Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CHI NHÁNH KINH DOANH GẠO CHẤT LƯỢNG CAO THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN XNK LƯƠNG THỰC-THỰC PHẨM HÀ NỘI.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.75 KB, 52 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔ
CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CHI NHÁNH KINH DOANH GẠO CHẤT LƯỢNG CAO THUỘC
CÔNG TY CP XNK LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM HÀ NỘI..................2
1.1.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH KINH
DOANH GẠO CHẤT LƯỢNG CAO THUỘC CÔNG TY CP XNK
LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM HÀ NỘI ( NAM ĐÔ )................................2
1.2.ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CHI
NHÁNH KINH DOANH GẠO CHẤT LƯỢNG CAO THUỘC CÔNG TY
CP XNK LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM HÀ NỘI ( NAM ĐÔ ).................5
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh kinh doanh gạo chất lượng
cao thuộc Công ty CP XNK lương thực Hà Nội........................................5
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty..................5
1.3.TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH
DOANH CỦA CHI NHÁNH KINH DOANH GẠO CHẤT LƯỢNG CAO
THUỘC CÔNG TY CP XNK LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM HÀ NỘI.....7
1.4.2. Công tác tiền lương..........................................................................8
1.4.3. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Chi nhánh kinh
doanh gạo chất lượng cao thuộc Công ty CP XNK Lương thực - Thực
phẩm Hà Nội...............................................................................................9
2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CHI NHÁNH KINH DOANH
GẠO CHẤT LƯỢNG CAO THUỘC CÔNG TY CP XNK LƯƠNG THỰC,
THỰC PHẨM HÀ NỘI...............................................................................11
2.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP XNK LƯƠNG
THỰC, THỰC PHẨM HÀ NỘI..................................................................12


2.2.1. Các chính sách kế toán chung........................................................12
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán................................13


2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán................................15
2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán...................................17
2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán..................................................19
2.3. TỔ CHỨC KẾ TOÁN CÁC PHẦN HÀNH CỤ THỂ TẠI CHI
NHÁNH KINH DOANH GẠO CHẤT LƯỢNG CAO THUỘC CÔNG TY
CP XNK LƯƠNG THỰC-THỰC PHẨM HÀ NỘI....................................21
2.3.1. Tổ chức hạch toán Kế toán chi phí và tính giá thành.....................21
2.3.2. Tổ chức hạch toán Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng...............28
2.3.3. Tổ chức hạch toán Kế toán TSCĐ..................................................34
2.3.4. Tổ chức hạch toán Kế toán tiền lương............................................37
2.3.5. Tổ chức hạch toán Kế toán kho vật tư............................................42
PHẦN 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH
TOÁN KẾ TOÁN TẠI CHI NHÁNH KINH DOANH GẠO CHẤT
LƯỢNG CAO THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN XNK LƯƠNG THỰCTHỰC PHẨM HÀ NỘI................................................................................46
3.1. ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CHI NHÁNH
KINH DOANH GẠO CHẤT LƯỢNG CAO THUỘC CTY CP XNK
LƯƠNG THỰC-THỰC PHẨM HÀ NỘI...................................................46
3.2. ĐÁNH GIÁ VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI NHÁNH
KINH DOANH GẠO CHẤT LƯỢNG CAO THUỘC CTY CP XNK
LƯƠNG THỰC –THỰC PHẦM HÀ NỘI..................................................47


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty..............................................11
Sơ đồ 2.3 : Hạch toán tổng hợp CP NVL trực tiếp..........................................25
Sơ đồ 2.4: Hạch toán tổng hợp CP nhân công trực tiếp..................................26
Sơ đồ 2.5 : Hạch toán tổng hợp CP sản xuất chung........................................27
Sơ đồ 2.6 : Hạch toán tổng hợp CPSX............................................................28
Sơ đồ 2.7 : Hạch toán tổng hợp thu, chi tiền mặt............................................32

Sơ đồ 2.8: Hạch toán tổng hợp tiền gửi ngân hàng.........................................33
Sơ đồ 2.11: Quy trình hạch toán chi tiết VL theo phương pháp sổ số dư.......44

BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các chỉ tiêu chính của Công ty qua các năm gần đây.......................6
Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình HĐKD của Chi nhánh
Công ty.............................................................................................10
Bảng 2.1: Các tài khoản thường sử dụng trong hạch toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm...................................................................23
Bảng 2.2: Các tài khoản thường sử dụng trong hạch toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm...................................................................30
Bảng 2.3: Các tài khoản thường sử dụng trong hạch toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm...................................................................36


LỜI MỞ ĐẦU
Qua thời gian thực tập tại Chi nhánh kinh doanh gạo chất lượng cao –
Công ty CP XNK LTTP Hà Nội, em nhận thấy Chi nhánh là một đơn vị kinh
doanh có hiệu quả. Các sản phẩm của Chi nhánh ngày càng đáp ứng được
nhu cầu của người tiêu dùng và đem lại lợi nhuận cao.
Trong thời gian thực tập, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của
BGĐ Chi nhánh cùng tập thể cán bộ nhân viên Chi nhánh kinh doanh gạo
chất lượng cao trong quá trình tìm hiều, thu thập thông tin về Chi nhánh và
những nghiệp vụ kế toán áp dụng.
Tuy nhiên, do đây là lần đầu tiên tiếp xúc với việc tìm hiểu và công
việc thực tế và hạn chế về nhận thức nên không thể tránh khỏi những thiếu
sót trong quá trình tìm hiểu, trình bày và đánh giá về Chi nhánh kinh
doanh gạo chất lượng cao nên rất mong được sự đóng góp của các thầy cô
giáo và các bạn!
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên: Trần Thị Bảo

1


PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC
BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CHI NHÁNH KINH DOANH GẠO CHẤT LƯỢNG CAO THUỘC
CÔNG TY CP XNK LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM HÀ NỘI
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH
KINH DOANH GẠO CHẤT LƯỢNG CAO THUỘC CÔNG TY CP
XNK LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM HÀ NỘI ( NAM ĐÔ ).
Chi nhánh kinh doanh gạo chất lượng cao thuộc Công ty CP XNK lương
thực Hà Nội thuộc Tổng công ty lương thực miền Bắc.
Ngành Lương thực Việt Nam có bề dày truyền thống xây dựng và phát
triển kể từ khi thành lập Nước năm 1945 đến nay. Trong suốt hơn 60 năm qua,
tổ chức của Ngành có nhiều thay đổi phù hợp với bối cảnh đất nước trong
từng giai đoạn.
Có thể tạm coi quá trình hình thành và phát triển của Ngành Lương thực
nước ta tính đến hôm nay đã trải qua 4 giai đoạn, gắn với các thời kỳ lịch sử
của Đất nước. Khoảng thời gian từ 1945-1955 (10 năm) là giai đoạn đầu, từ
cái mốc Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra Nước Việt Nam Dân
Chủ Cộng Hòa.
Vừa mới ra đời, Nhà nước dân chủ non trẻ của chúng ta phải đương đầu
với nhiều loại giặc. Bác Hồ kêu gọi diệt giặc ĐÓI, giặc dốt và giặc ngoại xâm.
Không phải ngẫu nhiên, Bác đặt ưu tiên việc chống đói lên hàng đầu
(cũng như những ngày cuối đời, lúc sinh thời, trong Di chúc để lại, Người vẫn
chỉ có một ham muốn tột bậc là đồng bào ta ai cũng có CƠM ăn, áo mặc được
học hành).

Từ đó mô hình về một tổ chức để lo cái ăn cho dân, chắc chắn đã hình
thành. Tuy vậy, trước nạn đói khủng khiếp năm 1945 cướp đi sinh mạng hơn

2


2,5 triệu người mà sử sách và nhiều hình ảnh lưu lại, Bác đã kêu gọi và nêu
gương tiết kiệm bằng cách Người mỗi bữa bớt một nắm gạo trước khi nấu
cơm bỏ vào “Hũ gạo kháng chiến”, để thành phong trào tự nguyện ủng hộ sâu
rộng trong nhân dân.
Giai đoạn thứ hai, theo cách tạm chia như trên là khoảng thời gian từ
1955-1975 (20 năm) - là thời kỳ đất nước ta huy động mọi nguồn nhân tài, vật
lực của miền Bắc, dù phải gồng mình chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc
Mỹ, để đảm nhiệm vai trò của một hậu phương lớn “Tất cả cho tiền tuyến, tất
cả để chiến thắng”.
Thế hệ hiện nay, dù nhiều người chưa trực tiếp trải qua gian đoạn gian
khổ ác liệt, thấm đầy máu và nước mắt của dân tộc nhưng có thể hình dung sự
phấn đấu, hy sinh to lớn của các thế hệ cha anh trong Ngành; qua các phong
trào: “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Năm tấn
thóc để góp phần đánh Mỹ”; thu gom từng cân thóc thuế nông nghiệp, tổ chức
xay xát, vận chuyển ra chiến trường.
Đội ngũ CBCNV ngành lương thực thời kỳ đó không những hy sinh vì
nhiệm vụ hậu cần xã hội, mà nhiều người còn trực tiếp tham gia chi viện cho
Miền Nam và đã vĩnh viễn nằm lại ở các chiến trường. Máu của các thế hệ
cha anh đã tô đẹp thêm truyền thống của Ngành...
Giai đoạn thứ ba, trong quá trình tồn tại và phát triển của Ngành là
khoảng thời gian 1975-1995 (20 năm), việc ấn định các mốc thời gian này là
khập khiễng và chỉ mang tính tương đối. Tuy nhiên, có thể khẳng định đây là
giai đoạn cực kỳ khó khăn về kinh tế của đất nước sau khi giải phóng miền
Nam, non sông thu về một mối. Cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân,

ngành lương thực cũng căng sức đối phó, tham mưu, lo toan từ những khâu
nhỏ nhất trong quy trình đưa lương thực cung cấp đến người tiêu dùng.
Những chính sách nhằm đảm bảo cân đối cung - cầu lương thực thời kỳ
này như “tối thiểu 13, tối đa 17” (kg lương thực/ tháng cho mỗi đầu người từ

3


diện CNVC khối hành chính sự nghiệp đến lao động nặng nhọc) và hàng loạt
các quy định phức tạp nhưng cần thiết về chế độ tem, phiếu, sổ gạo, biểu mẫu
theo dõi tăng giảm nhân khẩu qua từng kỳ... của ngành lương thực từ TW đến
địa phương, cũng chỉ nhằm mục đích là lo bữa ăn hàng ngày cho dân.
Giờ đây, khó có thể hình dung một cách đầy đủ việc lo giải bài toán cân
đối lương thực của thời kỳ bao cấp đặt ra với Đảng, Nhà nước ta trong từng
tháng, từng tuần khó khăn, nặng nề biết chừng nào. Nhập khẩu hàng chục vạn
đến cả triệu tấn lương thực các loại mỗi năm trong khi lạm phát với tốc độ
“phi mã”; cân đối giá - lương - tiền thiếu trước, hụt sau... Vậy mà, chúng ta đã
vượt qua được, mặc dù phải trả giá để chuyển đổi tư duy kinh tế trong khi vẫn
giữ vững ổn định chính trị, giữ vững độc lập tự do và toàn vẹn lãnh thổ để từng
bước chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Giai đoạn thứ tư, là khoảng thời gian 15 năm qua (1995-2010)
Dấu ấn đậm nét nhất của thời kỳ này là sự chuyển mình của Đất nước, từ
cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa. Quá trình này, thực tế đã manh nha từ trước đó một số năm,
với chủ trương ĐỔI MỚI của Đảng, từ Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI. Ngành lương thực cũng đứng trước nhu cầu "tồn tại hay không tồn
tại", trước yêu cầu cung cấp gạo không chỉ một giá duy nhất mà là nhiều giá
theo thị trường, theo nhu cầu khách hàng, theo tiêu chuẩn chất lượng gạo v.v...
Năm 1995, cùng với việc hợp nhất một số bộ thành Bộ Nông nghiệp và
PTNT, Chính phủ đã quyết định thành lập hai Tổng công ty Lương thực miền

Bắc và miền Nam. Do đặc thù vị trí địa - chính trị của vùng, miền, với Tổng
công ty lương thực miền Bắc, vấn đề đảm bảo và giữ vững an ninh lương thực
quốc gia, luôn được chú trọng, quan tâm đặc biệt.
- Tên doanh nghiệp: Chi nhánh kinh doanh gạo chất lượng cao CÔNG TY CỔ PHẦN XNK LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM HÀ NỘI.
- Địa chỉ: 8 Điện Biên Phủ, Hòan Kiếm , Hà Nội.

4


- Tài khoản số: 1500416005041 tại: Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội
- Mã số thuế: 0101118079-013
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CHI
NHÁNH KINH DOANH GẠO CHẤT LƯỢNG CAO THUỘC CÔNG
TY CP XNK LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM HÀ NỘI ( NAM ĐÔ ).
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh kinh doanh gạo chất lượng cao
thuộc Công ty CP XNK lương thực Hà Nội
Tổng công ty Lương thực Miền Bắc là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc
biệt được thành lập theo Quyết định số 312/TTg ngày 24/5/1995 của Thủ
tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty
Lương thực Trung ương I và các doanh nghiệp Lương thực thuộc các tỉnh từ
Thừa Thiên - Huế trở ra.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 46/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm
1995 phê chuẩn Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty. Theo các văn
bản trên, Tổng công ty có nhiệm vụ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh các
mặt hàng lương thực, nông sản và chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong
việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Hiện nay, Tổng công ty có 27 đơn vị thành viên hạch toán độc lập đã
được cổ phần hóa là các công ty con; 05 đơn vị là công ty liên kết và 03 liên
doanh với nước ngoài. Phần lớn các đơn vị thành viên của Tổng công ty có trụ
sở chính tại các tỉnh phía Bắc, tuy nhiên, để đảm bảo nguồn hàng cung ứng

cho xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, Tổng công ty có 14 đơn vị, chi nhánh
của đơn vị thành viên đóng tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng
sông Cửu Long. Và vậy chi nhánh kinh doanh gạo chất lượng cao thuộc công
ty cổ phần xuất nhập khẩu lương thực-thực phẩm miền Bắc là một trong
những đơn vị trực thuộc tổng công ty.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty
Chi nhánh kinh doanh gạo chất lượng cao thuộc Công ty CP XNK

5


Lương thực - Thực phẩm Hà Nội có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân
hàng xin tự giới thiệu như sau:
1.2.2.1. Ngành nghề chức năng kinh doanh chính của Công ty
- Kinh doanh lương thực, nông lâm sản; các sản phẩm chế biến từ lương
thực, thức ăn gia súc, các sản phẩm công nghiệp, hàng tiêu dùng, phân bón,
vật liệu xây dựng, kim khí điện máy, phân bón;
- Kính doanh dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống; Lữ hành
nội địa, quốc tế và dịch vụ phục vụ khách du lịch;
- Xay sát, chế biến lương thực và nông, lâm sản;
- Nuôi trồng cây, con thủy hải sản;
- Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hóa;
- Thuê và cho thuê: văn phòng, nhà kho và các hoạt động kho bãi, máy
móc thiết bị phục vụ sản xuất và tiêu dùng;
- Đầu tư và kinh doanh bất động sản;
- Kinh doanh thực phẩm, các sản phẩm chế biến từ thực phẩm;
1.2.2.2. Các sản phẩm chính của Công ty
- Các loại gạo xuất xứ tại Việt Nam:
+ Gạo tiêu chuẩn xuất khẩu Việt Nam.
+ Gạo thơm, gạo đặc sản.

+ Các loại gạo khác.
- Các sản phẩm khác: Rau sạch, Lạc nhân, Ngô vàng, Đỗ tương, Vừng,
Cà phê, Bột mỳ, Tinh bột sắn, Sắn lát…
- Các dịch vụ cho thuê văn phòng, thuê kho tàng....
1.2.2.3. Giới thiệu năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty
Bảng 1.1: Các chỉ tiêu chính của Công ty qua các năm gần đây
STT
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
1
Doanh số (tỷ đồng)
620
693
714
2
Xuất khẩu, cung ứng, nội địa (Tấn)
39.400
30.500
32.400
3
KD nội địa (Tấn)
13.000
14.000
17.500
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty năm 2007-2009)

6



Hiện nay, Công ty đang có một nhà máy chế biến gạo xuất khẩu tại Châu
Đốc, An Giang với năng lực như sau:
- Tổng diện tích kho: 12.000 m2.
- Hệ thống kho chứa với năng lực 12.000 tấn.
- Hệ thống nhà máy xay xát chế biến gạo theo tiêu chuẩn xuất khẩu: dàn
máy xay lúa, dàn máy chế biến gạo nguyên liệu.
- Hệ thống silo chứa gạo nguyên liệu và gạo thành phẩm.
- Hệ thống cân điện tử đảm bảo việc xuất nhập hàng nhanh chóng, chính xác.
- Hệ thống cầu cảng phục vụ việc xuất và nhập hàng.
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH
DOANH CỦA CHI NHÁNH KINH DOANH GẠO CHẤT LƯỢNG CAO
THUỘC CÔNG TY CP XNK LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM HÀ NỘI.
Bất kỳ một doanh nghiệp hay đơn vị kinh tế nào thì vai trò của người
lãnh đạo cũng như bộ máy tổ chức cùng với việc sử dụng nguồn lực có ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp đó. Một doanh nghiệp có cơ
cấu tổ chức hợp lý sẽ luôn đi đôi với sự thành công trong sản xuất kinh doanh
và ngược lại một cơ cấu tổ chức bất hợp lý sẽ gây ra nhiều khó khăn trong
công tác quản lý, làm giảm năng suất lao động, giảm hiệu quả lao động, chi
phí quản lý cao…
Chính vì vậy để doanh nghiệp có thể phát triển được một cách bền vững
thì mỗi doanh nghiệp cần thiết phải tự xây dựng cho mình một cơ cấu tổ chức
sao cho phù hợp với yêu cầu và đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Chi nhánh kinh doanh gạo chất lượng cao thuộc Công ty CP XNK
Lương thực thực phẩm Hà Nội thuộc loại hình doanh nghiệp cổ phần nhà
nước trong đó vốn của Nhà nước chiếm 51% và trực thuộc tổng công ty. Vì vậy để
phù hợp với loại hình sản xuất kinh doanh của mình bộ máy quản lý của chi nhánh được bố
trí theo mô hình cơ bản của các doanh nghiệp cổ phần nhà nước:

STT


Diễn giải

Số lao động

7

Ngành nghề KD


1

2

Văn phòng
10
1. Ban Giám đốc
3
2. BP Kế toán
4
3. BP KD - Thị trường
3
4. Vĩnh Tuy
13
Các Quầy
33
1. Quầy 84TN
4
Lương thực ,CNP
2. Quầy 36 NHH

4
Lương thực, CNP
3. Quầy 66 NTT
3
Lương thực, CNP
4. Quầy 8 ĐBP
3
Lương thực, CNP
5. Quầy 111 KT
3
Lương thực, CNP
6. Quầy E7 BK
3
DV ăn uống
7. Quầy 214 HM
1
DV ăn uống
8. Quầy 63A LS
1
DV ăn uống
9. Quầy D2 GV
2
DV ăn uống
10.Quầy 63B LS
3
CNP
11. Quầy 180 NLB
3
CNP
12.Quầy 162 TĐT

1
LT – TP
13.Quầy 47 TS
1
DV sửa chữa
14. Quầy 117 TC
1
CNP
(Nguồn: Tài liệu từ Phòng Nhân sự của Chi nhánh )
1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CHI
NHÁNH KINH DOANH GẠO CHẤT LƯỢNG CAO THUỘC CÔNG
TY CP XNK LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM HÀ NỘI.
1.4.1. Công tác tổ chức 6 tháng đầu năm 2010
Tổng số lao động hiện có đến ngày báo cáo

: 56

Trong đó:

+ HĐLĐ không xác định thời hạn

: 39

+ HĐLĐ xác định thời hạn

:8

+ HĐLĐ thời vụ

:9


- Số lao động có việc làm thường xuyên, ổn định : 56
1.4.2. Công tác tiền lương
a. Quỹ lương:
b. Thực tế thu nhập:
- Bình quân thu nhập 6 tháng đầu năm 2010 : 4,1 triệu đồng/ người/ tháng

8


+ Toàn chi nhánh

: 4,1 triệu đồng/ người/ tháng

+ Văn phòng

: 4,3 triệu đồng/ người/ tháng

+ Quầy

:4,0 triệu đồng/ người/ tháng

1.4.3. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Chi nhánh kinh
doanh gạo chất lượng cao thuộc Công ty CP XNK Lương thực - Thực
phẩm Hà Nội
Sau đây một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình HĐKD của doanh
nghiệp ( Xem bảng 1.2 trang 11)
Tài sản cố định của Chi nhánh do Công ty quản lý, giao cho Chi nhánh
sử dụng, hàng tháng Phòng Kế toán Công ty thông báo số khấu hao cần trích
nên trong năm 2008, tỷ lệ tài sản ngắn hạn so với tổng tài sản đều chiếm

100%, Năm 2009, Chi nhánh có phát sinh chi phí trả trước dài hạn, nên tài sản
ngắn hạn chiếm 98,44%.
Đầu mỗi năm tài chính, Công ty sẽ giao ch ỉ tiêu lợi nhuận về Chi nhánh.
Qua 3 năm tài chính liên tiếp, ta cũng sẽ thấy tỷ suất sinh lới trước thuế
trên doanh thu và tỷ suất sinh lời trước thuế trên Tổng tài sản đều tăng năm
sau cao hơn năm trước.
Bên cạnh đó, nêu so sánh với chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận được giao, ta
cũng thấy Chi nhánh luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch, cụ thể năm 2008
đạt lợi nhuận 50.595.075đ/50.000.000đ kế hoạch. Năm 2009 đạt lợi nhuận
104.324.680đ/100.000.000đ kế hoạch

9


Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình HĐKD
của Chi nhánh Công ty

Năm 2008
Năm 2009
Chỉ tiêu
Bố trí cơ cấu tài sản và nguồn vốn
4.383.332.700
Bố trí cơ cấu tài sản - Tổng tài sản
6.188.559.282
100%
Tài sản dài hạn/ Tổng tài sản
98,44%
0%
Tài sản ngắn hạn/ Tổng tài sản
1,56%

Bố trí cơ cấu nguồn vốn:
98,84%
Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn
98,31%
1,16%
Vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn
1,69%
Tỷ suất sinh lời
Tỷ suất sinh lời/ Tổng doanh thu:
0,15%
Tỷ suất sinh lời trước thuế/ Doanh thu
0,33%
0,15%
Tỷ suất sinh lời sau thuế/ Doanh thu
0,33%
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản:
1,15%
Tỷ suất sinh lời trước thuế/ Tổng tài sản
1,68%
1,15%
Tỷ suất sinh lời sau thuế/ Tổng tài sản
1,68%
101,2%
Tỷ lệ thực hiện Lợi nhuận/LN theo KH
104,3%
( Nguồn: Báo cáo tài chính của Chi nhánh Công ty trong các năm 20072009)

10



PHẦN 2
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI
CHI NHÁNH KINH DOANH GẠO CHẤT LƯỢNG CAO THUỘC
CÔNG TY CP XNK LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM HÀ NỘI
2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CHI NHÁNH KINH DOANH
GẠO CHẤT LƯỢNG CAO THUỘC CÔNG TY CP XNK LƯƠNG
THỰC, THỰC PHẨM HÀ NỘI.
Bộ máy kế toán của Công ty CP XNK lương thực thực phẩm Hà Nội được
tổ chức một cách khá hoàn chỉnh với một kế toán trưởng và ba kế toán viên.
Kế toán trưởng

Kế toán viên

Kế toán tổng hợp

Kế toán viên

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
Kế toán trưởng: Là người thừa lệnh của Giám đốc, giám sát, chỉ đạo toàn
bộ hoạt động liên quan đến tài chính của Công ty, tổng hợp các thông tin để
phục vụ cho việc ra quyết định sản xuất kinh doanh. Đồng thời kế toán trưởng
là người chịu trách nhiệm với cấp trên về toàn bộ số liệu kế toán của Công
ty.Cụ thể:
- Chịu trách nhiệm phân công công việc liên quan đến kế toán tài chính
chung của chi nhánh.
Kế toán tổng hợp: Là người giúp kế toán trưởng ghi chép vào sổ sách kế
toán, lập báo cáo tài chính định kỳ. Cụ thể:
- Hàng tháng, quý lên báo cáo tài chính chung cho tòan chi nhánh.
- Theo dõi nhập xuất tồn kho Vĩnh Tuy,kho Hải Phòng, tình hình tiêu
thụ gạo thương hiệu của chi nhánh.


11


Kế toán viên: Thực hiện các nhiệm vụ khác của doanh nghiệp:
Kiểm tra và theo dõi tình hình khoán kinh doanh của các quầy trong
chi nhánh.
-Theo dõi nhập hàng hóa, công nợ mua vào của chi nhánh.
- Hàng tháng lên báo cáo thuế GTGT, báo cáo tình hình sử dụng hóa
đơn của chi nhánh.
- Theo dõi công nợ bán ra của chi nhánh.
- Theo dõi thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng của chi nhánh.
- Theo dõi và lập báo cáo lien quan đến thu nhập của người lao động.
- Theo dõi thu mua nội bộ của chi nhánh.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác của chi nhánh khi được giao.
2.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP XNK
LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM HÀ NỘI.
2.2.1. Các chính sách kế toán chung
Chi nhánh kinh doanh gạo chất lượng cao thuộc công ty cổ phần xuất
nhập khẩu lương thực – thực phẩm Hà Nội hiện đang áp dụng chế độ kế toán
ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 /3/2006 của Bộ Tài
chính đối với doanh nghiệp có qui mô lớn (số lao động là 827 người và tổng
tài sản trên 170 tỷ VNĐ ).
Chế độ kế toán hiện đang được áp dụng tại công ty cụ thể như sau:
- Đồng tiền sử dụng trong hạch toán là Đồng Việt Nam
- Niên độ kế toán của công ty: bắt đầu từ ngày 01/01, kết thúc vào ngày 31/12.
- Kỳ kế toán tình tròn tháng.
- Phương pháp tính thuế GTGT: công ty sử dụng phương pháp tính thuế
theo phương pháp khấu trừ. Thuế GTGT đầu vào và đầu ra được xác định
thông qua tổng số tiền thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua, bán hàng hóa.

-

Phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai

thường xuyên

12


-

Phương pháp tính khấu hao TSCĐ được cty sử dụng là phương pháp

đường thẳng.
-

Phương pháp kế toán tiền và các khoản tương đương tiền: Trong kì

kế toán của doanh nghiệp, khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại
tệ được chuyển đổi sang VNĐ theo tỷ giá thực tế tại ngày phát sinh. Tại ngày
kết thúc kỳ kế toán của doanh nghiệp, các tài sản nằm dưới dạng tiền và công
nợ bằng ngoại tệ được đánh giá lại theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại
ngày lập Bảng cân đối kế toán. Lãi (lỗ) chênh lệch tỷ giá phát sinh hoặc đánh
giá lại trong trường hợp này được phản ánh vào doanh thu hoặc chi phí tài
chính.
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động
của doanh nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán và chỉ được lập một lần. Nội
dung của các chứng từ kế toán phải đầy đủ, rõ ràng, trung thực, hợp lý. Phải
có đầy đủ số liên qui định và được viết duy nhất một lần. Tất cả các chứng từ

kế toán do doanh nghiệp lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung
vào bộ phận kế toán doanh nghiệp. Bộ phận kế toán có nhiệm vụ kiểm tra các
chứng từ kế toán và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp lý của chứng
từ thì mới dùng để ghi sổ kế toán.
Các chứng từ Kế toán đều được lập theo mẫu. Đối với các mẫu thuộc
loại bắt buộc thì đều được lập theo mẫu có sẵn của Bộ tài chính, còn đối với
các mẫu thuộc loại hướng dẫn thì được cty tự thiết kế nhưng đã tuân thủ
nghiêm ngặt qui định của Điều 17 Luật Kế toán
Vì cty áp dụng theo Quyết định 15 nên hệ thống chứng từ kế toán cũng
bao gồm 5 chỉ tiêu:


Chỉ tiêu lao động tiền lương: bao gồm các chứng từ hướng dẫn

như Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương, Biên bản thanh lý
(nghiệm thu) hợp đồng giao khoán, Hợp đồng giao khoán, Bảng thanh toán
tiền làm thêm giờ...

13




Chỉ tiêu hàng tồn kho: cũng bao gồm các chứng từ hướng dẫn như

Phiếu nhập kho, Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, Biên
bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá, Bảng kê mua hàng,
Phiếu xuất kho...



Chỉ tiêu bán hàng: bao gồm 2 loại chứng từ hướng đẫn là thẻ quầy

hàng và bảng thanh toán đại lý, ký gửi


Chỉ tiêu tiền tệ: bao gồm cả các chứng từ hướng dẫn như Giấy đề

nghị tạm ứng, Giấy thanh toán tiền tạm ứng, Giấy đề nghị thanh toán, Bảng
kê chi tiền, Bảng kiểm kê quỹ... và các mẫu bắt buộc như phiếu thu tiền, chi
tiền, biên lai thu tiền.


Chỉ tiêu TSCĐ: bao gồm các chứng từ hướng dẫn như Biên bản giao

nhận TSCĐ, Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, Biên bản đánh giá lại
TSCĐ...
Ngoài ra còn có một số các loại chứng từ bắt buộc quan trọng khác như
Hoá đơn Giá trị gia tăng, Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý...
Trình tự luân chuyển các chứng từ kế toán cũng được thực hiên theo
đúng như qui định bao gồm 4 bước cơ bản sau:
 Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán;
 Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc
trình Giám đốc doanh nghiệp ký duyệt;
 Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán;
 Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán;
Hệ thống chứng từ kế toán đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hệ
thống kế toán của cty cho nên việc kiểm tra hệ thống này cũng cần tuân thủ
theo đúng qui đinh và đầy đủ các nội dung sau:
 Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố
ghi chép trên chứng từ kế toán;


14


 Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã
ghi trên chứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có
liên quan;
 Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán.
2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính. Hệ thống này dùng để phân loại và hệ
thống hóa các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế. Xuất phát từ tình hình hoạt
động kinh doanh của công ty rất đa dạng về chủng loại hàng hóa và dịch vụ,
xuất phát từ nhu cầu sử dụng các thông tin kế toán phục vụ cho các quyết định
về quản lý công ty đã tiến hành chi tiết các tài khoản kế toán phù hợp với quy
định của chế độ kế toán và luật kế toán để thuận lợi cho việc thu thập, ghi
chép, phân loại, xử lý, phân tích và ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp bao gồm các tài khoản cấp 1,
tài khoản cấp 2, tài khoản trong Bảng cân đối kế toán và tài khoản ngoài Bảng
cân đối kế toán.
Sau đây sẽ trình bày cách thức mở tài khoản chi tiết đối với một số đối
tượng chủ yếu:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được chi tiết đến cấp 2, cụ thể:
Các loại chi phí sản xuất cũng được mở chi tiết như sau:
621: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
622: Chi phí nhân công trực tiếp
627: Chi phí sản xuất chung
6271: Chi phí nhân viên phân xưởng
6272: Chi phí vật liệu
6273: Chi phí dụng cụ sản xuất

6274: Chi phí khấu hao TSCĐ

15


6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
6278: Chi phí bằng tiền khác
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
5111: Doanh thu bán hàng hóa
5112: Doanh thu bán các thành phẩm
5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ
5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá
Tài khoản Hàng tồn kho được mở chi tiết như sau
151: Hàng mua đang đi đường
152: Nguyên liệu, vật liệu
153: Công cụ, dụng cụ
154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
155: Thành phẩm
156: Hàng hóa
1561: Giá mua hàng hóa
1562: Chi phí thu mua hàng hóa
1557: Hàng gửi đi bán
Ngoài ra còn có một số các tài khoản thông dụng sau:
111:Tiền mặt
1111: Tiền Việt Nam
1112: Ngoại tệ
112: Tiền gửi Ngân hàng
1121:Tiền Việt Nam
1122: Ngoại tệ

133: Thuế GTGT được khấu trừ
1331: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ
1332: Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ

16


211: Tài sản cố định hữu hình
2111: Nhà cửa, vật kiến trúc
2112: Máy móc, thiết bị
2113: Phương tiện vận tải, truyền dẫn
2114: Thiết bị, dụng cụ quản lý
333: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
3331: Thuế giá trị gia tăng phải nộp
33311: Thuế GTGT đầu ra
33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu
3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt
3333: Thuế xuất, nhập khẩu
3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp
411: Nguồn vốn kinh doanh
4111: Vốn đầu tư của chủ sở hữu
4112: Thặng dư vốn cổ phần
4118: Vốn khác
2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Cty CP 26 sử dụng hệ thống sổ Kế toán chính thức là Chứng từ ghi sổ.
Hệ thống sổ này do Kế toán trưởng có trách nhiệm bảo quản và quản lý.
Hệ thống sổ được phân chia thành 2 loại: Sổ kế toán chi tiết và sổ kế
toán tổng hợp.
Sổ kế toán tổng hợp: là sổ phản ánh số liệu kế toán đầy đủ bao gồm: số
dư, số phát sinh tổng quát cho một đối tượng tài sản, nguồn vốn hoặc một

hoạt động thu chi, kết quả hoạt động kinh doanh, phân phối vốn … Sổ kế toán
tổng hợp chỉ ghi chỉ tiêu tiền, được ghi định kì, không ghi cập nhật, căn cứ để
ghi sổ Cái đối với công ty là các chứng từ trung gian như: chứng từ ghi sổ,
bảng kê chứng từ. Sổ tổng hợp của công ty thường là sổ Cái các tài khoản
như: TK hàng hóa, TK phải thu khách hàng …
Sổ kế toán chi tiết: là loại sổ phản ánh chi tiết về một đối tượng. Sổ chi

17


tiết mở theo TK chi tiết cấp 2, cấp 3. Các loại sổ chi tiết của công ty bao gồm
sổ chi tiết vật liệu, sổ chi tiết sản phẩm hàng hóa, sổ chi tiết chi phí sản
xuất kinh doanh, sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán, sổ chi
tiết bán hàng…
Chứng từ kế toán

Sổ quỹ
tiền
mặt…

Bảng tổng hợp
kế toán chứng
từ cùng loại

Sổ đăng
ký chứng
từ ghi sổ

Chứng từ ghi sổ


Sổ, thẻ
kế toán
chi tiết

Sổ tổng hợp chi tiết giá
vốn, tổng hợp chi tiết bán
hàng…

Sổ cái TK 211, 214,
511, 632…

Bảng cân
đối số
phát sinh

Báo cáo tài chính

Sơ đồ 2.2 : Quy trình tổ chức công tác ghi sổ kế toán tại công ty CP 26
Ghi chú:
Ghi hàng ngày

18


Ghi cuối tháng
Công tác tổ chức hạch toán kế toán tại công ty được tiến hành theo đúng
trình tự quy định của Bộ tài chính đồng thời cũng được biến đổi trong mức độ
cho phép sao cho vẫn phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh cũng như
đặc thù quản lý tại công ty. Trình tự này được cụ thể hóa bằng sơ đồ trên
Hàng ngày, từ các chứng từ kế toán hợp lệ kế toán tiến hành vào các sổ,

thẻ kế toán chi tiết ; sổ quỹ ; bảng tổng hợp kế toán đối với các chứng từ cùng
loại và vào chứng từ ghi sổ. Từ chứng từ ghi sổ kế toán vào sổ đăng kí chứng
từ ghi sổ và sổ cái các TK 511, 632, 156, …
Cuối tháng, từ sổ thẻ kế toán chi tiết kế toán viên lập bảng tổng hợp chi
tiết và đồng thời đối chiếu với sổ cái các TK có liên quan. Từ sổ cái kế toán
viên lập bảng cân đối số phát sinh của các TK đồng thời đối chiếu với sổ đăng
kí chứng từ ghi sổ.
Cuối kì, sau khi đối chiếu đã khớp đúng số liệu, từ bảng cân đối số phát
sinh, bảng tổng hợp chi tiết của các TK, sổ Cái do các kế toán viên cung cấp
kế toán trưởng sẽ tổng hợp để lập báo cáo tài chính.
2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm các báo cáo tài chính và các loại báo
cáo quản trị. Trong đó các loại báo cáo tài chính chiếm tỷ trọng lớn và quan
trọng hơn vì nó là sản phẩm của công tác kế toán, là tài liệu cung cấp cá thông
về tình hình tài chính, kinh doanh của cty. Với vai trò quan trọng như vậy nên
hệ thống báo cáo tài chính được lập ra với các mục đích:
- Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát toàn diện tình hình tài sản,
nguồn vốn, công nợ, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
trong một kì kế toán.
- Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá
tình hình và kết quả hoạt động của công ty, đánh giá thực trạng tài chính trong
kì hoạt động và đưa ra những dự đoán trong tương lai. Thông tin của báo cáo

19


tài chính là căn cứ quan trọng cho việc ra các quyết định về quản lý, điều
hành hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư vào công ty của các chủ sở hữu, các
chủ nợ, nhà đầu tư, Nhà nước và các ngân hàng …
Hệ thống báo cáo tài chính của cty 26 bao gồm Báo cáo tài chính năm và

báo cáo tài chính giữa niên độ gồm 4 loại sau:
 Bản thuyết minh báo cáo tài chính
 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
 Bảng cân đối kế toán
 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Ngoài ra trong báo cáo tài chính của công ty cổ phần 26 còn có:
 Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản.
 Bảng tổng hợp thanh toán thuế và các khoản phải nộp ngân sách
Nhà Nước.
 …
Tuân thủ theo đúng qui định của Quyết định 15/2006/QĐ-BTC, kỳ lập
báo cáo tài chính năm là năm dương lịch, kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên
độ là mỗi quý của năm tài chính trừ quý IV.
Vì cty 26 là cty cổ phần với 51% vốn Nhà nước nên các báo cáo tài
chính cần phải được gửi cho các nơi:
 Cơ quan tài chính
 Cơ quan Thuế
 Cơ quan Thống kê
 Cơ quan đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội
Người chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính là kế toán trưởng, các kế
toán viên trong phòng có nhiệm vụ cung cấp sổ chi tiết để kế toán trưởng lập
báo cáo tài chính, căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. Nhìn chung việc
trình bày báo cáo tài chính của cty được đánh giá là trung thực, hợp lý, lựa

20


chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với qui định của từng chuẩn
mực kế toán.
2.3. TỔ CHỨC KẾ TOÁN CÁC PHẦN HÀNH CỤ THỂ TẠI CHI

NHÁNH KINH DOANH GẠO CHẤT LƯỢNG CAO THUỘC CÔNG
TY CP XNK LƯƠNG THỰC-THỰC PHẨM HÀ NỘI.
2.3.1. Tổ chức hạch toán Kế toán chi phí và tính giá thành
Quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một quá trình
bắt đầu từ việc lập chứng từ phản ánh chi phí phát sinh đến khâu phản ánh
vào tài khoản, tính giá thành sản phẩm và nhập kho thành phẩm. Trong quá
trình này, kế toán có vai trò cung cấp các thông tin kinh tế mang tính pháp lý
và hợp lý, cụ thể thông qua chứng từ phát sinh thể hiện chi phí đầu vào và
tổng chi phí này được thể hiện ở đầu ra của thành phẩm nhập kho và chi phí
bất thường trên định mức trong giá vốn hàng bán.
Giá thành sản phẩm (GTSP) và chi phí sản xuất (CPSX) là 2 chỉ tiêu có mối
liên hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất chế tạo ra sản phẩm. Là 2
mặt thống nhất của một quá trình. Chi phí biểu hiện hao phí, còn giá thành
biểu hiện kết quả. Trong nhiều trường hợp chúng sẽ khác nhau về mặt giá trị
do CPSX giữa các kỳ không giống nhau.
Thông qua số liệu do bộ phận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm cung cấp cho các nhà quản lý biết được chi phí để phân tích, đánh giá
tình hình thực hiện định mức, dự toán chi phí, tình hình sử dụng lao động, vật
tư tiền vốn tiết kiệm hay lãng phí, tình hình thực hiện kế hoạch, giá thành sản
phẩm từ đó đề ra các biện pháp hữu hiệu kịp thời nhằm hạ thấp chi phí sản
xuất và giá thành sản phẩm đồng thời giúp nhà quản lý ra quyết định phù hợp
cho sự phát triển sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản trị doanh nghiệp.Trong
quá trình này, kế toán có vai trò cung cấp các thông tin kinh tế mang tính pháp
lý và hợp lý, cụ thể thông qua chứng từ phát sinh thể hiện chi phí đầu vào và

21


tổng chi phí này được thể hiện ở đầu ra của thành phẩm nhập kho và chi phí
bất thường trên định mức trong giá vốn hàng bán.

2.3.1.1. Chứng từ sử dụng


Sổ chi tiết, sổ tổng hợp các tài khoản 621, 622, 627, 154.



Các bảng phân bổ,



Thẻ tính giá thành.

Thẻ tính giá thành sản phẩm dùng để theo dõi và tính giá thành sản xuất
từng loại sản phẩm, dịch vụ trong từng kỳ hạch toán. Căn cứ vào thẻ tính giá
thành kỳ trước và sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh kỳ này để ghi số liệu
vào Thẻ tính giá thành.
Sổ chi tiết được mở theo từng đối tượng tập hợp chi phí theo từng phân
xưởng và từng nhóm sản phẩm. Căn cứ vào sổ chi tiết các khoản chi phí sản
xuất đầu kỳ và các chứng từ kế toán để vào sổ cho chính xác.
Sổ tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong từng
kỳ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng các tài khoản của nghiệp
vụ đó.
2.3.1.2: Tài khoản sử dụng
Trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thường hay
sử dụng các tài khoản ( xem Bảng 2.1 trang 29)
2.3.1.3: Hạch toán chi tiết chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.


Hạch toán chi tiết chi phí NVL trực tiếp:


Khi mua NVL về nhập kho, Thủ kho dùng thẻ kho để ghi chép hàng
ngày tình hình nhập, xuất, tồn của từng vật tư, hàng hóa. Khi nhận chứng từ
nhập vật tư, hàng hóa thì thủ kho phải kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ
của từng chứng từ rồi tiến hành ghi chép số thực nhận vào thẻ kho rồi cuối
ngày tính ra số tồn kho để ghi vào thẻ kho.

22


×