Mẫu số 3
UBND HUYỆN BẢO THẮNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THANH TRA HUYỆN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bảo Thắng, ngày 18 tháng 10 năm 2013
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp huyện
Họ tên tác giả: Nguyễn Đức Dũng
Ngày, tháng, năm sinh: 02 - 3 - 1971
Chức vụ: Chánh thanh tra
Đơn vị công tác: Thanh tra huyện Bảo Thắng
Trình độ chuyên môn: Đại học Tài chính kế toán.
Đề nghị công nhận sáng kiến, kinh nghiệm:
“ Xây dựng lực lượng Trưởng đoàn thanh tra giải quyết khiếu nại
của công dân tại các phòng ban chuyên môn thuộc huyện”.
DANH SÁCH ĐỒNG TÁC GIẢ:
TT Họ tên tác giả
Ngày,
tháng,
năm sinh
Nơi công
tác
Chức vụ
Trình độ
chuyên
môn
Tỷ lệ %
đóng góp
vào việc
tạo ra
sáng
kiến
Ký tên
1 Nguyễn Đức Dũng
02-3-
1971
Thanh
tra
Chánh
thanh
tra
Đại
học
TC-KT
100
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN NGƯỜI VIẾT
Nguyễn Đức Dũng
1
I. TÊN SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM:
“ Xây dựng lực lượng Trưởng đoàn thanh tra giải quyết khiếu nại
của công dân tại các phòng ban chuyên môn thuộc huyện”.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM:
1- Mô tả giải pháp.
1.1- Đặc điểm tình hình chung:
Trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn huyện Bảo Thắng đang được tiếp
tục mở rộng khu công nghiệp Tằng Loỏng, xây dựng thị trấn Phố Lu thành Đô
thị Loại IV, Dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, xây dựng thị tứ, Chương
trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới, tiếp tục chỉnh trang đô thị, nâng cấp
đường giao thông liên thôn, thực hiện chế độ chính sách đối với người có công,
quản lý sử dụng đất đai, thu hồi đất, bồi thường GPMB, hỗ trợ và tái định cư có
liên quan đến lợi ích của tập thể, cá nhân và của công dân Từ những vấn đề
trên làm nảy sinh khiếu nại.
1.2- Đối tượng áp dụng.
- Các Đoàn thanh tra giải quyết đơn KN,
- Các cơ quan chuyên môn thuộc huyện có liên quan đến nội dung đơn
KN của công dân.
1.3- Nội dung sáng kiến.
2
Trong hoạt động thực tiễn, khi công dân phát hiện có quyết định hành
chính hoặc hành vi hành chính trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cán bộ, công
chức nhà nước hoặc hành vi gây thiệt hại, đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích hợp
pháp của cá nhân thì công dân có quyền khiếu nại đến cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền. Việc giải quyết khiếu nại là trách nhiệm thuộc phạm vi của cơ quan
quản lý hành chính Nhà nước.
Những năm gần đây Khiếu nại đang nổi lên ảnh hưởng đến tình hình trật
tự an ninh trong xã hội, đặc biệt là các vụ việc khiếu nại đông người diễn ra tại
các địa phương. Giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải có một hệ thống các giải
pháp đồng bộ của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương. Một trong
những khâu quan trọng nhất trong quá trình giải quyết khiếu nại là người giải
quyết phải lựa chọn được Trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra để tổ
chức thẩm tra, xác minh theo nội dung đơn đối với người khiếu nại và đối tượng
bị khiếu nại.
Trong quy trình giải quyết KN. Việc lựa chọn Trưởng đoàn thanh tra và
thành viên Đoàn thanh tra là một trong những tác nghiệp quan trọng của hoạt
động thanh tra, Quy chế hoạt động Đoàn thanh tra quy định một trong những
nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra là tổ chức việc xây dựng kế
hoạch tiến hành thanh tra trình người ra quyết định thanh tra phê duyệt và tổ
chức, chỉ đạo các thành viên trong Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung,
phạm vi, thời hạn ghi trong quyết định thanh tra. Như vậy có thể thấy, Trưởng
đoàn thanh tra không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch
3
thanh tra mà quá trình thanh tra cũng như kết quả của mỗi cuộc thanh tra đều
phụ thuộc vào năng lực tổ chức điều hành của người Trưởng đoàn.
Tiêu chuẩn của Trưởng đoàn thanh tra đã được quy định cụ thể trong Quy
chế hoạt động Đoàn thanh tra. Dựa trên những tiêu chí đó mà người ra quyết
định thanh tra có thể lựa chọn một cán bộ có đủ tiêu chuẩn theo quy định làm
Trưởng đoàn thanh tra. Trên cơ sở đó, người được lựa chọn làm Trưởng đoàn
thanh tra sẽ có điều kiện phát huy năng lực tổ chức điều hành của mình trong
quá trình thanh tra.
Trước hết, năng lực tổ chức điều hành của Trưởng đoàn thanh tra thể hiện
ở việc làm tốt công tác chính trị tư tưởng cho các thành viên trong đoàn. Bởi lẽ
để quá trình thanh tra được thuận lợi và đạt kết quả tốt thì việc đầu tiên là cần
tạo ra sự thống nhất về nhận thức, ý nghĩa, mục đích trong nội bộ đoàn. Đây là
yêu cầu quan trọng và phải được tiến hành trong suốt cuộc thanh tra, đồng thời
cũng là một trong những căn cứ để đánh giá năng lực tổ chức điều hành của
Trưởng đoàn thanh tra. Theo đó, để làm được điều này, Trưởng đoàn thanh tra
cần tổ chức thảo luận dân chủ trong nội bộ đoàn để mọi thành viên quán triệt,
đồng thời luôn chú ý uốn nắn những việc làm chưa đúng của các thành viên,
hoặc kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh vướng mắc trong quá trình thanh
tra, các yếu tố này có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả của hoạt động thanh tra.
Khả năng quy tụ của Trưởng đoàn thanh tra đối với các thành viên tham
gia hoạt động của Đoàn thanh tra cũng là yếu tố không thể thiếu và cũng rất
quan trọng. Người được giao nhiệm vụ Trưởng đoàn thanh tra trước hết phải là
người nắm bắt được tâm lý cũng như hiểu rõ năng lực, trình độ chuyên môn…
4
của thành viên trong đoàn và có giải pháp, chỉ đạo điều hành hợp lý thì mới có
thể khơi dậy tính chủ động, tính tự giác trong công việc của mỗi thành viên và
tạo điều kiện để họ phát huy hết khả năng của mình trong công việc. Trên thực
tế đây là vấn đề hết sức phức tạp, đòi hỏi người có trách nhiệm chỉ đạo điều
hành hoạt động của Đoàn thanh tra phải có đủ kinh nghiệm, bản lĩnh, nghệ thuật
lãnh đạo, giao tiếp trong công việc.
Bên cạnh đó, Trưởng đoàn thanh tra phải thực hiện tốt nguyên tắc tập
trung dân chủ và thực thi chế độ thủ trưởng trong Đoàn thanh tra. Trên cơ sở bàn
bạc, thảo luận dân chủ trong Đoàn thanh tra, Trưởng đoàn quyết định và chịu
trách nhiệm toàn bộ hoạt động của đoàn. Trưởng đoàn thanh tra với vai trò
người quản lý, chỉ đạo, điều hành phải tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ và
thực thi chế độ thủ trưởng trong Đoàn thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra có vai
trò quyết định trong cuộc thanh tra. Vì thế, quyền và trách nhiệm phải tập trung
ở Trưởng đoàn. Trưởng đoàn phải biết sử dụng quyền đúng pháp luật, đồng thời
luôn phải tự xác định trách nhiệm cao nhất trước pháp luật, Trước người ra
quyết định thanh tra, trước tập thể Đoàn thanh tra về toàn bộ kết quả của cuộc
thanh tra.
Trong quản lý điều hành, Trưởng đoàn phải biết làm công tác lãnh đạo,
phải là người biết bao quát và điều khiển công việc của tập thể để đạt mục tiêu,
yêu cầu nhiệm vụ của Đoàn thanh tra. Thực chất của lãnh đạo là tìm hiểu mối
tương quan giữa các cá nhân trong đoàn và động viên, thúc đẩy họ hoàn thành
nhiệm vụ với chất lượng cao và kịp thời, khẩn trương. Trưởng đoàn phải quyết
đoán đúng và dám chịu trách nhiệm về mọi quyết định của mình.
5
Trưởng đoàn thanh tra phải chịu trách nhiệm chỉ đạo chung nên phải có
tầm nhìn bao quát để thấy rõ được diễn biến các hoạt động thanh tra đối với kế
hoạch chung của cuộc thanh tra nhưng phải biết nắm lấy những nội dung trọng
tâm để tập trung chỉ đạo, thúc đẩy tiến độ chung. Tuy nhiên, cuộc thanh tra diễn
biến thường phức tạp, có thể nảy sinh những vấn đề mới chưa dự kiến được; cho
nên trong chỉ đạo, Trưởng đoàn không được cứng nhắc mà phải biết bám sát
thực tế, từ thực tế hoạt động của đoàn mà xử lý tình huống linh hoạt để điều
chỉnh kịp thời, chính xác. Vì vậy, Trưởng đoàn thanh tra phải nắm chắc kế
hoạch thanh tra và các vấn đề trọng tâm, nhưng đồng thời phải linh hoạt trong
chỉ đạo trước những diễn biến của tình hình.
Mỗi Đoàn thanh tra đều có nhiều thành viên, mỗi người có trình độ
chuyên môn, trình độ nhận thức, phong cách làm việc khác nhau và mỗi người
sẽ được phân công nhiệm vụ cụ thể khác nhau. Để chỉ đạo Đoàn thanh tra hoạt
động theo mục tiêu chung trước hết đòi hỏi Trưởng đoàn phải là hạt nhân đoàn
kết trong nội bộ đoàn, thực hiện dân chủ, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của các
thành viên, đồng thời đấu tranh thẳng thắn nhằm duy trì kỷ luật trong đoàn.
Được như vậy mới tạo ra sự tín nhiệm, tin cậy của các thành viên trong đoàn,
đảm bảo uy tín của đoàn.
Nhiều cuộc thanh tra đề cập đến nhiều nội dung phức tạp và có liên quan
đến nhiều cơ quan khác nhau. Do vậy, cần tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ
của các cơ quan có liên quan để tạo điều kiện cho cuộc thanh tra được tiến hành
thuận lợi. Để làm được điều này, Trưởng đoàn phải phát huy tốt vai trò là hạt
6
nhân đoàn kết thống nhất trong nội bộ Đoàn thanh tra, tạo sự đồng tình ủng hộ
của các cơ quan có liên quan.
Ngoài ra, Trưởng đoàn thanh tra phải tăng cường công tác kiểm tra đối
với các thành viên, xem xét diễn biến của sự việc trong một hoàn cảnh lịch sử cụ
thể, nhận định đánh giá, kết luận một vấn đề trên tinh thần khách quan, đúng
đắn.
Trưởng đoàn thanh tra với nhiệm vụ chính là chỉ đạo, quản lý, điều hành
Đoàn thanh tra thực hiện quyết định thanh tra và kế hoạch thanh tra đã được cấp
có thẩm quyền phê duyệt, nên đương nhiên Trưởng đoàn thanh tra phải kiểm tra
việc thực hiện nhiệm vụ được phân công của mỗi nhóm công tác, mỗi thành viên
của Đoàn thanh tra.
Để xét duyệt các báo cáo kết quả thanh tra của mỗi thành viên trong đoàn,
Trưởng đoàn không chỉ nghe báo cáo mà còn phải trực tiếp đọc, nghiên cứu, đối
chiếu các tài liệu, số liệu, chứng cứ… mà thành viên đã báo cáo; khi cần thiết có
thể trực tiếp gặp đối tượng, nhân chứng để khẳng định tính chính xác của các
báo cáo kết quả.
Khi nhận định, đánh giá, kết luận một vấn đề, sự việc, Trưởng đoàn thanh
tra phải đặt nó trong tổng thể tình hình để thấy rõ mối quan hệ tác động lẫn nhau
và từ đó thấy rõ được bản chất của các sự kiện. Đồng thời, cũng phải xem xét
diễn biến của sự việc đó trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Có như vậy mới nhận
định, đánh giá đúng những thành tích, những tồn tại, tính chất, mức độ sai phạm
và nguyên nhân của nó. Từ đó mới đưa ra được sự đánh giá khách quan, trung
thực và kiến nghị xử lý đúng đắn, khả thi đúng pháp luật.
7
Xuất phát từ yêu cầu của thực tế trong công tác giải quyết khiếu nại tại địa
phương, tôi đã lựa chọn đề tài “Xây dựng lực lượng Trưởng đoàn thanh tra
giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tại các phòng ban chuyên môn
thuộc huyện”, đây là nhiệm vụ cần thiết, áp dụng đề tài này vào thực tiễn có ý
nghĩa hết sức quan trọng nhằm giải quyết kịp thời các KN của công dân làm
giảm những bức xúc trong nhân dân, góp phần giữ gìn trật tự an ninh xã hội, ổn
định tình hình chính trị ở địa phương.
III. TÍNH MỚI CỦA SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM:
Thực tế, thời gian vừa qua tại huyện Bảo Thắng, tình trạng đơn thư khiếu
nại tố cáo phát sinh nhiều. Tổng số đơn trong 9 tháng đầu năm 2013 nhận được
316 đơn của công dân thuộc thẩm quyền của UBND huyện, các Phòng ban chuyên
môn thuộc huyện, và các xã, thị trấn; Ban quản lý dự án đường cao tốc Nội Bài -
Lào Cai, Ban quản lý dự án mở rộng đường sắt Yên Viên - Lào Cai; Ban Quản
lý dự án đường Bản Dền - Thanh Phú (Sa Pa) đi Tả Thàng - Xuân Giao - QL 4E
- Phú Nhuận. Trong đó: Đơn: Đề nghị: 309 đơn (Trong đó: cấp xã, thị trấn 230
đơn, cấp huyện 79 đơn); 04 đơn Khiếu nại, 02 đơn tố cáo.
Khi phát sinh khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND huyện thông
thường UBND huyện giao cho Thanh tra huyện tham mưu giải quyết và trực tiếp
làm trưởng đoàn do vậy khi phát sinh nhiều vụ việc trong cùng một thời gian đội
ngũ cán bộ, công chức cơ quan thanh tra số lượng có hạn không đủ lực lượng để
trực tiếp làm trưởng các đoàn thanh tra giải quyết theo quy trình khiếu nại. Đồng
thời trên thực tế các cơ quan chuyên môn thuộc huyện là những cơ quan trực tiếp
8
tham mưu cho UBND huyện ký ban hành các Quyết định hành chính, văn bản
hành chính và thực thi công vụ, khi Quyết định hành chính, hành vi hành chính
của UBND huyện bị công dân khiếu nại, các cơ quan chuyên môn hiểu rõ về bản
chất vụ việc, lưu giữ các hồ sơ, giấy tờ, các văn bản pháp luật có liên quan tuy
nhiên khi tiếp nhận đơn của công dân chỉ tham mưu UBND huyện hoặc trực tiếp
ban hành văn bản trả lời công dân, không tham mưu UBND huyện thụ lý giải
quyết theo quy định của Luật khiếu nại dẫn đến có trường hợp công dân không
nhất trí đi lại nhiều lần, gửi đơn vượt cấp.
Căn cứ khoản 2 Điều 25 của Luật khiếu nại năm 2011 có hiệu lực thi hành
kể từ ngày 01/7/2012, quy định Thẩm quyền của Chánh thanh tra các cấp “Giúp
thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ
quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của thủ trưởng trong việc tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật”.
Do đó để kịp thời giải quyết các khiếu nại của công dân việc thực hiện
nhiệm vụ “Xây dựng lực lượng Trưởng đoàn thanh tra giải quyết khiếu nại
của công dân, tại các phòng ban chuyên môn thuộc huyện”, là giải pháp
quan trọng, thiết thực và hữu hiệu nhằm tham mưu giúp UBND huyện thực hiện
tốt công tác giải quyết đơn thư KN trên địa bàn huyện.
IV. TÍNH HỮU ÍCH CỦA SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM:
Thực tế chứng minh trên địa bàn huyện bảo Thắng trong những năm gần
đây. Khi phát sinh KN cần có một cơ quan, hoặc thành lập đoàn thanh tra, tổ
công tác đứng ra giải quyết. Nhằm thẩm tra, xác minh nội dung đơn, xác định
9
tính đúng sai của người KN cũng như của quyết định hành chính, hành vi hành
chính. Qua kiểm tra trách nhiệm về công tác tiếp dân, xử lý đơn thư và giải
quyết KN của công dân các cơ quan chuyên môn nhìn chung các cơ quan chỉ
ban hành các văn bản trả lời công dân chưa thực hiện đúng quy định của Luật
Khiếu nại.
Trong những năm trước đây Thanh tra huyện chủ yếu đưa cán bộ, công
chức các phòng ban chuyên môn tham gia làm Phó đoàn thanh tra hoặc thành
viên đoàn thanh tra, năm 2013 Thanh tra huyện đã mạnh dạn tham mưu UBND
huyện giao cho một số phòng ban chuyên môn thuộc huyện làm Trưởng đoàn
thanh tra, phó trưởng đoàn thanh tra. Qua công tác giải quyết đơn thư và trực
tiếp làm trưởng đoàn, phó đoàn. Cán bộ, công chức các phòng ban chuyên môn
thuộc huyện cũng tự nhận thấy được những ưu điểm và những hạn chế còn tồn
tại trong lĩnh vực được phân công quản lý để có giải pháp khắc phục, đồng thời
cũng nắm rõ hơn về luật khiếu nại, quy trình giải quyết khiếu nại. Phân loại xử
lý đơn thư được chính xác hơn.
Việc “Xây dựng lực lượng Trưởng đoàn thanh tra giải quyết khiếu
nại của công dân, tại các phòng ban chuyên môn thuộc huyện”, đã cho thấy
tính hiệu quả thiết thực, năm 2013 Thanh tra huyện đã tham mưu UBND huyện
giao cho Phòng TN&MT huyện làm Trưởng đoàn thanh tra giải quyết 03 đơn
khiếu nại của công dân, kết quả thực hiện đảm bảo đúng quy trình, quy định của
Luật khiếu nại, cơ bản Đoàn thanh tra đã thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Phòng Lao động TB&XH huyện phân loại, xử lý và giải quyết đơn thư đúng quy
định của pháp luật. Từ đó cho thấy việc đề xuất giao cho các cơ quan chuyên
10
môn thuộc huyện làm trưởng đoàn thanh tra là phù hợp với thực tế và hoàn toàn
có tính khả thi cao.
V. KHẢ NĂNG PHỔ BIẾN VÀ NHÂN RỘNG:
Trên địa bàn huyện Bảo Thắng việc áp dụng phương pháp này đối với các
phòng ban chuyên môn trong việc giải quyết khiếu nại của công dân sẽ rất hữu
ích, giảm thiểu những đơn khiếu nại vượt cấp. Việc giao cho lãnh đạo các phòng
chuyên môn thuộc huyện làm Trưởng đoàn, phó đoàn thanh tra giải quyết khiếu
nại cũng là nhằm mục đích nâng cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu
các cơ quan trong việc tiếp dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại của công
dân, nắm được quy trình về giải quyết khiếu nại của công dân. Có trách nhiệm
cao hơn trong công tác quản lý đội ngũ công chức về tinh thần trách nhiệm khi
thực hiện nhiệm vụ được giao, nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng của người
dân khi chấp hành các chính sách, pháp luật của Nhà nước để kịp thời tham mưu
UBND huyện xem xét trả lời công dân hiểu rõ thêm về các quy định của pháp
luật, đồng thời kịp thời uốn nắn, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót còn tồn
tại trong công tác quản lý đối với lĩnh vực được phân công. Kịp thời giải quyết
những bức xúc của nhân dân, khắc phục tránh tình trạng để công dân gửi đơn
thư kéo dài, vượt cấp. Phát hiện những bất cập của cơ chế chính sách để kiến
nghị với các cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực
tế.
11
Trên đây là đề tài “Xây dựng lực lượng Trưởng đoàn thanh tra giải
quyết khiếu nại của công dân, tại các phòng ban chuyên môn thuộc huyện”
của tôi đề nghị Hội đồng sáng kiến huyện Bảo Thắng xem xét./.
PHẦN CHẤM SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM
1.Thành viên hội đồng sáng kiến, kinh nghiệm chấm lần 1:
2.Thành viên hội đồng sáng kiến, kinh nghiệm chấm lần 2:
3.Thành viên hội đồng sáng kiến, kinh nghiệm chấm lần 3:
12
13