Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

SỬ DỤNG CÂU CHUYỆN VỀ GƯƠNG HI SINH CHIẾN ĐẤU CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ NHẰM GIÁO DỤC LÒNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (19541975), LỚP 12 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.5 KB, 81 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA LỊCH SỬ

NGUYỄN THU HÀ

SỬ DỤNG CÂU CHUYỆN VỀ GƯƠNG HI SINH CHIẾN ĐẤU
CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ NHẰM GIÁO DỤC LÒNG YÊU
NƯỚC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT
NAM (1954-1975), LỚP 12 THPT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH : LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC LỊCH SỬ

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Trịnh Đình Tùng
Sinh viên : Nguyễn Thu Hà
Lớp : K64.CLC

Hà Nội - 2018
1


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận Tốt nghiệp là một trong những công trình quan trọng trên
chặng đường của mỗi sinh viên.Để hoàn thành khóa luận này, trước hết, em
xin được bày tỏ và gửi lời cảm ơn trân trọng đến PGS.TS. Trịnh Đình Tùng,
người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực
khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử, đặc
biệt các thầy cô trong Tổ bộ môn Lý luận và Phương pháp dạy học Lịch sử đã


tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu
chuyên ngành tại Khoa và Trường.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo và các
em học sinh trường THPT Yên Dũng số 2-Bắc Giang, trường THPT Quang
Trung Hà Đông– Hà Nội, các bạn trong tập thể K64.CLC và nhiều bạn bè
đồng trang khác đã động viên và sẻ chia trong thời gian em học tập tại trường,
cũng như trong thời gian khó khăn làm khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thu Hà

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
DHLS
GV
HS
THPT
SGK

3

Giải thích
Dạy học lịch sử
Giáo viên
Học sinh

Trung học phổ thông
Sách giáo khoa


MỤC LỤC

5
PHỤ LỤC

4


MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Yêu nước là truyền thống vô cùng quý báu của dân tộc Việt Nam được
hun đắp và hình thành từ hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.
Lòng yêu nước được hình thành sớm và xuyên suốt qua nhiều thế kỉ, được thể
hiện qua quá trình lao động sản xuất và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, là sợi chỉ
đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt, là nhân tố quan trọng làm nên
mọi thắng lợi từ thời chiến cho đến thời bình. Do đó, thông qua quá trình giáo
dục và các hoạt động tuyên truyền, đặc biệt với ưu thế là môn học xã hội, việc
khai thác các khóa trình lịch sử ở trường phổ thông giúp chúng ta có thể giáo
dục cho học sinh nhiều truyền thống dân tộc, nổi bật là giáo dục truyền thống
yêu nước. Đó là sở trường ưu thế của môn Lịch sử trong việc giáo dục thế hệ
trẻ, bồi dưỡng tình cảm, tư tưởng.
Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam được thể hiện qua mọi thời
đại.Khi đất nước có giặc ngoại xâm, cả dân tộc quật khởi đứng lên,ào ào khí
thế,xông pha ra trận với mũi tên,ngọn giáo,với gậy tầm vông ,..Máu của nhân
dân làm đỏ thắm lá cờ Tổ quốc.Hòa bình lập lại,dân tộc Việt lại chung sức
chung lòng, đem mồ hôi và trí tuệ xây dựng và phát triển đất nước “mười lần

đẹp hơn”. Chính lòng yêu nước ấy làm nên sức mạnh Việt Nam, làm nên vẻ
đẹp văn hiến Đại Việt, làm cho nền văn minh sông Hồng tỏa sáng.
Giáo dục lòng yêu nước là một trong những nội dung quan trọng nhất của
giáo dục phổ thông ở tất cả các nhà trường trên thế giới, trong mọi thời điểm và
thời đại.Ở Việt Nam,một dân tộc trải qua biết bao thăng trầm lịch sử,lịch sử dựng
nước và giữ nước gắn liền với cuộc đấu tranh chống ngoại xâm,kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược giành độc lập dân tộc thì việc giáo
dục lòng yêu nước trong nhà trường và ngoài xã hội lại càng có ý nghĩa hơn bao
giờ hết. Giáo dục lòng yêu nước là nội dung giáo dục được tiến hành ở tất cả các

5


môn học trong nhà trường,nhưng đối với các môn học xã hội sẽ có ưu thế hơn
các môn học tự nhiên, đặc biệt là với bộ môn Lịch sử.
Từ xa xưa giáo dục lịch sử luôn được xem là một nội dung quan trọng
trong giáo dục nhà trường tại bất cứ thời đại nào và ở bất cứ thời điểm
nào.“Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”, “Là bó đuốc soi đường tới tương
lai”. Học lịch sử không những giúp dựng lại bức tranh sinh động về quá khứ
của ông cha mà hơn cả là học để hiểu về quá khứ, nắm bắt được hiện tại và
hướng tới tương lai. Bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông có khả năng giáo
dục HS truyền thống tốt đẹp về lòng yêu nước, yêu thương đồng bào,trọng
nhân nghĩa, quý lao động,anh hùng dũng cảm…và có nhiều kinh nghiệp quý
báu về giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống dân tộc, tinh hoa của nhân loại.
Những câu chuyện về gương hi sinh chiến đấu của người phụ nữ trong
kháng chiến chống Mĩ cứu nước luôn là nguồn cảm hứng mạnh mẽ khi giáo
dục về lòng yêu nước cho HS. Hình ảnh những người phụ nữ sẵn sàng chiến
đấu anh dũng hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc góp phần không nhỏ vào
việc giáo dục truyền thống yêu nước và tình cảm cho thế hệ trẻ.
Phụ nữ Việt Nam luôn có vai trò vô cùng quan trọng trong suốt chiều

dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Song, chưa có thời kỳ nào
hình ảnh những nữ du kích hoạt động quân sự lại sôi nổi, mạnh mẽ như ở
miền Nam, trong kháng chiến chống Mỹ. Lực lượng phụ nữ, những người có
thể làm tất cả mọi việc trong xã hội như nam giới. Trong những năm kháng
chiến chống Mỹ phụ nữ chiếm vị trí quan trọng trong các lực lượng dân quân,
du kích ở các xã ấp, họ hăng hái làm nhiệm vụ, họ mạnh mẽ,bất khuất khi đối
diện với kẻ thủ và họ hi sinh cả tuổi trẻ để giành lại tự di cho Tổ quốc. Ngoài
những hoạt động về quân sự, phụ nữ còn sẵn sàng làm nhiệm vụ của lực
lượng xung kích trong đấu tranh binh vận và chính trị. Những người phụ nữ
ấy đã sáng tạo ra một đạo quân đặc biệt “Đội quân tóc dài ” với khẩu hiệu
“ Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Trong hoàn cảnh ác liệt của chiến tranh,
nhiều cô gái trẻ đã dành trọn những tháng năm đẹp nhất của cuộc đời mình
6


chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Vẻ đẹp của các nữ thanh niên xung
phong đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều câu hát về họ: “Cô gái miền
quê ra đi cứu nước, mái tóc xanh xanh tuổi trăng tròn…”.Đó là vẻ đẹp của
tuổi thanh xuân cống hiến hết mình vì Tổ quốc. Những người phụ nữ trong
kháng chiến chống Mĩ chính là những tấm gương anh dũng hi sinh cho non
sông đất Việt. Là những câu chuyện xứng đáng là nguồn cảm hứng giáo dục
lòng yêu nước cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
Qua tìm hiểu và ứng dụng thực tiễn, câu chuyện về gương hi sinh chiến
đấu của người phụ nữ không phải là tư liệu dạy học mới, nhưng lại có tác
dụng lớn trong giáo dục lòng yêu nước cho HS.Những câu chuyện về tấm
gương hi sinh chiến đấu của người phụ nữ phản ánh được phần nào nội dung
lịch sử sâu sắc, góp phần tạo hứng thú học tập và giáo dục lòng yêu nước cho
HS trong quá trình học lịch sử.
Trên cơ sở nhận thức những điều trên,chúng tôi xin lựa chọn vấn đề :
“Sử dụng câu chuyện về gương hi sinh chiến đấu của người phụ nữ nhằm

giáo dục lòng yêu nước cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (19541975), lớp 12 THPT” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Giáo dục lòng yêu nước là một trong những nội dung quan trọng hàng
đầu trong các cơ sở giáo dục nhằm bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm,đạo đức cho
HS. Bởi lẽ đó, cũng có nhiều công trình, nhiều cuốn sách đã nghiên cứu về
giáo dục lòng yêu nước, tuy nhiên việc giáo dục lòng yêu nước thông qua câu
chuyện về gương hi sinh chiến đấu của người phụ nữ là một vấn đề bỏ ngỏ,
còn nhiều khía cạnh cần khai thác và nghiên cứu.
Hiện nay ở nước ta, việc nghiên cứu lí luận về giáo dục lòng yêu nước,
truyền thống yêu nước đã bước đầu tiếp cận được một cách sâu sắc hơn so với
trước đây. Đã có nhiều tài liệu, cuốn sách viết về giáo dục lòng yêu
nước,truyền thống dân tộc :

7


- Những tài liệu mang tính chất lí luận về giáo dục lòng yêu nước,truyền
thống dân tộc. Nhà xuất bản Sách giáo khoa Mác-Lenin nói về vấn đề này với
tiêu chí :“Truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam” .Cuốn
“Nền giáo dục Việt Nam lí luận và thực hành ” của viện sĩ Nguyễn Khánh
Toàn ,NXB Giáo dục ,H,1991.Rồi hàng loạt những cuốn sách khác như : “Hồ
Chí Minh với sự nghiệp giáo dục”,NXB Giáo dục,H,1990 ; “Giáo dục truyền
thống” của Lê Tám,…Những tác phẩm này được viết rất rộng,có tính chất
giáo dục lòng yêu nước,truyền thống cho tất cả mọi người công dân với
những nội dung nói về truyền thống dựng nước và giữ nước, truyền thống yêu
nước,truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam.
- Trước hết tìm hiểu bất cứ phương pháp dạy học lịch sử nào cũng cần

chú ý đến các công trình lý luận chung về việc sử dụng tài liệu thành văn
được trình bày ở các giáo trình phương pháp dạy học lịch sử như:
Cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử” tập I của tập thể các tác giả: Trần
Văn Trị, Phan Ngọc Liên, NXB Giáo dục,H,1980 đã viết: “Giáo dục tinh
thần yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc và những truyền thống tốt đẹp của
dân tộc,tức là làm cho học sinh thấy rõ quá khứ vẻ vang của dân tộc, những
bước đường đấu tranh gian khổ,hi sinh nhưng vô cùng anh dũng …cảm thụ
được cái hay, cái đáng tự hào trong truyền thống lịch sử của tổ tiên ,cha anh
mình để lại …Thấy mình phải làm gì cho xứng đáng với quá khứ vẻ vang,làm
gì góp phần thúc đẩy sự nghiệp của Tổ quốc”.
Cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử ” tập I của tập thể các tác giả:
Phan Ngọc Liên(cb), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi,NXB Đại học sư
phạm Hà Nội,H,2012 dành cả một chương để nói về chức năng giáo dục của
bộ môn lịch sử, trong đó nói đến giáo dục về truyền thống dân tộc “Coi việc
bồi dưỡng tình cảm đối với gia đình, dân tộc, nhân loại, đối với quê hương,
Tổ quốc của chúng ta đòi hỏi phải chú ý giáo dục truyền thống, đặc biệt
truyền thống dân tộc…Khai thác nội dung các khóa trình lịch sử ở trường

8


phổ thông ,chúng ta có thể giáo dục cho học sinh nhiều truyền thống dân
tộc ,nổi bật là giáo dục truyền thống yêu nước”.
Bên cạnh đó có một vài cuốn sách cũng đề cập đến việc giáo dục lòng
yêu nước,truyền thống dân tộc như: cuốn “Giáo dục người công dân” của
A.S-Ma-ka-ren-ko, NXB Giáo dục,H,1984; cuốn “Lịch sử và giáo dục lịch
sử” của GS.TS Phan Ngọc Liên, NXB Chính trị quốc gia,Hà Nội,2003; cuốn
“Mấy vấn đề về văn hóa giáo dục”của Phạm Văn Đồng ,NXB Sự thật ,Hà
Nội,1986,…
Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh là một chủ đề đã được khai thác

nhiều trong các luận văn, luận án, tạp chí, bài nghiên cứu khoa học trong giáo
dục lịch sử. Có thể kể đến như bài báo “Giáo dục lòng yêu nước xã hội chủ
nghĩa và tinh thần quốc tế vô sản qua môn Lịch sử” của GS.TS Phan Ngọc
Liên đăng trên Tạp chí nghiên cứu Giáo dục số 6 năm 1982; “Giáo dục lòng
yêu nước, ý chí quyết thắng cho thế hệ trẻ qua dạy học “Cuộc kháng chiến
chống Pháp 1945-1954”” của Bùi Thị Thu Hà, Đặng Văn Hồ trên Tạp chí
Giáo dục số 157 năm 2007; luận văn “Di sản văn hóa vùng đất Tổ với việc
giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ của Phú Thọ hiện nay” của Trần Thị
Thanh Hương, trường Đại học sư phạm Hà Nội; cuốn sách của Chủ tịch Hồ
Chí Minh với tựa đề “Kết hợp chặt chẽ lòng yêu nước với tinh thần quốc tế
vô sản” Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật năm 1976,…
Với riêng mảng giáo dục lòng yêu nước cho học sinh đã có nhiều công
trình, nhưng thông qua sử dụng những câu chuyện về tấm gương hi sinh chiến
đấu trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông để giáo dục lòng yêu nước thì
hầu như còn khá ít hoặc không đầy đủ chi tiết. Vậy nên việc nghiên cứu vấn
đề này sẽ giúp hoàn thiện hơn về việc xây dựng các biện pháp giáo dục lòng
yêu nước trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông,đồng thời góp phần chung
vào sự phát triển của khoa học giáo dục cũng như khoa học giáo dục lịch sử.
Nhìn chung, dù mục đích nghiên cứu khác nhau, ở những lĩnh vực khác
nhau, nhưng hầu hết các tác phẩm, các công trình đều khẳng định sự cần thiết
9


phải giáo dục lòng yêu nước,truyền thống dân tộc cho HS, cho thế hệ trẻ, cho
mọi công dân Việt Nam, coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong việc phát triển
đất nước phồn vinh và vững mạnh. Tuy vậy chưa có một công trình nghiên
cứu một cách chi tiết giáo dục lòng yêu nước cho HS thông qua sử dụng câu
chuyện về gương hi sinh chiến đấu của người phụ nữ trong giảng dạy lịch sử
ở trường phổ thông. Đó là nhiệm vụ cơ bản cần được gợi mở trong khóa luận
này,

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Như tên đề tài đã chỉ ra, đối tượng nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp
là sử dụng câu chuyện về gương hi sinh chiến đấu của người phụ nữ trong dạy
học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975 nhằm giáo dục lòng yêu nước cho
học sinh lớp 12 THPT .
- Phạm vi nghiên cứu
Căn cứ vào tình hình thực tiễn, chúng tôi chỉ nghiên cứu vấn đề này
trong DHLS lớp 12 THPT, phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975. Các
phân tích đánh giá nhận xét chủ yếu dựa vào nội dung phần lịch sử Việt Nam
(1954-1975) trong SGK Lịch sử 12 và các đối tượng học sinh đang theo học
nội dung này.
4.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
+ Tìm hiểu nội dung câu chuyện về gương hi sinh chiến đấu của người
phụ nữ và khả năng của những câu chuyện đó trong việc giáo dục lòng yêu
nước cho học sinh THPT trong dạy học phần lịch sử Việt Nam giai đoạn
1954-1975, lớp 12 THPT.
+ Khẳng định vai trò, ý nghĩa của những câu chuyện về gương hi sinh
chiến đấu của người phụ nữ trong dạy học để giáo dục lòng yêu nước cho HS,
trên cơ sở đó đề xuất hướng vận dụng chúng trong dạy học lịch sử Việt Nam
1954 - 1975, lớp 12 THPT.
10


- Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về cơ sở lí luận của nhiệm vụ
giáo dục lòng yêu nước trong lịch sử cũng như các câu chuyện về gương hi

sinh chiến đấu của người phụ nữ nhằm giáo dục lòng yêu nước cho học sinh
lớp 12 THPT.
+ Khảo sát thực tiễn việc sử dụng câu chuyện về gương hi sinh chiến
đấu của người phụ nữ trong dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông. Từ đó
hệ thống các câu chuyện có thể vận dụng trong nhiệm vụ giáo dục lòng yêu
nước cho HS trong học tậ[p lịch sử.
+ Nghiên cứu chương trình và SGK Lịch sử 12 trong giái đoạn (19541975) và xá định những nội dung có thể chú trọng nhằm giáo dục lịch sử nói
chung và giáo dục lòng yêu nước nói riêng cho HS trong quá trình dạy học.
+ Nghiên cứu và đưa ra đề xuất một số biện pháp nhằm giáo dục lòng
yêu nước cho học sinh thông qua việc sử dụng câu chuyện về những tấm
gương hi sinh chiến đấu của người phụ nữ trong dạy học lịch sử Việt Nam
giai đoạn (1954-1975)
5.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài : Sử dụng câu chuyện về gương hi sinh chiến đấu cuả người phụ
nữ nhằm giáo dục lòng yêu nước cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam
1954-1975 dựa trên quan điểm phương pháp luận sử học mácxít: phương
pháp này được xây dựng trên cơ sở chủ nghĩa duy vật lịch sử ,đó là điều thuộc
về nguyên tắc. Trong nghiên cứu lịch sử, phương pháp luận sử học có vai trò
lớn trong việc hướng dẫn nghiên cứu lịch sử (nội dung khoa học và phương
pháp nghiên cứu) cũng như phương pháp dạy học lịch sử. Không nắm được
phương pháp dạy học lịch sử, các nhà nghiên cứu lịch sử mất phương hướng
hoạt động ,không có khả năng giải quyết vấn đề lịch sử đặt ra.Vì vậy có thể
nói rằng,đối với người làm công tác sử học, những vấn đề phương pháp luận
là những vấn đề rất quan trọng. Đề tài dựa trên quan điểm của phương pháp
luận sử học Mác xít đảm bảo tính hệ thống, tính logic, tính khoa học,…
11


Ngoài ra, đề tài còn nghiên cứu những vấn đề lí luận của các bộ môn
như Tâm lí học, Tâm lí lứa tuổi và Tâm lí sư phạm, Giáo dục học, Phương

pháp DHLS… phục vụ cho những nội dung cần khai thác trong đề tài .
Bên cạnh hai phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương
pháp logic, đề tài còn sử dụng một số phương pháp khác, trong đó xem trọng
hai phương pháp đặc trưng của chuyên ngành là điều tra, khảo sát và thực
nghiệm sư phạm. Cụ thể là :
- Phương pháp sưu tầm, xử lí tài liệu: sưu tầm, xử lí các công trình của
các sử gia, Tâm lí học có liên quan, sưu tầm các tài liệu về vấn đề giáo dục
lòng yêu nước cho HS, trong đó có việc sử dụng những câu chuyện về gương
hi sinh chiến đấu của người phụ nữ.
- Phương pháp điều tra,khảo sát thực tế : tiến hành khảo sát, điều tra
tình hình việc giáo dục lòng yêu nước cho HS bằng việc sử dụng câu chuyện
về gương hi sinh chiến đấu của người phụ nữ trong dạy học lịch sử ở trường
phổ thông. Việc điều tra, khảo sát được tiến hành thông qua phiếu điều
tra,phỏng vấn,…
6.

Ý nghĩa của đề tài

Với việc chọn đề tài “Sử dụng câu chuyện về gương hi sinh chiến đấu
của người phụ nữ nằm giáo dục lòng yêu nước cho học sinh trong dạy học
lịch sử Việt Nam (1954-1975), lớp 12 THPT” làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp,trước tiên có ý nghĩa trong việc tìm hiểu về =thực trạng giáo dục lòng
yêu nước cho HS trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay,cũng như
tầm quan trọng của việc sử dụng những câu chuyện về gương hi sinh chiến
đấu của người phụ nữ trong việc giáo dục lòng yêu nước.Qua đó, đề tài cũng
góp phần làm phong phú thêm lí luận dạy học bộ môn và phương pháp dạy
học lịch sử về sử dụng câu chuyện về gương hi sinh chiến đấu của người phụ
nữ nhằm giáo dục lòng yêu nước cho HS. Đồng thời, trong quá trình nghiên
cứu và đạt được kết quả từ thực tiễn, tác giả cũng rút ra được những kết luận,
đánh giá, từ đó có thêm được những kinh nghiệm,những bài học ứng dụng

12


vào thực tiễn dạy học bộ môn Lịch sử trong khoảng thời gian thực tập ở
trường phổ thông cũng như sâu khi ra trường đứng trên bục giảng truyền dạy
những tri thức lịch sử dân tộc và nhân loại cho học sinh.
7.Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
-

khóa luận tốt nghiệp được trình bày qua 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn việc sử dụng câu chuyện về gương hi
sinh chiến đấu của người phụ nữ nhằm giáo dục lòng yêu nước cho học sinh

-

trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
Chương 2: Phương pháp sử dụng câu chuyện về gương hi sinh chiến đấu của
người phụ nữ nhằm giáo dục lòng yêu nước học sinh trong dạy học lịch sử
Việt Nam (1954 – 1975), lớp 12 THPT. Thực nghiệm sư phạm

13


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 :CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THƯC TIỄN CỦA VIỆC
SỬ DỤNG NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ GƯƠNG HI SINH
CHIẾN ĐẤU CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM NHẰM GIÁO DỤC
LÒNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

1.1.Cơ sở lí luận
1.1.1.Quan niệm về tấm gương hi sinh chiến đấu của người phụ nữ
trong lịch sử.
Qua khảo cứu các tài liệu,các nguồn từ điển, chúng tôi chưa thấy một
định nghĩa nào hoàn chỉnh về “tấm gương hi sinh chiến đấu”, nhưng khi cắt
nghĩa chúng một cách chi tiết thì sẽ bước đầu hiểu được ý nghĩa của chúng.
Theo Từ điển Tiếng Việt của GS,Hoàng Phê chủ biên, nhà xuất bản Đà
Nẵng in lần thứ tám năm 2002, “gương” có nghĩa là để chỉ người gương mẫu,
mẫu mực cho mọi người noi theo [16;413]. “Hi sinh” :nhận về phần mình
một cách tự nguyện sự mất mát lớn lao nào đó, vì một điều gì đó cao đẹp như
hi sinh xương máu để giành độc lập,chết vì nghĩa vụ, lí tưởng cao đẹp [16;
435]; hay “chiến đấu” :đánh nhau bằng vũ khí giữa các lực lượng vũ trang
trong chiến tranh (chiến đấu ngoài mặt trận,tinh thần chiến đấu của quân đội)
[16;409].
Như vậy qua cắt nghĩa các từ, có thể thấy “gương hi sinh chiến đấu” là
chỉ những con người gương mẫu,mẫu mực đã nhận về phần mình một cách tự
nguyện sự mất mát lớn lao vì điều cao đẹp là hi sinh xương máu vì độc lập
dân tộc trong cuộc giao chiến với kẻ thù, đánh nhau bằng vũ khí giữa các lực
lượng vũ trang.
Có thể thấy, sẽ có nhiều gương hi sinh chiến đấu trong lịch sử dựng
nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam : có những tấm gương hi sinh chiến
đấu từ thời dựng nước của ông cha ta,hay đến thời kì kháng chiến chống thực
14


dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược cũng có những tấm gương hi sinh chiến
đấu vì Tổ quốc. Hơn nữa, trong những tấm gương hi sinh chiến đấu lại bao
gồm những tấm gương của những người phụ nữ, của những người đàn ông,
của thanh thiếu niên, của thế hệ trẻ,…
Trong khuôn khổ của khóa luận tốt nghiệp, tác giả tập trung tìm hiểu và

nghiên cứu về những tấm gương hi sinh chiến đấu của những người phụ nữ
trong giai đoạn lịch sử Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ (1954-1975)
Để hiểu rõ hơn, cần cắt nghĩa thêm từ“phụ nữ” là thuật ngữ chung
dùng để chỉ những người thuộc nữ giới,mang những đặc điểm và chức năng
khác với nam giới.Trong khuôn khổ của khóa luận, phụ nữ là thuật ngữ dùng
chung cho cả những người nữ giới đã trưởng thành hay những cô gái ở tuổi
thanh thiếu niên, là những người có trách nhiệm với đất nước, với Tổ quốc.
Như vậy, có thể thấy các cách giải thích thuật ngữ “phụ nữ” nêu trên
đều có liên quan đến nhau và ít nhiều liên quan đến khía cạnh “gương hi sinh
chiến đấu” mà tác giả đang thực hiện trong đề tài này.Dựa trên phân tích
thuật ngữ,có thể khái quát “gương hi sinh chiến đấu” (gương hi sinh chiến
đấu của người phụ nữ ) là chỉ sự gương mẫu ,mẫu mực của những con người
không phân biệt già trẻ, gái trai, độ tuổi (trong đó có phụ nữ). Họ đã nhận về
phần mình một cách tự nguyện sự mất mát lớn lao vì điều cao đẹp là hi sinh
xương máu vì độc lập dân tộc trong cuộc giao chiến với kẻ thù, đánh nhau
bằng vũ khí giữa các lực lượng vũ trang trong lịch sử dựng nước và giữ nước
của dân tộc Việt Nam.
1.1.2. Quan niệm về giáo dục lòng yêu nước trong dạy học lịch sử
Nhìn lại chặng đường lịch sử đã đi qua, để có thể giành và giữ nền độc
lập, dân tộc Việt Nam đã phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, gian khổ từ
thời dựng nước và giữ nước với sự nô dịch thống trị của phong kiến phương
Bắc trong suốt hơn 1000 năm, cho tới thời kì kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ. Thế nhưng, trong khó khăn, lầm than đó, lòng yêu nước của dân
tộc Việt Nam lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết, chính lòng yêu nước đã giúp nhân
15


dân Việt Nam tạo nên sức mạnh tổng hợp để chiến đấu và chiến thắng quân
thù. Đó là tình cảm thiêng liêng, tạo nên sức mạnh lớn nhất để xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Do đó, việc giáo dục lòng yêu nước cho học sinh là rất quan

trọng và thực sự cần thiết trong nhà trường thông qua các hoạt động giáo
dục,tuyên truyền,đặc biệt là trong dạy và học lịch sử.
“Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” không chỉ tái hiện quá khứ ,nhìn
nhận đúng đắn về hiện tại ,mà còn hướng tới tương lai.Bộ môn lịch sử trong
nhà trường là một trong những môn xã hội nên có ưu thế vượt trội trong việc
giáo dục tư tưởng,đạo đức,trong đó có nội dung giáo dục lòng yêu nước cho
học sinh.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến
việc “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” .Đại hội lần thứ VIII của
Đảng (1996) khẳng định “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, hay Đại hội
Đảng lần thứ X (2006) nhấn mạnh việc giáo dục cho học sinh,sinh viên “bản
lĩnh,phẩm chất,lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện đại”. Trong đời sống xã
hội hiện hành, lịch sử có tác dụng quan trọng không chỉ về trí tuệ mà cả về tư
tưởng, tình cảm,đạo đức và nhân cách. Các môn học, bao gồm cả tự nhiên và
xã hội, ở những mức độ khác nhau đều góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm,
nhưng các môn học xã hội có ưu thế hơn các môn học tự nhiên,đặc biệt môn
lịch sử có nhiều ưu thế vượt trội trong giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức,
thẩm mĩ,… Những nhân vật, những hiện tượng lịch sử và những việc thực của
quá khứ có sức thuyết phục, có sự rung cảm, thẩm thấu mạnh mẽ với tinh
thần và tình cảm của thế hệ trẻ. Người giáo viên trong những bài giảng có
thể lấy những tấm gương anh dũng tuyệt vời của các chiến sĩ đã đấu tranh, hi
sinh cho độc lập tự do của Tổ quốc để giáo dục tinh thần, khơi dậy lòng yêu
cho học sinh học tập, suy nghĩ về trách nhiệm và bổn phận của bản thân đối
với đất nước. Bởi vì lịch sử chính là cuộc sống của nhân loại và dân tộc,là bức
tranh quá khứ sinh động và chân thực.

16


Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định : “Dân ta phải biết sử

ta / Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, điều đó có nghĩa muốn giữ gìn
và phát huy truyền thống của dân tộc thì trước tiên phải hiểu biết về lịch sử
cội nguồn của dân tộc, và môn lịch sử chính là chiếc cầu nối giúp cho các thế
hệ học sinh, sinh viên hiểu về lịch sử nguồn gốc của dân tộc mình. Môn lịch
sử có nhiệm vụ cung cấp những tri thức về lịch sử phát triển của xã hội loài
người từ khi loài người xuất hiện đến nay, đó là những kiến thức lịch sử thế
giới, lịch sử dân tộc về tất cả các mặt như kinh tế, chính trị, văn hoá,… nhằm
dựng lại những bức tranh toàn cảnh về quá khứ một cách khách quan, sống
động, về truyền thống đấu tranh bất khuất trong dựng nước và giữ nước của
dân tộc Việt Nam anh hùng, truyền thống nhân đạo sâu sắc và rất nhiều những
truyền thống,và nhiều giá trị cao đẹp khác của dân tộc Việt Nam.Trên hết, bộ
môn lịch sử có vai trò vô cùng quan trọng trong giáo dục truyền thống đạo
đức và giáo dục lòng yêu nước cho học sinh.
Lòng yêu nước chính là một trong những nội dung giáo dục quan trọng
của bộ môn lịch sử. Lòng yêu nước là vốn quý của mọi dân tộc, mỗi dân tộc
đều có những nét đặc sắc riêng. Lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam được
hình thành trong lao động sản xuất và chiến đấu bảo vệ đất nước, giải phóng
dân tộc, phát triển trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày nay. Nó
trở thành đạo lí của người Việt Nam, là tiêu chí cao nhất để đánh giá mọi
người trong nước từ trước đến nay. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam – một động
lực phát triển của dân tộc - có sức mạnh như “một làn sóng mạnh mẽ,to lớn
,nó lướt qua mọi sự nguy hiểm ,khó khăn,nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và
lũ cướp nước ”.
Những sự kiện cụ thể được khai thác trong các khóa trình lịch sử dân
tộc làm cho học sinh thấy rõ rằng cuộc đấu tranh lâu dài và liên tục của dân
tộc ta để dựng nước và giữ nước chứng minh ý thức làm chủ đất nước ,ý thức
dân tộc mạnh mẽ, ý thức đoàn kết chặt chẽ, ý thức về chủ quyền quốc gia
được hình thành rất sớm, trong những điều kiện địa lí và lịch sử cụ thể.Các sự
17



kiện lịch sử xác nhận rằng: lòng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất
của người Việt Nam từ ngàn xưa, là biểu hiện cao nhất trách nhiệm của mỗi
người dân đối với Tổ quốc .Đây là một nét nổi bật của con người Việt Nam
truyền thống “Thà hi sinh tất cả chứ quyết không chịu làm nô lệ”.Chân lí
“Không có gì quý hơn độc lập tự do” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết,
khái quát, cần được chứng minh bằng những sự kiện cụ thể.
Tóm lại, môn Lịch sử ở trường phổ thông có ưu thế và sở trường trong
việc giáo dục truyền thống dân tộc, lòng yêu nước được biểu hiện trên mọi
lĩnh vực đấu tranh (kinh tế,quân sự,văn hóa ), chống những biểu hiện của chủ
nghĩa dân tộc tư sản, chủ nghĩa sô vanh, chủ nghĩa chủng tộc, chủ nghĩa quân
phiệt ,…Ngày nay, sau khi cả nước được hoàn toàn giải phóng, được thống
nhất, lòng yêu nước của nhân dân ta được thể hiện trong công cuộc xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Các khóa trình lịch sử ở trường phổ thông giúp cho học
sinh hiểu rằng nhân dân ta đã trải qua nhiều cuộc đấu tranh anh hùng mới có
thắng lợi ngày nay và trách nhiệm của thế hệ trẻ là giữ gìn và phát huy thành
quả đã đạt được. Đó là biểu hiện cao của lòng yêu nước chân chính-lòng yêu
nước kết hợp với lòng yêu chủ nghĩa xã hội, với tinh thần quốc tế.
1.1.3. Vai trò,ý nghĩa của câu chuyện về gương hi sinh chiến đấu của
người phụ nữ trong giáo dục lòng yêu nước cho học sinh.
Trong kho tàng về ca dao,tục ngữ ,thành ngữ đã đúc kết một câu rằng :
“Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Đây là câu nói thể hiện truyền thống yêu
nước bất khuất của người phụ nữ Việt Nam. Đó là một tấm lòng yêu nước
khôn cùng , xót xa khi phải sống và chứng kiến cảnh nước mất nhà tan. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã trao tặng phụ nữ Việt Nam 8 chữ vàng “Kiên cường,bất
khuất,trung hậu,đảm đang”. Từ bao đời nay, trải qua 2 cuộc kháng chiến ác
liệt, bao thăng trầm của cuộc sống, người phụ nữ nói riêng và dân tộc Việt
Nam nói chung luôn nêu cao tinh thần yêu nước nồng nàn. Người phụ nữ luôn
giữ được những phẩm chất cao quý “giỏi việc nước đảm việc nhà”. Trong
những năm tháng ác liệt của những ngày lịch sử, mồi khi đất nước bị xâm

lược, chính lòng yêu nước ấy trở thành tinh thần kiên cường, dũng cảm.
18


Chính những người phụ nữ ấy đã chiến đấu anh dũng,hi sinh vì độc lập tự do
của dân tộc.
Hiếm có một dân tộc nào trên thế giới mà lịch sử dựng nước và giữ
nước gắn liền với những cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm tàn khốc và
khắc nghiệt đến thế, mà ở đó hình ảnh về một cuộc chiến tranh bi thương
nhưng cũng rất đỗi hào hùng và oanh liệt đã ăn sâu vào trong tiềm thức của
mỗi người dân Việt Nam. Những người đã đi qua những năm tháng của chiến
tranh và cả những ai chưa được chứng kiến, chưa đi qua cũng cảm nhận được
sự tàn khốc và ác liệt của chiến tranh.Chính họ- những cô gái còn ở độ tuổi
đôi mươi, những người phụ nữ gánh trên vai trách nhiệm gia đình đã đi qua,
chiến đấu và hi sinh anh dũng kiên cường trong khói lửa chiến tranh ấy đã để
lại biết bao tình cảm, sự ngưỡng mộ cho thế hệ trẻ mai sau. Những tấm gương
hi sinh chiến đấu của người phụ nữ trong kháng chiến luôn là nguồn cảm
hứng và hình mẫu để giáo dục lòng yêu nước cho các thế hệ trẻ.
Câu chuyện về gương hi sinh chiến đấu của người phụ nữ có vai trò
quan trọng đối với việc giáo dục lịch sử cho học sinh,trước hết nằm ở vai trò
tích cực là nhằm giáo dục lòng yêu nước cho học sinh. Dưới đây là một số
phương diện, ưu thế đặc biệt của câu chuyện về gương hi sinh chiến đấu của
người phụ nữ trong việc giáo dục lòng yêu nước cho HS:
- Tính biểu tượng : việc tạo một biểu tượng lịch sử cho HS là một vấn
đề không dễ dàng vì yêu cầu cơ bản khi tạo biểu tượng lịch sử là phải tại tạo
được những hình ảnh về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật đúng như nó tồn
tại. Việc tạo biểu tượng câu chuyện về gương hi sinh chiến đấu của người phụ
nữ góp phần giúp HS có những hiểu biết cụ thể,rõ ràng, khách quan về tiểu
sử,công việc, sức chiến đấu của người phụ nữ. Từ đó giúp HS hình dung được
con người, cuộc đời chiến đấu của những người phụ nữ Việt Nam anh hùng

trong kháng chiến. Tạo biểu tượng lịch sử về những câu chuyện tấm gương hi
sinh chiến đấu của người phụ nữ có ý nghĩa giáo dục lớn đối với HS, vì thông
qua những hình ảnh cụ thể, sinh động, có sức gợi cảm mới tác động mạnh mẽ
đến tư tưởng,tình cảm của các em.

19


-Tính xúc cảm : V.I.Lenin đã khẳng định : “Không có xúc cảm của con
người thì không thể có sự tìm tòi nào về chân lí”,ở đây mướn nói đến khía
cạnh tầm quan trọng của cảm xúc,cảm xúc đôi khi quyết định hành động,cảm
xúc thôi thúc việc tìm tòi ra cái mới. Hình ảnh về những tấm gương hi sinh
anh dũng của người phụ nữ trong kháng chiến là hình tượng tạo xúc cảm
mạnh mẽ.Thông qua những hình tượng ấy góp phần tạo cảm xúc cho HS
trong giáo dục, đó là một cảm xúc yêu thương,trân trọng đối với những người
phụ nữ đã quên mình ,chiến đấu anh dùng vì nền độc lập nước nhà,từ đó góp
phần giáo dục lòng yêu nước cho HS.
- Tính súc tích : nội dung câu chuyện về tấm gương hi sinh chiến đấu
của người phụ nữ phải được sử dụng một cách rõ ràng,rành mạch và sức
tích,thể hiện được trọng tâm của câu chuyện là tinh thần chiến đấu anh dũng
hi sinh của người phụ nữ Việt Nam trong kháng chiến. Khi miêu tả hay kể
chuyện về tấm gương chiến đấu của người phụ nữ cần ngắn gọn,cụ thể ,đúng
trọng tâm sẽ có tác dụng rât lớn trong việc giáo dục cho HS, nhất là giáo dục
lòng yêu nước.
Chủ nghĩa yêu nước, xông pha vì mục tiêu độc lập, thống nhất là nguồn
động lực tinh thần và nguồn sức mạnh vô biên của tất cả mọi người dân đất
Việt nói chung và tinh thần đấu tranh quật khởi của người phụ nữ Việt nói
riêng trong những năm chống nguồn cảm hứng vô tận nhằm giáo dục lòng
yêu nước cho thế hệ trẻ . Không nằm ngoài dòng chảy của lòng yêu nước, của
khí thế “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam

trong những năm 1954 – 1975 đã sống cùng những năm tháng bom đạn chiến
tranh đã để lại bao cảm xúc. Kế tục truyền thống tư tưởng yêu nước của trong
các chặng đường lịch sử trước đó, đặc biệt từ cuộc kháng chiến chống Pháp
vừa qua, đến thời kì kháng chiến chống Mĩ, những người phụ nữ ấy vẫn sống
và chiến đấu hết mình để “đánh cho Mĩ cút,đánh cho Ngụy nhào” giành lại
độc lập tự do của Tổ quốc.

20


1.2.Cơ sở thực tiễn
Thực tế hiện nay,tại nhiều cơ sở giáo dục việc tổ chức cho HS lĩnh hội
kiến thức đang diễn ra rất thụ động – một chiều với lỗi mòn “thầy đọc – trò
chép”, thầy giảng trò nghe và lĩnh hội. Song song với đó việc đổi mới dạy học
nói chung và dạy học lịch sử nói riêng đang được tiến hành đồng bộ trên tất
cả các mặt: mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình SGK, kiểm tra,
đánh giá, công tác ngoại khóa. Toàn ngành giáo dục đang kêu gọi đổi mới căn
bản và toàn diện giáo dục – đào tạo kêu gọi áp dụng những phương pháp dạy
học mới, những tư liệu dạy học mới.Tất cả đều hướng tối một khả năng rất
lớn để giáo dục lòng yêu nước và tạo hứng thú trong học tập giúp các em có
thể phát triển những năng lực chung và năng lực chuyên biệt cần thiết trong
tương lai và bồi dưỡng tư tưởng,tình cảm, đạo đức cho các em. Trong hoạt
động học tập bản thân tác giả nhận thấy tiếp nhận tri thức từ những điều giản
dị, gần gũi,cụ thể mà mới mẻ, không nhàm chán cũng giúp đạt mục đích giáo
dục nêu trên, mà sử dụng câu chuyện về gương hi sinh chiến đấu của người
phụ nữ để kích thích hứng thú học tập và tạo xức cảm cho HS là một biện
pháp hay trong DHLS.
Để hiểu cụ thể hơn thực tiễn việc sử dụng câu chuyện về gương hi sinh
chiến đấu của người phụ nữ nhằm giáo dục lòng yêu nước cho HS trong dạy
học Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay, tác giả đã tiến hành khảo sát thực tế

một số trường THPT ở Hà Nội và Bắc Giang. Cụ thể là trường : THPT Quang
Trung-Hà Đông (Hà Nội)và trường THPT Yên Dũng số 2 (Bắc Giang).Thông
qua khảo sát 7 giáo viên dạy bộ môn Lịch sử ,cùng với 95 em HS,tác giả đã
thu được kết quả như sau :
Đầu tiên,nhằm tìm hiểu về khả năng nhận thức lịch sử cũng như mức
độ quan tâm của giáo viên và thực trạng sử dụng câu chuyện về gương hi sinh
chiến đấu của người phụ nữ nhằm giáo dục lòng yêu nước cho HS trong dạy
học lịch sử,tác giả đã đưa ra một số câu hỏi. Sau quá trình khảo sát, có thể rút
ra được một số nhận xét như sau:
21


Khi đặt ra câu hỏi : “Theo thầy/cô,trong dạy học lịch sử ,có thể sử
dụng câu chuyện về gương hi sinh chiến đấu của người phụ nữ nhằm giáo
dục lòng yêu nước cho HS không ?”. Khi nhận được câu hỏi,các thầy cô đều
cho rằng có thể sử dụng câu chuyện về gương hi sinh chiến đấu của người
phụ nữ để giáo dục lòng yêu nước cho HS và đây là điều cần thiết trong dạy
học lịch sử. Tuy nhiên,trên thực tế khảo sát,chỉ có 2/7 thầy, cô đôi khi sử dụng
câu chuyện về gương hi sinh chiến đấu của người phụ nữ nhằm giáo dục lòng
yêu nước cho HS. Nhưng đó lại là việc sử dụng không thường xuyên,trong
khi tất cả các thày cô nói chung và 2 thày cô nói riêng đều hiểu được sự cần
thiết của việc sử dụng câu chuyện về gương hi sinh chiến đấu của người phụ
nữ nhằm tạo hứng thú rất lớn cho HS. Tuy có sử dụng nhưng cả 2 giáo viên
hầu như nêu ra một cách khái quát nhất cho các em mà chưa nhấn sâu được
cụ thể tấm gương những nữ anh hùng đó .“Việc gợi mở cho học sinh biết
những tấm gương hi sinh chiến đấu của người phụ nữ sẽ phát huy được tính
tự giác cũng như tạo hứng thú học tập một cách tự nhiên nhất cho các em,tuy
nhiên cách nagy vẫn còn tốn nhiều thời gian và chưa mấy hiệu quả vì các em
cùng một lúc phải học rất nhiều môn và chi phối rất nhiều thời gian.” (cô
giáo Lý Thị Yến-THPT Quang Trung Hà Đông,Hà Nội ).

Bên cạnh đó, ngoài việc cho rằng sử dụng câu chuyện về gương hi sinh
chiến đấu của người phụ nữ để giáo dục lòng yêu nước cho HS, tất cả các
giáo viên được khảo sát đều cho rằng, việc sử dụng như vậy còn mang lại
nhiều tác dụng khác trong quá trình dạy và học lịch sử như: tạo hứng thú học
tập cho HS, giúp các em dễ dàng tiếp thu và khắc sâu kiến thức,hiểu bản chất
lịch sử ; giáo viên còn có thêm những cơ hội để sáng tạo và đổi mới hơn nữa
trong phương pháp dạy học của mình, từ đó hình thành nên những kinh
nghiệm trong giảng dạy bộ môn Lịch sử.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, các thày cô cũng nêu lên một
số khó khăn khi sử dụng câu chuyện về gương hi sinh chiến đấu của người
phụ nữ nhằm giáo dục lòng yêu nước cho HS .Tại trường THPT Quang Trung
22


Hà Đông (Hà Nội),trong quá trình khảo sát,cả 4 giáo viên đều cho rằng khó
khăn và hạn chế lớn nhất khi sử dụng những câu chuyện về tấm gương người
phụ nữ trong chiến đấu là về vấn đề phân bổ thời gian tiết dạy vì một tiết học
chỉ có 45 phút mà kiến thức cơ bản trong SGK khá dài,nên khó có thể nói cho
các em nghe một cách chi tiết ,nếu cứ tập trung vào những câu chuyện đó thì
rất dễ làm loãng kiến thức của bài học hoặc không sâu sát được những kiến
thức khác trong bài. Trong khi đó, khi được hỏi về những khó khăn, 3 thày cô
trường THPT Yên Dũng số 2 (Bắc Giang) nêu lên rằng hạn chế lớn nhất khi
sử dụng tấm gương hi sinh chiến đấu của người phụ nữ nằm ở chỗ khai thác
nguồn tài liệu bởi đây là ngôi trường ở tỉnh lẻ, nên việc khai thác nguồn tài
liệu gốc và tài liệu có độ xác thực cao là một vấn đề khó. Đồng thời, các thày
cô cũng nói rằng thời gian tiết học cũng là một vấn đề trong việc sử dụng.Cụ
thể,cô giáo Ninh Thị Hà Chung đang giảng dạy tại trường THPT Yên Dũng số
2 (Bắc Giang) có chia sẻ : “Việc giáo viên cung cấp cho các em thêm những
kiến thức bên ngoài SGK là điều rất tốt đối với nhận thức của các em.Tuy
nhiên,vì giới hạn thời gian môn học cũng như trường chúng ta là trường

tỉnh,việc tìm tài liệu sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với các trường thuộc khu
vực Hà Nội.Mặc dù vậy,để tạo hứng thú học tập và hơn hết là giáo dục lòng
yêu nước cho HS,cá nhân cô khuyến khích và coi trọng sử dụng những
phương pháp dạy học mới,nhất là việc sử dụng những phương pháp dạy học
nhằm giáo dục lòng yêu nước cho học sinh,trong đó có sử dụng những tấm
gương chiến đấu của người phụ nữ ”.
Như vậy, qua khảo sát bằng phương pháp phát vấn,có thể thấy hầu hết
các thầy cô đều thấy rõ được vai trò,tác dụng của việc sử dụng câu chuyện về
gương hi sinh chiến đấu của người phụ nữ nhằm giáo dục lòng yêu nước cho
HS trong dạy học lịch sử. Đặc biệt hơn,các thầy cô đều đồng tình việc giáo
dục lòng yêu nước cho HS thông qua sử dụng câu chuyện về gương hi sinh
chiến đấu của người phụ nữ trong giai đoạn 1954-1975 sẽ dễ dàng hơn so với
các giai đoạn trước bởi lẽ đây là giai đoạn được xem là thời kì mà vai trò và
23


sức chiến đấu của người phụ nữ Việt Nam cao chưa từng thấy,và đây cũng là
thời kì lịch sử gần với các em nên các em sẽ dễ dàng tiếp nhận hơn,dễ hình
dung hơn.
Đối với nhận thức của học sinh, qua khảo sát việc sử dụng câu chuyện
về gương hi sinh chiến đấu của người phụ nữ nhằm giáo dục lòng yêu nước
cho các em trong DHLS: 100% các em HS đều trả lời rằng việc giáo dục lòng
yêu nước là rất cần thiết và quan trọng trong việc học bộ môn Lịch sử.Tuy
nhiên ,thông qua phương pháp phát vấn và phiếu điều tra, có tới 60% việc giáo
dục lòng yêu nước thông qua bài dạy là rất hạn chế và không thường xuyên,
các em chỉ được tiếp nhận những kiến thức bài học một cách khá hời hợt.
Trong đó có 25% học sinh được hỏi trả lời rằng việc giáo viên giáo dục lòng
yêu nước thông qua bài dạy là có nhưng không thường xuyên. Chỉ có 15% học
sinh được hỏi cho biết các em được giáo viên giáo dục lòng yêu nước thường
xuyên thông qua các bài dạy trên lớp. Khi khảo sát 95 em HS tại hai trường

THPT, hầu hết các em đều cho rằng nếu sử dụng câu chuyện về gương hi sinh
chiến đấu của người phụ nữ sẽ có tác dụng rất lớn trong giáo dục lòng yêu
nước. Cụ thể,em Nguyễn Thị Quyên-học sinh lớp 12D2 trường THPT Yên
Dũng số 2 (Bắc Giang ) cho biết : “Lịch sử là một môn học không phải bạn
học sinh nào cũng có hứng thú khi học ,tuy nhiên hiện nay các thày cô cũng đã
tạo hứng thú cho chúng em bằng việc dạy những kiến thức ngoài SGK,nhất là
đưa vào bài giảng những câu chuyện về những anh hùng của dân tộc,đặc biệt
là những câu chuyện về người phụ nữ.Từ đó chúng em vừa dễ dàng tiếp nhận
kiến thức,vừa khơi gợi được tinh thần yêu nước trong chúng em”. Ngoài ra,em
Nguyễn Văn Báu-học sinh lớp 12A3 trường THPT Quang Trung Hà Đông (Hà
Nội) chia sẻ : “Bản thân em rất thích những câu chuyện về người phụ nữ chiến
đấu,họ thật mạnh mẽ và kiên cường.Thông qua những câu chuyện về những
tấm gương chiến đấu anh dũng của người phụ nữ được cô giáo kể qua các tiết
học giúp chúng em có thêm những kiến thức lịch sử mới,giúp chúng em biết
trân trọng và yêu quý những nữ anh hùng dân tộc.”
24


Như vậy, qua điều tra khảo sát bằng nhiều hình thức khác nhau,nhìn
chung hầu hết cả giáo viên và học sinh đều cho rằng giáo dục lòng yêu nước
là điều rất cần thiết trong dạy học ,đặc biệt việc sử dụng câu chuyện về gương
hi sinh chiến đấu của người phụ nữ có ý nghĩa và tác dụng rất lớn trong gióa
dục lòng yêu nước cho HS trong DHLS.Tuy nhiên,với thực trạng việc sử
dụng chủ đề này hiện nay đặt ra một yêu cầu cần phải tìm hiểu chu
đáo,thường xuyên hơn nữa trong việc sử dụng phương pháp này để đạt hiệu
quả cao trong DHLS,để đưa môn Lịch sử là môn học có tính giáo dục cao như
những gì mà lợi thế vốn có mà nó mạng lại.
Tiểu kết chương 1
Như vậy, giáo dục lòng yêu nước cho HS luôn là nội dung giáo dục
quan trọng trong dạy học lịch sử và là những yêu cầu thiết yếu đặt ra đối với

người giáo viên trong quá trình truyền đạt kiến thức cho các em. Đối với một
môn học có rất nhiều lợi thế trong việc giáo dục lòng yêu nước như môn Lịch
sử đặt ra yêu cầu làm thế nào để có thể khai thác được tối đa những sự
kiện,những câu chuyện,mà từ đó nhấn mạnh được lòng yêu nước cho HS
trong các khóa trình lịch sử. Việc tiếp cận và sử dụng những phương pháp dạy
học mới là điều cần thiết trong dạy học lịch sử hiện nay.
Thông qua quá trình khảo sát và thực tiễn,bản thân tác giả nhận thấy
câu chuyện về gương hi sinh chiến đấu có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục
lòng yêu nước cho HS.Việc sử dụng những câu chuyện về gương hi sinh
chiến đấu của người phụ nữ vừa cũng cấp và làm giàu thêm kiến thức cơ bản
trong SKG, vừa tạo hứng thú học tập và tiếp nhận kiến thức cho các em,và
hơn hết góp phần vào quá trình giáo dục lòng yêu nước cho HS.

25


×