Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại lợn công ty Nam Việt huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 59 trang )

=========

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

HOÀNG THỊ TỐ NGA
Tên chuyên đề:
“ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƢỠNG VÀ PHÕNG TRỊ
BỆNH CHO LỢN TỪ SƠ SINH ĐẾN 21 TUỔI TẠI TRẠI LỢN CÔNG TY
NAM VIỆT, HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Khoa:
Khóa học:

Chính quy
Thú y
Chăn nuôi Thú y
2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------


HOÀNG THỊ TỐ NGA
Tên chuyên đề:
“ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƢỠNG VÀ PHÕNG TRỊ
BỆNH CHO LỢN TỪ SƠ SINH ĐẾN 21 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI LỢN
CÔNG TY NAM VIỆT, HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Lớp:
Khoa:
Khóa học:
Giảng viên hƣớng dẫn:

Chính quy
Thú y
K45 - TY - N01
Chăn nuôi Thú y
2013 - 2017
Th.S Phạm Thị Phƣơng Lan

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp này, ngoài nỗ lực của bản thân,
em còn nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa Chăn

nuôi thú y - Trƣờng đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Trƣớc tiên, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trƣờng Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y cùng các
thầy cô đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản, giúp em có những kiến
thức mới trong quá trình thực tập tại cơ sở cũng nhƣ trên thực tế.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, sự quan tâm giúp đỡ chỉ
bảo tận tình của cô giáo hƣớng dẫn Th.S Phạm Thị Phƣơng Lan đã trực tiếp
tận hƣớng dẫn em trong suốt thời gian thực tập để em hoàn thành chuyên đề
tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo công ty cổ phần Nam Việt,
Định Hóa, Thái Nguyên, cùng chú trƣởng trại Vũ Đình Tƣ và các anh chị
công nhân trong trại lợn đã tạo điều kiện, giúp đỡ nhiệt tình để em học tập và
làm việc tốt trong suốt quá trình thực tập tại trại.
Em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã đọng viên, giúp đỡ em
trong quá trình học tập tại trƣờng và thực tập tại cơ sở.
Là sinh viên thực tập tốt nghiệp, khả năng và kình nghiệm còn nhiều
hạn chế nên trong chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất
mong đƣợc sự chỉ bảo của thầy cô cùng sự góp ý của bạn bè để chuyên đề
đƣợc hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng, em xin kính chúc các thầy cô trong nhà trƣờng, gia đinh
cùng các bạn lời chúc sức khỏe cùng mọi lời chúc tốt đẹp nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017
Sinh viên
Hoàng Thị Tố Nga


ii

LỜI NÓI ĐẦU

Để hoàn thành chƣơng trình đào tạo tại trƣờng, thực hiện phƣơng châm
“Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn sản xuất”, thực tập tốt
nghiệp là giai đoạn cuối cùng trong toàn bộ chƣơng trình học tập của tất cả các
trƣờng đại học nói chung và trƣờng đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng.
Giai đoạn thực tập tốt nghiệp chiếm một vị trí hết sức quan trọng đối
với mỗi sinh viên trƣớc khi ra trƣờng. Đây là thời gian để sinh viên củng cố
và hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học, đồng thời giúp sinh viên làm quen
với thức tiễn sản xuất, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn, nắm đƣợc
phƣơng thức tổ chức và tiến hành phƣơng pháp nghiên cứu, ứng dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật có chuyên môn, đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn, góp
phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển đất nƣớc.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và sự đồng ý của Ban Chủ
nhiệm khoa Chăn nuôi thú y - Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đƣợc
sự giúp đỡ của giáo viên hƣớng dẫn, sự tiếp nhận tại cơ sở thực tập và quá
trình tìm hiểu, nắm bắt tình hình thực tế cũng nhƣ nhu cầu của thị trƣờng hiện
nay nên em tiến hành thực hiện chuyên đề “Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi
dƣỡng và phòng trị bệnh cho lợn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại lợn công
ty Nam Việt, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”. Do bƣớc đầu làm quen với
công tác tìm hiểu nghiên cứu nên trong chuyên đề này không tránh khỏi
những sai sót, những hạn chế về phƣơng pháp và kết quả nghiên cứu, em kính
mong nhận đƣợc sự đóng góp quý báu của các thầy cô giáo, bạn bè để chuyên
đề này đƣợc hoàn thiện hơn.
Sinh viên

Hoàng Thị Tố Nga


iii

DANH MỤC BẢNG

Trang
Bảng 2.1. Cơ cấu đàn lợn nái của trại lợn công ty CP Nam Việt từ năm 2016
đến nay ............................................................................................ 6
Bảng 2.2. Lịch tiêm vắc xin phòng bệnh của trại cho lợn con theo mẹ .......... 23
Bảng 4.1. Lịch sát trùng của trại ..................................................................... 32
Bảng 4.2. Kết quả vệ sinh sát trùng chuồng trại ............................................. 32
Bảng 4.3. Lịch tiêm phòng của trại ................................................................. 33
Bảng 4.4. Kết quả phòng bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi ....... 34
Bảng 4.5. Kết quả chẩn đoán bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi . 35
Bảng 4.6. Phác đồ điều trị và kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn giai đoạn từ sơ
sinh đến 21 ngày tuổi .................................................................... 38
Bảng 4.7. Kết quả các công tác khác .............................................................. 40


iv

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

Cn

: Chủ nhật

CP

: Cổ phần

Cs

: Cộng sự


Nxb

: Nhà xuất bản

Pr

: Protein

SS

: Sơ sinh

TT

: Thể trọng

STT

: Số thứ tự


v

MỤC LỤC

Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................... iv

MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài .................................................................. 1
1.2.1. Mục đích của đề tài ................................................................................. 1
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 3
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của trại lợn công ty Nam Việt ............ 3
2.1.2. Cơ sở vật chất của trang trại.................................................................... 3
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trang trại .................................................................. 5
2.2. Đối tƣợng vật nuôi và các kết quả sản xuất của cơ sở ............................... 6
2.2.1. Đối tƣợng vật nuôi của trại ..................................................................... 6
2.2.2. Kết quả sản xuất của cơ sở ...................................................................... 6
2.3. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 6
2.3.1. Đặc điểm sinh trƣởng và phát triển của lợn con ..................................... 6
2.3.2. Kỹ thuật chăm sóc lợn con theo mẹ ...................................................... 11
2.3.3. Kỹ thuật nuôi dƣỡng lợn con theo mẹ................................................... 15
2.3.4. Cai sữa cho lợn con ............................................................................... 20
2.3.5. Một số biện pháp phòng bệnh cho lợn con theo mẹ ............................. 22


vi

2.4. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc ..................................... 23
2.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc .......................................................... 23
2.4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc ......................................................... 26
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....27
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 27
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 27

3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 27
3.4. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp tiến hành .................................................... 27
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................. 27
3.4.2. Phƣơng pháp tiến hành .......................................................................... 27
3.4.3. Phƣơng pháp xác định chỉ tiêu .............................................................. 28
3.4.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu..................................................................... 28
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ...............................................29
4.1. Công tác chăn nuôi ................................................................................... 29
4.1.1. Công tác giống ...................................................................................... 29
4.1.2. Công tác chăm sóc nuôi dƣỡng đàn lợn ................................................ 29
4.2. Công tác thú y .......................................................................................... 31
4.2.1. Công tác vệ sinh .................................................................................... 31
4.2.2. Công tác phòng bệnh ............................................................................. 33
4.2.3. Chẩn đoán bệnh ..................................................................................... 34
4.2.4. Điều trị bệnh .......................................................................................... 37
4.3. Công tác khác ........................................................................................... 40
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................41
5.1. Kết luận .................................................................................................... 41
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ở Việt Nam, trồ ng trọt và chăn nuôi là hai thành phầ n quan trọng trong
cơ cấ u sản xuấ t nông nghiệp , trong đó chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn
nói riêng luôn đóng góp một phầ n lớn vào thu nhập của ngƣời dân . Chăn nuôi

không nhƣ̃ng cung cấ p một lƣợng lớn sản phẩ m cho nhu cầ u tiêu thụ trong
nƣớc mà còn cung cấp cho xuất khẩ u . Vì thế chăn nuôi ngày càng có vị trí hết
sức quan trọng trong cơ cấu của ngành nông nghiệp . Sản phẩ m của ngành
chăn nuôi là nguồn thực phẩ m không thể thiếu đƣợc đối với nhu cầu đời sống
con ngƣời. Nói đến ngành chăn nuôi phải kể đến chăn nuôi lợn bởi tầm quan
trọng và ý nghĩa thiết thực của nó đối với đời sống kinh tế xã hội của nhân
dân. Chăn nuôi lợn đã góp phần giải quyết công ăn việc làm

, xóa đói giảm

nghèo, tăng thu nhập và là cơ hội làm giàu cho nông dân . Để có đƣợc kế t quả
trên ngoài việc tăng nhanh số đầ u lợn , ngành chăn nuôi lợn nƣớc ta đã và
đang tƣ̀ng bƣớc đƣ a các tiế n bộ khoa học kỹ thuật vào thƣ̣c tế sản xuấ t

, tƣ̀

khâu cải tạo con giố ng , nâng cao chấ t lƣợng thƣ́c ăn đế n việc hoàn thiệ n quy
trình chăm sóc, nuôi dƣỡng và phòng trị bệnh.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên em tiến hành thực hiện đề tài: “Áp
dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn từ sơ sinh
đến 21 ngày tuổi tại trại lợn công ty Nam Việt, huyện Định Hóa, tỉnh Thái
Nguyên”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu của đề tài
- Tìm hiểu tình hình chăn nuôi tại trại công ty Cổ phần Nam Việt,
huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.


2
- Đánh giá việc áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dƣỡng cho lợn từ sơ

sinh đến 21 ngày tuổi.
- Xác định đƣợc tình hình nhiễm bệnh, biết cách phòng và trị bệnh cho
lợn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá đƣợc tình chăn nuôi tại trại lợn công ty Nam Việt, huyện
Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
- Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dƣỡng cho đàn lợn con từ sơ sinh
đến 21 ngày tuổi.
- Xác định đƣợc tình hình nhiễm bệnh, biết cách phòng và trị bệnh cho
lợn con tại trại.


3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của trại lợn công ty Nam Việt
Trang trại sản xuất lợn hƣớng nạc của ông Hà Văn An là chủ đầu tƣ
kiêm giám đốc công ty Cổ phần Nam Việt. Trại nằm trên địa phận xã Phƣợng
Tiến, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên bắt đầu đƣa vào hoạt động từ nửa
cuối năm 2016 do ông Vũ Đình Tƣ làm trƣởng trại.
2.1.2. Cơ sở vật chất của trang trại
Trang trại của công ty Nam Việt đƣợc xây dựng trên tổng diện tích 3 ha
nằm trên địa bàn xã Phƣợng Tiến, có địa hình chủ yếu là núi đá vôi nhƣng
đƣờng giao thông đã đƣợc công ty đầu tƣ nâng cấp,thuận tiện cho việc đi lại
và vận chuyển.
Để đảm bảo công tác chăn nuôi sản xuất và sinh hoạt của công nhân trại
đƣợc trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị gồm:
Nhà điều hành, nhà ở cho công nhân, bếp ăn, các công trình phụ cho
công nhân và các hoạt động của trại.

Khu chăn nuôi có hàng rào bao bọc và cổng riêng. Chuồng trại đƣợc
quy hoạch bố trí xây dựng phù hợp với hƣớng chăn nuôi công nghiệp, hệ
thống chuồng nuôi lồng, nền sàn bê tông cho lợn nái chửa và lợn đực, nền sắt
cho lợn nái đẻ và sàn nhựa cho lợn con cùng hệ thống vòi uống nƣớc tự động
và máng ăn. Hệ thống chuồng nuôi của trại đảm bảo đủ cho 1200 nái cơ bản
bao gồm:
+ 3 chuồng đẻ: mỗi chuồng chia làm 2 ngăn A và B, mỗi ngăn 2 dãy,
mỗi dãy gồm 28 ô. Chuồng đƣợc thiết kế sàn sắt cho lợn nái đẻ, sàn nhựa cho
lợn con.


4
+ 2 chuồng bầu: chuồng 1 dành cho nái chửa gồm 8 dãy mỗi dãy 100 ô
để chăm sóc và nuôi dƣỡng lợn nái trong quá trình mang thai, đƣợc sắp xếp
theo từng thời kỳ mang thai. Chuồng 2 gồm 4 dãy mỗi dãy 100 ô, dành cho
lợn nái hậu bị và nái chờ phối, có thiết kế thêm khu thử lợn, ép lợn và phối
giống nhân tạo.
+ 1 chuồng đực giống: 14 ô nuôi lợn đực khai thác, 2 ô để sử dụng khai
thác tinh.
+ 2 chuồng cai sữa: mỗi chuồng chia làm 2 khu A và khu B, khu A
chuồng 1 dùng làm chuồng úm gồm 32 ô, mỗi ô úm 25 - 30 con, khu B
chuồng cai sữa 1 và chuồng 2 dùng để nuôi lợn thƣơng phẩm, mỗi ô nuôi 15
đến 20 con.
+ 5 chuồng cách ly: mỗi chuồng nuôi 30 - 40 lợn hậu bị đƣợc lựa chọn
từ đàn lợn con do lợn nái của trại sinh ra. Lợn đƣợc nuôi đến khi thành thục,
làm vắc xin đầy đủ trƣớc khi đƣợc đƣa lên giống.
+ Cùng một số công trình phụ phục vụ cho công tác chăn nuôi: kho
thức ăn, phòng sát trùng, phòng pha tinh, kho thuốc...
Hệ thống chuồng xây dựng khép kín hoàn toàn. Hai bên trƣờng có dãy
cửa sổ lắp kính, mỗi cửa số các dãy có diện tích 1,2m2, cách nền 1,2m, môi

cửa sổ cách nhau 0,5m. Trên trần có lắp hệ thống chống nóng bằng thép, 2
bên có các ô thoáng tự động mở khi mất điện hoặc thiếu khí. Phía đầu chuồng
có hệ thống giàn mát, cuối chuồng có quạt thông gió, có hệ thống đèn chiếu
sáng, bóng đèn hồng ngoại để sƣởi ấm, úm lợn con đảm bảo ấm áp về mùa
đông, thoáng mát về mùa hè bằng cách điều chỉnh hệ thống quạt thông gió,
giàn mát và bóng đèn sƣởi trong chuồng.
Phòng pha chế tinh của trại đƣợc trang bị các dụng cụ, thiết bị chuyên
dụng cần thiết nhƣ máy đếm tinh trùng, kính hiển vi, thiết bị cảm ứng nhiệt,
các dụng cụ đóng liều tinh, nồi hấp cách thủy dụng cụ và một số thiết bị khác.


5
Trong khu chăn nuôi, đƣờng đi lại giữa các ô chuồng, các khu khác đều
đƣợc đổ bê tông và các hố sát trùng.
Ngay tại công vào khu chăn nuôi có 3 phòng sát trùng cho công nhân
trƣớc khi ra, vào chăm sóc lợn và 1 kho cám.
Một số trang thiết bị khác: tủ lạnh bảo quản vắc xin, tủ thuốc để dự trữ
và bảo quản thuốc của trại, xe chở cám từ kho đến chuồng nuôi, máy áp lực di
động để phun sát trùng trong và ngoài chuồng nuôi.
Trong trại chăn nuôi cho lợn uống nƣớc giếng khoan. Nƣớc tắm cho
lợn, nƣớc xả gầm, rửa chuồng đƣợc bơm từ ao chứa nƣớc của trại rồi đƣa vào
bể chứa nƣớc và theo hệ thống ống nƣớc dẫn tới các chuồng khác nhau.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trang trại
Cơ cấu tổ chức của trại đƣợc tổ chức nhƣ sau:
 01: Giám đốc kiêm chủ trại.
 01: Trƣởng trại.
 01: Kế toán.
 01: Kỹ thuật trại.
 01: Tổ trƣởng chuồng bầu.
 01: Tổ trƣởng chuồng đẻ.

 07: Công nhân.
 02: Sinh viên thực tập.
 01: Bảo vệ chịu trách nhiệm bảo vệ tài sản chung của trại.
Với đội ngũ công nhân trên, trại phân ra làm các tổ khác nhau nhƣ tổ
chuồng bầu kiêm chuồng chuồng đực và chuồng cách ly, tổ chuồng đẻ, tổ
chuồng úm và chuồng thƣơng phẩm. Mỗi tổ thực hiện công việc nghiêm túc,
đúng quy định của trại.


6
2.2. Đối tƣợng vật nuôi và các kết quả sản xuất của cơ sở
2.2.1. Đối tượng vật nuôi của trại
Trại lợn của công ty hiện nuôi các giống lợn khác nhau gồm:
Yorkshire, Landrace, Duroc.
2.2.2. Kết quả sản xuất của cơ sở
- Hiện nay trung bình lợn nái của trại sản xuất đƣợc 2,33 - 2,4 lứa/năm.
Số con sơ sinh là 12,3 con/đàn, số con cai sữa là 10,2 con/ đàn.
- Tại trại lợn con theo mẹ đƣợc nuôi đến 21 ngày tuổi, chậm nhất là 26
ngày tuổi thì tiến hành cai sữa và đƣợc chuyển sang chuồng úm.
- Lợn thƣơng phẩm tại trại đƣợc nuôi từ lúc sơ sinh đến khi xuất bán
khoảng 5 đến 6 tháng đạt khối lƣợng trung bình từ 90 đến 110kg.
- Cơ cấu đàn lợn nái của trại từ năm 2016 đến nay nhƣ sau:
Bảng 2.1. Cơ cấu đàn lợn nái của trại lợn công ty CP Nam Việt từ năm
2016 đến nay
Số lƣợng lợn nái

Số lƣợng lợn nái

năm 2016


năm 2017

Lợn nái sinh sản

570

630

Lợn nái hậu bị

80

150

Tổng

650

780

Loại lợn nái

* Nguồn công ty CP Nam Việt
Bảng 2.1 cho thấy, cơ cấu đàn lợn nái sinh sản của trại tăng dần qua 2
năm trại đƣa vào hoạt động. Năm 2016 tổng đàn là 650 con, đến năm 2017
tăng lên 130 con so với năm 2016. Nhìn chung tổng đàn lợn nái trong 2 năm
tƣơng đối ổn định. Điều này thể hiện trại đã duy trì đƣợc số lƣợng lợn nuôi.
2.3. Cơ sở khoa học của đề tài
2.3.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của lợn con
Đối với chăn nuôi lợn con nói riêng hay gia súc nói chung, trong thời



7
kỳ bào thai phát triển tốt sẽ ảnh hƣởng tốt đến sự phát triển về sau, tốc độ sinh
trƣởng của lợn con nhanh hơn so với gia súc khác (khối lƣợng cai sữa của lợn
con lúc 2 tháng tuổi gấp 10 - 15 lần so với khối lƣợng sơ sinh trong khi đó bê,
nghé chỉ tăng 3 - 4 lần).
Giai đoạn bú sữa, lợn con có tốc độ sinh trƣởng nhanh, so với khối
lƣợng sơ sinh khối lƣợng lợn con lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 2 lần, lúc 21 ngày
tuổi tăng gấp 4 lần. Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng của lợn con tăng nhanh qua
21 ngày đầu, sau đó giảm... điều này do nhiều nguyên nhân nhƣng chủ yếu là
do sản lƣợng sữa của lợn mẹ bắt đầu giảm và hàm lƣợng hemoglobin trong
máu của lợn con thấp. Thời gian giảm sinh trƣởng thƣờng kéo dài khoảng 2
tuần còn gọi là giai đoạn khủng hoảng của lợn con.
Do lợn con sinh trƣởng và phát dục nhanh nên khả năng tích lũy chất
dinh dƣỡng rất mạnh. Ví dụ: Lợn con 3 tuần tuổi mỗi ngày có thể tích lũy
đƣợc 9 - 14 gram protein/1kg khối lƣợng cơ thể, trong khi đó khi lợn trƣởng
thành chỉ tích lũy đƣợc 0,3 - 0,4 gram protein/1kg khối lƣợng cơ thể (Trần
Văn Phùng và cs (2004) [13]).
Hơn nữa, tăng tăng 1kg khối lƣợng cơ thể, lợn con cần ít năng lƣợng
nghĩa là tiêu tốn năng g lƣợng ít hơn trƣởng thành. Vì vậy, cơ thể của lợn con
chủ yếu là nạc, mà để sản xuất ra 1kg thịt nạc cần ít nang lƣợng hơn để tạo ra
1kg mỡ.
* Đặc điểm phát triển của cơ quan tiêu hóa
Đặc điểm chung về giải phẫu cơ quan tiêu hóa của lợn: miệng, hầu,
thực quản, dạ dày, ruột non, hậu môn.
Cơ quan tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh nhƣng chƣa hoàn chỉnh,
các tuyến tiêu hóa phát triển chƣa đồng bộ, dung tích của bộ máy tiêu hóa còn
nhỏ, thời kỳ bú sữa cơ quan phát triển hoàn thiện dần.



8
Sự phát triển nhanh thể hiện ở sự tăng nhanh dung tích dạ dày, ruột
non, ruột già. Dung tích dạ dày lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20
ngày tuổi tăng gấp 8 lần, vào lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 60 lần lúc sơ sinh
(dung tích dạ dày sơ sinh là 0,03 lít). Dung tích ruột non của lợn con lúc 10
ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, 20 ngày tuổi gấp 6 lần, lúc 60 ngày tuổi tăng
gấp 50 lần (dung tích ruột non lúc sơ sinh là 0,11 lít). Còn dung tích ruột già
của lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 1,5 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi tăng gấp
2,5 lần và vào lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần lúc sơ sinh (dung tích ruột già
lúc sơ sinh khoảng 0,04 lít).
Mặc dù vậy, ở lợn con, các cơ quan chƣa thành thục về chức năng, đặc
biệt là hệ thần kinh. Do đó, lợn con phản ứng rất chậm đối với các yếu tố tác
động lên chúng. Do chƣa thành thục nên cơ quan tiêu hóa của lợn con cũng dễ
mắc bệnh, dễ rối loạn tiêu hóa.
Một đặc điểm cần lƣu ý ở lợn con là giai đoạn không có HCl trong dạ
dày. Giai đoạn này đƣợc coi nhƣ một tính trạng thích ứng tự nhiên. Nhờ vậy
nó tạo đƣợc khả năng thẩm thấu các kháng thể có trong sữa đầu của lợn mẹ.
Trong giai đoạn này dịch vị không có khả năng phân giải protein mà chỉ có
khả năng làm vón sữa đầu và sữa. Còn huyết thanh chứa albumin và globulin
đƣợc chuyển xuống ruột và thẩm thấu vào máu.
Ở lợn con từ 14 - 16 ngày tuổi, tình trạng thiếu axit HCl ở dạ dày
không còn gọi là bình thƣờng nữa. Việc tập cho lợn con tập ăn sớm có tác
dụng thúc đẩy bộ mày tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh và sớm hoàn
thiện. Vì thế sẽ rút ngắn đƣợc giai đoạn thiếu HCl. Bởi vì khi đƣợc bổ sung
thức ăn thì thức ăn sẽ kích thích tế bào vách dạ dày tiết ra HCl ở dạng tự do
sớm hơn và tăng cƣờng phản xạ tiết dịch vị (giai đoạn con non khác với con
trƣởng thành là chỉ tiết dịch vị khi thức ăn vào dạ dày ).



9
Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2005) [15] cho rằng: lợn con dƣới 1
tháng tuổi, dịch vị không có HCl tự do, lúc này lƣợng axit tiết ra rất ít và
nhanh chóng kết hợp với dịch nhày của dạ dày, hiện tƣợng này gọi là
hypohydric. Do dịch vị chƣa có HCl tự do nên men pepsin trong dạ dày lợn
chƣa có khả năng tiêu hóa protein của thức ăn. Vì HCl tự do có tác dịch kích
hoạt men pepsinnogen không hoạt đọng thành men pepsin hoạt động và men
này mới có khả năng tiêu hóa protein.
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [13] vì thiếu HCl tự do nên vi sinh
vật có điều kiện dễ dàng phát triển gây bệnh đƣờng tiêu hóa, điển hình là bệnh
phân trắng lợn con. Do đó để hạn chế bệnh đƣờng tiêu hóa có thể kích thích
vách tế bào dạ dày tiết ra HCl tự do sớm hơn bằng cách bổ sung thức ăn sớm
cho lợn con. Nếu tập ăn sớm cho lợn con vào lúc 5 - 7 ngày tuổi thì HCl tự do
có thể tiết ra từ 14 ngày tuổi.
Enzym trong dịch vị dạ dày lợn con đã có từ lúc mới đẻ, tuy nhiên lợn
trƣớc 20 ngày tuổi không thấy khả năng tiêu hóa thực tế của dịch vị có
enzym, sự tiêu hao của dịch vị tăng theo tuổi một cách rõ rệt khi cho ăn các
loại thức ăn khác nhau, thức ăn hạt kích thích HCl nhiều hơn và tiêu hóa
nhanh hơn dịch vị thu đƣợc khi cho uống sữa. Đây là cơ sở cho việc bổ sung
thức ăn sớm cho lợn con.
Thực nghiệm còn xác nhận rằng nhiều loại vi khuẩn đƣờng ruột đã sinh
ra các chất kháng sinh ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, khi lợn con
sinh ra hệ vi sinh vật đƣờng ruột chƣa phát triển đầy đủ số lƣợng vi khuẩn có
lợi, chƣa có khả năng kháng lại vi khuẩn gây bệnh nên rất dễ nhiễm bệnh
đƣờng tiêu hóa. Vi khuẩn gây bệnh phó thƣơng hàn, vi khuẩn gây thối rữa ở
lợn con mới sinh.
* Đặc điển cơ năng điều tiết thân nhiệt
Theo nhóm tác giả Hội chăn nuôi Việt Nam (2000) [3] ở lợn con sơ



10
sinh, tỉ lệ nƣớc trong cơ thể chiếm 82%. Vì có nhiều nƣớc, nhiệt độ cơ thể
giảm nhanh, 30 phút sau khi sinh lƣợng nƣớc giảm 1,5 - 2 % kèm theo giảm
thân nhiệt 5 - 10oC, lợn con bị lạnh, các chức năng hoạt động bị rối loạn dẫn
đến dễ bị chết non.
Lợn con dƣới 3 tuần tuổi cơ năng điều tiết thân nhiệt chƣa hoàn chỉnh
nên thân nhiệt lợn con chƣa ổn định, nghĩa là sự sinh nhiệt và thải nhiệt chƣa
đƣợc cân bằng. Khả năng điều tiết thân nhiệt của lợn con còn kém do đại não
của lợn con phát triển chƣa hoàn thiện, khả năng thích nghi yếu, dễ bị ảnh
hƣởng của các thay đổi từ môi trƣờng sống. Lợn con trong thời kỳ này nếu
trong chuồng có nhiệt độ thấp, ẩm độ tƣơng đối cao sẽ làm thân nhiệt hạ
xuống nhanh.
Ngoài ra do lớp mỡ dƣới da còn mỏng, lƣợng mỡ và glycogen dự trữ
trong cơ thể lợn còn thấp, trên thân lợn con lông còn thƣa nên khả năng cung
cấp và giữ nhiệt để chống rét còn hạn chế.
Ở điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm không khí cao gây ra hiện tƣợng tăng
tỏa nhiệt ở lợn con bằng phƣơng thức bức xạ. Vì thế ở nƣớc ta vào cuối mùa
đông đầu mùa xuân, khí hậu lạnh ẩm, lợn con sẽ bị mất nhiệt, bị lạnh. Đây là
điều kiện thuận lợi để phát sinh bệnh tật, nhất là bệnh đƣờng tiêu hóa.
* Đặc điểm và khả năng miễn dịch của lợn con
Phản ứng miễn dịch là khả năng đáp ứng của cơ thể. Phần lớn các chất
lạ là mầm bệnh. Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể lợn con tƣơng đối dễ dàng
do chức năng của các tuyến chƣa hoàn chỉnh. Ở lợn con lƣợng enzym tiêu hóa
và lƣợng HCl tiết ra còn ít, chƣa đủ để đáp ứng cho quá trình tiêu hóa, gây rối
loạn trao đổi chất, dẫn tới khả năng tiêu hóa kém, hấp thu kém. Trong giai
đoạn này mầm bệnh (Salmonella spp, E.coli...) dễ dàng xâm nhập vào cơ thể
qua đƣờng tiêu hóa và gây bệnh.


11

Lợn con mới đẻ trong cơ thể hầu nhƣ chƣa có kháng thể, nhƣng lƣợng
kháng thể tăng lên rất nhanh sau khi lợn con đƣợc bú sữa đầu của lợn mẹ. Do
vậy, khả năng miễn dịch của lợn con là hoàn toàn thụ động, phụ thuộc và
kháng thể hấp thụ đƣợc nhiều hay ít từ sữa đầu của lợn mẹ.
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [13] trong sữa đầu của lợn mẹ hàm
lƣợng protein chiếm tới 18 - 19%, trong đó hàm lƣợng  - globulin chiếm số
lƣợng khá lớn (30 - 35%).  - globulin có tác dụng tạo sức đề kháng, cho nên
sữa đầu có vai trò quan trọng đối với khả năng miễn dịch của lợn con. Lợn
con hấp thu lƣợng  - globulin bằng con đƣờng ẩm bào. Quá trình hấp thu
nguyên vẹn nguyên tử  - globulin giảm đi nhanh theo thời gian. Nó chỉ có
khả năng hấp thu qua ruột non của lợn con rất tốt trong 24 giờ đầu sau khi đẻ
ra nhờ sữa đầu có kháng men antripsin làm mất hoạt lực của men tripsin tuyến
tụy và nhờ khoảng cách tế bào vách ruột của lợn con khá rộng, cho nên 24 giờ
sau khi đƣợc bú sữa đầu, hàm lƣợng  - globulin trong máu lợn con đạt tới
20,3mg/100ml máu. Sau 24 giờ, lƣợng kháng men trong sữa đầu giảm dần và
khoảng cách giữa các tế bào vách ruột của lợn con hẹp dần, sự hấp thu  globulin kém hơn, hàm lƣợng  - globulin trong máu lợn con tăng chậm hơn.
Đến 3 tuần tuổi chỉ đạt khoảng 24mg/100ml máu (máu bình thƣờng của lợn
trƣởng thành có 65mg/ml máu). Do đó, lợn con cần đƣợc bú sữa đầu càng
sớm càng tốt. Nếu lợn con không bú sữa đầu thì 20 ngày đầu lợn không có
kháng thể. Vì lợn con chỉ có từ 20 - 25 ngày tuổi. Vì vậy những lợn con
không đƣợc bú sữa đầu thì sức đề kháng rất kém và tỉ lệ chết cao.
2.3.2. Kỹ thuật chăm sóc lợn con theo mẹ
Chăm sóc là khâu quan trọng nhất trong việc nuôi dƣỡng lợn con ở
thời kỳ bú sữa vì đây là thời kỳ lợn con chịu ảnh hƣởng rất lợn từ điều kiện
ngoại cảnh. Nếu điều kiện ngoại cảnh bất lợi rất dễ gây ra tỉ lệ hao hụt lớn ở
lợn con.


12
Chuồng nuôi: Chuồng nuôi phải đƣợc vệ sinh trƣớc khi lợn mẹ đẻ. Nền

chuồng phải luôn sạch sẽ và khô ráo, ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa
hè, đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho lợn con, vào ban đêm cần thắp
đèn sƣởi để ủ ấm cho lợn con. Ngoài chuồng nuôi phải có máng tập ăn và vòi
uống cho lợn con riêng.
Nền cứng hoặc sàn thƣa không có độn khu vực cho lợn con mới sinh
cần giữ ấm ở 32 - 35oC trong mấy ngày đầu, sau đó giữ ở 21 - 27oC cho đến
lúc cai sữa 3 - 6 tuần tuổi. Nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ gió làm thành một hệ
thống tác động gây nên stress đối với gia súc.
Theo Hội chăn nuôi Việt Nam (2002) [4], nhiệt độ môi trƣờng ảnh
hƣởng đến tỷ lệ sống và tăng trƣởng của lợn. Nhu cầu nhiệt dộ của lợn con
tùy vào từng giai đoạn sinh trƣởng, lợn sữa giai đoạn 1 - 7 ngày tuổi cần nhiệt
độ 30 - 31oC, lợn trên 20 ngày cần nhiệt độ 20 - 21oC. Trong mùa đông ở các
tỉnh phía Bắc nhiều ngày giá lạnh, nhiệt độ có thể hạ xuống dƣới 10oC sẽ có
ảnh hƣởng không tốt đến tỷ lệ sống và khả năng tăng trƣởng của lợn con.
Theo Hồ Văn Nam và cs (1997) [11], khi gia súc bị lạnh ẩm kéo dài
làm giảm phản ứng miễn dịch, giảm tác động thực bào, do đó gia súc dễ bị vi
khuẩn cƣờng độc gây bệnh.
+ Cắt đuôi, bấm nanh, thiến:
Thƣờng thì trong chăn nuôi công nghiệp cần phải tiến hành cắt đuôi
cho lợn nuôi thịt. Vì nuôi lợn thịt thƣờng đƣợc nuôi thành các đàn lớn và có
mật độ cao cho nên lợn thƣờng tấn công nhau gây mất ổn định, giảm năng
suất chăn nuôi. Vị trí tấn công thƣờng là đuôi. Việc cắt đuôi thƣờng đƣợc tiến
hành ngay sau đẻ hoặc trong tuần đầu sau khi đẻ. Dùng kìm điện cắt sát khấu
đuôi sao cho để lại 2,5 - 3 cm. Cắt xong dùng cồn Iod 70o để sát trùng.
Ngoài ra lợn con mới đẻ đã có răng nanh, nên việc bấm răng nanh cho
lợn con cần đƣợc tiến hành ngay sau đẻ để tránh tình trạng gây đau cho lợn
mẹ khi bú, giảm tỷ lệ gây viêm vú cho lợn mẹ. Khi cắt răng nanh, ngƣời cắt


13

tránh không phạm vào nƣớu hoặc lƣỡi lợn con, ngoài ra cũng nên cẩn thận
không để nanh gẫy bắn vào mắt mình. Sau khi bấm nanh tiêm kháng sinh phổ
rộng Vetrimoxin L.A. phòng ngừa viêm nhiễm qua dụng cụ bấm nanh.
Trong thời kỳ này cũng phải thực hiện thiến cho lợn đực không dùng
làm giống. Có thể thiến trong khoảng 7 - 10 ngày tuổi. Cần sát trùng trƣớc và
sau khi thiến bằng cồn Iod.
+ Tiêm phòng:
- Lợn con 3 ngày tuổi: tiêm Ferrum4u - 200 để phòng thiếu máu
(1ml/con) và cho uống Hanzuril để phòng cầu trùng, tiêu chảy phân trắng
(2ml/con).
- Lợn 7 - 10 ngày tiêm vắc xin Glasser phòng bệnh viêm đa xoang ở
lợn (2ml/con).
- Lợn 14 ngày tuổi tiêm vắc xin CircoFLEX phòng bệnh hội chứng còi
cọc, viêm da ở lợn(0,5ml/con)
- Lợn 21 ngày tuổi tiêm vắc xin MycoFLEX phòng bệnh suyễn lợn
(2ml/con).
Quản lý lợn con: Đối với những lợn con có dự định chọn làm giống thì
cần phải có kế hoạch quản lý tốt. Những con này sẽ đƣợc cân và đánh số ở
các giai đoạn sơ sinh, lúc cai sữa, lúc 50, 60 hay 70 ngày tuổi. Đây chính là cơ
sở giúp cho việc lựa chọn để làm giống sau này.
* Giai đoạn từ sơ sinh đến 3 ngày tuổi
Bình thƣờng khoảng thời gian giữa lợn con đẻ trƣớc và lợn con đẻ liền kề
15 - 20 phút, cũng có khoảng cách nái đẻ kéo dài hơn. Lợn con đẻ ra phải đƣợc
lau khô bằng vải màn xô mềm sạch theo trình tự miệng - mũi - đầu - mình - rốn bốn chân, cho vào ổ úm sau khi nhiệt độ môi trƣờng nhỏ hơn 35oC. Lợn nái đẻ
xong con cuối cùng tiến hành bấm nanh, cắt rốn, cố định đầu vú cho lợn con
mục đích là tạo điều kiện để đàn lợn con phát triển đồng đều.


14
* Giai đoạn 3 ngày tuổi đến 3 tuần tuổi

Trong thời gian này nói chung ổ lợn con đã bú thành thạo và rõ ràng đã
bƣớc vào giai đoạn khởi động tốt trong thời gian này việc chăm sóc quản lý
rất quan trọng bao gồm cả phòng chống thiếu máu khống chế tiêu chảy, thiến
lợn và cắt đuôi. Trong giai đoạn này sữa lợn mẹ đủ đáp ứng nhu cầu của lợn
con trong mọi vấn đề, trừ sắt. Sắt cần thiết cho việc hình thành hemoglobin
trong máu nó vận chuyển oxygen đến các bộ phận cơ thể. Thiếu sắt sẽ gây
thiếu máu nhƣng có thể phòng ngừa bằng cách tiêm sắt.
Theo Đào Trọng Đạt và cs (1996) [7], một trong các yếu tố làm cho
lợn con dễ mắc bệnh đƣờng tiêu hóa là do thiếu sắt. Nhiều thực nghiệm đã
chứng minh, trong cơ thể sơ sinh phải cần 40 - 50mg sắt nhƣng lợn con chỉ
nhận đƣợc lƣợng sắt qua sữa mẹ là 1mg. Vì vậy phải bổ sung một lƣợng sắt
tối thiểu 200 - 250mg/con/ngày. Khi thiếu sắt, lợn con dễ sinh bần huyết, cơ
thể suy yếu, sức đề kháng giảm nên dễ mắc hội chứng tiêu chảy.
Nhu cầu sắt cho lợn con mỗi ngày cần 7 - 16 mg hoă ̣c 21 mg/kg tăng
khối lƣợng duy trì hemoglobin (hồng cầu) trong máu, sắt dự trữ cho cơ thể
tồn tại và phát triển. Lƣợng sắt trong sữa mẹ không đủ cho nhu cầu sắt của
nhu cầu lợn con, triệu chứng điển hình của thiếu sắt ở lợn con là thiếu máu,
hàm lƣợng hemoglobin giảm, da lợn con màu trắng xanh, đôi khi tiêu chảy,
phân trắng, chậm lớn, có khi chết.
* Từ 3 tuần tuổi đến cai sữa
Thời gian này lợn con đã lớn nhanh hơn, nó trở thành dẻo dai và có khả
năng đƣơng đầu tốt hơn với môi trƣờng ngoại cảnh của nó. Vào thời gian này,
phần lớn lợn con theo mẹ đã đƣợc 3 - 4 tuần tuổi, chúng bắt đầu ăn thức ăn và
lớn nhanh, sự tăng khối lƣợng này là tăng khối lƣợng có hiệu quả, do đó ta
cần cố gắng giảm thấp yếu tố stress cho lợn con.


15
Một cách để đạt năng suất tối đa là lợn con bắt đầu ăn càng sớm càng
tốt. Nói chung sự tiết sữa của lợn mẹ đạt đến đỉnh cao lúc 3 - 4 tuần tuổi và

bắt đầu giảm, lợn con bắt đầu sinh trƣởng nhanh ở tuổi này và cần nhận đƣợc
thức ăn bổ sung nếu nó sinh trƣởng với tiềm năng di truyền của nó, trong giai
đoạn này nội ký sinh trùng là vấn đề ở phần lớn các trại lợn và sự phá hoại do
ký sinh trùng gây ra có thể bắt đầu từ rất bé. Yếu tố chăm sóc, quản lý chủ
yếu cuối cùng của việc nuôi lợn con theo mẹ là cai sữa, tuổi cai sữa lợn con
có thể thay đổi tùy theo đàn, tùy theo chuồng trại có sẵn. Nói chung lợn con
có thể cai sữa bất cứ khi nào những lợn con càng bé càng đòi hỏi sự quản lý
nhiều hơn. Để thực hiện cai sữa đƣợc đảm bảo và đạt hiệu quả cao ta cần chú
ý những điểm sau để giảm stress khi cai sữa lợn con:
+ Chỉ cai sữa cho những lợn cân nă ̣ng trên 5,5 kg.
+ Cai sữa trong thời gian trên 2 - 3 ngày, cai sữa trƣớc cho những ổ
đông con.
+ Ghép nhóm lợn con theo tầm vóc cơ thể.
+ Hạn chế số lƣợng trong 1 ngăn là 30 con hoă ̣c ít hơn, nếu đƣợc.
+ Hạn chế mức ăn vào trong vòng 48 giờ nếu có xảy ra tiêu chảy sau
cai sữa.
+ Cứ 4 - 5 lợn con thì đă ̣t 1 máng ăn và cứ 20 - 25 lợn con thì lắp đă ̣t 2
vòi nƣớc uống.
+ Cho thuốc vào nƣớc uống nếu tiêu chảy.
2.3.3. Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn con theo mẹ
* Cho lợn con bú sữa đầu và cố định đầu vú cho lợn con:
Lợn con đẻ ra cần đƣợc bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Thời gian tiết
sữa đầu của lợn nái là 1 tuần kể từ khi đẻ nhƣng có ý nghĩa lớn nhất đối với
lợn con là trong 24 giờ đầu. Sau khoảng 2 giờ, nếu lợn mẹ đẻ xong thì cho cả


16
đàn con bú cùng lúc. Nếu lợn mẹ chƣa đẻ xong thì nên cho những con đẻ
trƣớc bú trƣớc.
Theo Vũ Đình Tôn và cs (2006) [19], lợn con khi mới sinh ra trong

máu hầu nhƣ không có kháng thể. Song lƣợng kháng thể trong máu lợn con
đƣợc tăng rất nhanh sau khi lợn con bú sữa đầu.
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [13], lợn con mới đẻ lƣợng kháng
thể tăng nhanh ngay sau khi bú sữa đầu của lợn mẹ, cho nên khả năng miễn
dịch của lợn con là hoàn toàn thụ động, phụ thuộc vào lƣợng kháng thể hấp
thu đƣợc nhiều hay ít từ lợn mẹ.
Theo Trần Thị Dân (2008) [6], lợn con mới đẻ trong máu không có
globulin nhƣng sau khi bú sữa đầu lại tăng lên nhanh chóng do truyền từ mẹ
sang qua sữa đầu. Lƣợng globulin sẽ giảm sau 3 - 4 tuần, rồi đến tuần thứ 5 6 lại tăng lên và đạt giá trị bình thƣờng 65 mg/100ml máu. Các yếu tố miễn
dịch nhƣ bổ thể, lyzozyme, bạch cầu… đƣợc tổng hợp còn ít, khả năng miễn
dịch đă ̣c hiệu của lợn con kém. Vì vậy cho lợn con bú sữa đầu rất cần thiết để
tăng khả năng bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh nhất là hội chứng tiêu chảy.
Sữa đầu có hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng rất cao. Hàm lƣợng protein trong
sữa đầu gấp 2 lần so với bình thƣờng, vitamin A gấp 5 - 6 lần, vitamin C gấp
2,5 lần, vitamin B1 và sắt gấp 1,5 lần. Đặc biệt trong sữa đầu có hàm lƣợng 
- globulin mà sữa thƣờng không có,  - globulin có tác dụng giúp cho lợn con
có sức đề kháng đối với bệnh tật,. Ngoài ra, Mg++ trong sữa đầu có tác dụng
tẩy các chất că ̣n bã (phân su) trong quá trình tiêu hóa phát triển thai để hấp
thu chất dinh dƣỡng mới. Nếu không nhận đƣợc Mg++ thì lợn con sẽ bị rối
loạn tiêu hóa, gây tiêu chảy, tỷ lệ chết cao.
Việc cố định đầu vú cho lợn con nên bắt đầu ngay từ khi cho chúng bú
sữa đầu, theo quy luật tiết sữa của lợn nái thì lƣợng sữa tiết ra ở các vú phần
ngực nhiều hơn vú ở phần bụng, mà lợn con trong ổ thƣờng con to, con nhỏ


17
không đều nhau. Nếu để lợn con tự bú thì những con to khỏe thƣờng tranh bú
ở những vú trƣớc ngực có nhiều sữa hơn dẫn tới tỷ lệ đồng đều của đàn lợn
con rất thấp, có trƣờng hợp những con lợn yếu không tranh đƣợc bú sẽ bị đói
làm tỷ lệ chết của lợn con cao. Khi cố định đầu vú, nên ƣu tiên những con lợn

nhỏ yếu đƣợc bú phía trƣớc ngực. Công việc này đòi hỏi phải kiên trì, tỷ mỉ
bắt từng con cho bú nhiều lần trong một ngày (7 - 8) lần, làm liên tục trong 3 4 ngày để chúng quen hẳn với vị trí mới thôi. Cũng có trƣờng hợp số lợn con
đẻ ra ít hơn số vú thì những vú phía sau có thể cho mỗi con làm quen 2 vú, để
vừa tăng cƣờng lƣợng sữa cho lợn con, vừa tránh bị teo vú cho lợn mẹ.
Nếu cố định đầu vú tốt thì sau 3 - 4 ngày lợn con sẽ quen tự bú ở các vú
quy định cho nó, lợn con quen nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào thế nằm
của lợn mẹ, nếu lợn mẹ thƣờng xuyên nằm quay về một phía khi cho con bú
thì lợn con nhận biết vú quy định của nó sớm hơn. Ngƣợc lại, nếu lợn mẹ nằm
thay đổi vị trí luôn thì lợn con sẽ chậm nhận biết hơn.
Theo Duy Hùng (2011) [9], vệ sinh bầu vú, hai chân sau cho lợn hằng
ngày bằng dung dịch sát trùng. Bấm nanh cho lợn con mới sinh, nên cho lợn
con bú sữa đầu và phân đều vú cho từng con trong đàn. Tăng cƣờng ăn uống đủ
chất cho lợn mẹ trƣớc và sau khi đẻ nên giảm bớt chất đạm để hạn chế nguy cơ
thừa sữa. Khi lợn mẹ bị viêm vú, không nên cho lợn con bú ở những vùng bị
viêm. Dùng các phƣơng pháp chƣờm nóng, xoa bóp nhẹ lên vùng bị sƣng.
Nếu ghép lợn con với lợn mẹ khác mẹ thì phun erezyl cho cả đàn con
cũ và mới thì mới không bị lợn mẹ cắn, những con mới ghép cũng phải cố
định vú bú.
* Bổ sung sắt cho lợn con
Trong những ngày đầu, khi lợn con chƣa ăn đƣợc, lƣợng sắt mà lợn
con tiếp nhận từ nguồn sữa mẹ không đủ nhu cầu của cơ thể, vì vậy lợn con
cần đƣợc bổ sung thêm sắt.


×