Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bài tập lớn Thanh tra khiếu tố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.1 KB, 10 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
NỘI DUNG.................................................................................................................1
1. Khái quát chung.................................................................................................1
a. Khiếu nại:..........................................................................................................1
b. Quyết định hành chính......................................................................................2
c. Hành vi hành chính...........................................................................................3
2. Bình luận các quy định của pháp luật hiện hành về đối tượng khiếu nại
quyết định hành chính, hành vi hành chính........................................................3
a. Đối tượng khiếu nại quyết định hành chính......................................................3
b. Đối tượng khiếu nại hành vi hành chính...........................................................5
c. Quyết định hành chính, hành vi hành chính không thuộc đối tượng khiếu nại.6
KẾT LUẬN................................................................................................................8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................9

0


MỞ ĐẦU
Quyền khiếu nại là những quyền cơ bản của công dân, được Hiến pháp 2013 ghi
nhận tại Điều 30 “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá
nhân”. Việc ghi nhận quyền khiếu nại của công dân trong Hiến pháp 2013 và các
văn bản pháp luật đã tạo cơ sở pháp lý cho công dân thực hiện quyền cơ bản của
mình. Và thông qua việc thực hiện quyền này, công dân đã góp phần tích cực vào
hoạt động quản lý nhà nước và xã hội, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của
mình.
Tuy nhiên việc thực hiện khiếu nại trong thực tế còn nhiều hạn chế do người
dân còn e ngại vì chưa hiểu rõ về quyền khiếu nại cũng như về đối tượng khiếu nại
để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Để hiểu rõ hơn về đối tượng khiếu


nại, em xin chọn đề tài "Bình luận các quy định của pháp luật hiện hành về đối
tượng khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính" để làm bài tập cuối
kì.
NỘI DUNG
1. Khái quát chung
a. Khiếu nại: Theo quy định tại khoản 1 điều 2 Luật Khiếu nại 2011 thì "Khiếu nại
là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này
quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định
hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có
thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ,
công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm
phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”
1


Như vậy theo quy định trên ta có thể thấy hoạt động khiếu nại quyết định hành
chính, hành vi hành chính, quyết định kỉ luật là hành vi thực hiện quyền của công
dân, tổ chức, của cán bộ, công chức trước sự xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi ích
hợp pháp của người khiếu nại từ các quyết định, hành vi trái pháp luật của cơ quan
nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ qaun nhà nước.
Hoạt động khiếu nại xuất phát từ nhận thức chủ quan của người khiếu nại khi có
căn cứ cho rằng quyền và lợi ích chính đáng của mình bị xâm phạm bởi quyết định
hành chính, hành vi hành chính. Cơ quan có thẩm quyền chỉ có thể kết luận có vi
phạm hay không khi đã xem xét một cách khác khách quan và thận trọng vụ việc với
điều kiện được cung cấp đầy đủ tài liệu có liên quan. Hoạt động khiếu nại và giải
quyết khiếu nại thể hiện mối tương quan trong quan hệ giữa người khiếu nại - người
bị khiếu nại - người giải quyết.
b. Quyết định hành chính
Theo quy định tại khoản 8 Điều 2 Luật khiếu nại thì "Quyết định hành chính là
văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan

hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động
quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối
tượng cụ thể."
Như vậy theo quy định trước hết ta có thể hiểu quyết định hành chính ở đây thể
hiện ý chí quyền lực đơn phương của cơ quan nhà nước, của người có thẩm quyền
trong cơ quan nhà nước, thứ hai quyết định hành chính đó được xây dựng, ban hành
theo trình tự, thủ tục và hình thức do pháp luật quy định, thứ ba quyết định hành
chính được ban hành nhằm hướng tới việc thực hiện nhiệm vụ quản lí hành chính
trong các lĩnh vực cụ thể hoặc vấn đề được phân công.

2


Quyết định hành chính gồm các loại: quyết định chủ đạo (quyết định chính sách),
quyết định quy phạm và quyết định cá biệt. Quyết định chủ đạo và quyết định cá
biệt và quyết định quy phạm luôn thể hiện bằng hình thức văn bản do cơ quan nhà
nước hoặc người có thẩm quyền ban hành. Quyết định cá biệt chủ yếu được ban
hành dưới hình thức văn bản. Bên cạnh đó có một số quyết định cá biệt được hành
dưới hình thức văn nói, kí hiệu…
c. Hành vi hành chính
Khoản 9 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 quy định" Hành vi hành chính là hành vi
của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành
chính nhà nước thực hiện hoặc không thtực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định
của pháp luật."
Hành vi hành chính được quan niệm là hành vi của người có thẩm quyền trong
khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ trong quản lí hành chính nhà nước theo quy định
của pháp luật.
2. Bình luận các quy định của pháp luật hiện hành về đối tượng khiếu nại quyết
định hành chính, hành vi hành chính
a. Đối tượng khiếu nại quyết định hành chính

Nếu như tại Luật khiếu nại 1998 sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005 thì quyết định
hành chính được hiểu là “Quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà
nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp
dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong
hoạt động quản lý hành chính.”
Theo như quy định trên thì sẽ gây ra nhiều cách hiểu khác nhau. Thứ nhất quyết
định hành chính được hiểu phải là văn bản thể hiện dưới hình thức “quyết định” do
3


cơ quan hành chính Nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính
Nhà nước ban hành. Nên các loại văn bản thể hiện dưới hình thức khác như: kết
luận, thông báo, công văn… thì sẽ không được coi là quyết định hành chính và
không thuộc đối tượng được khiếu nại.
Thứ hai quyết định hành chính sẽ được hiểu là bao gồm cả văn bản thể hiện dưới
hình thức quyết định và văn bản thể hiện dưới hình thức khác do cơ quan hành chính
Nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước ban hành.
Chính vì có những cách hiểu khác nhau như vậy mà trong một thời gian dài kể từ
khi Luật khiếu nại 1998 ra đời (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005), việc
khiếu nại và giải quyết khiếu nại trên thực tế chưa được thống nhất đối với một số
cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại.
Khắc phục những khó khăn, hạn chế còn tồn tại đó, đến khi Luật khiếu nại 2011
ra đời đã thống nhất và mở rộng đối tượng của khiếu nại quyết định hành chính. Nếu
như theo quy định trước kia, quyết định hành chính phải là quyết định bằng văn bản
thì hiện nay theo quy định tại khoản 8 Điều 2 Luật khiếu nại 2011 thì quyết định
hành chính được hiểu là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có
thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn
đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối
với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
Ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội ban

hành Quyết định thu hồi 100m2 đất ở đối với ông Nguyễn Văn A để giải phóng mặt
bằng, mở rộng đường giao thông tại phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm. Không
nhất trí, ông A gửi đơn khiếu nại Quyết định thu hồi đất nêu trên đến Chủ tịch Ủy
ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm.

4


Như vậy quy quy định trên ta có thể thấy, đối tượng khiếu nại quyết định hành
chính hiện hành không chỉ bao gồm các văn bản được ban hành dưới hình thức một
quyết định mà bao gồm cả các văn bản dù không dưới hình thức quyết định nhưng
chứa đựng những quy định xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân,
cơ quan, tổ chức.
Kết Luận: Đối tượng khiếu nại quyết định hành chính là văn bản được thể hiện
dưới hình thức quyết định hoặc dưới hình thức khác như thông báo, kết luận, công
văn do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm
quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành có chứa đựng nội dung của quyết
định hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về
một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính mà người khiếu nại có căn cứ
cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm trực tiếp bởi quyết định
hành chính đó. Hay hiểu theo cách khác thì quyết định hành chính là đối tượng
khiếu nại hành chính chỉ bảo gồm các quyết định hành chính cá biệt được thể hiện
thành văn bản. Quyết định chủ đạo và quyết định quy phạm không phải là đối tượng
khiếu nại.
Trừ các trường hợp đó là những văn bản thông báo của cơ quan, tổ chức hoặc
người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức trong việc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ
chức bổ sung, cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết, xử lý vụ việc
cụ thể theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó.
b. Đối tượng khiếu nại hành vi hành chính
Hành vi hành chính theo quy định của Luật Khiếu nại 1998 sửa đổi bổ sung 2005

được hiểu là “Hành vi của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền
trong cơ quan hành chính Nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định
của pháp luật .
5


Còn theo quy định quy định về khái niệm hành vi hành chính tại khoản 9 Điều 2
Luật Khiếu nại 2011 sẽ được hiểu đó có thể là hành động hoặc không hành động,
nếu như Luật Khiếu nại 1998 sửa đổi, bổ sung,2004, 2005 chủ yếu tập trung vào
hành vi “hành động” của người có thẩm quyền mà chưa tập trung giải quyết khiếu
nại liên quan đến hành vi “không hành động” thì Luật Khiếu nại 2011 tập trung hơn
đối với hành vi “không hành động” thể hiện thường gặp là khi người có thẩm quyền
trong cơ quan hành chính không thực hiện hay từ chối thực hiện nhiệm vụ, công vụ
mà theo quy định họ phải thực hiện.
- Hành vi hành động: Được hiểu là hành vi của người hoặc cơ quan có thẩm quyền
khi thực hiện công vụ theo quy định của pháp luật. Loại hành vi này được thể hiện
dưới các dạng họ thực hiện các hành vi công vụ như: UBND xã, phường, thị trấn
tiến hành việc hòa giải tranh chấp đất đai…
- Hành vi không hành động: Được hiểu là hành vi của người hoặc cơ quan có thẩm
quyền không thực hiện công vụ theo quy định của pháp luật. Nó được thể hiện dưới
dạng họ không thực hiện các hành vi công vụ được giao VD: UBND có thẩm quyền
không cấp số đỏ cho người dân…
c. Quyết định hành chính, hành vi hành chính không thuộc đối tượng khiếu nại
Không phải quyết định hành chính và hành vi hành chính nào cũng thuộc đối
tượng khiếu nại. Theo quy định tại Điều 11 của Luật Khiếu nại 2011 các quyết định
hành chính, hành vi hành chính thuộc 3 nhóm sau đây thì sẽ không được thụ lý giải
quyết :
- Thứ nhất: Nội dung của quyết định hành chính, hành vi hành chính ; Một là quyết
định liên quan đến hoạt động nội bộ cơ quan Nhà nước như các quyết định để chỉ
đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ; quyết định hành chính, hành vi hành

chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành
6


chính cấp dưới…Hai là quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí
mật Nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do
Chính phủ quy định ( ảnh hưởng trực tiếp trực đến sự tồn tại của nhà nước, của chế
độ).
- Thứ hai: Tư cách của người khiếu nại; Một là quyết định hành chính, hành vi hành
chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người
khiếu nại; Hai là Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (khiếu
nại liên qua trực tiếp tới quyền và lợi của người khiếu nại, hay người ủy quyền
khiếu nại nên đòi hỏi người thực hiện khiếu nại phải có đầy đủ năng lực hành vi mới
có thể thực hiện và chịu trách nhiệm trước hành vi của mình) hoặc không có
ngwuoif đại diện hợp pháp; Ba là Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu
nại.
- Thứ ba: Điều kiện khiếu nại Giới hạn quyền và xác định trách nhiệm chủ thể; Một
là đơn khiếu nại không có chữ kí hoặc điểm chỉ của người khiếu nại (khiếu nại bắt
buộc phải có chữ kí và tên để xác định trách nhiệm của người khiếu nại đối với
người bị khiếu nại và người giải quyết khiếu nại, từ đó đảm bảo không lợi dụng việc
khiếu nại để làm ảnh hưởng đến cơ quan nhà nước); Hai là thời hạn, thười hiệu
khiếu nại đã hết mà không có lí do chính đáng (mục đích nhằm rang buộc trách
nhiệm, đam bảo không làm ảnh hưởng đến cơ quan nhà nước); Ba là khiếu nại đã
cso quyết định gaiir quyết khiếu nại, có văn bản thông báo đình chỉ hay việc khiếu
nại đã được tòa án thụ lí giải quyết bằng bản án, quyết định.

7


KẾT LUẬN

Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân, được ghi nhận trong
Hiến pháp và được nhà nước đảm bảo thực hiện, thông qua việc thể chế qua Luật
Khiếu nại 2011, tuy nhiên trên thực tế việc thực hiện quyền khiếu nại của công dân
còn gặp nhiều khó khăn do trình độ nhận thức pháp luật của người dân còn thấp nên
việc thực hiện quyền này còn nhiều hạn chế. Để khắc phục hạn chế đó đòi hỏi nhà
nước, pháp luật có những cơ chế đảm bảo việc hoạt động khiếu nại được đủ, người
dân tiếp cận đầy đủ, từ đó góp phần bảo đảm cho pháp luật càng đi sâu vào đời
sống.

8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Khiếu nại, tố cáo 1998 sửa đổi bổ sung,2004, 2005.
2. Luật Khiếu nại 2011.
3. Giáo trình thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo - trường Đại học Luật Hà Nội.
4. Hiến pháp 2013
5. Web: - />-

9



×