Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

THỬ NGHIỆM ƯƠNG NUÔI CÁ LÓC VỚI CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (718.23 KB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA THỦY SẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỬ NGHIỆM ƯƠNG NUÔI CÁ LÓC VỚI CÁC LOẠI THỨC
ĂN KHÁC NHAU

Ngành
Sinh viên thực hiện
Niên khóa

: Nuôi trồng thủy sản
: Võ Quốc Huy
: 2005 - 2009

TP. HỒ CHÍ MINH
Tháng 9 năm 2009


THỬ NGHIỆM ƯƠNG NUÔI CÁ LÓC VỚI CÁC LOẠI THỨC ĂN
KHÁC NHAU

Thực hiện bởi

Võ Quốc Huy

Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư
Nuôi Trồng Thủy Sản


Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Tư

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 9/ 2009
i


CẢM TẠ
-

Trước tiên, tôi xin kính dâng lòng biết ơn sâu sắc và ghi khắc công ơn của Cha
Mẹ, người đã sinh ra, hy sinh cả cuộc đời mình để chăm sóc và nuôi dưỡng
chúng tôi nên người, người là nguồn an ủi, động viên giúp tôi vượt qua những
khó khăn trong cuộc đời.

-

Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.

-

Ban Chủ nhiệm Khoa Thủy Sản Trường Đại học Nông Lâm TPHCM.

-

Quý Thầy Cô Khoa Thủy Sản Trường Đại học Nông Lâm TPHCM.

-

Xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Văn Tư đã dạy dỗ, tận tình hướng dẫn

chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực tập để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

-

Chân thành cảm ơn các anh chị ở Trại thực nghiệm thủy sản – Khoa Thủy Sản
Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, cùng các bạn sinh viên
trong và ngoài lớp DH05NT đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học
tại trường.

Do thời gian thực hiện đề tài có hạn cộng với kiến thức còn hạn chế, nên khóa luận
chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được những
đóng góp từ phía quý thầy cô cũng như các bạn sinh viên để khóa luận này hoàn thiện
hơn.

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Thử nghiệm ương nuôi cá lóc với các loại thức ăn khác nhau” được
thực hiện tại xã Phú Cường, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang từ ngày 28/03/2009 đến
20/06/2009.
Thí nghiệm được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của thức ăn tươi, chế biến và
viên lên tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá lóc đầu vuông trong quá trình ương và
nuôi thương phẩm.
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm ba nghiệm thức (NT): NT1
(100% cá tạp tươi), NT2 (80 - 90% cá xay và 10 – 20% cám), NT3 (thức ăn viên); mỗi
nghiệm thức được lặp lại ba lần.
Cá thí nghiệm có trọng lượng trung bình 1,26 g/con và chiều dài trung bình 5,54
cm/con, mật độ nuôi 50 con/lồng.
Kết quả sau 3 tháng nuôi: tăng trưởng của cá giữa 3 nghiệm thức sai khác nhau rất

có ý nghĩa về mặt thống kê. Sự tăng trưởng của cá ở nghiệm thức 1 là cao nhất (trọng
lượng 525 g và chiều dài 36,9 cm), kế đến là nghiệm thức 2 (409,8 g và 34,2 cm), và
thấp nhất là ở nghiệm thức 3 (32,5 g và 15,2 cm).
Tỉ lệ sống của cá ở ba nghiệm thức 1, 2 và 3 lần lượt là: 88,67%; 90,67% và
77,33%.

iii


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

Trang

TÊN ĐỀ TÀI

i

CẢM TẠ

ii

TÓM TẮT

iii

MỤC LỤC

iv


PHỊ LỤC

vi

DANH SÁCH CÁC BẢNG

vii

DANH SÁCH ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH

viii

Chương 1. GIỚI THIỆU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu đề tài

2

Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1 Đặc điểm sinh học của cá lóc


3

2.1.1 Phân loại

3

2.1.2 Phân bố

4

2.1.3 Đặc điểm hình thái

4

2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng

5

2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng

5

2.1.6 Đặc điểm sinh sản

6

2.1.7 Môi trường sống

7


2.2 Nhu cầu dinh dưỡng

8

2.2.1 Nhu cầu protein

8

2.2.2 Nhu cầu glucid

8

2.2.3 Nhu cầu lipid

9

2.2.4 Nhu cầu vitamin

9

2.2.5 Nhu cầu về khoáng

9

2.3 Một số loại thức ăn cho cá nuôi

10

2.3.1 Thức ăn chế biến


10

2.3.2 Thức ăn là cá tạp

11

2.5 Tình hình nuôi cá lóc trong và ngoài nước

11

iv


2.5.1 Trong nước

11

2.5.2 Ngoài nước

15

Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

19

3.1 Vật liệu

19

3.1.1 Thời gian địa điểm nghiên cứu


19

3.1.2 Đối tượng nghiên cứu

19

3.1.3 Dụng cụ phục vụ thí nghiệm

19

3.1.4 Thức ăn cho cá thí nghiệm

19

3.2 Phương pháp nghiên cứu

20

3.2.1 Bố trí thí nghiệm

20

3.2.2 Các chỉ tiêu theo dõi

20

3.2.2.1 Tăng trưởng về trọng lượng và chiều dài

20


3.2.2.2 Khảo sát chất lượng nước

21

3.2.2.3 Tỉ lệ sống qua mỗi đợt thí nghiệm

22

3.2.3 Cách cho ăn và chăm sóc

22

3.2.3.1 Thức ăn

22

3.2.3.2 Cách cho ăn

22

3.2.3.3 Chăm sóc

23

3.2.4 Phân tích thống kê

23

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


24

4.1 Khảo sát chất lượng nước và ngồn cá giống

24

4.1.1 Chất lượng nước

24

4.1.1.1 Nhiệt độ

24

4.1.1.2 Hàm lượng ôxy hòa tan (DO)

25

4.1.1.3 pH

26

4.1.1.4 Hàm lượng ammonia

26

4.1.2 Nguồn cá giống

27


4.2 Khảo sát sự tăng trưởng của cá

28

4.2.1 Sự tăng trưởng về trọng lượng

28

4.2.2 Sự tăng trưởng về chiều dài

32

4.3 Tương quan giữa trọng lượng và chiều dài

37

v


4.4 Tỉ lệ sống

39

4.5 Thu hoạch

40

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


43

5.1 Kết luận

43

5.2 Đề nghị

43

TÀI LIỆU THAM KHẢO

44

PHỤ LỤC

45

Phụ lục A: Trọng lượng và chiều dài của cá ở 3 nghiệm thức
Phụ lục 1: Trọng lượng của cá ban đầu
Phụ lục 2: Trọng lượng và kết quả xử lý thống kê ở lần kiểm tra 2
Phụ lục 3: Trọng lượng và kết quả xử lý thống kê ở lần kiểm tra 3
Phụ lục 4: Trọng lượng và kết quả xử lý thống kê ở lần kiểm tra 4
Phụ lục 5: Trọng lượng và kết quả xử lý thống kê ở lần kiểm tra 5
Phụ lục 6: Chiều dài của cá lúc ban đầu
Phụ lục 7: Chiều dài và kết quả xử lý thống kê ở lần kiểm tra 2
Phụ lục 8: Chiều dài và kết quả xử lý thống kê ở lần kiểm tra 3
Phụ lục 9: Chiều dài và kết quả xử lý thống kê ở lần kiểm tra 4
Phụ lục 10: Chiều dài và kết quả xử lý thống kê ở lần kiểm tra 5
Phụ lục B: Chất lượng nước


vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
2.1 Nét đặc trưng của nuôi cá lóc được theo dõi hàng tháng ở Thái Lan, năm 1982 17
4.1 Trọng lượng trung bình của cá ở 3 nghiệm thức

29

4.2 Tốc độ tăng trưởng (%) từng giai đoạn của cá ở 3 nghiệm thức

30

4.3 Tăng trọng hằng ngày (g/ngày) của cá ở 3 nghiệm thức

31

4.4 Chiều dài trung bình của cá ở 3 nghiệm thức

33

4.5 Tốc độ tăng chiều dài (%) của cá ở 3 nghiệm thức

34

4.6 Sự tăng chiều dài hằng ngày (cm/ngày) của cá ở 3 nghiệm thức

35


4.7 Tỉ lệ sống của cá ở 3 nghiệm thức theo thời gian

39

4.8 Tính hiệu quả kinh tế

41

vii


DANH SÁCH ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH
ĐỒ THỊ

Trang

4.1 Diễn biến của nhiệt độ (oC) trong thời gian nuôi

25

4.2 Diễn biến của DO (mg/l) trong thời gian nuôi

25

4.3 Diễn biến của pH trong thời gian nuôi

26

4.4 Diễn biến của NH3 (mg/l) trong thời gian nuôi


27

4.5 Trọng lượng trung bình của cá ở 3 nghiệm thức

29

4.6 Tốc độ tăng trưởng (%) của cá ở 3 nghiệm thức

30

4.7 Tăng trọng hằng ngày (g/ngày) của cá ở 3 nghiệm thức

32

4.8 Chiều dài trung bình (cm) của cá ở 3 nghiệm thức

33

4.9 Tốc độ tăng chiều dài (%) của cá ở 3 nghiệm thức

34

4.10 Sự tăng chiều dài hằng ngày (cm/ngày) của cá ở 3 nghiệm thức

35

4.11 Tương quan giữa trọng lượng và chiều dài của cá ở nghiệm thức 1

38


4.12 Tương quan giữa trọng lượng và chiều dài của cá ở nghiệm thức 2

38

4.13 Tương quan giữa trọng lượng và chiều dài của cá ở nghiệm thức 3

39

HÌNH ẢNH
3.1 Bố trí thí nghiệm trong ao

20

4.1 Kích thước cá thả ban đầu

28

4.2 Kích thước cá ở lần kiểm tra thứ 2

36

4.3 Kích thước cá ở lần kiểm tra thứ 3

36

4.4 Kích thước cá ở lần kiểm tra thứ 4

37


4.5 Kích thước cá ở lần kiểm tra thứ 5

37

viii


Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
Thủy sản là tặng phẩm của thiên nhiên dành cho con người. Việc khai thác và bảo
vệ hợp lý nguồn tài nguyên này là hết sức cần thiết . Vì vậy bên cạnh việc khai thác
nguồn thủy sản từ sông biển cần phải có những kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất giống,
ương nuôi để phục vụ cho nhu cầu dinh dưỡng cũng như để bù đắp cho lượng thủy sản
đánh bắt mỗi năm từ tự nhiên.
Cá là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa các loại acid amine thiết
yếu, các acid béo không no cần thiết cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của con người.
Những người sử dụng cá thường xuyên trong bữa ăn sẽ có tuối thọ trung bình cao hơn
so với những người sử dụng sản phẩm từ thịt.
Trong khi các loài cá như: cá tra, cá basa chủ yếu nhằm xuất khẩu thì cá lóc lại đáp
ứng cho nhu cầu nội địa. Từ những người có thu nhập thấp, trung bình đến cao đều có
thể sử dụng cá lóc là nguồn thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày.
Cá lóc là loài phân bố rộng và sống ở được ở nhiều loại hình mặt nước khác nhau
nhờ khả năng chịu đựng tốt với điều kiện bất lợi của môi trường. Chúng là loài mắn đẻ
và đẻ nhiều lần trong năm do đó chúng có khả năng khôi phục quần đàn khá nhanh.
Vào những năm 1995-1997, một số hộ thuộc khu vực tỉnh Đồng Tháp và An Giang đã
tiến hành nuôi cá lóc và đã phát triển thành phong trào. Hình thức nuôi thường đi đôi
với vấn đề giải quyết thức ăn cũng như biện pháp phòng trị bệnh cho cá. Trong tự
nhiên, cá lóc là loài cá chuyên ăn mồi sống cho nên muốn nuôi cá lóc trong ao với mật

độ cao như hiện nay thì vấn đề nghiên cứu loại thức ăn thay thế hoàn toàn hay một
phần cá tạp là rất cần thiết. Trong những năm qua đã có rất nhiều nghiên cứu trên các
loài cá lóc và vấn đề đặt ra là làm sao để tăng năng suất ương và nuôi. Một trong
những hướng nghiên cứu cho mục tiêu này là tìm hiểu về tập tính ăn của cá để chế
biến thức ăn cho phù hợp.
1


Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự phân công của Khoa Thủy Sản, Trường
Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi thực hiện đề tài: “Thử nghiệm
ương nuôi cá lóc với các loại thức ăn khác nhau”.
1.2 Mục tiêu đề tài
Đánh giá khả năng thay thế của thức ăn bằng cá tạp xay trộn với cám và thức ăn
viên so với thức ăn truyền thống (cá tạp) trong ương và nuôi cá lóc đầu vuông.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của cá lóc
2.1.1 Phân loại
Lớp: Osteichthyes
Lớp phụ: Actinopterigii
Bộ: Channiformes
Họ: Channidae
Giống: Channa
Loài: Channa striatus
Tên Việt Nam: cá lóc, cá quả
Tên tiếng Anh: Stripped snakehead fish (Smith, 1945; trích bởi Nguyễn Văn

Hải, 1997).
Nói thêm về cá lóc đầu vuông:
Bác Lê Văn Miền ở ấp I, xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, tỉnh An Giang là
một chiến sĩ đồn biên phòng 941 Vĩnh Hội Đông, khi về nghỉ bác không cam chịu
cuộc sống an nhàn với đồng lương hưu mà đi nhiều nơi để tìm hiểu phát triển kinh tế
gia đình. Khi phát hiện ở rừng tràm tỉnh Đồng Tháp có đàn cá cả nghìn con, trông
giống cá lóc đồng, nhưng có đặc điểm đầu to, môi trề... Qua tìm hiểu, bác biết cá có
trọng lượng từ 2 đến 3 kg/con, lớn nhanh nhưng thịt bở và không ngon như cá lóc
đồng. Dù vậy, bác vẫn quyết định mang về nuôi cùng với cá lóc đồng trong ao. Sau
một thời gian ngắn đã cho ra đời cá lóc lai thế hệ F2 môi ít trề, đầu nhỏ nhưng vẫn lớn
nhanh và thịt chắc. Chỉ sau 4 tháng, cá tăng trọng được 1 kg/con, giảm 50% thời gian
nuôi so cá lóc đồng là 8 tháng. Lần nuôi đầu tiên năm 1996, bác thu được 5 tấn cá, lãi
hơn 10 triệu đồng, nhiều thương lái tận Kiên Giang, Phú Quốc, Tây Ninh sang mua.
Tiếp đó, bác mở rộng diện tích nuôi cá giống với mong muốn cung cấp, khuyến khích
các hộ dân trong xã phát triển nghề nuôi cá vươn lên làm giàu. Người lính năm xưa
3


tâm sự: bán con giống thu lãi nhanh vì cá con sau 25 ngày tuổi đã bán được, lãi thu về
gấp đôi và có thị trường tiêu thụ ổn định so với cá thịt. Tuy nhiên, nuôi cá giống khó
hơn nuôi cá thịt, nhưng phù hợp với hộ nghèo ít vốn và sau này khi có nhiều vốn
chuyển sang nuôi cá thịt. Nhờ vào kinh nghiệm của bác, đến nay có hơn 100 hộ dân
trong xã thả nuôi cá lóc môi trề, trong đó gần 60 hộ chọn nuôi cá giống. Và bác Lê
Văn Miền được người dân nơi gọi là “cha đẻ” của con cá lóc môi trề.
<nguồn: />Sau đó phong trào nuôi cá lóc phát triển mạnh ở tỉnh Đồng Tháp và An Giang.
Vào thời điểm đó, cá lóc môi trề không được ưa chuộng nên người nuôi đã đem lai
một cách ngẫu nhiên với cá lóc đồng. Sau đó đã tạo ra được con lai có đặc điểm tăng
trưởng nhanh và ngoại hình đẹp. Con lai này được người dân gọi là cá lóc đầu vuông
và cá lóc đầu nhím. Cá lóc đầu vuông có thời gian sinh trưởng nhanh, sau bốn tháng
nuôi có thể đạt trọng lượng từ 800g - 1,2kg/con. Riêng cá lóc đầu nhím nuôi tới 10

tháng mới thu hoạch, đầu nhỏ, thịt dẻ, ngon. Hiện nay ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu
Long có 3 giống cá lóc được nuôi phổ biến là cá lóc đầu vuông, cá lóc môi trề và cá
lóc đầu nhím.
2.1.2 Phân bố
Cá lóc có vùng phân bố rộng như: Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Lào,
Campuchia, Miến Điện, Philippine. Ở Việt Nam cá lóc có vùng phân bố từ Bắc đến
Nam; đặc biệt là ở các loại hình thủy vực nước ngọt của đồng bằng sông Cửu Long
như ao, hồ, kênh rạch, đồng ruộng . . .
Tuy nhiên, việc mở rộng khai thác các vùng đất thấp ngập nước để sản xuất
nông nghiệp và sử dụng các loại thuốc trừ sâu đã thu hẹp vùng phân bố của chúng.
2.1.3 Đặc điểm hình thái
Cá lóc có thân dài, hình trụ tròn, phần dưới hơi dẹp bên. Toàn thân cá và đầu
được phủ kín bằng vẩy lược. Đầu lớn đỉnh đầu rộng, dẹp bằng. Mõm ngắn hơi hướng
lên, miệng rộng. Mặt lưng có màu xanh đen đến đen, nhạt dần hai bên. Mặt bụng có
màu trắng sữa. Vây lưng, vây hậu môn không có tia vây cứng và kéo dài về phía sau
tới gần gốc vây đuôi. Vây đuôi tròn, một thùy. Hai bên thân có sọc đen.

4


2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá lóc là loài cá dữ, miệng rộng, răng sắc và phàm ăn. Giai đoạn ấu trùng mới
nở, cá dinh dưỡng bằng noãn hoàng trong khoảng 3 đến 5 ngày. Sau khi hết noãn
hoàng chúng chuyển sang thức ăn bên ngoài có kích cỡ nhỏ như các loài động vật phù
du (luân trùng, giáp xác chân chèo . . .) vừa cỡ miệng. Khi dài khoảng 5 – 6 cm, cá
thường săn mồi và bắt mồi chủ động, chúng có thể bắt các loài tép nhỏ. Khi cơ thể đạt
chiều dài trên 10 cm, cá có tập tính ăn như cá trưởng thành (Ngô Trọng Lư, 1994).
Cá lóc thích ăn các loài thức ăn là động vật tươi sống như: tôm, tép, cua, bọ gạo
. . . Khi phân tích thức ăn trong dạ dày ta thấy thức ăn chủ yếu của cá lóc là động vật
gồm: cá nhỏ (46,7%), tôm tép (20,12%), cua (18,9%), thực vật thủy sinh thượng đẳng

và động vật phiêu sinh (14,26%), (Nguyễn Thị Cẩm Vân, 1994; trích bởi Nguyễn Thị
Thanh, 2005).
Ở các vùng nước, cá có tốc độ bơi nhanh, con mồi cỡ nhỏ thường không thoát
khỏi miệng cá, cá lóc có thể đớp con mồi bằng nửa thân của nó. Chúng ăn mạnh vào
mùa hè, khi nhiệt độ giảm xuống dưới 120C cá ngừng kiếm ăn (Ngô Trọng Lư, 1994).
Tính ăn thịt lẫn nhau của cá lóc được dựa trên kích thước, hình thái, độ rộng
miệng, độ rộng đầu và chiều dài cơ thể (chiều dài con mồi tối đa đối với chiều dài con
vật ăn thịt). Sự khác nhau về kích cỡ làm tăng tỉ lệ ăn nhau, nhưng tỉ số giữa chiều dài
vật mồi/vật săn mồi giảm khi tăng chiều dài vật săn mồi. Tỉ lệ ăn nhau là 100% (suốt 5
ngày thí nghiệm) khi tỉ lệ chiều dài giữa cá nhỏ so với cá lớn là 0,35 nhưng tỉ lệ ăn lẫn
nhau giảm đến 45% khi tỉ lệ chiều dài cá nhỏ so với cá lớn hơn tăng đến 0,64. Việc gia
tăng thức ăn chế biến cũng làm giảm tính ăn lẫn nhau là 85% và đã giảm đến 43% khi
cho ăn hằng ngày với tỉ lệ 15% trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên hiện tượng ăn lẫn nhau
là không thể tránh khỏi ở loài này nhưng có thể giảm rất nhiều bằng cách phân cỡ và
cho ăn tùy ý (tối đa) ( Qin Jian Guang và ctv, 1996; trích bởi Nguyễn Thị Ngọc Lan,
2004).
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng
Sự sinh trưởng là sự gia tăng kích thước và trọng lượng của cơ thể trong đời
sống của cá. Một trong những điều kiện quan trọng đến sự sinh trưởng của cá là thức
ăn. Cùng một loài nhưng sống trong các thủy vực có chế độ dinh dưỡng khác nhau thì
tốc độ sinh trưởng khác nhau.
5


Sinh trưởng của cá lóc lúc còn nhỏ chủ yếu tăng trưởng về chiều dài (Phạm Văn
Khánh, 2000; trích bởi Nguyễn Thị Thanh, 2005).
Cá tăng trưởng tương đối nhanh. Con lớn nhất đến 5 kg. Nhìn chung cá 1 tuổi
thân dài 19 – 39 cm nặng 95 – 760 g; cá 2 tuổi thân dài 38,5 – 40 cm, nặng 625 – 1395
g; cá 3 tuổi thân dài 45 – 59 cm, nặng 1467 – 2031 g (kích thước con đực và cái chênh
lệch lớn, con cái thường lớn nhanh hơn con đực). Khi nhiệt độ trên 20oC cá sinh

trưởng nhanh, dưới 15oC sinh trưởng chậm.
2.1.6 Đặc diểm sinh sản
Trong tự nhiên cá thành thục sinh dục vào năm thứ hai của đời sống (Lo – Chai
Chen, 1990). Tuy nhiên, theo Mai Đình Yên (1993) cá có thể thành thục sớm hơn
khoảng một tuổi với kích cỡ là 25 cm và nặng 0,3 kg.
Thời gian tái phát dục của cá lóc là khoảng 15 – 30 ngày. Như vậy, trong một
mùa sinh sản, một cá cái có thể đẻ được trên 5 lần.
Số lượng trứng trong mỗi lần sinh sản có khoảng 5.000 – 10.000 trứng. Một cá
lóc cỡ 35 cm đẻ được khoảng 10.000 trứng. Như vậy, so với các loài cá khác như cá
chép, cá mè trắng, cá trắm cỏ... thì sức sinh sản của cá lóc là rất thấp. Tuy nhiên, điều
này phù hợp với qui luật sinh thái: cá có tập tính bảo vệ con thì sức sinh sản thấp và tỉ
lệ sống cao (Nguyễn Văn Hải, 1997).
Một điểm thuận lợi nữa là trứng cá lóc có giọt dầu, giúp nổi được trên mặt nước
để thích ứng với môi trường nghèo dưỡng khí.
Sức sinh sản phụ thuộc vào trọng lượng cá bố mẹ, bình quân dao động khoảng
từ 10.000 – 15.000 trứng/tổ ở cá có trọng lượng từ 1,0 – 1,5 kg và 5.000 – 10.000
trứng/tổ đối với cá có trọng lượng từ 0,5 – 0,8 kg (Nguyễn Văn Kiểm và ctv, 1999).
Mùa sinh sản ở miền Bắc từ tháng 4 – 8 và nhiều nhất là tháng 4 – 5. Cá thường
đẻ nơi yên tĩnh, có nhiều cây cỏ thực vật thủy sinh, vào sáng sớm, sau mỗi trận mưa
rào 1 đến 2 ngày. Trước lúc đẻ, cá dùng miệng thu các cây cỏ, rong làm tổ hình tròn,
đường kính 40 – 50 cm. Sau khi đẻ, cá bố mẹ bảo vệ tổ khi trứng nở thành con mới
thôi. Ở nhiệt độ 20 – 35oC, sau 3 ngày trứng nở thành con (Ngô Trọng Lư, 1994).
Ở miền Nam, mùa vụ sinh sản của cá trong tự nhiên chủ yếu từ tháng 5 – 7.
Chúng thường đẻ sau những cơn mưa lớn, hệ số thành thục của cá lóc trong thời gian
này đạt khoảng 0,5 – 1,5% (Phạm Văn Kánh, 2000).
6


Trong môi trường tự nhiên, 3 ngày sau cá tiêu hết noãn hoàng. Khi còn nhỏ cá
sống thành từng đàn ở tầng mặt, cá con thân dài 4 – 5 cm bắt đầu tách khỏi đàn sống

độc lập.
2.1.7 Môi trường sống của cá lóc
2.1.7.1 Nhiệt độ
Cá lóc có thể sống và phát triển tốt trong những thủy vực nông cạn như: ruộng
lúa, kênh mương tưới tiêu, hầm hố nhờ vào cơ quan hô hấp phụ trên mang (Moshin và
Ambak, 1983). Cá thích sống ở nơi có rong đuôi chồn, cỏ dừa, tóc tiên vì nơi này
chúng dễ ẩn mình để rình mồi. Vào mùa hè, cá thường sống ở tầng mặt, vào mùa đông
khi nhiệt độ xuống dưới 8oC, chúng thường sống sâu hơn. Ở nhiệt độ 6oC cá ít hoạt
động.
Nhiệt độ nước trong ao hồ tương đối ổn định và điều hòa hơn ở trên cạn, có thể
nhận thấy rõ ở mùa đông càng xuống sâu càng ấm, về mùa hè nước ở sâu mát hơn trên
tầng mặt. Ở những hồ lớn, nhiệt độ nước vào mùa đông khoảng 12oC trong khi đó
nhiệt độ không khí có thể xuống 7 – 8oC; mùa hè nhiệt độ không khí lên đến 36 – 37oC
nhưng trong nước chỉ 33 – 34oC. Nhiệt độ nước ban ngày nóng hơn ban đêm khoảng 1
– 3oC. Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến tốt độ tiêu hóa, sự sinh sản của cá. Nhiệt độ
nước thích hợp cho các loài thủy sản nuôi là 26 – 32oC. Nếu nhiệt độ thấp hơn hoặc
cao hơn, phát triển của động thủy sản không bình thường. Khi nhiệt độ thay đổi đột
ngột 3 – 4oC có thể làm tôm, cá chết.
Cá lóc thích nghi rộng với biên nhiệt độ, khi nhiệt độ nước từ 11 – 40oC cá vẫn
sống. Nhiệt độ thích hợp nhất từ 20 – 30oC.
2.1.7.2 Ôxy hòa tan (DO)
Các loài cá đều cần có ôxy từ 3 – 8 mg/l để phát triển bình thường. Khi ôxy hòa
tan 2 mg/l, cá sẽ nổi đầu, xuống đến 0,4 mg/l cá sẽ chết ngạt. Tuy nhiên, một số loài cá
có cơ quan hô hấp phụ thở được khí trời như rô đồng, cá lóc, lươn… có thể sống được
ở môi trường có hàm lượng ôxy thấp, DO gần bằng không.
Hàm lượng ôxy trong các ao nhỏ thường thấp; ở tầng mặt (0 – 0,5 m) từ 7,5 đến
8,5 mg/l, càng xuống sâu ôxy càng giảm dần. Thường cá con có ngưỡng ôxy cao hơn
cá trưởng thành và các loài cá sống ở tầng mặt có ngưỡng ôxy cao hơn cá sống ở tầng

7



đáy. Cá lóc con có tập tính sống thành đàn ở tầng mặt và tập tính này mất dần khi cá
lớn; cá lớn sống riêng lẻ ở tầng đáy, săn mồi tích cực.
Cơ quan hô hấp phụ của cá lóc nằm ở một đầu trên xương cung mang thứ nhất
gọi là cơ quan trên mang. Cơ quan trên mang là một lớp biểu bì có nhiều mao mạch
giúp cá sống được ở môi trường cạn một khoảng thời gian (Trương Thủ Khoa và Trần
Thị Thu Hương, 1993; trích bởi Nguyễn Thị Thanh, 2005).
2.1.7.3 Độ pH
Các loài thủy sản cần có pH thích hợp 6,5 – 8,5; thích hợp nhất là 7,3 – 8,3. pH
trên 9 và dưới 6,5 một số đối tượng thủy sản vẫn sống được nhưng phát triển chậm.
Một số loài cá có thể sống ở độ pH = 5 như cá sặc rằn, rô đồng, cá tra… song chúng
phát triển chậm.
Cá lóc thích nghi được với pH từ 4,3 – 9,4.
2.2 Nhu cầu dinh dưỡng
Những loài cá khác nhau thì nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Chất dinh dưỡng
mà con vật cần gồm: đạm (proteid), chất bột đường (glucid), chất béo (lipid), chất xơ
(cellulose), vitamin và chất khoáng.
2.2.1 Nhu cầu protein
Như chúng ta đã biết, mục đích của việc nuôi tôm, cá là biến protein của thức
ăn thành protein của tôm, cá. Protein là chất dinh dưỡng quan trọng nhất và là chất
chiếm chi phí lớn nhất trong thành phần thức ăn của bất cứ thức ăn nào. Vì thế nó
được chú ý hơn các chất dinh dưỡng khác. Tỉ lệ tăng trưởng với chất lượng protein,
hàm lượng protein có trong thức ăn có mối quan hệ thuận và giữa hiệu lực chuyển đổi
thức ăn với chất lượng thức ăn, hàm lượng protein trong thức ăn có mối quan hệ
nghịch (Wee và Tacon, 1982; trích bởi Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2004).
Protein tham gia cấu tạo tổ chức cơ thể, bổ sung và thay thế những mô suy kiệt
hay mất đi; nó là thành phần cấu tạo của một số hormone, enzyme, tế bào máu, các
kháng thể; nó cũng là nguồn cung cấp năng lượng (1 g protein ôxy hóa cho 4,3 Kcal).
2.2.2 Nhu cầu glucid

Ở cá, glucid không phải là nguồn năng lượng chủ yếu mà là protein và lipid.
Tuy nhiên, đối với cá ăn thực vật và ăn tạp thì glucid là thành phần thức ăn chủ yếu và
quan trọng nhất (1 g glucid ôxy hóa cho 4,25 Kcal).
8


Trong các loại thức ăn có bản chất là glucid thì tinh bột là nguồn cung cấp năng
lượng tốt nhất. Trong khi đó, xơ không có giá trị dinh dưỡng do cơ thể cá không có
enzyme thủy phân chất xơ. Tuy nhiên, nó có tác dụng kích thích vi nhung mao ở ruột
vận động mạnh mẽ hơn, làm tăng tiết dịch tiêu hóa, giúp thức ăn di chuyển dễ dàng
trong ruột. Hàm lượng xơ cho phép trong khẩu phần thức ăn nhỏ hơn 10%. Nếu cao
hơn hàm lượng này sẽ tăng sự thải phân, giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng
trong thức ăn (Yakupitiyage, 1994).
2.2.3 Nhu cầu lipid
Lipid là nguồn năng lượng dự trữ chủ yếu nhất của cơ thể. Khi ôxy hóa 1 g lipid
cho 9,45 Kcal. Lipid là nguồn của các acid béo thiết yếu như: linoleic acid, linolenic
acid. Lipid còn đóng vai trò như là chất vận chuyển các vitamin tan trong dầu (A, D,
E, K) và cung cấp các chất steroid. Trong đó, steroid phospholipid tham gia cấu tạo
màng tế bào.
2.2.4 Nhu cầu vitamin
Vintamin là hợp chất hữu cơ phức tạp mà cá cần một lượng nhỏ cho nhu cầu
tăng trưởng, trao đổi chất và sinh sản. Nó tham gia vào hệ thống enzyme, giúp cơ thể
tăng sức đề kháng bệnh.
Nhóm vitamin B cần cho sự sử dụng chất đạm, béo, đường. Các vitamin khác
như: A, C giúp bảo vệ cơ thể, chống chịu dịch bệnh.
Theo Yakupitiyage (1994), trong điều kiện tự nhiên, nếu cá tiêu thụ một lượng
đáng kể thức ăn tự nhiên thì hầu hết nhu cầu vitamin của cá sẽ được đáp ứng. Còn
trong điều kiện nuôi nhân tạo, cá cần được bổ sung vitamin dưới dạng premix vitamin
hay hỗn hợp vitamin và khoáng.
2.2.5 Nhu cầu về khoáng

Chất khoáng bao gồm khoáng đa lượng (Ca, Mg, Na, P, K, Cl) và khoáng vi
lượng (Cu, I, Fe, Mn, Sn, Zn...). Sự trao đổi muối khoáng có quan hệ chặt chẽ với trao
đổi nước vì đại bộ phận các muối mà cơ thể hấp thụ đều ở dạng hòa tan trong nước.
Chất khoáng tham gia hình thành xương, vảy (Ca, P), là thành phần cấu tạo
coenzyme (Mg), điều hòa áp suất thẩm thấu màng tế bào (Na, K, Cl), là thành phần
trong tế bào hồng cầu (Fe).

9


Tóm lại, tất cả các chất dinh dưỡng nói trên có mối tương tác rất chặt chẽ với
nhau và được cơ thể sử dụng đồng thời. Do vậy, điều quan trọng là tất cả các chất dinh
dưỡng này phải được cung cấp đầy đủ về lượng, cân bằng về chất trong thức ăn.
2.3 Một số loại thức ăn cho cá nuôi
2.3.1 Thức ăn chế biến
Thức ăn cho tôm cá, do phải ăn trong môi trường nước, nên nó cần có những
yêu cầu chế biến đặc biệt để đáp ứng với điều kiện cho ăn này. Về thành phần dinh
dưỡng, chúng cũng cần protein, glucid, lipid, vitamin và các chất khoáng. Những
thành phần bổ sung cũng sử dụng như cho gia súc, gia cầm: một số vitamin, một số
axit amin, một số chất khoáng vi lượng, một số chất kích thích tiêu hóa. Vì vậy sự
khác biệt giữa thức ăn thủy sản với thúc ăn gia súc, gia cầm là ở chỗ công nghệ chế
biến. Nó thường ở dạng viên hay dạng sợi khó tan trong nước, tạo độ kết dính các
phần tử nguyên liệu trong thức ăn để thức ăn không tan trong nước trong một thời gian
nhất định cho tôm cá kịp ăn hết. Nếu thức ăn bị tan rã, tôm cá không ăn được sẽ gây
lãng phí lớn, chất lắng đọng tích lũy ở đáy gây ô nhiễm môi trường nước và độc hại
cho tôm cá nuôi.
Việc sản xuất thức ăn nhân tạo cho cá đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng để không
những đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu cho cá mà còn phù hợp với tập tính bắt
mồi, cỡ miệng cá, độ cứng, độ tan của thức ăn trong nước.
Thức ăn chế biến dạng ướt:

Các nguyên liệu tươi, nguyên liệu khô, có bổ sung premix khoáng, vitamin. Thức
ăn này thường có độ ẩm 35 – 40%.
• Ưu điểm
-

Mùi vị hấp dẫn tôm cá

-

Các chất dinh dưỡng không bị tổn thất do không qua khâu xử lý nhiệt

• Nhược điểm
-

Không bảo quản được lâu

-

Khi cá ăn thừa, thức ăn sẽ bị hư và chìm dần xuống đáy gây ô nhiễm môi
trường nước

10


2.3.2 Thức ăn là cá tạp
Cá tạp là nguồn cung cấp chất đạm động vật dùng làm thức ăn cho cá lóc, lóc
bông, trê lai. Cá có thể để nguyên hay xay nhuyễn ra. Thành phần dinh dưỡng của cá
tạp thay đổi tùy theo giống loài, cách bảo quản. Cá tạp có hàm lượng protein thay đổi
từ 50 – 80% trọng lượng khô.
2.5 Tình hình nuôi cá lóc trong và ngoài nước

2.5.1 Trong nước
2.5.1.1 Nuôi cá lóc trong mùng lưới
Nuôi cá lóc thịt trong mùng lưới (vèo) xuất hiện ngẫu nhiên tại vùng lũ những
năm gần đây. Người dân nuôi cá lóc đã nghĩ đến dùng lưới thưa để tiện việc quản lý và
cho cá ăn nhằm hạn chế thiệt hại.
Chuẩn bị mùng:
Loại hình nuôi trong mùng lưới chỉ đặt trong ao là tốt nhất.
- Kích thước mùng lưới đặt trong ao phổ biến là 5x3x2 m (không tính phần trên
mặt nước) nuôi được khoảng 3.000 - 5.000 con. Từ mặt trên trở lên 1 – 1,5 m dùng
lưới cước may nối các phần dưới và căng thẳng các góc, cố định các góc trên và dưới
tạo thành một cái mùng lật ngược. Khoảng cách từ đáy lưới đến đáy ao là 0,5 m,
không nên để sát đáy ao vì chất thải và thức ăn thừa sẽ tích tụ gây ô nhiễm nước.
- Lưới được chọn để may mùng là loại lưới được dệt có sợi chỉ lớn bằng nilon ít
thấm nước và có độ chắc cao, bền vững, tránh oxy hoá. Thông thường người nuôi chọn
lưới sợi 3,6 ly, kích thước mắt lưới 2,5 cm, lưới có màu xanh rêu (lưới Thái), có thể sử
dụng liên tiếp 3 vụ.
Thời vụ nuôi:
Cá lóc sinh sản quanh năm nên có thể nuôi 3 vụ/năm nếu chủ động được nguồn
thức ăn. Song hiện nay do lượng thức ăn cung ứng nên có thể chọn vụ nuôi chính:
- Vụ 1: bắt đầu từ tháng 4 – 5, thu hoạch vào tháng 8 – 9 âm lịch. Đây là thời vụ
thích hợp nhất, nhiệt độ dịu mát, nguồn thức ăn dồi dào, dễ tìm, cá lớn nhanh.

11


- Vụ 2: bắt đầu từ tháng 8 – 9, thu hoạch vào tháng 12 và tháng Giêng. Giai
đoạn này có nhiều nguồn thức ăn từ nguồn phụ phẩm thuỷ sản tự nhiên.
- Vụ 3: Bắt đầu từ tháng Giêng đến tháng 7, nên hạn chế nuôi ở vụ này vì thời
gian này cá chậm lớn, thức ăn cho cá hiếm và đắt, người nuôi ít có lãi.
Thức ăn:

- Thức ăn cho cá lóc là những loại cá tạp, cua, ốc, tấm gạo nấu nhừ cho ăn lúc
hiếm thức ăn. Khi cá lớn, cho ăn nguyên con hoặc xay nhuyễn, có thể pha chế được
nhiều phụ phẩm thay thế làm thức ăn cho cá.
- Dụng cụ cho cá ăn là sàn tre đan lưới hơi thưa và nhẵn được đặt xâm xấp mặt
nước, xung quanh gờ có chắn để tránh thức ăn trôi tuột ra ngoài, đồng thời cũng giúp
cho cá lên mặt sàn để ăn.
- Tập cho cá ăn đúng giờ để dễ kiểm tra, phát hiện mọi biến đổi của cá để kịp
thời phòng trị bệnh cá. Nên cho cá ăn ngày 2 lần: sáng từ 7 – 8 giờ, chiều từ 4 – 5 giờ.
Định mức thức ăn: 8 – 10% trọng lượng cá.
Ưu điểm của loại hình nuôi này là rất an toàn trong mùa lũ, nước lên đến đâu
nâng mùng lên đến đó. Khi đặt mùng lưới nuôi trong ao chỉ chiếm một phần diện tích
ao, phần còn lại có thể thả loài cá khác để tận dụng thức ăn thừa rơi vãi và sản phẩm
thải từ cá nuôi mùng lưới, vừa đảm bảo môi trường nuôi khép kín và hạn chế được
dịch bệnh, tăng thu nhập.
2.5.1.2 Nuôi cá lóc bông trong ao
a. Chuẩn bị ao
Ao nuôi cá lóc bông có diện tích từ 500 m2 trở lên, độ sâu từ 2,5 – 3 m.
Trước khi thả, tát cạn ao, vét bùn đáy, lấp hết hang hốc. Rải vôi đáy ao từ 10 –
15 kg/100 m2, phơi nắng 2 – 3 ngày rồi cấp nước vào ao.
Ở Nam Bộ, có thể nuôi quanh năm. Các tỉnh miền Bắc nên nuôi một vụ, thả vào
tháng 3 – 4 và thu hoạch cá trước mùa đông.
Cá giống đều cỡ, từ 15 – 20 gam/con. Trước khi thả tắm nước muối 25 – 30‰.
12


Mật độ thả nuôi từ 20 – 25 con/m2.
b. Thức ăn, quản lý và chăm sóc
Thức ăn là cá tạp, vụn, cua, ốc và phụ phẩm lò mổ. Khẩu phần ăn 3 – 5%. Cá
càng lớn khẩu phần ăn cũng giảm dần.
Có thể cho ăn thức ăn chế biến từ các nguyên liệu trên nấu với cám, tấm; trong

đó cá tạp chiếm 50%.
Hàm lượng đạm trong thức ăn phải đảm bảo từ 25 – 35%. Khẩu phần ăn với
thức ăn chế biến từ 5 – 7%.
c. Quản lý môi trường ao nuôi
Cần thay nước thường xuyên cho ao theo thủy triều hoặc bơm cấp định kỳ hàng
tuần 30% lượng nước.
d. Nuôi cá lóc bông trong bè
Thể tích bè nuôi từ 80 – 280 m3, độ ngập nước của bè từ 2,5 – 4 m. Ðặt nơi có
mức nước sâu, vận tốc chảy nhẹ.
Cỡ giống nuôi: từ 15 – 20 gam/con. Mật độ 100 – 130 con/m3 bè.
e. Thức ăn cho cá
Thức ăn tươi sống như cá tạp, vụn, cua, ốc. Khẩu phần 3 – 5%/ngày. Có thể
cung cấp cho cá thức ăn chế biến (như nuôi trong ao).
Thường xuyên theo dõi, kiểm tra cá, vệ sinh sàng ăn sau khi cá ăn. Kiểm tra đáy
bè để loại bỏ thức ăn thừa, lắng đọng ở đáy bè.
f. Thu hoạch
Nuôi từ 8 – 10 tháng, cá đạt cỡ thương phẩm 0,8 – 1,5 kg.
Phải ngưng cho ăn trước một ngày. Dùng lưới bắt từ từ, chuyển cá đi nhanh
(theo Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia (cũ), 2007).
2.5.1.3 Nuôi cá lóc thương phẩm trong ao đất
a) Nuôi ghép
Nuôi ghép trong ao cá khác để tận dụng hết tiềm năng của vực nước và lợi
dụng cá quả để tiêu diệt các loài cá tạp khác cạnh tranh thức ăn, không gian và dưỡng
khí làm cho cá nuôi phát triển tốt. Ao có nuôi ghép cá quả bờ phải cao hơn mặt nước
13


30 - 40 cm, không có lỗ rò. Mỗi ao 666 m2 nuôi ghép 50 - 300 cá quả cỡ từ 3 cm hoặc
cỡ 12 cm. Sau 5 - 6 tháng nuôi cá lớn được 0,2 - 0,6 kg, tỉ lệ sống 80%.
b) Nuôi đơn :

- Ao nuôi: diện tích ao 600 - 1.300 m2 để dễ quản lý. Xung quanh ao thả bèo
tây hoặc bèo cái, dùng tre, nứa chắn giữ cá lóc không nhảy ra ngoài ao; đồng thời
cũng tạo được nơi nghỉ ngơi kín đáo cho cá. Ao sâu 2 - 1, 5 m, nguồn nước phong
phú.
- Mật độ nuôi: cần dựa vào nguồn thức ăn và chất nước để quyết định; nhìn
chung thả 10 con/m2 (cá 3 cm). Sau đó xem tình hình sinh trưởng của cá, dùng lưới
đánh bắt những con sinh trưởng quá nhanh để tránh tình trạng cá lớn nuốt cá bé, mật
độ cuối cùng là 2 - 3 con/m2. Nếu nguồn nước phong phú cũng có thể tăng thêm mật
độ. Nếu thả cá cỡ 12 - 18 cm nuôi đến cuối năm có thể đạt 0,6 kg/con. Ngoài ra có
thể thả ghép vào một ít cá mè để khống chế chất lượng nước.
- Luyện cho ăn: thức ăn sống và thức ăn chế biến đều có thể ăn được. Thức ăn
sống gồm: cá rô phi con, tôm con, giun, dòi .
Khi cho ăn cá con cần khống chế lượng thức ăn, quá nhiều dễ thiếu ôxy sinh ra
hiện tượng cá nổi đầu. Nếu cho ăn thức ăn chế biến phải luyện ngay từ nhỏ (cỡ 2 cm).
Tốt nhất nuôi trong ao xi măng có nước chảy, mỗi m2 thả 500 con. Bắt đầu cho ăn
giun ít tơ, thức ăn cho vào sàn đặt cách mặt nước 10 cm khi cá đã quen ăn rồi dần dần
giảm số lượng giun ít tơ tăng số lượng cá tạp nghiền nhỏ cho đến khi cá lóc quen với
thức ăn chế biến thì thôi, lúc này cá đã đạt 4 - 5 cm (tỉ lệ sống 20%). Không được
đang luyện cho ăn thức ăn chế biến lại cho thức ăn sống.
Thức ăn chế biến thường dùng 70% cá tạp nghiền nhỏ, bột đậu tương hay bánh
khô dầu 20%, men tiêu hoá 5%, một ít vi lượng và chất kháng sinh, vitamin. Mỗi
ngày cho ăn 2 lần vào sáng và tối. Số lượng cho ăn 5 - 7% trọng lượng thân. Mùa
sinh trưởng nhanh cũng không cho ăn quá 10%. Nuôi 1 năm cá đạt 0,5 kg/con, sản
lượng 300 kg/666 m2.
- Quản lý chăm sóc: cá lóc có khả năng nhảy phóng rất cao (nhảy cao khỏi mặt
nước 1,5 m); nếu nước ở ngoài ao thấp hơn nước trong ao thì cá nhảy qua ao có nước
14


thấp; nước chảy hoặc trời mưa càng kích thích cá lóc nhảy đi. Vì vậy nhất là khi có

mưa rào phải thăm ao. Cá lóc cần thức ăn phải tươi và sạch, cho nên trước khi cho ăn
phải dọn rửa sàn ăn. Tuy cá lóc có khả năng chịu được môi trường nước kém ôxy,
nhưng không phải vì thế mà để nước bẩn. Phải thường xuyên bổ sung thêm nước
mới, bảo đảm nước trong sạch, tốt nhất có dòng chảy (theo Tạp chí khoa học và công
nghệ thuỷ sản, 2001).
2.5.2 Ngoài nước
2.5.2.1 Ở Trung Quốc
a. Nuôi ghép với cá khác: nuôi ghép cá lóc với cá mè, trôi, trắm, chép trong ao
để tạo điều kiện tốt cho các loài cá nuôi sinh trưởng nhanh.
Ao phải có bờ cao (bờ cao hơn mặt nước ao 30 – 40 cm), nước ở ao không rò
rỉ, cá lóc cỡ 3 cm, ghép 50 – 300 con/mẫu. Sau 5 – 6 tháng nuôi cá lớn được 0,2 - 0,6
kg/con, tỉ lệ sống 80%. Năng suất cá lóc 20 – 50 kg/mẫu (1 mẫu = 666 m2).
b. Nuôi cá lóc là chính: diện tích ao: 1 – 2 mẫu; độ sâu: 1,5 – 2 m.
Xung quanh ao thả bèo Nhật Bản rộng 0,8 – 1 m (dùng cọc và sào ngăn lại) để
phòng cá nhảy đi, tạo môi trường cho cá lóc lớn nhanh.
Mật độ thả: dựa vào nguồn thức ăn và chất nước để quyết định. Có thể thả 10
con/m2 (cỡ 3 cm). Để tránh tình trạng cá lớn ăn cá bé, bắt cá lớn chuyển sang ao khác
, mật độ 2 – 3 con/m2 . Nếu nguồn thức ăn phong phú, mật độ có thể dầy hơn.
Nuôi cỡ cá giống 12 – 18 cm/con, cuối năm đạt 0,5 - 0,6 kg/con. Ngoài ra có
thể ghép một ít cá mè trắng, mè hoa để cải thiện chất nước.
* Luyện cho cá ăn:
Thức ăn gồm:
- Thức ăn sống như: động vật phù du, tôm, tép con, cá con, giun, dòi.....
- Thức ăn chế biến: phối hợp 70% cá tạp nghiền nát, 20% bột đậu khô lạc... 5%
men, còn lại là các vitamin, muối khoáng, thuốc kháng sinh.
Cho ăn 2 lần/ngày, sáng và chiều. Số lượng cho ăn bằng 5 - 7% trọng lượng cá,
mùa cá sinh trưởng nhanh không cho ăn quá 10% trọng lượng cá. Nếu cho cá ăn thức
15



ăn chế biến, phải tập luyện cho cá ngay từ còn nhỏ. Trong thời gian luyện cho ăn thức
ăn chế biến, không được cho ăn thức ăn sống. Nuôi 1 năm cá đạt 0,5 kg/con. Năng
suất 300 kg/mẫu.
* Quản lý ao nuôi: Cá lóc thịt có thể nhảy cao đến 1,5 m nhất là khi trời mưa
hay có dòng nước chảy. Vì vậy phải thăm ao thường xuyên.
Thức ăn phải tươi, trước lúc cho ăn phải vệ sinh sàn cho ăn. Để đảm bảo nước luôn
sạch, tốt nhất nên có dòng chảy. Nuôi ở ao có diện tích 3,5 mẫu năng suất đạt 300
kg/mẫu và 50 kg cá mè, là đạt hiệu quả kinh tế cao.
Nuôi cá lóc ở bè
Ở miền Nam, cá lóc con cỡ 3 - 4 cm đem ương, nuôi ở bè rộng 1,5 (1,5 - 1 m)
thả 5.000 con, cho ăn bằng tre. Nuôi đến cỡ 10 - 12 cm chuyển sang bè có kích thước
lớn hơn. Thường nuôi 3 tháng đạt 1,2 kg/con cho ăn bằng cá linh băm nhỏ, phế phẩm
ở các chợ, đầu, ruột cá… xay nhuyễn đặt lên tấm vỉ (Ngô Trọng Lư, 1994).
2.5.2.2 Ở Campuchia
Mô hình nuôi cá lóc bông (Channa micropeltes) nuôi bè với mật độ thả từ 10 –
15 con/cm3, thức ăn gồm: cá tạp, bí đỏ, chuối, tấm… Sau 9 tháng nuôi, trọng lượng đạt
từ 1,5 – 2,5 con/kg (Lê Thị Ngọc Hạnh, 2001).
2.5.2.3 Ở Thái Lan
- Vị trí nuôi
Vị trí nuôi phải được đặt gần kênh hoặc sông để cung cấp đầy đủ nước cho ao
qua việc thay nước bằng thủy triều hay được bơm vào bằng những máy bơm và không
xa vùng nội địa là phù hợp cho nuôi cá lóc. Ở Thái Lan cá lóc được nuôi ở các tỉnh
Suphanburi, Nakorn Patom, Samut Sakorn, Samut Songkhram, Nakorn Nayok, Samut
Prakan, Chantaburi and Trad. Suphanburi là tỉnh có vùng nuôi lớn nhất.
- Hệ thống nuôi
Cá Lóc được nuôi trong hệ thống nuôi đơn. Hoạt động nuôi diễn ra rất mạnh mẽ
với sự dâng lên và hạ xuống của thủy triều. Các ao được đặt gần kênh để thay nước
hằng ngày bằng cách bơm nước vào ao hay dựa vào thủy triều để thay nước, 2 – 4 giờ
một ngày. Diện tích ao thông thường khoảng từ 800 – 1000 m2 và 200 – 400 m2 ở tỉnh
Suphanburi và Samut Songkhram. Ở những vùng có điều kiện thuận lợi thì ao nuôi có

16


×