Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Thẩm định Văn bản quy phạm pháp luật(BT lớn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.33 KB, 8 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Văn bản pháp luật với tư cách là phương tiện quan trọng để cơ quan nhà
nước, cá nhân có thẩm quyền thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mà pháp
luật trao cho, chỉ phát huy giá trị tích cực khi được ban hành có chất lượng cao.
Tuy nhiên một trong quá trình xây dựng văn bản mà không đảm bảo được tính khả
thi, yêu cầu về chất lượng sẽ có tác động lớn tới quyền, lợi ích hợp pháp của cá
nhân, tập thể hay Nhà nước là đối tượng điều chỉnh của văn bản đó. Để tìm hiểu rõ
hơn về vấn đề này em xin cho đề tài “Lựa chọn một quy định hoặc một dự thảo
văn bản quy phạm pháp luật để phát biểu về tính khả thi” để làm bài tập cuối kỳ.
1


NỘI DUNG
1 . Khái quát chung
- “Khả thi” theo từ điển tiếng việt nó có nghĩa là khả năng thực hiện. Như vậy, một
dự án luật có tính khả thi là một dự án luật có khả năng thực hiện trên thực tế hay
nói một cách khác là những quy định của dự án luật có khả năng đi vào cuộc sống
mà không chỉ dừng lại trên giấy.
- Thẩm định tính khả thi của dự thảo VBQPPL là việc xem xét đưa ra ý kiến đánh
giá về việc đảm bảo khả năng thực hiện trong thực tiễn của văn bản quy phạm pháp
luật.
- Để thẩm định một dự thảo VBQPPL có tính khả thi hay không cần dựa vào các
tiêu chí quy định tại Điều 14 quyết định 1598/2014/QĐ-BTP về thẩm định dự án,
dự thảo văn bản quy phạm pháp luật: “Trong nội dung thẩm định về tính khả thi
của dự án, dự thảo, báo cáo thẩm định phải nêu rõ ý kiến đánh giá các quy định
của dự án, dự thảo dưới các góc độ sau đây:
1. Sự phù hợp giữa quy định của dự án, dự thảo với điều kiện kinh tế - xã hội;
2. Sự toàn diện của các biện pháp, sự tương xứng, hợp lý của các chế tài trong dự
án, dự thảo so với yêu cầu giải quyết vấn đề.


3. Có cơ chế bảo đảm thực thi theo hướng xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trình
tự, thủ tục thực hiện;
4. Sự phù hợp giữa quy định của dự án, dự thảo với chủ trương cải cách hành
chính;
5. Sự rõ ràng, cụ thể của các quy định trong dự án, dự thảo để có thể hiểu đúng,
hiểu thống nhất, thuận tiện khi thực hiện và áp dụng được ngay khi văn bản có
hiệu lực thi hành .
6. Sự phù hợp của các quy định của dự án, dự thảo với điều kiện thực tế về nguồn
tài chính, nguồn nhân lực để thi hành văn bản; trình độ quản lý, trình độ dân trí.
- Nhóm câu hỏi về đảm bảo tính khả thi quy định tại phụ lục I quyết định
1598/2014 gồm:

2


+ Câu hỏi 1: Các chính sách, quy định của văn bản có phù hợp với tình hình phát
triển kinh tế xã hội vào thời điểm ban hành/thời điểm có hiệu lực của văn bản?
+ Câu hỏi 2: Có đảm bảo sự tương xứng/hợp lý của các biện pháp quy định trong
văn bản với mục tiêu được xác định khi ban hành không? Mức độ có thể giải quyết
vấn đề theo mục tiêu đặt ra như thế nào?
+ Câu hỏi 3: Quy định của dự thảo có đảm bảo đầy đủ cơ chế giải quyết các vấn
đề thuộc phạm vi điều chỉnh như nhiệm vụ, quyền hạn, trình tự thủ tục thực hiện?
+ Câu hỏi 4: Đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong các quy định để từng đối
tượng chịu sự tác động của văn bản biết họ được làm gì? Làm như thế nào? Cơ
quan nhà nước chỉ được làm gì trong quá trình thi hành văn bản.
+ Câu hỏi 5: Các quy định trong dự thảo văn bản có bảo đảm là giải pháp tốt
nhất để thực thi các chính sách hay chưa?
+ Câu hỏi 6: Các quy định có phù hợp với chủ trương cải cách hành chính nhà
nước hay không?
+ Câu hỏi 7: Các quy định có phù hợp với những điều kiện thực tế để thi hành hay

không?
-Có phù hợp với những điều kiện về kinh phí, nguồn nhân lực, trang thiết bị hiện
đại không?
-Có đảm bảo sự phù hợp của nội dung dự thảo văn bản với điều kiện khác hay
không?
+Câu hỏi 8: Các chế tài quy định trong dự thảo có đảm bảo cho việc áp dụng
pháp luật nghiêm minh, bảo đảm lợi ích cộng đồng nhưng không quá gây bất lợi
cho người dân hay không?
2. Lựa chọn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 nghị định 155/2016/NĐ-CP về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường để phát biểu tính khả thi
Ngày 1/2/2017 nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường chính thức có hiệu lực, theo đó chính phủ đã
quyết định tăng mức phạt nhiều lần đối với hàng loạt các hành vi vi phạm về vệ
sinh nơi công cộng, trong đó tại điểm b khoản 1 Điều 20 có quy định về “phạt tiền
3


từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện,
đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi
công cộng”. Tuy nhiên sau 2 tháng thực hiện thì một thực tế dễ dàng nhận thấy là
quy định trên không dễ thực hiện trong thực tế, không đảm bảo tính khả thi được
thể hiện rất rõ qua việc không đảm bảo các tiêu chí sau:
- Thứ nhất, sự phù hợp giữa quy định của dự thảo với điều kiện kinh tế - xã hội.
Trước hết ta có thể thấy rằng quy định trên là không đảm bảo tính khách quan
phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng khu vực, bởi quy định đặt ra nhằm
khắc phục tình trạng đi vệ sinh không đúng nơi quy định, nhưng với đặc thù công
việc của nhiều người, nhất là các đối tượng làm các công việc ngoài trời, không cố
định, việc đi vệ sinh bừa bãi là không thể tránh khỏi thực tế hiện nay cơ sở hạ tầng
của chúng ta lại không đảm bảo được, thể hiện qua việc số lượng nhà vệ sinh công
cộng phân bố không đồng đều giữa khu vực, nơi thì thừa, nơi lại thiếu, nhà vệ sinh

bẩn thỉu, xuống cấp trầm trọng… dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt
của người dân. Một ví dụ cụ thể nhất chính là tại thành phố Hà Nội, theo số liệu
của Sở Xây dựng, toàn thành phố có khoảng 350 NVSCC được phân bố trên 10
quận nội thành và thị xã Sơn Tây. Trong đó, 236 nhà xây cố định phân bố trong
các ngõ, xóm, khu tập thể cũ và 104 nhà bằng thép đặt trên đường phố, nơi vui
chơi giải trí, điểm chờ xe buýt1
Từ tháng 8/2016, UBND TP Hà Nội đồng ý cho Công ty CP Truyền thông
Vinasing triển khai dự án đầu tư 1.000 NVSCC , với mục tiêu Tết trước Nguyên
đán 2017 sẽ có 200 NVSCC được đưa vào sử dụng trên địa bàn thành phố. Tuy
vậy, đến nay mới chỉ 55 NVSCC được lắp đặt nhưng chưa sử dụng. Mới chỉ có 2
điểm đang hoạt động thí điểm tại phố Trần Nhân Tông (trước cửa Công viên Thống
Nhất) và Vườn hoa Yersin (phố Lê Thánh Tông).2
Để giải quyết có hiệu quả tình trạng tiểu bậy nơi công cộng không chỉ áp dụng
chế tài phạt tiền, nâng mức tiền phạt lên cao là được mà bước đầu là phải khắc
phục được những bất cập hiện có của nhà VSCC từ việc phân bổ, quy hoạch như
thế nào cho hợp lý, để mô hình này đáp ứng được nhu cầu căn bản của người dân.
1

/>
2

/>4


- Thứ hai, sự toàn diện của các biện pháp, sự tương xứng hợp lý của các chế tài
trong dự thảo so với yêu cầu giải quyết vấn đề, mục tiêu đề ra. Cũng như việc xác
định rõ nhiệm vụ quyền hạn, trình tự thủ tục thực hiện.
Thứ nhất việc xử phạt các hành vi tiểu bậy rất khó là vì chế tài cưỡng chế không
đủ mạnh, nghị định đưa ra ngoài việc phạt tiền, thì người vi phạm có thể bị nêu tên
công khai kèm thông tin về vi phạm trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên

và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp tỉnh… nhưng một câu
hỏi đặt ra là việc làm này có vi phạm đời tư của người vi phạm, khi mà Điều 34
BLDS 2015 quy định rõ rằng danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân cần được
tôn trọng và sẽ được pháp luật bảo vệ. Như vậy, việc vi phạm vệ sinh nơi công
cộng mà Bộ Tài nguyên và Môi trường công khai tên họ hoặc kèm thông tin, hình
ảnh của họ lên trang điện tử của Bộ là hành vi không đúng với quy định pháp luật,
ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
Bên cạnh đó trong một số trường hợp chế tài lại không quy định về việc giải
quyết như thế nào. Ví dụ : Một người dân ở tỉnh Bình Dương tiểu bậy ở quận Thủ
Đức thì địa phương xử phạt như thế nào? “Lập biên bản thì họ nhận nhưng không
đóng phạt thì chế tài cưỡng chế căn cứ vào đâu? Ít nhất phải biết được tài khoản
ngân hà ng, nơi làm việc để gửi thông báo ngăn chặn thì may ra mới có thể thu
được tiền vi phạm hành chính”. Hay việc nhìn thấy có hành vi tiểu bậy nhưng đến
lập biên bản thì họ chối, không nhận thì xử lý ra sao. Nếu cứ đặt ra quy định tăng
mức tiền phạt, nhưng việc áp dụng các chế tài khác không thống nhất, thậm chí
không biết phải áp dụng như thế nào sẽ dẫn đến tình trạng người dân nhờn luật.
Thứ hai so với nghị định 197/2013 thì quy định mức phạt tại nghị định
155/2016 đã tăng gấp 10 lần, nhưng để xử lí những trường hợp xảy ra trên thực tế
là rất khó hay nói là không thể. Về thẩm quyền, trình tự thủ tục xử phạt, thì trước
đây theo nghị định 197 và Luật Xử lý vi phạm hành chính, chiến sỹ công an chỉ
được quyền xử phạt 500.000 đồng, mức phạt thấp nhất mà Nghị định 155 đưa ra.
Nhưng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 mức phạt này là từ 1 triệu đến 3 triệu
là vượt quá thẩm quyền của lực lượng công an phường, phải cấp Chủ tịch phường
mới có thẩm quyền xử phạt. Những cán bộ công chức xã, phường đang làm nhiệm
vụ bảo vệ môi trường chỉ được lập biên bản chuyển về Chủ tịch phường để ra
quyết định xử phạt. Do đó, việc xử phạt không được thực hiện ngay, liên tục, tính
giáo dục, răn đe sẽ giảm. Rồi là chuyện nếu người vi phạm không có tiền, giữ
5



chứng minh thư của họ hay đưa họ về phường, tất cả điều này sẽ tạo ra một núi
công việc cho người thực thi. Hơn nữa một vướng mắc hiện nay là khi phát hiện thì
cán bộ sẽ lập biên bản nhưng chưa ra quyết định ngay được vì không có thẩm
quyền. Và việc tạm giữ tang vật đối với những hành vi tiểu tiện hay xả rác thì tạm
giữ cái gì để làm căn cứ đề nghị xử phạt?
- Thứ ba: Sự phù hợp của các quy định của dự án, dự thảo với điều kiện thực tế về
nguồn tài chính, nguồn nhân lực để thi hành văn bản; trình độ quản lý, trình độ
dân trí.
Nghị định 155/2016 có quy định về việc các lực lượng chức năng sẽ bắt quả tang
hoặc thông qua các biện pháp nghiệp vụ, ghi hình, chụp ảnh… để xử lý người vi
phạm. Theo đó để xử lý người vi phạm phải có bằng chứng cụ thể như ghi hình
thông qua camera, chụp ảnh… nhưng với điều kiện kinh tế hiện tại của đất nước,
chúng ta không thể lắp đặt camera ở mọi nơi để có thể làm bằng chứng chứng
minh các hành vi vi phạm. Chính vì điều đó mà dù có thấy người vi phạm nhưng
khi đến lập biên bản thì họ lại không chịu nhận, chúng ta cũng không biết xử lý
như thế nào vì không có bằng chứng. Bên cạnh đó để thực hiện những quy định
của nghị định thì đòi hỏi phải có đủ nguồn nhân lực, nhưng thực thế ta thấy rằng
lực lượng làm nhiệm vụ xử phạt chắc chỉ có công an xã, phường là người dân còn
sợ mà nộp phạt, trong khi lực lượng này còn mỏng và kiêm nhiệm rất nhiều nhiệm
vụ. Một điều quan trọng làm cho quy định của nghị định không có tính khả thi là
xuất phát từ ý thức của người dân, từ lâu nay dân ta cứ thói quen bạ đâu vứt đó, đi
vệ sinh không đúng nơi quy định, công tác tuyên truyền của xã phường còn rất hạn
chế, việc quản lý còn lỏng lẻo thậm chí quy định đặt ra, nhưng chỉ mang tính hình
thức, có vi phạm cũng chỉ nhắc nhở. Quy định chỉ mang tính hình thức thì sẽ dẫn
đến việc người dân nhờn luật.
KẾT LUẬN
Như vậy từ những phân tích ở trên ta thấy rằng việc quy định về tăng mức
phạt đối với các hành vi đi vệ sinh cá nhân không đúng nơi quy định tại điểm b
khoản 1 Điều 20 là không có tính khả thi,khi không đáp ứng được các tiêu chí như
sự phù hợp giữa quy định của dự thảo với điều kiện kinh tế - xã hội; sự toàn diện

của các biện pháp, sự tương xứng hợp lý của các chế tài trong dự thảo so với yêu
cầu giải quyết vấn đề, mục tiêu đề ra. Cũng như việc xác định rõ nhiệm vụ quyền
6


hạn, trình tự thủ tục thực hiện; Sự phù hợp của các quy định của dự án, dự thảo với
điều kiện thực tế về nguồn tài chính, nguồn nhân lực để thi hành văn bản; trình độ
quản lý, trình độ dân trí. Từ đó dẫn đến việc khó thực hiện trong đời sống.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.
4.
5.

Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực môi trường.
Nghị định 179/2013 quy định việc xử phạt vi phạm hành chính về hành
vi hút thuốc lá, vứt thải, bỏ đầu mẩu thuốc lá không đúng nơi quy định
tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ, nơi công cộng
Luật xử lí vi phạm hành chính 2012
Quyết định 1598/2014/QĐ-BTP về thẩm định dự án, dự thảo văn bản
quy phạm pháp luật.
Web:
/>
7



- />
8



×