN VĂN.......................................................................................................v
MỤC LỤC ..........................................................................................................................vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT .........................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU........................................................................................ix
U

Chương I: MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
U

1.1 Đặt vấn đề ...................................................................................................................1

1.2 Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu khóa luận .......................................2
1.2.1 Mục tiêu của khóa luận ........................................................................................2
1.2.2 Nội dung của khóa luận .......................................................................................2
1.2.3 Phương pháp nghiên cứu......................................................................................3
1.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài ....................................................................................3
1.4 Giới hạn của đề tài ......................................................................................................3
Chương 2: KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG..........................................................4
2.1 Các vấn đề chung........................................................................................................4
2.1.1 Khái niệm .............................................................................................................4
2.1.2 Mục tiêu của kiểm soát ô nhiễm môi trường .......................................................4
2.1.3 Tại sao các doanh nghiệp cần áp dụng kiểm soát ô nhiễm môi trường ...............6
2.1.4 Nội dung của kiểm soát ô nhiễm môi trường.......................................................7
2.1.5 Các bước thực hiện chương trình kiểm soát ô nhiễm môi trường .......................7
2.1.6 Các biện pháp kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm môi trường công nghiệp .................9
2.1.7 Các công cụ thực hiện kiểm soát ô nhiễm môi trường công nghiệp....................9
2.1.8 Mối quan hệ giữa kiểm soát ô nhiễm môi trường công nghiệp và lĩnh vực khác
.....................................................................................................................................10
vii


2.2 Sự cần thiết và tầm quan trọng của việc kiểm soát ô nhiễm môi trường..................10
2.2.1 Tình hình kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Việt Nam.....................................10
2.2.2 Sự cần thiết phải thực hiện kiểm soát ô nhiễm môi trường ở Việt Nam ...........11
Chương 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TÀU THUYỀN VÀ HẢI SẢN CÙ
LAO XANH .......................................................................................................................12
3.1 Lịch sử thành lập và phát triển..................................................................................12
3.2 Vị trí ..........................................................................................................................12
3.3 Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự ................................................................................13
3.3.1 Sơ đồ tổ chức......................................................................................................14
3.3.2 Bố trí nhân sự .....................................................................................................15

3.4 Cơ sở hạ tầng ............................................................................................................16
3.4.1 Giao thông vận tải ..............................................................................................16
3.4.2 Hệ thống cấp nước .............................................................................................16
3.4.3 Hệ thống thoát nước...........................................................................................16
3.4.4 Hệ thống điện .....................................................................................................17
3.4.5 Diện tích mặt bằng sử dụng ...............................................................................17
3.5 Khái quát tình hình hoạt động của công ty ...............................................................17
3.5.1 Nội dung hoạt động............................................................................................17
3.5.2 Hiệu quả kinh tế xã hội của công ty...................................................................18
Chương 4: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT ĐÃ
THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY ............................................................................................19
4.1 Quy trình và đặc điểm công nghệ sản xuất...............................................................19
4.1.1 Giới thiệu về công nghệ chế biến thủy sản ........................................................19
4.1.2 Nguyên, nhiên liệu sử dụng ...............................................................................22
4.1.3 Nước...................................................................................................................23
4.1.4 Năng lượng.........................................................................................................23
4.1.5 Hóa chất sử dụng................................................................................................23
4.1.6 Danh mục các loại thiết bị chính........................................................................24
4.2 Xác định và đánh giá các nguồn thải gây ô nhiễm ...................................................25
viii


4.2.1 Hiện trạng môi trường nước...............................................................................25
4.2.2 Hiện trạng chất thải rắn ......................................................................................29
4.2.3 Hiện trạng khí thải..............................................................................................30
4.2.4 Nguyên nhân gây ra mùi hôi ..............................................................................32
4.2.5 Nhiệt thải và tiếng ồn .........................................................................................32
4.3 Tác động của các chất ô nhiễm tới môi trường ........................................................33
4.3.1 Tác động của nước thải ......................................................................................33
4.3.2 Tác động của chất thải rắn .................................................................................34

4.3.3 Tác động của khí thải .........................................................................................34
4.3.4 Tác động của mùi ...............................................................................................36
4.3.5 Tác động của nhiệt thải và tiếng ồn ...................................................................37
4.4 Công tác an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy...............................................38
4.4.1 An toàn lao động ................................................................................................38
4.4.2 Vệ sinh lao động.................................................................................................39
4.4.3 Công tác phòng cháy chữa cháy.........................................................................39
Chương 5: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP TỔNG HỢP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM
............................................................................................................................................40
5.1 Cơ sở đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường ........................40
5.1.1 Các biện pháp đã thực hiện tại công ty ..............................................................40
5.1.2 Các vấn đề môi trường còn tồn đọng .................................................................43
5.2 Đề xuất các giải pháp tổng hợp để giảm thiểu các tác động tới môi trường ............46
5.2.1 Nước thải............................................................................................................46
5.2.2 Chất thải rắn .......................................................................................................52
5.2.3 Khí thải...............................................................................................................54
5.2.4 Kiểm soát tiếng ồn và độ rung ...........................................................................56
5.2.5 Kiểm soát tiêu thụ năng lượng ...........................................................................56
5.2.6 Vệ sinh an toàn lao động và phòng chống cháy nổ............................................56
5.2.7 Các biện pháp hỗ trợ khác..................................................................................58
5.2.8 Chương trình giám sát ô nhiễm..........................................................................59
ix


Chương 6: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ..............................................................................61
6.1 Kết luận.....................................................................................................................61
6.2 Kiến nghị...................................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................64
PHỤ LỤC ...........................................................................................................................65


x


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
COD: Nhu cầu ôxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)
BOD: Nhu cầu ôxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)
SS: Chất rắn lơ lửng (Suspendid Solids)
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TCVS: Tiêu chuẩn vệ sinh
Dầu DO: Dầu Diesel Oil
CO2: Khí Cacbonic
SO2: Khí Sunfurơ
CO: Cacbon mono oxyt
NOx: Các oxyt nitơ
VOC: Chất hữu cơ dễ bay hơi (Volatile Organic Compounds)
P: Phốt pho
N: Nitơ
HCl: Axit Clohidric
H2SO4: Axit Sulfuric
PCCC: Phòng cháy chữa cháy
MPĐ: Máy phát điện
CBCNV: Cán bộ công nhân viên
NTSX: Nước thải sản xuất
KCS: Kiểm tra chất lượng sản phẩm
TP: Thành phố
UNEP: Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc, (United Nations Environmental)
USEPA: Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ, (United State Environmental Protection
Agency)
ĐTM: Đánh giá tác động môi trường
KLTN: Khóa luận tốt nghiệp

CFCs: Chloro-Fluoro-Carbons
vii


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình 1-2: Chu trình ngăn ngừa ô nhiễm khép kín liên tục……………………………….8
Hình 1-3: Sơ đồ tổ chức của công ty……………………………………………………..14
Hình 1-4: Các khu vực sản xuất trong chế biến thủy hải sản…………………………….18
Hình 2-4: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất cá tại công ty…………………………….19
Hình 1-5: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải hiện hữu ở công ty…………………………40
Hình 2-5: Dây chuyền công nghệ xử lý nước thải sản xuất đề xuất……………………...48
PHỤ LỤC CÁC HÌNH ẢNH MINH HỌA

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1-4: Nhiên liệu dầu DO sử dụng ............................................................................22
Bảng 2-4: Số lượng nhớt sử dụng....................................................................................23
Bảng 3-4: Năng lượng điện sử dụng................................................................................23
Bảng 4-4: Loại, lượng hóa chất sử dụng..........................................................................24
Bảng 5-4: Danh mục các thiết bị chính ...........................................................................24
Bảng 6-4: Tính chất của nước thải sinh hoạt ở công ty cổ phần tàu thuyền và hải sản Cù
Lao Xanh..........................................................................................................................26
Bảng 7-4: Kết quả phân tích tính chất nước thải chế biến thủy sản của công ty Cù Lao
Xanh.................................................................................................................................28
Bảng 8-4: Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau hệ thống xử lý nước thải của công
ty ......................................................................................................................................28

Bảng 9-4: Bảng thống kê khối lượng chất thải rắn của công ty Cù Lao Xanh, năm 2007.
.........................................................................................................................................30
Bảng 10-4: Kết quả phân tích nồng độ của các chỉ tiêu mùi ...........................................31
Bảng 11-4: Hàm lượng Nitơ và Photpho có thể tạo phú dưỡng hóa ...............................33
Bảng 12-4: Tác hại của tiếng ồn ......................................................................................37
Bảng 13-4: Hiện trạng tiếng ồn tại nhà máy....................................................................38
Bảng 1-5: Hệ số ô nhiễm của dầu DO .............................................................................45
Bảng 2-5: Nồng độ các chất ô nhiễm của dầu DO ..........................................................45
Bảng 3-5: Tính chất nước thải sau hệ thống xử lý đề xuất..............................................50

ix


Chương I
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Đất nước chúng ta đang trên đà phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá mạnh mẽ,
cùng với tiến trình đó song song với những thành tựu đã đạt được thì các vấn đề môi
trường cũng nảy sinh ngày càng nhiều và trở thành một vấn đề bức xúc. Trong đó bảo
vệ môi trường trong các hoạt động sản xuất công nghiệp là một yêu cầu cấp thiết và
hoạt động mang tính tất yếu để đi đến phát triển bền vững.
Hiện nay, ngành chế biến thuỷ sản là ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển
kinh tế thuỷ sản. Ngành này không những đáp ứng nhu cầu về thực phẩm trong nước
mà còn xuất khẩu sang thị trường các nước như Tây Âu, Nhật Bản, Mỹ, Hàn
Quốc…Đặc biệt trong những năm gần đây giá trị sản xuất của ngành ngày càng tăng
và đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế chung của cả nước.
Tuy nhiên, tồn tại song song với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng cũng như chất
lượng sản phẩm của ngành chế biến thuỷ sản là vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng
gia tăng. Trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường
do ngành chế biến thuỷ sản gây ra đang là một vấn đề nhức nhối đối với các nhà quản

lý môi trường. Hàng ngày, các cơ sở chế biến thuỷ sản thải ra vô vàn thứ chất thải, rác
thải làm ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm nguồn nước ngầm các khu vực xung
quanh và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ cộng đồng. Nguyên nhân chủ yếu do
công nghệ sản xuất còn lạc hậu, vị trí các cơ sở này nằm xen kẽ trong các khu dân cư
nên rất khó cho việc mở rộng mặt bằng, doanh nghiệp chưa quan tâm nhiều đến vai trò
của mình đối với môi trường, nhất là công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường chưa
được các doanh nghiệp thực hiện rộng rãi và thường xuyên.
Để giải quyết các vấn đề ô nhiễm công nghiệp, một biện pháp quen thuộc là giải
quyết “cuối đường ống”, nghĩa là sử dụng các công nghệ lý, hoá, sinh học để xử lý ô
nhiễm. Tuy nhiên đây là một giải pháp không thực sự tích cực, ngăn ngừa ô nhiễm là
một giải pháp mới mang tính hiệu quả cao và thiết thực hơn. Ngăn ngừa ô nhiễm công
1


nghiệp được xác định như là bất kì hành động nào nhằm giảm lượng, độc tính các chất
thải đi vào bất cứ dòng thải nào đó và giảm bớt những nguy hại đối với môi trường,
sức khoẻ con người trước khi tái sinh hoặc thải bỏ.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý môi trường nói chung và việc
kiểm soát ô nhiễm môi trường tại chỗ nói riêng, đồng thời được sự cho phép của khoa
Môi Trường và Tài Nguyên, trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và
công ty cổ phần tàu thuyền và hải sản Cù Lao Xanh Thành Phố Quy Nhơn, tỉnh Bình
Định, tôi đã tiến hành thực hiện bài khoá luận tốt nghiệp của mình với chủ đề “Kiểm
soát ô nhiễm môi trường tại công ty cổ phần tàu thuyền và hải sản Cù Lao Xanh
– TP. Quy Nhơn”.
Thiết nghĩ, đây là một đề tài mang tính thực tế nhằm tìm ra những hạn chế trong
công tác quản lý môi trường của doanh nghiệp, từ đó có những giải pháp thiết thực để
giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của những hoạt động sản xuất đến môi trường và xã hội.
1.2 Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu khóa luận
1.2.1 Mục tiêu của khóa luận
Mục tiêu chính của đề tài là góp phần giải quyết các vấn đề ô nhiễm từ những hoạt

động sản xuất của công ty. Bằng những biện pháp chiến lược về kiểm soát ô nhiễm
trên cơ sở đề ra các giải pháp quản lý, kỹ thuật, hành chính phù hợp với điều kiện sản
xuất, vốn, mặt bằng giúp công ty tham khảo và ứng dụng trong quá trình hoạt động
của mình.
Đánh giá hiện trạng sản xuất của công ty.
Đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường công nghiệp.
1.2.2 Nội dung của khóa luận
Để đạt được mục tiêu trên, KLTN tiến hành thực hiện các nội dung sau:
Thu thập các số liệu, thông tin về công nghệ sản xuất, nguyên liệu sử dụng, sản
phẩm tạo thành và các dạng chất thải sinh ra để xác định hiện trạng môi trường của
công ty.
Xác định các nguồn thải, loại chất thải gây ô nhiễm chính và đánh giá mức độ ô
nhiễm môi trường tại công ty.
2


Xác định các bộ phận hoạt động kém hiệu quả như quản lý kém, hiệu suất sử dụng
năng lượng, nguyên liệu thấp.
Đề xuất một số biện pháp nhằm kiểm soát dòng thải tốt hơn.
Kết luận và kiến nghị.
1.2.3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp khảo sát thực địa thu thập các số liệu về môi trường.
Phương pháp thống kê xử lý tổng hợp các số liệu.
Phương pháp đánh giá nhanh: Đánh giá mức độ ô nhiễm.
Phương pháp tham khảo tài liệu: Các số liệu thứ cấp được thu thập qua sách, báo,
internet.
Phỏng vấn ban lãnh đạo, công nhân trong nhà máy và dân cư xung quanh công ty.
Khảo cứu các tài liệu liên quan:
9 Các bản báo cáo giám sát tiêu chuẩn môi trường của công ty.
9 Các bản báo cáo cho Sở tài nguyên – Môi trường thành phố về tình hình ô nhiễm

và kiểm soát ô nhiễm tại công ty.
9 Các tài liệu về công nghệ xử lý chất thải trong và ngoài nước.
1.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Địa điểm:
Đề tài được thực hiện tại công ty cổ phần tàu thuyền và hải sản Cù Lao Xanh – TP.
Quy Nhơn - Tỉnh Bình Định.
Địa chỉ: 06 Phan Chu Trinh – TP. Quy Nhơn - Tỉnh Bình Định.
Thời gian thực hiện đề tài: 1/3/2009 đến 30/6/2009.
1.4 Giới hạn của đề tài
Do đề tài có tính chất là một báo cáo tốt nghiệp nên có rất nhiều hạn chế như thời
gian thực hiện ngắn, các số liệu về điện nước và sử dụng nguyên nhiên liệu là do công
ty cung cấp.
Khoá luận chỉ đề xuất các giải pháp mang tính hiệu quả về môi trường và kỹ thuật
cho công ty mà chưa tính đến hiệu quả về mặt kinh tế.

3


Chương 2
KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
2.1 Các vấn đề chung
Bảo vệ môi trường trong các hoạt động sản xuất công nghiệp là một nhu cầu bức
xúc và hoạt động mang tính tất yếu để đi đến phát triển bền vững. Chính vì vậy các vấn đề
về môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp cần được sự quan tâm đặc biệt của
các cấp cũng như của chính các doanh nghiệp đó. Thực tế môi trường sống đang bị ô
nhiễm một cách trầm trọng do nhiều loại chất thải công nghiệp chưa được kiểm soát và
quản lý chặt chẽ.
Trước đây với cách tiếp cận thụ động quá quen thuộc nhằm giải quyết các vấn đề ô
nhiễm môi trường công nghiệp là sử dụng các công nghệ truyền thống để xử lý các dòng
chất thải khi chúng đã được sinh ra thường gọi là công nghệ “cuối đường ống”. Tuy

nhiên, với cách tiếp cận này thường rất tốn kém và thực chất đó chỉ là việc chuyển chất
thải ô nhiễm từ dạng này sang dạng khác.
Kiểm soát ô nhiễm là biện pháp tiếp cận tích cực hơn và hiện tại đang là một chiến
lược công nghiệp. Một cách cơ bản nhất, nếu không thực hiện ngăn ngừa ô nhiễm thì tất
yếu ô nhiễm sẽ được sinh ra, nếu chúng không được kiểm soát và quản lý tốt sẽ dẫn đến
hàng loạt các vấn đề môi trường nghiêm trọng.
2.1.1 Khái niệm
Kiểm soát ô nhiễm môi trường là tổng hợp các hoạt động, biện pháp và công cụ
nhằm phòng ngừa, khống chế không cho ô nhiễm xảy ra hoặc khi có ô nhiễm xảy ra thì
chủ động xử lý làm giảm thiểu hay loại trừ ô nhiễm.
2.1.2 Mục tiêu của kiểm soát ô nhiễm môi trường
Kiểm soát ô nhiễm là ngăn ngừa và khống chế ô nhiễm
Ngăn ngừa ô nhiễm:
Trước đây chúng ta thường xử lý ô nhiễm môi trường khi các dòng thải đã được
sinh ra hay còn gọi là “xử lý cuối đường ống”. Biện pháp này không hiệu quả mà lại tốn
kém và thực chất chỉ là việc chuyển chất thải từ dạng này sang dạng khác. Hiện nay cách
4


tiếp cận cuối đường ống cũng như tái sinh tái chế đang dần được thay thế bằng cách tiếp
cận chủ động bậc cao hơn đó là ngăn ngừa ô nhiễm.
Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP): Ngăn ngừa ô nhiễm công
nghiệp là việc áp dụng một cách liên tục chiến lược ngăn ngừa tổng hợp về mặt môi
trường đối với các quá trình sản xuất, các sản phẩm và các dịch vụ nhằm nâng cao hiệu
quả kinh tế và giảm thiểu các rủi ro đối với con người và môi trường.
Cục bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (USEPA): Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp là việc
sử dụng các vật liệu, các quá trình hoặc các thao tác vận hành sao cho giảm bớt hoặc loại
trừ sự tạo ra các chất ô nhiễm hoặc các chất thải ngay tại nguồn. Nó bao gồm các hành
động làm giảm việc sử dụng các vật liệu độc hại, năng lượng, nước hoặc các tài nguyên
khác và các hành động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên thông qua việc bảo tồn và sử dụng

có hiệu quả hơn.
Khống chế ô nhiễm:
Đưa nội dung ĐTM vào tất cả quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế xã hội
của thành phố, của các ngành, các cấp, của mọi tổ chức, cá nhân. Cụ thể: Tất cả các dự án
thuộc nhóm I phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, các dự án nhóm II phải lập
bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi phê duyệt dự án.
Tất cả chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển không
gian đô thị, các kế hoạch, quy hoạch phát triển của toàn thành phố, của các cấp, các
ngành, các đơn vị nhất thiết phải có nội dung bảo vệ môi trường, tiến tới thực hiện quy
hoạch môi trường.
Đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất mới cần quy hoạch, thiết kế và xây
dựng cơ sở hạ tầng tiêu thoát, xử lý nước thải, nước mưa, đường sá, cây xanh phù hợp với
quy hoạch chung của thành phố.
Thực hiện nghiêm quy định về lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi
trường đối với tất cả các dự án phát triển kinh tế xã hội của mọi đối tượng trên địa bàn
thành phố trước khi phê duyệt. Coi chứng chỉ môi trường là một trong những điều kiện
bắt buộc phải có để xem xét phê duyệt, chấp nhận các dự án đầu tư hay trước khi cấp
đăng kí kinh doanh. Yêu cầu khắt khe đối với các chủ doanh nghiệp đầu tư lắp đặt các
5


thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, các công trình xử lý chất thải, các biện pháp giảm thiểu tác
động môi trường. Khuyến khích các cơ sở sản xuất thực hiện chương trình sản xuất sạch
hơn, ứng dụng ISO 14000.
Các dự án thuộc nhóm I: Các dự án đầu tư có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường
trên diện rộng, dễ gây ra sự cố môi trường, khó khống chế và khó xác định tiêu chuẩn môi
trường phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Các dự án thuộc nhóm II: Các dự án đầu tư còn lại không thuộc loại I và các dự án
đầu tư vào các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất mà những khu này đã được cấp
quyết định phê chuẩn báo cáo ĐTM, sẽ được đăng kí đạt tiêu chuẩn môi trường trên cơ sở

tự xác lập và phân tích báo cáo ĐTM của mình.
Thông qua thẩm định báo cáo ĐTM để điều chỉnh các dự án mới phải lựa chọn
công nghệ, thiết bị sạch, ít hoặc không có chất thải. Chọn các quá trình công nghệ sạch
hơn không chỉ đỡ chi phí kiểm soát ô nhiễm mà còn làm cho sản xuất có hiệu quả hơn,
tăng lợi nhuận, tiết kiệm nhiên liệu và năng lượng. Thực hiện sinh thái công nghiệp, chấp
nhận nguyên tắc của sự ngăn chặn ô nhiễm hiện đại đó là giảm chất thải hoặc ô nhiễm từ
ngay trong quá trình thiết kế quy trình sản xuất, đóng gói và vận chuyển. Quản lý chất
thải công nghiệp theo trật tự giảm thải từ nguồn, dùng lại, tái tuần hoàn chất thải và đưa
trở lại trực tiếp trong quá trình sản xuất hoặc xử lý chất thải.
Tăng cường công tác hậu kiểm ĐTM đối với các dự án đầu tư trước khi đi vào hoạt
động. Tăng cường giám sát, quan trắc sự phát thải cũng như việc tuân thủ các quy định về
bảo vệ môi trường theo ĐTM của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn
nhằm kiểm soát, khống chế ô nhiễm môi trường.
2.1.3 Tại sao các doanh nghiệp cần áp dụng kiểm soát ô nhiễm môi trường
2.1.3.1 Do áp lực bên ngoài
Công luận, dân chúng.
Pháp luật quy định.
Ý kiến khách hàng.
Nguồn lực tự nhiên hạn chế.

6


2.1.3.2 Do áp lực nội tại
Tăng lợi nhuận: Lương, danh tiếng, uy tín của công ty.
Giảm chi phí: Về nguyên liệu, bảo hiểm.
Con người: Đảm bảo các vấn đề sức khỏe, an toàn, giảm các rủi ro cho con người.
2.1.4 Nội dung của kiểm soát ô nhiễm môi trường
Giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn.
Giảm các rủi ro cho con người và môi trường.

Kết quả mà doanh nghiệp đạt được:
9 Không nhất thiết phải đầu tư lớn.
9 Giảm bớt các chi phí vận hành.
9 Tăng lợi nhuận.
9 Tăng cổ phần trên thị trường.
9 Tính khả thi cao.
2.1.5 Các bước thực hiện chương trình kiểm soát ô nhiễm môi trường
Một chương trình kiểm soát ô nhiễm công nghiệp đòi hỏi thực hiện một cách liên
tục theo chu trình khép kín gồm tất cả các bước sau (hình 1-2):
Giành được sự đồng tình và ủng hộ của ban lãnh đạo công ty.
Khởi động chương trình bằng cách thành lập nhóm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường,
phát triển một kế hoạch ngăn ngừa ô nhiễm trên giấy và đào tạo công nhân về ngăn ngừa
ô nhiễm.
Xem xét lại và mô tả một cách chi tiết các quá trình sản xuất cùng với các máy
móc thiết bị để xác định các nguồn phát sinh chất thải, đánh giá các trở ngại tiềm ẩn về
mặt tổ chức đối với việc thực hiện chương trình kiểm soát ô nhiễm môi trường công
nghiệp.
Xác định tất cả các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm có thể được.
Ưu tiên trước cho một số dòng thải quan trọng và thực hiện đánh giá chi tiết tính
khả thi về mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường đối với các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm đã
được tập hợp.

7


Tập hợp lại các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm tốt nhất đối với công ty và thực thi
những khả năng lựa chọn đó.
Đánh giá những tiến bộ của chương trình ngăn ngừa ô nhiễm trên cơ sở một công
ty điển hình để đánh giá các dự án ngăn ngừa ô nhiễm cụ thể.
Duy trì chương trình ngăn ngừa ô nhiễm cho những sự phát triển liên tục và những

lợi ích liên tục của công ty.
Giành được sự
đồng tình của
quản lý cấp cao

Duy trì
chương trình.

Đánh giá chương
trình kiểm soát ô
nhiễm

Thiết lập chương
trình kiểm soát ô
nhiễm

CHƯƠNG
TRÌNH
KIỂM SOÁT
Ô NHIỄM
MÔI
TRƯỜNG

Xác định và
thực thi các
giải pháp

Xem xét quá
trình và xác định
các trở ngại


Đánh giá chất
thải và các cơ
hội kiểm soát

Phân tích tính khả
thi của các cơ hội
kiểm soát ô nhiễm

Hình 1-2: Chu trình ngăn ngừa ô nhiễm khép kín liên tục

8


2.1.6 Các biện pháp kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm môi trường công nghiệp
2.1.6.1 Các biện pháp giảm thiểu tại nguồn
Giảm thiểu tại nguồn bao gồm các biện pháp làm giảm về lượng hoặc độc tính của
bất kì một chất thải, chất độc hại, chất ô nhiễm hoặc chất thải gây ô nhiễm nào đi vào các
dòng thải trước khi tái sinh, xử lý hoặc thải bỏ bên ngoài.
Nội dung bao gồm:
9 Cải tiến việc quản lý nội tại
9 Bảo toàn năng lượng.
9 Thay đổi quá trình.
2.1.6.2 Tái chế và sử dụng lại
Tái chế hay tái sử dụng trong nhà máy.
Các cách tái sinh khác tại nhà máy.
Tái sinh bên ngoài nhà máy.
Bán cho mục đích tái sử dụng.
Tái sinh năng lượng.
2.1.6.3 Thay đổi công nghệ, nguyên liệu

Thay thế các nguyên liệu có ảnh hưởng đến con người và môi trường bằng những
nguyên liệu ít độc hại hơn.
Thực hiện thay đổi công nghệ sản xuất hiện đại hơn như: Thay đổi máy móc, dây
truyền sản xuất…
2.1.7 Các công cụ thực hiện kiểm soát ô nhiễm môi trường công nghiệp
Công cụ chỉ huy và kiểm soát: Là những biện pháp thể chế nhằm tác động trực tiếp
tới hành vi của người gây ô nhiễm bằng cách cấm đoán hay giới hạn việc thải ra môi
trường các thành phần gây ô nhiễm hay giới hạn hoạt động trong một khoảng thời gian
nhất định thông qua các biện pháp cấp giấy phép, đặt ra tiêu chuẩn hay khoanh vùng.
Công cụ kinh tế: Là những biện pháp tác động tới việc ra quyết định của người gây
ô nhiễm môi trường dựa trên lợi ích hoặc chi phí bằng tiền. Những công cụ này khuyến
khích họ lựa chọn các phương án hoạt động có lợi cho việc bảo vệ môi trường, như thuế
môi trường, lệ phí môi trường, hạn ngạch phát thải…
9


Công cụ thông tin: Là những biện pháp giáo dục, tuyên truyền kiến thức và trách
nhiệm về môi trường cho cộng đồng dân cư, các cá nhân cũng như tác nhân sử dụng môi
trường để quyết định tác động trực tiếp hay gián tiếp điều chỉnh hành vi của họ.
2.1.8 Mối quan hệ giữa kiểm soát ô nhiễm môi trường công nghiệp và lĩnh vực khác
Chính sách môi trường: Tạo ra các quy định, tiêu chuẩn môi trường, dựa vào đó
kiểm soát các hành động có thể gây ra ô nhiễm môi trường.
Quan trắc môi trường: Là công cụ đánh giá thực hiện môi trường, phát hiện và dự
báo các vấn đề liên quan làm suy giảm chất lượng môi trường để hoạt động kiểm soát ô
nhiễm có hành động phù hợp.
Công nghệ: Tạo ra công nghệ sạch, công nghệ sạch hơn, công nghệ tiết kiệm năng
lượng, nguyên liệu nhằm hạn chế khả năng gây ô nhiễm.
Kinh tế môi trường: Tạo ra các cơ sở khoa học cho việc kiểm soát ô nhiễm bằng
các biện pháp kinh tế.
Kỹ thuật môi trường: Tạo ra các biện pháp kỹ thuật xử lý chất thải, năng lượng

nhằm đạt được tiêu chuẩn chất lượng môi trường. Kỹ thuật môi trường còn tạo ra các quy
hoạch môi trường để sử dụng hợp lý không gian, bảo vệ môi trường giảm thiểu ô nhiễm
và tạo ra các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm ngăn ngừa ô nhiễm, sự cố môi trường.
Do vậy, các hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường luôn gắn liền và sử dụng kết
quả của các hoạt động khác trong quản lý và công nghệ môi trường.
2.2 Sự cần thiết và tầm quan trọng của việc kiểm soát ô nhiễm môi trường
2.2.1 Tình hình kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Việt Nam
Các hoạt động sản xuất công nghiệp nói chung sản sinh ra một lượng tương đối lớn
chất thải thuộc nhiều dạng với nhiều thành phần và tính chất khác nhau. Thông thường và
phổ biến các nhà công nghiệp chỉ nhìn nhận việc bảo vệ môi trường như là một hành động
bất đắc dĩ mang tính chất đối phó với các quy định của pháp luật cũng như làm xoa dịu
bớt sức ép của cộng đồng xung quanh chứ không phải là một hành động tự nguyện, tự
giác. Cho nên, cách tiếp cận được xem là giải pháp cho các vấn đề môi trường là sử dụng
các công nghệ truyền thống để xử lý các dòng thải khi chúng được sinh ra bằng việc xây

10


dựng, lắp đặt và vận hành các hệ thống xử lý chất thải. Hiện nay, cách tiếp cận này vẫn
còn rất phổ biến đối với các giới công nghiệp ở Việt Nam.
Mặc dù kiểm soát ô nhiễm là cách tiếp cận để giải quyết các vấn đề ô nhiễm tích
cực hơn, nhưng các khái niệm về kiểm soát ô nhiễm hầu như còn rất xa lạ với các giới
công nghiệp của cả nước, họ chưa nhận thức đầy đủ về các lợi ích thiết thực do kiểm soát
ô nhiễm môi trường mang lại. Trong tư tưởng của phần lớn số họ hiện nay vẫn còn nặng
nề về suy nghĩ làm thế nào để đối phó với vấn đề chất thải và ô nhiễm để đạt được tiêu
chuẩn quy định, mà họ vẫn chưa suy nghĩ đến việc do đâu mà chất thải và ô nhiễm sinh ra
dù rằng một số nhà công nghiệp cũng phần nào nhận thấy những lợi ích tiềm năng của nó.
Hạn chế này có thể là do họ thiếu thông tin về kiểm soát ô nhiễm nên chưa biết phải làm
như thế nào?
2.2.2 Sự cần thiết phải thực hiện kiểm soát ô nhiễm môi trường ở Việt Nam

Cách tiếp cận cuối đường ống dù đã chứng tỏ là một giải pháp trong bảo vệ môi
trường thì nó cũng dần dần bộc lộ ra nhiều khuyết điểm. Nhược điểm lớn nhất về mặt môi
trường là nó chỉ làm giảm bớt mức độ ô nhiễm hay độc hại trước khi thải ra môi trường
còn thực chất chỉ là việc biến đổi chất ô nhiễm từ dạng này sang dạng khác. Hơn nữa, giải
pháp này thường đòi hỏi những chi phí lớn về đầu tư và vận hành.
Những mặt hạn chế của cách tiếp cận cổ điển trên đã hướng các nhà công nghiệp
nổ lực tìm kiếm giải pháp để thay thế. Tất nhiên, các giải pháp tập trung ưu tiên cho việc
ngăn chặn hay giảm bớt sự phát thải ô nhiễm ngay tại nguồn được chú ý đến.
Và kiểm soát ô nhiễm được tiếp cận như một sự cần thiết để giảm các khoản chi
phí khổng lồ cho các hành động làm sạch môi trường.

11


Chương 3
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TÀU THUYỀN VÀ HẢI
SẢN CÙ LAO XANH
3.1 Lịch sử thành lập và phát triển
Công ty cổ phần tàu thuyền và hải sản Cù Lao Xanh là công ty được cổ phần hóa
sớm nhất khu vực miền trung và tỉnh Bình Định từ tháng 6 năm 1996 trên cơ sở xí nghiệp
đóng mới và sửa chữa tàu thuyền Quy Nhơn.
Năm 1998 đầu tư công nghệ đóng tàu và sản phẩm cano du lịch bằng vật liệu
composite để đa dạng các sản phẩm tàu cá.
Năm 1999 đầu tư hệ thống nhà kho, kho cho thuê với diện tích kho 3.300 m2.
Năm 2001: Đầu tư 2 tàu câu cá ngừ đại dương bằng vật liệu composite để khai thác
cá trên biển.
Năm 2003: Công ty tiếp tục vay vốn đầu tư nhà máy chế biến hải sản đông lạnh
xuất khẩu công suất 1.500 tấn sản phẩm/năm.
Đến năm 2007 công ty đã hoàn thiện đầu tư cơ bản, bắt đầu đi vào giai đoạn khai
thác nhà máy đông lạnh và tiếp tục có kế hoạch tăng vốn điều lệ để đầu tư mở rộng nhà

máy đông lạnh.
3.2 Vị trí
Công ty cổ phần tàu thuyền và hải sản Cù Lao Xanh được xây dựng trong nội
thành của thành phố Quy Nhơn, sát cạnh cảng quốc tế Quy Nhơn, cách cầu cảng chính
400 m.
Phía Bắc: Giáp đường nội thành rộng 17 m và khách sạn Quy Nhơn II.
Phía Đông: Giáp đường nội thành 21 m và lạch biển.
Phía Nam và Tây: Giáp khu dân cư nội thành.
Theo vị trí trên đây thì nhà máy có những điều kiện thuận lợi và khó khăn như sau:
Thuận lợi:

12


×